Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Côlôse 3.16: "Thờ phượng bằng âm nhạc"



Côlôse 3.16
Thờ phượng bằng âm nhạc


Tôi không dám chắc là tôi dạn dĩ hay ngớ ngẩn nữa. Nói về âm nhạc trong Hội Thánh là một cách khiến cho người ta dễ dàng nổi giận! Tuy nhiên, Kinh Thánh nói về âm nhạc là một phần của sự thờ phượng, và tôi cảm thấy chúng ta cần phải nhắc tới âm nhạc. Chính Đức Chúa Trời là Đấng đã ban cho chúng ta khả năng sáng tạo và thưởng thức âm nhạc. Chính Đức Chúa Trời là Đấng muốn chúng ta thưởng thức, sử dụng và ca [âm] nhạc vì cớ Ngài.

Một trong những vấn đề chúng ta đang có khi chúng ta khởi sự nói về âm nhạc, ấy là hết thảy chúng ta đều có những sở thích riêng. Thật là dễ dàng cho chúng ta những người già tránh né thể loại nhạc của lứa tuổi thanh niên, và rất dễ dàng cho quí vị lớp người trẻ tránh né loại nhạc của chúng tôi là những người lớn tuổi hơn.

Theo Don Wyrtzen có 5 loại hoạt động khác nhau về âm nhạc của Hội Thánh.

The New England School – Hầu hết là người châu Âu, thiên về cổ điển, chuyên về chất lượng và sở trường.
The African-American Spiritual, thiên về loại dân gian trích theo truyền khẩu.
Southern Gospel – Phần da trắng cho người Mỹ gốc Phi.
Romantic Gospel Music – hầu hết các bài thánh ca chúng ta đang hát đều ra từ thể loại nầy bao gồm âm nhạc của Fanny Crosby, George Beverly Shea, và John W. Peterson.
Và sau cùng có âm nhạc Contemporary Christian. Các bản hợp xướng chúng ta hát rơi vào thể loại nầy.

Âm nhạc Cơ đốc là một công việc rất to tát. Một lần nữa, theo Don Wyrtzen, âm nhạc Cơ đốc là loại nhạc bán chạy vào hàng thứ 5.
Đây là công việc chiếm 1 tỉ đô la hàng năm. Và các ban nhạc theo đời nầy đã mở ra các công ty ghi âm Cơ đốc. Thông tin từ Don Wyrtzen đến từ một hội nghị chuyên đề về THỜ PHƯỢNG mà chúng ta đã đưa ra ở Jonestown PA tại Hội Thánh Jonestown Bible vào ngày 11 tháng 10 năm 2003.

Phần lớn chúng ta đều ưa thích âm nhạc. Và là con người, khi chúng ta đến với nhà thờ, chúng ta thích nghe loại nhạc mà chúng ta ưa thích. Cho phép tôi đưa ra cho quí vị một vài suy nghĩ:

Mục đích chính cho việc sử dụng âm nhạc là để thờ phượng, chớ không phải để giải trí.
Các thể loại âm nhạc khác nhau sẽ giúp chúng ta kinh nghiệm nhiều phong cách khác nhau trong sự thờ phượng.
Một thể loại nhạc nầy giúp cho quí vị thờ phượng không thể giúp ích cho người khác. Một thể loại nhạc kia giúp cho người khác thờ phượng có thể chẳng giúp ích cho cho quí vị.
Quí vị là một chi thể trong một gia đình, gia đình của Đức Chúa Trời. Trong gia đình nầy chúng ta đáng phải xem xét mọi nhu cần của người khác trong kinh nghiệm thờ phượng của họ.
Quí vị có thể chỉ ưa thích các bài ca vịnh, nhưng các bài hợp xướng dùng cho thờ phượng đang thêm chút không khí sôi nổi cho buổi thờ phượng.
Quí vị có thể chỉ ưa thích các bài hợp xướng dùng cho sự thờ phượng, còn các bài ca vịnh đang thêm chút không khí trang nghiêm cho buổi thờ phượng chẳng hạn.
Tôi nhắc lại mục tiêu chính cho việc sử dụng âm nhạc là để thờ phượng, chớ không phải để giải trí.

Tôi muốn chúng ta tra xét xem Đức Chúa Trời đã phán gì về âm nhạc trong sự thờ phượng. Rốt lại, khi mọi sự được nói và được làm ra là chính Đức Chúa Trời là Đấng cần phải được đẹp lòng bởi âm nhạc của chúng ta.

ÂM NHẠC VÀ NGÔI LỜI

Côlôse 3.16 – “Nguyền xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em, và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan. Hãy dùng những ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng mà dạy và khuyên nhau, vì được đầy ơn Ngài nên hãy hết lòng hát khen Đức Chúa Trời”.

Lời của Đấng Christ ở đây đề cập tới Kinh Thánh.
Đây là một lẽ thật quan trọng. Ngôi Lời và sự thờ phượng nối kết chặt chẽ với nhau. Chính Lời của Đức Chúa Trời sẽ dẫn quí vị vào sự thờ lạy Đức Chúa Trời.

Theo John MacArthur, từ ngữ “ở” có nghĩa là ‘ngụ trong’ hay ‘ở trong nhà’ [John MacArthur, The MacArthur New Testament Commentary, Colossians and Philemon, (Moody Press, Chicago, 1992), p. 159].

Và từ ngữ “dư dật” có nghĩa là “nhiều”.
Vì vậy, để cho sự thờ phượng có hiệu quả, Lời của Đức Chúa Trời cần phải ngụ trong tấm lòng của tôi! Thường thì chúng ta hát song chẳng có âm nhạc ở trong lòng. Sở dĩ như thế là vì Lời của Đức Chúa Trời chưa ngụ hẳn trong đó.

Làm thế nào Lời của Đức Chúa Trời ở đầy trong lòng của tôi cho được?
Lời của Đức Chúa Trời sẽ ở đầy trong lòng của tôi, khi tôi yêu mến Ngôi Lời đủ để đọc và tìm cách sắp đặt có hệ thống Lời ấy bằng cách suy gẫm Lời ấy. Giêrêmi 15.16, II Timôthê 2.15

Và Lời của Đức Chúa Trời sẽ ở đầy trong lòng của tôi khi tôi yêu mến Ngôi Lời đủ để lắng nghe Lời ấy được rao ra và được giảng dạy cho tôi, và để tìm cách sắp đặt Lời ấy cho có hệ thống, rồi làm theo Lời ấy. Rao giảng Lời của Đức Chúa Trời cần phải được thực thi sao cho thích ứng. II Timôthê 4.2
Và Lời của Đức Chúa Trời sẽ ở đầy trong lòng của tôi khi tôi học thuộc lòng và suy gẫm Kinh Thánh. Thi thiên 119.15-16

Điều chi sẽ xảy ra khi Lời của Đấng Christ ở đầy trong tôi? Tôi sẽ chia sẻ với người khác qua sự giảng dạy và khuyên bảo. Nói như thế không có nghĩa là tôi phải giảng một bài hay dạy một Lớp Trường Chúa Nhật. Tuy nhiên, tôi sẽ chia sẻ những gì Lời Đức Chúa Trời phán với ai đó và nhẹ nhàng làm cho họ ấm áp, nếu cần thiết. Thường thì chúng ta không thể giúp đỡ cho các Cơ đốc nhân khác, vì Lời của Đấng Christ chưa ở trong chúng ta.

Bây giờ hãy xem câu Kinh Thánh nói kế tiếp như thế nào,

“Hãy dùng những ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng mà dạy và khuyên nhau, vì được đầy ơn Ngài nên hãy hết lòng hát khen Đức Chúa Trời”.

Nếu tôi được đầy dẫy với Lời của Đức Chúa Trời, tôi sẽ hát khen Đức Chúa Trời. Có “những ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng”. Cũng phải được ơn hoặc dâng lên sự cảm tạ khi tôi hát nữa.

Tôi càng đầy dẫy lời của Đức Chúa Trời, tôi càng tỏ ra thái độ biết ơn đối với Đức Chúa Trời.
Vì vậy, cần phải có âm nhạc ở trong lòng của quí vị và nhơn đó thờ phượng thật, nguyện Lời của Đức Chúa Trời cứ ở đầy trong lòng của quí vị.
ÂM NHẠC VÀ ĐỨC THÁNH LINH

Êphêsô 5.18-20 – “Đừng say rượu, vì rượu xui cho luông tuồng; nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh. Hãy lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa. Hãy thường thường nhơn danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, vì mọi sự tạ ơn Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta”.

Khi một người “say rượu”, người ấy bị rượu điều khiển. Phần nhiều trong quí vị đều đã gặp gỡ những con người rất xinh lịch, khi họ không say rượu. Khi họ không tiết độ, họ là con người khác và thường rất đáng kinh tởm.

Ngược lại, Phaolô bảo chúng ta phải đầy dẫy Đức Thánh Linh.
Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời. Đầy dẫy Đức Thánh Linh là được Đức Thánh Linh điều khiển.
Khi một người được Đức Thánh Linh điều khiển, người ấy được Đức Chúa Trời điều khiển. Và khi một người được Đức Chúa Trời điều khiển, cách ăn ở của người là cách ăn ở tin kính. Galati 5.22-23

Khi quí vị được Đức Thánh Linh điều khiển, hãy nhìn xem điều chi đang xảy ra.
Có những ca vịnh, thơ thánh và bài hát thiêng liêng và có một tấm lòng biết cảm tạ! Đấy đúng là điều Kinh Thánh nói sẽ xảy ra khi chúng ta được đầy dẫy với Ngôi Lời như chúng ta đã thấy trong Côlôse 1.16.

Vì vậy, có một sự nối kết chặt chẽ giữa việc được đầy dẫy với Đức Thánh Linh và được đầy dẫy với Ngôi Lời. Tôi càng được đầy dẫy với Lời của Đức Chúa Trời, làm theo y như Ngôi Lời dạy dỗ tôi, tôi càng được đầy dẫy với Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Tôi càng được đầy dẫy với Thánh Linh của Đức Chúa Trời, tôi sẽ càng ham mến và để cho Lời của Đức Chúa Trời điều khiển tôi.

Âm nhạc phải là kết quả sự Đức Chúa Trời điều khiển trong đời sống của tôi. Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang sử dụng Lời của Đức Chúa Trời để điều khiển tôi.

Mọi kết quả là những ca vịnh, thơ thánh và bài hát thiêng liêng.
Thơ thánh tất nhiên là sách Thi thiên.
Và một số bài hát chúng ta đang ca hát đều xuất phát từ sách Thi thiên.
Thơ thánh được Đức Chúa Trời điều khiển trực tiếp quy cho Ngài sự vinh hiển và sự ngợi khen.
Bài hát thiêng liêng nói về các kinh nghiệm riêng của chúng ta với Đức Chúa Trời, và là sự chúng ta làm chứng cho Đức Chúa Trời. Các bài hợp xướng hôm nay sẽ rơi vào phạm trù nầy.

Khi các tín đồ nhóm lại, sự thờ phượng bằng âm nhạc sẽ là kết quả của dân sự được đầy dẫy với Ngôi Lời và đầy dẫy Đức Thánh Linh bày tỏ ra thái độ biết ơn của họ đối với Đức Chúa Trời.

Chúng tôi đã nói với quí vị làm thể nào để được đầy dẫy với Ngôi Lời qua việc đọc, lắng nghe, học thuộc lòng và suy gẫm Lời của Đức Chúa Trời rồi.
Muốn được đầy dẫy Đức Thánh Linh, chúng ta phải xưng ra mọi tội lỗi đã biết, phục theo các sự dạy của Lời Đức Chúa Trời và cầu xin Đức Chúa Trời nắm quyền điều khiển trên quí vị bởi Thánh Linh của Ngài.

Âm nhạc là kết quả.
Nếu thờ phượng với âm nhạc là kết quả sự điều khiển của Lời Đức Chúa Trời và Thánh Linh của Đức Chúa Trời, quí vị phải sửa soạn cho sự thờ phượng chung với các anh chị em trong Đấng Christ, bằng cách thực hành sự thờ phượng riêng trong suốt tuần lễ.

Nếu quí vị đọc, học thuộc lòng và suy gẫm suốt cả tuần lễ…
Nếu quí vị chăm chú vào Lời của Đức Chúa Trời khi quí vị nghe lời ấy được rao giảng …
Nếu quí vị phấn đấu vâng theo các sự dạy của Lời Đức Chúa Trời…
Nếu quí vị tìm cách để được đầy dẫy Đức Thánh Linh mỗi ngày…
Khi ấy quí vị sẽ sẵn sàng thờ phượng vào Sáng Chúa nhựt với ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng.

Nếu quí vị được đầy dẫy Đức Thánh Linh và sẵn sàng đến thờ phượng vào ngày Chúa nhựt, dù quí vị ưa thích ca vịnh hơn, quí vị sẽ có thể thờ phượng khi chúng tôi hát những bài hợp xướng.

Nếu quí vị đầy dẫy Đức Thánh Linh và sẵn sàng đến thờ phượng vào ngày Chúa nhựt, dù quí vị thích các bài hợp xướng hơn, quí vị sẽ có thể thờ phượng khi chúng tôi dùng ca vịnh.

ÂM NHẠC VÀ GIỌNG HÁT

Quí vị có thể nói: “Tôi không có một giọng hát tốt”.
Quí vị có thể nói: “Tôi không phải là ca sĩ”.
Quí vị có thể nói: “Tôi không thể chứa giai điệu nhạc vào một cái thùng được”.
Nhưng Đức Chúa Trời bảo chúng ta phải hát khen không cứ cách nào.
Ai xứng đáng để hát khen Đức Chúa Trời, có phải họ là những người đã tắm mình trong huyết của Chiên Con?

Thi thiên 30.4 – “Hỡi các thánh của Đức Giê-hô-va, hãy hát ngợi khen Ngài, cảm tạ sự kỷ niệm thánh của Ngài”.
Hãy hát khen Đức Chúa Trời vì Ngài là thánh.

Thi thiên 47.6-7 – “Hãy hát ngợi khen Đức Chúa Trời, khá hát đi; hãy hát ngợi khen Vua chúng tôi, khá hát đi; vì Đức Chúa Trời là Vua của cả trái đất; hãy hát ngợi khen cách thông hiểu”.
Hãt hát khen Đức Chúa Trời vì Ngài là Vua.

Thi thiên 66.1-2 – “Hỡi cả trái đất, khá cất tiếng reo mừng Đức Chúa Trời. Hãy hát ra sự vinh hiển của danh Ngài, hãy ngợi khen và tôn vinh Ngài”.
Từ những nơi sâu thẳm của lòng tôi dâng lên sự vinh hiển đáng ngợi khen của Đức Chúa Trời.

Thi thiên 71.23 – “Mọi và linh hồn tôi mà Chúa đã chuộc lại, sẽ reo mừng khi tôi ca tụng Chúa”.
Tôi sẽ hát khen Chúa vì Ngài đã cứu chuộc tôi.

Thi thiên 98.1 – “Hãy hát cho Đức Giê-hô-va một bài ca mới; vì Ngài đã làm những sự lạ lùng: Tay hữu và cánh tay thánh của Ngài đã giải cứu Ngài”.
Thật là có nhiều việc lạ lùng mà Đức Chúa Trời đã làm ra cho quí vị! Hãy hát khen từ những nơi sâu thẳm của lòng!

Thi thiên 100.1-2 – “Hỡi cả trái đất, hãy cất tiếng reo mừng cho Đức Giê-hô-va! Khá hầu việc Đức Giê-hô-va cách vui mừng, hãy hát xướng mà đến trước mặt Ngài”.
Ca hát sẽ là một thói quen tốt trong đời sống của quí vị, chớ không phải chỉ là một công việc cho buổi sáng Chúa nhựt thôi đâu!

ÂM NHẠC VÀ BAN NHẠC

Thi thiên 150.3-6 – “Hãy thổi kèn ngợi khen Ngài, Gảy đờn sắt đờn cầm mà ca tụng Ngài! Hãy đánh trống-cơm và nhảy múa, mà hát ngợi khen Ngài! Hãy gảy nhạc khí bằng dây và thổi sáo, mà ca tụng Ngài! Hãy dùng chập chỏa dội tiếng, mã la kêu rền, mà ngợi khen Ngài! Phàm vật chi thở, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va!”

Các nhạc cụ sẽ được sử dụng trong một buổi thờ phượng chính là thứ nếm trải cho từng cá nhân.
Có những người chẳng có một nhạc cụ nào hết trong các buổi thờ phượng.
Có những người khác chuyên biệt với đàn dương cầm hay/và organ.
Có những người khác nữa, họ biết thổi sáo, biết chơi vĩ cầm, thổi kèn cùng các loại nhạc cụ khác nữa.
Và ngày nay có nhiều người khác nữa biết chơi trống, keyboards, cùng các loại đàn guitar.
Những gì tôi thấy trong Thi thiên 150 ấy là Đức Chúa Trời rất cởi mở với việc sử dụng mọi loại nhạc cụ để ngợi khen Ngài.
Tôi nghĩ chìa khoá để phân biệt thể nào các nhạc cụ sẽ được sử dụng và loại nhạc nào sẽ được hát lên được tóm tắt trong một vài câu Kinh Thánh.

Thi thiên 150.6 – “Phàm vật chi thở, hãy ngợi khen Đức Giêhôva”.
Mục đích của âm nhạc trong nhà thờ là để ngợi khen Đức Giêhôva.
Nếu âm nhạc được sử dụng và dân sự ca hát là vì họ đang thực sự ngợi khen Chúa mà chẳng ra sức làm vinh hiển cho bản thân họ, làm thế làm tốt lắm.

I Phierơ 1.15-16 – “Nhưng, như Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ăn ở mình, bởi có chép rằng: Hãy nên thánh, vì ta là thánh”.

Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời thánh khiết.
Âm nhạc được trình bày cho Ngài hoàn toàn được biệt riêng ra cho Ngài, và không phải là một sự bắt chước theo thế giới chưa được cứu.

Côlôse 3.17 – “Mặc dầu anh em nói hãy làm, cũng phải nhơn danh Đức Chúa Jêsus mà làm mọi điều, nhờ Ngài mà tạ ơn Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha”.
Bất cứ tôi làm gì trong sự thờ phượng, bất kỳ loại nhạc nào tôi sử dụng trong sự thờ phượng sẽ được thực thi trong danh của Chúa Giêxu. Nếu Chúa Giêxu không tán thưởng, thì tôi sẽ không làm điều đó.

Côlôse 3.23 – “Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta”.

Bất cứ kiểu cách thờ phượng nào, sự thờ phượng ấy phải được thể hiện ra vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.

***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét