Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

Hãy Nhớ Lời Ta



“HÃY NHỚ LỜI TA!”
Phục truyền luật lệ ký 4.1-14
PHẦN GIỚI THIỆU. Mục đích của sách vỡ là bảo tồn tri thức từ thế hệ nầy sang thế hệ khác, hầu cho mỗi thế hệ không phải bắt đầu lại từ đâu khi học biết về cuộc sống. Chỉ nói bằng lời thôi thì không đủ để bảo tồn tri thức đâu, sách vỡ buộc phải có để bảo tồn cả vốn tri thức rất lớn mà hết thế hệ nầy sang thế hệ khác đã thu lượm được, sách vỡ có khả năng bảo tồn tri thức theo hình thức thành văn như thế nầy và khiến nó có ích cho từng thế hệ đã làm biến đổi nhân loại!
Vì lẽ đó Đức Chúa Trời vốn quan tâm đến dân sự Ngài, cái điều quan trọng mà Ngài mong muốn, ấy là dân sự của Ngài phải bảo tồn lượng tri thức hiểu biết về Ngài cùng các đường lối của Ngài đến nỗi chính mình Ngài đã viết ra một tài liệu sớm sủa nhất trên hai bảng đá hầu cho từng thế hệ dân sự Ngài sẽ chuyển lượng thông tin nầy cho con cháu của họ.
Sự hiểu biết của Israel về Đức Chúa Trời thường quyết định chất lượng cuộc sống của họ, khi lượng hiểu biết ấy suy giảm qua việc tránh né hay mất mát nó, đời sống dân tộc của Israel phải suy giảm, thường kết thúc với sự phu tù của họ! Không có gì phải ngạc nhiên khi David nói trong Thi thiên 119.11: “Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, để tôi không phạm tội cùng Chúa”. David có ý nói bởi việc “giấu” là ông đã ký gửi Lời Đức Chúa Trời vào ký ức và linh hồn ông, khi làm như thế ông sẽ tránh được việc phạm tội.
Quí vị đang ở đâu trong tri thức, hiểu biết về Lời của Đức Chúa Trời? Thực sự quí vị nhớ bao nhiêu nào? Xứ sở của quí vị đang ở đâu trong sự tri thức, hiểu biết về Lời của Đức Chúa Trời?
MINH HOẠ. Một vị giáo sư kia đã mở ra một cuộc nghiên cứu tại Trường Đại Học Newton ở Massachusetts giữa các cấp lớp về sự hiểu biết Kinh Thánh của họ. Nghiên cứu nầy với đề tựa: “Kinh Thánh là văn chương”. Trường Đại Học nầy người ta coi là một trong những trường đại học nhất hạng ở trong xứ. Những câu trả lời cho các câu hỏi đại loại như sau: “Sôđôm và Gômôrơ là những chỗ rất đáng yêu”; “Giêsabên và con lừa Aháp”; một sinh viên đã nghĩ “4 kỵ mã đã xuất hiện tại thành Athen”; rằng các sách Tin Lành trong Tân ước đã được viết ra bởi Mathiơ, Mác, Luther và Giăng; rằng Êva đã được dựng nên từ “trái táo” và Chúa Jêsus đã chịu phép báptêm “bởi Môise”. Câu trả lời đã đạt được giải thưởng hiểu lầm do một bạn cùng học trao, về mặt lý thuyết nằm trong top 5% lớp tốt nghiệp, câu hỏi là: “Gôgôtha là gì?” Câu đáp của anh ta là: “Gôgôtha là tên của gã khỗng lồ, là kẻ đã giết chết sứ đồ David” – Nguồn vô danh
Tôi lấy làm lạ không biết có bao nhiêu Cơ đốc nhân (giỏi hay dỡ) chịu làm chính bài tập ấy hôm nay?!
Rất nhiều lần trong suốt cả Kinh Thánh Đức Chúa Trời kêu gọi dân sự Ngài phải “NHỚ ĐẾN LỜI CỦA TA!” rất nhiều Thi thiên đã được viết ra với sự kêu gọi nầy giống như một lẽ đạo nằm trong chúng vậy! Những câu nói như thế bởi David có trong Thi thiên 119.11: “Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, để tôi không phạm tội cùng Chúa”, nhất định nó mang lấy lẽ đạo nầy một cách mạnh mẽ! Thực vậy, phần lớn Kinh Thánh đã được viết ra với các từ hay cấu trúc giúp cho trí nhớ vì lý do nầy, và vì sách vỡ khó có thể có được. (Hai tấm bảng đá còn hơn là các thư viện!) Giống như các bài giảng chủ yếu là lặp lại âm đầu, chỉ ra (mỗi mục đích khởi sự với chính ký tự đó – một từ giúp trí nhớ) các tiểu đoạn Kinh Thánh đã thành văn theo cách nầy, hay cách sử dụng thể thơ của chữ đầu hoặc những câu nối theo sau một từ của mẫu tự tiếng Hy bá lai. (Theo ngôn ngữ nguyên thủy, khi được phiên dịch điều nầy hoàn toàn không có đối với chúng ta – và vì vậy những từ giúp trí nhớ nầy hoàn toàn biến mất trong các bản dịch của chúng ta!)
Học biết những việc mới chưa phải là đủ đâu, chúng ta còn phải nhớ tới những việc cũ nữa, và đặc biệt những vụ việc kia của Đức Chúa Trời đã được ghi lại cho chúng ta trong Lời của Ngài. Không có một tiến trình nào mà không có sự ghi nhớ Lời của Đức Chúa Trời, những cơn phấn hưng đều đến từ sự đổi mới của Lời Ngài!
II. NHỚ TỚI TÌNH TRẠNG CỦA NGÔI LỜI (4.1-8)
A. Trọn vẹn! (4.1-2)
1. Để dân Israel sống và chiếm lấy xứ họ cần phải gắn bó với Lời của Đức Chúa Trời.
a. Đây không phải là những luật lệ tạm thời, chúng rất năng động, phổ quát về mặt thuộc linh!
b. Những luật lệ nầy có một sự năng động về mặt văn hoá đối với họ khi được ban ra nhưng có một nguyên tắc muôn thuở nằm ở đàng sau mỗi luật lệ luôn luôn là sự thực! nghĩa là: “không ăn men trong bánh” ... trong khi về mặt văn hoá, bằng cách thức nào đó nguyên tắc về “sự ô uế” đã được truyền dạy bởi hình ảnh nầy, vì thế quan niệm không bị nhiễm ô uế bởi thế gian – là lẽ thật muôn thuở nếu phần văn hoá thôi không còn xem là sự thực nữa.
2. Những luật lệ của Đức Chúa Trời không phải là tùy tiện đâu, không một điều nào được ấn định cho họ nên chọn và lựa luật lệ nào họ thích hay không thích hoặc họ đồng ý với hay không đồng ý với.
3. Con người ngày nay cũng như vậy, họ chọn và lựa luật lệ nào trong số các luật lệ của Đức Chúa Trời mà họ đồng ý với hay không đồng ý với, giống như mua những món đồ cho một chiếc xe mới vậy – họ xây dựng kiểu cách Cơ đốc giáo riêng của họ dựa theo những luật lệ của Đức Chúa Trời mà họ thích hay không thích.
4. Tình trạng của Lời Đức Chúa Trời đã được Đức Chúa Trời nói rất rõ ràng, họ không được thêm hay bớt gì ra khỏi Lời ấy và vì thế làm thay đổi chương trình của Đức Chúa Trời.
a. Luật lệ của Đức Chúa Trời là trọn vẹn khi chúng đứng một mình.
b. Bất kỳ một nổ lực nào làm thay đổi các chi tiết nhỏ thôi, sẽ dẫn tới các nguyên tắc và ý tưởng giả dối!
MINH HOẠ. Một trường hợp không hay đã được làm ra khi có người ra sức thay đổi một câu bằng cách thêm hay bớt trên những tấm thẻ câu gốc để tặng nhau trong dịp lễ Giáng sinh. Câu Kinh Thánh ghi trên thẻ là Khải huyền 11.10: “Họ trao đổi các lễ vật và vui mừng hớn hở...”. Những gì bị bỏ đi là nội dung của cả phân đoạn cần phải xử lý với hai người chứng mà Đức Chúa Trời sẽ sai đến giảng Tin lành cho kẻ dữ trong suốt thời kỳ đại nạn; kẻ ác sẽ thù ghét hai người nầy đã được Đức Chúa Trời sai phái đến nỗi họ sẽ giết hai người ấy rồi để thi thể họ ngoài đường phố trong mấy ngày và kế đó có một lễ kỹ niệm rộng khắp để tỏ ra thái độ thù hận của họ đối với Đức Chúa Trời bằng cách “trao đổi lễ vật cho nhau và vui mừng hớn hở...”! Hãy nói về việc lấy ra một chi tiết trong câu gốc làm mất nội dung của câu ấy xem! Đúng là một sự thay đổi hoàn toàn ý nghĩa chỉ vì một chút xíu Lời của Đức Chúa Trời đã bị bỏ ra! – Nguồn vô danh
5. Lời của Đức Chúa Trời không được ban cho chúng ta để trở thành bảng thực đơn cho những gì chúng ta thích hay không thích.
B. Hậu quả (4.3-8)
1. Giống như thể nhắc cho họ nhớ lại những gì đã xảy ra cho người nào thả lý trí “chọn và lựa” đối với Lời của Ngài, Đức Chúa Trời nhắc cho họ nhớ tới những gì đã xảy ra trong quá khứ cho những kẻ quên Lời của Ngài!
a. Khi những người nam Israel theo đuổi phụ nữ xứ Mô-áp, họ đã quên luật pháp của Đức Chúa Trời rồi khởi sự dại dột quanh theo những đường lối thờ lạy hình tượng của xứ Mô-áp khi thờ lạy thần Baal Peor (Dân số ký 25.1-9)
b. Điều nầy kết quả trong một trận dịch cướp đi nhiều sinh mạng.
c. Israel là một dân đặc biệt giữa vòng nhiều dân tộc, sống theo luật pháp của Đức Chúa Trời sẽ tỏ ra sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời phải cao cả hơn sự khôn ngoan của con người, và thất bại của họ sẽ làm cho Lời của Đức Chúa Trời bớt đậm nét đi!
2. Sự thành công của họ nương vào sự vâng theo Lời của Đức Chúa Trời, ở đây sự vâng phục được gắn với sự hiểu biết!
a. Họ vốn ghi nhớ Ngôi Lời, nhưng họ không chịu làm theo Lời ấy!
b. Những hậu quả là đường lối của Đức Chúa Trời đưa họ trở lại với chặng đường vâng phục giống như bậc cha mẹ sử dụng những hậu quả để sửa đổi con cái bất tuân vậy.
3. Tuy nhiên thường thì chúng ta nghĩ chúng ta có thể là ngoại lệ đối với điều luật đó, nghĩa là luật pháp của Đức Chúa Trời chỉ áp dụng cho hạng người yếu đuối hơn chúng ta mà thôi!
a. Thê thảm làm sao, họ sẽ gặt lấy những hậu quả ấy!
b. Không một điều gì cao hơn luật pháp của Đức Chúa Trời, đặc biệt Đức Chúa Trời cao cả hơn luật pháp ấy!
MINH HOẠ. Mùa đông năm 1991 tạp chí UNIVERSITY OF PACIFIC REVIEW đăng bài mô tả về thảm hoạ nguyên tử năm 1986 ở Chernobyl, nước Nga. Hai kỹ sư điện trong phòng điều khiển đêm hôm ấy quyết định chơi vài ván cờ với mấy cái máy điện. Về sau các quan chức Sô viết gọi đó là “một thử nghiệm không được phép”. Hai người đã quyết định xem coi một tua-bin sẽ “chạy tự do” trong bao lâu khi họ tắt dòng điện đi. Tắt dòng điện loại lò phản ứng nguyên tử đó là một việc khó và nguy hiểm vì loại lò phản ứng ấy dễ thay đổi, rất bất chợt trong tầm hoạt động thấp hơn. Để bắt lò phản ứng phải làm việc theo loại sự cố ấy, họ phải gạt qua một bên sáu máy tính phân biệt điều khiển hệ thống báo động. Từng máy tính một đã lên tiếng: HÃY DỪNG LẠI! NGUY HIỂM! ĐỪNG ĐI XA HƠN NỮA! Và từng người một, thay vì thôi không tiếp tục việc ấy nữa, họ đã đóng hệ thống báo động lại rồi cứ để như thế. Quí vị biết rõ kết quả rồi; phóng xạ nguyên tử đã được tường trình trên khắp cả thế giới, là sự cố công nghiệp tệ hại từng xảy ra trên thế giới! Họ đã bị cảnh cáo nhiều lần giống như dân sự trong Kinh Thánh và sau cùng mọi hậu quả đều đã được bày ra! – Nguồn vô danh
4. Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta phải giữ hết thảy Lời của Ngài, chúng ta không nên có sự lựa chọn khi tiếp cận với Lời ấy!
5. Tấm gương của họ về việc ghi nhớ hết thảy Lời của Đức Chúa Trời và thể hiện ra Lời ấy sẽ gửi một sứ điệp đầy quyền năng cho các dân khác nhìn thấy sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời sẽ chúc phước cho họ trong vai trò một nước và một dân tộc!
a. Lời của Đức Chúa Trời đầy dẫy sự khôn ngoan và công bình.
b. Luật pháp của Ngài sẽ tỏ ra Lời của Đức Chúa Trời siêu việt hơn lời của con người.
II. NHỚ TỚI SỰ KÊU GỌI CỦA NGÔI LỜI! (4.9-12)
A. Khái niệm (4.9)
1. Đức Chúa Trời không hề định sự vâng theo luật pháp của Ngài chỉ là hành động ở bên ngoài!
a. Nếu có như vậy, luật pháp ấy sẽ tiêu mất đi hay chẳng là gì khác hơn một lối tiếp cận với cuộc sống bằng cách thiên về với luật pháp trong tư thế miễn cưỡng, luật pháp ấy phải là một thứ luật nằm ở trong tấm lòng của dân sự Ngài!
b. Ngài đã viết luật pháp ấy trên hai bảng đá, nhưng nó phải được chuyển thành những tấm bảng lòng!
2. Israel cũng thường làm cho Lời của Đức Chúa Trời thành một luật bề ngoài, đây đúng là những gì người dòng Pharisi đã làm trong thời của Chúa Jêsus!
3. Bắt buộc người ta phải sống theo những luật lệ bên ngoài sẽ không tạo ra được sự công bình đâu!
4. Tuy nhiên, luật pháp của Đức Chúa Trời trên bảng lòng sẽ tạo ra sự công bình trong việc tuân giữ với sự thánh khiết!
5. Chỉ có luật pháp được viết ra trên bảng lòng chúng ta mới là những điều được truyền từ thế hệ nầy sang thế hệ khác, những luật lệ bề ngoài theo thời gian sẽ không còn nữa!
6. “Hình thức” qua đi khi tấm lòng không có luật pháp của Đức Chúa Trời!
B. Thuyết phục (4.10-12)
1. Đức Chúa Trời thực hiện một buổi trình diễn cho Israel thấy khi ban cho họ Lời của Ngài, lửa từ đỉnh núi, tiếng của Ngài vang dội công bố ra Lời ấy cho họ, họ chẳng thấy hình trạng nào của Đức Chúa Trời hết, họ chỉ nghe được tiếng của Ngài mà thôi (4.12b)
a. Tại sao? Đức Chúa Trời không muốn họ đi lạc vào chỗ sai lầm: “Đức Chúa Trời giống với cái gì vậy?” Thay vì thế, Ngài muốn họ nắm lấy vấn đề thực: “Đức Chúa Trời muốn tôi phải sống như thế nào?”
b. Lời của Ngài là mọi sự mà họ có cần, chớ không phải hình ảnh hay bức tượng kia!
2. Đức Chúa Trời muốn Lời của Ngài đem lại SỰ TIN QUYẾT, chớ không phải SỰ TÒ MÒ về không biết Ngài giống với cái gì!
3. Nếu họ nhìn thấy ảnh tượng của Đức Chúa Trời, họ luôn luôn cần phải xem hình ảnh ấy mới thấy Đức Chúa Trời – nhưng với Lời của Ngài họ có thể luôn tìm gặp Ngài bao lâu họ còn ghi nhớ Lời của Ngài!
MINH HOẠ. Mẹ của Karen đã giật mình khi thấy đứa con 5 tuổi của mình cầm lấy quyển truyện tích Kinh Thánh mới rồi khoanh tròn chữ ĐỨC CHÚA TRỜI bất cứ lúc nào chữ ấy xuất hiện trên trang sách. Sau khi kiểm lại, phản ứng đầu tiên của cô là trách con gái mình, cô hỏi nó: “Karen, sao con lại làm như thế?” Câu trả lời từ Karen là: “Con làm thế để con biết phải tìm Đức Chúa Trời ở chỗ nào khi con cần đến Ngài!” Karen đã nắm bắt toàn bộ ý tưởng phải lẽ khi Đức Chúa Trời ban ra Lời của Ngài – để chúng ta có thể luôn tìm thấy Ngài bất cứ lúc nào chúng ta cần đến hay muốn gặp Ngài, Ngài là Ngôi Lời! – Nguồn vô danh
4. “LỜI” nầy ra từ Đức Chúa Trời sẽ đem lại “sự tôn kính” đối với Đức Chúa Trời suốt cả cuộc đời họ, và từ thế hệ nầy sang thế hệ khác; đây là một việc có thể gìn giữ từng thế hệ trong một mối tương giao phải lẽ với Đức Chúa Trời suốt đời!
5. Điều nầy cung ứng một nguồn tin quyết cho dân sự của Đức Chúa Trời trong giới hạn cuộc sống của họ, cũng cung ứng như thế cho những ai nghe giảng Lời ấy!
6. Công tác thuyết phục nầy đóng vai trò như một bộ kiểm tra và máy đo thường trực để giữ chúng ta đi đúng hướng, để giữ chúng ta đi thẳng đường suốt cả đời, không những cho cuộc đời của chúng ta mà còn cho con cái của chúng ta và con cái của con cái của chúng nữa, v.v…
a. Vậy là ơn phước của Đức Chúa Trời sẽ tuôn đổ từ thế hệ nầy sang thế hệ khác!
b. Cũng một thể ấy đối với sự hiểu biết Đức Chúa Trời!
III. NHỚ NỘI DUNG CỦA NGÔI LỜI (4.13-14)
A. Giao ước! (4.13)
1. Lời của Ngài là một phần trong hợp đồng hay giao ước ràng buộc với dân sự của Ngài!
a. Nếu họ nhớ và vâng theo Lời của Ngài, Ngài sẽ luôn luôn đánh trận thay cho họ và chúc phước cho họ!
b. Để bảo đảm điều nầy xảy ra trong hơn một thế hệ Ngài bảo tồn Lời ấy trên hai tấm bảng đá – quyển sách của thời gian!
2. Để giúp cho Israel trong việc nhớ Lời của Ngài, Đức Chúa Trời ban ra luật pháp của Ngài theo một hình thức ngắn gọn gồm 10 điều răn. Mười điều ấy ghi trên hai bảng đá, bảng nầy ghi các luật lệ xử lý với mối tương giao của con người với Đức Chúa Trời, còn bảng kia với mối tương giao của con người với con người!
a. Bốn điều răn đầu (có lẽ trên một bảng đá) xử lý với mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời.
b. Bảng thứ hai ghi 6 điều răn xử lý với mối tương giao của con người với con người.
c. Chia như thế sẽ làm cho dễ nhớ.
3. Tất cả các điều răn nầy cần phải làm nhiều với tấm lòng hơn là chỉ hành động ở bề ngoài!
4. Những điều răn nầy xử lý với các vấn đề giận dữ, tức tối, tham lam, tư dục, kiêu ngạo, thù hận, v.v…
5. Họ cần phải nhớ bảng danh mục nầy và sử dụng Lời nầy từ Đức Chúa Trời để hướng dẫn và kiểm tra tấm lòng của họ, rồi nhơn đó kiểm tra mọi hành vi của họ!
6. Đức Chúa Trời khiến họ phải chịu trách nhiệm biết rõ những điều răn nầy và hiểu rõ nội dung của chúng!
7. Nhận biết Lời của Đức Chúa Trời là một việc rất quan trọng đối với chúng ta!
MINH HOẠ. Mark Twain từng nói: “Hầu hết con người ta đều bối rối bởi những phân đoạn Kinh Thánh mà họ không hiểu; còn như đối với tôi, tôi luôn luôn để ý rằng các phân đoạn trong Kinh Thánh làm cho tôi thấy bối rối hầu hết là những phân đoạn mà tôi vốn hiểu rõ!” – Nguồn vô danh
8. Biết nhiều chưa phải là vấn đề, mà là biết rõ hơn kìa!
9. Có phải quí vị biết Lời Đức Chúa Trời nói cho quí vị biết điều gì không? Có phải quí vị học thuộc lòng Lời của Ngài không?
a. Đức Chúa Trời lập ước ban cho chúng ta Lời của Ngài.
b. Chúng ta được kêu gọi phải nhận biết và gìn giữ Lời ấy! Quí vị không thể gìn giữ một điều gì mà quí vị không biết rõ!
B. Truyền đạt (4.14)
1. Đức Chúa Trời dùng những tôi tớ để giúp phân phát Lời của Ngài.
a. Không hẳn chỉ là Mục sư!
b. Đây là một cách để khích lệ cho nhớ!
2. Thật là quan trọng khi chúng ta khích lệ nhau ghi nhớ Lời của Đức Chúa Trời.
a. Cho nên, hãy cùng nhau nghiên cứu Kinh Thánh.
b. Đây là lý do mở Lớp Trường Chúa Nhựt cho trẻ em!
c. Các nhóm thông công tại gia cũng rơi vào lãnh vực quan trọng nầy!
3. Các môn đồ do Chúa Jêsus dạy dỗ, vì vậy họ có thể dạy dỗ nhiều người khác và viết ra Lời của Ngài để bảo tồn Lời ấy cho nhiều thế hệ đến sau họ!
4. Thật là quan trọng khi chúng ta nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời hầu cho chúng ta có thể truyền đạt Lời ấy cho nhiều người khác nữa!
MINH HOẠ. Trong một lần phỏng vấn, người ta đã hỏi Billy Graham câu nầy: “Nếu ông phải sống lại đời sống của mình, ông sẽ làm gì cho khác biệt?” Ông đáp: “Một trong những tiếc nuối của tôi, ấy là tôi chưa nghiên cứu đủ. Tôi ước ao mình đã nghiên cứu nhiều mà rao giảng ít. Người ta đã ép tôi phải rao giảng với nhiều nhóm khi tôi đáng phải sửa soạn và nghiên cứu”. Một người khác, Donald Barnhouse nói rằng nếu ông biết Chúa sẽ tái lâm trong 3 năm nữa, ông sẽ để ra hai năm để nghiên cứu, và một năm lo rao giảng! [Sept. 12, 1977 Pg. 19 “Christianity Today”]
5. Dòng chót rất đơn giãn: “HÃY NHỚ LỜI TA!” Đây là toàn bộ mục đích của phân đoạn nầy.
a. Chỉ một mình phần nầy bảo đảm đắc thắng cho đất Hứa.
b. Đây là điều bắt buộc để chiếm lấy đất Hứa.
c. Điều nầy là cần thiết để ơn phước của Đức Chúa Trời tràn tuôn.
6. Lai lịch của Israel trên thế gian sẽ là LUẬT PHÁP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ LỜI CỦA NGÀI! Điều nầy sẽ biệt riêng họ ra khỏi phần còn lại của thế gian và tỏ ra sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trỗi hơn sự khôn ngoan của con người!
PHẦN KẾT LUẬN. Lời của Đức Chúa Trời không những là một văn tự ghi trên bảng đá; mà Lời ấy còn là một sự năng động trong tâm linh! Đối với dân sự của Đức Chúa Trời, thờ phượng được nối kết với sự ăn ở; chớ không phải là sự thực hiện hay nghi thức hàng tuần. Không có một sự đổi mới nào mà không có Lời của Đức Chúa Trời ngay bối cảnh trung tâm! Sự đổi mới của Israel không dựa trên một định hướng theo cảm xúc, sự đổi mới ấy dựa trên một sự trung tín vâng phục đối với Lời của Đức Chúa Trời – cả hai phải ghi nhớ và làm theo Lời ấy!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét