Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

I Timôthê 2.1-8: "Thờ phượng trong sự cầu nguyện chung"



I Timôthê 2.1-8
Thờ phượng trong sự cầu nguyện chung

(Hướng dẫn bước vào sự cầu nguyện)
Tôi vừa cầu nguyện xong.
Quí vị nghĩ sao khi tôi cầu nguyện?
Có thể là quí vị không nghĩ tôi đã cầu nguyện cái gì và có thể quí vị không cùng cầu nguyện với tôi.
Hầu hết chúng ta, và tôi đã thường phạm phải vấn đề nầy, cứ để sự cầu nguyện trong buổi thờ phượng lại cho người hay cầu nguyện. Chúng ta hay để cho bản thân bị lẩn quẩn với các sở thích, những lo lắng và mọi khoái lạc riêng tư của mình.

Bây giờ tôi không ở đây để làm cho quí vị phải bối rối, để quở trách, hay để làm cho quí vị phải lúng túng đâu. Nhưng một trong những việc quan trọng nhất chúng ta có, trong vai trò Cơ đốc nhân đã được sanh lại: ấy là đặc ân sự cầu nguyện được nhậm. Mathiơ 7.7-8

Và một trong những việc quan trọng nhất chúng ta được truyền cho phải lo làm là Cơ đốc nhân thì phải cầu nguyện! Êphêsô 6.18

Khi chúng ta nghĩ tới sự cầu nguyện, chúng ta nghĩ tới cầu nguyện là một vấn đề tư riêng giữa chúng ta và Đức Chúa Trời. Thực vậy điều đó là sự thực cho những lời cầu nguyện riêng của chúng ta. Khi chúng ta trò chuyện với Đức Chúa Trời theo cách riêng, chúng ta cần phải sống tư riêng với sự cầu nguyện đó!
Mathiơ 6.6
Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta là I Timôthê 2.1-8. Chính trong phân đoạn Kinh Thánh nầy chúng ta nhận lãnh sự dạy dỗ về sự cầu nguyện chung.

CÁCH THỰC HÀNH SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG
I Timôthê 2.1 – “Vậy, trước hết mọi sự ta dặn rằng, phải khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, tạ ơn cho mọi người”.

Phaolô đang giục giã chúng ta phải cầu nguyện như một nhóm vậy. Có phải tôi nói Phaolô đang giục giã chúng ta cầu nguyện không? Đây là Kinh Thánh. Đây là Lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đang giục giã chúng ta phải cầu nguyện!
Và hãy lưu ý tới việc ưu tiên cho sự cầu nguyện.
Phaolô nói, “trước hết”.
Trong các buổi thờ phượng của chúng ta, có phải thì giờ dành cho sự cầu nguyện rất ngắn ngủi?
Chúng ta xem nhẹ sự cầu nguyện là dường nào!
Phaolô nói, “trước hết”.

Hội Thánh đầu tiên đã được xây dựng trên sự cầu nguyện. Công vụ Các Sứ Đồ 2.42
Có bao giờ quí vị lấy làm lạ tại sao có nhiều người không đến với Hội Thánh chăng?
Có bao giờ quí vị lấy làm lạ tại sao có nhiều người chưa được cứu không?
Có bao giờ quí vị lấy làm lạ tại sao có nhiều người không đáp ứng với lời mời gọi không?
Có lẽ vì chúng ta thiếu cầu nguyện tại nhà chăng?
Và có lẽ vì chúng ta thiếu cầu nguyện thực sự tại nhà thờ?

Quí vị sẽ làm gì khi người hướng dẫn cầu nguyện cho món tiền dâng hiến?
Quí vị nên cầu nguyện với người ấy, hiệp ý với người ấy trong sự cầu nguyện.

Quí vị sẽ làm gì khi Mục sư cầu nguyện?
Quí vị nên hiệp nguyện với ông ấy, hãy “amen” và “lạy Chúa” cách thầm lặng. Có thể nói ra những lời ấy cách lớn tiếng.

Có bao giờ điều nầy đã xảy ra cho quí vị: ấy là Đức Chúa Trời không hành động trong Hội Thánh nầy theo cách chúng ta mong muốn Ngài hành động, vì chúng ta không hiệp một trong những lời cầu nguyện xin Đức Chúa Trời hành động không?
Đừng làm cho tôi phải lầm lạc, Đức Chúa Trời đang đáp trả cho những lời cầu nguyện cá nhân.
Nhưng Đức Chúa Trời sẽ hành động nhiều hơn khi chúng ta hiệp một, nhất trí trong sự cầu nguyện chung!

CÁCH THỰC HÀNH SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG
NHỮNG ĐIỂM ĐẶC BIỆT CỦA SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG

I Timôthê 2.1-2 – “Vậy, trước hết mọi sự ta dặn rằng, phải khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, tạ ơn cho mọi người, cho các vua, cho hết thảy các bậc cầm quyền, để chúng ta được lấy điều nhân đức và thành thật mà ở đời cho bình tịnh yên ổn”.

Hãy chú ý có bốn từ nói tới sự cầu nguyện ở đây.

Khẩn nguyện

Từ nầy có ý nói phải cầu xin điều chi cần kíp.
Nếu người ta cần sự tin quyết, chúng ta có thể cầu xin sự ấy.
Nếu người ta cần sự tha thứ, chúng ta có thể cầu xin sự ấy.
Nếu chúng ta cần đồ ăn, quần áo, nhà cửa, chúng ta có thể cầu xin sự ấy.
Nếu người ta cần sự tấn tới thuộc linh, chúng ta có thể cầu xin sự ấy. Đấy là những gì chúng ta cầu xin khi chúng ta dâng lên những lời cầu nguyện của Phaolô trong Êphêsô 1 và 3 và trong Philíp 1 và Côlôse 1.
Nếu người ta cần được cứu, chúng ta có thể cầu xin sự ấy.
Nếu người ta cần sức lực hay sự bảo hộ, chúng ta có thể cầu xin sự ấy.
Khẩn nguyện
Cầu xin
Đây là một từ chung chung nói tới sự cầu nguyện được tỏ ra với Chúa.
Những lời cầu nguyện của chúng ta không những có cả lời thỉnh cầu mà còn ngợi khen và tôn vinh nữa.
Như chúng ta đã thấy trước khi những lời cầu nguyện của chúng ta, phải gồm cả sự thờ lạy Đức Chúa Trời trước khi chúng ta cầu xin điều nầy điều kia. Thi thiên 99.5, 107.1, 149.1, Hêbơrơ 13.15
Khẩn nguyện
Cầu xin
Kêu van
Khi chúng ta suy nghĩ tới từ “kêu van”, chúng ta nghĩ tới sự cầu nguyện vì ích cho người khác. Thực vậy, phân đoạn Kinh Thánh nầy kêu gọi sự cầu thay.
Tuy nhiên, theo William Hendriksen, ý nghĩa của từ kêu van ở đây “…đúng hơn là ‘đồng ý với’, ‘gặp gỡ để trò chuyện cách tự do’, vì vậy, ‘tự do đến gần’. Một người …thấy mình đương ở trong phòng đợi của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Cha”. [William Hendriksen, New Testament Commentary – Thessalonians, Timothy and Titus, (Baker Book House, Grand Rapids, Michigan, 1957), p. 92].

Hãy suy nghĩ về điều nầy. Mỗi lần chúng ta bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong danh của Đức Chúa Giêxu Christ Chúa chúng ta, chúng ta đến với một cuộc trò chuyện thân mật, riêng tư với Đức Chúa Trời. Và nếu chúng ta có một cuộc trò chuyện thân mật với Đức Chúa Trời của vũ trụ, chúng ta có thể nói với Đức Chúa Trời vì ích của người khác.

Khẩn nguyện
Cầu xin
Kêu van
Tạ ơn
Chúng ta cần phải tạ ơn Đức Chúa Trời vì mọi ơn phước của Ngài.

Trong câu nầy chúng ta được truyền cho phải khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, và tạ ơn cho mọi người.

Giờ đây, đó là một danh sách thật dài!
Và chúng ta không chắc biết hết tên tuổi của mọi người.
Chúng ta biết rằng chúng ta có thể cầu thay cho những Cơ đốc nhân mà chúng ta quen biết. Tôi cầu thay bằng cách nhắc tới một vài vị Mục sư và các nhà thờ, và những vị giáo sĩ, rồi hãy dâng lên bốn lời cầu nguyện đó của Phaolô.

Chúng ta biết phải cầu thay như thế nào cho người chưa được cứu mà chúng ta quen biết riêng tư và cầu thay cho các Cơ đốc nhân tái phạm.
Họ cần được cứu để hoà thuận lại với Đức Chúa Trời.
Chúng ta cầu thay cho mọi người như thế nào? Vì sự cứu rỗi của họ! Và chúng ta có thể cầu thay cho mọi người sống trong các thành phố và các quốc gia trên khắp thế giới.

Và những lời cầu nguyện nầy, ngoài việc dâng lên cho mọi người, đặc biệt còn phải dâng lên cho các vua và các bậc cầm quyền khác nữa. Chúng ta cần phải cầu thay cho các bậc cầm quyền của nước Mỹ và các quốc gia khác nữa.


MỤC ĐÍCH CỦA SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG

I Timôthê 2.2-4 – “cho các vua, cho hết thảy các bậc cầm quyền, để chúng ta được lấy điều nhân đức và thành thật mà ở đời cho bình tịnh yên ổn. Ấy là một sự lành và đẹp mắt Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật”.

Mọi kết quả của lời cầu nguyện như thế dẫn tới một môi trường bình an mà ở đời cho bình tịnh yên ổn. Nói như thế nghe ích kỷ lắm, có phải không?
Tuy nhiên, chúng ta muốn ở đời cho bình tịnh yên ổn, hầu cho chúng ta có thể sống những đời sống tin kính và lương thiện.

Thường thì chúng ta hay quên rằng đời sống Cơ đốc phải là một đời sống tin kính. Một đời sống thánh khiết. Điều nầy đáng phải là mục tiêu của mỗi một người chúng ta. Lêvi ký 20.26

Giờ đây, tại sao chúng ta muốn sống một đời sống bình tịnh yên ổn?
I Timôthê 2.3-4 – “Ấy là một sự lành và đẹp mắt Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật”.

Sự sống bình tịnh yên ổn đẹp lòng Đức Chúa Trời!
Sống đời bình tịnh dẫn người ta bước theo Đức Chúa Giêxu Christ.
Đây không những là lời làm chứng đưa người ta đến với Đấng Christ. Đây là một bằng chứng sống! Cách thức chúng ta sinh sống là phải trở thành một chứng nhân cho Ngài. Mathiơ 5.14-16, Giăng 13.34-35, I Phierơ 3.15

Hãy xem câu 4 – Đức Chúa Trời muốn mọi người đều được cứu và đạt tới chỗ thông biết lẽ thật.
Nói như vậy không có nghĩa là mọi người đều được cứu đâu!
Người ta phải quyết định họ sẽ tiếp nhận ơn cứu ban rời rộng của Đấng Christ.
Nhưng điều nầy đang mở cánh cửa ra cho chúng ta cầu xin ơn cứu cho mọi người, như chúng ta đã nhắc tới ở trên.
Chúng ta càng cầu thay cho người chưa được cứu, chúng ta càng nhìn thấy người ta đến với Đấng Christ. I Timôthê 2.5-6

Tại sao người ta được cứu là quan trọng chứ?
Có một Đức Chúa Trời.
Chỉ có một Đấng “đi giữa” Đức Chúa Trời và con người.
Tội lỗi phân rẽ chúng ta ra khỏi Đức Chúa Trời.
Tội lỗi xét đoán chúng ta trước sự phán xét của địa ngục.
Tội lỗi biến chúng ta thành kẻ thù của Đức Chúa Trời.
Có ai đó phải cầu thay.
Có ai đó phải làm trung bảo giữa chúng ta và Đức Chúa Trời.

Để trở thành Đấng trung bảo, Con độc sanh của Đức Chúa Trời đã trở thành một con người vô tội và chịu chết trong chỗ của chúng ta.

Chúa Giêxu đã phó chính mình Ngài làm giá chuộc mọi người.
Khi giá chuộc đã được trả rồi, thì có ai đó được tự do.
Chúa Giêxu đã trả giá chuộc tội lỗi của quí vị để quí vị được tự do.
Chúa Giêxu đã trả giá chuộc tội lỗi của thế gian hầu cho thế gian được buông tha.

Cái giá phải được trả cho tội lỗi của mọi người. Mọi sự một người phải lo làm là tin cậy Đấng Christ làm Cứu Chúa.
Roma 10.9-10

Quí vị biết ai là người cần được cứu? Có phải quí vị đang cầu thay cho họ?
Vì vậy, chúng ta cần phải cầu nguyện để chúng ta sống đời bình tịnh và yên ổn, với mọi sự tin kính và lương thiện.
Chúng ta cần phải cầu nguyện vì Đức Chúa Trời muốn ai nấy đều được cứu.

NHỮNG ĐIỀU TIÊN QUYẾT CỦA SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG

I Timôthê 2.8 – “Vậy, ta muốn những người đàn ông đều giơ tay thánh sạch lên trời, mà cầu nguyện khắp mọi nơi, chớ có giận dữ và cãi cọ”.

Trong câu 8 Phaolô đang nói với những người đờn ông. Ông bảo nữ giới phải làm tương tự trong các câu nối theo sau.

Sự cầu nguyện là dành cho mọi người. Nhưng có một số ưu tiên.
Trước hết, hai bàn tay thánh sạch phải giơ lên.
Có nhiều vị thế khác nhau dành cho sự cầu nguyện được nhắc tới trong sự cầu nguyện.
Một vị thế là chúng ta phải giơ hai bàn tay lên Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện.
Giơ lên như thế chẳng có gì sai, nếu quí vị cảm thấy chẳng có gì là sai, hãy giơ hai bàn tay của quí vị lên cùng Đức Chúa Trời.

Hai bàn tay thánh sạch thuộc về hạng người đã được cứu.
Hai bàn tay thánh sạch thuộc về hạng người đã xưng ra mọi tội đã biết với Đức Chúa Trời. Thi thiên 66.18, 1 Giăng 1.9
Hai bàn tay thánh sạch thuộc về hạng người chẳng giữ một ác cảm nào. Không có giận dữ chi hết.
Hai bàn tay thánh sạch thuộc về hạng người không có tranh cãi. Điều nầy chỉ ra ý nghĩa của từ “cãi cọ”.

Nếu quí vị đến với nhà thờ mà có nhiều vấn đề với các anh chị em của mình, đừng lấy làm ngạc nhiên khi lời cầu nguyện của quí vị và lời cầu nguyện của những người kia không được nhậm. Và tôi có mặt ở đây đủ lâu để biết rằng có ai đó còn giữ những ác cảm và bất đồng với nhau.

QUYỀN PHÉP CỦA SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG

Đức Chúa Trời đáp trả những lời cầu nguyện chung của các thánh đồ Ngài. Công vụ Các Sứ Đồ 4.31, Công vụ Các Sứ Đồ 12
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét