Thứ Tư, 7 tháng 7, 2010

Lời Của Đức Chúa Trời Và Tôi



Mathiơ 5.17-20
Lời của Đức Chúa Trời và tôi
#11 – BÀI GIẢNG TRÊN NÚI
Một trong các trường hợp gây ấn tượng sâu sắc nhất nói tới khả năng thiêng liêng của Kinh thánh làm biến đổi nhiều người nam và nữ có dính dáng tới cuộc binh biến nổi tiếng "Bounty". Theo sau cuộc nổi loạn của họ chống lại Thuyền Trưởng lừng danh Bligh, 9 người nổi loạn, cùng với nhiều người nam và nữ Tahiti đồng lòng với họ, đã tìm đường đến đảo Pitcairn, một chấm nhỏ trên Biển Nam Thái Bình Dương chỉ dài 2 dặm và rộng 1 dặm mà thôi. Mười năm sau, chỉ có một người còn sống sót sau khi phấn đấu — đó là John Adams. Mười một phụ nữ và 23 trẻ em cùng với một số thổ dân đã lập thành cư dân của hòn đảo.
Câu chuyện quen thuộc nầy đã được in thành sách và được dựng thành phim ảnh. Thế nhưng phần còn lại của câu chuyện thì thật là đáng nhớ. Vào thời điểm đó, Adams đã vượt qua mọi khó khăn của "Bounty" với quyển Kinh thánh để ở đáy một chiếc rương cũ kỹ.
Ông bắt đầu đọc quyển sách đó, và quyền phép thiêng liêng của Lời Đức Chúa Trời đã xuyên thấu đáy lòng của kẻ chuyên giết người trên một đảo nhỏ có núi lửa trên Biển Thái Bình Dương rộng lớn — và đã làm thay đổi đời sống ông cho đến đời đời. Sự bình an và tình yêu thương mà Adams đã tìm được trong quyển Kinh thánh hoàn toàn thế chỗ cho đời sống cũ đầy sự tranh cạnh, cãi vả, và say sưa. Ông bắt đầu dạy cho bầy trẻ từ Kinh thánh cho tới khi từng người trên hòn đảo đã kinh nghiệm được cùng một sự thay đổi đáng ngạc nhiên mà ông đã tìm được. Hôm nay, với một cư dân chưa tới 100 người, hầu như mỗi người trên đảo Pitcairn đều là Cơ đốc nhân. (Trích quyển Signs of the Times).
Sáng nay quí vị đang ngồi trong Hội thánh Bible Mount Union. Chúng tôi có danh xưng ấy vì chúng tôi đang ra sức rao giảng và dạy dỗ từ Kinh thánh. Chúng tôi tìm cách sống theo các tư tưởng của Kinh thánh. Chúng tôi khích lệ quí vị nên đọc và học thuộc lòng Kinh thánh. Chúng tôi tìm cách biến Kinh thánh thành thẩm quyền của chúng tôi trong các vấn đề của đức tin và cách sống đạo.
Giống như trường hợp của mọi điều đã xảy ra trên đảo Pictarin cho thấy, Đức Chúa Trời đang làm thay đổi nhiều đời sống qua Quyển Sách của Ngài, là Kinh thánh.
Sự thật cho thấy rằng chúng tôi, trong Hội thánh nầy đang dạy dỗ và rao giảng Kinh thánh rất ít cho quí vị, trừ phi quí vị chấp nhận, tin theo, và thực hành mọi sự dạy của Quyển Sách nầy. Tôi mượn một đề tựa từ Hội Thông Công Truyền Giáo Thiếu Nhi (Child Evangelism Fellowship) cho sứ điệp sáng hôm nay. Tôi gọi sứ điệp nầy là "Lời của Đức Chúa Trời và tôi", và suy nghĩ về cái chạm mà Lời Đức Chúa Trời có trên đời sống tôi và đời sống của quí vị.
Sau một thời gian vắng mặt cũng khá lâu, chúng ta trở lại với Bài Giảng Trên Núi ở Mathiơ 5-7. Chúng ta đang sử dụng sự dạy của Chúa Giêxu hầu học biết cách sống công nghĩa vào năm 2003.
Chúng ta đã học qua Tám Phước Lành rồi, Chúa Giêxu dạy chúng ta biết hạng người được phước là như thế nào rồi. Chúng ta cũng thấy rằng người nào tin cậy Chúa Giêxu là Cứu Chúa đều là “Muối của Đất” và là "Sự Sáng của Thế Gian".
Sự dạy của Chúa Giêxu nghe ra rất cấp tiến và khác biệt khi đem so sánh với sự dạy mà dân sự đã nghe trong quá khứ, Ngài đã đưa ra một câu nói rất quan trọng.
Mathiơ 5.17: “Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn”.
Chúa Giêxu đang nói ở đây, Ta không đến để thay thế Kinh Cựu ước, Ta đến để hoàn tất chúng! Trong Mathiơ 5.17-20 tôi thấy bốn nguyên tắc có quan hệ tới Lời của Đức Chúa Trời và tôi.
Sáng hôm nay, tôi yêu cầu khi tôi sử dụng từ ngữ "tôi", thì quí vị nên nghĩ đến chính quí vị.
TA HIỆN HỮU ĐỂ CHỨNG THỰC QUYỀN PHÉP CỦA LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI:
Cậu bé Junior muốn đi chơi với mấy đứa bạn của mình, nên xin phép mẹ.
Mẹ nói: "Không được, tối nay phải học bài. Con phải đi ngủ sớm. Con không thể đi được".
Vì vậy, Junior bèn đi tìm Bố rồi xin Bố để được phép đi chơi với bạn của mình. Bố nói: "Được".
Mẹ nghe thấy rồi bảo Bố rằng bà đã nói "Không" với Junior.
Bố nói: "Bố thấy không có gì quan trọng, để cho nó đi đi!”
Chuyện gì đã xảy ra? Bố đã làm giảm uy quyền của Mẹ.
Có những người trong thời Chúa Giêxu đã tìm cách làm suy giảm thẩm quyền của Đức Chúa Trời trong Lời của Ngài. Như tôi đã giải thích trước đây, phần lớn các thầy thông giáo và người dòng Pharisi trong thời Chúa Giêxu đã noi theo các sự dạy từ những tác phẩm giải thích Lời Đức Chúa Trời. Trong thực tế, các tác phẩm nầy thường cung ứng cho người Do thái những phương cách để phá vỡ hay làm suy giảm đi luật pháp của Đức Chúa Trời.
Chúa Giêxu phán: “Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri …”
Chúa Giêxu không đến để phá những gì Đức Chúa Trời đã phán dạy đâu!
Mọi sự qua chức vụ của Chúa Giêxu đã làm chứng cho thẩm quyền của Lời Đức Chúa Trời. Ngài dạy dỗ và trưng dẫn Lời Đức Chúa Trời. Ngài xác nhận Kinh thánh là sự thật. Ngài sống bởi Kinh thánh.
Chúng ta phải công nhận quyền phép của Lời Đức Chúa Trời hôm nay. Kinh thánh là Lời của Đức Chúa Trời vì Đức Chúa Trời đã cảm thúc và bảo tồn Kinh thánh cho chúng ta.
II Timôthê 3.16: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình”.
II Phierơ 1.20-21: “Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời”.
Đa số quí vị có thể nói: "Tôi sống theo ông, thưa Mục sư. Tôi tin nơi quyền phép của Lời Đức Chúa Trời". Đó là quyển sách hay!
Thế nhưng có phải quí vị và tôi thực sự công nhận quyền phép của Lời Đức Chúa Trời không?
Quí vị phản ứng ra sao khi quí vị tìm thấy điều chi đó quí vị không thích khi quí vị đọc Lời của Đức Chúa Trời hay Lời của Đức Chúa Trời dạy dỗ quí vị điều chi?
Nếu quí vị thực sự công nhận quyền phép của Lời Đức Chúa Trời, quí vị sẽ làm theo những gì Đức Chúa Trời phán dạy vô luận quí vị cảm nhận như thế nào về Lời ấy.
Nếu quí vị chưa thực sự công nhận quyền phép của Lời Đức Chúa Trời, quí vị sẽ không màng đến Lời ấy và làm theo khi quí vị thích, hoặc quí vị sẽ hợp lý hoá rồi nói: "Sự dạy ấy dành cho các thời kỳ của Kinh thánh, chớ không phải cho hôm nay". Hay có thể quí vị sẽ nói: "Đấy chỉ là sự lý giải của Vị Mục sư, chớ Kinh thánh đâu có nói như vậy!"
Đối với tôi, một trong những lời lẽ tệ hại nhất trong Anh ngữ là chữ “nhưng”.
Tôi biết Kinh thánh dạy điều nầy, nhưng …
Tôi biết tôi nên làm theo điều nầy, nhưng…
Nếu quí vị biết rõ những điều Kinh thánh dạy, quí vị phải công nhận quyền phép của Kinh thánh bằng cách làm theo y như Kinh thánh dạy. Sẽ không có những chữ như: “nếu, và, hay nhưng gì hết đối với Kinh thánh!"
TA HIỆN HỮU ĐỂ CHỨNG THỰC QUYỀN PHÉP CỦA LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
TA HIỆN HỮU ĐỂ CÔNG NHẬN SỰ ỨNG NGHIỆM CỦA LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
Mathiơ 5.17-18 - ĐỌC
Luật pháp và các lời tiên tri có ý nói tới mọi sự có trong Kinh thánh Cựu ước, và tất nhiên cũng có ý nói tới Tân ước ngày nay nữa.
Luật pháp Cựu ước có ba phần.
Có luật đạo đức. Đấy là cách thức người nầy đối xử với người kia.
Có luật nghi thức – Đây là những điều đã được làm ra trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời, gồm có các thứ của lễ được dâng lên vì cớ tội lỗi.
Có luật lệ do Toà án quy định. Những điều luật nầy có ý nói tới nhà cầm quyền của Israel. Israel tự cai quản mình không giống với một nước nào khác trên đất và ảnh hưởng vào các nước khác với nhà cầm quyền tin kính của nó. (John MacArthur, The MacArthur New Testament Commentary).
Chúa Giêxu phán: “Ta đến không phải để phá, nhưng để làm cho trọn”.
Chúa Giêxu phán: “Trời đất sẽ qua đi, nhưng một chấm một nét sẽ không được qua đi, cho tới khi mọi sự được trọn”.
Một chấm một nét là những dấu hiệu rất nhỏ trong ngôn ngữ Hybálai. Chúa Giêxu đã hứa rằng mọi sự sẽ được trọn trong Lời của Đức Chúa Trời, cho tới một chấm một nét nhỏ nhất, và Ngài chính là sự ứng nghiệm đó.
Chúa Giêxu đã làm ứng nghiệm từng chi tiết của những gì đã được nói tiên tri về Ngài trong lần đến đầu tiên.
Chúa Giêxu sẽ làm ứng nghiệm từng chi tiết của những gì đã được nói tiên tri về Ngài trong tương lai.
Chúa Giêxu đã làm ứng nghiệm luật đạo đức.
Ngài là Đấng duy nhất giữ hết thảy các luật lệ của Đức Chúa Trời một cách trọn lành không có chút tội lỗi nào hết. Đấy là lý do tại sao Ngài có thể vùa giúp chúng ta sống thật công nghĩa hôm nay.
Hêbơrơ 4.15: “Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội”.
Chúa Giêxu đã làm ứng nghiệm luật nghi thức.
Mục đích của luật nghi thức là thanh tẩy tội lỗi.
Của lễ bằng thú vật được đem dâng làm sự chuộc tội.
Các con thú nầy, phải không tì, không vít, theo một ý nghĩa, là một sự bồi thường cho sự hy sinh tối hậu.
Khi Đấng Christ đến trên đất, Ngài đã trở thành: “Chiên Con của Đức Chúa Trời”.
Ngài đã đến như chiên con trọn vẹn có thể và sẽ chuộc lấy tội lỗi của cả thế gian.
Đấy là lý do tại sao Giăng Báptít đã kêu lên: “Nầy, Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi”.
Chúa Giêxu không những đã làm ứng nghiệm các luật đạo đức và nghi thức, Ngài sẽ làm ứng nghiệm luật lệ do toà án quy định nữa.
Ngài sẽ tái lâm và thiết lập Vương quốc của Ngài trên đất qua Israel. Khi ấy luật do Toàn án quy định sẽ được ứng nghiệm. Mọi sự Đức Chúa Trời mong muốn là Israel phải trở thành một nước, điều nầy sẽ được ứng nghiệm trong sự trị vì của Đấng Christ.
Êsai 11.3-5: “Ngài lấy sự kính sợ Đức Giêhôva làm vui; chẳng phán xét theo mắt mình thấy, và chẳng cứ sự tai nghe mà đoán định. Nhưng Ngài sẽ dùng sự công bình xét đoán kẻ nghèo, và xử lẽ ngay thẳng cho kẻ nhu mì trên đất. Ngài sẽ đánh thế gian bằng cái gậy của mình mình, và lấy hơi thở nơi môi mà giết kẻ ác. Sự công bình sẽ làm dây thắt lưng của Ngài, sự thành tín sẽ làm dây ràng hông”.
Chúa Giêxu là sự ứng nghiệm của Lời Đức Chúa Trời.
Quí vị có chấp nhận Ngài như thế không?
Chúa Giêxu là sự ứng nghiệm luật nghi thức, các thứ của lễ.
Quí vị có chấp nhận Ngài là của lễ cho tội lỗi của quí vị và đã tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của quí vị chưa?
Chúa Giêxu đã đến để làm những gì chúng ta không thể làm được cho bản thân mình. Ngài đã đến để thanh tẩy tội lỗi của chúng ta hầu cho chúng ta có thể đứng vững trước mặt Đức Chúa Trời.
II Côrinhtô 5.21: “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời”.
Chúa Giêxu đã chịu chết cho quí vị hầu cho quí vị có thể đứng vững trước mặt Đức Chúa Trời. Mọi sự quí vị cần phải lo làm là chấp nhận những gì Đức Chúa Trời đã làm cho quí vị và tin nơi Ngài để được sự công bình, sự tha thứ và sự sống đời đời.
Roma 5.1: “Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta”.
Sứ đồ Phaolô từng tìm cách bước vào chốn Thiên đàng bằng các việc lành của ông và bằng mọi nổ lực riêng nhắm vào sự công bình. Phaolô đã sống tốt với các thứ đó, thế nhưng ông lại cảm thấy mình thiếu thốn. Hãy lắng nghe lời làm chứng của ông.
Philíp 3.7-9: “Nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi đã coi sự lời cho tôi như là sự lỗ vậy. Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ và được ở trong Ngài, được sự công bình, không phải của tôi bởi luật pháp mà đến, bèn là bởi tin đến Đấng Christ mà được, tức là công bình đến bởi Đức Chúa Trời và đã lập lên trên đức tin”.
Chúa Giêxu là sự ứng nghiệm của luật nghi thức. Quí vị có chịu chấp nhận Ngài là của lễ cho tội lỗi của quí vị và tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của quí vị không?
Chúa Giêxu là sự ứng nghiệm của luật đạo đức, sự sống công bình.
Hỡi Cơ đốc nhân, quí vị đã chấp nhận Ngài là như thế chưa?
Nhờ Thánh Linh của Đức Chúa Trời, Chúa Giêxu đang sống ở trong lòng của quí vị.
Ngài muốn sống đời sống công bình của Ngài qua quí vị, giúp cho quí vị chu toàn sự công bình trong luật đạo đức.
Roma 8.3-4: “Vì điều chi luật pháp không làm nổi, tại xác thịt làm cho luật pháp ra yếu đuối, thì Đức Chúa Trời đã làm rồi: Ngài đã vì cớ tội lỗi sai chính Con mình lấy xác thịt giống như xác thịt tội lỗi chúng ta, và đã đoán phạt tội lỗi trong xác thịt, hầu cho sự công bình mà luật pháp buộc phải làm được trọn trong chúng ta, là kẻ chẳng noi theo xác thịt, nhưng noi theo Thánh Linh”.
Khi quí vị chấp nhận sự điều khiển của Thánh Linh Đức Chúa Trời trong đời sống của quí vị, Đấng Christ sẽ làm thành sự công bình của Ngài trong quí vị.
Chúa Giêxu là sự ứng nghiệm của luật lệ do toà án quy định.
Bạn có chấp nhận Ngài như thế không?
Có thể quí vị sẽ nghĩ: "Thưa Mục sư, làm sao tôi chấp nhận như thế chứ?"
Tôi tin câu trả lời rất đơn giản.
Hãy trông mong sự tái lâm của Chúa Giêxu như Vua hầu đến!
Tít 2.11-13: “Vả, ân điển Đức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi. Ân ấy dạy chúng ta chừa bỏ sự không tôn kính và tài đức thế gian, phải sống ở đời nầy theo tiết độ, công bình, nhân đức, đương chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ”.
Chúa Giêxu là sự ứng nghiệm của toàn bộ luật pháp, luật nghi thức, luật đạo đức, luật lệ do toà án quy định. Quí vị có chấp nhận Ngài là như thế không?
TA HIỆN HỮU ĐỂ CHỨNG THỰC QUYỀN PHÉP CỦA LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
TA HIỆN HỮU ĐỂ CÔNG NHẬN SỰ ỨNG NGHIỆM CỦA LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
TA HIỆN HỮU ĐỂ TRÁNH CÁC GƯƠNG XẤU TRONG LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
Mathiơ 5.19: “Vậy, ai hủy một điều cực nhỏ nào trong những điều răn nầy, và dạy người ta làm như vậy, thì sẽ bị xưng là cực nhỏ trong nước thiên đàng …”
Mathiơ 5.20: “Vì ta phán cho các ngươi rằng, nếu sự công bình của các ngươi chẳng trổi hơn sự công bình của các thầy thông giáo và người dòng Pharisi, thì các ngươi chắc không vào nước thiên đàng”.
Đám dân đông đã bị sốc khi nghe những gì Chúa Giêxu phán về các thầy thông giáo và người dòng Pharisi. Họ mong đạt tới tầm cỡ công bình giống như hạng người đó, còn nếu họ không đạt tới, thì làm sao được vào Nước Thiên Đàng, ai sẽ vào được?
Đâu là vấn đề với sự công bình của thầy thông giáo và người dòng Pharisi?
Tôn giáo của họ hết thảy chỉ là bề ngoài. Không có việc thanh tẩy của tấm lòng!
Mathiơ 23.27-28: “Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pharisi, là kẻ giả hình! vì các ngươi giống như mồ mả tô trắng bề ngoài cho đẹp, mà bề trong thì đầy xương người chết và mọi thứ dơ dáy. Các ngươi cũng vậy, bề ngoài ra dáng công bình, nhưng ở trong thì chan chứa sự giả hình và tội lỗi”.
Tại sao đây lại là một lời cảnh cáo cho chúng ta?
Chúng ta có thể là Cơ đốc nhân vào ngày Chúa nhật rồi sống cho cái tôi trong suốt tuần lễ.
Chúng ta có thể giả vờ sống công bình, nhưng có một đời sống bí mật đầy dẫy với nhiều thói hư tật xấu.
Tôn giáo của chúng ta sẽ là bề ngoài với tấm lòng trống không!
Sự công bình của chúng ta cần phải trổi hơn gương xấu của thầy thông giáo và người dòng Pharisi.
TA HIỆN HỮU ĐỂ CHỨNG THỰC QUYỀN PHÉP CỦA LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
TA HIỆN HỮU ĐỂ CÔNG NHẬN SỰ ỨNG NGHIỆM CỦA LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
TA HIỆN HỮU ĐỂ TRÁNH CÁC GƯƠNG XẤU TRONG LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
TA HIỆN HỮU ĐỂ HÀNH ĐỘNG CÁCH CÔNG BÌNH THEO LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Mathiơ 5.19-20: “…còn như ai giữ những điều răn ấy, và dạy người ta nữa, thì sẽ được xưng là lớn trong nước thiên đàng. Vì ta phán cho các ngươi rằng, nếu sự công bình của các ngươi chẳng trổi hơn sự công bình của các thầy thông giáo và người dòng Pharisi, thì các ngươi chắc không vào nước thiên đàng”.
Quí vị phải trở thành người dạy và làm theo sự công bình.
Quí vị phải trở thành người dạy và làm theo sự công bình thật.
Đó là sự công bình bắt đầu với việc chấp nhận sự ứng nghiệm của Lời Đức Chúa Trời, là Chúa Giêxu, là Cứu Chúa.
Đó là sự công bình tiếp tục với quyền điều khiển của Đức Thánh Linh trong đời sống. Đó là sự công bình trong tấm lòng dẫn tới sự công bình trong đời sống.
Đã từng có một vị vua, vua nầy được Đức Chúa Trời chỉ định để lãnh đạo dân sự của Đức Chúa Trời. Đáng tiếc thay, vua nầy trở thành một thất bại vì sự bất công của người.
Một ngày kia, Đức Chúa Trời phán với vị tiên tri đã xức dầu cho vị vua bất công kia đi xức dầu cho vị vua khác.
Ông được truyền cho phải đến một thành phố kia rồi xức dầu cho một trong những con trai của một cư dân địa phương để làm vua kế nhiệm. Vị tiên tri theo bổn phận mà ra đi.
Có một bữa tiệc được dọn ra, và cư dân địa phương cùng mấy con trai của mình là thực khách. Vị tiên tri nhìn thấy người con cả và để ý thấy anh ta rất cao ráo và đẹp trai. Vị tiên tri nghĩ: “Chắc là đây rồi, đây là người sẽ làm vua kế nhiệm".
Ngay lập tức Đức Chúa Trời ban cho vị tiên tri một câu trả lời tiêu cực về người con cả. Đức Chúa Trời bảo ông:…“Nhưng Đức Giêhôva phán cùng Samuên rằng; Chớ xem bộ dạng và hình vóc cao lớn của nó, vì ta đã bỏ nó. Đức Giêhôva chẳng xem đều gì loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giêhôva nhìn thấy trong lòng” (I Samuên 16.7).
Mãi cho tới khi người con trai vắng mặt xuất hiện, tiên tri Samuên, mới xức dầu cho người vừa lòng Đức Chúa Trời. Tên của người đó là David.
Nầy quí bạn của tôi ơi, Đức Chúa Trời vẫn còn tìm kiếm những người nam người nữ với tấm lòng công bình, họ phản ảnh tình trạng của tấm lòng họ bằng đời sống công bình.
Lời của Đức Chúa Trời và tôi:
TA HIỆN HỮU ĐỂ CHỨNG THỰC QUYỀN PHÉP CỦA LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
TA HIỆN HỮU ĐỂ CÔNG NHẬN SỰ ỨNG NGHIỆM CỦA LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
Đấng Christ đã làm ứng nghiệm các phương diện nghi thức, đạo đức, luật do toà án quy định trong Luật pháp
TA HIỆN HỮU ĐỂ TRÁNH CÁC GƯƠNG XẤU TRONG LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
TA HIỆN HỮU ĐỂ HÀNH ĐỘNG CÁCH CÔNG BÌNH THEO LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét