Thứ Năm, 8 tháng 7, 2010

Kỳ Hạn Đã Được Trọn



Kỳ hạn đã được trọn
Galati 4.1-7
1. Larry Farthing chia sẻ bài thơ ngắn nầy có đề tựa là Giáng Sinh muốn nói…
Giáng Sinh muốn nói rằng:
Ngài đã hướng hạ để chúng ta hướng thượng (Giăng 6.38; 14.3).
Ngài trở nên nghèo để chúng ta trở nên giàu (II Côrinhtô 8.9; Giacơ 2.5).
Ngài hạ sanh để chúng ta được sanh lại (Giăng 1.14; 3.2, 7).
Ngài trở nên tôi tớ để chúng ta trở nên con cái (Philíp 2.7; Galati 4.6, 7).
Ngài không nhà không cửa để chúng ta có một nơi ở ở trên trời (Mathiơ 8.20; Giăng 14.2).
Ngài đói để chúng ta được no (Mathiơ 4.2; Giăng 6.50).
Ngài khát để chúng ta được thoả mãn (Giăng 19.26).
Ngài bị lột trần để chúng ta được mặc lấy (Mathiơ 27.28; Galati 3.27).
Ngài bị quên lãng để chúng ta không bị lãng quên (Mathiơ 27.26; 28.20).
Ngài bị buồn khổ để chúng ta được vui mừng (Êsai 53.3; Philíp 4.4).
Ngài bị trói buộc để chúng ta được tự do (Mathiơ 27.2; Giăng 8.32-36).
Ngài bị coi là tội lỗi để chúng ta được xưng công bình (II Côrinhtô5.21).
Ngài chịu chết để chúng ta được sống (Giăng 5.24, 25).
Ngài bị hạ thấp để chúng ta được nâng lên cao (I Têsalônica 4.16, 17).
2. Giáng Sinh cũng có nghĩa là Đức Chúa Trời không bao giờ chậm trễ. Ngài không hề bỏ sót một tiêu đề quan trọng nào. Ngài đã sai Con Ngài vào trong thế gian đúng kỳ. Kỳ hạn của Đức Chúa Trời luôn luôn là trọn vẹn. Kỳ hạn của chúng ta và kỳ hạn của Đức Chúa Trời không luôn luôn giống nhau. Có nhiều lúc chúng ta muốn Đức Chúa Trời hành động ngay bây giờ. Chúng ta cầu nguyện: "Xin Đức Chúa Trời ban cho con sự việc nầy ngay bây giờ … Xin Đức Chúa Trời đem con ra khỏi cảnh nợ nần ngay bây giờ… Xin Đức Chúa Trời ban cho con sự kiên nhẩn và xin ban sự ấy cho con ngay bây giờ!" Chúng ta hiểu rõ trong sự khôn ngoan cả thể của Ngài, Đức Chúa Trời chọn không nhậm lời cầu nguyện đó. Đấng đã dựng muôn vật từ chỗ không không, Đấng đã nhìn thấy sự cuối cùng từ lúc sáng thế, Đấng đã mặc lấy mọi sự khôn ngoan và tri thức, không bao giờ chậm trễ. Ngài rất đúng kỳ. Có thể kỳ hạn ấy không phải là kỳ hạn của chúng ta, nhưng luôn luôn là kỳ hạn của Ngài.
3. Trong mùa lễ Giáng Sinh, chúng ta thấy một sự thật được nhắc nhớ, ấy là Đức Chúa Trời đã hành động đúng kỳ khi Ngài sai Con Ngài đến với trần gian. Câu 4 trong tiểu đoạn Kinh Thánh nầy chép như sau: "Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra". Đây là một câu nói đáng kinh ngạc! Có bao giờ quí vị suy nghĩ, có kỳ hạn đã được trọn cho Chúa Jêsus ra đời không? Quí vị sẽ nói: "Thưa Mục sư, phải chăng điều nầy muốn nói có một thời kỳ trong lịch sử khi mọi sự đều trọn vẹn thích nghi cho Chúa Jêsus ra đời?" Tôi tin đấy đúng là những gì câu nầy có ý nói tới. Chúa Jêsus đã đến thật đúng kỳ. Lễ Giáng Sinh nhắc cho chúng ta nhớ tới kỳ hạn đã được trọn của Đức Chúa Trời.
4. Bây giờ quí vị sẽ nói: "Sao chứ? Việc nầy có ý nghĩa như thế nào đối với tôi?" Giống như kỳ hạn của Đức Chúa Trời đã được trọn trong sự đến của Chúa Jêsus, kỳ hạn của Ngài đã được trọn trong đời sống của quí vị. Giống như dân sự trong thời buổi của Chúa Jêsus không hiểu kỳ hạn của Đức Chúa Trời, thì quí vị sẽ không hiểu kỳ hạn ấy trong lúc bấy giờ, kỳ hạn ấy là trọn vẹn. Có thể hôm nay là kỳ hạn đã được trọn trong đời sống quí vị cho Đức Chúa Trời vận hành theo một phương thức thật đặc biệt. Hôm nay có thể là kỳ hạn Đức Chúa Trời phán với tấm lòng của quí vị, giải đáp cho một tình thế chẳng đặng đừng, yên ủi, làm cho vững mạnh, hay khích lệ quí vị. Ngày nay có thể là kỳ hạn đã được trọn để cho quí vị được sanh lại.
5. Trong tiểu đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta sẽ thấy thể nào Đức Chúa Trời bộc lộ ra chương trình của Ngài thật trọn vẹn trong lịch sử. Tiểu đoạn nầy cũng tỏ ra thể nào Ngài thực thi công việc của Ngài rất trọn vẹn trong đời sống của chúng ta. Chúng ta hãy xem xét phần sửa soạn, mục đích và đặc ân của sự đến của Chúa Jêsus.
I. Phần sửa soạn cho sự đến của Ngài (các câu 1-3).
Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng sự đến lần đầu tiên của Đấng Christ đã xảy ra theo "kỳ hạn đã được trọn". Khắp cả Cựu Ước có vô số lời tiên tri được đưa ra về sự đến của Đấng Mêsi. Có nhiều lời tiên tri về tư thế chào đời của Ngài, nghĩa là Ngài do một nữ đồng trinh sinh ra. Có nhiều lời tiên tri về nơi chốn ra đời của Ngài, ấy là Ngài sanh ra tại thành Bếtlêhem. Chúng ta thấy những lời tiên tri nầy đã được ứng nghiệm khi Chúa Jêsus ra đời trong đêm vinh hiển ấy. Song giống như phải có kỳ hạn đã được trọn cho sự Đến Lần Thứ Hai của Ngài, đã có kỳ hạn đã được trọn cho sự Đến Lần Thứ Nhứt của Ngài. Đức Chúa Trời đã hiệp mọi sự lại với nhau để sửa soạn cho lần đến thứ nhứt của Đấng Christ và cho sự khởi đầu việc rao giảng Tin Lành.
A. Có sự sửa soạn về mặt TÔN GIÁO.
Xuyên suốt cả Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã xử lý với Israel, tuyển dân của Ngài. Chính qua họ mà Đấng Mêsi sẽ ngự đến. Thế nhưng Israel luôn luôn xa cách đối với Đức Chúa Trời. Họ đã từ chối không chịu thờ phượng một mình Ngài, và luôn luôn chạy theo các thần lạ của những dân tộc sống chung quanh họ. Thật nhiều lần, Đức Chúa Trời đã xét đoán Israel vì tội thờ lạy hình tượng nầy.
Sau cùng, chúng ta thấy đỉnh cao của sự phán xét mà ai cũng biết là sự phu tù cho người Babylôn. Đức Chúa Trời sau cùng đã để cho cả nước bị Babylôn chinh phục và bắt dẫn tù từ quê hương của họ sang quốc gia ấy.
1. Tác dụng chính đầu tiên của sự phu tù cho người Babylôn là chuyển người Do thái trở lại với chế độ độc thần. Trong cuộc phu tù đó, người Do thái đã bước vào sự chung đụng với người xứ Batư. Còn bây giờ, người Ba tư là những người thờ thần lửa, hay độc thần giáo. Như một sự kiện, có người cảm thấy rằng mấy thầy bác sĩ là những thầy tế lễ của thần lửa (Zoroastrian priests), nhưng chúng ta không có cách nào để xác định, dường như những người Do thái đã được cứu ra khỏi việc chạy theo các hình tượng của những dân tà giáo sống chung quanh họ.
2. Tác dụng thứ hai của sự phu tù cho người Babylôn, ấy là kinh Cựu Ước đã được hoàn tất dưới thời Exơra. Vì vậy, trong lần đầu tiên, toàn bộ bản Cựu Ước được biết bây giờ là Kinh Thánh của người Do thái và là Cựu Ước Cơ đốc, được gom góp lại; nhờ đó lót đường cho việc rao giảng Tin lành của Đấng Christ.
3. Tác dụng thứ ba của sự phu tù cho người Babylôn, ấy là nhà hội người Do thái thành hình. Cho tới thời điểm đó, người Do thái đã thờ phượng tại đền thờ trong thành Jerusalem. Còn bây giờ, không còn có đền thờ nữa, và vì vậy người Do thái đã phát triển một phương pháp nhóm lại mà chúng ta nhìn biết lúc bây giờ là nhà hội. Nhà hội, ngẫu nhiên là khuôn mẫu trên đó Hội thánh Cơ đốc được dựng lên. Vì vậy chúng ta có thể nhìn thấy từ mọi sự cố nầy, sự sửa soạn về mặt tôn giáo cho sự đến của Đấng Christ.
B. Có sự sửa soạn về mặt VĂN HOÁ.
1. Vào năm 350TC, có một người tên là Alexander dấy lên. Ông là con trai của Vua Philip, người Maxêđoan. Chúng ta biết ông là Alexander Đại Đế. Ông đã chinh phục cả thế giới thời bấy giờ trong 12 năm.
2. Dưới ảnh hưởng của Alexander, thế giới trở thành Hy lạp trong văn hoá, triết lý, các thể chế, nghệ thuật, kịch nghệ, văn chương, kiến trúc, tư tưởng và ngôn ngữ. Hy lạp lan rộng đến nỗi người dân thường trở nên quen thuộc với kiểu cách Hy lạp ai cũng biết là Koine, hay tiếng Hy lạp phổ thông. Tiếng ấy trở thành quốc tế ngữ.
3. Điều nầy rất quan trọng vì vào năm 280TC, Kinh Thánh tiếng Hy bá lai đã được dịch sang tiếng Hy lạp. Quyển sách nầy được gọi là Bản Kinh Thánh 70 [Septuagint]. Chặng đường đã được đề ra cho việc rao giảng Tin Lành. Về mặt tôn giáo, Kinh Thánh Cựu Ước đã được gom lại; về ngôn ngữ và văn hoá, các tuyến giao thông đã được mở ra. Thời điểm đã đúng lúc rồi.
C. Có sự sửa soạn về mặt CHÍNH TRỊ.
1. Vao thời điểm Chúa Jêsus ra đời, Rôma đã thống trị thế giới. Người La mã đã chinh phục toàn bộ các nước chung quanh họ. Khi chinh phục như thế, họ lo xây dựng đường xá nối liền toàn bộ đế quốc Lamã. Họ đã chặn đứng các hành vi tội ác công khai, và dựng nên một hệ thống bưu điện rất tốt.
2. Đức Chúa Trời đã quyết định những ai sẽ thăng lên đỉnh quyền lực trong đế quốc La mã. Ngay thời điểm Đấng Christ ngự đến, Caesar Augustus là Hoàng đế. Ông ta chẳng có ý đồ gì hết khi cho mở cuộc điều tra dân số, thực ra ông đã làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời.
3. Vì chiếu chỉ của ông buộc các dân phải trở về nguyên quán của họ, phải nộp thuế và kê sổ, một phụ nữ có thai và chồng nàng đã thực hiện một hành trình lịch sử về lại Bếtlêhem. Mary, người mẹ đồng trinh của Chúa Jêsus, được dẫn dắt bởi sự toàn tri của Đức Chúa Trời đến địa điểm đã được nói trước trong Cựu Ước, ở đó Đấng Christ đã chào đời.
D. Có sự sửa soạn về mặt THUỘC LINH.
1. Hãy cùng tôi xem lại 3.23-25. Mấy câu nầy cung ứng một phép phân tích cho thấy phương thức Đức Chúa Trời đã sửa soạn tấm lòng của dân sự để tiếp nhận Đấng Mêsi.
2. Câu 22 chép: "Nhưng Kinh Thánh đã nhốt hết thảy mọi sự dưới tội lỗi", nghĩa là do đọc Kinh Thánh hết thảy chúng ta đều biết mình là tội nhân. Câu 23 chép rằng "trước khi đức tin chưa đến, chúng ta bị nhốt dưới sự canh giữ của luật pháp". Trước khi Chúa Jêsus đến, dân sự đã tìm cách tuân giữ hết thảy luật lệ Cựu Ước của Đức Chúa Trời. Hãy đoán xem? Họ không thể tuân giữ được luật pháp ấy. Luật pháp ấy khó mà tuân giữ được lắm. Đức Chúa Trời đã ấn định theo cách đó. Câu 24 chép: "Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến với Đấng Christ". Nói cách khác, vì chúng ta nhìn biết việc tuân giữ luật pháp không thể cứu chúng ta, chúng ta biết chúng ta cần một Cứu Chúa …là Chúa Jêsus!
3. Trong 4.1, Phaolô sử dụng phần phân tích khác, nhẹ nhàng hơn. Ông nói về "người kế tự…đương còn thơ ấu". Thực ra, ông nói rằng "người kế tự… chẳng khác chi kẻ tôi mọi" cho dù người là "chủ của mọi vật". Tại sao chứ? Vì người đang "ở dưới quyền kẻ bảo hộ", những thầy giáo buộc người phải học tập, là những bậc chỉ ra mọi lỗi lầm của người, rồi sửa phạt khi người phạm lỗi.
4. Tuy nhiên, điều nầy chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn: "cho đến kỳ người cha đã định". Trong xã hội Hy lạp, người “kế tự” thơ ấu giàu có nầy còn phải học tập, còn phải chịu kỷ luật, còn phải chịu đối xử giống như một “tôi mọi" cho tới thời kỳ “cha” người ban cho đầy đủ cơ nghiệp của mình.
5. Câu 3 chép: "Chúng ta cũng như vậy, khi còn thơ ấu, phải phục dưới các lề thói của thế gian". Dân sự của Đức Chúa Trời đều đã ở dưới luật pháp, là "thầy giáo" hay "kẻ bảo hộ". Luật pháp thì rất khắc khe và sự hình phạt của nó cũng rất là nghiệt ngã.
6. Bây giờ hãy nhìn vào câu 4. Chúng ta đã ở trong "vòng tôi mọi" cho tới chừng "kỳ hạn đã được trọn". Hãy gạch dưới từ mệnh đề "cho đến kỳ người cha đã định" cho đến "khi kỳ hạn đã được trọn". Sự đến của Chúa Jêsus chỉ ra kỳ định cho một cơ nghiệp thuộc linh phong phú đã đến rồi.
7. Thời điểm của Đức Chúa Trời có nghĩa là chúng ta không còn ở dưới luật pháp nữa. "Kỳ hạn đã được trọn" có nghĩa là giờ đây chúng ta sống trong cơ nghiệp trọn vẹn các ơn phước thuộc linh của Đức Chúa Trời!
II. MỤC ĐÍCH của Sự Đến của Ngài (các câu 4-5).
A. Chúa Jêsus đã đến để LÀM TRỌN (câu 4).
1. Chúa Jêsus đã đến trong sự "đầy trọn" của kỳ hạn để làm cho xong công việc của Chúa Giêhôva. Có nhiều điều phải làm cho buổi tối ấy ở Bếtlêhem cách đầy gần 2000 năm hơn là chỉ có một con trẻ nằm trong máng cỏ.
2. Đức Chúa Trời "đã sai Con Ngài". Chúa Jêsus đã lìa bỏ ngôi cao sang và đặc ân của Ngài trên thiên đàng để đến ở trong lòng của một thiếu nữ từ ấp nhỏ Nazarét kia. Các thiên sứ phải run rẩy kinh sợ là dường nào. Đấng Tạo Hoá của cả vũ trụ được cưu mang ở trong lòng một người đờn bà.
3. Ngài được "một người nữ sanh ra". Điều nầy nhắc tới nhân tính của Ngài. Vì Ngài là dòng dõi của Đức Thánh Linh và không có một người cha con người nào hết, Ngài thiêng liêng một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, theo mẹ của Ngài, Ngài tuyệt đối là con người. Ngài thường đề cập đến bản thân Ngài là "Con Người". Điều nầy rất quan trọng. Nó có nghĩa là Chúa Jêsus hiểu là một con người thì phải sống như thế nào rồi. Ngài biết rõ các nỗi đau, những điều khó nhọc, đau buồn của con người. Ngài biết rõ là một con người, và con người đã sinh sống như thế nào rồi.
4. Chúa Jêsus đã "sanh ra dưới luật pháp". Chúa Jêsus đã sanh ra dưới quyền "thầy giáo", "kẻ bảo hộ" đó. Tuy nhiên, Chúa Jêsus lại rất khác biệt đối với bao người khác. Luật pháp không chỉ ra tội lỗi và những thất bại của Ngài vì Ngài chẳng có tội lỗi hay thất bại nào hết. Ngược lại, luật pháp chỉ ra sự trọn lành của Ngài! Luật pháp đã minh chứng rằng Chúa Jêsus xứng đáng là Của Lễ trọn vẹn cho tội lỗi chúng ta. Đức Chúa Trời đã nhắc tới Cứu Chúa hầu đến khoảng 400 lần trong Cựu Ước. Chúa Jêsus đã đến với đất mang theo sứ điệp làm theo ý chỉ của Cha Ngài. Ngài đã phán trong Mathiơ 5.17: "Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn".
5. Chúa Jêsus có nhiều điều trong trí khi Ngài đến với Tinh Cầu nầy hơn là ban cho chúng ta một ngày lễ. Đức Chúa Trời đã có một mục đích cao cả cho sự đến của Đấng Christ. Đức Chúa Trời đã hoạch định sự cố nầy trước khi Quả Đất được hình thành. Bây giờ là thì thuận tiện. Và Đấng Christ đã ngự đến.
B. Chúa Jêsus đã đến để CHUỘC (câu 5a).
Không những Chúa Jêsus đã đến để "làm trọn" luật pháp và các lời tiên tri, Ngài đã đến "để chuộc những kẻ ở dưới luật pháp".
1. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ tiếp nhận họ trên cơ sở các việc lành của họ. Họ tin rằng Đức Chúa Trời không cứ cách nào đó đánh giá các việc lành của họ so với mọi việc xấu xa của họ và cuối cùng các việc lành của họ lớn lao hơn những việc không tốt kia.
2. Hãy đoán xem thể nào? Không một ai tốt lành cả. Êsai 64.6 chép: "mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp". Đây là mục đích của luật pháp Cựu Ước. Luật pháp là "thầy giáo" của chúng ta, thầy giáo chỉ ra cho chúng ta thấy điều tốt nhứt mà chúng ta có thể làm sẽ không bao giờ là tốt đủ. Luật pháp chỉ ra cho chúng ta thấy nhu cần của chúng ta về một Cứu Chúa.
3. Chúng ta đã ở dưới luật pháp, nhưng không thể tuân giữ luật pháp. Vì vậy chúng ta phải đứng chịu xét đoán bởi những điều bất khả của chính chúng ta. Mọi việc làm của chính chúng ta minh chứng cho sự thực rằng chúng ta không thể tự mình sống công nghĩa được. Vì vậy Chúa Jêsus mới hiện đến. Ngài mang lấy nhân tính của chúng ta. Ngài mang lấy tội lỗi của chúng ta. Ngài chịu chết trên thập tự giá trong chỗ của chúng ta. Trong sự chết của Ngài, Ngài đã chấp nhận trọn phần đánh giá hình phạt của Đức Chúa Trời dành cho tội lỗi thay cho chúng ta.
Khi tôi còn là con trẻ, mẹ tôi thường chọn những cái nhãn nơi cửa hàng bán tạp hoá. Chúng tôi đã dán chúng vào mấy quyển sách rồi đi tới "đại lý trung tâm" để mua hàng bằng mấy cái nhãn đó. "Đại lý trung tâm" chấp nhận những cái nhãn dán ngớ ngẩn đó như số tiền phải trả vậy. Chúa Jêsus đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta và Ngài hiến sự chết của Ngài cho Cha Ngài như số tiền nộp trả để "chuộc" hay mua chúng ta về, không bị hình phạt và tránh khỏi quyền lực của sự tội.
4. Sự ban hiến ấy vẫn còn có hiệu lực hôm nay. Chúng ta có một trong hai sự lựa chọn. Chúng ta có thể chọn sống đời sống của mình bằng sức riêng, nắm lấy những cơ hội để sống công bình đủ để kiếm được con đường dẫn tới thiên đàng. Mặt khác, chúng ta tiếp nhận sự ban hiến của Đức Chúa Trời về ơn cứu rỗi bởi đức tin nơi công tác đã hoàn tất của Con Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ. Đây từng là tặng phẩm trong dịp Lễ Giáng Sinh.
C. Chúa Jêsus đã đến để chúng ta LÀM CON NUÔI NGÀI (câu 5b).
1. Câu nầy dạy rằng mục đích của Chúa Jêsus trong việc ngự đến không những là làm trọn và để cứu chuộc, mà còn cho chúng ta được làm con nuôi trong gia đình đời đời của Ngài nữa.
2. Từ ngữ "làm con nuôi" trong tiếng Hy lạp ra từ hai chữ Hy lạp. Một chữ có nghĩa là "đặt để" và chữ kia có nghĩa là "một đứa con". Cho nên "làm con nuôi" có nghĩa là "đặt để một đứa con".
3. Khi quí vị đến với Chúa Jêsus, khi quí vị được cứu, Đức Chúa Trời đã cho quí vị làm con nuôi trong gia đình đời đời của Ngài. Không những Ngài tha thứ mọi tội lỗi của quí vị, bảo đảm cho quí vị một nơi ở trên thiên đàng và đặt Đức Thánh Linh bên trong quí vị, mà Ngài còn cho quí vị làm con nuôi nữa. Ngài lập quí vị làm con trai hay con gái của Ngài. Giờ đây quí vị có mọi đặc ân của địa vị con cái. Có quá nhiều điều chỉ trong một phút thôi.
4. Có một bức tranh rất đẹp về điều nầy trong Cựu Ước. II Samuên 9 mô tả khi David lên làm vua, ông đã đem cháu nội của Saulơ kẻ cừu thù mình, một thanh niên tên là Mêphibôsết vào trong đền của ông. Theo thông lệ thì phải giết hết dòng dõi của vị vua trước. Thay vì làm thế, David đã đem gã thanh niên nghèo khó, cô độc, què quặt nầy vào đền rồi cho ngồi ăn cùng bàn với mình. Cái bàn che phủ hai cái chân què của anh ta và ân điển của Đức Chúa Trời che phủ hết quá khứ tội lỗi của chúng ta.
5. Quí bạn ơi, Lễ Giáng Sinh có nghĩa là tôi đã được cho làm con nuôi! Giống như một bài hát xưa chép như vầy: "Tôi là con của nhà Vua". Chúa Jêsus đã ra đời trong một máng cỏ không những để trả giá cho tội lỗi của tôi, mà Ngài còn cho tôi làm con nuôi trong gia đình đời đời của Đức Chúa Trời nữa!
III. ĐẶC ÂN của sự Ngài hiện đến (các câu 6-7).
A. Chúng ta không còn là TÔI MỌI nữa, mà là CON CÁI.
1. Trong phần phân tích ở các câu 1-3, chúng ta thấy một "người kế tự" dù người "còn thơ ấu, thì chẳng khác chi kẻ tôi mọi". Câu 7 chép: "Dường ấy, người không phải là tôi mọi nữa, bèn là con".
2. Câu 6 chép: "Lại vì anh em là con, nên Đức Chúa Trời đã sai Thánh Linh của Con Ngài vào lòng chúng ta”. Câu 4 chép: "Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài". Ở đây chép: "Đức Chúa Trời đã sai Thánh Linh của Con Ngài". Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài để ban cho chúng ta được đến gần Ngài. Ngài sai Thánh Linh Ngài để ban cho chúng ta được giao thông mật thiết với Ngài.
3. Vì chúng ta không phải là tôi mọi, vì chúng ta có Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang ngự trong lòng chúng ta, chúng ta kêu "Aba! Cha!" Đây là Đức Thánh Linh, Ngài đang "kêu". Qua Đức Thánh Linh chúng ta cũng kêu "Aba".
4. "Aba" có nghĩa gì? Từ nầy là tiếng gọi Đức Chúa Cha theo cách nhẹ nhàng. Về cách nói gần gũi nhất chúng ta có từ tiếng Anh là "daddy" (Bố). Đức Chúa Trời khiến chúng ta làm con cái Ngài và đem chúng ta đến gần, trong mối giao thông mật thiết với Ngài. Ngài đặt Thánh Linh Ngài trong chúng ta, bồng chúng ta trên hông và chúng ta kêu Ngài là "Aba! Cha!”
B. Không những chúng ta là CON mà còn là NGƯỜI KẾ TỰ nữa.
1. Câu 7 tiếp tục như sau: "nếu ngươi là con, thì cũng là kẻ kế tự bởi ơn của Đức Chúa Trời". Nếu "qua Đấng Christ" quí vị trở thành "con" thì quí vị cũng là một "kẻ kế tự" nữa.
2. Một "kẻ kế tự" hưởng lấy sự giàu có của cha mình. Là những người tin Chúa, chúng ta đã và sẽ thừa hưởng "sự đầy dẫy" giàu có của Cha chúng ta. Lễ Giáng Sinh có nghĩa là chúng ta không những có ơn cứu rỗi, mà còn có mọi sự giàu có của Cha mình ở trên trời nữa.
3. Roma 8.16-17 chép: "Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài".
Gần 2.000 năm qua, có một đêm khi "kỳ hạn đã được trọn" đã đến. Các thiên sứ đã hiện ra nơi cỗng trời với sự trông mong. Kế hoạch của Đức Chúa Trời qua các thời đại sắp được bày tỏ ra. Chỉ mấy phút trước khi họ loan báo cho mấy gã chăn chiên: "ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa. Nầy là dấu cho các ngươi nhìn nhận Ngài: Các ngươi sẽ gặp một con trẻ bọc bằng khăn, nằm trong máng cỏ" (Luca 2.11-12). Vì vậy khi kỳ hạn đã được trọn đến, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài, sanh ra bởi một người nữ, sanh ra dưới luật pháp. Không thể chứa hết niềm vui mừng của thiên đàng, các thiên sứ đã bật ra niềm vui mừng cả thể: "Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao, bình an dưới đất, ân trạch cho loài người". Kỳ hạn được trọn đã đến. Nguyện kỳ hạn ấy đến ngự vào đời sống của quí vị hôm nay.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét