Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

Các thí dụ của Chúa Jêsus



CÁC THÍ DỤ CỦA CHÚA JÊSUS #1
Phần giới thiệu về các thí dụ (Mathiơ 13.1-3,10-17)
PHẦN GIỚI THIỆU
1. Trong suốt chức vụ của Ngài ở trên đất, khi Chúa Jêsus đi đó đi đây giảng đạo, Ngài thường sử dụng các thí dụ – đối chiếu Mathiơ 13.1-3, 13.34-35
a. Ước lượng ít nhất 1/3 sự dạy dỗ của Chúa Jêsus được ghi lại nằm trong các thí dụ (Wiersbe, "Windows On The Parables", p. 15)
b. Chắc chắn những câu nói đáng nhớ của Chúa Jêsus nằm trong các thí dụ của Ngài
2. Vì thế, thật thích đáng cho các môn đồ ngày hôm nay đưa ra những câu hỏi đại loại như sau:
a. “Thí dụ” là gì?
b. Tại sao Chúa Jêsus lại dạy dỗ bằng các thí dụ?
c. Chúng nói tới điều gì?
d. Chúng ta giải thích như thế nào?
3. Với bài học nầy, chúng ta bắt đầu phần nghiên cứu về đề tài "Các thí dụ của Chúa Jêsus"...
a. Bài học đầu tiên nầy nói chung đóng vai trò như phần giới thiệu các thí dụ
b. Các bài học kế tiếp sẽ xem xét các thí dụ theo cách riêng
[Chúng ta hãy bắt đầu "Phần giới thiệu về các thí dụ" bằng cách lưu ý...]
I. ĐỊNH NGHĨA "THÍ DỤ"
A. TỪ NGỮ "THÍ DỤ"...
1. Từ ngữ thí dụ [parable] nầy ra từ chữ "parabole" tiếng Hy lạp (para-bow-LAY)
2. Có nghĩa là "đặt bên cạnh, đính kèm"
3. Như đã được định nghĩa bởi Tự điển Vine's Expository về các từ ngữ trong Tân ước "nghĩa là đặt một vật bên cạnh vật khác với quan niệm so sánh"
4. Mô tả của Wiersbe về một thí dụ...
a. Giống như "câu chuyện đặt một sự vật bên cạnh một sự vật khác với mục đích dạy dỗ"
b. "Thí dụ đặt vật đã biết kế bên vật chưa biết để chúng ta có thể học hỏi"
5. Một thí dụ có thể thường được nhận ra bằng cách sử dụng từ “giống như” – đối chiếu Mathiơ 13.31,33
B. NHƯ ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TÂN ƯỚC, MỘT THÍ DỤ...
1. Thường là một câu chuyện rút ra từ các bối cảnh nhiên nhiên hay con người
2. Từ đó các bài học thuộc linh có thể hình thành bằng cách so sánh – Một định nghĩa phổ thông về thí dụ là "một câu chuyện đời nầy với ý nghĩa thiên thượng"
[Câu hỏi kế tiếp thường được đưa ra là "Tại sao Chúa Jêsus dạy dỗ bằng các thí dụ?" Nói cách khác, tại sao Ngài không phán thẳng thừng khi Ngài dạy dỗ? Để hiểu lý do tại sao, hãy xét...]
II. MỤC ĐÍCH CÁC THÍ DỤ CỦA CHÚA JÊSUS
A. MỤC ĐÍCH CHÍNH LÀ "CHE GIẤU"...
1. Chúa Jêsus bắt đầu giảng dạy bằng các thí dụ vì sự chai cứng trong tấm lòng của nhiều người – đối chiếu Mathiơ 13.10-17
a. Thái độ của các môn đồ là như thế để họ được phước khi học hỏi "những lẽ mầu nhiệm của nước thiên đàng" – Mathiơ 13. 10-12,16-17
b. Nhưng vì tấm lòng chai cứng của nhiều người trong đoàn dân đông, Chúa Jêsus bắt đầu giảng dạy cho họ bằng các thí dụ – Mathiơ 13.13-15; đối chiếu Mác 4.10-12
c. Kế đó, Ngài giải thích các thí dụ theo cách riêng cho các môn đồ – Mác 4.33-34
2. Bằng cách viện đến các thí dụ, Chúa Jêsus đã phân tách lẽ thật rất hiệu quả – người ta tìm kiếm bởi sự tò mò – những người tìm kiếm!
a. Người nào tìm kiếm lẽ thật sẽ nói "Hãy giải thích thí dụ cho chúng tôi..." – Mathiơ 13.36
b. Ngược lại người nào chỉ đơn thuần tò mò sẽ bị đuổi đi
3. Thực thế, Chúa Jêsus đã sử dụng các thí dụ để chỉ ra sự phán xét thiêng liêng... – đối chiếu Mathiơ 13.12
a. "Vì hễ ai có (tấm lòng nhơn đức, hai lỗ tai để nghe), sẽ được cho thêm, và người sẽ được dư dật (bởi cốt lõi của thí dụ đã được lý giải)"
b. "Nhưng hễ ai không có (tấm lòng nhơn đức, hai lỗ tai để nghe), thậm chí những gì người có cũng sẽ bị cất mất (bị trục xuất khỏi đó cùng với đám dân đông)"
B. NHƯNG MỤC ĐÍCH KHÁC SẼ ĐƯỢC "TỎ RA"...
1. Dầu khi mục đích chính "những điều mầu nhiệm của nước thiên đàng" trong khi thuật lại các thí dụ đã bị che giấu đối với đám dân đông!
a. Vì các môn đồ từng hiểu rõ ý nghĩa cơ bản của các thí dụ...
b. ...sự so sánh các lẽ thật (đời nầy) “đã biết” với các lẽ thật (thiên thượng) “chưa biết” sẽ chiếu ra ánh sáng sâu sắc hơn về sự chưa biết
2. Vì thế, với sự trợ giúp khi Chúa giải thích các thí dụ của Ngài, chúng ta có thể học biết nhiều hơn về "những điều mầu nhiệm về nước thiên đàng" – đối chiếu Mathiơ 13.34-35
[Điều nầy dẫn chúng ta tới câu hỏi kế tiếp: "Các thí dụ nói tới cái gì?" Mathiơ 13.11 chắc chắn cung ứng cho chúng ta một manh mối...]
III. ĐỀ TÀI CHÍNH TRONG CÁC THÍ DỤ CỦA CHÚA JÊSUS
A. LẼ ĐẠO CHÍNH LÀ "NƯỚC THIÊN ĐÀNG"...
1. Như Mathiơ 13.11 đã cho biết
2. Như một vài thí dụ đã minh họa, tất cả đều khởi sự với "Nước thiên đàng giống như..." – Mathiơ 13.24, 31, 33, 44, 45, 47
3. Thực vậy, “nước thiên đàng" là chủ đề của...
a. Chức vụ lưu động của Chúa Jêsus – Mathiơ 4.17,23
b. Bài giảng trên núi của Ngài – Mathiơ 5.3,10,19-20; 6.10,33; 7.21
B. BA "LẼ ĐẠO PHỤ" ĐƯỢC NHẤN MẠNH TRONG CÁC THÍ DỤ...
1. Bản chất của NƯỚC – thí dụ...
a. Thí dụ nói về hột cải
b. Thí dụ về men
c. Thí dụ về của cải kín giấu
d. Thí dụ về ngọc quí giá
2. Bản chất của nhà VUA – thí dụ...
a. Thí dụ nói tới nhân công trong vườn
b. Thí dụ nói về người con lạc mất
3. Bản chất THẦN DÂN của NHÀ VUA – thí dụ...
a. Thí dụ nói tới người Samari nhơn lành
b. Thí dụ nói tới bà goá bền đỗ
[Tất nhiên là các lẽ đạo phụ thường gối lên nhau trong các thí dụ, nhưng chúng rõ ràng đã mô tả lẽ đạo tổng thể trong các thí dụ, ấy là "nước thiên đàng". Sau cùng, một ít tư tưởng khi đáp trả câu hỏi: "Chúng ta giải thích các thí dụ như thế nào?"]
IV. CÁCH GIẢI THÍCH CÁC THÍ DỤ CỦA CHÚA JÊSUS
A. CẦN PHẢI...
1. Tìm cách tìm cho ra lẽ thật thuộc linh trong từng chi tiết nhỏ
2. Nói rằng chỉ có MỘT lẽ thật thuộc linh trong từng thí dụ.
B. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHO SỰ GIẢI THÍCH ĐÚNG ĐẮN...
1. Hãy tiếp thu từ sự giải thích Chúa Jêsus đã đưa ra trong các thí dụ đó, Ngài giải thích
a. Hiểu biết thí dụ nói tới người gieo giống giúp chúng ta hiểu được các thí dụ khác – Mác 4.13
b. Vì lẽ đó, Chúa Jêsus tiếp tục giải thích thí dụ ấy...
2. Hãy tìm cho ra lẽ thật CHÍNH của thí dụ, phải biết chắc bất kỳ lẽ thật nào khác thu được từ thí dụ đều hài hoà với lẽ thật chính đó
3. Hãy xét thật cẩn thận VĂN MẠCH trong lời nói của Chúa Jêsus...
a. Tìm ra phần giới thiệu hay ứng dụng nào có thể soi sáng
b. Một là chính mình Chúa, hoặc là các trước giả do Ngài cảm thúc cung ứng cho
4. Đừng sử dụng các thí dụ để trình bày một giáo lý mới
a. Hãy nhớ, các thí dụ nguyên được đưa ra là có ý che giấu, vì vậy chúng không luôn luôn rõ ràng trong ý nghĩa của chúng
b. Vì vậy, đừng tìm cách xây dựng một trường hợp cho một giáo lý chỉ dựa theo thí dụ
PHẦN KẾT LUẬN
1. Sau khi noi theo các nguyên tắc rõ ràng nầy trong việc giải thích các thí dụ của Chúa Jêsus, chúng ta có thể hướng tới đàng trước mà vui mừng khi hiểu được đầy đủ thêm "những lẽ mầu nhiệm" hay các lẽ thật đã được tỏ ra về nước thiên đàng
2. Khi chúng ta tiếp cận các thí dụ, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ lượng trước mình sẽ được phước như thế nào khi chúng ta sống trong một kỹ nguyên mà ở đó người nào có lòng ao ước muốn học biết về Nước có thể cũng được phước y như thế.
"Nhưng phước cho mắt các ngươi, vì thấy được; phước cho tai các ngươi, vì nghe được! Quả thật, ta nói cùng các ngươi, có nhiều đấng tiên tri, nhiều người công chính đã ước ao thấy điều các ngươi thấy, mà chẳng được thấy; ước ao nghe điều các ngươi nghe, mà chẳng được nghe" – Mathiơ 13.16-17
3. Những điều chúng ta sắp sửa nghiên cứu trong các thí dụ nầy liên quan tới những việc mà Ápraham,Môise, David, Êsai, Giêrêmi, Êxêchiên, Đaniên, và nhiều người khác nữa vốn trông mong, nhưng chẳng hiểu chi hết trong đời của họ!
4. Tuy nhiên, "những lẽ mầu nhiệm về nước thiên đàng" (Mathiơ 13.11) nầy, có chứa "những điều kín nhiệm từ khi dựng nên trời đất" (Mathiơ 13.35), giờ đây đã được tỏ ra qua sự rao giảng Tin lành nói về Đấng Christ.
"Ngợi khen Đấng có quyền làm cho vững chí anh em theo Tin Lành của tôi và lời giảng Đức Chúa Jêsus Christ, theo sự tỏ ra về lẽ mầu nhiệm, là lẽ đã giấu kín từ mọi đời trước, mà bây giờ được bày ra, và theo lịnh Đức Chúa Trời hằng sống, bởi các sách tiên tri, bày ra cho mọi dân đều biết, đặng đem họ đến sự vâng phục của đức tin" - Rôma 16.25-26
Quí bạn yêu dấu của tôi ơi, quí vị có đạt tới mức vâng phục của đức tin bằng cách đáp ứng lại lời kêu gọi của Tin lành Đấng Christ chưa? – đối chiếu Mác 16.15-16
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét