Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

Hêbơrơ 11.8-10; 17-19?: "ĐỨC TIN CỦA ÁPRAHAM"



ĐỨC TIN CỦA ÁPRAHAM
“Bởi đức tin, Áp-ra-ham vâng lời Chúa gọi. Bởi đức tin, người kiều ngụ trong xứ đã hứa cho mình. Bởi đức tin, Áp-ra-ham dâng Y-sác; Người tự nghĩ rằng Đức Chúa Trời cũng có quyền khiến kẻ chết sống lại” (Hêbơrơ 11.8-10; 17-19).
Trong phần kết thúc chương đứng trước, tác giả đã giới thiệu ân điển của đức tin và một đời sống đức tin như sự dự phòng tốt nhất chống lại tình trạng bội đạo; giờ đây ông mở rộng ân điển tối ưu nầy. Khi làm vậy, ông viết nhiều về những thành tựu của đức tin Ápraham hơn bất kỳ một vị tộc trưởng nào khác.
I. CÁI NỀN ĐỨC TIN CỦA ÁPRAHAM (câu 8).
A. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.
1. Bản chất của sự kêu gọi. Trong Công vụ Các Sứ đồ 7.2, Êtiên thuật lại tư thế trong đó Ápraham được kêu gọi. Đây là sự kêu gọi rất hiệu lực bởi đó ông đã trở lại đạo từ sự thờ lạy hình tượng trong nhà cha của ông. Đây là sự kêu gọi của Đức Chúa Trời và vì lẽ đó là cái nền của đức tin và là luật của sự vâng phục.
2. Các bài học từ sự kêu gọi. (a) Ân điển của Đức Chúa Trời rất rời rộng khi sử dụng hạng người tồi tệ nhất và biến họ thành hạng người tốt đẹp nhất. (b) Đức Chúa Trời đến với chúng ta trước khi chúng ta đến với Ngài. (c) Trong việc biến đổi hạng tội nhân Đức Chúa Trời thực thi một việc làm rất vinh hiển. (d) Sự kêu gọi nầy là phải lìa bỏ tội lỗi và bạn bè trong tội lỗi.
B. Lời hứa của Đức Chúa Trời.
1. Chất lượng của lời hứa. Đức Chúa Trời hứa với Ápraham rằng nơi ông được kêu gọi phải đi đến về sau ông sẽ nhận lấy làm cơ nghiệp.
2. Những lưu ý về lời hứa. Đức Chúa Trời kêu gọi dân sự Ngài đến với một cơ nghiệp: bởi sự kêu gọi có hiệu lực đó, Ngài biến họ thành con cái và kẻ kế tự. Cơ nghiệp nầy họ không tiếp quản ngay lập tức, họ phải chờ đợi điều đó. Tuy nhiên, lời hứa nầy là chắc chắn và sẽ có sự thành tựu đúng kỳ của nó. Đức tin của cha mẹ thường đem đến nhiều ơn phước cho con cái của họ.
II. PHẦN LUYỆN TẬP ĐỨC TIN CỦA ÁPRAHAM (các câu 8, 9, 17).
A. Một sự vâng phục ngấm ngầm đối với ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời.
1. Ông đi mà không biết mình đi đâu. Ông tự đặt mình vào trong tay của Đức Chúa Trời để Ngài sai phái ông đến bất cứ đâu Ngài đẹp lòng. Ông đồng ý sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời là sự hướng dẫn tốt nhất; và phục theo ý chỉ của Ngài là phần tốt nhất khi quyết định mọi sự liên quan đến ông. Đức tin và sự vâng phục ngấm ngầm là thích ứng với Đức Chúa Trời và với chỉ một mình Ngài.
2. Ông vào xứ như một lữ khách. Điều nầy nằm trong phần luyện tập đức tin của ông. Ápraham đã sống trong xứ Canaan như một lữ khách, một người kiều ngụ, và sống trong lều trại với Ysác và Giacốp. Ông đã sống ở đó trong một tình trạng du mục, di chuyển luôn, sống trong tình trạng sẵn sàng hàng ngày cho việc di dời luôn đó. Đấy là lối sống của hết thảy chúng ta trong thế gian nầy.
B. Một sự vâng phục ngấm ngầm đối với mạng lịnh của Đức Chúa Trời.
1. Đây là phần thử nghiệm của đức tin. Sáng thế ký 22.1 cho chúng ta biết: “Đức Chúa Trời thử Áp-ra-ham”; chớ phạm tội, vì Đức Chúa Trời chẳng cám dỗ ai (Giacơ 1.13), nhưng Ngài đã thử đức tin và sự vâng phục. Đức Chúa Trời trước đó đã thử đức tin của Ápraham; nhưng thử nghiệm nầy còn lớn lao hơn hết thảy. Hãy đọc câu chuyện về sự thử nghiệm ấy ở Sáng thế ký 22.
2. Đây là phần thử nghiệm được thoả mãn cách trung tín. Ápraham đã vâng theo; ông đã đem dâng Ysác. Ông dự tính dâng Ysác bằng linh hồn của ông biết đầu phục đối với Đức Chúa Trời và sẵn sàng thực hiện việc dâng con đó tùy theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Ông đã tiến rất xa khi vâng theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời tới ngay chung điểm thì Đức Chúa Trời ra tay can thiệp.
III. PHẦN NÂNG ĐỠ CHO ĐỨC TIN CỦA ÁPRAHAM (các câu 10, 19).
A. Hy vọng của thiên đàng.
1. Phần mô tả về thiên đàng. Đây là một thành; một cộng đồng đã được thiết lập, được bảo hộ và được tiếp trợ cho. Đây là một thành với những cái nền: những mục đích không thay đổi và quyền phép toàn năng của Đức Chúa Trời; những công trạng và sự suy gẫm về Chúa Jêsus; những lời hứa của giao ước đời đời. Đây là một thành mà Đức Chúa Trời đã trù tính và thực hiện.
2. Ảnh hưởng của thiên đàng. Ông đã nhìn về thiên đàng; ông tin có một thực thể như vậy; ông đã trông đợi thực thể đó. Khi ông tin như thế, đây là phần nâng đỡ cho ông khi chịu mọi thử nghiệm trong chuyến hành trình của mình; nó giúp đỡ ông kiên trì chịu đựng mọi sự không thích nghi của chuyến hành trình đó và tích cực dốc hết mọi bổn phận về chuyến hành trình ấy.
B. Quyền phép của Đức Chúa Trời.
1. Ông tin Đức Chúa Trời có thể làm cho kẻ chết được sống lại. Đức tin của ông được nâng đỡ bởi ý thức ông có quyền phép toàn năng của Đức Chúa Trời, là Đấng có quyền làm cho kẻ chết được sống lại; ông lý luận như thế với bản thân và vì thế ông giải quyết mọi sự hồ nghi của mình.
2. Ông tin Đức Chúa Trời có thể làm cho con trai mình sống lại từ kẻ chết. Chẳng có gì tỏ ra rằng Ápraham có bất cứ trông đợi gì về việc có ai ngăn trở sự dâng con trai mình; nhưng ông vốn biết rõ rằng Đức Chúa Trời có quyền làm cho con ông sống lại từ kẻ chết; và ông tin rằng Đức Chúa Trời sẽ làm vậy một khi những việc lớn lao nương vào con trai ông sẽ thất bại nếu Ysác không có một cuộc sống lâu dài hơn.
IV. PHẦN THƯỞNG CỦA ĐỨC TIN ÁPRAHAM (câu 19).
A. Ông đã nhận được con trai của mình.
Ông đã dâng con mình cho Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời đã ban con ấy lại cho ông. Cách tốt nhất để tận hưởng những tiện nghi với sự an nhàn là trao chúng cho Đức Chúa Trời; Khi ấy Ngài sẽ trao chúng trở lại, với sự nhơn từ của Ngài.
1. Ápraham đã dâng con mình cho Đức Chúa Trời.
2. Đức Chúa Trời đã ban con ấy lại cho ông.
B. Ông đã nhận được con trai mình từ sự chết theo nghĩa bóng.
1. Ápraham xem Ysác như đã chết. Ông đã nhận được con ấy từ kẻ chết, vì ông đã đem dâng nó để chịu chết. Ysác là một đứa con chết đối với Ápraham và được trao lại cho ông chẳng khác gì hơn là sự sống lại.
2. Đây là hình bóng của sự chết và sự phục sinh của Đấng Christ. Đây là một nghĩa bóng hay thí dụ về sự hy sinh và sự sống lại của Đấng Christ, Ysác là một kiểu cách thay cho Ngài. Đây là một hình bóng và là bằng chứng về sự sống lại vinh hiển của tất cả những tín đồ thực, sự sống của họ không bị mất đi nhưng giấu kín với Đấng Christ trong Đức Chúa Trời (Côlôse 3.3).
PHẦN KẾT LUẬN:
Vì Tin Lành là phần kết thúc và là sự trọn vẹn của Cựu Ước, ước mong rằng đức tin của các thánh đồ trong thời Tân Ước cũng trọn vẹn nhiều hơn đức tin của các thánh đồ trong thời Cựu Ước. Cũng một thể ấy với chúng ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét