Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

Dân Số Ký 22:1-41: "Con Lừa Biết Nói"



CON LỪA BIẾT NÓI
Dân số ký 22.1-41

PHẦN GIỚI THIỆU:
Bằng lòng làm quấy, nếu GIÁ CẢ phải chăng! Đây là đường lối của Balaam, vị tiên tri chuyên nghiệp. II Phierơ 2.15: “chúng nó đã bỏ đường thẳng mà đi sai lạc theo đường của Balaam, con trai Bôsô, là kẻ tham tiền công của tội ác”.
Vị tiên tri bất tuân:
Dân số ký 22.1-22: “Đoạn dân Ysơraên đi, đến đóng trại trong đồng bắng Môáp, bên kia sông Giôđanh, đối diện Giêricô. Balác, con trai Xếpbô, thấy hết mọi điều Ysơraên đã làm cho dân Amôrít. Môáp lấy làm sợ sệt lắm và kinh khủng trước mặt dân Ysơraên, vì dân đó rất đông. Vậy, Môáp nói cùng các trưởng lão Mađian rằng: Bây giờ, đoàn dân đông nầy sẽ nuốt hết thảy chung quanh ta, khác nào con bò ăn cỏ trong đồng vậy. Đương lúc đó, Balác, con trai Xếpbô, làm vua Môáp. Người sai sứ giả đến cùng Balaam, con trai Bêô, ở Phêthôrơ, tại trên mé sông, trong xứ của con cái dân sự mình, đặng gọi người mà nói rằng: Nầy một dân đã ra khỏi xứ Êdíptô, phủ khắp mặt đất, và đóng lại đối ngang ta. Vậy, ta xin ngươi hãy đến bây giờ, rủa sả dân nầy cho ta, vì nó mạnh hơn ta. Có lẽ ta sẽ đánh bại dân nầy và đuổi nó khỏi xứ được; vì ta biết rằng kẻ nào ngươi chúc phước cho, thì được phước; còn kẻ nào ngươi rủa sả, thì bị rủa sả. Vậy, các trưởng lão Môáp đi cùng các trưởng lão Mađian, trong tay có lễ vật cho thầy bói, đến cùng Balaam mà thuật lại những lời của Balác. Người đáp rằng: Hãy ở lại đây đêm nay thì ta sẽ trả lời theo như lời Đức Giêhôva sẽ phán cùng ta. Các trưởng lão Môáp ở lại nhà Balaam. Vả, Đức Chúa Trời đến cùng Balaam và phán rằng: Những người ngươi có trong nhà là ai? Balaam thưa cùng Đức Chúa Trời rằng: Balác, con trai Xếpbô, vua Môáp, đã sai đến tôi đặng nói rằng: Nầy, một dân đã ra khỏi xứ Êdíptô, phủ khắp mặt đất; hãy đến bây giờ, rủa sả dân đó cho ta; có lẽ ta sẽ đánh bại dân nầy và đuổi nó được. Đức Chúa Trời phán cùng Balaam rằng: Ngươi chớ đi với chúng nó, chớ rủa sả dân nầy, vì dân nầy được ban phước. Sớm mai Balaam dậy, nói cùng các sứ thần của Balác rằng: Hãy trở về xứ các ngươi, vì Đức Giêhôva không cho ta đi cùng các ngươi. Vậy, các sứ thần Môáp dậy, trở về Balác mà tâu rằng: Balaam từ chối đến cùng chúng tôi. Balác lại sai nhiều sứ thần hơn và tôn trọng hơn những người trước, đến cùng Balaam mà rằng: Balác, con trai Xếpbô, có nói như vầy: Ta xin ngươi, chớ có chi ngăn cản ngươi đến cùng ta, vì ta sẽ tôn ngươi rất vinh hiển, và làm theo mọi điều ngươi sẽ nói cùng ta. Ta xin ngươi hãy đến rủa sả dân nầy. Balaam đáp cùng các sứ thần của Balác rằng: Dầu Balác sẽ cho ta nhà người đầy vàng và bạc, ta cũng chẳng được vượt qua mạng của Giêhôva, Đức Chúa Trời của ta, đặng làm một việc hoặc nhỏ hay lớn. Song ta xin các ngươi cũng ở lại đêm nay, đặng ta biết Đức Giêhôva sẽ phán điều chi cùng ta nữa. Trong lúc ban đêm, Đức Chúa Trời giáng đến Balaam mà phán rằng: Nếu các người ấy đến đặng gọi ngươi, hãy đứng dậy đi với chúng nó; nhưng chỉ hãy làm theo lời ta sẽ phán. Vậy, sớm mai, Balaam dậy, thắng lừa cái mình và đi với các sứ thần Môáp. Nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời nổi phừng lên, vì người ra đi; thiên sứ của Đức Giêhôva đứng trên đường đặng cản người. Vả, người đã cỡi lừa cái mình, và có hai đứa đầy tớ đi theo”.
Balaam không phải là tiên tri của Israel, thế mà dám xưng nhận Đức Chúa Trời của Israel là Đức Chúa Trời của mình.
Cách hành đạo và thái độ sốt sắng đã tạo cho ông ta một danh tiếng rộng khắp.
Tôn giáo của ông ta là sự thờ lạy hình tượng pha trộn phức tạp cùng các của lễ của người Do thái.
[Minh họa: Redwald là Vua Saxon đầu tiên tuyên xưng Cơ đốc giáo. Trong cùng một nhà thờ ông cho dựng bàn thờ cho tôn giáo Cơ đốc và bàn thờ khác vào việc dâng của lễ cho ma quỉ].
Balaam rất nổi tiếng đến nỗi Vua xứ Môáp biết ông rất rõ. Môáp nằm cách 350 dặm tính từ Pethor của xứ Mêsôbôtami, quê hương của Balaam.
Simon Magus trong Tân ước có danh tiếng tương tự giữa vòng dân sự của thành Samaria, họ rất mê tín. Công vụ các sứ đồ 8.9-11: “Bấy giờ trong thành đó có một người tên là Simôn, làm nghề phù phép, tự khoe mình làm người danh tiếng, khiến cho dân Samari rất lấy làm lạ lùng. Hết thảy từ trẻ đến già đều nghe theo người, mà nói rằng: Chính người là quyền phép của Đức Chúa Trời, tức là quyền phép lớn như thường gọi vậy. Nhơn đó chúng nghe theo người, vì đã lâu nay người lấy phù phép giục họ thảy đều phải khen lạ”.
Những người do Balác, vua xứ Môáp sai đến, họ mang theo sứ điệp đến cho Balaam. Họ đem tới cho ông lời yêu cầu của nhà Vua. Họ đã dùng lời tâng bốc, dua nịnh.
Balaam cầu nguyện. Lời cầu nguyện của ông là những lời nói lắm tự phụ. Tuy nhiên, rõ ràng là chính Đức Chúa Trời đã phán với Balaam và đấy là lý do tại sao ông từ chối không nhận lời mời. Dù vậy, Balaam, đã trì trệ không muốn nói cho các sứ giả biết tại sao!?! Lời đáp của ông dường như muốn ám chỉ ông đã bằng lòng đến trừ phi Chúa không để cho ông đi.
Nổ lực thứ hai là muốn biết chắc sự giúp đỡ của Balaam sẽ mang lại nhiều phần thưởng lớn lao hơn và nhiều thanh thế hơn. Balaam hội ý với Đức Chúa Trời lần thứ hai.
Mặc dù chẳng có chút thành thực nào, Balaam đã hành động giống như ông rất công bình và rất khó mua chuộc [câu 18].
Ba trước giả Tân ước đề cập tới Balaam là một kẻ gian ác.
Phierơ trong II Phierơ 2.15-16 [nói tới những kẻ bỏ đường ngay thẳng].
Giuđe trong câu 11 [hạng người tham lam giống như Balaam].
Chúa Giêxu trong Khải huyền 2.14 [Hội thánh Bẹtgăm].
Đức Chúa Trời ban cho Balaam hai khả năng nếu ông muốn đi.
Nếu các người ấy đến đặng gọi ngươi, hãy đứng dậy đi với chúng nó.
Nhưng chỉ hãy làm theo lời ta sẽ phán.
Con lừa bất tuân:
Dân số ký 22.23-35: “lừa cái thấy thiên sứ của Đức Giêhôva đứng trên đường có cây gươm trần nơi tay, bèn tẻ đường đi vào trong ruộng; Balaam đánh nó đặng dẫn nó vào đường lại. Nhưng thiên sứ của Đức Giêhôva đứng trong đường nhỏ của vườn nho có vách bên nầy và bên kia. Lừa thấy thiên sứ của Đức Giêhôva thì nép vào vách và ép chân Balaam; người đánh nó. Thiên sứ của Đức Giêhôva đi tới xa hơn, đứng trong một ngả rất hẹp không chỗ nào trở qua bên hữu hay là bên tả; lừa thấy thiên sứ của Đức Giêhôva bèn nằm quị dưới Balaam. Nhưng Balaam nổi giận, đánh lừa bằng một cây gậy. Bấy giờ, Đức Giêhôva mở miệng lừa ra, nó nói cùng Balaam rằng: Tôi có làm chi cho người, mà người đã đánh tôi ba lần? Balaam đáp cùng lừa cái rằng: Ấy là tại mầy khinh nhạo ta. Chớ chi ta có cây gươm trong tay, ta đã giết mầy rồi! Lừa nói cùng Balaam rằng: Tôi há chẳng phải là lừa của người mà người đã cỡi luôn đến ngày nay sao? Tôi há có thói làm như vậy cùng người chăng? Người đáp: Không. Đức Giêhôva bèn mở mắt Balaam ra, thấy thiên sứ của Đức Giêhôva đứng trong đường, tay cầm một cây gươm. Người cúi đầu và sấp mặt xuống đất. Thiên sứ của Đức Giêhôva nói: Sao ngươi đã đánh lừa cái ngươi ba lần? Nầy, ta đi ra đặng cản ngươi, vì ta thấy ngươi đi theo một con đường dẫn mình đến nơi hư nát. Vả, con lừa cái có thấy ta, đi tẻ trước mặt ta ba lần, nếu nó không đi tẻ trước mặt ta, chắc ta đã giết ngươi rồi và để nó sống. Balaam bèn thưa cùng thiên sứ của Đức Giêhôva rằng: Tôi có phạm tội, vì chẳng biết người đã đứng trong đường đặng cản tôi, bây giờ, nếu người không bằng lòng tôi đi, tôi sẽ trở về. Thiên sứ của Đức Giêhôva nói cùng Balaam rằng: Hãy đi cùng các người đó, nhưng chỉ hãy nói điều chi ta sẽ phán dặn ngươi. Balaam bèn đi cùng các sứ thần của Balác”.
Con đường sai quấy là con đường gồ ghề dành cho Balaam. Châm ngôn 13.15: “Song con đường kẻ phạm tội lấy làm khốn cực thay”.
Thiên sứ của Đức Giêhôva đứng chận Balaam với lưỡi gươm đã rút ra khỏi vỏ để giết chết ông ta [các câu 23, 33].
Môise đã có cùng kinh nghiệm ấy trên đường ông trở về xứ Ai cập. Xuất Êdíptô ký 4.24: “Vả, đang khi đi đường, Đức Giêhôva hiện ra trước mặt Môise nơi nhà quán, và kiếm thế giết người đi”.
Đức Giêhôva tìm cách giết Môise vì đã bất tuân mạng lịnh thiêng liêng về phép cắt bì, nhưng Ngài tìm cách giết Balaam vì ông ta đã hoạch định rủa sả dân sự Ngài là dân Israel, họ được bảo hộ chiếu theo giao ước của Ngài với Ápraham.
Ba lần con lừa trông thấy thiên sứ của Đức Giêhôva. Hai lần nó tránh né đối phương đến từ trời nầy. Hai lần nó thành công trong việc cứu lấy mạng sống của Balaam. Lần thứ ba, con lừa nằm quị xuống và Balaam đã dùng gậy mà đánh nó.
Giận dữ và tàn ác, nằm dưới bề mặt cách ứng xử [tôn giáo] kỉnh kiền của Balaam, đã bị phơi bày ra.
Phần kết luận:
Dân số ký 22. 36-41: “Khi Balác hay rằng Balaam đến, bèn đi ra tới thành Môáp ở gần khe Ạtnôn, tức là ở tận bờ cõi của xứ, mà nghinh tiếp người. Balác nói cùng Balaam rằng: Ta há chẳng sai sứ vời ngươi sao? Sao ngươi không đến ta? Ta há không tôn vinh hiển cho ngươi được sao? Balaam đáp cùng Balác rằng: Nầy tôi đã đến cùng vua, bây giờ tôi há có thể nói ra lời gì chăng? Tôi sẽ nói điều chi Đức Chúa Trời đặt trong miệng tôi vậy. Balaam đi cùng Balác, đến Kiriát Hútsốt. Balác giết những bò và chiên, sai dâng cho Balaam và các sứ thần đã đi với người. Khi đến sáng mai, Balác đem Balaam lên Bamốt Baanh, là nơi người thấy đầu cùng trại quân Ysơraên”.
Balaam giờ đây đang ở trong thế chẳng đặng đừng. Nếu ông nói đẹp lòng Balác, thì cách nói đó sẽ khiến cho Đức Chúa Trời nổi giận, và nói ra đẹp lòng Đức Chúa Trời sẽ là chọc giận Balác. Vậy thì phải làm sao đây? Phải nói sao đây?
Balaam đã dâng những thú vật làm của lễ, nhưng cho ai mới được? Chắc chắn là không phải dâng cho Đức Chúa Trời rồi! Balaam đang đứng với Balác và trong mọi nổ lực chế giễu thuyết phục Đức Chúa Trời để cho dân sự Ngài bị rủa sả. Đây là một sự nhạo báng trong sự thờ phượng. Đây là một sự dại dột. Dân sự của Đức Chúa Trời đã nương náu mình dưới huyết chuộc tội được rãi ra trên ngôi thương xót [Lêvi ký 16.15].
Balaam không bao giờ biết ăn năn. Ông ta cứ tiếp tục tìm kiếm sự ưu ái của Balác. Balaam đã chết trong chiến trận chống lại quân đội của Israel [Dân số ký 31.8]. Kẻ phân tâm không sao làm đẹp lòng Đức Chúa Trời được. Chúng ta không thể có cả đặc ân của Đức Chúa Trời và lợi lộc của tội lỗi; chúng ta có thể chọn chúng ta nên có cái nào, nhưng chúng ta không thể có cả hai được.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét