1 Giăng 1.8 - 2.2
CỦA BẠN MỞ HAY TẮT?
Nếu bạn sống giống như tôi, bạn để cho những ngọn đèn “mở” khi bạn tắt chúng và để đèn “tắt” khi bạn phải mở chúng.
Là Cơ đốc nhân, chúng ta cần phải bước đi “trong sự sáng”, như chúng ta đã xét qua tuần rồi.
1 Giăng 1.7 – “Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta”.
Là Cơ đốc nhân, chúng ta là “sự sáng trong thế gian”.
Mathiơ 5.14-16 – “Các ngươi là sự sáng của thế gian; một cái thành ở trên núi thì không khi nào bị khuất được: cũng không ai thắp đèn mà để dưới cái thùng, song người ta để trên chân đèn, thì nó soi sáng mọi người ở trong nhà”.
Vì vậy, hỡi Cơ đốc nhân, bạn là sự sáng của thế gian. Cho phép tôi hỏi bạn: Có phải ngọn đèn của bạn đang “mở” hay đang “tắt”? Bạn đang chiếu sáng hay đang giấu sự sáng đi?
Một sáng kia có người đi làm, một người Cơ đốc thấy phạm lỗi khi lấy hai tờ báo thay vì một. Trước tiên người nghĩ tới việc trả tiền cho người kia vào sáng hôm sau, nhưng rồi sau khi xem xét một phút, người nói: “Tốt hơn tôi nên quay lại với tờ báo nầy. Tôi không muốn người ở sạp báo nghĩ tôi là bất lương”. Người đi lấy xe, rồi lái quay trở lại sạp báo, và trả lại tờ báo.
Một tuần lễ sau, có người lấy cắp tiền từ quầy tạp hoá. Khi cảnh sát hỏi thời gian sự việc xảy ra, nhân viên bán hàng nhớ chỉ có hai người có mặt ở cửa hàng lúc bấy giờ — và một là người Cơ đốc kia.
Nhân viên bán hàng ngay lập tức bác bỏ không nghi ngờ anh ta, rồi nói: “Người ấy rất thành thực. Người ấy vừa trở lại đây chỉ để trả lại tờ báo mà người đã lấy lộn”. Nhân viên cảnh sát tập trung điều tra vào người kia, không bao lâu sau đó người ấy đã nhận tội. Sự thành thật của Cơ đốc nhân đã tạo ra được một ấn tượng lớn trên nhân viên bán hàng chưa tin Chúa (Our Daily Bread, March-May, 1998, p. for April 15, http.//www.bible.org/illus.asp?topic_id=1549).
Đèn của Cơ đốc nhân nầy đã “mở”.
Tôi đã quan sát thấy nhiều Cơ đốc nhân đã mất tính chất của họ và đang sử dụng cách nói năng thật tệ hại. Đèn của họ đã “tắt”.
Tôi đã nhìn thấy nhiều Cơ đốc nhân sống không chân thật. Đèn của họ đã “tắt”.
Có những Cơ đốc nhân đã phạm vào tội lấy cắp. Đèn của họ đã “tắt”.
Tôi là một Cơ đốc nhân đã để cho lo lắng làm cho tôi phải bất động. Đèn của họ đã “tắt”.
Tôi biết một số Cơ đốc nhân đã dính líu vào tội ngược đãi trẻ em, lạm dụng tình dục và nhiều tội khác nữa. Đèn của họ đã “tắt”.
Tôi biết một số Cơ đốc nhân, họ sống bất trung với vợ hay chồng mình. Đèn của họ đã “tắt”.
Sáng nay, chúng ta mở ra ở 1 Giăng, là quyển sách trong Kinh Thánh nói tới việc sống thật, hay Cơ đốc giáo thật. Khi chúng ta nhìn vào 1 Giăng 1.8 - 2.2, tôi muốn bạn đưa ra thắc mắc: “Đèn của tôi là một Cơ đốc nhân đang “mở” hay đang “tắt”?” Bạn không thể làm gì nhiều cho ai khác, nhưng bạn phải biết chắc rằng sự sáng của bạn đang chiếu sáng cho Chúa Jêsus.
Sáng nay chúng ta sẽ xem xét.
NAN ĐỀ KHÔNG THÀNH THẬT – 1.8, 10
LỜI HỨA THA THỨ – 1.9
XU HƯỚNG VỀ SỰ THÁNH KHIẾT – 2.1a
CÓ ĐẤNG CẦU THAY – 2.1-2
NAN ĐỀ KHÔNG THÀNH THẬT – 1.8, 10
1 Giăng 1.8 – “Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta”.
Có nhiều người trong thời của Giăng xưng mình đã đạt tới một điểm “vô tội trọn vẹn”. Họ xưng rằng họ không phạm tội gì hết.
Cũng có những người trong thời của chúng ta đưa ra lời xưng nhận đó.
Cái điều tôi đáng lo là chúng ta những Cơ đốc nhân đã được tái sanh. Chúng ta đã tin cậy Đấng Christ làm Cứu Chúa. Chúng ta đã được tha thứ và chúng ta sẽ được lên thiên đàng.
Chúng ta sẽ không hề xưng mình là vô tội.
Tuy nhiên, chúng ta không xem những lỗi lầm đặc biệt của chúng ta là tội lỗi.
Chúng ta sẽ gọi chúng là “yếu đuối” hay là “con người” hoặc một kết quả của “mệt mõi”, nhưng chúng ta không gọi chúng như chúng đáng phải vậy, đó là tội lỗi!
Chúng ta nghĩ không sao nếu chúng ta hành động giống như mọi người khác.
Chúng ta có thể nói dối hay chia sẻ một nửa lẽ thật hầu đưa chúng ta ra khỏi rắc rối.
Chúng ta có thể lấy một thứ gì đó không thuộc về chúng ta và xưng công bình lý do tại sao chúng ta lấy thứ đó.
Chúng ta có thể nhìn một người nữ khác với các tư tưởng tham muốn, rồi nói: “Nhìn mà chẳng đụng đến thì đâu có sao”.
Có chắc không?
Mathiơ 5.27-28 – “Các ngươi có nghe lời phán rằng: Ngươi chớ phạm tội tà dâm. Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đàn bà mà động tình tham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi”.
Chúng ta đánh mất tính chất của mình rồi lây lan qua người khác, thường là một thành viên trong gia đình, và hãy tự xét mình xem làm vậy có đúng hay không!?!
Chúng ta biếng nhác ở sở làm hay ít tham dự vào Hội Thánh của mình rồi tìm những lý do để xưng công bình cho việc ấy.
Chúng ta để cho kiêu ngạo níu kéo chúng ta không nhìn nhận lúc chúng ta sai lầm hay không muốn cầu xin được tha thứ.
Và chúng ta không nghĩ những việc như thế nầy là tội lỗi!
Khi chúng ta sống như thế nầy, không những chúng ta không thành thực, mà chúng ta còn dối mình nữa!
Những người khác có nhìn thấy tội lỗi của bạn không?
Có đấy, họ có thể nhìn thấy nhiều điều trong số đó, và họ biết bạn sai quấy ra sao bất luận bạn xưng công bình hay thoái thác trách nhiệm đến cỡ nào. Và những điều người khác không thể thấy được, Đức Chúa Trời có thể thấy chúng.
Châm ngôn 15.3 – “Con mắt Đức Giê-hô-va ở khắp mọi nơi, xem xét kẻ gian ác và người lương thiện”..
Khi một Cơ đốc nhân sai quấy mà chẳng chịu nhìn nhận, ngòn đèn làm chứng của người đã “tắt”.
Nhiều lần bậc phụ huynh thất bại không chịu xin lỗi con cái mình vì những việc họ đã phạm sai lầm, và điều nầy tạo ra một cái nêm chen vào giữa con cái và cha mẹ.
Nhiều lần một Cơ đốc nhân không nhìn nhận sai lầm trong công việc và điều nầy đã làm ngăn trở người (nam hay nữ) không còn làm chứng tốt được nữa. Ngọn đèn đã “tắt”.
Và hãy chú ý khi chúng ta dối mình với tội lỗi của chúng ta, lẽ thật không còn ở trong chúng ta nữa. Chúng ta đang sống theo một lời nói dối do làm theo điều quấy mà không chịu trách niệm về mình!
1 Giăng 1.10 – “Nhược bằng chúng ta nói mình chẳng từng phạm tội, ấy là chúng ta cho Ngài là kẻ nói dối, lời Ngài không ở trong chúng ta”.
Có lẽ câu nầy nói tới một người xưng mình không hề phạm tội!
Khi một người nói như vầy, người ấy đang gọi Đức Chúa Trời là kẻ nói dối.
Đức Chúa Trời phán hết thảy chúng ta đều đã phạm tội!
Roma 3.10-18 – “như có chép rằng: Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không. Chẳng có một người nào hiểu biết, Chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời. Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích; Chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không. Họng chúng nó như huyệt mả mở ra; Dùng lưỡi mình để phỉnh gạt; Dưới môi chúng nó có nọc rắn hổ mang. Miệng chúng nó đầy những lời nguyền rủa và cay đắng. Chúng nó có chân nhẹ nhàng đặng làm cho đổ máu. Trên đường lối chúng nó rặc những sự tàn hại và khổ nạn, Chúng nó chẳng hề biết con đường bình an. Chẳng có sự kính sợ Đức Chúa Trời ở trước mặt chúng nó”.
Roma 3.23 – “vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời”.
Nếu một người xưng mình chưa hề phạm tội, không những người đang gọi Đức Chúa Trời là kẻ nói dối, mà còn cho Lời Đức Chúa Trời chắc chắn không chạm đến đời sống của người. Lời Đức Chúa Trời không ở “trong người”.
Chúng ta áp dụng câu nầy cho Cơ đốc nhân bằng cách nào?
Đức Chúa Trời cho chúng ta biết trong Lời của Ngài những sinh hoạt nào là sai quấy và gọi chúng là tội lỗi.
Nếu tôi không gọi tội lỗi trong đời sống tôi là “tội lỗi”, tôi đang gọi Đức Chúa Trời là kẻ nói dối, và Lời của Ngài chắc chắn không chạm vào đời sống của tôi.
Vì vậy, nếu chúng ta không thành thực về tội lỗi trong đời sống của chúng ta, chúng ta đang dối mình và chúng ta đang gọi Đức Chúa Trời Toàn Năng là kẻ nói dối.
Và ngọn đèn chứng cớ của chúng ta đang “tắt”. Chúng ta không thể chạm vào người khác thật hiệu quả cho Ngài được.
NAN ĐỀ KHÔNG THÀNH THẬT – 1.8, 10
LỜI HỨA THA THỨ – 1.9
Khi Chúa Jêsus chịu chết vì tội lỗi chúng ta, Ngài đã chịu chết vì hết thảy tội lỗi, quá khứ, hiện tại và tương lai.
Khi một Cơ đốc nhân phạm tội, ngọn “đèn” chứng cớ của người không còn cháy nữa.
Khi một Cơ đốc nhân phạm tội, Đức Chúa Trời không đáp trả lời cầu nguyện.
Thi thiên 66.18 – “Nếu lòng tôi có chú về tội ác, ắt Chúa chẳng nghe tôi”.
I Phierơ 3.7 – “Hỡi người làm chồng, hãy tỏ điều khôn ngoan ra trong sự ăn ở với vợ mình, như là với giống yếu đuối hơn; vì họ sẽ cùng anh em hưởng phước sự sống, nên phải kính nể họ, hầu cho không điều gì làm rối loạn sự cầu nguyện của anh em”.
I Phierơ 3.12 – “Vì mắt Chúa đoái trông người công bình, tai Ngài lắng nghe lời cầu nguyện người, nhưng mặt Chúa sấp lại nghịch với kẻ làm ác”.
Khi một Cơ đốc nhân phạm tội, Đức Chúa Trời buồn lắm.
Êphêsô 4.25-32 – “Như vậy, mỗi người trong anh em phải chừa sự nói dối, hãy nói thật với kẻ lân cận mình, vì chúng ta làm chi thể cho nhau. Ví bằng anh em đang cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn, và đừng cho ma quỉ nhân dịp. Kẻ vốn hay trộm cắp chớ trộm cắp nữa; nhưng thà chịu khó, chính tay mình làm nghề lương thiện, đặng có vật chi giúp cho kẻ thiếu thốn thì hơn, chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh em; nhưng khi đáng nói hãy nói một vài lời lành giúp ơn cho và có ích lợi cho kẻ nghe đến. Anh em chớ làm buồn cho Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì nhờ Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc. Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác. Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy”.
Giờ đây hãy suy nghĩ về điều nầy – ĐỨC CHÚA TRỜI ĐAU BUỒN KHI TÔI PHẠM TỘI!
Là một Cơ đốc nhân, là người đã tin cậy Chúa Jêsus làm Cứu Chúa, tôi đang đem sự đau buồn vào lòng Đức Chúa Trời. Đó là việc cuối cùng mà tôi muốn làm!
Khi có ai đó gây tổn thương cho bạn hay làm mích lòng bạn, thật là khó cho bạn có một mối giao hảo tốt với người đó. Bạn muốn tránh né họ, không trò chuyện với họ, hay làm ơn cho họ.
Cũng một thể ấy với Đức Chúa Trời chí thánh, công bình của chúng ta.
Tội lỗi làm đau lòng Đức Chúa Trời và vì lẽ đó Đức Chúa Trời không sẵn sàng có mối giao thông với con cái hay phạm tội của Ngài hoặc để đáp trả những lời cầu nguyện của người (nam hay nữ).
Nhưng có những tin tức tốt lành!
1 Giăng 1.9 – “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác”.
Xưng ra mọi tội lỗi chúng ta là công nhận chúng trước mặt Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời biết tội lỗi chúng ta là tội gì. Khi chúng ta biết rõ mọi tội lỗi của mình, chúng ta phải nhìn nhận chúng trước mặt Đức Chúa Trời.
Chúng ta là những con người đặc biệt!
Đức Chúa Trời đang trông đợi chúng ta đọc tên tội lỗi.
Chúng ta không nên cầu nguyện: “Lạy Cha, nếu con có làm gì sai quấy, xin tha thứ cho con”.
Chúng ta phải cầu nguyện: “Lạy Cha, đây là tội lỗi của con (nói rõ tội lỗi đó) làm ơn tha thứ cho con. Con đã sai rồi”.
Và hãy chú ý khi chúng ta xưng ra tội lỗi của mình, Ngài là thành tín, công bình để tha tội cho chúng ta.
Đức Chúa Trời là thành tín để tha tội vì Ngài đã phán Ngài sẽ tha tội.
Êsai 1.18 – “Đức Giê-hô-va phán: Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội các ngươi như hồng điều, sẽ trở nên trắng như tuyết; dầu đỏ như son, sẽ trở nên trắng như lông chiên”.
Đức Chúa Trời là công bình hay công nghĩa tha thứ vì Con của Ngài đã trả giá cho tội lỗi đó rồi.
II Côrinhtô 5.21 – “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời”.
Và Đức Chúa Trời đi từng bước xa hơn trong ơn tha thứ của Ngài.
Khi chúng ta thành thật xét mình rồi xưng ra mọi tội đã biết, Ngài xử lý với những tội mà chúng ta chưa ý thức được.
Chúng ta được thanh tẩy khỏi “mọi sự bất nghĩa”.
Quả là một lời hứa kỳ diệu và đáng khích lệ!
Và khi chúng ta xử lý với tội lỗi của chúng ta trên một cơ sở đều đặn, chúng ta sẽ bước đi trong sự sáng, rồi nhờ đó đèn của chúng ta sẽ ở vị thế “mở”.
NAN ĐỀ KHÔNG THÀNH THẬT – 1.8, 10
LỜI HỨA THA THỨ – 1.9
XU HƯỚNG VỀ SỰ THÁNH KHIẾT – 2.1a
1 Giăng 2.1 – “Hỡi con cái bé mọn ta, ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội”.
Giăng đang nói cho họ biết lý do tại sao ông chỉ nói tới thực tại của tội lỗi, và sự thực: chúng ta cần phải xưng tội mình.
Mục đích của Giăng khi nói tới tội lỗi, ấy là để cho họ đừng phạm tội nữa.
Chúng ta là Cơ đốc nhân phải xu hướng về sự thánh khiết.
Sự thánh khiết, nghĩa là biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời.
Nếu chúng ta sống biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời, chúng ta cũng phải tách biệt đối với tội lỗi nữa.
Lêvi ký 20.26 – “Đối cùng ta các ngươi hãy nên thánh, vì ta, Đức Giê-hô-va, là thánh; ta đã phân rẽ các ngươi với các dân, để các ngươi thuộc về ta”.
Trong các khu rừng ở miền Bắc Âu châu và Á châu có một loài động vật nhỏ sinh sống có tên là chồn “ermine”, ai cũng biết tới nó với bộ lông trắng như tuyết vào mùa đông. Nó có bản năng bảo hộ chiếc áo choàng màu trắng của mình chống lại bất cứ thứ gì làm bẩn chiếc áo ấy.
Những thợ săn lông thú nắm bắt được ưu điểm của thói tật bất thường nầy của loài chồn. Họ không giăng bẫy để bắt nó, thay vì thế họ tìm hang của nó, thường là một khe đá hay một lỗ sâu trong một cây thật già cỗi. Họ làm bẩn lối vào và bên trong bằng bụi than. Tiếp đến các thợ săn thả chó để tìm và đuổi loài chồn nầy. Con thú hoảng sợ chạy hướng về hang nhưng không vào vì cớ dơ bẩn. Thay vì làm bẩn chiếc áo choàng của nó, nó bị bầy chó chận lại và bắt lấy trong khi lo bảo tồn sự tinh sạch của mình. Đối với loài chồn “ermine”, tinh sạch thì quí báu hơn cả mạng sống nữa – (HGB, Our Daily Bread, April 21, 1997, http.//www.bible.org/illus.asp?topic_id=731).
Giống như loài chồn nầy chúng ta thà chết chứ không chịu làm bẩn mình với bụi than và sự bẩn thỉu của tội lỗi.
Chúng ta đáng phải xu hướng về sự thánh khiết, và đừng phạm tội.
Khi chúng ta làm theo, đèn của chúng ta đang ở vị thể “mở”.
“Một đời sống thánh khiết sẽ tạo được ấn tượng sâu đậm nhất. Hải đăng không thổi ra tiếng kèn nào hết, chúng chỉ chiếu sáng mà thôi” – (D. L. Moody).
NAN ĐỀ KHÔNG THÀNH THẬT – 1.8, 10
LỜI HỨA THA THỨ – 1.9
XU HƯỚNG VỀ SỰ THÁNH KHIẾT – 2.1a
CÓ ĐẤNG CẦU THAY – 2.1-2
Tôi có một người bạn mới. Tên của ông ta là Dave Bursik
Tôi đã gặp ông ta, đã trò chuyện với ông ta mấy lần qua điện thoại.
Gia đình chúng tôi cần thanh toán tài sản của mẹ tôi. Như thế chúng tôi phải liệu định với luật pháp và với các bậc cầm quyền.
Chính Dave, là luật sư, ông ta cho chúng tôi biết mọi điều phải làm, nhìn thấy chúng tôi ký tên trên các giấy tờ hợp lệ, đi đúng chỗ và phải làm mọi điều cần làm, ông giúp đỡ chúng tôi trong lúc có cần.
Chúa bằng lòng, Dave đưa chúng tôi đến với toà án vào sáng Thứ Ba. Ông ấy sẽ nói năng và bào chữa vì ích cho chúng tôi. Chúng tôi gọi xin ông giúp đỡ, vì thế ông đến bên cạnh chúng tôi khi có cần. Dave đang phục vụ trong vai trò trạng sư biện hộ cho chúng tôi.
1 Giăng 2.1-2 – “Hỡi con cái bé mọn ta, ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình. Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa”.
Giăng bảo chúng ta đừng phạm tội. Nhưng Giăng vốn biết rõ và nói rằng chúng ta sẽ phạm tội.
Chúng ta không tìm cách phạm tội, nhưng khi chúng ta phạm tội chúng ta có trạng sư, một luật gia, một người được gọi đến bên cạnh chúng ta để giúp đỡ cho chúng ta.
Chúng ta có một đại biểu ở trước mặt Đức Chúa Trời công bình và thánh khiết của chúng ta.
Và đây là một điều đáng mỉa mai.
Gia đình sẽ trả công cho Dave Bursik luật gia vì mọi sự phục vụ của ông.
Còn Chúa Jêsus đã trả giá cho đặc ân làm Đấng cầu thay của chúng ta bằng cách chịu chết vì tội lỗi chúng ta. Ngài đã trả giá bằng chính huyết của Ngài để Ngài có thể làm đại biểu cho chúng ta.
Chúa Jêsus là sự thoả mãn dành cho tội lỗi của chúng ta.
Hãy hình dung ma quỉ xưa, là Satan, hắn đang tố cáo bạn ở trước ngôi của Đức Chúa Trời khi bạn phạm tội.
Kế đó hãy hình dung Chúa Jêsus đang đến trước mặt Đức Chúa Trời và nói: “Lạy Cha, người thuộc về con. Con đã chịu chết thay cho người, và người đã tin cậy con làm Cứu Chúa”.
Và cho phép tôi nói cho bạn biết. Bạn càng xu hướng vào sự thánh khiết chừng nào, bạn càng nhận rõ tội lỗi càng hơn. Và bạn càng nhận rõ tội lỗi trong đời sống của mình, và bạn sẽ càng ngã lòng thêm.
Chúng ta cần phải xưng nhận tội lỗi của mình như chúng ta đã thấy rồi.
Nhưng phải biết chắc rằng bạn đang có một Đấng cầu thay ở bên tay hữu của Đức Chúa Trời, là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm cao cả, Ngài hiện diện ở đó để làm trạng sư, để cầu thay vì ích cho bạn.
Hêbơrơ 7.24-25 – “Nhưng Ngài, vì hằng có đời đời, nên giữ lấy chức tế lễ không hề đổi thay. Bởi đó Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy”.
Bạn ơi, bạn Cơ đốc nhân ơi, bạn cần phải để cho ngọn đèn của mình chiếu sáng ra.
Mathiơ 5.16 – “Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời”.
1 Giăng 1.7 – “Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta”.
Ngọn đèn chứng cớ của bạn sẽ “mở” hay “tắt” vậy?
NAN ĐỀ KHÔNG THÀNH THẬT – 1.8, 10
LỜI HỨA THA THỨ – 1.9
XU HƯỚNG VỀ SỰ THÁNH KHIẾT – 2.1a
CÓ ĐẤNG CẦU THAY – 2.1-2
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét