Thứ Ba, 20 tháng 7, 2010

Luca 10:25-37: "Giống Như Người Lân Cận Nhơn Lành"



Luca 10.25-37
GIỐNG NHƯ NGƯỜI LÂN CẬN NHƠN LÀNH
Một trong những tấm quảng cáo mà chúng ta đã nghe nói trong nhiều năm trời là “GIỐNG NHƯ NGƯỜI LÂN CẬN NHƠN LÀNH, TRANG TRẠI Ở ĐÀNG KIA”. Ngay cả người thế gian cũng công nhận giá trị của một người lân cận nhơn lành.
Tôi muốn xem xét câu chuyện nói về “Người Samari nhơn lành”.
Chính trong bài học nầy chúng ta học biết làm thể nào chúng ta trở thành hạng người lân cận nhơn lành đối với những người đang sống quanh chúng ta.
LAI LỊCH
Câu 25 – Một thầy dạy luật xuất hiện. Ông ta là một chuyên gia về luật pháp Môise. Ông ta là một nhà thần học, một học giả bộ môn thần đạo, nếu quí vị cho là vậy. Ông ta đưa ra thắc mắc có ý đồ đẩy Chúa chúng ta vào sự thử thách.
Thắc mắc là: “Thưa thầy, tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?”
Khi vị luật gia nầy đến gặp Chúa, ông ta phải nhìn thấy mình không có khả năng để sống một đời sống mà không có sự vùa giúp của Đấng Christ.
Câu 26 – Chúa Giêxu trả lời cho câu hỏi bằng một câu hỏi. “Trong luật pháp có chép điều gì? Ngươi đọc gì trong đó?” Đây luôn luôn là một câu hỏi đúng đắn.
Câu 27 – Vị luật gia đưa ra phần tóm tắt luật pháp. Đây là sự kết hợp hai dẫn chứng từ Cựu ước. Phục truyền luật lệ ký 6.5; Lêvi ký 19.18
Câu 28 – Chúa Giêxu khen ngợi ông ta. “Ngươi đáp phải lắm; hãy làm điều đó, thì được sống”.
Nhưng có một cái bẫy cho câu trả lời của Chúa Giêxu.
Không một ai trừ ra Chúa Giêxu từng sống một đời sống bằng sức riêng của họ. Nếu ai đó có thể, họ sẽ được ban cho sự sống đời đời căn cứ theo công trạng riêng của họ. Galati 3.11
Nếu vị luật gia nầy đã sống chân thật, ông ta phải công nhận rằng ông ta không thể sống bằng sức riêng của mình được, bằng cách tuân giữ luật pháp. Tôi dám tin chắc rằng rồi đây ông ta sẽ dâng đời sống mình nhờ đức tin nơi Đấng Christ thôi.
Câu 29 – Thay vì thế, vị luật gia đã tìm cách tránh né.
Ông ta đã nghĩ rằng mình đã giữ phần thứ nhứt của luật pháp về việc yêu mến Đức Chúa Trời, nhưng lại biết chắc rằng ông ta đã không giữ nổi luật ấy, ông ta muốn biết lai lịch người lân cận của mình.
Bây giờ đến câu chuyện nói về người Samari nhơn lành, và các đức tính của việc trở thành người lân cận nhơn lành.
ÔNG TA ĐÃ NHÌN THẤY
Câu 30 – Đúng vậy, quí vị đã biết rõ câu chuyện rồi.
Một người Do thái trên đường từ thành Giêricô lên thành Jerusalem.
Những tên cướp đã đón đường ông ta.
Chúng đã đánh đập ông ta.
Chúng bỏ ông ta lại đó.
Khoảng cách đoạn đường ấy chừng 17 dặm. Đây là đoạn đường đồi ngang qua nhiều dãy núi. Đoạn đường nầy nhiều hang động, rất nguy hiểm. Có nhiều tội phạm hoạt động ở khu vực đó. Người nầy gặp nhiều nguy hiểm lắm.
Câu 31 – Có một vị lãnh đạo tôn giáo đến, một thầy tế lễ, công việc của ông ta là làm gương và thực thi tôn giáo của mình. Ông ta nhìn thấy người nầy rồi đi qua luôn.
Câu 32 – Theo sau thầy tế lễ là viên phụ tá, một người Lêvi, người nầy cũng có ý muốn giúp đỡ, thế nhưng chỉ nhìn sự việc rồi bỏ đi qua.
Hai người nầy đã nhìn thấy, nhưng họ thực sự không chịu nhìn thấy.
Họ đã nhìn thấy, nhưng không công nhận người nầy là người lân cận của mình.
Hai người nầy đã có một thái độ giống như kẻ mà chúng ta trông thấy rất nhiều hôm nay. Đó là thái độ cho thấy: “Ta không muốn dính dáng vào”.
Câu 33 – Người Samari cũng đến và đã trông thấy.
Hãy nhớ người Do thái vốn thù ghét người Samari.
Tuy nhiên, hoàn cảnh đã nói với tấm lòng của người.
ÔNG TA ĐÃ CẢM NHẬN
Không những người Samari có một cái nhìn sắc bén hơn, ông ta còn có một gánh nặng có ý nghĩa hơn.
Ông ta động lòng thương xót kẻ bị thương tích kia.
Có người sẽ cứu giúp như phải tỏ ra một bổn phận, thế thì tốt hơn là đừng giúp gì hết.
Nhưng giúp đỡ mà chẳng dầm mình trong sự thương xót, thường thì là giá lạnh, thậm chí nhẫn tâm, và làm cho kẻ được cứu giúp thấy tồi tệ thêm.
Người làm ơn căn cứ vào lòng thương xót không hề xét đoán, cũng không lên giọng, cũng không làm cao. Loại cứu giúp nầy căn cứ vào một thái độ “Tôi quan tâm”.
Chúa Giêxu đã có lòng thương xót những kẻ có nhu cần và chúng ta cũng vậy.
Chính lòng thương xót sẽ dẫn tới hành động!
Chúng ta là Cơ đốc nhân cần phải học biết động lòng thương xót những người mà chúng ta đang nhìn thấy quanh chúng ta.
ÔNG TA ÁP LẠI
“bèn áp lại” – Câu 34
Trong ba nhân vật của câu chuyện, chỉ có người Samari đã áp lại gần để xem xét tình huống. Những người khác thì đi qua khỏi đó.
Ông ta đến gần hơn để thấy rõ người kia hãy còn sống và rất cần sự giúp đỡ.
Có nhiều gia đình trong cộng đồng chúng ta hầu hết các Cơ đốc nhân sẽ không chịu dở bàn chơn lên.
Có nhiều Cơ đốc nhân tự xưng công bình, họ không muốn làm bẩn tay, hoặc thậm chí tới gần đủ để xem xét mình có thể làm chi để cứu giúp.
Đôi khi chúng ta không muốn đến quá gần vì chúng ta sợ phiền phức cho chúng ta! Chúng ta không bằng lòng chịu nguy hiểm vì chúng ta sẽ gánh lấy tổn thương. Và đúng vậy, một trong những người tôi đã giúp đỡ đổi lại đã gây tổn thương cho tôi.
Nhưng hãy nhìn vào đời sống của Chúa Giêxu và nhìn xem Ngài bị tổn thương là dường nào. Ngài đã bị tổn thương nên Ngài có thể cứu giúp chúng ta. Êsai 53.6
Và hãy xem sứ đồ Phaolô đã nói gì về việc bị thương tổn. II Côrinhtô 12.15
Có nhiều lần khi chúng ta áp lại gần và người ta sẽ lui đi. Chúng ta đành phải bỏ đi. Sẽ có những lúc khi chúng ta áp lại gần rồi nhận thấy rằng chúng ta không có thể làm gì trừ việc đưa ra một lời nói yên ủi hay cầu nguyện.
Sẽ có nhiều lúc khác khi chúng ta áp lại gần rồi thấy rằng có những việc chúng ta có thể làm để cứu giúp, ngay cả khi chúng ta không nghĩ là có nữa.
Người Samari không biết mình có thể làm gì cho tới chừng nào ông ta áp lại gần. Cũng một thể ấy cho quí vị.
ÔNG TA CỨU GIÚP
Câu 34 – Người Samari băng bó vết thương.
Ông ta lấy dầu ra, dầu nầy sẽ làm cho dịu cơn đau.
Ông ta lấy rượu ra, rượu nầy sẽ làm cho sạch sẽ vết thương.
Ông ta đặt người kia lên vật cỡi của mình, còn ông ta thì đi bộ.
Ông ta đưa người kia đến quán trọ gần đó, rồi tiếp tục săn sóc cho người.
Phải bỏ ra cả ngày để lo giúp cho người kia, phó mình hoàn toàn cho người đang trong cảnh có cần.
ÔNG TA TRẢ GIÁ
Câu 35 – Khi làm sự cứu giúp, người nầy phải chi ra một số tiền.
+ Rượu ông đem ra sử dụng phải trả bằng tiền.
+ Dầu ông đem ra dùng cũng phải trả bằng tiền.
+ Phòng trọ cũng phải trả tiền.
+ Công chăm sóc cho người kia cũng phải trả tiền. Ông ta đã để lại tiền hai ngày công thuê người săn sóc.
Nhiều sự cứu giúp ngày nay nhất thiết đều là tiền bạc.
Tiền không phải là loại cứu giúp có cần, mà thường thì tiền rất cần thiết.
ÔNG TA BỒI THÊM
Câu 35 – Tiền trả công chăm sóc gồm cả lời hứa: “Hãy săn sóc người nầy, nếu tốn hơn nữa, khi tôi trở về sẽ trả”.
Tôi phải nói thêm rằng người kia sẽ trở lại để nhìn thấy linh hồn bị tổn thương, nếu người kia vẫn còn ở đó.
Bồi thêm là rất quan trọng.
Có khi chúng ta giúp đỡ ai đó trong một thời gian ngắn, rồi kế đó sau khi cơn khủng hoảng nhất thời qua rồi, chúng ta ít nhiều gì cũng sẽ quên bẳng họ.
Các câu 36-37 – Phần kết của câu chuyện, ấy là chúng ta phải bước ra và làm theo như vậy.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét