Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

Hãy Nhớ Ngày Sa-bát



“HÃY NHỚ NGÀY SA-BÁT!”
Xuất Êdíptô ký 20.8-11; Sáng thế ký 1.31-2.3,15; Nêhêmi 13.15-22; Êsai 58.13-14; Hêbơrơ 10.25
PHẦN GIỚI THIỆU. Trong 10 điều răn, nổi bật hơn hết là điều răn thứ tư: “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh”. Ngược lại với “Ngươi chớ giết người, trộm cướp, nói chứng dối, chớ phạm tội tà dâm, v.v…” điều răn nầy dường như kém quan trọng hơn khi đem ra so sánh – TUY NHIÊN, điều răn nầy là dài nhất trong tất cả 10 điều răn, vì nó tác động vào đời sống của Israel trên cơ sở hàng ngày – “ngươi hãy làm công việc mình trong 6 ngày, nhưng ngày thứ 7 là ngày nghỉ”. Vì thế điều răn nầy bao phủ từng ngày trong đời sống của họ! Điều răn nầy không những nói về một ngày trong một tuần lễ, mà nó còn nói tới 7 ngày nữa.
Có lẽ đây là điều răn sau cùng được chép trên bảng đá thứ nhứt – những điều răn xử lý với mối quan hệ của con người với Đức Chúa Trời, sáu điều răn sau cùng xử lý với mối quan hệ của người với người – và chắc là được ghi trên bảng đá thứ nhì.
Mỉa mai thay, gần như mỗi lần Israel tái phạm, họ đã khởi sự với việc phá vỡ điều răn thứ tư theo như một số tiểu đoạn Kinh thánh nêu trên đã tỏ ra cho thấy. Có điều chi quan trọng về điều răn nầy?
Tầm quan trọng của điều răn nầy xử lý với chính bổn tánh của con người. Con người được dựng nên cho hai lãnh vực: THỜ PHƯỢNG & LAO ĐỘNG. Không một người nào ổn định về thuộc thể, về lý trí, về tình cảm, hay về thuộc linh mà không nhận ra bổn tánh có hai mặt như thế nầy. Đối với quí vị nào mạnh khoẻ và ổn định hai lãnh vực nầy phải hiện hữu trong trình tự thích ứng. Hai lãnh vực nầy cùng nhau làm cho chúng ta được mạnh mẽ, bền bĩ, và làm phu phỉ kế hoạch do Đức Chúa Trời dựng nên. Thất bại một trong hai lãnh vực nầy cho thấy chúng ta không nằm trong chỗ mà Đức Chúa Trời đã dự trù cho chúng ta phải trở thành.
MINH HOẠ. Theo sau sự hủy diệt của trận bão Andrew, một nhóm phóng viên truyền hình đã đến với một ngôi nhà còn nguyên vẹn, xung quanh là các ngôi nhà đã bị đổ nát hết. Họ dừng lại để phỏng vấn người chủ nhà để biết lý do tại sao ngôi nhà vẫn còn nguyên trong khi các ngôi nhà khác bị hư hại, và đây là câu chuyện của ông ta. Người chủ nhà nói rằng ông ta đã tự xây ngôi nhà ấy và không giống những người hàng xóm, ông ta đã xây dựng nó rất chính xác theo các nguyên tắc của bang Florida, các nguyên tắc đã được lập ra để bảo đảm cho ngôi nhà có thể đứng vững chống cự lại giông bão. Những người hàng xóm của ông đã xây dựng nhà cửa của họ bởi các nhà thầu, họ quyết định tiết kiệm tiền bạc bằng cách bỏ qua một số nguyên tắc cần thiết cho bang Florida. Người nào làm theo các nguyên tắc đều có nhà cửa của họ được an toàn – giống như người nào làm theo các nguyên tắc của Đức Chúa Trời sẽ được an ninh y như vậy! – Nguồn vô danh
Điều răn nầy thực sự có 2 phần trong đó.
1. “ngươi hãy làm công việc mình trong 6 ngày”
2. “nhưng ngày thứ 7 là ngày nghỉ”
3. Như vậy, quí vị thấy điều răn nầy thực sự bao hàm cả tuần lễ, chớ không phải chỉ có một ngày thôi đâu.
Chúng ta không thể thực hành một điều răn nầy, rồi bỏ qua điều răn kia mà được cân đối đâu!
Điều răn nầy Kinh thánh kêu gọi chúng ta phải ghi nhớ, nó đem lại sự vui mừng cả thể và cân đối trong đời sống của những ai biết giữ lấy. Một sự vi phạm từng phần của điều răn này sẽ đem lại sự tàn phá cho tâm linh và đời sống của những ai bỏ qua mặt LAO ĐỘNG hay THỜ PHƯỢNG của điều răn nầy!
I. CON NGƯỜI LAO ĐỘNG. (Xuất Êdíptô ký 20.9; Sáng thế ký 1.31; 2.15; Nêhêmi 13.15-22)
A. Các trách nhiệm thiêng liêng (Sáng thế ký 2.15; Xuất Êdíptô ký 20.9)
1. Chương trình của Đức Chúa Trời dành cho con người luôn bao gồm cả lao động, ngay cả trước sự sa ngã ở trong vườn Êđen!
2. Đức Chúa Trời đã đặt Ađam trong vườn để làm vườn, ngay trước khi tội lỗi bước vào bức tranh của nhân loại!
3. Lao động là một phần vốn có của nhân loại chúng ta và là một phần nền tảng giá trị của con người, đây là điều mà hệ thống phúc lợi của chúng ta trong hiện tại đang thiếu sót!
4. Lao động là bản chất của con người! Biếng nhác và đánh giá thấp bản thân đang chờ đợi những người nào không chịu lao động!
a. Hãy chú ý các động lực của hệ thống phúc lợi trong Cựu Ước. Người nghèo trong Israel bị bỏ ở vành ngoài các cánh đồng lúa để tìm cách làm thoả mãn mọi nhu cần của họ, NHƯNG họ có trách nhiệm phải mót lúa cho bản thân họ – lao động để tìm lại giá trị của mình.
b. Cách tiếp trợ nầy cho người nghèo đã có sẵn, họ buộc phải lao động, lao động cung ứng cho họ giá trị của việc làm theo một việc nhắm vào sự trợ giúp mà họ đã nhận được – vì thế phải lao động!
c. Đối với người thực sự mất khả năng, bạn bè hay gia đình sẽ vùa giúp bằng cách để dành lúa lại cho họ mót, giống như Rutơ đã mót lúa cho mẹ chồng đã cao tuổi của nàng, bà Naômi không thể đi mót lúa được – vì vậy đã có sự vùa giúp cho người nào thực sự không thể lao động được.
d.Thậm chí trong Tân Ước, Phao-lô đã viết cho người thành Têsalônica và nói với những kẻ trong Hội thánh, người nào đã bỏ công ăn việc làm để chờ đợi sự tái lâm của Chúa Jêsus khi nghĩ rằng sự tái lâm ấy không bao lâu nữa sẽ xảy ra: “...phải lánh người anh em nào không biết tu đức hạnh mình, và không bước theo các điều dạy dỗ mà anh em đã nhận lãnh nơi chúng tôi. Chính anh em biết điều mình phải làm để học đòi chúng tôi; vì chúng tôi không có ăn ở sái bậy giữa anh em, chưa từng ăn dưng của ai, nhưng đêm ngày làm lụng khó nhọc, để khỏi lụy đến một người nào trong anh em hết. Chẳng phải chúng tôi không có quyền lợi được ăn dưng, nhưng muốn làm gương cho anh em, để anh em bắt chước. Khi chúng tôi ở cùng anh em, cũng đã rao bảo cho anh em rằng: nếu ai không khứng làm việc, thì cũng không nên ăn nữa. Vả, chúng tôi nghe trong anh em có kẻ ăn ở bậy bạ, chẳng hề làm lụng, trở chăm những sự vô ích thôi. Chúng tôi nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ, bảo và khuyên những kẻ đó phải yên lặng mà làm việc, hầu cho ăn bánh của mình làm ra” (II Têsalônica 3.6-12).
5. Về mặt thuộc linh cũng bao gồm cả lao động nếu chúng ta có khả năng ấy!
MINH HOẠ. Một số người có những ý tưởng dại dột về việc sống thuộc linh … “Hãy để cho Đức Chúa Trời làm việc ấy” trong lý trí. Như nhà nông kia đang ngồi tại cổng nhà mình khi có người lạ bước đến hỏi thăm: “Có gì lạ vậy?” Nhà nông đáp: “Có thể chịu được” … rồi ông ta nói tiếp: “Cách nay 2 tuần, một cơn lốc xoáy kéo tới và đánh thẳng vào mọi cây cối mà tôi đã đốn gốc để làm củi chụm lò vào mùa đông năm nay. Sấm sét tuần vừa qua đánh thẳng vào đống củi mà tôi dự định đốt để dọn sạch các thửa ruộng cho việc trồng trọt”. Người khác đáp: “Vậy sao, giờ thì ông muốn làm gì?” Nhà nông trả lời: “Tôi đang đợi một trận động đất xảy đến nhổ hết mấy đám cà ra khỏi đất!” – Nguồn vô danh
B. Những lý do thiêng liêng (Sáng thế ký 1.31)
1. Hãy chú ý Đức Chúa Trời cảm thấy ra sao sau khi làm xong mọi sự trong công cuộc sáng tạo của Ngài ... “Đức Chúa Trời thấy các việc Ngài đã làm thật rất tốt lành”.
a. Đức Chúa Trời thấy TỐT LÀNH về việc làm của Ngài!
b. Một việc làm đã được thực thi mỹ mãn dù là khó nhọc khiến cho chúng ta cảm thấy tốt lành; chúng ta đã được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời!
c. Lao động dựng nên sự tự đánh giá, lao động không hề làm hại ai hết!
2. Đức Chúa Trời biết rõ lao động là bản chất của chúng ta, giống như bản chất của Ngài là sáng tạo và làm việc, chúng ta được dựng nên theo ảnh tượng của Ngài, quí vị có hình dung ra một Đức Chúa Trời biếng nhác không?
3. Lao động cũng đem lại nhiều lợi ích hay phước hạnh rất xác thực, trong trường hợp của chúng ta tiền bạc để mua sắm các thứ cần thiết trong cuộc sống và và kiếm được nhiều giá trị!
a. Giống như việc làm vườn, đây là công việc rất khó nhọc, vì vậy có ai từng làm vườn chưa? – Vì cớ những phần thưởng đến sau đó!
b. Làm việc khiến cho chúng ta ra mới ở từng phương diện: thân, hồn và thần!
4. Làm việc giữ chúng ta sống trong khuôn mẫu: về phần xác, về lý trí, và phải ... VỀ MẶT THUỘC LINH nữa!
a. Có nhiều câu trong sách Châm ngôn xét đoán kẻ biếng nhác và nói tới những việc xấu xảy đến cho những kẻ nào biếng nhác!
b. Lao động KHÔNG PHẢI là một hình phạt dành cho tội lỗi – đây là phần hành của nhân loại chúng ta trước khi có tội lỗi, lao động giữ chúng ta trong việc giúp đỡ bản thân và nhiều người khác!
5. Chúng ta lao động không những vì bản thân mình, mà còn với và vì nhiều người khác nữa.
C. Kỷ luật & Phần thưởng (3.15-22)
1. Bổn tánh sa ngã của chúng ta đang làm méo mó bổn tánh sáng tạo của Đức Chúa Trời đối với lao động bằng một hay hai cách:
a. Một là làm biếng!
b. Hay làm việc quá tải! Ở đây là một phần của mục đích nằm ở đàng sau điều răn thứ tư.
(1. “ngươi hãy làm công việc mình trong 6 ngày” Câu nầy đánh thẳng vào sự biếng nhác VÀ làm việc quá tải! Những tìm tòi cho thấy người nào làm việc 7 ngày một tuần không tăng năng suất cao bằng những người làm việc ít hơn!
(2. Ngày sa-bát không được dựng nên cho Đức Chúa Trời, ngày ấy đã được dựng nên là cho chúng ta!
2. Lao động đòi hỏi kỷ luật, chúng ta không những đi làm khi chúng ta cảm thấy thích đi làm, quí vị có thể tưởng tượng một nền kinh tế đang vận hành theo chiều hướng nầy không?
3. Chính những động lực khiến cho chúng ta trở thành những con người lao động đúng đắn, chúng khiến chúng ta trở thành những người thờ phượng đúng đắn; điều nầy không những đang xảy ra, nó còn đòi hỏi sự dấn thân và kỷ luật của chúng ta!
4. Có những phần thưởng dành cho những người nào làm việc y như có những phần thưởng cho những người nào biết vâng theo nguyên tắc và thờ phượng trong ngày sabát!
5. Nêhêmi đã thấy khó chịu với việc cai trị lạm dụng ngày sabát, người Israel giống như người Mỹ ưa thích sự thịnh vượng và vì thế đã làm việc quá tải và bất chấp ngày sa bát, ngày nầy cũng như bao ngày khác để kiếm tiền! Nêhêmi 13.15-22
a. Quí vị phải kính mến một vị Mục sư giống như Nêhêmi, ông ra lịnh đóng cửa thành lại và sau cùng minh chứng ông muốn nói tới sự buôn bán – khi những thương buôn nhận ra Nêhêmi không bị tiền bạc cai trị, mà Lời Đức Chúa Trời đang tể trị ông, họ đã thôi không còn lạm dụng ngày sabát nữa!
b. Bên cạnh với vấn đề nầy, nếu Nêhêmi 13.25 là một chỗ chỉ ra phong cách Mục sư của Nêhêmi, quí vị có thể thấy lý do tại sao họ đã nghe theo ông!
(1. Câu nầy nói ông thốt ra những lời rủa sả trên họ và nhổ tóc một số người! Khi ấy ông đã buộc họ phải thốt ra một lời thề!
(2. Exơra, người tiền nhiệm của ông cũng đã bị kinh hoảng (Exơra 9.3-4), nhưng Exơra đã nhổ tóc của mình, hệ thống của Nêhêmi dường như hoạt động tốt hơn trên dân sự và ít đau đớn cho ông trong vai trò Mục sư – ông chỉ nhổ tóc của họ thay vì nhổ tóc của mình!
c. Israel đã sống mất kỷ luật, nên Nêhêmi đã buộc họ nhắm vào vấn đề nầy!
6. Nêhêmi vốn hiểu rõ các ơn phước của Đức Chúa Trời sẽ không đến với Israel nếu họ phá vỡ Lời của Đức Chúa Trời, vì vậy đây không những là một việc tư riêng đối với ông, ông đang kêu gọi họ phải sống cho có kỷ luật hầu cho họ sẽ nhận được các phần thưởng của sự trung tín, là những việc đáng kể đối với Đức Chúa Trời!
a. Họ muốn các ơn phước của Đức Chúa Trời nhưng không vâng theo các nguyên tắc Sabát!
b. Vấn đề nầy hiện đang mô tả nhiều Cơ đốc nhân ngày nay, họ muốn Đức Chúa Trời chúc phước cho họ và làm cho họ giàu có nhưng không dâng phần mười hay vâng theo Lời của Đức Chúa Trời!
c. Không có một cách nào dễ dàng để nhận được một việc xứng đáng!
MINH HOẠ. Giống như thi sĩ đã nói: “Nếu bạn không muốn làm việc … bạn phải làm việc để kiếm đủ tiền để bạn không phải làm việc” -- humorist Ogden Nash
II. CON NGƯỜI THỜ PHƯỢNG (Xuất Êdíptô ký 20.8,10-11; Êsai 58.13-14; Sáng thế ký 2.1-3; Hê-bơ-rơ 10.25)
A. Mối tương giao thiêng liêng (Xuất Êdíptô ký 20.8; Êsai 58.13-14)
1. Con người được dựng nên để làm một người lao động bao nhiêu thì người cũng được dựng nên để làm một người thờ phượng bấy nhiêu!
a. Lẫn tránh sẽ đưa đến những sự hủy diệt cho con người!
b. Điều răn thứ tư nầy có hai phần trong đó. LAO ĐỘNG & THỜ PHƯỢNG!
2. Rõ ràng là Đức Chúa Trời đã lập ngày sabát để chúng ta có thể tương giao với Ngài!
3. Đức Chúa Trời không dựng nên con người chỉ để lao động thôi đâu, mà Ngài còn ao ước chúng ta bước vào mối tương giao với Ngài nữa, là việc mà chỉ có con người được dựng nên trong các loài thọ tạo phải lo làm. Phần còn lại trong sự sáng tạo có thể lao động nhưng chúng không thể thờ phượng! Vì lẽ đó các loài thú đồng không biết gì đến ngày sabát, chúng làm việc 7 ngày trong một tuần, còn con người thì không phải như thế!
4. Khi Đức Chúa Trời chúc phước cho Israel trong đồng vắng với đồ ăn, Ngài đã chu cấp gấp bằng hai cho ngày trước của ngày sabát hầu cho họ sẽ không phải làm việc vào ngày sabát, những ơn phước của Đức Chúa Trời không làm cho chúng ta phải mạo phạm ngày sabát!
5. Chỉ lao động thôi sẽ không bao giờ đem lại sự thoả mãn, những kẻ tham công tiếc việc không hề thấy thoả lòng bao giờ! Tuy nhiên, thờ phượng có thể đem lại sự vui mừng và thoả lòng. (Êsai 58.13-14)
a. Đức Chúa Trời định rõ vấn đề nầy trong tiểu đoạn Kinh thánh nầy; chúng ta có thể tìm được SỰ VUI MỪNG TRONG CHÚA nếu chúng ta không vi phạm nguyên tắc sabát!
b. Họ cũng “cỡi lên các nơi cao trên đất, và lấy sản nghiệp của Gia-cốp, tổ phụ ngươi, mà nuôi ngươi”.
6. Tương giao với Đức Chúa Trời đưa chúng ta lên cao, mối tương giao ấy không hạ thấp chúng ta xuống đâu, vì thế mối tương giao đó làm cho chúng ta càng thêm thích ứng với lao động nếu trước tiên chúng ta biết thờ phượng mỗi tuần!
a. Hãy nhớ, ngày sabát là ngày đầu tiên của con người trong tuần, là ngày trọn vẹn đầu tiên của Ađam sống động, khởi sự với mối tương giao với Đức Chúa Trời; điều nầy khiến cho ông thích lao động trong mấy ngày còn lại của tuần lễ.
b. Con người được dựng nên vào cuối ngày thứ 6, vì vậy khi ngày sabát là ngày thứ 7 trong công cuộc sáng tạo, đó là ngày thứ 1 của sự sống, vì vậy con người khởi sự sự sống của mình với ngày sabát yên nghỉ trong Đức Chúa Trời – thờ phượng rồi mới tới lao động.
c. THỜ PHƯỢNG sửa soạn chúng ta trở thành người LAO ĐỘNG tốt!
7. Chúa ao ước mối tương giao của chúng ta và chúng ta cần mối tương giao của Ngài!
a. Khi xem linh hồn chúng ta là đáng kể mỗi tuần trước mặt Đức Chúa Trời Toàn Năng, điều nầy giúp chúng ta ổn định trong lao động và cung ứng cho chúng ta một chỗ để lo về mặt tâm linh của chúng ta.
b. Nó cũng làm cho mỗi người nam người nữ bình đẳng mỗi tuần, mọi người trong dân Israel cần phải vâng theo ngày Sabát rồi đến thờ phượng Đức Chúa Trời; kẻ nô lệ và người tự chủ, trong chính thì giờ nầy mỗi tuần mọi người đều như nhau ở trên đất! Điều nầy giúp giữ cho xã hội được ổn định, làm cho những cái đầu to phải cúi thấp xuống và làm cho những cái đầu hay cúi thấp được ngẩng lên!
c. Mối tương giao với Đức Chúa Trời cũng sẽ gây dựng thân thể của Đấng Christ, mối tương giao ấy làm cho chúng ta SỐT SẮNG hẳn lên!
MINH HOẠ. Khi vị Mục sư chủ toạ kia đến thăm một tín đồ đã vắng mặt lâu nay không đi nhà thờ, người tín đồ nầy nghĩ chẳng có chi khác biệt nơi người cả. Vị Mục sư đến vùng đồi núi vào buổi chiều mát lạnh, người tín đồ mời ông vào trong phòng khách, ở đó có bếp lửa đang cháy làm cho căn phòng được ấp áp. Không nói một lời nào hết, vị Mục sư đứng dậy, gắp một viên than đang cháy ra khỏi ngọn lửa rồi để riêng nó ra … không bao lâu sau đó viên than bèn nguội đi và đen đúa, ngọn lửa đã tắt ngúm rồi. Khi ấy người tín đồ nhìn thẳng vào vị Mục sư, vị Mục sư lấy viên than đó rồi bỏ nó vào ngọn lửa trở lại, gần mấy hòn than đang cháy kia, và ngay lập tức nó bùng cháy trở lại. Không một lời nói đơn sơ nào thốt ra, người tín đồ kia tiếp nhận lấy sứ điệp rồi nói: “Thưa Mục sư, tôi sẽ gặp ông ở nhà thờ vào tuần tới, cảm ơn vì bài giảng với đề tài “viên than”… và vị Mục sư ra về! – Nguồn vô danh
8. Đức Chúa Trời không biến chúng ta thành những rô-bốt, Ngài muốn chúng ta phải có mối tương giao, một mối tương giao với Ngài cũng như với nhau!
a. Ngày sabát ung ứng cho chúng ta cơ hội ấy trên một cơ sở đều đặn.
b. Điều răn thứ 4 nầy là điều răn dài nhất trong hết thảy các điều răn – vì nó rất đều đặn và mỗi ngày, nó đã có cái chạm trên dân Israel như một cộng đồng và như những cá nhân!
c. Đa số các kỳ lễ khác đều là những biến cố hàng năm, chỉ có điều răn nầy được tính theo hàng tuần mà thôi!
d. Cái chạm của nó rất có hiệu lực nếu chịu vâng theo và có tính tiêu cực ngay nếu bất chấp nó!
9. Đây không phải là một sự việc thuộc diện luật pháp đâu, đây là một vấn đề rất dễ thương, tương giao với Đức Chúa Trời! ĐỨC CHÚA TRỜI MUỐN ĐƯỢC TƯƠNG GIAO VỚI QUÍ VỊ!
a. Và Ngài thì tốt hơn cả “chương trình gia đình và bạn hữu” phát trên TV nhiều ... mọi cú gọi đường dài hay bằng cách nào khác đều MIỄN PHÍ, không có giờ giấc đặc biệt nào cả, mọi lúc mọi khi!
b. Ngày sabát không phải là một việc tiêu cực đâu, đây là một việc rất tích cực đấy.
B. Yên nghỉ (Xuất Êdíptô ký 20.10-11; Hê-bơ-rơ 10.25; Sáng thế ký 2.1-3)
1. Mục đích của Đức Chúa Trời trong mọi điều nầy là dành cho con người tận hưởng một “SỰ YÊN NGHỈ”.
a. Sự yên nghỉ nầy không những tự nhiên theo phần xác, mà nó còn làm cho cả cuộc sống của con người được thêm phần tươi mới nữa!
b. Nó cũng làm cho xứ Israel và người dân Israel phải yên nghỉ trong vai trò một xã hội, vì mỗi tuần một ngày hết thảy họ đều bình đẳng trong con mắt của Đức Chúa Trời và của nhau, hết thảy họ đều là những con người thờ phượng!
c. Hãy chú ý điều răn thứ 4, ở đây ghi lại rất cẩn thận thể nào CẢ ISRAEL phải vâng giữ ngày sabát ... “con trai, con gái tôi trai tớ gái...” người làm công & chủ nhân, nô lệ hay người tự chủ, vào ngày sabát họ đều bình đẳng ... và trong nhà của Đức Chúa Trời họ thờ phượng và được đổi mới như nhau!
2. KHÔNG MỘT HỆ THỐNG NÀO DO CON NGƯỜI LẬP RA có thể tái tạo được sự bình đẳng nầy, về nguyên tắc, chủ nghĩa cộng sản đã nói ra điều nầy, nhưng chúng ta biết những kết quả của 80 năm thực thi không có sự thờ phượng và chỉ có lao động mà thôi – chủ nghĩa ấy đã thất bại!
3. Đây là nét đẹp của Hội thánh, hết thảy chúng ta đều khác biệt nhau ở tầng lớp xã hội, nhưng ở đây kết thảy chúng ta đều là ANH CHỊ EM TRONG ĐẤNG CHRIST!
a. Xã hội sẽ vui hưởng sự yên nghỉ cũng như các cá nhân.
b. Điều nầy sẽ dạy cho Israel lòng thương xót và công bằng trong cách xử sự với nhau như bình đẳng, một ngày trong một tuần lễ họ không được mang nhãn hiệu nào khác trừ ra “DÂN SỰ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI”.
4. Ngay cả thiên nhiên cũng kinh nghiệm được sự đổi mới cũng như con người không sử dụng loài vật thồ nặng vào ngày sabát, và đất cũng được hồi phục nữa! (Mục đích nằm ở đàng sau những ngày sa bát đặc biệt cũng y như “năm sabát” ... và “năm phóng thích”)
5. Quan niệm “YÊN NGHỈ” cũng được thấy có ở Sáng thế ký 2.1-3.
a. “Ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy...”
b. Thú vị thay, ở Sáng thế ký 2 về ngày thứ 7, ở đây KHÔNG HỀ chép: “vậy có buổi chiều và buổi mai, ấy là ngày thứ 7” theo sự Đức Chúa Trời sáng tạo ngày sabát ... ngày duy nhứt thiếu sót mệnh đề nầy ... mục đích – không có kết thúc cho sự yên nghỉ sabát!
c. “Sự yên nghỉ” nầy có ý nói tới sự yên nghỉ đời đời, vì vậy chẳng có kết thúc cho ngày thứ 7, tội lỗi đem lại một sự mất mát cho sự yên nghỉ nầy ngay trong lúc bây giờ nếu quí vị đọc Hê-bơ-rơ 4, quí vị khám phá ra rằng Đức Chúa Trời qua Đấng Christ đã khiến cho chúng ta bước vào sự yên nghỉ đó một lần nữa, cho đến đời đời!
d. Đối với Cơ đốc nhân mỗi ngày đều là một ngày sabát (theo nguyên tắc), không có sự kết thúc, mặc dù nhắc tới nó mỗi tuần vẫn rất là quan trọng.
6. Ngày sabát làm mới lại chúng ta về PHẦN XÁC, về LÝ TRÍ, và về THUỘC LINH ... QUẢ LÀ SỰ YÊN NGHỈ KỲ DIỆU! Nó cung ứng cho chúng ta cơ hội để lắng nghe Đức Chúa Trời bằng cách yên tỉnh và an nghỉ trong công tác của Đấng Christ hòng giải cứu chúng ta!
MINH HOẠ. Trước khi có tủ lạnh, đã có những ngôi nhà bằng băng khổng lồ. Chúng có những bức tường dày và chứa đầy mùn cưa để cách ly những tảng băng lớn hầu giữ cho có nước đá để sử dụng qua các tháng mùa hè. Ngày kia, có một người bị mất chiếc đồng hồ rất có giá trị bên trong một trong những nhà chứa băng nầy, và đã thử tìm kiếm nó giữa các lớp mùn cưa và nước đá. Sau cùng, một cậu bé xin thử tìm, nhưng nó muốn mọi người phải ra khỏi đó và cánh cửa dày kia phải đóng lại! Không lâu sau đó, cậu bé xuất hiện với chiếc đồng hồ trước sự kinh ngạc của người lớn.. Khi người ta hỏi làm sao nó tìm được, nó nói: “Cháu cứ ngồi yên lặng hoàn toàn và không bao lâu sau đó cháu nghe thấy tiếng tích tắc của nó, khi ấy cháu lần theo âm thanh đó và tìm được nó” ... quí vị chỉ phải đứng yên và im lặng lắng nghe âm thanh mà thôi! – Nguồn vô danh
7. Đây là những gì ngày sabát đang làm cho chúng ta ... nó cung ứng cho chúng ta cơ hội để yên tỉnh và nhận biết Ngài là Đức Chúa Trời!
8. Chính theo ý nghĩa nầy mà chúng ta tự làm hại mình một cách nghiệt ngã khi chúng ta bất chấp lời kêu gọi sabát của Đức Chúa Trời ... vì con người mà ngày sabát đã dựng nên!
QUÍ VỊ THỰC SỰ ĐÃ YÊN NGHỈ NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN KẾT LUẬN. Ngày sabát là ngày thứ 7 của Đức Chúa Trời, nhưng là ngày thứ 1 của con người, vì lẽ đó chúng ta bắt đầu với sự thờ phượng và kế đó bước vào phần còn lại của tuần lễ với lao động. Đây là sự cân đối mà Đức Chúa Trời đã dựng lên cho con người. Sự “yên nghỉ” trong ngày sabát không những là không làm việc gì, mà ngày ấy còn là ngày để thờ phượng Đức Chúa Trời nữa! Quí vị không hề bước vào sự yên nghỉ sabát nếu quí vị không thờ phượng! Trong 10 điều răn, điều răn nầy là điều răn dài nhất vì cái chạm của nó cho cả từng ngày và cả tuần lễ, nó thường xuyên tác động vào chúng ta. Thường thì sự tái phạm của Israel đã khởi sự với việc vi phạm điều răn nầy trước tiên! Quí vị có ở trong sự cân đối chưa?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét