Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010

I Giăng 3:4-10: "Những Dấu Hiệu Của Con Cái Đức Chúa Trời"



I Giăng 3.4 -10
NHỮNG DẤU HIỆU CỦA CON CÁI ĐỨC CHÚA TRỜI
“Quan Toà Anna Kross cho đòi một người mẹ từ giữa vòng những người dự khán phiên toà đến gặp mặt đứa con hoang đàng của mình – bị kết án với việc ném những vỏ chai ngang qua các cửa sổ bằng kính. Nhưng khi người mẹ, một phụ nữ ra vẻ kín đáo, e lệ, bước tới hàng ghế ngồi, bà ta bị bắt vì bị kết án xem ra còn nghiêm trọng hơn đứa con trai của bà nữa. Bà ta bị tố cáo về việc sử dụng một vỏ chai bể để cắt họng một người phụ nữ hàng xóm. Người phụ nữ hàng xóm đó đã nằm viện trong hai tuần.
“Bà mẹ nầy đã lâm chiến với người hàng xóm của bà trong một quán rượu. Bà ta đã cầm chai bia lên, làm vỡ đáy chai bia bằng cách đập nó lên bàn rồi đâm thẳng vào…” (Nguồn vô danh).
Không có gì phải làm lạ, đứa con đã gặp rắc rối với luật pháp. Nó đang sống rất giống với người mẹ của nó.
Trong một bài viết của tạp chí Moody, Gigi Graham Tchividjian nói rằng trong khi những cái nắm bắt nho nhỏ rất mới mẻ về mặt thuộc linh không thay thế được nhu cần phải nghiên cứu cẩn thận, sâu sắc Kinh Thánh, chúng có thể là nhân viên cứu hộ cho bà mẹ luôn bận rộn với 7 đứa con nhỏ, Gigi thấy mình không thể để ra một giờ hoặc nửa giờ một ngày để lo về gia đình lễ bái, vì vậy bà tạo nguồn vốn từ cái gương làm mẹ của chính bản thân mình.
Mẹ tôi có 5 đứa con và thường không có thì giờ để gia đình lễ bái lâu dài được. Nhưng tôi nhớ quyển Kinh Thánh của bà luôn luôn mở ra ở một chỗ rất dễ thấy — kệ bếp, bàn phấn, bên cạnh ghế salon, hay thậm chí ngay ở trên bàn ủi đồ. Theo phương thức nầy, bà có thể mau chóng lượm lặt một lời hứa hay học thuộc lòng một câu đang khi bà cứ tiếp tục làm công việc của mình
Noi theo gương của bà, tôi thường cầu nguyện cho từng đứa con khi tôi ủi cái áo đầm hay xếp chiếc áo sơmi.
Tôi thấy lòng mình cảm tạ Chúa vì thân thể khoẻ mạnh của chúng khi tôi tắm cho chúng lúc buổi tối. Tôi ngợi khen Chúa vì giường ngủ của chúng đượm hơi ấm khi tôi thay tấm trải giường và cọ rửa bồn tắm.
Tôi thấy tôi có thể thờ phượng Ngài khi tôi quét hành lang hay lau bụi ở phòng khách. Tôi có thể suy gẫm khi tôi đi bách bộ hay thu thập lá rụng trên sân nhà.…
Những cái nắm bắt ngắn ngủi rất tươi mới về mặt thuộc linh như thế nầy thường góp phần vào đời sống thuộc linh của tôi. Vào những lúc căng thẳng về thần kinh ở một giới hạn nào đó, tôi thấy mình sa sút thật nhiều, sống khoảng 5 phút với Chúa giữ tôi neo chặt vào Ngài như một nhân viên cứu hộ vậy. Gigi Graham Tchividjian “How Do You Find the Time?,” Moody Magazine, November 1991, 72–73. Morgan, R. J. 2000. Nelson's complete book of stories, illustrations, and quotes (electronic ed.) . Thomas Nelson Publishers. Nashville
Gina đã học theo tấm gương tích cực của mẹ bà. Bà đã tỏ ra một sự tương thích về mặt gia đình.
Như quí vị biết đấy, chúng ta có khuynh hướng mang lấy sự tương thích về phần xác với bố mẹ của chúng ta. Chúng ta cũng có khuynh hướng mang lấy sự tương thích về tình cảm và trí khôn với bố mẹ của chúng ta. Quan trọng hơn nữa, chúng ta đang mang lấy sự tương thích về mặt thuộc linh với bố mẹ của chúng ta nữa.
Làm ơn nhìn vào I Giăng 3.10 – “Bởi đó, người ta nhận biết con cái Đức Chúa Trời và con cái ma quỉ: ai chẳng làm điều công bình là không thuộc về Đức Chúa Trời, kẻ chẳng yêu anh em mình cũng vậy”.
Phần thứ nhứt của câu nầy là một phát biểu rất thú vị. Phần nầy cho chúng ta biết rằng sự khác biệt giữa con cái Đức Chúa Trời và con cái ma quỉ rất rõ ràng! Điều nầy ám chỉ rằng sẽ có một sự tương thích về mặt gia đình! Quí vị một là có những dấu hiệu của sự làm con cái Đức Chúa Trời, hay là có những dấu hiệu của sự làm con cái của ma quỉ!
Con cái của Đức Chúa Trời là một người được sanh vào trong gia đình của Đức Chúa Trời.
Con cái của ma quỉ là một người không phải là con cái của Đức Chúa Trời. Có nhiều người trông xinh đẹp và là hạng người đứng đắn lắm lại đi vòng quanh, họ là con cái của Ma Quỉ, chỉ vì họ không chịu tin cậy nơi Đấng Christ. Quí vị chẳng phải làm một việc gì để trở thành con cái của Ma Quỉ.
Quí vị tin cậy Đấng Christ làm Cứu Chúa của quí vị để trở thành Con Cái của Đức Chúa Trời.
Giăng 1.12-13 – “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài, là kẻ chẳng phải sanh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Đức Chúa Trời vậy”.
I Giăng 3.4-10 giải thích cho chúng ta biết những tương thích về mặt gia đình là như thế nào đối với con cái của Đức Chúa Trời và con cái của Ma Quỉ. Hầu như tôi đã chọn nhấn mạnh những dấu hiệu của con cái Đức Chúa Trời, và để tỏ ra cho quí vị thấy điểm tương thích về mặt gia đình giữa con cái Đức Chúa Trời và chính mình Đức Chúa Trời.
Trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, chúng ta có bốn dấu hiệu hay bốn đặc điểm của một con cái Đức Chúa Trời.
1. TỘI LỖI NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC XỬ LÝ RỒI – Các câu 4-5
Nan đề lớn lao nhất con người đang gặp phải chính là tội lỗi.
Chính tội lỗi là thứ đã phân rẽ con người ra khỏi Đức Chúa Trời.
Trong câu 5 quí vị thấy nơi Chúa Jêsus, Ngài là Đức Chúa Trời, không có một tội lỗi nào hết.
Giây phút Ađam và Êva phạm tội trong Vườn Êđen, đã có sự phân cách ngay tức khắc giữa họ và Đức Chúa Trời.
Vì Đức Chúa Trời là công bình và thánh khiết, nghĩa là, chính mình Ngài phân cách với tội lỗi, Ngài không thể dung chịu được tội lỗi. Đấy là lý do tại sao Êxêchiên 18.4 chép: Linh hồn nào phạm tội, linh hồn đó sẽ chết …
Trong trình tự Đức Chúa Trời khiến chúng ta trở nên con cái Ngài, con cái thật của Ngài sẽ mang lấy sự tương thích về mặt gia đình của Ngài, Ngài phải xử lý với tội lỗi của chúng ta.
I Giăng 3.4 – “Còn ai phạm tội tức là trái luật pháp; và sự tội lỗi tức là sự trái luật pháp”.
Đây là cách xác định tội lỗi. Tội lỗi là trái luật pháp, hay phi luật pháp. Trái luật pháp là loạn nghịch chống lại Đức Chúa Trời.
Có nhiều cách xác định khác về tội lỗi trong Kinh Thánh, nhưng cách xác định nầy nói rằng người nào phạm tội tức là trái luật pháp.
Trái luật pháp là loạn nghịch chống lại Đức Chúa Trời.
I Samuên 15.22-23 – “…Vả, sự vâng lời tốt hơn của tế lễ; sự nghe theo tốt hơn mỡ chiên đực; sự bội nghịch cũng đáng tội bằng sự tà thuật; sự cố chấp giống như tội trọng cúng lạy hình tượng...”
Thường thì sự loạn nghịch của chúng ta là hướng nội chớ không hướng ngoại. Thường thì chúng ta tuân giữ luật pháp theo bề ngoài, trong khi ở bề trong chúng ta đang loạn nghịch chống lại luật lệ của Ngài. Điều nầy cũng là tội lỗi.
Mathiơ 23.28 – “Các ngươi cũng vậy, bề ngoài ra dáng công bình, nhưng ở trong thì chan chứa sự giả hình và tội lỗi”.
Warren Wiersbe – “Bé Judy đang ngồi trên xe hơi với bố nó. Nó quyết định đứng dậy ở chỗ ngồi phía trước. Bố nó bảo nó ngồi xuống và gài dây nịt lại, nhưng nó không chịu nghe. Ông bảo nó lần thứ nhì, và thêm một lần nữa, nó từ chối.
‘Nếu con không lập tức ngồi xuống, bố sẽ để cho con đứng bên lề đường rồi phát vào mông con một cái!’ Sau cùng Bố nói như thế, và khi ấy cô bé gái mới chịu nghe theo.
“Nhưng, vài phút sau, nó bình tỉnh nói, ‘BỐ ƠI, CON HÃY CÒN ĐỨNG Ở TRONG XE MÀ.’” Warren Wiersbe, The Exposition Commentary (New Testament) Volume 2 (Wheaton, Illinois, Victor Books,1989), p. 505
I Giăng 3.5 – “Vả, các con biết Đức Chúa Jêsus Christ đã hiện ra để cất tội lỗi đi, và biết trong Ngài không có tội lỗi”.
Tội lỗi cần phải được xử lý với một khi chúng ta sắp sửa trở nên con cái của Đức Chúa Trời.
Đây là cách Đức Chúa Trời xử lý với tội lỗi.
Ngài, ý nói tới Chúa Jêsus, là Con của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra, hay hiện ra, để cất tội lỗi đi.
I Phierơ 2.23b – “Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhân những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh”.
Nếu quí vị là con cái của Đức Chúa Trời, tội lỗi của quí vị đã được xử lý rồi.
Êphêsô 1.7 – “Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài”.
Dấu hiệu đầu tiên của con cái Đức Chúa Trời.
TỘI LỖI NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC XỬ LÝ RỒI

2. NGƯỜI KHÔNG PHẠM TỘI BỞI VÌ NGƯỜI ĐANG Ở TRONG ĐẤNG CHRIST
I Giăng 3.6 – “Ai ở trong Ngài thì không phạm tội; còn ai phạm tội, thì chẳng từng thấy Ngài và chẳng từng biết Ngài”.
Hỡi Cơ đốc nhân, khi quí vị nhìn vào câu nầy, quí vị có thể hoang mang.
Quí vị sẽ nói: “Phải, tôi đang phạm tội. Như vậy, tôi có được cứu không?”
Chắc là không rồi!
I Giăng 1.8-10 – “Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta. Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác. Nhược bằng chúng ta nói mình chẳng từng phạm tội, ấy là chúng ta cho Ngài là kẻ nói dối, lời Ngài không ở trong chúng ta”.
Cơ đốc nhân đang phạm tội.
Cơ đốc nhân đang làm buồn lòng Đức Chúa Trời.
Cơ đốc nhân có thể phạm tội.
Nhưng đối với chúng ta, là những Cơ đốc nhân, điều nầy có thể là một ngoại lệ và không phải là nguyên tắc!
Cơ đốc nhân là người đang ở trong Đấng Christ.
Người giao thông với Ngài, tìm cách đẹp lòng Ngài, và tìm cách sống cho Ngài. Người trò chuyện với Ngài và học theo Ngài.
Khi người ở trong Đấng Christ, người xưng tội và xử lý với tội lỗi trong đời sống của mình, rồi nhận lãnh sự thanh tẩy, hầu cho người không tiếp tục phạm tội nữa.
Cơ đốc nhân phải tra xét đều đặn đời sống mình về tội lỗi, sử dụng Kinh Thánh lấy Châm ngôn 6.16-19 làm kim chỉ nam.
“Có sáu điều Đức Giê-hô-va ghét, và bảy điều Ngài lấy làm gớm ghiếc: con mắt kiêu ngạo, lưỡi dối trá, tay làm đổ huyết vô tội, lòng toan những mưu ác, chân vội vàng chạy đến sự dữ, kẻ làm chứng gian và nói điều dối, cùng kẻ gieo sự tranh cạnh trong vòng anh em”.
Con cái của Đức Chúa Trời, khi người ở trong Đấng Christ, không lấy sự phạm tội làm thói quen của mình.
Hãy chú ý, dù là người chưa được cứu, là con cái của ma quỉ, cứ tiếp tục phạm tội, không nhìn thấy cũng không biết Đức Chúa Trời.
Nếu một người xưng mình là con cái của Đức Chúa Trời, mà chẳng có một sự thay đổi nào, có lý do cho sự nghi ngờ.
I Giăng 3.4-1
Nếu quí vị xưng nhận mình đã tin cậy Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của mình, nhận mình tin cậy Chúa Jêsus mà chẳng thay đổi trong cách ứng xử của mình, tôi rất lấy làm lo đấy!
II Côrinhtô 5.17 – “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới”.
I Giăng 2.4-6 – “Kẻ nào nói: Ta biết Ngài, mà không giữ điều răn Ngài, là người nói dối, lẽ thật quyết không ở trong người. Nhưng ai giữ lời phán Ngài, thì lòng kính mến Đức Chúa Trời thật là trọn vẹn trong người ấy. Bởi đó, chúng ta biết mình ở trong Ngài. Ai nói mình ở trong Ngài, thì cũng phải làm theo như chính Ngài đã làm”.
Những dấu hiệu của một Con cái Đức Chúa Trời.
1. TỘI LỖI NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC XỬ LÝ RỒI
2. NGƯỜI KHÔNG PHẠM TỘI BỞI VÌ NGƯỜI ĐANG Ở TRONG ĐẤNG CHRIST
3. NGƯỜI LÀM SỰ CÔNG BÌNH
I Giăng 3.7 – “Hỡi các con cái bé mọn, chớ để cho ai lừa dối mình: kẻ làm sự công bình là người công bình, như chính mình Chúa là công bình”.
Giăng đang nói ở đây về sự công bình thực tế hay thực thi sự công bình.
Giờ phút quí vị được cứu, quí vị trở nên công bình trong địa vị của mình ở trước mặt Đức Chúa Trời. Đấy là sự công bình theo địa vị.
Rôma 5.1 – “Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta”.
II Côrinhtô 5.21 – “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời”.
Căn cứ vào đức tin của quí vị nơi Đấng Christ, Đức Chúa Trời xem quí vị là công bình.
Đấy là địa vị của quí vị ở trước mặt Đức Chúa Trời.
Giăng đang nói trong câu 7 rằng con cái của Đức Chúa Trời sẽ bắt chước Cha của mình. Người sẽ lo làm sự công bình.
Chúng ta thường nghĩ tới đời sống Cơ đốc là không được làm điều chi sai quấy. Đời sống Cơ đốc còn hơn thế nữa.
Đời sống Cơ đốc là làm điều chi phải lẽ!
Mathiơ 23.23 – “Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! vì các ngươi nộp một phần mười bạc hà, hồi hương, và rau cần, mà bỏ điều hệ trọng hơn hết trong luật pháp, là sự công bình, thương xót và trung tín; đó là những điều các ngươi phải làm, mà cũng không nên bỏ sót những điều kia”.
Trong tiểu đoạn Mathiơ nầy, Chúa chúng ta đang công bố một loạt những điều khốn nạn giáng trên những kẻ chuộng theo luật pháp trong thời buổi ấy, là người Pharisi.
Ngài nói cho họ biết rằng họ rất tỉ mỉ trong việc dâng phần mười, thậm chí những việc nhỏ nhất như một nhánh bạc hà, mà bỏ điều hệ trọng hơn trong luật pháp. Những điều hệ trọng hơn trong luật pháp nầy, tôi nghĩ, đang mô tả sự công bình thực tế.
Những điều hệ trọng hơn trong luật pháp, theo Chúa Jêsus Chúa chúng ta đó là “sự công bình, thương xót và trung tín”.
 SỰ CÔNG BÌNH
Công bình là xử sự đối với Đức Chúa Trời và con người theo cách công bình, theo các tiêu chuẩn công bình của Đức Chúa Trời.
Về lớp người trẻ và con cái, sự công bình bao gồm sự vâng lời đối với cha mẹ, và khi chúng ta lớn lên, chúng ta phải chăm sóc họ khi họ về già.
Về những người đi mua sắm, công bình có nghĩa là nói cho người thối tiền biết họ đã thối dư cho mình.
Về người làm công, công bình có nghĩa là làm đúng với lương bổng mà mình đã đồng ý.
Về chúng ta, là những người có nhiều hàng xóm, công bình có nghĩa là tôn trọng tài sản của họ cũng y như tài sản của mình vậy.
Về những người có việc phải lo đối với nhà cầm quyền, phải thành thật và thu nhập của mình và về số thuế mà chúng ta đang có nghĩa vụ phải đóng góp.
 THƯƠNG XÓT
Nếu quí vị đọc luật pháp Cựu ước, quí vị sẽ thấy có những điều khoản về ơn thương xót.
Chiếc áo choàng của người nghèo không được cầm cố qua đêm như vật bảo đảm cho món nợ.
Những bó lúa ở cuối đồng phải chừa lại không được gặt để cho người nghèo mót lấy, dùng làm đồ ăn.
Có những thành ẩn náu dành cho người ta để ẩn náu, nếu người ấy tình cờ làm mất mạng người khác.
Ngày nay Chúa chúng ta mong người công bình phải tỏ ra lòng thương xót.
Chúng ta cần phải tha thứ, y như Đức Chúa Trời đã tha thứ cho chúng ta vậy.
Chúng ta cần phải giúp đỡ cho người nghèo và kẻ đang có cần.
Chúng ta cần phải hạ mình xuống giúp đỡ cho những Cơ đốc nhân nào đang cần phải sửa đổi.
Chúng ta đã được kêu gọi giúp đỡ nhau trong Hội Thánh địa phương.
Galati 6.10 – “Vậy, đang lúc có dịp tiện, hãy làm điều thiện cho mọi người, nhất là cho anh em chúng ta trong đức tin”.
 Sự công bình
 Thương xót
 TRUNG TÍN
Đức Chúa Trời kêu gọi người công bình phải bước đi trong đức tin.
Đức Chúa Trời kêu gọi người công bình phải sống thật trung tín.
Trung tín được tác động bởi đức tin của chúng ta.
Trung tín với một người vợ hay một người chồng
Trung tín với một Đức Chúa Trời
Trung tín với dân sự của Đức Chúa Trời
Trung tín trong công việc mà Đức Chúa Trời đã giao cho quí vị
Chúng ta không thể thực thi sự công bình mà không có sự vùa giúp và mặc lấy quyền phép của Đức Chúa Trời.
Nếu chúng ta đã được cứu, chúng ta sẽ có một ao ước muốn ăn ở trong sự công bình. Chúng ta sẽ tỏ ra những biểu hiện muốn thực thi sự công bình.
Những dấu hiệu của Con Cái Đức Chúa Trời.
1. TỘI LỖI NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC XỬ LÝ RỒI
2. NGƯỜI KHÔNG PHẠM TỘI BỞI VÌ NGƯỜI ĐANG Ở TRONG ĐẤNG CHRIST
3. NGƯỜI LÀM SỰ CÔNG BÌNH

4. NGƯỜI CÓ MỘT BỔN TÁNH MỚI
I Giăng 3.9 – “Ai sanh bởi Đức Chúa Trời, thì chẳng phạm tội, vì hột giống của Đức Chúa Trời ở trong người, và người không thể phạm tội được, vì đã sanh bởi Đức Chúa Trời”.
Không một ai sanh bởi Đức Chúa Trời mà phạm tội cả!
Có một số người đã sai lạc trong một lúc, nhưng rồi đã quay trở lại.
Họ sống trong tội lỗi trong một thời gian ngắn, nhưng Chúa vẫn nắm chặt lấy họ, vì họ là con cái của Đức Chúa Trời.
Một trường hợp về sự thực nầy, ấy là Franklin Graham. Tôi giả định rằng khi anh ta còn là một thiếu niên, bố mẹ anh ta đã dẫn anh ta đến với Đấng Christ làm Cứu Chúa.
Tuy nhiên, có thời kỳ ở tuổi thiếu niên, anh ta đã làm mọi sự sai trái, và xa cách Chúa.
Nhưng rồi, ở một thời điểm khác, khi anh ta quay trở lại, và giờ đây đang hầu việc Chúa qua một chức vụ được gọi là QUỸ CỦA NGƯỜI SAMARI, và cũng giảng đạo thay cho cha mình, là Billy Graham.
Tại sao con cái Đức Chúa Trời khó phạm tội?
Vì con cái của Đức Chúa Trời có một bổn tánh mới mà người đã nhận lãnh khi người tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa mình.
Khi một người được sanh bởi Đức Chúa Trời, người đã được cứu như kết quả của Đức Chúa Trời đang trồng hột giống của Ngài vào trong người, đã được sanh lại.
Là hột giống của một con người sẽ tạo ra một con người mang lấy các đặc điểm giống nhau; và như giống ngựa, giống chó, hay giống mèo sẽ tạo ra một con ngựa, một con chó hay một con mèo tương tự; cũng một thể ấy với hột giống của Đức Chúa Trời đã nhận được một đời mới tạo ra một bổn tánh mới và giống như bổn tánh của Đức Chúa Trời.
Bổn tánh cũ là tội lỗi dựa theo Ađam.
Bổn tánh mới là công bình, chiếu theo Đấng Christ.
Công việc của chúng ta là để cho bổn tánh mới cai quản chúng ta chớ không phải bổn tánh cũ.
Roma 5.17 – “Vả, nếu bởi tội một người mà sự chết đã cai trị bởi một người ấy, thì huống chi những kẻ nhận ân điển và sự ban cho của sự công bình cách dư dật, họ sẽ nhờ một mình Đức Chúa Jêsus Christ mà cai trị trong sự sống là dường nào!”
Những dấu hiệu của Con Cái Đức Chúa Trời.
1. TỘI LỖI NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC XỬ LÝ RỒI
2. NGƯỜI KHÔNG PHẠM TỘI BỞI VÌ NGƯỜI ĐANG Ở TRONG ĐẤNG CHRIST
3. NGƯỜI LÀM SỰ CÔNG BÌNH
4. NGƯỜI CÓ MỘT BỔN TÁNH MỚI
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét