Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

Giêrêmi 17.5-8: "Cây cối trong sa mạc”



"Cây cối trong sa mạc”
Giêrêmi 17.5-8

“Đức Giê-hô-va phán như vầy. Đáng rủa thay là kẻ nhờ cậy loài người, lấy loài xác thịt làm cánh tay, lòng lìa khỏi Đức Giê-hô-va. Nó sẽ như thạch thảo trong sa mạc, không thấy phước đến, nhưng ở trong nơi đồng vắng khô khan, trên đất mặn không dân ở. Đáng chúc phước thay là kẻ nhờ cậy Đức Giê-hô-va, và lấy Đức Giê-hô-va làm sự trông cậy mình. Nó cũng như cây trồng nơi bờ suối, đâm rễ theo dòng nước chảy; ngộ khi trời nắng, chẳng hề sợ hãi, mà lá cứ xanh tươi. Gặp năm hạn hán cũng chẳng lo gì, mà cứ ra trái không dứt”.
Chúng tôi có một chuyến hành trình rất tốt, nhưng một lần nữa tôi được nhắc nhớ về John Steinbeck là người đã viết: "Bạn không hề đón lấy hành trình – chuyến hành trình đón lấy bạn". Chúng tôi phải đi một đoạn đường dài hơn 2.000 dặm, và hết thảy đều mạnh giỏi cho tới chuyến trở về nhà. Khi chúng tôi lạc đường, phải tốn thêm 90 dặm nữa. Sự trễ nãi đưa chúng tôi đến tại khu vực Santa Fe lúc trời tối, ngay lúc trời bắt đầu có tuyết rơi. Nhưng dù có tuyết rơi và thời tiết 15 độ, thời tiết không tệ quá nếu cái bếp không ngưng hoạt động khoảng nửa đêm. Chúng tôi hoàn tất chuyến đi trong đêm giá lạnh các ống nước xe rờ moọc của chúng tôi đông cứng lại. Một trong những sinh viên giỏi của chúng tôi đã lên tiếng hỏi tại sao chúng tôi không kiếm một nhà trọ để nghỉ ngơi và tôi bảo sinh viên ấy đừng hỏi một câu giống như thế!
Chuyến đi dạy cho chúng tôi nhiều thứ về cuộc sống RV – những người lanh lẹ xem chỗ đậu xe nào là quen thuộc nhất rồi chiếm độc quyền luôn. Bạn có biết một số vườn hoa RV không chấp nhận loại rờ moọc hơn 10 tuổi đâu? Có những người chuyên ăn ở trên các loại rờ moọc, họ chẳng có nhà cửa chi hết, chỉ có cái rờ moọc, loại du mục hiện đại, luôn luôn sống lưu động. Đêm trước khi trở về nhà, có người đến nói với tôi: "Trời rất lạnh ở Colorado. Nếu ông chậm chân, ông sẽ bị ốm và trễ đi cả tuần lễ nữa". Tôi nói với người ấy: "Nếu tôi không quay về khi trời lạnh, tôi sẽ bị câm luôn". Phải, tầm nhìn của người đó là một cánh cửa mở cho tôi để giải thích phần thần học của tôi – rằng thời tiết lạnh làm cho một người ra tinh tế hơn.
Thực thế, bạn biết đấy. Bạn thấy đấy, chẳng có chút lanh lẹ nào khi cứ sống trong bầu không khí ấm áp, ở đó quyết định chính mà một người phải đưa suốt cả ngày là phải mặc loại quần sọt nào để chơi golf. Người ta sống trong xứ ấm áp không phải lo liệu nhiều thứ, vì vậy nhiệt độ ấm áp sẽ làm cho họ ra biếng nhác, ngớ ngẩn. Nhưng sống trong một xứ lạnh, bạn phải sử dụng đầu óc mình nhiều hơn, như chọn áo quần thích hợp để mặc, phải lái xe thế nào trên con đường đầy tuyết, lúc nào phải đổi xe bốn bánh, lúc nào và bằng cách nào để dọn dẹp đống tuyết đi và đi bộ trên con đường đầy tuyết phải đi như thế nào!?! Dân sự sống trong bầu không khí ấm áp có rất nhiều thời gian trong tay của họ, vì vậy họ thôi làm công việc đồ gốm nữa hay thuật lại các bí quyết của họ cho mấy nhóm thợ. Ở đây, chúng ta không có thì giờ làm chuyện đó – tuyết vẫn rơi nữa vào đêm hôm qua! Đấy là lý do tại sao một nhà xã hội học đã nói rằng khi nào có ai chuyển từ phía Bắc xuống phía Nam, chỉ số thông minh trung bình lên cao ở hai nơi! (Độc giả làm ơn để ý cho – đừng xem trọng chỗ nầy, vì có tính hài hước).
Chúng tôi quay trở lại nơi mà chúng tôi thuộc về, điều nầy tốt thôi. Chúng tôi lại đi về hướng Nam, không phải là không có một cái bếp nấu. Và chúng tôi tránh vào công viên RV ở Casa Grande. Nhưng những đêm trời lạnh làm cho chúng tôi cảm thấy ấm cúng khi ở nhà. Chúng tôi ưa thích sa mạc vào mùa đông, nhưng chắc chắn là nó có nhiều khu đất hoang mạc. Đâu đó có một nông trại nhỏ và cả ngàn héc ta có thể nuôi được khoảng hơn chục con bò. Những ngọn gió trên các cánh đồng muối thổi tạt bụi đất mù mịt khắp cả bầu không gian dù bầu trời rất lạnh.
Nhưng điểm đáng chú ý hơn hết vẫn là mấy bụi gai. Giống cây Cactuses rất hấp dẫn nhưng chúng thường bị loại gai vô giá trị bao quanh. Những nhánh cây chằng chịt của chúng mang đầy bụi bám ở chung quanh, tạo thành những gò đống nho nhỏ. Bụi gai có ở khắp nơi trong sa mạc đó, với một ít cây cối trừ ra loại Palo Verde. Người ta không làm chi được chỉ có lấy làm lạ không biết có cái gì khả dĩ sống được trong một đất hoang mạc không có sông rạch hay ao hồ chi hết.
Trong câu gốc ngày hôm nay, Giêrêmi đã ví những người không tin Chúa với thạch thảo (bụi gai) trong sa mạc, với cây cối thấp nhỏ trong sa mạc. Từ ngữ Hy bá lai nói tới "thạch thảo" (bụi gai, bushes) cũng là một từ nói tới "destitute" (thiếu thốn, nghèo túng, cơ cực). Thạch thảo nầy giống như loại cỏ tumbleweed (giống cỏ lăn có ở vùng bắc Mỹ) trong sa mạc chẳng có ích lợi bao nhiêu khi nó sống và khi chết đi, nó cuộn mình lại rối nùi.
Giêrêmi nói: "Đáng rủa thay là kẻ nhờ cậy loài người, lấy loài xác thịt làm cánh tay, lòng lìa khỏi Đức Giê-hô-va. Nó sẽ như thạch thảo trong sa mạc, không thấy phước đến, nhưng ở trong nơi đồng vắng khô khan, trên đất mặn không dân ở ".
Xã hội ngày nay không đồng ý với câu Kinh Thánh nầy. Xã hội nầy xem trọng người nào nương cậy vào xác thịt mình để có sức lực, người nào có thể nắm được vận mạng của mình trong lúc khốn khó. Người ta thường tán dương, ca tụng những thành tựu cá nhân, thực thế. Nhưng đối với người sống xa cách Đức Chúa Trời thì thường được ca tụng như vậy đấy. Khi chúng ta lên cao bằng sức lực bên trong chúng ta, thì quả là cám dỗ khi nghĩ rằng chúng ta có thể bước đi chỉ một mình, chúng ta không cần Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta. Giêrêmi nói người nào nương cậy vào bản ngã mà chẳng nương cậy vào Đức Chúa Trời thì chẳng có gì tốt hơn loài cỏ tumbleweed kia.
Ông nói rất đơn giãn: "Đáng rủa thay là kẻ nhờ cậy loài người", là kẻ chẳng cần tới Đức Chúa Trời. Sức mạnh thực sự đang công nhận nhu cần tới Đức Chúa Trời. Tin cậy nơi Đức Chúa Trời không phải là dấu hiệu yếu đuối đâu, mà là một dấu hiệu chỉ về sức mạnh đấy. Khi nghĩ Đức Chúa Trời là lỗi thời và không cần thiết, rằng Ngài chẳng có chỗ nào trong đời sống thường nhật nầy, suy nghĩ như thế là dại dột lắm. Cho dù chúng ta có những khả năng nào, tin cậy nơi Đức Chúa Trời vốn dĩ là điều rất cần thiết. Nói cách khác, chúng ta chỉ là giống cỏ lăn tumbleweeds cuộn tròn mình trong sa mạc mà thôi.
Vào tối thứ Bảy của chuyến đi, chúng tôi được dịp xem phim "Sons of the Pioneers", một phim cao bồi giờ đây đã 70 tuổi. Phim được dựng lên bởi Roy Rogers, Bob Nolan và Tim Spencer vào năm 1934, và một trong những bài hát được ưa thích nhất mà Bob Nolan đã viết là bài "Cỏ lăn Tumbleweeds". Bài hát đó bắt đầu như sau: "Hãy xem chúng lăn tròn kìa, chúng yêu đất là dường nào. Tôi thấy mình cô độc nhưng tự do, bị cuốn đi cùng với cỏ (lăn) tumbleweeds". Bài hát thật hay, nhưng triết lý sống thật nghèo nàn. Từ ngữ dường lãng mạn lắm, nhưng là giọng nói của một kẻ lưu lạc, một người chẳng có gì để bám víu. Người như thế đang xa cách ơn thương xót và bị những ngọn gió bất an thổi đi.
Hãy đối chiếu với sứ điệp Tin lành rất rõ ràng trong phân đoạn Kinh Thánh gốc ngày hôm nay. "Đáng chúc phước thay là kẻ nhờ cậy Đức Giê-hô-va, và lấy Đức Giê-hô-va làm sự trông cậy mình. Nó cũng như cây trồng nơi bờ suối, đâm rễ theo dòng nước chảy; ngộ khi trời nắng, chẳng hề sợ hãi, mà lá cứ xanh tươi. Gặp năm hạn hán cũng chẳng lo gì, mà cứ ra trái không dứt".
Khi quí vị tin cậy nơi Chúa Jêsus, quí vị đang có bộ rễ, bộ rễ ấy sẽ giữ quí vị thật chắc, nó sẽ giúp cho quí vị lớn lên. Bộ rễ rất cần thiết cho cuộc sống. Chúng thò vòi vào trong dòng nước cùng sự trưởng dưỡng ở bên dưới, chúng khiến cho cây mọc thẳng đứng lên cách mạnh mẽ. Một người luôn luôn dời đổi chẳng làm được việc gì cả, đấy là lý do tại sao tôi không dám chắc tôi muốn sống giống như một kẻ phiêu bạt sống. Bất cứ gì chúng ta làm và bất cứ đâu chúng ta đi tới, chúng ta cần một nơi gọi là nhà. Một hội thánh là ngôi nhà thuộc linh của chúng ta. Tin cậy nơi Đức Chúa Trời cung ứng cho chúng ta bộ rễ để làm cho chúng ta ra mạnh mẽ, bộ rễ ấy giữ chúng ta không bị thổi tung đi khi cơn gió hoạn nạn thổi ụp đến.
Lời lẽ nầy của tiên tri Giêrêmi rất giống với lời lẽ trong Thi thiên 1: “Phước cho người nào chẳng theo mưu kế của kẻ dữ, chẳng đứng trong đường tội nhân, không ngồi chỗ của kẻ nhạo báng; Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm. Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, sanh bông trái theo thì tiết, lá nó cũng chẳng tàn héo; Mọi sự người làm đều sẽ thạnh vượng. Kẻ ác chẳng như vậy đâu; Nhưng chúng nó khác nào rơm rác gió thổi bay đi. Bởi cớ ấy kẻ ác chẳng đứng nổi trong ngày đoán xét, tội nhân cũng không được vào hội người công bình. Vì Đức Giê-hô-va biết đường người công bình, song đường kẻ ác rồi bị diệt vong”. Thạch thảo (bụi gai) trong sa mạc sẽ không đứng trụ được, nhưng cây cối thì được. Bao lâu chúng được nhuần tưới và trưởng dưỡng, cây cối cứ sẽ lớn mãi lên.
Vào đầu thế kỷ thứ 18, một quả acorn bị rụng xuống do một con chim hay một người Mỹ bản xứ sống trong vùng đồng bằng không có cây cối, nơi nầy về sau trở thành vùng biên giới giữa Bắc và Nam Dakota. Quả acorn rơi xuống mãnh đất tốt rồi nẩy mầm vì bộ rễ của nó tìm được nước từ một dòng suối nhỏ ở gần đó. Khi cây sồi lớn lên cao ráo và tàng cây rộng lớn, những người da đỏ xem cây nầy là rất thiêng liêng và chôn người chết của họ dưới bóng của nó hay đặt trên những nhánh cây mạnh cứng của nó. Các loài thú đồng và chim trời đã dùng nó làm nơi nương náu và loài cỏ hoa tìm được nơi ẩn núp trong lúc mùa hè.
Khoảng năm 1910, khi cây nầy được chừng 200 tuổi, một gia đình mới nhập cư đã xây nơi ở dưới bóng của nó gần thị trấn của vùng thảo nguyên nhỏ Forbes, Bắc Dakota. Lúc bấy giờ cây sồi lớn cao gần cả trăm feet, thân của nó là 8' đường kính, chu vi của nó bằng bốn người lớn vòng tay nối với nhau. Một người đứng cách đó khoảng 5 dặm có thể nhìn thấy loài thọ tạo nầy của Đức Chúa Trời. Vào mùa xuân năm 1915, gia đình ấy bán đi ngôi nhà của họ cho một người độc thân nọ rồi chuyển đi nơi khác. Mùa thu tới, có người trong thị trấn nhìn về hướng Tây, hy vọng nhìn thấy cây sồi mạnh mẽ kia, nhưng chẳng còn nhìn thấy nó nữa.
Nó biến đi đâu mất rồi? Chẳng bao lâu thì người ta biết được sự thật – nó đã bị đốn hạ rồi! Sau khi qua một mùa đông khắc nghiệt, người chủ mới đã đốn hạ cây nầy xuống để làm củi đốt! Dân cư trong thị trấn nổi giận dữ. Loại người gì mà dám làm một việc như thế chứ? Ngươi đó bị trục xuất ra khỏi nhà và gần như đã bị hành hình. Nhiều năm về sau dân cư trong thị trấn đã dời gốc cây đó, đưa nó xuống thị trấn, và đặt ở trong công viên thành phố, một bia tưởng niệm cho sự đáng trượng của thiên nhiên và sự dại dột của một con người.
Phải, con người đang làm nhiều việc rất dại dột, nhưng chẳng có gì dại dột hơn là chỉ biết nương cậy vào bản thân mình. Hết thảy chúng ta đều cần tới Đức Chúa Trời và Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài đã phó chính mình Ngài trên thập tự giá để chúng ta có Đấng để nương cậy ở bên cạnh chúng ta. Chúa Jêsus là Đấng Cứu Thế chơn thật của thế gian, Ngài đã chịu chết một lần đủ cả, là Chúa hằng sống, Ngài đã sống lại vì chúng ta và vì tội lỗi chúng ta. Ngài đang sống với Cha Ngài ở trên trời, và giờ đây hãy kêu cầu với chính mình Ngài hết thảy hãy tin cậy Ngài để được sống.
Đây là sự lựa chọn của chúng ta – tin cậy Đức Chúa Trời hay tin cậy vào bản thân mình. Tin cậy bản thân mình và trở thành cỏ lăn tumbleweed rối nùi cuộn tròn, chẳng hữu dụng chi hết. Hoặc chúng ta có thể tin cậy Đức Chúa Trời và được mạnh mẽ trong Chúa. Thánh Phao-lô từng viết: "Vả lại, anh em phải làm mạnh dạn trong Chúa, nhờ sức toàn năng của Ngài. Hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của ma quỉ" (Êphêsô 6.10-11). Chúng ta tìm được sức mạnh của mình nơi Đức Chúa Trời.
Con người có thể làm ra nhiều việc dại dột, nhưng chúng ta được buông tha khi chúng ta tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Chẳng có gì chúng ta từng phạm mà không thể tha thứ, trừ ra vô tín. Muốn được tha thứ, thì phải có đức tin. Bởi quyền phép và ân điển của Đức Chúa Trời, dù là giống có lăn tumbleweed yếu đuối nhất cũng có thể trở thành một cây mọc mạnh mẽ trong sa mạc. Nguyện Đức Chúa Trời chúng ta ban cho chúng ta ân điển để tin cậy Ngài luôn luôn, Amen!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét