Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

Định Nghĩa Về Nước Thiên Đàng



CÁC THÍ DỤ CỦA CHÚA JÊSUS #2
ĐỊNH NGHĨA NƯỚC THIÊN ĐÀNG

(Mathiơ 13.11)
PHẦN GIỚI THIỆU
1. Trong bài học có tính cách giới thiệu, chúng ta đã lưu ý “lẽ đạo” chung trong các thí dụ của Chúa Jêsus là “nước thiên đàng”.
a. Phần lớn các thí dụ đều khởi sự với "Nước thiên đàng giống như..." - Mathiơ 13.24, 31, 33, 44, 45, 47
b. Trong phần giải thích lý do tại sao Chúa Jêsus phán dạy bằng cách thí dụ, Chúa Jêsus đã đề cập tới "lẽ mầu nhiệm về nước thiên đàng" - Mathiơ 13.11
2. Chúng ta cũng để ý thấy rằng "nước thiên đàng" là lẽ đạo của...
a. Chức vụ lưu động của Chúa Jêsus - Mathiơ 4.17,23
b. Bài giảng trên núi của Ngài - Mathiơ 5.3, 10, 19-20; 6.10, 33; 7.21
3. Vì "nước thiên đàng" là đề tài nổi bật như thế trong các thí dụ của Chúa Jêsus (cũng như sự dạy tổng quát của Ngài)...
a. Tôi nghĩ nó góp phần như một mục đích tốt lành cho lời dạo đầu phần nghiên cứu các thí dụ của chúng ta với một tầm nhìn cẩn thận "nước thiên đàng" có nghĩa gì!?!
b. Với phần định nghĩa thích ứng về "nước thiên đàng" rất tươi mới trong lý trí của chúng ta, chúng ta muốn được ích từ sự dạy của Chúa chúng ta về đề tài tuyệt diệu nầy!
[Chúng ta hãy bắt đầu với nổ lực định nghĩa "nước thiên đàng" bằng cách so sánh nước nầy với "nước của Đức Chúa Trời"...]
I. NƯỚC THIÊN ĐÀNG SO VỚI NƯỚC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI:
A. CÓ KHÁC BIỆT KHÔNG?
1. Có người tìm cách đưa ra một sự phân biệt (thí dụ quyển Kinh Thánh tham khảo Scofield)
2. Nhưng một sự so sánh mau chóng trong các sách tin lành cho thấy rằng các từ ngữ ấy đều nói tới cùng một việc
a. Đối chiếu Mathiơ 4.17 với Mác 1.14-15
b. Đối chiếu Mathiơ 5.3 với Luca 6.20
c. Đối chiếu Mathiơ 13.31 với Mác 4.30-31
B. TẠI SAO HAI CÁCH NÓI LẠI KHÁC BIỆT?
1. Chúng ta thấy Mathiơ đã sử dụng từ ngữ "nước thiên đàng" gần như là đặc biệt nữa, trong khi các trước giả sách tin lành khác sử dụng cụm từ "nước Đức Chúa Trời"
2. Có thể là khi Mathiơ viết sách tin lành cho người Do thái, ông đã chọn dùng cụm từ "nước thiên đàng"...
a. Vì người Do thái lúc nào cũng ngần ngại khi sử dụng danh của Đức Chúa Trời (thiếu tôn kính)
b. Vì người Do thái hiểu sai về nước hầu đến
1) Nhiều người cho rằng đấy là nước thuộc thể
2) Từ ngữ "thiên đàng" (sát nghĩa, "các từng trời") có ý nhấn mạnh nước thuộc linh
[Vì vậy phần lưu ý đầu tiên của chúng ta, ấy là bất kỳ một nổ lực nào muốn phân biệt giữa "nước thiên đàng" và "nước Đức Chúa Trời" thực sự là không có bảo đảm.
Giờ đây chúng ta hãy xét xem Chúa Jêsus muốn nói gì khi Ngài phán về "nước thiên đàng"...]
II. TỪ NGỮ NẦY GỒM CÓ BỐN QUAN NIỆM TƯƠNG QUAN VỚI NHAU
A. SỰ TRỊ VÌ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI...
1. Từ ngữ "nước" đã được người Do thái sử dụng thường nhấn mạnh ý trừu tượng về "trị vì" hay "quản trị", chớ không phải một khu vực địa lý có các đường biên giới vây quanh
a. Có thể Chúa Jêsus đã sử dụng theo cách nầy trong Luca 17.21
b. Chúa Jêsus đã sử dụng theo cách nầy trong Mathiơ 6.10 ("Nước Cha được đến; Ý Cha được nên")
2. Cho nên, "nước thiên đàng" (hay "nước Đức Chúa Trời") là bất cứ đâu SỰ TRỊ VÌ hay QUYỀN QUẢN TRỊ của Đức Chúa Trời (Đấng ngự ở trên trời) được tỏ ra
a. Theo một ý nghĩa, nước Đức Chúa Trời luôn luôn tồn tại – đối chiếu Thi thiên 47.2; 103.19
b. Nhưng theo một phương thức đặc biệt là sự tể trị hay trị vì của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra với sự đến của Đấng Christ
1) Như đã được nói trước từ thời Đaniên (khoảng năm 500TC.) – Đaniên 2.44-45
1) Như đã được Giăng Báptít công bố -- Mathiơ 3.1-3
2) Như đã được Chúa Jêsus rao giảng - Mathiơ 4.17; Mác 1.14-15
3. Thực vậy, chính trong Thân Vị của Đức Chúa Jêsus Christ mà "sự tể trị của Đức Chúa Trời" đã được tỏ ra hôm nay – đối chiếu I Côrinhtô 15.23-26; Êphêsô 1.20-22; I Phierơ 3.22; Khải huyền 1.5
B. BẢN CHẤT THUỘC LINH...
1. Nước (hay sự trị vì của Đức Chúa Trời) sẽ không có hình thức của một nước thuộc thể – Giăng 18.36
2. Nước sẽ tự tỏ ra bằng các hình thức thuộc linh - Rôma 14.17
C. ĐƯỢC TỎ RA THẤY ĐƯỢC BẰNG MẮT THƯỜNG HÔM NAY TRONG HỘI THÁNH CỦA CHÚA...
1. Hội Thánh của Chúa là gì?
a. Đây là một cộng đồng gồm những linh hồn
b. Trong tấm lòng của họ, Đức Chúa Trời đã được công nhận là tối cao -- Như vậy, ngày nay Hội Thánh có thể được coi là nước của Đức Chúa Trời
2. Các từ ngữ "Hội Thánh" và "nước" có thể được dùng chéo với nhau.
a. "Hội Thánh" và "nước" đã được Chúa Jêsus dùng như thế nào? - Mathiơ 16.18
b. Những lời phê bình được đưa ra cho những ai đã có mặt trong Hội Thánh – Côlôse 1.13; I Têsalônica 2.12
c. Phần mô tả những kẻ ở trong các Hội Thánh Á châu – Khải huyền 1.4, 6,9
D. CẢ HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI...
1. "Nước thiên đàng" có một yếu tố trong tương lai cũng như trong hiện tại
2. Khía cạnh tương lai của nước ấy đã được nói tới bởi:
a. Chúa Jêsus trong Mathiơ 25.34
b. Phaolô trong I Côrinhtô 15.50; II Timôthê 4.18
c. Phierơ trong II Phierơ 1.10-11
3. Phierơ đã mô tả sự đến của tương lai của nước đã được nói tới II Phierơ 3.10-13 – Vì thế nước thiên đàng gồm có "trời mới đất mới"
[Bốn quan niệm hay yếu tố nầy phải giữ nguyên trong trí bất cứ khi nào chúng ta nghĩ tới "nước thiên đàng". Thất bại không nhớ được hết thảy bốn điều nầy sẽ dẫn tới chỗ hiểu lầm về bản chất của nước rất dễ dàng.
Trong một nổ lực làm sáng tỏ đề tài nầy sâu xa hơn...
III. MỘT ĐỊNH NGHĨA VẮN TẮT VỀ NƯỚC THIÊN ĐÀNG
A. THEO Ý NGHĨA "HIỆN TẠI"...
1. Nước ấy được thấy rõ bất cứ lúc nào QUYỀN TỂ TRỊ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI được chấp nhận trong tấm lòng của con người
2. Đây là NƯỚC THUỘC LINH, vì Đức Chúa Trời tể trị trong tấm lòng của con người
3. Sự tỏ ra ở bề ngoài của Nước ngày nay chính là HỘI THÁNH CỦA CHÚA
4. Nước đã được "KHÁNH THÀNH" vào ngày Lễ Ngũ Tuần như đã được ghi lại trong Công vụ Các Sứ Đồ 2 – đối chiếu Công vụ Các Sứ Đồ 2.36
B. THEO Ý NGHĨA "TƯƠNG LAI"...
1. Nước sẽ lên đến “cực điểm” với sự đến của Chúa
a. Khi Chúa Jêsus "giao nước cho Đức Chúa Cha" - I Côrinhtô 15.24
b. "Khi ấy, những người công bình sẽ chói rạng như mặt trời trong nước của Cha mình. Ai có tai, hãy nghe!" - Mathiơ 13.43
2. Nước ấy sẽ là "TRỜI MỚI ĐẤT MỚI" đã được Phierơ và Giăng mô tả
a. "là nơi sự công bình ăn ở" - II Phierơ 3.13
b. Trong đó "nầy, đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở với chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng" – Khải huyền 21.3
3. Những người ở trong Hội Thánh, họ biết phục theo ý Chúa sẽ kinh nghiệm nước ấy
a. Người nào làm theo "ý Cha ở trên trời" - Mathiơ 7.21-23
b. Người nào "làm hết sức mình, hầu cho Chúa thấy anh em ở bình an" - II Phierơ 3.13- 15a
PHẦN KẾT LUẬN
1. Khi chúng ta bước vào các thí dụ của Chúa Jêsus, chúng ta sẽ thấy "nước thiên đàng" được đề cập tới thật nhiều lần.
a. Đôi khi Chúa Jêsus đề cập tới khía cạnh “hiện tại” của Nước
b. Nhưng ở các lần khác Ngài nhắc tới khía cạnh “tương lai” của Nước
2. Mong rằng nổ lực xác định "nước thiên đàng" sẽ giúp chúng ta tận hưởng mọi điều mà Chúa Jêsus đã nói về "lẽ mầu nhiệm về nước thiên đàng"!
Một nguyên tắc cho việc bước vào Nước là một lẽ mầu nhiệm cho Nicôđem trước hết là phải được sanh lại (Giăng 3.3-4). Nhưng rồi Chúa Jêsus giải thích rằng sự sanh lại là công tác của Đức Thánh Linh (Giăng 3.5).
Phải chăng đấy vẫn là một lẽ mầu nhiệm đối với quí vị? Vậy thì hãy xem Công vụ Các Sứ Đồ 2.38 và Tít 3.5...
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét