Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

Hãy Nhớ Tới Balác Và Balaam



“HÃY NHỚ TỚI BA-LÁC VÀ BA-LA-AM!”
Mi-chê 6.1-8; 2.11; 3.11
PHẦN GIỚI THIỆU. Chúng ta đồng đi với Đức Chúa Trời với nổ lực hối lộ Đức Chúa Trời nhiều như thế nào? Con người có cách xử lý lạ lùng như thế nầy khi có việc làm sai trái; chúng ta sẽ cố gắng và làm ra một số việc lành khác để xoa dịu lương tâm của mình và chuộc lấy tội lỗi khi chúng ta phạm việc gì đó sai trái. Chúng ta ra sức mua lấy ân sũng của Đức Chúa Trời khi chúng ta cảm thấy thất vọng, hy vọng phủ lấp một tội nào đó mà chúng ta không muốn xử lý với hay công nhận một cách thực sự, v.v…
MINH HOẠ. Giống như người ở Gastonia, N.C, hắn đập cửa một nhà kia hòng cướp của – với hy vọng xoa dịu lương tâm và tỏ ra hắn chẳng tồi tệ sau khi hắn rửa hết mọi bát đĩa còn lại trong chậu, kế đó hắn quét sạch sàn bếp, cọ rửa nhà tắm – khi ấy hắn sắp xếp lại đồ đạt cho dễ nhìn hơn; rồi hắn mới lấy đi máy nhạc cùng các thứ có giá trị ở trong nhà! Việc hắn làm giúp cho hắn cảm thấy hắn có thể xem tội lỗi của mình là không đáng kể! – Nguồn vô danh
Chúng ta hay mua chuộc cha mẹ mình khi chúng ta muốn có một việc hay chuộc lấy điều gì đó mà chúng ta đã làm sai trái, mua chuộc giáo sư khi chúng ta cần từng ấy điểm, và có khi chúng ta nổ lực hối lộ cả Đức Chúa Trời – nhưng Đức Chúa Trời không thể nhận hối lộ và chúng ta cần phải học biết rằng tình yêu thương của Ngài đã được ban cho cách rời rộng!
Hết thảy chúng ta đều mong muốn sống tốt hơn nếu chúng ta học biết phải có một mối tương giao thành thực với Đức Chúa Trời, khi chúng ta phạm tội chúng ta chỉ cần xưng nó ra, khi Đức Chúa Trời cần chúng ta làm một việc gì đó vì việc ấy đúng đắn và nó tôn cao Đức Chúa Trời, đừng gắng sức và buộc Đức Chúa Trời phải làm một ơn nào đó cho chúng ta qua của hối lộ!
Lỗi lầm của Balác và Balaam, ấy là họ tưởng phước hạnh và sự rủa sả của Đức Chúa Trời có thể mua sắm được bằng một giá nào đó! Thảm họa trong thời của Mi-chê, ấy là Israel đã ra sức làm chính việc ấy với Đức Chúa Trời, là việc mà Balác và Balaam đã gắng hết sức nhiều năm trước đó, là sách lược đã được minh chứng là thất bại ê chề và qua đó đã khiến Israel không có được một sự phục hưng!
I. “NỔI ĐAU” CỦA VẤN ĐỀ! (6.1-5; 2.11; 3.11)
A. Các tiên tri hám lợi! (6.1-3; 2.11; 3.11)
1. Israel (ở đây là xứ Giu-đa) đã lằm bằm về sự thiếu mất ơn phước của Đức Chúa Trời không còn giáng trên họ nữa, họ cảm thấy Đức Chúa Trời không còn tử tế đối cùng họ và đã tra quá nhiều áp lực lên trên họ.
a. Họ bất chấp, cứ tỏ ra các thái độ ích kỷ và thiên về vật chất của họ, những thứ nầy cực kỳ phát triển lúc bấy giờ trong xứ Giu-đa.
b. Phần lớn trong số họ rất trung tín đến dự các buổi thờ phượng trên Đền Thờ và để dâng các của tế lễ, mặc dầu cùng lúc ấy họ đã lo làm giàu bất kể là như thế nào!
c. Người giàu càng giàu thêm; kẻ nghèo bị làm mồi cho nhà giàu ở trong xứ.
2. Họ cảm thấy bao lâu họ dâng cho Đức Chúa Trời phần mười của họ, trung tín đến Đền Thờ và chịu khó làm việc, họ có đối xử với nhau như thế nào thì chẳng thành vấn đề!
a. Thế rồi Đức Chúa Trời bắt đầu cầm giữ lại các phước hạnh trong giao ước không ban cho họ nữa, họ không thể hiểu được những lý do mà Đức Chúa Trời đã có khi Ngài thực thi điều nầy cho họ!
b. Nghi thức thay thế cho phẩm chất!
3. Yếu tố quan trọng trong câu chuyện nầy, ấy là bản thân CÁC THẦY TẾ LỄ đã đề ra tấm gương nầy!
a. 2.11 và 3.11 làm chứng thích ứng cho thực tại nầy!
b. Dòng thầy tế lễ đã giảng dạy tất cả những việc mà dân sự muốn nghe hầu làm cho họ cảm thấy tốt đủ, để rồi họ tiếp tục dâng những của lễ ê hề, sự dâng hiến nầy cung ứng lương hậu cho dòng thầy tế lễ và khiến cho họ ưa thích!
c. Dòng thầy tế lễ nầy cung ứng cho dân sự một nhận thức về an ninh giả dối, họ không rao giảng tội lỗi hay sự ăn năn, chỉ có ơn phước mà thôi!
d. Ngày nay có bao nhiêu toà giảng bỏ qua sự giảng dạy về ăn năn và thực tại tội lỗi, thực tại địa ngục bị bỏ qua trong các bài giảng hầu cho dân sự không CẢM THẤY tồi tệ!
4. Giu-đa bởi đó bị cản trở đối với các vấn đề thực của tội lỗi trong đời sống họ về mặt cá nhân và tập thể! Hai việc có thể cản trở chúng ta không tập trung vào các vấn đề thực trong đời sống chúng ta.
a. ĐAU KHỔ
b. KHOÁI LẠC
MINH HỌA: Trong phim “Robin Hood” chính nguyên tắc nầy đã được bày ra khi Robin Hood đánh đòn một thanh niên khi anh ta đang luyện tập khả năng bắn cung. Robin Hood yêu cầu người thanh niên kia: “Anh có thể bắn vào giữa mục tiêu không?” Chàng thanh niên ấy trả lời “được” rồi giương cung ngắm, khi anh ta sắp sửa buông mũi tên ra, Robin Hood nắm lấy phần lông đuôi mũi tên đẩy mạnh vào tai của xạ thủ! Mũi tên bắn cao hơn mục tiêu vài feet khi anh ta chùn lại vì đau đớn. Sau khi nụ cười nhạo báng tắt rồi, hầu gái Marian đang đứng gần thanh niên kia đã thắc mắc Robin Hood có bắn được cung tên không, và tất nhiên ông ta tự tin trả lời “được”. Cầm lấy một mũi tên rồi cẩn thận nhắm vào mục tiêu, Robin Hood sắp sửa buông mũi tên, hầu gái Marian thổi nhẹ vào má của Robin ve vản. Mũi tên không cắm đúng vào mục tiêu, nó cắm phập vào cây phía sau mục tiêu và suýt nữa trúng vào người đứng xem gần đó! Đau khổ và khoái lạc cả hai có thể trở thành mối ngăn trở, đôi khi khoái lạc có thể trở thành mối ngăn trở tệ hại hơn! – Nguồn vô danh
5. Giu-đa đang lằm bằm về Đức Chúa Trời đã giáng khó nhọc cho họ trong khi họ cứ liên tục dâng hiến những thứ tinh túy nhất – thậm chí là vì những lý do không đúng nữa!
a. Sự an ninh của họ đã bị đe doạ bởi một quốc gia thù nghịch!
b. Sự thịnh vượng của họ đang cạn khô dần mặc dù đời sống tôn giáo của họ rất sáng sủa, đáng khen; tuy nhiên sự công bình mà Đức Chúa Trời mong muốn đã không còn có ở đó nữa – tương tự với những gì đang xảy ra trong nước Mỹ!
B. Nguyên tắc tha thứ (6.4-5)
1. Giống như trong một phiên toà, Đức Chúa Trời trình bày trường hợp Ngài nghịch lại dân sự Ngài.
a. Thử bày ra cho xứ Giu-đa thấy rằng Đức Chúa Trời muốn PHẨM CHẤT và không muốn TIỀN BẠC từ dân sự, Ngài đang nhắc cho họ nhớ tới hai trường hợp Ngài giải cứu họ từ quá khứ – cả hai lần Đức Chúa Trời đã giải cứu Israel không phải vì những của lễ rời rộng của họ về tài chính, mà vì họ biết tin cậy Ngài!
(1. Băng qua Biển Đỏ khi Pharaôn truy đuổi sau lưng họ! (6.4)
(2.Băng qua sông Giô-đanh khi Ba-lác và Balaam tìm cách buộc Đức Chúa Trời rủa sả họ qua một số tiền mặt rất lớn, và việc nầy đã thất bại! (6.5)
b. Trong cả hai trường hợp nầy Đức Chúa Trời đã giải cứu Israel một cách rời rộng vì họ đang sống trong sự vâng phục đối với Chúa và đang tin cậy Đức Chúa Trời, ấy không phải những nghi thức kiếm được ân sũng của Đức Chúa Trời đâu, mà là sự công bình!
2. Giờ đây họ đang trông mong ân sũng của Đức Chúa Trời dựa trên việc làm theo luật pháp của Đức Chúa Trời về mặt nghi thức như lên đền thờ và bố thí, nhưng chẳng có một tấm lòng lo toan đến dân sự hay phục vụ cho người nghèo! Họ đã cỡi trên lưng con ngựa sai lầm trong nổ lực kiếm cho kỳ được ân sũng của Đức Chúa Trời!
MINH HỌA. Như trong cuộc tranh tài cách đây nhiều năm giữa hai người trong bang Kentucky, họ đã đua ngựa. Họ đã làm mọi sự, đánh lộn nhau với mấy con ngựa của họ. Năm kia, một trong hai người đã thuê một tên nài chuyên nghiệp hầu tạo ra lợi thế cho ông ta một khi ngựa của họ rất tương đương với nhau trên đường chạy. Dám chắc ăn như thế, cả hai con ngựa đã bước vào cuộc, nhưng rồi hai bên lại về đích ngang nhau; thế rồi tai vạ xảy đến, hai con ngựa đã đâm sầm vào nhau khi chúng tìm cách chiếm phần ưu thế cho mình. Chúng đã té ngã hết, cùng với những tên nài. Tuy nhiên, tên nài chuyên nghiệp kia đã chứng tỏ tay nghề của mình khi anh ta mau chóng chổi dậy rồi leo lên lưng ngựa, đưa nó qua đích đến với phần thắng trong tay! Đắc thắng trở về với ngăn chuồng, ở đấy chủ ngựa đang đứng đợi, anh ta đã lầm khi thấy chủ ngựa là người thuê anh ta hầm hầm hơn là vui vẻ! Tay nài hỏi: “Có việc gì thế? Cớ sao ông hầm hầm, tôi há chẳng thắng cuộc đua sao?” Người chủ ngựa kia đáp: “Phải rồi, đúng là anh đã thắng, nhưng anh đã băng qua đích đến trên con ngựa khác. Khi anh chổi dậy, anh đã nhảy lên con ngựa của kẻ nghịch tôi thay vì con ngựa của tôi”. Chiến thắng có nghĩa gì đâu khi đó là con ngựa khác! – Nguồn vô danh
3. Giu-đa đã đánh cược vào con ngựa khác, họ tưởng họ có thể xoa dịu được Đức Chúa Trời với một vài sự vâng phục chiếu lệ nơi những hành động ngoài mặt và không phải xử lý với các vấn đề thực của tấm lòng!
a. Trong khi họ nổi giận với Đức Chúa Trời vì sự mất mát các ơn phước vật chất mà Đức Chúa Trời đã cầm giữ lại. Đức Chúa Trời đã nát lòng đối với mọi nổ lực chiếu lệ, biểu tượng của họ!
b. Đức Chúa Trời đã cứu họ ra khỏi Pharaôn và Ba-lác cách rời rộng vì họ đã xây lại yêu mến Đức Giêhôva, chớ không phải vì những gì họ đã làm cho Đức Chúa Trời đâu!
c. Nếu họ đã tìm được ân điển của Đức Chúa Trời vì tấm lòng của họ đã xây trở lại đúng vị trí, vậy thì tại sao họ nghĩ giờ đây họ có thể mua được tình yêu và ân sũng của Đức Chúa Trời?
4. Đây là sự nát lòng của nhiều Cơ đốc nhân hôm nay, họ đang ra vẽ thuộc linh mà chẳng có phẩm cách thuộc linh gì hết!
a. Khi họ cần sự ưu ái của Đức Chúa Trời, họ làm ra vẽ mình bận bịu làm “việc lành” cho tới khi mọi việc qua đi hay họ đã nhận được những gì họ cần, khi ấy họ lao vào việc tránh né Đức Chúa Trời!
b. Đức Chúa Trời không thể nhận hối lộ hay bị lôi kéo, Ngài đáp trả cho tình yêu và sự vâng phục tuôn đổ ra từ tình yêu thương, chớ không phải từ gắng sức lôi kéo Ngài đâu!
II. “TRỌNG TÂM” CỦA VẤN ĐỀ! (6.6-8)
A. Mô tả sinh động sự giả dối! (6.6-7)
1. Đáp ứng của họ trước sự Michê rao giảng sứ điệp nầy về việc làm đẹp lòng Đức Chúa Trời là quá nhiệt tình trong sự dâng hiến giống như thể đút lót Đức Chúa Trời vậy!
a. Điều nầy chỉ chứng minh rằng họ vẫn chưa tiếp thu được sứ điệp thực!
b. Hãy chú ý phản ứng của họ – họ dâng hàng ngàn của lễ, hàng vạn sông dầu, và thật là khó tin, thậm chí họ còn đem dâng chính con cái của họ làm của lễ cho Đức Chúa Trời hầu cho họ luôn được thịnh vượng nữa kìa! Họ xem việc dâng chính con cái họ làm của lễ hầu cố gắng lay động Đức Chúa Trời chúc phước cho họ, một lần nữa chứng tỏ rằng tấm lòng của họ xa cách lắm, chỉ hướng vào sự thịnh vượng mà thôi. Tiêu điểm bề ngoài của họ là nhằm “đem lại ơn phước cho họ” thay vì đem lại sự công bình thật!
c. Thịnh vượng hay vàng là mục tiêu của họ, chớ không phải là Đức Chúa Trời! Có phải điều nầy đang đưa những người Mỹ xây lưng lại với Đức Chúa Trời hôm nay không?
2. Đức Chúa Trời đã bị họ coi là một phương tiện để kiếm chác sao cho được nhiều hơn! Đúng là điều đã xảy ra cho “nan đề TỘI LỖI”?
3. Họ đã đáp ứng có lẽ bằng một của lễ là một trong những đứa con của họ sẽ chuộc được hết các tội lỗi của chính thân thể họ, một khi đứa trẻ ra từ chính thân thể họ hay ít nhất của lễ nầy cũng tỏ cho Đức Chúa Trời thấy họ lo toan về những của lễ long trọng là dường nào!
a. Có bao nhiêu người Mỹ dâng con cái họ làm của lễ cho thần tài – để nhận nhiều thêm – lo bận rộn kiếm tiền, họ chẳng cần biết tới chúng khi chúng đang lớn lên!
b. Có bao nhiêu người Mỹ nghĩ rằng nếu họ chỉ ban cho con cái họ mọi sự, thì điều đó sẽ phủ lút hết mọi tội lỗi mà họ đã phạm khi bất chấp đời sống gia đình của họ?
4. Họ đã phản ứng quá nhiệt tình khi bố thí để chuộc lại nan đề thực trong tấm lòng tội lỗi của họ phản ảnh kỷ nguyên mà hôm nay chúng ta sinh sống trong đó! Một số việc không bao giờ thay đổi!
a. Quan niệm của họ trước thách thức phải ăn năn: “Chúng ta hãy mau mau làm một việc gì đó, bỏ qua vấn đề nầy rồi trở lại với sự thịnh vượng của mình”.
b. Thay vì thay đổi tấm lòng, họ nổ lực xoa dịu Đức Chúa Trời với một của lễ, hy vọng rằng một sự mua chuộc mau chóng thuận tiện sẽ thay đổi hết mọi sự chung quanh!
c. Đức Chúa Trời không tìm kiếm loại đáp ứng nầy đối với sự thách thức của Ngài, Ngài không muốn có thêm tiền bạc từ nơi họ; Ngài muốn phẩm chất tin kính chớ không phải nhiều tiền mặt!
5. Họ bước vào đường lối của họ bằng cách mua chuộc người ta, bằng cách vẫy những món quà của họ và chiếm ưu thế đối với người nghèo!
a. Mối quan tâm của họ là SỰ THỊNH VƯỢNG, chớ không phải CON NGƯỜI!
b. Nước Mỹ và Cơ đốc nhân đang chất đống chính bài thử nghiệm nầy nhiều như thế nào hôm nay?
c. Quí vị trông đợi gì từ việc ấy?
6. Xứ Giu-đa đã mắc lỗi lầm nhiều vì không thực sự thay đổi tấm lòng của họ, nhân vật duy nhứt trong con mắt họ chịu trách nhiệm về sự họ mất mát ơn phước chính là Đức Chúa Trời – chớ không phải họ! Chắc chắn không phải là lầm lỗi của họ, ít nhất theo con mắt của họ! Ngày nay người ta đang sống y như thế dường bao!
MINH HOẠ. Giống như Michael Tindall ở Boston cách đây nhiều năm đã được thả tự do bởi một quan toà về việc đưa ma túy vào nước Mỹ bất hợp pháp. Luật sư của Tindall đã tranh luận rất thành công cho rằng Tindall là nạn nhân của một hội chứng được gọi là: “Hội chứng nghiện hành động”…một sự xáo trộn về tình cảm khiến cho một người thèm khát nguy hiểm và những tình huống có cảm giác mạnh! Họ luận rằng Tindall không phải là kẻ buôn ma túy, giống như một kẻ tìm cảm giác và không làm chủ được bản thân – hay – giống như người kia ở Oregon, người nầy đã cố giết người vợ cũ của mình, hắn ta cũng biện luận rằng hắn không thể làm chũ được bản thân vì hắn đã chịu khổ từ “hội chứng thất vọng cần tự tử” … một sự xáo trộn mà nạn nhân của nó đã phạm vào những tội ác có toan tính. Hắn không thực sự tìm cách giết vợ mình; hắn hy vọng rằng cảnh sát sẽ thực sự giết hắn! – hay – Dan White đã giết viên thị trưởng San Francisco cách đây nhiều năm ... hắn đã thụ án quá ít khi nhận rằng mình không thể làm chủ được bản thân khi giết viên thị trưởng vì ám ảnh đồ ăn bị thiêu! Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên “Ấy chẳng phải là lỗi hay trách nhiệm của tôi” … và chúng ta mau mau tìm kiếm những của đút lót! – Nguồn vô danh
7. Giu-đa muốn một của đút lót nhanh chóng, chớ không muốn một sự thay đổi nơi tấm lòng! Họ chỉ muốn các ơn phước của Đức Chúa Trời quay trở lại, với phương thức nhanh chóng nhất và dễ dàng nhất!
B. Con người của lời hứa! (6.8)
1. Giờ đây Đức Chúa Trời chỉ ra điều mà Ngài đang tìm kiếm nếu họ muốn ơn phước của Ngài quay trở lại!
a. Ấy không phải nhiều “thứ’ của lễ hay nhiều “sinh hoạt” trong đền thờ.
b. Đó là SỰ CÔNG BÌNH, SỰ THƯƠNG XÓT, SỰ KHIÊM NHƯỜNG, VÀ TÌNH YÊU THƯƠNG; dành cho Đức Chúa Trời và cho người đồng loại!
c. Đây là những điều Đức Chúa Trời luôn luôn mong muốn từ dân sự của Ngài – PHẨM CHẤT, chớ không phải TIỀN MẶT!
2. Thật nhiều lần họ chỉ xây lại cùng Đức Chúa Trời khi mọi việc trở xấu xa, chỉ khi nào họ thấy bản thân họ đang ở trong cơn khủng hoảng, Đức Chúa Trời muốn tình yêu và sự tin cậy của họ trong những thì thuận tiện nữa, chớ không phải bị họ sử dụng!
MINH HOẠ. Một vị luật sư cùng với vợ đã thuê một người đầy tớ. Họ có lòng lo lắng và muốn giúp cho người đầy tớ nầy có một đời sống khá hơn. Cô người làm nấu ăn rất ngon và giữ gìn ngôi nhà rất sạch sẽ, tươm tất. Nhiều việc suông sẻ trong một thời gian, và rồi một ngày kia cô người làm đến gặp họ rồi nói: “Tôi có thai, nên xin thôi việc”. Vị luật sư cùng với vợ bàn bạc với nhau tìm cách giúp đỡ cho người làm nầy và sau cùng đã đồng ý. Họ đến gặp cô ta rồi nói: “Chúng tôi sẽ nuôi đứa bé và cô cứ tiếp tục công việc và hãy sống ở đây”. Cô người làm rất vui và công việc được thực hiện. Sau đó cũng sự việc ấy xảy ra, cô ta đến xin thôi việc vì cô ta lại có mang nữa. Một lần nữa hai vợ chồng muốn giữ đứa bé và nuôi dưỡng nó cho cô ta nếu cô ta chịu ở lại. Sau đó, sự việc ấy lại xảy đến lần thứ ba, và một lần nữa họ đã nuôi đứa trẻ nầy. Khoảng chừng một tháng sau khi nuôi đứa trẻ thứ ba, cô người làm lại xin thôi việc! Đáp ứng của hai vợ chồng rất là hợp lý nhưng cũng rất ngạc nhiên, họ nói: “Chắc hắn là cô không có thai nữa, sao lại mau thế?” Cô người làm đáp: “Không, tôi xin nghỉ vì có quá nhiều đứa trẻ trong nhà nầy cần phải chăm sóc, tôi phải nghĩ tới mọi nhu cần của tôi chứ”. Có bao nhiêu người đã làm như vậy với Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời đã giúp cho họ quá nhiều lần và họ đã xây lưng lại với Đức Chúa Trời ngay giờ phút mọi việc trở khó khăn, để tự cứu lấy mình! – Nguồn vô danh
3. Đức Chúa Trời đang tìm kiếm tấm lòng, chớ không tìm tặng phẩm của chúng ta đâu.
a. Quí vị có thể trở thành một người được ơn và vẫn chưa được sử dụng trong Nước của Đức Chúa Trời, tấm lòng và phẩm chất của quí vị đang ở đâu vậy?
b. Ấy không phải các thứ TẶNG PHẨM mà Đức Chúa Trời tìm kiếm để sử dụng chúng ta đâu, mà chính là PHẨM CHẤT đấy!
4. Đức Chúa Trời vốn cảm động bởi một việc, một tấm lòng chơn thật công bình. Tấm lòng biết tìm kiếm, biết kính sợ Đức Chúa Trời và yêu thương nhân loại vì họ đã học biết họ được cảm thúc bởi tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho họ!
5. Đừng tìm cách nhờ Đức Chúa Trời phục hồi lại số phận của mình khi nó đã mất đi, phải có sự khôn ngoan khi tìm kiếm Đức Chúa Trời nhờ Ngài phục hồi lại đức tin của quí vị, khi ấy Ngài sẽ chăm sóc cho mọi sự khác!
PHẦN KẾT LUẬN. Điều chi cảm động tấm lòng của Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời có thể bị mua chuộc hay rồ dại bởi những của lễ bày ra đủ thứ mà không có một sự thay đổi thực sự của tấm lòng? Ân sũng của Đức Chúa Trời tuôn tràn rời rộng vì chúng ta là ai, chớ không phải vì những gì chúng ta làm! Quí vị có thể làm những điều phải lẽ vì những lý do sai trái. Người nào làm như vậy chưa kinh nghiệm các ơn phước của Đức Chúa Trời, chẳng khác gì hơn những kẻ đang phạm những việc sai trái. Đức Chúa Trời tìm kiếm phẩm chất công bình hơn là những thứ của lễ ê hề!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét