Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

Hãy Nhớ Đến Sự Hoạn Nạn Khốn Khổ



“HÃY NHỚ ĐẾN SỰ HOẠN NẠN KHỐN KHỔ!”
Ca thương 3.19-40
PHẦN GIỚI THIỆU: Quí vị chẳng giận sao, khi Đức Chúa Trời không đáp trả cho những lời cầu nguyện của quí vị cách trực tiếp? (Tất nhiên điều nầy có nghĩa là Đức Chúa Trời không hành động và làm nhiều việc theo đường lối của chúng ta!) Quí vị không giận sao, khi quí vị đã cầu nguyện và nói với Đức Chúa Trời một việc nên làm như thế nào và Ngài chỉ thực hiện một phần trong những gì quí vị đã cầu nguyện? Còn tệ hại hơn nữa, quí vị không thấy buồn sao khi Chúa hoàn toàn chẳng biết tới lời cầu nguyện của quí vị và làm ra một việc hoàn toàn khác với những điều quí vị đã cầu xin?
Tất nhiên, nếu Đức Chúa Trời đáp trả những lời cầu nguyện một cách chính xác như chúng ta luôn mong muốn, chúng ta sẽ không bao giờ chịu khốn khổ đâu, và trong lý trí của chúng ta ít nhất thế gian sẽ trở thành một nơi rất trọn vẹn! Và dĩ nhiên, chúng ta sẽ sống rất thuộc linh và không hề nghi ngờ Chúa... v.v…., v.v…, v.v…
Tuy nhiên, thực tế của việc sống cho Chúa, ấy là chúng ta đang chịu khổ và những lời cầu nguyện của chúng ta không luôn luôn được nhậm theo cách chúng ta mong muốn chúng được nhậm. Thực vậy, là Cơ đốc nhân, chúng ta thường chịu khổ nhiều y như bất kỳ người nào khác trong thế gian nầy! Vì vậy, đâu là sự khác biệt giữa hoạn nạn khốn khổ của chúng ta và những người không tin Chúa trong thế gian nầy?
Sự khác biệt, ấy là hoạn nạn khốn khổ của chúng ta được hiểu theo phạm trù của cõi đời đời và các mục đích của Đức Chúa Trời lúc nào cũng cao hơn trí hiểu của chúng ta. Hoạn nạn khốn khổ dành cho Cơ đốc nhân không phải là không có ý nghĩa, nhưng trong thế gian sự ấy không luôn thực như thế đâu! Hoạn nạn khốn khổ là một công cụ khác của Đức Chúa Trời sử dụng để tạo ra trong chúng ta trái của Thánh Linh Ngài, Ngài không vui thích khi để cho chúng ta phải chịu khổ, nhưng Ngài sẽ sử dụng nó để khiến cho chúng ta càng ra giống như Chúa Jêsus Con của Ngài hơn!
Các bài học về hoạn nạn khốn khổ là nhịn nhục, hạ mình, được ơn, tin cậy nơi sự nhơn từ của Đức Chúa Trời thậm chí khi chúng ta không nhìn thấy sự nhơn từ ấy, biết nương cậy nơi Chúa, có lòng thương xót người khác, viễn cảnh, cảm tạ, yêu thương, ý thức, v.v….
Hoạn nạn khốn khổ không phải là một việc xấu trong hai bàn tay của một Đức Chúa Trời nhơn lành; đôi khi nó là công cụ cho sự tấn tới, giải cứu, và sự cứu rỗi!
MINH HOẠ: Cách đây nhiều năm, các nông dân ở miền Nam Alabama phải gánh chịu hoạn nạn khốn khổ. Mỗi năm họ trồng thứ nông sản hàng hoá duy nhứt – bông vải. Họ phải cày xới từng mãnh đất để kiếm tiền đủ để lo vụ mùa bông vải. Tuy nhiên, có một năm vụ mùa của họ đã thất thu bởi sâu đục thân, chúng phá hủy tất cả mùa màng của họ. Qua năm sau, họ đã cầu nguyện và thế chấp nhà cửa để có tiền trồng lại bông vải, một lần nữa sâu đục thân đã phá hủy mùa màng của họ! Phần nhiều người trong số họ phải mất đất đai và nhà cửa; một số mất đức tin nơi một Đức Chúa Trời nhơn lành. Dù vậy, có một vài người thử làm một thí nghiệm, họ bỏ hột đậu phộng vào năm sau. Đậu phộng lớn lên giống như cỏ và không bao lâu thị trường rộn rịp với đậu phộng. Những nhà nông nào bỏ hột đậu phộng đều trở nên giàu có chỉ trong vòng có mấy năm, thực sự họ giàu đến nỗi họ đã cho dựng một bia kỷ niệm đặc biệt trong thị trấn – loài sâu đục thân! Bia kỷ niệm nầy đối với một số người là một sự nhắc nhớ về điều ác đã đem lại nhiều mất mát, nhưng đối với các nông gia nầy nó là một ơn đã đem lại cho họ sự giàu có lớn mặc dù trước tiên nó đã đem đến khốn khổ hoạn nạn. Họ sẽ không bao giờ thử một giống nào khác như đậu phộng nếu không có thứ sâu đục thân nầy! Bia kỷ niệm nầy về sự khốn khổ khiến cho họ luôn nhớ tới hoạn nạn có khi đem lại điều tốt lành nếu chúng ta đáp ứng tích cực với nó – Nguồn vô danh
I. NHỚ TỚI CÁC THỰC TẠI CỦA CUỘC SỐNG (3.19-20)
A. Hoạn nạn & Khốn khổ ( 3.19)
1. TẤT CẢ mọi người đều kinh nghiệm hoạn nạn khốn khổ trong đời sống của họ, đây là căn bệnh cho mọi loài thọ tạo!
a. Điều nầy có ý nói người tốt và xấu đều phải chịu khổ.
b. “Trời mưa cho người công bình và kẻ gian ác...”
2. Thực tại của cuộc sống bao gồm nhiều cách thức của khốn khổ và hoạn nạn, là một Cơ đốc nhân không có nghĩa là Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một sự miễn trừ không phải chịu khổ, chịu nạn.
3. Vậy thì đâu là sự khác biệt khi là một Cơ đốc nhân nếu chúng ta có khuynh hướng chịu khổ trong cuộc sống giống như những người chưa tin Chúa.
a. Đối với một người chưa tin Chúa hoạn nạn khốn khổ có ít ý nghĩa hay không có mục đích gì với nó, nó bị xem là một kinh nghiệm đau đớn vô nghĩa.
b. Đối với một người tin Chúa, viễn cảnh của chúng ta không phải là tạm thời, mà là đời đời, vì vậy hoạn nạn có thể được xem là có ý nghĩa không những cho đời hiện tại nầy, mà còn cho cõi đời đời nữa!
4. Sự khác biệt nầy cũng tạo ra một cách tiếp cận rất khác biệt đối với hoạn nạn khốn khổ. Người thế gian nổ lực lẫn tránh mọi hoạn nạn khốn khổ với mọi giá hoặc giải thích nó bằng một nhận định hạn chế, trong khi một Cơ đốc nhân có thể nhận biết rằng Đức Chúa Trời sẽ giải cứu chúng ta một cách hoàn toàn và chúng ta có thể tìm được ý nghĩa trong kinh nghiệm.
MINH HOẠ: Hãy nắm bắt tình huống sau đây và người thế gian xử lý như thế nào với nó, và chúng ta sẽ xử lý như thế nào với nó trong vai trò một Cơ đốc nhân:
Người kia té vào một cái hố và không thể ra khỏi đó được:
Người có tánh chủ quan đến rồi nói: “Tôi cảm động vì bạn đang ở dưới đó” rồi bỏ đi!
Người có tánh khách quan cũng đến rồi nói: “Té xuống đó là đúng rồi”.
Nhà khoa học Cơ đốc đến rồi nói: “Chỉ có bạn nghĩ mình đang ở dưới hố mà thôi!”
Người Pharisi đến rồi nói: “Chỉ có hạng xấu xa mới té vào hố thôi”.
Nhà toán học đến rồi tính toán LÀM THẾ NÀO người kia té xuống hố.
Nhà nhân loại học đến rồi nói: “Hiếm có một người đặc biệt nào ở trong hố”.
Một phóng viên báo chí đến hỏi: “Tôi có thể có câu chuyện đặc biệt nào về cái hố không?”
Người theo trào lưu chính thống đến rồi nói: “Ngươi đáng với cái hố của ngươi”.
Người theo đạo Khổng đến nói: “Nếu bạn chịu nghe theo ta, bạn sẽ không ở trong cái hố đó”.
Người theo đạo Phật đến nói: “Cái hố kia chỉ là một trạng thái của lý trí mà thôi”.
Người theo chủ nghĩa hiện thực đến gần nói: “Phải, bạn ơi, đây đúng là cái hố đấy”.
Nhà địa chất học đến nói: “Đúng là địa tầng đá ở dưới đó?”
Một người theo thuyết tiến hoá đến nói: “Bạn là một sinh vật đột biến bị chối bỏ, bị định phải dời ra khỏi chu kỳ tiến hoá, chỉ có gen của người nào không bị té xuống hố mới tồn tại mà thôi”.
Một người thu thuế đến nói: “Cái hố ấy đáng giá bao nhiêu, và bạn đã nộp thuế cho nó chưa?”
Nhân viên thanh tra đến nói: “Bạn có được phép xây cái hố nầy và chiếm dụng nó không?”
Một vị giáo sư đến và quở người kia về các nguyên tắc cơ bản của cái hố!
Một người có tánh tránh né đến và tránh nói đề tài cái hố với người kia.
Một người có tánh hay thương hại đến rồi nói: “Bạn chẳng để ý chi hết cho tới chừng bạn thấy cái hố mà tôi đã té vào đó trước đây”.
Một chính khách đến gần nói: “Chỉ nhận rằng bạn không thực muốn sống trong cái hố”.
Một người có tánh lạc quan đến gần rồi nói: “Chỉ nhớ, mọi việc tồi tệ hơn thôi”.
Một người có tánh bi quan đến gần nói: “Mọi việc SẼ tồi tệ hơn”.
Sau cùng ... Chúa Jêsus đến gần, nhảy xuống hố với người kia, và đưa người ấy ra khỏi đó! – Nguồn vô danh
5. Giêrêmi nói ông sẽ nhớ tới những khốn khổ và hoạn nạn của mình, nó đưa ông tới chỗ tin cậy Đức Chúa Trời thay vì tin cậy thế gian nầy!
a. Thế gian không cung ứng một sự vùa giúp thực tế nào, chỉ giải thích chung chung mà thôi, nhưng Đức Chúa Trời đã sử dụng hoạn nạn khốn khổ như phương tiện để giải cứu chúng ta!
b. Điều nầy được nhận biết rõ nét qua sự Chúa Jêsus chịu khổ vì chúng ta, lý do đúng đắn chúng ta kỷ niệm tiệc thánh là để nhớ tới sự chết và sự thương khó của Đấng Christ vì chúng ta, không phải để chán chường, mà để kỷ niệm ơn cứu rỗi nhờ vào sự thương khó của Ngài!
B. Giận dữ & Buồn rầu (3.20)
1. Giêrêmi rất là con người ở đây, hoạn nạn khốn khổ dẫn đến giận dữ và buồn rầu – điều nầy thường xảy ra cho những người tin Chúa!
a. Mục tiêu: quí vị không phải làm ra vẻ không giận dữ mà sử dụng sự giận ấy và tập trung nó vào một việc gì đó tốt lành!
b. Buồn rầu là phản ứng rất tự nhiên đối với tai vạ, buồn không phải là tội; buồn là điều rất tự nhiên!
c. Đúng là nan đề nếu chúng ta khựng lại ở chặng đường nầy và không tiến tới nữa!
2. Giêrêmi tiến tới từ chỗ giận và buồn bằng cách làm một việc có kết quả ... NHỚ TỚI SỰ THÀNH TÍN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI. (Xem 3.21-22)
a. Giêrêmi không thối lui trước nỗi buồn của mình, ông bắt từ đó mà tiến tới chỗ tích cực hơn.
b. Đây KHÔNG giống như “lời tuyên xưng tích cực”, đây là lời xưng nhận hiểu biết về sự thành tín của Đức Chúa Trời và tin cậy sự khôn ngoan thông sáng của Đức Chúa Trời trong cuộc sống.
3. Chựng lại trong nỗi buồn, một người sẽ trở thành kẻ mất cân đối.
a. Đây là sự chán chường và tính khí lộn xộn!
b. Trong khi mọi việc không luôn luôn thay đổi liền được viễn cảnh của chúng ta!
MINH HOẠ: Người kia bị đắm tàu lạc trên đảo hoang kia. Nhiều tuần lễ trôi qua và chẳng có một sự cứu giúp nào hết! Ông ta nổi giận với một Đức Chúa Trời đã cho phép điều nầy xảy ra. Cơn giận của ông ta đổi thành thất vọng sau khi ra khỏi túp lều tự tạo để tìm thức ăn, ngọn lửa đã thiêu đốt nơi ông ta trú ngụ cho tới đất! Giờ đây, ông ta đã ở trong sự thất vọng thực sự giận dữ với Đức Chúa Trời! Ông ta còn phải gánh chịu bao nhiêu khốn khổ nữa đây? – Trước sự kinh ngạc của ông ta, một con tàu xuất hiện và đã giải cứu ông ta. Ông ta thắc mắc, làm thế nào chiếc tàu khám phá ra cảnh khó của ông ta và dĩ nhiên họ đã nhìn thấy ngọn lửa tai vạ kia của ông! Những gì ông ta tưởng là tai vạ khủng khiếp đã chuyển thành chính phương tiện giải cứu ông! – Nguồn vô danh
II. NHỚ TỚI CÁC THỰC TẠI CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG (3.21-40)
A. Khẳng định & Tồn tại (3.21-24)
1. Làm thế nào Giêrêmi chuyển từ giận dữ & buồn rầu sang đắc thắng?
a. Bằng cách đi từ các thực tại của cuộc sống gồm hoạn nạn khốn khổ sang các thực tại của tình yêu thương, đặc biệt tình yêu của Đức Chúa Trời bao gồm sự thương xót và ân điển!
b. Đây là biến chuyển tích cực nơi phần của Giêrêmi: “Ta nhớ lại sự đó, thì có sự trông mong…”
2. Hồi phục không phải là sự tình cờ, nó đã được hoạch định và được thực thi qua việc NHỚ TỚI TÌNH YÊU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI!
a. Điều nầy cần có nổ lực, suy nghĩ tới những lần Đức Chúa Trời chứng tỏ tình yêu thương ngay ở giữa hoạn nạn khốn khổ sẽ dẫn tới sự cân đối!
b. Sự tỉnh táo và đức tin của Giêrêmi nằm ngay giữa khốn khổ và hoạn nạn và mất mát quá lớn, viễn cảnh phải được phục hồi!
MINH HOẠ: Về nhà truyền đạo lỗi lạc John Haggai. Trong quyển sách của ông: “Làm sao thắng hơn sự lo lắng”. Ông nhắc tới lúc ông là một vị Mục sư trẻ, ông đến đảm nhiệm một Hội thánh có nhiều rối rắm ở đó. Trong suốt thời gian rắc rồi nầy, ông cùng với vợ mình có được một đứa con mới chào đời, nhưng vì vị Bác sĩ say rượu đã đặt đứa bé vào trong lồng ấp có nhiệt quá tải, nó phải gánh chịu cơn đau màng não thường trực! Với mọi rối rắm ở trong Hội thánh và đứa trẻ sơ sinh với chứng màng não thường trực, ông nói gần như ông đã bị mất trí. Thay vì thế, ông đã lái xe vào con đường xa lộ, đến đó, ông ra khỏi xe, rồi đi tới đi lui với hai bàn tay giơ cao lên với Đức Chúa Trời và lớn tiếng ngợi khen bất cứ điều chi và mọi sự ông có thể nghĩ tới để cảm tạ Chúa. Với cách thức nầy, ông nói ông đã giữ được sự tỉnh táo của mình! Ông nói, ông tập trung vào những đắc thắng mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông thay vì nỗi khổ mà ông đang kinh nghiệm! – Nguồn vô danh
3. Giêrêmi không có một câu trả lời nào trừ ra thuộc tánh của Đức Chúa Trời là nhơn từ, thuộc tánh nầy nằm trong phần phân tích sau cùng!
a. Giêrêmi nói rằng mọi việc chắc chắn là xấu, nhưng Đức Chúa Trời không cho phép họ bị hủy diệt hoàn toàn, tình yêu của Ngài đã bảo tồn họ!
b. Giêrêmi cũng nói rằng khi suy gẫm lại quá khứ, thì thấy những sự thương xót của Đức Chúa Trời không bao giờ dứt!
c. Đây là cách mà Giêrêmi đã tồn tại, bằng cách khẳng định tình yêu thương và sự nhơn từ của Đức Chúa Trời.
4. Trong khi ông chẳng có một câu trả lời nào cho nan đề phu tù trước mắt, ông đã có giải pháp cho thất vọng và vô vọng, đó là chính mình Chúa!
5. Phương thức sau cùng xử lý với hoạn nạn khốn khổ sẽ là TRÔNG ĐỢI NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI! 3.24
a. Ông không làm những việc dồ dại hay hấp tấp thử Đức Chúa Trời!
b. Đây là sự tin cậy.
B. Chấp nhận & Ơn cứu rỗi (3.25-30)
1. Mục đích của những câu nầy là khẳng định sự thực Đức Chúa Trời đang cho phép hoạn nạn khốn khổ, thử thách bước vào đời sống của chúng ta, mà không phải trong một phương thức vô nghĩa, vì lẽ đó chúng ta được kêu gọi phải phục theo kinh nghiệm và kiên nhẫn chờ đợi các mục đích của Đức Chúa Trời thể hiện ra trong suốt thời gian nầy, hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời nhơn lành!
a. Ông cũng ám chỉ tới sự thực là dễ dàng xử lý các thời điểm nầy hơn khi chúng ta còn trẻ và kiên cường hơn đối với các áp lực mới.
b. Vấn đề “chịu nhục” có lẽ có ý nói rằng chúng ta sẽ không luôn luôn hiểu được lý do TẠI SAO chúng ta phải nếm trải kinh nghiệm, mà phải nhịn nhục và tin cậy Đức Chúa Trời không cứ cách nào!
2. Trong những thời điểm nầy, chúng ta đừng để mất ý thức về sự thoả lòng nơi Đức Chúa Trời và tiếp lấy sự bất ổn, rồi làm việc gì đó dồ dại đến nỗi làm cho nhiều việc ra tệ hại hơn, Đức Chúa Trời luôn luôn hiệp mọi sự lại làm ích cho kẻ nào yêu mến Ngài, ngay cả khi chúng ta không cảm thấy hay nhận ra sự ấy – cứu rỗi là mục tiêu của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta cả thảy!
a. Khi chúng ta thấy bất ổn, chúng ta luôn luôn tìm cách thoát ra nổi khốn khổ, đây không luôn luôn là con đường thoát tốt nhất đâu!
b. Đôi khi điều nầy chỉ làm cho tình huống thêm kéo dài hay đâm tệ hại hơn mà thôi, kiên cường trụ lại là khó, nhưng rất cần thiết!
MINH HOẠ: Một người thợ đẻo đá nghèo nàn nhưng rất đạo đức, ông ta không vui với địa vị và công việc thấp hèn của mình nên nỗi một ngày kia khi nhà vua ngự đến, ông ta bèn ước mình sẽ trở thành vua, khi ấy ông ta sẽ có nhiều quyền lực ... tiếng kêu cầu của ông ta đã được thiên đàng nghe thấy và thình lình ông ta thấy mình đang làm vua! Ông ta nghĩ: “Đây là quyền lực”, khi mùa hè đến và mặt trời cứ chiếu thẳng vào vương quốc của ông ta chẳng chút thương xót, ông ta nghĩ mặt trời có quyền lực hơn nhà vua, vì vậy ông ta ước được làm mặt trời, một lần nữa ông ta trở thành mặt trời và cảm thấy một quyền lực mới và điều khiển ... cho tới khi ông ta nhận ra rằng dầu có quyền lực như mặt trời, quyền lực của ông ta đã bị khống chế bởi một thứ rất đơn giản, ấy là những đám mây. Giờ đây, ông ta ước chi mình sẽ trở thành những đám mây, một lần nữa ông ta trở thành một đám mây. Bấy giờ, ông ta che chắn mặt trời và ông ta cảm thấy mình có quyền lực và quan trọng hơn. Khi ông ta bắt đầu mưa xuống đất, tạo ra những dòng sông, ông ta để ý thấy những vầng đá dường như quyền lực của ông là những đám mây mưa chẳng đá động gì được chúng, những vầng đá tảng nầy vốn có quyền lực hơn trận mưa kia của ông, vì vậy ông ta ước mình sẽ trở thành một vầng đá thật lớn. Một lần nữa, ông ta nhận được lời ước của mình rồi trở thành một tảng đá thật to. Thình lình, có một người đến gần với một túi dụng cụ rồi bắt đầu đục đẻo trên ông ta, ông ta bị người nầy cắt ngang cắt dọc. Giờ đây, ông ta mới nhận ra người nầy có quyền lực hơn mình là một tảng đá, và một lần nữa ông ta thấy mình ước được trở thành người thợ đẻo đá để có quyền lực hơn. Một lần nữa, ao ước của ông ta được nhậm; ông ta trở thành một người thợ đẻo đá, đúng y như ông ta đã khởi sự trước đây. Nếu như ông ta chịu thoả lòng với địa vị đầu tiên của mình! Biết bao lần chúng ta là những Cơ đốc nhân sống giống như thế, luôn ước ao điều chi đó khác hơn khi chúng ta thấy yếu đuối, hoặc ước ao có được đời sống của người khác, chỉ để thấy rằng họ cũng vật vã phấn đấu mà thôi! – Nguồn vô danh
3. Sự chấp nhận nầy không nhất thiết là tiêu cực đâu, chúng ta nên làm những gì chúng ta có thể làm và khi ấy hãy phó thác phần còn lại cho Đức Chúa Trời!
4. Cái điều Giêrêmi kêu gọi ở đây là SỰ NHỊN NHỤC, một đức tính gần như không còn nữa giữa vòng những người Mỹ hôm nay, rốt lại chúng ta là thế hệ BÂY GIỜ – hay thế hệ NGAY TỨC THÌ; mì ăn liền, thắng đứng lại liền, tài khoản có liền, cà phê uống liền, v.v…
a. Hãy nghĩ tới một số nhịn nhục đã được ghi lại trong Kinh thánh; Ápraham và Sara đã chờ đợi cho tới tuổi 90 trước khi đứa con lời hứa đến!
b. Môise đã chờ đợi cho tới khi ông được 80 tuổi, sau cùng dẫn dân Israel ra khỏi Ai cập!
c. Nôê đã để ra một năm trong tàu chờ đợi cho tới khi có thời tiết tốt!
d. Dân Israel mất 40 năm ra khỏi Ai cập mới vào tới Đất Hứa.
e. Giô-sép đã chờ đợi nhiều, nhiều năm trời trước khi Đức Chúa Trời dấy ông lên từ tình trạng nô lệ để trở thành nhân vật quyền lực thứ hai trong xứ Ai cập, ông mất một thời gian ở trong hố sâu, trong tù vì những việc mà ông không có làm!
C. Phân tích & Bền đỗ (3.31-40)
1. Lý do Giêrêmi đưa ra để vận dụng và nhịn nhục được thấy trong câu nầy (31) “Vì Chúa chẳng hề bỏ cho đến đời đời!”
a. Đức Chúa Trời không làm khổ chúng ta cho đến đời đời đâu; Ngài sẽ luôn luôn làm đối trọng sự hoạn nạn khốn khổ hoặc kết thúc nó bằng một phương thức nào đó!
b. Tình yêu thương của Ngài “không hề dứt”. Câu 32
2. Giêrêmi cũng muốn chúng ta nhìn biết rằng Đức Chúa Trời “chẳng muốn làm cho con cái loài người cực khổ và buồn rầu”. Câu 33
a. Có phần thần học rất quan trọng ở đây: những khốn khổ trong cuộc sống đã được làm ra bởi bổn tánh sa ngã của con người, bổn tánh sa ngã của chúng ta và nhiều người khác!
b. Vì lẽ đó hoạn nạn khốn khổ không đến từ Đức Chúa Trời mà từ tội lỗi và từ các mối tương quan của con người sa ngã với nhau!
c. Đây là những hậu quả tự nhiên của tội lỗi trên hành tinh nầy, giống như có những việc nhất định xảy ra khi chúng ta phá vỡ luật vật lý (như té xuống dốc đá và trọng lực hút lấy) – những luật vật lý nầy tác động vào người tin Chúa và kẻ không tin cùng một cách thức như nhau, cũng vậy các điều luật thuộc linh cũng có những hậu quả tương tự.
d. Ở trên trời chúng ta sẽ tận hưởng sự thiếu mất hoạn nạn khốn khổ vì ở đó sẽ không có tội lỗi trong chúng ta hay ai đó quanh chúng ta, nhưng điều nầy không thực ở đây trên hành tinh nầy trong lúc bây giờ!
3. Đây đúng là quan điểm của Giêrêmi ở câu 38 “...Há chẳng phải từ miệng Đấng Rất Cao ra tai họa và phước lành?” Chính trong ý nghĩa Đức Chúa Trời cho phép những tai vạ đánh vào chúng ta nhưng luôn luôn với các mục đích của Ngài trong trí.
a. Vì lẽ đó, chúng ta phải học biết đừng hoảng loạn và bỏ chạy, mà phải trụ lại trên đường và giữ lòng trung tín với Đấng Christ!
b. Người nào hoảng loạn sẽ đưa ra những sự lựa chọn không hay thường làm cho đời sống họ ra phức tạp thêm mà thôi, sợ hãi là người bạn xấu dẫn tới những sự lựa chọn sai lầm!
MINH HOẠ: Một vị tướng lãnh trong quân đội xứ Ba tư luôn có thói quen kỳ lạ dành cho hạng người bị kết án phải chịu chết bằng cách hành hình. Ông ta cho phép những kẻ bị kết án một sự lựa chọn giữa tốp lính cầm lửa và một “cánh cửa to màu đen” với một số phận không rõ. Khi giờ phút hành quyết đến, những tên lính sẽ đem người bị kết án đến trước mặt vị tướng lãnh và chỉ ra tốp lính cầm lửa và cánh cửa to màu đen kia ... “Lựa cái nào?” vị tướng ấy hỏi. Tội phạm trong trường hợp nầy lưỡng lự trong một phút, rồi đáp: “Tôi chọn tốp lính cầm lửa” rồi chịu hành hình. Viên tướng đó bèn xây qua người phụ tá của ông rồi nói: “Họ luôn luôn thích biết điều chưa biết hơn, người ta sợ những gì họ chưa biết, tuy nhiên, chúng ta cho hắn ta một sự lựa chọn”. Bấy giờ viên phụ tá lấy làm lạ hỏi vị tướng lãnh: “Điều chi ở đàng sau cánh cửa to màu đen kia?” Vị tướng ấy đáp: “Tự do, ta chỉ nhìn thấy có mấy người không biết rất can đảm, họ xin cánh cửa dẫn họ đến với sự tự do”. Sống cho Đức Chúa Trời là một điều chưa biết ... và có nhiều người chọn sống chỉ cho những gì họ đang biết, cái ở đây và bây giờ, và vì lẽ đó bỏ qua cơ hội cho sự tự do thực, Đức Chúa Trời đang ban hiến sự lựa chọn ... quí vị chọn điều nào – những đường lối trong đời nầy đã biết hay đức tin với những điều không dám chắc của nó? – Nguồn vô danh
4. Lời kêu gọi sau cùng ở đây dành cho mỗi một người chúng ta là phải “xét và thử đường mình, trở về cùng Đức Giêhôva”. Câu 40
a. Quí vị xử lý những cơn thử thách đến với mọi người như thế nào, người được cứu và chưa được cứu như nhau chăng?
b. Quí vị có cay đắng, giận dữ, rầu rỉ và lui đi; quí vị có đau khổ rồi đưa ra những sự lựa chọn nghèo nàn chỉ làm cho sự việc ra tệ hại hơn không?
c. Hay quí vị làm hết sức mình để xử lý với cơn thử thách và tin cậy Đức Chúa Trời rồi tiếp tục làm lành cho tới khi vấn đề hay cơn thử thách kết thúc?
5. “HÃY NHỚ TỚI SỰ THÀNH TÍN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI KHI QUÍ VỊ THẤY MÌNH ĐANG VẬT VÃ VỚI CHÍNH LÒNG TRUNG TÍN CỦA MÌNH!”
a. Và đừng quên các bài học về sự khốn khổ hoạn nạn để lần tới quí vị đã được chuẩn bị sẵn để xử lý với tình huống của sự chịu khổ!
b. Mỗi cơn thử thách sẽ làm cho chúng ta được mạnh mẽ thêm nếu chúng ta không quên các bài học về sự chịu khổ!
PHẦN KẾT LUẬN: Dân sự của Đức Chúa Trời không được miễn trừ đối với đau khổ hay những thất vọng trong cuộc sống, nhưng chúng ta sẽ khác đi khi chúng ta gặp gỡ nó! Bất luận chúng ta chịu khổ đến ngần nào viễn cảnh của chúng ta về cõi đời đời và tình yêu thương của Đức Chúa Trời luôn luôn cung ứng cho chúng ta một sự trông cậy và ý nghĩa mà thế giới tạm bợ và hư mất nầy không thể cung ứng cho! Chúng ta không bao giờ đánh mất sự trông cậy – vì tình yêu thương của Đức Chúa Trời hiến cho một lối thoát ra khỏi sự thất vọng. Những bài học về sự chịu khổ dành cho chúng ta chỉ dẫn đến sự tấn tới và ơn cứu rỗi mà thôi!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét