Thứ Tư, 7 tháng 7, 2010

Công Việc Của Tình Yêu Thương



Thi thiên 119.97
CÔNG VIỆC CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG

Có một cặp vợ chồng khiến cho nhân viên bịnh viện luôn luôn nhớ đến. Người chồng, nạn nhân của bịnh tim, đã được nhân viên bịnh viện đưa nhanh đi. Nhiều giờ trôi qua, trước khi vợ ông được phép vào thăm ông. Bà mất tinh thần khi thấy ông bị gài dính vào những máy móc phức tạp có những vệt sáng trên màn hình, có tiếng rít, tiếng bíp bíp liên tục.
Bà rón rén đi hướng về giường của ông nằm, nghiêng đầu xuống thì thầm nơi lỗ tai ông: “George ơi, em đây”. Kế đó, bà hôn ông. Thình lình có tiếng bíp bíp liên tục từ chiếc máy. Về sau bà giải thích: “Ông ấy mạnh rồi. Nhưng sau 47 năm chung sống, thật là vui khi biết tôi vẫn còn khiến cho tim ông đập liên hồi lúc tôi hôn ông ấy” [Katie Barnes].
Quí bạn tôi ơi, đó là công việc của tình yêu thương rất đáng phải noi theo!
Trong thời gian ông tìm hiểu một thiếu nữ còn trẻ tên là Julia Dent, Ulysses S. Grant có lần đã đưa nàng đi chơi bằng xe độc mã. Ra tới một nhánh sông nước chảy xiết, chiếc cầu bắc qua đó trông rất yếu ớt, Grant quả quyết với nàng rằng băng qua cầu ấy không sao đâu. Ông nói: “Đừng sợ, anh sẽ theo sau em”. Julia đáp: “Được thôi, em sẽ bám lấy anh cho dù có việc gì xảy ra”.
Đúng như nàng nói, nàng đã bám thật chặt cánh tay của Grant khi họ lái xe băng qua cầu. Grant đã im lặng lái xe trong mấy phút, thế rồi anh tằng hắng nói: “Julia, hồi nãy em nói là em sẽ bám lấy anh cho dù có việc gì xảy ra. Em có muốn bám lấy anh trong suốt cuộc đời còn lại của chúng ta không?” Nàng muốn, và họ đã cưới nhau vào tháng 8 năm 1848.
Một việc khác của tình yêu thương!
Đôi bàn tay — đôi bàn tay xinh xắn, cân đối
Những ngón tay dài thon thả
Làn da rám nắng do ở ngoài trời nhiều
Thật không thể tin nổi hai bàn tay của vợ tôi.
Hai bàn tay xương xẩu — viêm khớp
Bị méo mó do tuổi tác và tật bịnhGiờ đây chẳng còn lanh lợi bao lăm nữaNhưng vẫn hữu ích, thật là khó tin.Tôi biết người khác đang nhìn thấyHai bàn tay y như họ đang thấy hôm nayNhưng tôi nhìn thấy hai bàn tay xinh xắn, cân đối.Hai bàn tay của vợ tôi.
Và một gương mặt, đôi mắt nâu bồ câu thật đẹpĐôi môi mọng thật ngọt ngàoLàn da giống màu ngà thật ấm ápĐôi gò má ửng hồng của nàngDễ thương đến nỗi khó tin được.
Làn da nhăn nheo tuổi tácĐồi mồi nổi ở đây và ở kiaĐôi mắt mờ dần với thời gianĐôi môi giờ đây nhợt nhạt và mỏng dần điTôi biết người khác đang nhìn thấyMột gương mặt y như thế hôm nayNhưng tôi nhìn thấy một gương mặtDễ thương đến nỗi khó tin được.
Gương mặt vợ của tôi
Vẫn có một việc kỳ diệu khác của tình yêu thương!
Như quí vị thấy đấy, tôi không định nghĩa công việc của tình yêu thương như một điều gì đó xơ xác hay đồi bại. Tôi đang định nghĩa một công việc của tình yêu thương như một sự phó thác luôn luôn của tình yêu, vô luận là hoàn cảnh nào.
Con người không có những công việc yêu thương với con người.
Có người có những công việc đáng ưa thích, phải nói như thế, với bộ môn thể thao, với y phục, với đồ ăn, với máy tính, với các loại súng ống và một loạt nhiều thứ khác nữa.
Tác giả Thi thiên, là người đã viết Thi thiên 119 có một công việc của tình yêu thương.
Công việc của tình yêu của ông đã đặt vào Lời của Đức Chúa Trời.
Thi thiên 119.113 – “Tôi ghét những kẻ hai lòng, nhơn yêu mến luật pháp của Chúa”
Thi thiên 119.163 – “Tôi ghét, tôi ghê sự dối trá, song tôi yêu mến luật pháp Chúa”.
Thi thiên 119.165 – “Phàm kẻ nào yêu mến luật pháp Chúa được bình yên lớn; Chẳng có sự gì gây cho họ sa ngã”.
Thi thiên 119.47 – “Tôi sẽ vui vẻ về điều răn Chúa, là điều răn tôi yêu mến”.
Thi thiên 119.48 – “Tôi cũng sẽ giơ tay lên hướng về điều răn Chúa mà tôi yêu mến, và suy gẫm các luật lệ Chúa”.
Và câu gốc của chúng ta cho sáng nay:
Thi thiên 119.97 – “Tôi yêu mến luật pháp Chúa biết bao! Trọn ngày tôi suy gẫm luật pháp ấy”.
Sáng nay tôi muốn đề nghị với quí vị rằng một công việc yêu mến liên tục đối với Lời Đức Chúa Trời là một công việc mà mỗi Cơ đốc nhân đáng phải có. Nếu quí vị xưng nhận mình biết Chúa Giêxu là Cứu Chúa, yêu mến Ngài, và kính sợ Cha của quí vị ở trên trời, một sự yêu mến Lời của Đức Chúa Trời sẽ trở thành một đặc điểm trong đời sống của quí vị.
Tôi muốn chúng ta phải trả lời hai câu hỏi về công việc của tình yêu thương đối với Lời của Đức Chúa Trời.
TẠI SAO TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI?
TÔI PHẢI YÊU MẾN LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI NHƯ THẾ NÀO?

TẠI SAO TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI?
1. TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ LỜI ĐÓ ĐÚNG LÀ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
Lời của Đức Chúa Trời là gì?
Đó là sự mặc khải của Đức Chúa Trời cho con người.
Lời đó đúng y như điều chúng ta gọi: LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI!
II Timôthê 3.16 – “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình”.
Lời của Đức Chúa Trời được “Đức Chúa Trời hà hơi”, Lời ấy được cảm thúc bởi Ngài!
II Phierơ 1.20-21 – “Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là Ngài Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời”.
Đức Chúa Trời sử dụng nhân cách và mọi hoàn cảnh của người viết để ban Lời Ngài cho chúng ta, vì thế âm điệu của Phaolô khác biệt với Phierơ, là người có giọng điệu rất khác với Êsai. Thế nhưng mỗi người trong số họ đều phân phát Lời Đức Chúa Trời cho chúng ta.
Nếu Đức Chúa Trời không quan phòng chúng ta, Ngài sẽ không phiền ban cho chúng ta Lời của Ngài. Sự thật cho thấy rằng một Đức Chúa Trời công bình, yêu thương, toàn năng đã tương giao với chúng ta, đây là lý do đúng đắn để yêu mến Lời của Đức Chúa Trời.
TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ LỜI ĐÓ ĐÚNG LÀ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
2. TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ GIÁ TRỊ CỦA LỜI ẤY.
Chính Lời của Đức Chúa Trời cho chúng ta thấy đường lối cứu rỗi nhơn đức tin nơi Đấng Christ.
Galati 3.24 – “Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình”.
Chính luật pháp của Đức Chúa Trời cho chúng ta thấy chúng ta là hạng tội nhân đang có cần một Cứu Chúa.
I Phierơ 1.23 – “anh em đã được lại sanh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hay hư nát, là bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời”.
Chính Lời của Đức Chúa Trời được sử dụng để đưa người ta đến với đức tin trong Đấng Christ. Thánh Linh của Đức Chúa Trời sử dụng Lời của Đức Chúa Trời đem lại sự tái sanh.
II Timôthê 3.16 – “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình”.
Lời Đức Chúa Trời dạy dỗ chúng ta.
Lơi Đức Chúa Trời quở trách chúng ta.
Lời Đức Chúa Trời sửa đổi chúng ta.
Lời Đức Chúa Trời chỉ cho chúng ta cách thức sống công bình
Làm ơn bước sang phần đọc Kinh Thánh sáng nay, Thi thiên 19.7-11.
Hãy chú ý Lời Đức Chúa Trời dạy gì trong mấy câu nầy.
Câu 7 – Lời ấy làm biến đổi, làm thay đổi, hay lời ấy “bổ” linh hồn lại và lời ấy khiến cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan.
Câu 8 – Lời Đức Chúa Trời làm cho lòng vui mừng và cũng làm cho mắt được sáng sủa. Và tôi tin chính con mắt tâm linh đã được soi sáng. Chúng ta nhìn thấy những việc thuộc linh càng rõ ràng hơn.
Câu 9 – Lời của Đức Chúa Trời còn đến đời đời , Lời Đức Chúa Trời là chơn thật và công bình.
Câu 10 – Lời Đức Chúa Trời có giá trị nhiều hơn vàng ròng và ngọt hơn mật ong.
Câu 11 – Lời của Đức Chúa Trời cảnh cáo chúng ta. Đức Chúa Trời ban thưởng cho những ai biết vâng theo Lời của Ngài.
TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ LỜI ĐÓ ĐÚNG LÀ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ GIÁ TRỊ CỦA LỜI ẤY.
3. TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ TÔI BIẾT ĐẤNG TÁC GIẢ THEO CÁCH RIÊNG
Thực chất đây không phải là một sứ điệp cứu rỗi, nhưng sẽ ra sao khi một người nhận biết rằng mình là tội nhân, rằng Chúa Giêxu đã chịu chết vì tội lỗi của mình, và duy đức tin đó đem lại sự tha thứ và sự sống đời đời? Sẽ ra sao khi người ấy được “cứu”?
Người ấy đã được thay đổi.
II Côrinhtô 5.17 – “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới”.
Người ấy trở nên con cái của Đức Chúa Trời.
Giăng 1.12-13 – “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài, là kẻ chẳng phải sanh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Đức Chúa Trời vậy”.
Roma 8.15-16 – “Thật anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tôi mọi đặng còn ở trong sự sợ hãi; nhưng đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi, và nhờ đó chúng ta kêu rằng: A-ba! Cha! Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời”.
Quí vị và tôi có thể gọi Đức Chúa Trời là “Cha” khi chúng ta là con cái của Ngài.
Vì chúng ta là con cái của Ngài, tất nhiên chúng ta phải yêu mến Ngài. Và nếu chúng ta yêu mến Ngài, chúng ta cũng phải yêu mến Lời của Ngài.
Tôi yêu mến Cha tôi. Tôi kính trọng Ngài. Lời của Ngài rất đặc biệt đối với tôi.
Nếu tôi yêu mến Cha của tôi ở trên trời, tôi sẽ kính trọng Cha trên trời của tôi. Lời của Ngài luôn luôn là đặc biệt đối với tôi.
Tôi có chút hồ nghi nếu có người xưng mình là một Cơ đốc nhân đã sanh lại mà chẳng có thích thú gì về việc nghe Ngôi Lời được rao giảng ra và chẳng thấy lý thú chi trong việc đọc Lời ấy, hoặc nếu người ấy không thể đọc được, hay có người đến đọc cho ông ta nghe.
Làm sao quí vị nói được rằng quí vị là con cái của Đức Chúa Trời mà chẳng có chút thú vị gì về Lời của Ngài?
TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ LỜI ĐÓ ĐÚNG LÀ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ GIÁ TRỊ CỦA LỜI ẤY.
TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ TÔI BIẾT ĐẤNG TÁC GIẢ THEO CÁCH RIÊNG.
4. TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ TẦM QUAN TRỌNG CỦA LỜI ẤY ĐỐI VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI
Làm ơn mở Thi thiên 138 ra.
Đức Chúa Trời là Cha trên trời của tôi nếu tôi đã được cứu hay đã được tái sanh.
Tôi phải quan tâm tới những gì Cha trên trời của tôi quan tâm.
Cha trên trời của tôi đã khiến cho Lời của Ngài ra quan trọng đối với chính mình Ngài.
Thi thiên 138.2 – “Tôi sẽ thờ lạy hướng về đền thánh của Chúa, cảm tạ danh Chúa vì sự nhơn từ và sự chơn thật của Chúa; vì Chúa đã làm cho lời Chúa được tôn cao hơn cả danh-thinh Chúa”.
Quí vị có nhìn thấy câu nầy nói gì ở đây không?
“Vì Chúa đã làm cho lời Chúa được tôn cao hơn cả danh-thinh Chúa”.
Không có điều gì quan trọng đối với Đức Chúa Trời hơn Lời của Ngài.
James Montgomery Boice – “Nói như thế giống như thể Đức Chúa Trời đang phán: ‘Ta xem trọng tính ngay thẳng của ta trên hết mọi sự khác. Ta muốn được người ta tin theo hơn cả mọi sự khác’. Câu nầy không có ý nói rằng mọi thuộc tính khác của Đức Chúa Trời bị chuyển vào hàng thứ yếu đâu”.
Thi thiên 119.97 - “Tôi yêu mến luật pháp Chúa biết bao! Trọn ngày tôi suy gẫm luật pháp ấy”.
TẠI SAO TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI?
TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ LỜI ĐÓ ĐÚNG LÀ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ GIÁ TRỊ CỦA LỜI ẤY.
TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ TÔI BIẾT ĐẤNG TÁC GIẢ THEO CÁCH RIÊNG.
TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ TẦM QUAN TRỌNG CỦA LỜI ẤY ĐỐI VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI
TÔI PHẢI YÊU MẾN LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI NHƯ THẾ NÀO?
Thi thiên 119.97 chép: “Tôi yêu mến luật pháp Chúa biết bao! Trọn ngày tôi suy gẫm luật pháp ấy”.
Rõ ràng câu nầy có ý nói rằng người nào thực sự yêu mến Lời của Đức Chúa Trời sẽ suy gẫm luôn Lời ấy. Nghĩa là, người ấy [nam hay nữ], sẽ suy gẫm Lời Đức Chúa Trời cách liên tục, tìm cách hiểu biết Lời ấy và tìm cách áp dụng Lời ấy vào đời sống của mình.
Sẽ có không có một ham thích nào lớn lao hơn là học biết Lời của Đức Chúa Trời và áp dụng Lời ấy theo cách riêng.
Sự học hỏi nầy có tính lý thuyết, song nó còn đi xa hơn thế.
Sự học hỏi nầy có tính cách thuộc linh!
Sự học hỏi nầy cung ứng sự hiểu biết về mặt thuộc linh.
Thi thiên 119.99 – “Tôi có trí hiểu hơn hết thảy kẻ dạy tôi, vì tôi suy gẫm các chứng cớ Chúa”.
Suy gẫm luôn Lời Đức Chúa Trời cũng dẫn tới chỗ vâng phục.
Giôsuê 1.8 – “Quyển sách luật pháp này chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước”.
Thi thiên 119.11 – “Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, để tôi không phạm tội cùng Chúa”.
Vâng lời quan trọng như thế nào đối với Đức Chúa Trời?
I Samuên 15.22-23 – “...Vả, sự vâng lời tốt hơn của tế lễ; sự nghe theo tốt hơn mỡ chiên đực; sự bội nghịch cũng đáng tội bằng sự tà thuật; sự cố chấp giống như tội trọng cúng-lạy hình tượng...”
Không những suy gẫm Lời Đức Chúa Trời dẫn tới việc học hỏi và vâng lời, suy gẫm còn dẫn tới đức tin nữa.
Roma 10.17 – “Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng”.
Tôi càng suy gẫm Lời Đức Chúa Trời, đức tin của tôi càng mạnh mẽ hơn. Khi đức tin tôi càng mạnh mẽ hơn, tôi thấy mình càng ở trong sự bình an hơn.
Thi thiên 119.165 – “Phàm kẻ nào yêu mến luật pháp Chúa được bình yên lớn; chẳng có sự gì gây cho họ sa ngã”.
Vậy thì chúng ta sẽ phải suy gẫm Kinh Thánh như thế nào đây?
Rất mong mỏi quí vị sẽ suy gẫm Kinh Thánh vào sáng nay, như quí vị sẽ ảnh hưởng hổ tương với sự dạy của Lời Đức Chúa Trời!
Chúa Giêxu đã Jesus truyền rằng Lời của Ngài phải được dạy dỗ luôn
Mathiơ 28.19-20 – “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhơn danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế”.
Chúa Giêxu phán: “hãy đi dạy dỗ”, và sự học tập đòi hỏi phải suy gẫm luôn điều đã được rao giảng ra. Quí vị không nên học hỏi nhiều nếu những gì vị giáo sư dạy đi “từ lỗ tai nầy và ra khỏi lỗ tai kia”.
Êphêsô 4.11-13 – “Ấy chính Ngài đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ, cho đến chừng chúng ta thảy đều hiệp một trong đức tin và trong sự hiểu biết Con Đức Chúa Trời, mà nên bậc thành nhơn, được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ”.
Có bốn lần trong một tuần Lời Đức Chúa Trời được rao giảng trong nhà thờ nầy. Có Lớp Trường Chúa Nhật, Nhóm buổi sáng, Nhóm buổi chiều và Nhóm Cầu Nguyện. Bốn lần một tuần quí vị có cơ hội học hỏi Lời của Đức Chúa Trời. Lời của Đức Chúa Trời được rao giảng ở đây. Quí vị sẽ khai tâm bởi sự suy gẫm luôn Lời ấy khi Lời ấy được rao giảng và khi quí vị ôn lại trong trí mình sau đó.
Nếu quí vị thực sự yêu mến Lời của Đức Chúa Trời, quí vị cần phải gạt qua một bên mọi trở ngại của mình rồi tới đây trong những dịp khác để được khai tâm thêm nữa Lời của Đức Chúa Trời. Sẽ có 100% người đến dự nhóm vào Buổi thờ phượng tối và buổi nhóm cầu nguyện bởi vì quí vị và tôi đều yêu mến Lời của Đức Chúa Trời.
Chúng ta suy gẫm Kinh Thánh theo một cung cách khác, bằng cách đọc Kinh Thánh cho mình nghe. Theo cách riêng tôi đã thay đổi mọi thói quen đọc sách của mình.
Tôi đọc ít và nhận được nhiều.
Tôi đọc một câu rồi suy gẫm câu ấy, và áp dụng câu đó cho chính đời sống của mình.
Hãy dành thì giờ mỗi ngày với quyển Kinh Thánh của quí vị, hãy đọc Kinh Thánh, rồi cầu xin Đức Chúa Trời chỉ cho quí vị thấy lẽ thật trong đó. Tôi đề nghị quí vị nên khởi sự với sách Mathiơ và đọc suốt cả Tân Ước.
Đừng đề ra trước một mục tiêu nào hết, song hãy đọc cho đủ ngày và hãy nhận lãnh điều dạy dỗ từ việc đọc đó.
Cũng là một ý hay khi suy nghĩ quí vị sẽ đọc gì trong ngày. Hãy tắt radio đi và tưởng đến Kinh Thánh.
Một cách để khởi sự việc đọc của quí vị là đọc theo lịch soạn sẵn.
Thi thiên 119.18 – “Xin Chúa mở mắt tôi, để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa”.
Cách suy gẫm khác về Lời Đức Chúa Trời là nhờ sự học thuộc lòng.
Chúng ta đã nhắc tới Thi thiên 119.11 rồi – “Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, để tôi không phạm tội cùng Chúa”.
Trước khi chúng ta giấu Lời Đức Chúa Trời vào lòng, chúng ta cần phải giấu Lời ấy vào đầu của mình.
Khi chúng ta chọn lọc và học thuộc lòng những câu Kinh Thánh đặc biệt, rồi hãy suy gẫm chúng luôn, điều nầy sẽ giúp chúng ta lãnh hội những câu Kinh Thánh từ cái lý trí đến lòng của mình.
Tôi đề nghị quí vị nên học thuộc lòng ít nhất một câu một tuần, khi ấy hãy tiếp tục ôn lại hết những câu đã học.
Sự suy gẫm Kinh Thánh có giá trị như thế nào?
Thi thiên 1.1-3 – “Phước cho người nào chẳng theo mưu kế của kẻ dữ, chẳng đứng trong đường tội nhơn, không ngồi chỗ của kẻ nhạo báng; Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm. Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, sanh bông trái theo thì tiết, lá nó cũng chẳng tàn héo; mọi sự người làm đều sẽ thạnh vượng”.
Tại sao phải suy gẫm Kinh Thánh? Đó là một phần việc của tình yêu thương đang hiện hữu giữa mỗi một người chúng ta và Lời Đức Chúa Trời.
Thi thiên 119.97 – “Tôi yêu mến luật pháp Chúa biết bao! Trọn ngày tôi suy gẫm luật pháp ấy”.
TẠI SAO TÔI PHẢI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI?

TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ LỜI ĐÓ ĐÚNG LÀ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ GIÁ TRỊ CỦA LỜI ẤY.
TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ TÔI BIẾT ĐẤNG TÁC GIẢ THEO CÁCH RIÊNG.
TÔI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ TẦM QUAN TRỌNG CỦA LỜI ẤY ĐỐI VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI

TÔI PHẢI YÊU MẾN LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI NHƯ THẾ NÀO?
Hãy suy gẫm Lời của Đức Chúa Trời
Qua sự suy gẫm ấy, Lời Đức Chúa Trời dạy dỗ cho quí vị bốn lần một tuần.
Qua việc đọc Lời Chúa.
Qua sự học thuộc lòng.

***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét