Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010

I Giang 2:18-27: "Máy Khám Phá Sự Dối Trá"



I Giăng 2.18-27
MÁY KHÁM PHÁ SỰ DỐI TRÁ

“Có người mẹ kia từng hỏi con gái mình: ‘Con có biết điều chi xảy ra cho con gái hay nói dối không?’
“Đứa con gái nghe xong đáp: ‘Tất nhiên là con biết đấy. Nó lớn lên rồi nói cho con cái của chúng biết chúng có thể làm cho tóc quăn nếu chúng chỉ ăn rau’”
“Bà Brown bị sốc khi biết đứa con ấy đã nói dối. Sau khi đem đứa trẻ ra một bên để trao đổi từ lòng tới lòng, bà giải thích rất sinh động mọi hậu quả của tánh nói dối.
“’Ngươi đờn ông cao lớn kia với ánh mắt rực lửa và hai cái sừng nhọn hoắc bắt lấy mấy đứa con nít hay nói dối đem chúng đi trong ban đêm. Ông ta đưa chúng đến sao Hoả, ở đó chúng phải lao động nhọc nhằn trong một hẽm núi chừng 50 năm! Còn bây giờ, bà ta kết luận: ‘con sẽ không được nói dối nữa, nghe không?’
“’Không đâu mẹ ơi - đứa nhỏ ấy nghiêm nét mặt nói: ‘Mẹ nói dối còn hay hơn cả con đấy!’”
Nói chung, trẻ con là những cái máy khám phá sự dối trá rất là tốt.
Và có nhiều lần khi quí vị có thể thuật lại ai đó đang nói dối. Hoặc giả nếu họ không nói dối, quí vị biết rằng họ hoàn toàn không nói ra sự thật.
Là một Mục sư, tôi có ấn tượng với khả năng nói dối của con người. Tôi đã nhìn thấy người ta ở hai mặt của một vấn đề, họ kể cho tôi nghe hai câu chuyện khác nhau, rồi phải đến với phần kết là ít nhất một trong hai câu chuyện không hoàn toàn là sự thật.
Mỗi một người chúng ta đều có cái “máy khám phá sự dối trá”, thật là thú vị khi chúng ta có thể biết được ai đang nói dối và ai đang nói ra lẽ chân thật?
Nhu cần phải có một cái “ máy khám phá sự dối trá” là quan trọng hơn quí vị có thể suy tưởng.
Giăng 8.44 – “Các ngươi bởi cha mình, là ma quỉ, mà sanh ra; và các ngươi muốn làm nên sự ưa muốn của cha mình. Vừa lúc ban đầu nó đã là kẻ giết người, chẳng bền giữ được lẽ thật, vì không có lẽ thật trong nó đâu. Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối”.
Đặc biệt con người rất giỏi trong việc nói dối vì cớ tác động của Satan.
Là “Cha sự nói dối”, quí vị nghĩ Ma Quỉ có trình độ nói dối về điều gì?
Tôn giáo, tất nhiên rồi!
Con đường dẫn tới thiên đàng
Con đường dẫn tới sự cứu rỗi
Sự sống đời đời
Thần tính của Đức Chúa Jêsus Christ
Satan là một kẻ thù, hắn chẳng muốn người nào tìm được sự sống đời đời.
Khi chúng ta trở lại với I Giăng và phần nghiên cứu của chúng ta về Cơ đốc giáo chơn thật, chúng ta đến với I Giăng 2.18-27. Ở đây chúng ta thấy rằng Satan hiện đang hành động khuyến khích sự nói dối hầu giữ con người không tin Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa.
Cảm tạ Chúa, chúng ta là những Cơ đốc nhân có một cái máy khám phá ra sự dối trá, cái máy ấy có thể giữ chúng ta không chào thua trước sự dối trá của Satan.
SỰ DỐI TRÁ
I Giăng 2.18-19 – “Hỡi các con cái ta, giờ cuối cùng là đây rồi, các con đã nghe nói rằng Kẻ địch lại Đấng Christ phải đến. Vừa lúc bây giờ, có nhiều kẻ địch lại Đấng Christ; bởi đó, chúng ta biết rằng ấy là giờ cuối cùng. Chúng nó đã từ giữa chúng ta mà ra, nhưng vốn chẳng phải thuộc về chúng ta; vì nếu chúng nó thuộc về chúng ta, thì đã ở cùng chúng ta; song điều đó đã xảy đến, hầu cho tỏ ra rằng mọi kẻ ấy chẳng thuộc về chúng ta vậy”.
Đây là thời điểm cuối cùng hay “giờ cuối cùng”, theo câu 18.
Đây không phải là giờ giấc theo nghĩa đen, mà là một thời kỳ.
Đây là thời điểm khi ai đó được cứu lúc người đặt đức tin và lòng tin cậy của mình nơi một mình Đấng Christ để được tha tội và được sự sống đời đời.
Đây cũng là thời điểm khi Đức Chúa Jêsus Christ có thể tái lâm vào bất cứ giờ phút nào để tiếp rước các thánh đồ của Ngài, và đề ra bối cảnh cho các biến cố long trọng sau cùng của lịch sử.
Quí vị sẽ nói: “Vậy thì một giờ sẽ kéo dài bao lâu?”
“Để định liệu cho mọi việc, tại sao Đức Chúa Trời phải lâu lắc như thế chứ?
“Đã hơn 2.000 năm qua rồi, tại sao Đức Chúa Trời không kết liễu việc nầy đi?”
Chúng ta trả lời cho thắc mắc đó tuần qua khi chúng ta trưng dẫn II Phierơ 3.8-9 – “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ nên quên rằng ở trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày. Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn”.
Sau khi Chúa Jêsus đến tiếp rước các thánh đồ Ngài có lời hứa về sự hiện ra của nhân vật mà Giăng nói với các độc giả đã nghe rằng hắn sẽ hiện đến. Giăng gọi hắn là “antichrist” “Kẻ địch là Đấng Christ” .
H.A. Ironside – “Giăng là trước giả duy nhứt sử dụng từ ngữ đặc biệt đó; những từ ngữ khác đã được sử dụng ở các phần khác trong Kinh Thánh; kẻ thờ lạy hình tượng, kẻ phi luật pháp, Vua ngoan cố, đứa con của sự đoạ đày, con người tội lỗi, tiên tri giả, và là kẻ sẽ hiện đến theo danh xưng của hắn. Những từ ngữ nầy đang mô tả cùng một nhân vật, là kẻ sẽ dấy lên trong thời kỳ đại nạn rồi dẫn những người Cơ đốc và Do thái giáo bội đạo tội lỗi đi thật xa khỏi Đức Chúa Trời hơn là họ đang đứng trong thời hiện tại đây” H.A. Ironside, Epistles of John and Jude, (Neptune, New Jersey, Loizeaux Brothers, 1931), p. 90
Tôi xem Antichrist là nổ lực tột bậc quan trọng nhất trong kỷ nguyên nầy để lật đổ Đức Chúa Jêsus Christ. Tất nhiên, điều nầy sẽ không đạt được mục tiêu đó đâu. Chúa Jêsus sẽ huỷ diệt hắn.
Satan không phải là không làm gì cả đâu, hắn đang chờ đợi để tỏ ra antichrist của hắn đấy thôi.
Trong câu 18 Giăng nói rằng chúng ta biết đây là giờ cuối cùng vì quanh đấy đã có nhiều antichrist rồi.
Chúng không phải là vô quyền đâu. Chúng không phải là không nguy hiểm đâu. Chúng không phải là không thuyết phục đâu. Nhưng chúng rất có quyền lực, nguy hiểm, và rất thuyết phục đủ để làm cho nhiều người phải lạc sai!
Chữ “anti” chúng ta nghĩ nó có ý nghĩa “địch lại”.
Cho nên thật là tự nhiên, một antichrist là kẻ nói năng nghịch lại với Đấng Christ.
Bất luận chúng ta nói về Đấng Christ có hay như thế nào, hắn đang nghịch lại Ngài.
Một số antichrist ăn nói rất hoa mỹ về Chúa Jêsus. Nhưng nếu quí vị cẩn thận lắng nghe mọi điều họ đang nói, quí vị khám phá ra rằng họ đang chối bỏ Ngài là Cứu Chúa, là Đấng Christ, là Đấng Mêsi, là Con Đức Chúa Trời.
Ngoài ra, giới từ nầy, “anti”, còn có ý nghĩa khác nữa. Nó cũng có nghĩa là “bắt chước”.
Những antichrist ngày hôm nay là một sự bắt chước Đấng Christ và bắt chước theo Cơ đốc giáo chơn thật.
Chúng đã được hoạch định bởi Satan làm công cụ của sự nói dối, là một sự dối trá!
Câu 19 – “Chúng nó đã từ giữa chúng ta mà ra, nhưng vốn chẳng phải thuộc về chúng ta”.
Nói cách khác, đa phần các antichrist nầy, các giáo sư giả nầy đều khởi từ trong Hội Thánh, đã khởi sự từ giữa vòng các môn đồ, nhưng họ chưa hề thực sự được cứu.
Một lời cảnh cáo đang có ở đây. Quí vị đang ngồi nghe tôi nói, điều đó không bảo đảm cho sự quí vị được cứu đâu. Người ta có thể hiện diện trong nhà thờ hết Chúa nhựt nầy đến Chúa nhựt khác, hết tháng nầy sang tháng khác, hết năm nầy sang năm khác mà không được cứu!
Đấy là trường hợp của một số giáo sư giả, họ đã khởi sự các tôn giáo giả.
Warren Wiersbe – “Nếu bạn nghiên cứu lịch sử các hệ thống tà giáo cùng các hệ thống chống nghịch đạo Cơ đốc trong thế giới ngày nay, quí vị sẽ thấy rằng trong hầu hết các trường hợp những nhà sáng lập của chúng đều xuất thân từ một Hội Thánh địa phương nào đó! Họ đã ở với chúng ta, song không thuộc về chúng ta, vì vậy họ đã ra khỏi chúng ta rồi mở ra các nhóm riêng của họ” Warren Wiersbe, The Bible Exposition Commentary, Volume 2, (Wheaton, Illinois, Victor Books, 1989) p. 499
Câu 19 nói tiếp “…hầu cho tỏ ra rằng mọi kẻ ấy chẳng thuộc về chúng ta vậy”.
Và tại sao chẳng thuộc về chúng ta? Nếu họ ở lại trong chính Hội Thánh đó họ sẽ rao bán sự dạy giả dối của họ dễ dàng hơn.
Nhưng Đức Chúa Trời đã lo liệu cho chúng ta:
“… song điều đó đã xảy đến, hầu cho tỏ ra rằng mọi kẻ ấy chẳng thuộc về chúng ta vậy”.
Họ đã bị biệt ra khỏi Cơ đốc giáo chơn thật để tỏ ra tỏ tường rằng họ chẳng thuộc về chúng ta. Tất nhiên thế gian vẫn cố gắng nhóm các giáo sư giả lại dưới tiêu đề Cơ đốc giáo.
Mới đây Herbert W. Armstrong, người sáng lập “Giáo hội Hoàn cầu của Đức Chúa Trời” (The Worldwide Church of God), là một giáo sư giả.
Ông ta là một người thiên về với luật pháp.
Ông ta không phải là một Cơ đốc nhân chính thống theo ý nghĩa của sự dạy con đường chơn thật để được cứu.
Tuy nhiên, khi ông ta qua đời một bài báo tôi đã đọc gọi ông ta là một nhân vật theo trào lưu chính thống.
Nhưng ông ta, giống như hệ phái Mormons, những chứng nhân Giêhôva, Khoa học Cơ đốc, và nhiều người khác, đã tách biệt khỏi chúng ta, vì họ không thuộc về chúng ta!
Có một sự dối trá lộ ra ở đây!
Satan có nhiều antichrist của hắn.
Phải cẩn trọng. Phải biết lo toan về những kẻ chuyên dối trá đó.
SỰ DỐI TRÁ
KHÁM PHÁ – Các câu 20-21
Có phương thức nói ra lẽ thật từ sự dối trá không?
Một Cơ đốc nhân có thể nói giáo sư nào là đúng và giáo sư nào là sai không?
Một Cơ đốc nhân có thể tránh không rơi vào chỗ dại dột chăng? Những giáo sư giả nầy chắc chắn ra từ những Cơ đốc nhân đã được “biến đổi”.
Tất nhiên câu trả lời là “Có”!
Đức Chúa Trời đã cung ứng một hệ thống khám phá cho chúng ta.
I Giăng 2.20 – “Về phần các con, đã chịu xức dầu từ nơi Đấng thánh, thì đã biết mọi sự rồi”.
Hãy lưu ý chữ “xức dầu”.
Có một sự xức dầu đã diễn ra ngay giây phút người ta được cứu.
Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã làm phép báptêm, nhúng xuống nước, hay đặt mỗi một tín đồ vào trong thân thể của Đấng Christ.
I Côrinhtô 12.13 – “Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng ta đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa”.
Và khi Đức Thánh Linh làm phép báptêm cho chúng ta Ngài đã ngự vào trong lòng chúng ta. Chúng ta có Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang ngự ở trong lòng.
Thánh Linh của Đức Chúa Trời, ngôi thứ ba của Ba Ngôi Đức Chúa Trời là một Vị Giáo Sư.
Giăng 16.12-14 – “Ta còn có nhiều chuyện nói với các ngươi nữa; nhưng bây giờ những điều đó cao quá sức các ngươi. Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật; vì Ngài không nói tự mình, nhưng nói mọi điều mình đã nghe, và tỏ bày cho các ngươi những sự sẽ đến. Ấy chính Ngài sẽ làm sáng danh ta, vì Ngài sẽ lấy điều thuộc về ta mà rao bảo cho các ngươi”.
Sự dạy của Đức Thánh Linh giúp chúng ta biết phân biệt lúc nào có một vị giáo sư giả. Câu 20 kết luận “các con…đã biết mọi sự rồi”. Câu nói nầy có ý nói: “hết thảy các con đều đã biết”. Nói cách khác, mỗi Cơ đốc nhân chơn thật có thể phân biệt đâu là thật đâu là giả nhờ ảnh hưởng của Đức Thánh Linh.
Warren Wiersbe – “Một vị giáo sĩ cùng với một người bạn da đỏ, người bạn nầy là một tân tín hữu, đến với người Mỹ da đỏ sống ở Los Angeles. Khi họ bước đi trên đường phố, họ đi ngang một người đứng ở góc đường đang giảng đạo với quyển Kinh Thánh trên tay. Vị giáo sĩ vốn biết rõ người nầy là đại diện cho một hệ thống thờ lạy hình tượng, còn người da đỏ chỉ nhìn thấy quyển Kinh Thánh. Anh ta đứng lại lắng nghe bài giảng.
“Vị giáo sĩ thầm nghĩ trong lòng: “Tôi hy vọng người bạn của tôi không rơi vào chỗ nhầm lẫn”, rồi bắt đầu cầu nguyện. Trong vài phút người da đỏ kia tách ra khỏi chỗ đó và cùng với vị giáo sĩ đi đường mình.
Vị giáo sĩ bèn hỏi: “’Anh nghĩ sao về nhà truyền đạo đó?”
Người da đỏ kia đáp ngay: “’Khi tôi nghe ông ta nói, ‘có điều chi đó ở trong lòng tôi cứ nhắc, kẻ nói dối, kẻ nói dối!’”
Câu 21 – “Ta viết cho các con, chẳng phải vì các con không biết lẽ thật, nhưng vì các con biết lẽ thật, và hiểu rằng chẳng có sự dối trá nào bởi lẽ thật mà ra”.
Giăng quyết chắc với độc giả của mình rằng ông đang viết không phải vì họ không biết lẽ thật, mà vì họ biết rõ lẽ thật.
Và vì họ biết rõ lẽ thật, ông muốn nhắc cho họ nhớ rằng lẽ thật không chứa một sự dối trá nào hết.
Giăng còn nhắc cho độc giả của ông biết rằng không một sự dối trá nào bởi lẽ thật mà ra.
Điều nầy có ý nói rằng không một ai trong chúng ta nên ngồi lại và nhìn xem những tín đồ Mormons hay Những chứng nhân Giêhôva, rồi nói: “Hay, có chút ít lẽ thật ở đó, điều đó khiến họ ra như thật”. Sự dạy giả dối chẳng đếm xỉa gì đến bất kỳ một lẽ thật nào.
Hệ thống thờ lạy hình tượng nầy không nhất thiết phải là sai trong giáo lý của họ hầu dẫn người ta đi lạc. Chỉ cần một ít độc tố thấm vào miếng cơm ngon thì giết chết ngay một con chuột.
Chúng ta phải làm gì với hệ phái Mormons, Những chứng nhân Gêhôva, cùng các phần tử tà giáo khác mà chúng ta biết?
Hãy yêu thương họ!
Hãy cầu nguyện cho họ!
Hãy tìm kiếm những cơ hội để chia sẻ lẽ thật cho họ.
Nếu có một sự dối trá trong sự dạy cơ bản về Đấng Christ và về ơn cứu rỗi, không có một lẽ thật nào ở đó, và là Cơ đốc nhân chúng ta có khả năng khám phá ra sự dối trá đó.
SỰ DỐI TRÁ
KHÁM PHÁ
CHỐI BỎ – Các câu 22-23
I Giăng 2.22 – “Ai là kẻ nói dối, há chẳng phải kẻ chối Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ sao? Ay đó là Kẻ địch lại Đấng Christ, tức là kẻ chối Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con!”
Bây giờ Giăng nói cho chúng ta biết ai là kẻ nói dối.
Có những người đang là đòn xóc hai đầu với giáo lý nói tới Đấng Christ.
Họ chối không nhận Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, nghĩa là, Con Đức Chúa Trời ở trong loài xác thịt.
Họ chối Chúa Jêsus không phải là Đấng Mêsi.
I Giăng 2.23 – “Ai chối Con, thì cũng không có Cha: ai xưng Con, thì cũng có Cha nữa”.
Câu 23 – Chối bỏ thần tính của Đấng Christ là tỏ ra quí vị không có Đức Chúa Cha đang ngự ở trong lòng quí vị.
Xưng nhận Đức Chúa Con là Cứu Chúa tỏ ra rằng Đức Chúa Cha đang ngự ở trong quí vị đấy.
Giăng 14.21 – “Ai có các điều răn của ta và vâng giữ lấy, ấy là kẻ yêu mến ta; người nào yêu mến ta sẽ được Cha ta yêu lại, ta cũng sẽ yêu người, và tỏ cho người biết ta”.
Người theo đạo Hồi không công nhận thần tính của Đấng Christ, họ không có Đức Chúa Cha.
Người theo Do thái giáo không công nhận thần tính của Đấng Christ, họ không có Đức Chúa Cha.
Những chứng nhân Giêhôva không công nhận thần tính của Đấng Christ. Họ không có Đức Chúa Cha.
Hệ phái Mormons không công nhận thần tính của Đấng Christ theo cùng một cách chúng ta xưng nhận. Họ không có Đức Chúa Cha.
Hãy xem xét mọi điều một giáo sư đang nói về Đấng Christ, và nếu ông ta là một giáo sư giả, một antichrist, quí vị sẽ nhìn thấy sự chối bỏ Đấng Christ đâu đó trong sự dạy của ông ta.
SỰ DỐI TRÁ
KHÁM PHÁ
CHỐI BỎ
BẢO VỆ – Các câu 24-27
Vậy thì chúng ta phải canh chừng như thế nào hầu chống lại sự dạy giả dối?
Đâu là sự phòng thủ của chúng ta để chống lại cuộc tấn công như thế nầy của Satan?
I Giăng 2.24 – “Còn như các con, điều mình đã nghe từ lúc ban đầu phải ở trong các con. Nếu điều các con đã nghe từ lúc ban đầu ở trong mình, thì các con cũng sẽ ở trong Con và trong Cha”.
Có một số điều không thể đánh đổ được trong đức tin của quí vị.
Có một số lẽ thật quí vị đang tin theo, quí vị đã nghe từ lúc ban đầu về đức tin Cơ đốc của quí vị.
Nếu những điều không thể đánh đổ được cứ ở trong quí vị, mối giao thông của quí vị với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con cứ thêm lên và tiếp tục.
Những điều không thể đánh đổ nầy là Tin Lành (gospel).
G – Đức Chúa Trời yêu thương quí vị.
O – Đức Chúa Jêsus Christ là Con độc sanh
S – Tội lỗi, ai cũng có
P – Huyết quí báu của Đấng Christ đã đổ ra vì chúng ta
E – Cứu Chúa hằng sống
L – Hãy mời Ngài ngự vào lòng
I Giăng 2.25 – “Lời hứa mà chính Ngài đã hứa cùng chúng ta, ấy là sự sống đời đời”.
Người nào thực sự được sanh lại sẽ trụ lại với Tin lành và nhận lãnh lời hứa sự sống đời đời.
I Giăng 2.26-27 – “Ta đã viết cho các con những điều nầy, chỉ về những kẻ lừa dối các con. Về phần các con, sự xức dầu đã chịu từ nơi Chúa vẫn còn trong mình, thì không cần ai dạy cho hết; song vì sự xức dầu của Ngài dạy các con đủ mọi việc, mà sự ấy là thật, không phải dối, thì hãy ở trong Ngài, theo như sự dạy dỗ mà các con đã nhận”.
Giăng đã viết những điều nầy vì cớ những người sẽ quyến dụ hay dẫn dắt các Cơ đốc nhân đi lạc.
Trong câu 27 ông quyết chắc rằng chúng ta có sự xức dầu của Đức Thánh Linh đang ngự trong chúng ta. Sự xức dầu nầy có liên tục
Đây là công tác của Đức Thánh Linh bảo hộ chúng ta chống lại sự quyến dụ của các giáo sư giả.
Chính Đức Thánh Linh là Đấng đang dạy dỗ chúng ta, để chúng ta không cần tới các giáo sư giả đang gọi mời chúng ta.
Phân đoạn Kinh Thánh nầy không có ý nói rằng chúng ta không cần các giáo sư Kinh Thánh. Đấy là điều chính bản thân Giăng đang làm, đang dạy Kinh Thánh!
Chính mình Chúa Jêsus đã bảo chúng ta phải dạy dỗ trong Sứ Mệnh Cao Cả của Ngài.
Mathiơ 28.19-20 – “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế”.
Phaolô đã chỉ định các vị giáo sư.
Phaolô bảo Timôthê dạy người khác nên dạy cho những người khác nữa.
II Timôthê 2.1-2 – “Vậy, hỡi con, hãy cậy ân điển trong Đức Chúa Jêsus Christ mà làm cho mình mạnh mẽ. Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác”.
Tôi nghĩ mục đích của Giăng, ấy là quí vị và tôi đều có sự phòng thủ chống lại các giáo sư giả. Đây là công tác dạy dỗ của Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh sẽ dùng Lời của Đức Chúa Trời, sự thông sáng riêng tư của Ngài, và sự dạy của các giáo sư tin kính giữ chúng ta trên con đường hẹp và thẳng tắp kia.
Và chúng ta càng để cho Đức Thánh Linh dạy dỗ chúng ta, chúng ta càng cứ ở trong Ngài luôn.
Vì vậy Đức Chúa Trời đã trang bị cho chúng ta với một cái máy khám phá sự dối trá.
SỰ DỐI TRÁ
KHÁM PHÁ
CHỐI BỎ
BẢO VỆ
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét