Thứ Tư, 7 tháng 7, 2010

Tại Sao Phải Tôn Kính



Thi thiên 89.7-18
TẠI SAO PHẢI TÔN KÍNH?
Angie 6 tuổi và Joel em nó 4 tuổi đang ngồi chơi với nhau trong nhà thờ. Joel cười khúc khích, cất tiếng hát, rồi nói chuyện lớn tiếng.
Sau cùng, chị cả nó lên tiếng: "Em không được nói chuyện lớn tiếng trong nhà thờ".
"Sao chớ? Ai có quyền cấm cản em?" Joel thắc mắc.
Angie chỉ ra phía sau nhà thờ rồi nói: "Có thấy hai người đang đứng gần cánh cửa kia không? Họ có nói chuyện đâu".
“Cách đây mấy năm, tôi đi xem một buổi hoà nhạc ngoài trời. Đây không phải là buổi hoà nhạc xưa đâu! Van Cliburn đang tấu bản giao hưởng của Tchaikovsky với dàn nhạc Philadelphia -- Eugene Ormandy chỉ huy. Loại âm nhạc đó nghe thật hay mà quí vị có thể đích thân thưởng thức một vài lần trong đời.
“Ngồi trước mặt tôi khoảng năm sáu em thiếu niên. Chúng đang ăn cốm bắp. Loại âm nhạc đó rất đáng thưởng thức trong lịch sử của thế gian. Nhưng thường thì không có Eugene Ormandy chỉ huy. Chúng có nghe thì cũng giống như một nhạc công chơi dương cầm thôi.
“Sự kiện nầy đã trở thành một phép ẩn dụ đối với tôi về cách thức chúng ta sinh sống trong vũ trụ của Đức Chúa Trời. Với một ít kinh ngạc. Một ít kính trọng. Chúng ta như đang sinh sống trong đống rác rưỡi do con người tạo ra hầu cho chúng ta tán thưởng vẽ đẹp và sự diệu kỳ mà Đức Chúa Trời đã vầy quanh chúng ta. Chúng ta dường như phân biệt giữa Rặng núi Rocky và căn bếp Formica vậy”.
Thế gian không thiếu gì những điều kỳ diệu, mà thiếu một nhận thức về sự kỳ diệu đó.
“Nếu thờ phượng chỉ là một việc mà chúng ta phải làm, mọi sự đều là trần tục hết. Nếu thờ phượng là một việc chúng ta phải làm, mọi sự đều diễn ra theo ý nghĩa đời đời”.
Thi thiên 89.7-18
Quí vị sẽ nói sao khi người ta có ít hay không có sự tôn kính dành cho Đức Chúa Trời?
Quí vị sẽ nói sao khi quí vị tôn kính Đức Chúa Trời?
Thi thiên 89.7 – “Đức Chúa Trời thật rất đáng sợ trong hội các thánh, đáng hãi hùng hơn kẻ đứng chầu chung quanh Ngài”.
Hầu hết các nhà giải kinh đều nghĩ rằng câu nầy đang nhắc tới một bối cảnh ở trên trời với các thiên sứ là “những người thánh” được nhắc tới ở đây. Và có lẽ điều nầy là sự thực.
Nhưng nếu Đức Chúa Trời cần phải được tôn kính bởi những kẻ đứng chầu chung quanh Ngài, điều nầy cũng phải áp dụng cho những người trong chúng ta, là những người nhận biết Chúa Giêxu làm Cứu Chúa. Chúng ta đang “đứng chầu chung quanh Ngài” vì chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời.
I Côrinhtô 6.19 – “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao?”
Đừng nhìn vào câu Kinh Thánh trong một phút, làm ơn cho tôi biết lý do tại sao Cơ đốc nhân cần phải tôn kính Đức Chúa Trời?
Tối nay chúng ta xem xét Thi thiên 89.7-18.
Trong mấy câu nầy, tôi thấy một số lý do tại sao Cơ đốc nhân cần phải tôn kính Đức Chúa Trời.
CHÚNG TA PHẢI TÔN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI LÀ MẠNH MẼ – Các câu 8-10, 13
Câu 8 – Không có ai quyền năng hơn Đức Chúa Trời!
Kẻ thù của quí vị không mạnh hơn Đức Chúa Trời.
Bạn bè của quí vị không mạnh hơn Đức Chúa Trời.
Các thành viên trong gia đình của quí vị không mạnh hơn Đức Chúa Trời.
Nhà cầm quyền không mạnh hơn Đức Chúa Trời.
Không một quyền lực cấp thế giới nào mạnh hơn Đức Chúa Trời.
Thi thiên 89.7-18
Do đó, vì Đức Chúa Trời mạnh mẽ hơn hết thảy, Ngài đáng được kính sợ và được tôn kính.
Chúa Giêxu đã dạy rằng khi kính sợ Đức Chúa Trời, không phải sợ hãi ai nữa hết.
Luca 12.4-7 – “Ta nói cùng các ngươi, là bạn hữu ta: Đừng sợ kẻ giết xác rồi sau không làm gì được nữa. Song ta chỉ cho các ngươi biết phải sợ ai: phải sợ Đấng khi đã giết rồi, có quyền bỏ xuống địa ngục; phải ta nói cùng các ngươi, ấy là Đấng các ngươi phải sợ! Người ta há chẳng bán năm con chim sẻ giá hai đồng tiền sao? Nhưng Đức Chúa Trời không quên một con nào hết. Dầu đến tóc trên đầu các ngươi cũng đã đếm cả rồi. Đừng sợ chi, vì các ngươi trọng hơn nhiều chim sẻ”.
Thi thiên 89.9 – “Chúa cai trị sự kiêu căng của biển: Khi sóng nổi lên, Chúa làm cho nó yên lặng”.
Có ít nhất hai lần trong Kinh Thánh khi Đức Chúa Trời quở biển yên lặng.
+ Khi Đức Chúa Trời rẽ Biển Đỏ để con cháu có thể băng ngang qua.
+ Khi Chúa Giêxu đứng trên chiếc thuyền rồi quở Biển Galilê phải im lặng đi.
Và Chúa Giêxu vẫn còn quở biển lo sợ của chúng ta, nó đang gầm rống hôm nay, nếu chúng ta để cho Ngài làm. Ngài mạnh sức đủ để ban cho chúng ta sự bình an qua bất kỳ cảnh khó nào.
Hôm nay Đấng Christ vẫn còn làm cho giông bão phải im lặng – không phải biển Galilê
Nhưng trong lòng tôi;
tôi hãy còn nghe "Hãy êm đi lặng đi".
Ở đó, trong tôi, một cơn giông tố đang dậy lên,
Và e rằng tôi sẽ hư mất
đã làm cho tôi phải nhuốm bịnh.
Thi thiên 89.7-18
Chiếc thuyền kia là đời sống tôi
dường như bị bão đánh chòng chành,
Và tôi quên phứt Đấng Christ
là Đấng biết rõ con tthuyền của chúng ta.
Tấm lòng tôi bị dìm xuống thật sâu,
tôi e rằng mình sẽ bị hư mất,
Vì thế tiếng kêu la "Xin cứu tôi!"
vừa thoát ra khỏi môi miệng tôi.
Tôi xây sang Ngài và biết rõ Ngài có quyền cứu,
Nên tôi phó thác mọi thử thách của mình
cho ý chỉ Ngài;
Tôi cảm thấy sự êm dịu lặng lẽ của con sóng
Tôi cỡi con sóng ấy,
khi Đấng Christ phán: "Hãy êm đi lặng đi!" Hazel Hartwell Simon
Câu 10 – Raháp là một từ ngữ được dùng để ám chỉ Ai cập.
Hebert Lockyer nói rằng “Raháp” có nghĩa là “Sức mạnh”, là “kiêu ngạo”.
Ai cập là một quốc gia vừa mạnh vừa kiêu ngạo.
Song Đức Chúa Trời vẫn mạnh sức hơn.
Cũng chính vùng biển mà Đức Chúa Trời đã quở im lặng để bảo vệ Israel, cũng chính biển ấy đã tấn công Pharaôn cùng quân đội của người.
Hãy suy nghĩ xem. Không một kẻ thù nào của Đức Chúa Trời có thể đứng chống lại sức mạnh của Ngài. Ngay cả Satan cũng không phải là địch thủ của Đức Chúa Trời và đã bị định cho phải thất trận!
Thi thiên 89.13 – “Chúa có cánh tay quyền năng, bàn tay Chúa có sức mạnh, và tay hữu Chúa giơ cao lên”.
Đức Chúa Trời được phác hoạ với một cánh tay thật mạnh sức, bàn tay mạnh mẽ, và tay hữu đầy quyền năng.
Nan đề của chúng ta, ấy là chúng ta không nhớ Đức Chúa Trời mạnh mẽ như thế nào khi chúng ta thờ phượng. Và chúng ta không nhớ Đức Chúa Trời mạnh sức như thế nào khi chúng ta đối diện với những rắc rối.
Giêrêmi 32.17 – “Ôi! Hỡi Chúa Giê-hô-va! Chính Ngài đã dùng quyền phép lớn và cánh tay giơ ra mà làm nên trời và đất; chẳng có sự gì là khó quá cho Ngài cả”.
Thi thiên 89.7-18
CHÚNG TA PHẢI TÔN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI LÀ MẠNH MẼ – Các câu 8-10, 13
CHÚNG TA PHẢI TÔN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI LÀ CHỦ CỦA MUÔN VẬT – Các câu 11-12
Thi thiên 89.11 – “Các từng trời thuộc về Chúa, đất cũng thuộc về Chúa; Chúa đã sáng lập thế gian và mọi vật nó chứa”.
Khi mấy đứa con của tôi thấy rằng Dottie từng sở hữu một chiếc Mustang đời 1968, chúng đã có một sự kính nể mới dành cho Mẹ của chúng.
Quí vị sẽ kính trọng ai đó có một ngôi nhà đẹp, một ngôi vườn đẹp, một chiếc xe hơi đẹp, một người vợ đẹp, một gia đình đẹp.
Chúng ta càng phải thờ phượng Đức Chúa Trời nhiều hơn nữa vì Ngài là chủ của nhiều ngôi sao và nhiều hành tinh.
Và chúng ta càng phải thờ phượng Đức Chúa Trời nhiều hơn nữa vì Ngài là chủ của cả thế gian.
Ngài là chủ của mọi loài chim.
Ngài là chủ của mọi loài cá.
Ngài là chủ của mọi loài thú, dù là nuôi trong nhà hay hoang dã.
Thi thiên 50.10 – “Vì hết thảy thú rừng đều thuộc về ta, các bầy súc vật tại trên ngàn núi cũng vậy”.
Ngài là chủ mọi cây cối, mọi loài côn trùng.
Ngài là chủ của mọi người.
Thi thiên 24.1 – “Đất và muôn vật trên đất, thế gian và những kẻ ở trong đó, đều thuộc về Đức Giê-hô-va”.
Đức Chúa Trời đặc biệt là chủ của Cơ đốc nhân.
I Côrinhtô 6.19-20 – “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời”.
Thi thiên 89.7-18
Trong thời buổi nô lệ đầy kinh hãi kia trên nước Mỹ, những người chủ nô đòi hỏi sự tôn kính.
Ở sở làm, nhiều người chủ đòi hỏi sự tôn trọng.
Trong học đường, các vị giáo sư đòi hỏi sự tôn trọng.
Trong gia đình, cha mẹ đòi hỏi sự kính trọng.
Đức Chúa Trời còn xứng đáng với sự tôn kính của chúng ta nhiều dường bao, vì Ngài là chủ của chúng ta.
Thi thiên 89.12 – “Phương bắc, phương nam cũng bởi Chúa dựng nên; Tha-bô và Hẹt-môn đều vui mừng vì danh Chúa”.
Tha-bô và Hẹt-môn là các ngọn núi nằm ở đông và tây xứ Israel. Vì vậy, Đức Chúa Trời đang phán rằng mọi sự, đông tây nam bắc, đều được Ngài dựng nên cả.
CHÚNG TA PHẢI TÔN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI LÀ MẠNH MẼ – Các câu 8-10, 13
CHÚNG TA PHẢI TÔN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI LÀ CHỦ CỦA MUÔN VẬT – Các câu 11-12
CHÚNG TA PHẢI TÔN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ BỔN TÁNH CỦA NGÀI – Câu 14
Thi thiên 89.14 – “Sự công bình và sự chánh trực là nền của ngôi Chúa; Sự nhơn từ và sự chơn thật đi trước mặt Chúa”.
Chữ công bình có ý nói tới “công nghĩa”.
Đức Chúa Trời là công nghĩa.
Ngài luôn luôn được xem là làm điều phải.
Vì Đức Chúa Trời là công bình, sự phán xét của Ngài là chính xác.
Khi kẻ ác bị xét đoán tại Ngai Phán Xét Lớn, họ sẽ bị phán xét rất công bình.
Thi thiên 89.7-18
Khải huyền 20.12 – “Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy”.
Khi quí vị và tôi bị xét đoán tại Ngai Phán Xét của Đấng Christ, chúng ta sẽ bị xét đoán theo cách công bình.
II Côrinhtô 5.10 – “Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt”.
I Côrinhtô 4.5 – “Vậy, chớ xét đoán sớm quá, hãy đợi Chúa đến; chính Chúa sẽ tỏ những sự giấu trong nơi tối ra nơi sáng, và bày ra những sự toan định trong lòng người; bấy giờ, ai nấy sẽ bởi Đức Chúa Trời mà lãnh sự khen ngợi mình đáng lãnh”.
Tôi rất vui sướng vì có sự cầm cân nảy mực nơi Đức Chúa Trời.
Phải, có sự phán xét công bình.
Nhưng phần bổn tánh của Đức Chúa Trời cũng là thương xót và chơn thật, hay chúng ta sẽ dùng các từ “yêu thương và thành tín”.
Chúng ta biết Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta vì Ngài đã sai Con Ngài đến chịu chết vì tội lỗi chúng ta.
Chúng ta biết Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta vì Ngài đã cứu chúng ta.
Chúng ta biết Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta vì Ngài lập chúng ta làm con cái của Ngài.
Chúng ta biết Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta vì Ngài đáp trả mọi lời cầu nguyện của chúng ta.
Chúng ta biết Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta vì Ngài bảo hộ chúng ta.
Chúng ta biết Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta vì Ngài đang sắm sẵn một chỗ cho chúng ta ở trên trời.
Thi thiên 89.7-18
Và Đức Chúa Trời là thành tín.
Đức Thánh Linh là thành tín cầu thay trong chúng ta.
Roma 8.26-27 – “Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta. Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy”.
Đức Chúa Con cũng thành tín cầu thay cho chúng ta.
Hêbơrơ 7.24-25 – “Nhưng Ngài, vì hằng có đời đời, nên giữ lấy chức tế lễ không hề đổi thay. Bởi đó Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy”.
Đức Chúa Cha là thành tín tha tội cho chúng ta.
1 Giăng 1.9 – “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác”.
Ca thương 3.22-23 – “Ấy là nhờ sự nhơn từ Đức Giê-hô-va mà chúng ta chưa tuyệt. Vì sự thương xót của Ngài chẳng dứt. Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn lắm”.
Chúng ta tôn kính người nào đối xử tử tế với chúng ta.
Chúng ta càng phải tôn kính và sùng bái Đức Chúa Trời càng nhiều hơn nữa, Ngài đối xử với chúng ta tốt hơn bất kỳ một người nào khác!
CHÚNG TA PHẢI TÔN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI LÀ MẠNH MẼ – Các câu 8-10, 13
CHÚNG TA PHẢI TÔN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI LÀ CHỦ CỦA MUÔN VẬT – Các câu 11-1
Thi thiên 89.7-18
CHÚNG TA PHẢI TÔN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ BỔN TÁNH CỦA NGÀI – Câu 14
CHÚNG TA PHẢI TÔN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI MANG LẠI NIỀM VUI MỪNG – Các câu 15-16
Thi thiên 89.15 – “Phước cho dân nào biết tiếng vui mừng! Hỡi Đức Giê-hô-va, họ bước đi trong ánh sáng của mặt Chúa”.
Albert Barnes nói – “Trong những kỳ lễ lớn của người Do thái, có tiếng kèn tham dự vào sự kỷ niệm, và không có gì phải nghi ngờ nữa, đây là sự tôn kính. Ý ở đây là họ được chúc phước cho, họ là những người thờ lạy Đức Giêhôva, là Đức Chúa Trời chơn thật; họ nhóm lại để phục sự Ngài; họ nhóm lại ở nơi thờ lạy Ngài”.
Cơ đốc nhân nào biết tiếng vui mừng của sự thờ phượng là những người thật được phước.
Cơ đốc nhân nào biết tiếng vui mừng của sự thờ phượng không những thờ phượng với hội chúng vào ngày Chúa nhựt. Mà họ còn thờ phượng Đức Chúa Trời một cách liên tục nữa.
Thi thiên 89.16 – “Hằng ngày họ vui mừng vì danh Chúa, được nhắc cao lên vì sự công bình Chúa”.
Êphêsô 5.18-20 – “Đừng say rượu, vì rượu xui cho luông tuồng; nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh. Hãy lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa. Hãy thường thường nhơn danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, vì mọi sự tạ ơn Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta”.
Thi thiên 89.7-18
Hêbơrơ 13.15 – “Vậy, hãy cậy Đức Chúa Jêsus mà hằng dâng tế lễ bằng lời ngợi khen cho Đức Chúa Trời, nghĩa là bông trái của môi miếng xưng danh Ngài ra”.
Hãy lưu ý là nếu quí vị tôn kính Đức Chúa Trời đủ để thờ lạy Đức Chúa Trời, nụ cười của Đức Chúa Trời sẽ ở cùng quí vị.
“Họ sẽ bước đi trong ánh sáng mặt Ngài”.
Alexander MacLaren đã nói: “Chúng ta sẽ đem Đức Chúa Trời theo với chúng ta bất cứ đâu chúng ta đi tới, nếu chúng ta chỉ nhớ rằng nơi chúng ta không đem Ngài theo được thì chúng ta chẳng nên đi tới đó”.
CHÚNG TA PHẢI TÔN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI MANG LẠI NIỀM VUI MỪNG – Các câu 15-16
CHÚNG TA PHẢI TÔN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ SỰ GIÚP ĐỠ CỦA NGÀI – Các câu 17-18
Thi thiên 89.17 – “Vì Chúa là sự vinh hiển về sức lực của họ; Nhờ ơn Chúa, sừng chúng tôi sẽ được ngước cao lên”.
Đúng là sức mạnh thực khi chúng ta ra từ Đức Chúa Trời.
Thi thiên 27.1 – “Đức Giê-hô-va là ánh sáng và là sự cứu rỗi tôi: Tôi sẽ sợ ai? Đức Giê-hô-va là đồn lũy của mạng sống tôi: Tôi sẽ hãi hùng ai?”
Sừng của chúng ta sẽ được ngước cao lên – Albert Barnes đã nói: “Sừng là dấu hiệu của sức mạnh... Ý ở đây là, sức mạnh của họ được rút ra từ Đức Chúa Trời; hay mọi thứ góp phần vào sự tôn cao và vinh quang của họ trong thế gian, đã được rút ra từ nơi Ngài”.
Thi thiên 89.18 – “Vì Đức Giê-hô-va là cái khiên của chúng tôi, Đấng thánh của Y-sơ-ra-ên là Vua chúng tôi”.
Có sự bảo hộ nào tốt hơn để cho chúng ta có cần hơn là được Đức Chúa Trời bảo hộ cho?
Thi thiên 89.7-18
CHÚNG TA PHẢI TÔN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI LÀ MẠNH MẼ – Các câu 8-10, 13
CHÚNG TA PHẢI TÔN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI LÀ CHỦ CỦA MUÔN VẬT – Các câu 11-1
CHÚNG TA PHẢI TÔN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ BỔN TÁNH CỦA NGÀI – Câu 14
CHÚNG TA PHẢI TÔN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI MANG LẠI NIỀM VUI MỪNG – Các câu 15-16
CHÚNG TA PHẢI TÔN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ SỰ GIÚP ĐỠ CỦA NGÀI – Các câu 17-18
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét