Thứ Tư, 7 tháng 7, 2010

Bài Ca Giáng Sinh



Luca 1.46-55
BÀI CA GIÁNG SINH
Năm ấy là năm 1818. Địa điểm là Obernorf trong vùng Núi Alps của người Áo. Joseph Mohr đang phục vụ trong vai trò linh mục phụ tá tại nhà thờ Thánh Nicholas. Franz Grueber là giáo viên trường làng và là nhạc công đánh đàn organ trong nhà thờ.
Mohr và Grueber thường hay “trao đổi về sự kiện bài thánh ca Giáng Sinh trọn vẹn chưa hề được viết ra”. Với mục tiêu nầy trong trí, và sau khi ông đã nhận lấy lời hát trong lúc cây đàn organ của nhà thờ chưa sử dụng được, Cha Mohr mới quyết định rằng ông phải viết bài ca thánh Giáng Sinh cho riêng mình, ngay lập tức, để có phần nhạc nền cho Lễ Giáng Sinh đặc biệt Eve Mass và để tránh việc làm cho hội chúng trung thành của ông phải thất vọng. Sau khi hoàn tất bài hát, ông trao lời hát cho Franz Grueber, Grueber đã hô lên lớn tiếng khi ông xem xong mấy lời nầy: 'Bạn Mohr ơi, anh đã tìm gặp nó – bài hát xứng đáng – Đức Chúa Trời được ngợi khen!'
"Không lâu sau đó Grueber đã hoàn tất phần viết giai điệu cho bài hát mới. Nền nhạc tuyệt vời, nhưng đơn sơ của ông, đã hài hoà thật trọn vẹn với tinh thần lời hát của Cha Mohr. Bài thánh ca thật trọn vẹn đúng lúc Lễ Giáng Sinh, và Cha Mohr và Franz Grueber đã hát bài thánh ca của họ với tài đàn đệm guitar của Grueber …" (Kenneth W. Osbeck).
Tất nhiên bài hát của Joseph Mohr và Franz Grueber cho Lễ Giáng Sinh là:
Đêm yên lặng! Đêm thánh nầy!
Vắng vẻ thay! Sáng láng thay!
Chung quanh chốn Mari đang ngắm con mình,
Con Trai thánh rất tươi vui, rất an bình -
Đương ngơi dưới khung trời vắng,
Êm đềm giữa đêm yên lặng.
Một trong các nhà truyền đạo nổi tiếng người Mỹ trong thế kỷ thứ 19 là Phillips Brooks. Brooks đã đến tham quan Đất Thánh và đã dự Lễ Giáng Sinh tại thành Bếtlêhem và đã kỷ niệm đêm Giáng Sinh tại nhà thờ Nativity. Vào năm 1868, trong khi làm Mục sư chủ toạ ở Philadelphia, ông đã tìm kiếm bài hát mới cho mấy đứa con của ông hát trong Chương trình Lễ Giáng Sinh năm ấy. Hồi tưởng của ông trong lần tham quan Đất Thánh đã cảm động Brooks viết ra bài hát nầy:
Bài hát của Phillips Brook dành cho lễ Giáng Sinh viết như sau:
Ô Bếtlêhem ấp nhỏ nầy,
Chốn ngươi thật an bình bấy!
Khi ngươi đương giấc mê man không ngờ,
ánh sao nhẹ lướt êm tờ;
Ấy chốn phát chân quang đời đời,
trong đường ngươi đang tăm tối -
Bao xưa hy vọng, kinh hãi đôi đàng,
bữa nay gặp giữa đêm tràng.
Con người đã viết ra nhiều bài hát cho dịp Lễ Giáng Sinh.
Kìa thiên binh cùng vang tiếng hát
Phước cho nhân loại
Hãy đến đây, cùng rung chuông lên
Cùng rung chuông lên
Bầu trời rực sáng ngay lúc giữa đêm
Đên Noel đầu tiên, và thêm nhiều tuyển chọn là những bài hát cho Lễ Giáng Sinh.
Còn đâu là bài ca của bạn dành cho Lễ Giáng Sinh? Tôi không có ý nói bạn phải sáng tác một bài hát Giáng Sinh, và tôi không có ý nói bạn phải chọn một bài mà mình ưa thích, mặc dù có lẽ bạn đã chọn một bài nào đó rồi. Điều tôi muốn nói, ấy là sâu lắng trong tấm lòng của bạn, bạn phải có một bài hát Giáng Sinh ngợi khen Đức Chúa Trời. Bạn sẽ bày tỏ ra bài hát đó qua một trong các Bài Hát Giáng Sinh Tươi Vui nầy, hoặc qua thái độ của bạn.
Một bài hát Giáng Sinh không phải là một ý tưởng mới đâu! Chắc chắn bài hát ấy đã khởi sự với Mary, Xachari, và các thiên sứ. Hạng người đáng yêu nầy đang giúp cho bạn và tôi hiểu rõ Bài Hát Giáng Sinh có ý nghĩa như thế nào.
Bài hát của bạn dành cho Lễ Giáng Sinh đáng phải là:
BÀI CA VỀ ÂN ĐIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Luca 1.46-50
BÀI CA VỀ SỰ CAO TRỌNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Luca 1.51-55
BÀI CA VỀ SỰ BIẾT ƠN CỦA BẠN – Luca 1.67-75
BÀI CA VỀ SỰ VINH HIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Luca 2.13-14
BÀI CA VỀ ÂN ĐIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Luca 1.46-50
Nữ đồng trinh Mary tiếp nhận một cuộc thăm viếng từ thiên sứ Gápriên.
Thiên sứ đã ban cho nàng những tin tức quan trọng, rằng nàng sẽ là Mẹ của Đấng Mêsi đã được hứa cho Israel, là Đức Chúa Giêxu Christ.
Luca 1.35 – “Thiên sứ truyền rằng: Đức Thánh Linh sẽ đến trên ngươi, và quyền phép Đấng Rất Cao sẽ che phủ ngươi dưới bóng mình, cho nên con thánh sanh ra, phải xưng là Con Đức Chúa Trời”.
Đáp ứng của Mary đối với lời công bố cho biết nàng sẽ làm mẹ của Chúa Giêxu là đáp ứng rất có nề nếp. Nàng đáp: … “Tôi đây là tôi tớ Chúa; xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền! Đoạn thiên sứ kìa khỏi Mari” (Luca 1.38).
Gápriên đã nói cho Mary biết về phép lạ khác đã diễn ra rồi. Ngài đã nói cho nàng biết rằng người bà con của nàng là Êlisabết, bà đã luống tuổi rồi và bị xem là son sẻ, đã có mang. Tất nhiên Êlisabết là mẹ của Giăng Báptít, vị tiên tri đã được định cho phải đến trước Chúa Giêxu.
1.39-40 - Mary quyết định đi thăm Êlisabết một chuyến.
1.41-45 – Bạn có thể hình dung được niềm vui mừng của Mary, khi Êlisabết khẳng định mọi sự do thiên sứ Gápriên nói cho nàng biết. Trước khi Mary thốt ra một lời chào, dưới ảnh hưởng của Thánh Linh Đức Chúa Trời, Êlisabết đã xác quyết mọi điều thiên sứ Gápriên đã cho Mary biết. Mary biết rõ nàng đã không tưởng tượng ra một điều gì hết. Mary dám chắc rằng đức tin của nàng đã đặt đúng chỗ.
Đáp ứng của Mary là bài ca Giáng Sinh của nàng, trước hết là bài hát ngợi khen.
Câu 47 - Mary đầy dẫy với niềm vui của Lễ Giáng Sinh! Mary tôn cao, hay tụng ca Đức Giêhôva vì mọi sự mà Ngài đã và sẽ làm! Các bạn thân mến ơi, đấy là chính xác những gì chúng ta cần phải làm trong tấm lòng của mình. Từng Bài Hát Giáng Sinh đều đem lại cho Đức Chúa Trời sự vinh hiển cần phải được hát lên với một thái độ mong muốn tôn cao Đức Chúa Trời!
Hãy chú ý một việc khác ở đây. Mary vui mừng nơi Đức Chúa Trời Cứu Chúa của nàng!
Có phải Mary cần một Cứu Chúa không? Phải! Phải chăng Đức Chúa Trời trù tính sai một Cứu Chúa là Đấng sẽ giải cứu Israel và thế gian ra khỏi án phạt của tội lỗi? Một lần nữa, câu trả lời là “phải”! Hãy xét những gì Giôsép đã được thông báo khi ông bị buộc phải cưới Mary.
Mathiơ 1.20-21 – “Song đang ngẫm nghĩ về việc ấy, thì thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giôsép trong giấc chiêm bao, mà phán rằng: Hỡi Giôsép, con cháu Đavít, ngươi chớ ngại lấy Mari làm vợ, vì con mà người chịu thai đó là bởi Đức Thánh Linh. Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là JÊSUS, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội”.
Mary vốn biết rõ nàng có cần một Cứu Chúa! Nàng biết rõ Đức Chúa Trời sẽ cung ứng cho một Đấng Cứu Thế!
Câu 48 - Mary hiểu rõ ân điển của Đức Chúa Trời. Nàng hiểu rằng nàng chỉ là một trong hàng ngàn thiếu nữ ở trong xứ Giuđê lúc bấy giờ. Nàng hiểu rằng chỉ bởi ân điển của Đức Chúa Trời, nàng là một tôi tớ đối với Chúa, sẽ được nhiều thế hệ khác ca tụng.
Câu 49-50 - Mary vốn biết rõ chính Đức Chúa Trời là Đấng đang giáng sự thương xót trên nàng, và Ngài đang giáng sự thương xót trên hết thảy những ai biết kính sợ Ngài.
Bài ca Giáng Sinh của Mary là bài ca về ân điển của Đức Chúa Trời.
Bạn tôi ơi, muốn có một bài ca Giáng Sinh thực sưỡi ấm tấm lòng của bạn, thì đó phải là bài ca về ân điển của Đức Chúa Trời.
Giống như Mary, bạn đang có cần một Cứu Chúa, là Đấng xử lý với tội lỗi của bạn.
Giống như Mary, bạn là một con người giữa vòng hàng tỉ tỉ con người từng sinh sống, không có hoạch định gì lớn lao hết.
Chúa Giêxu đã đến trần gian chịu chết cho tội lỗi của Mary.
Chúa Giêxu đã đến với đất chịu chết cho tội lỗi của bạn.
Roma 5.6-8 – “Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội. Vả, họa mới có kẻ chịu chết vì người nghĩa; dễ thường cũng có kẻ bằng lòng chết vì người lành. Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết”.
I Côrinhtô 15.3-4 – “Vả trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh”
Chúa Giêxu chịu chết vì tội lỗi chúng ta là một hành động của ân điển.
Đặc ân của Đức Chúa Trời cho người không xứng đáng đã được tỏ ra cho chúng ta khi Ngài sai con Ngài đến chịu chết vì tội lỗi của chúng ta.
Chúng ta phải làm sao để cho ân điển nầy thuộc về chúng ta?
Giăng 3.16 – “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”.
Bạn đã kinh nghiệm ân điển của Đức Chúa Trời trong đời sống của mình bằng cách tin Chúa Giêxu để được sự sống đời đời chưa? Nếu chưa, hãy thực hiện điều đó ngay hôm nay đi.
Nếu bạn đã tin cậy Đấng Christ làm Cứu Chúa, phải biết chắc rằng Bài Ca Giáng Sinh của bạn là một bài hát ca ngợi dâng lên Đức Chúa Trời từ tấm lòng đối với ân điển mà Ngài đã tỏ ra cho bạn!
Lần tới khi bạn cất tiếng hát bài: “Kìa thiên binh cùng vang tiếng hát”, phải biết chắc rằng bạn đang trỗi lên giai điệu của ân điển bạn đang ca tụng ở câu 3.
Tụng ca Vua bình an đến kia.
Hát chúc Ánh Thái Dương công nghĩa!
Ngài đem theo thần quang vĩnh sinh,
Phép trị bịnh do tay nhơn lành:
Chúa gác bỏ quyền quí thiên cung,
Xuống để cứu người thoát nguy vong;
Xuống để vớt ai đang lầm than;
Được trùng sanh, phục hồi vinh quang,
Khá chú ý khúc ca diệu thay,
Vinh hiển bấy Christ hạ sanh rày!
Bài ca của bạn dành cho Lễ Giáng Sinh phải là:
BÀI CA VỀ ÂN ĐIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Luca 1.46-50
BÀI CA VỀ SỰ CAO TRỌNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Luca 1.51-55
Bài ca của Mary còn tiếp tục. Nàng nói tới sự cao trọng của Đức Chúa Trời ở đây. Và bất kỳ một bài hát Giáng Sinh nào cũng sẽ nhắc cho chúng ta nhớ tới sự cao trọng của Đức Chúa Trời!
Điều gây ấn tượng cho tôi về sự cao trọng của Đức Chúa Trời, ấy là Ngài là Đức Chúa Trời của những sự đảo lộn. Tôi nhận thấy sự việc nầy qua Kent Hughes trong phần chú giải sách Luca của ông. (R. Kent Hughes, Luke Volume One, That You May Know the Truth, Crossway Books, Wheaton, Illonois, ©1998 by R. Kent Hughes, pages 56-62).
Người nào trông mạnh mẽ thì lại yếu đuối. Người nào trông yếu đuối thì lại mạnh mẽ. Người nào ngó thấy thật đầy đủ lại là thiếu thốn và kẻ nào thiếu thốn thì mọi nhu cần của họ đều được thoả mãn.
Câu 51 – Đức Chúa Trời chúng ta là mạnh mẽ! Ngài là toàn năng! Đức Chúa Trời là Đấng đã sai khiến giông bão và đã dựng nên thác Niagara hùng vĩ kia chính là Đức Chúa Trời làm ích cho những kẻ nào đang có cần.
Tôi thích câu nói của Giêrêmi 32.17: “Ôi! Hỡi Chúa Giêhôva! Chính Ngài đã dùng quyền phép lớn và cánh tay giơ ra mà làm nên trời và đất; chẳng có sự gì là khó quá cho Ngài cả”.
Hãy chú ý: Đức Chúa Trời làm tản lạc những kẻ nào có sự kiêu ngạo trong tấm lòng.
Đã có những kẻ giống như Haman trong thời của Nữ Hoàng Êxơtê và Adolph Hitler trong thời của bố mẹ tôi, họ kiêu ngạo khi nghĩ rằng họ sẽ tiêu diệt dân sự của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã tiêu diệt họ!
Giacơ 4.6 – “nhưng Ngài lại ban cho ta ơn lớn hơn nữa. Vì vậy, Thánh Kinh chép rằng: Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường”.
Sẽ có một ngày khi mọi sự kiêu ngạo của con người sẽ bị hạ xuống thấp!
Philíp 2.9-11 – “Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha”.
Câu 52 – Có nhiều kẻ cầm quyền nhiều năm tháng đã bị hất khỏi ngai quyền lực của họ. Nhưng có nhiều người khiêm nhường lại được tôn cao lên.
Khiêm nhường là nhân tố chính cho đời sống Cơ đốc.
Mathiơ 5.5 – “Phước cho những kẻ nhu mì, vì sẽ hưởng được đất!”
Câu 53 – Câu nầy rất thực trong thế giới vật lý, nhưng tôi đặc biệt nghĩ tới sự cao trọng của Đức Chúa Trời ở đây trong lãnh vực những vụ việc thuộc linh.
Mathiơ 5.6 – “Phước cho những kẻ đói khát sự công bình, vì sẽ được no đủ!”.
Tôi nghĩ tới các vị Sứ đồ, một nhóm nhỏ 12 người, họ đói khát sự công bình và chuyên lật ngược thế giới vì cớ Đức Chúa Giêxu Christ.
Tôi cũng nghĩ tới một vị Vua có tên là At-ríp-ba, là người đã đối mặt với sứ đồ Phaolô. Phaolô đã giảng Tin lành cho vua nghe, và gần như ông đã đến với Cơ đốc giáo bằng câu nói: “Thiếu chút nữa ngươi khuyên ta trở nên tín đồ Đấng Christ!” (Công vụ các sứ đồ 26.28).
At-ríp-ba rất giàu có, nhưng ông ta bị hất hủi, chỉ còn là một kẻ nghèo khó.
Câu 54 - Israel chính là một hướng dẫn khác chỉ về sự cao trọng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã bảo hộ Israel. Đức Chúa Trời đã vùa giúp Israel, và không phạm một sai lầm nào, một ngày kia Israel sẽ chiến thắng với sự vùa giúp của Đức Chúa Giêxu Christ Chúa chúng ta! Đừng để cho những vấn đề hiện nay ở vùng Đất Thánh làm cho bạn bối rối, Israel một lần nữa sẽ được Đức Chúa Trời bảo tồn. Và một ngày kia như Êsai 11 hứa, Israel sẽ sống trong cảnh an bình hoàn toàn dưới sự trị vì của Đấng Mêsi của Isarel, là Đức Chúa Giêxu Christ.
Trong dịp Lễ Giáng Sinh, phải biết chắc rằng bài ca Giáng Sinh của bạn là:
BÀI CA VỀ ÂN ĐIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Luca 1.46-50
BÀI CA VỀ SỰ CAO TRỌNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Luca 1.51-55
BÀI CA VỀ LÒNG BIẾT ƠN CỦA BẠN – Luca 1.67-75
Chúng ta hãy bước sang bài hát về nhân vật khác trong Kinh thánh có tên là Xachari. Xachari và Êlisabết là cặp vợ chồng công nghĩa, họ kính sợ Chúa. Tuy nhiên, họ không có một mụn con nào hết và họ đã mong mỏi có con nối dõi trải qua nhiều năm tháng.
Xachari đến lượt mình xông hương trong đền thờ tại thành Jerusalem. Thiên sứ Gápriên đã hiện ra cùng ông và đưa ra một lời công bố đáng giật mình.
Luca 1.13-17 – “Nhưng thiên sứ nói cùng người rằng: Hỡi Xachari, đừng sợ, vì lời cầu nguyện ngươi đã được nhậm rồi. Êlisabét vợ ngươi, sẽ sanh một con trai, ngươi khá đặt tên là Giăng. Con trai đó sẽ làm cho ngươi vui mừng hớn hở, và nhiều kẻ sẽ mừng rỡ về sự sanh người ra. Vì người sẽ nên tôn trọng trước mặt Chúa; không uống rượu hay là giống gì làm cho say, và sẽ được đầy dẫy Đức Thánh Linh từ khi còn trong lòng mẹ. Người sẽ làm cho nhiều con trai Ysơraên trở lại cùng Chúa, là Đức Chúa Trời của họ; chính người lại sẽ lấy tâm thần quyền phép Êli mà đi trước mặt Chúa, để đem lòng cha trở về con cái, kẻ loạn nghịch đến sự khôn ngoan của người công bình, đặng sửa soạn cho Chúa một dân sẵn lòng”.
Xachari không tin theo Thiên sứ và đã bị câm điếc.
Ông trở về nhà, và không lâu sau đó Êlisabết thọ thai. Và trong 9 tháng Êlisabết đã sinh một đứa con!
Các câu 59-64 – Hãy đọc và bình luận
Xachari, ông đã câm nín trong 9 tháng, giờ đây đã nói được. Ông không hề cay đắng vì sự sửa phạt của Đức Chúa Trời. Thay vì thế, ông rất biết ơn về mọi điều mà Đức Chúa Trời đã làm. Bài ca của ông là bài ca nói tới lòng biết ơn cực độ!
Câu 68 – Xachari rất biết ơn đối với lần thăm viếng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã thăm viếng với sự ra đời siêu nhiên của vị tiên tri của Đấng Mêsi, là Giăng Báptít. Đức Chúa Trời sẽ thăm viếng với sự đến của chính mình Đấng Mêsi, sanh bởi một nữ đồng trinh.
Xachari cũng rất biết ơn về sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Israel đã được chuộc nhờ những lần vào đời nầy. Sự cứu chuộc nói tới việc mua một nô lệ để rồi phóng thích người cho được tự do. Chúa Giêxu giáng sinh để chịu chết vì tội lỗi chúng ta, Ngài có thể chuộc lấy Israel cùng mọi người khác. Đòi hỏi duy nhất nơi phần của con người là tin theo Ngài.
Có phải Đức Chúa Trời đã thăm viếng bạn với ơn cứu rỗi? Bạn đã được chuộc chưa?
Thế thì bài ca Giáng Sinh của bạn đáng phải là một bài ca biết ơn!
Hãy suy nghĩ xem, bạn cần phải nhìn tới trước để thấy án phạt đời đời trong hoả ngục! Tình trạng không có Đấng Christ của bạn là khủng khiếp lắm đấy!
Các câu 69-74 – Hãy đọc và bình luận
Xachari vốn có lòng biết ơn! Bạn biết ơn những gì Đức Chúa Trời đã làm ra như thế nào?
Bài ca của bạn về Lễ Giáng Sinh đáng phải là:
BÀI CA VỀ ÂN ĐIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Luca 1.46-50
BÀI CA VỀ SỰ CAO TRỌNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Luca 1.51-55
BÀI CA VỀ LÒNG BIẾT ƠN CỦA BẠN – Luca 1.67-75
BÀI CA VỀ SỰ VINH HIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Luca 2.13-14
Giờ đây chúng ta bước sang câu chuyện nói tới sự giáng sinh của Cứu Chúa chúng ta.
Bạn thuộc hết câu chuyện nầy rồi. Khi Ngài giáng sinh tại thành Bếtlêhem đã có một lời công bố phát xuất cho mấy gã chăn chiên ở ngoài đồng. Trước hết, một thiên sứ đã hiện ra rồi đưa ra một lời công bố kỳ diệu:
Các câu 10-12 – Hãy đọc xem
Câu 13 – Đây là phần kết rất thích đáng cho bài ca Giáng Sinh. Bài ca tuy ngắn nhưng nó bày tỏ thật là nhiều! Vinh hiển cho Đấng Rất Cao!
Vinh quang của bài ca Giáng Sinh nầy: ấy là Đức Chúa Trời tiếp nhận mọi lời khen ngợi!
Chính Đức Chúa Trời là Đấng khiến cho Xachari và Êlisabết có một đứa con.
Chính Đức Chúa Trời là Đấng khiến cho Mary, một nữ đồng trinh, mang thai Chúa Giêxu.
Chính Đức Chúa Trời là Đấng sai phái một Đấng Cứu Thế.
Chính Đức Chúa Trời là Đấng cung ứng sự cứu chuộc.
Bài ca Giáng Sinh của chúng ta sẽ vang dội giai điệu vinh hiển nầy dâng lên Đức Chúa Trời ở nơi cao cả nhất. Chúng ta cần phải nhất trí với tác giả vô danh về bài ca Giáng Sinh là của ai.
Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao,
tiếng hát vang dội trên khắp vùng đồng bằng,
Và núi non đáp trả lại giai điệu vui mừng ấy.
Vinh hiển cho Đấng Rất Cao!
Vinh hiển cho Đấng Rất Cao!
Trước khi chúng ta kết thúc sứ điệp nói về bài ca ngợi khen của chúng ta, tôi muốn bạn lưu ý một việc. Nếu chúng ta sắp hát lên bài ca Giáng Sinh ngợi khen Đức Chúa Trời, bài ca nói tới sự vinh hiển của Ngài, chúng ta cần phải ao ước cho nhiều người khác được bình an!
Cơ đốc nhân không thể thực sự hết lòng ngợi khen Đức Chúa Trời cho tới chừng nào người biết tha thứ cho kẻ làm tổn thương người. Thời điểm Lễ Giáng Sinh nầy, phải biết chắc rằng bạn có thể thực sự ao ước sự bình an và ý chỉ tốt lành cho mọi người, vì bạn không còn ấp ủ đố kỵ và chẳng còn có những cảm xúc không được tốt nữa.
Êphêsô 4.30-32 – “Anh em chớ làm buồn cho Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì nhờ Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc. Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác. Hãy ở với nhau cách nhơn từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy”.
Vậy, bài ca của bạn trong dịp lễ Giáng Sinh nầy là bài ca nào? Phải biết chắc đó là:
BÀI CA VỀ ÂN ĐIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Luca 1.46-50
BÀI CA VỀ SỰ CAO TRỌNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Luca 1.51-55
BÀI CA VỀ LÒNG BIẾT ƠN CỦA BẠN – Luca 1.67-75
BÀI CA VỀ SỰ VINH HIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Luca 2.13-14
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét