Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Samsôn 5



Samsôn – Vị anh hùng bất tuân
Sự ra đời của đấng cứu tinh
Các Quan Xét 13
1. Xã hội của chúng ta có một sự say mê đối với hạng người mạnh mẽ, sinh động, vạm vỡ, đầy nam tính. Đây là lý do tại sao các vị anh hùng như John Wayne, Clint Eastwood, Sylvester Stalone và Arnold Swartzinegger đã đạt tới một địa vị huyền thoại. Chúng ta thích những người nào có sức mạnh, thuộc tuýp thầm lặng. Chúng ta muốn họ sống độc lập tuy dễ tổn thương, với những sự yếu đuối làm cho chúng ta phải thông cảm với họ. Có một người trong lịch sử Kinh Thánh là hiện thân của mọi cá tánh nầy. Tên người ấy là Sam-sôn.
2. Sam-sôn đang đứng đầu và đôi vai cao hơn tất cả những nhân vật trong Cựu Ước. Nhiều họa sĩ đã phác hoạ ông như một đối ngược giữa Hercules và Rambo. Khi chúng ta đọc câu chuyện Kinh Thánh nói về cuộc đời của ông, ông xuất hiện như một Siêu Nhân Hêbơrơ. Giống như Siêu Nhân là người nhảy qua những toà nhà cao tầng bằng một cú nhảy, Sam-sôn đã giết một con sư tử bằng hai tay không, đã giết 30 người Philitin đã lừa ông, quét sạch 1.000 kẻ thù với cái hàm lừa, nhổ hai cánh cổng của thành phố Gaza và làm sụp đổ một đền thờ tà giáo đồ sộ. Có một khác biệt giữa Sam-sôn, Hercules, Siêu Nhân, Rambo và Kẻ Hủy Diệt. Sam-sôn là một con người thật với sức mạnh thật; những người kia chỉ là công việc huyền thoại của trí tưởng tượng mà thôi.
3. Sam-sôn không những là một người Neanderthal vai u thịt bắp với lời lẽ giỏi ngụy biện kỳ lạ. Ông không tạo ra những kỳ công từ sức mạnh vô địch để làm trò tiêu khiển cho công chúng. Đức Chúa Trời đã dựng nên ông từ trong lòng mẹ để trở thành một đấng cứu tinh cho dân sự của Đức Chúa Trời. Sức mạnh vô địch của ông không những đã giúp ông làm bật ra sợ hãi trong lòng của kẻ thù, mà còn đem lại cho ông sự kính trọng và chức năng lãnh đạo trên dân tộc của mình. Ông đã trở thành một trong những vị quan xét được kính trọng nhiều nhất. Các Quan Xét 15.20 và 16.31 cho chúng ta biết rằng ông "làm quan xét trọn hai mươi năm".
4. Sam-sôn được ghi nhớ giữa vòng những anh hùng của Israel không những vì sức mạnh đáng kinh ngạc của ông, mà còn vì thái độ ngạo mạn, loạn nghịch của ông nữa. Mặc dù với sức mạnh vô địch ấy, ông đã giải cứu dân tộc mình khỏi kẻ thù của họ, với những yếu điểm lớn lao của ông, ông đã đem lại cho họ nỗi xấu hổ và sự quở trách. Cuộc đời của ông dao động từ chỗ rất tốt đến chỗ rất xấu, từ công bình đến tội lỗi, từ vinh hiển đến nhục nhã. Cách đây nhiều năm, một giáo sư thần học đã nói với tôi: "Chúng ta có thể tiếp thu từ bất cứ ai, dù bài học ấy không nên làm theo". Điều nầy đặc biệt là thực trong cuộc đời của Sam-sôn. Ông sẽ cung ứng cho chúng ta với cả hai tấm gương: tích cực và tiêu cực. Đấy là lý do tại sao tôi đặt đề tựa cho loạt bài nầy là Sam-sôn – Vị anh hùng bất tuân.
5. Trong sứ điệp đầu tiên nầy, chúng ta sẽ xem xét những công việc mạnh sức của Đức Chúa Trời xoay quanh sự ra đời của Sam-sôn rồi rút ra những bài học đáng nhớ.
I. Sự chuẩn bị của Đức Chúa Trời cho đấng cứu tinh của Ngài (các câu 1-2).
A. Tình trạng của xứ sở (câu 1).
1. Có một khuôn mẫu hay được lặp đi lặp lại xuyên suốt lịch sử của người Do thái. Đức Giêhôva sẽ chúc phước cho dân sự của Ngài với hoà bình và thịnh vượng. Dân sự đã tôn kính Đức Chúa Trời trong một lúc, song rồi lại xây khỏi Ngài. Khi ấy Đức Chúa Trời đưa hình phạt giáng trên dân sự Ngài qua bàn tay của kẻ thù cho tới chừng nào họ ăn năn tội lỗi của mình rồi xây lại với Ngài. Điều nầy đã xảy ra ít nhất là 14 lần.
2. Chương nầy mở ra với phần mô tả quá trình ấy đang tiếp diễn. Câu 1 chép: "Dân Y-sơ-ra-ên cứ làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va".
3. Vì cớ sự bất trung cố chấp của họ, Đức Giêhôva "phó chúng vào tay dân Phi-li-tin". Dân Philitin là một nhóm bộ tộc thích gây chiến, họ sinh sống ở miền tây nam xứ Palestine, về phía Ai cập. Suốt cả lịch sử của họ, họ đã gây cho Israel không ít đau khổ.
4. Đức Chúa Trời đã cho phép dân Philitin hành hại Israel "trọn bốn mươi năm". Điều nầy giúp chúng ta đặt niên đại cho thời buổi của Sam-sôn. Phần lớn các học giả bảo thủ đều tin rằng cuộc đời của ông phải trùng khớp với thời buổi của Êli và có thể của Samuên nữa.
B. Tình trạng của gia đình (câu 2).
1. Có một "người" từ làng "Xô-rê-a" xuất thân từ chi phái được biết là "Đan". Tên của ông ta là "Ma-nô-a". Có người cho rằng ông là một chiến binh đóng ở biên giới của người Philitin.
2. Chứng đau đầu của Ma-nô-a, ấy là "vợ người son sẻ, không có con". Ngày nay, các đôi vợ chồng không con thường theo đuổi đủ loại giúp đỡ về mặt y khoa để có con cái. Khi thất bại với mọi sự ấy, họ thường xin con nuôi. Chúng ta đã kinh nghiệm sự vui mừng ấy mới đây trong gia đình của chúng tôi. Tuy nhiên, vào thời của Ma-nô-a chẳng có y khoa hay cơ quan giúp xin con nuôi để làm dịu đi tình trạng son sẻ trong linh hồn của vợ ông.
3. Trong xã hội đó, tình trạng son sẻ là một sự sĩ nhục rất lớn. Phụ nữ mà không con bị coi là bị Đức Giêhôva rủa sả. Chúng ta chỉ có thể tưởng tượng nỗi xấu hổ của nàng và những ao ước của linh hồn nàng. Kinh Thánh rõ ràng phác hoạ ra những cảm xúc nầy nơi An-ne, mẹ của Samuên (I Samuên 1).
II. Sự công bố của Đức Chúa Trời về đấng cứu tinh của Ngài (các câu 3-8).
A. Bà Ma-nô-a nhìn thấy thiên sứ (các câu 3-5).
1. Ngày kia, vợ của Ma-nô-a, không nghi ngờ chi nữa cứ đau khổ về sự bất khả không con của mình, đã nhìn thấy "thiên sứ của Chúa".
2. Đây chẳng phải là bất kỳ thiên sứ nào, mà là "thiên sứ của Chúa". Sát nghĩa cụm từ nầy được dịch là "thiên sứ của Đức Giêhôva". Đây không phải là thiên sứ được dựng nên vì Cựu Ước dùng tước hiệu nầy để mô tả Chúa Jêsus trước khi hoá thân thành xác thịt, thần tính của Ngài. Thiên sứ bà ấy nhìn thấy chính là Chúa Jêsus trong sự vinh hiển của Ngài.
3. "Thiên sứ của Đức Giêhôva" nói với bà: "Kìa, ngươi son sẻ không có con; nhưng ngươi sẽ thọ thai và sanh một con trai". Tấm lòng của bà đã nhảy nhót vui mừng với những tin tức diệu kỳ đó!
4. Tuy nhiên, bà đã được truyền cho những huấn thị rất đặc biệt. Bà "không được uống rượu hay vật chi say", bà cũng không "ăn vật gì chẳng sạch".
5. Cũng có những huấn dụ đặc biệt dành cho đứa trẻ nữa. Bà không được để cho "dao cạo đưa qua đầu nó” vì đứa trẻ sẽ trở thành một "người Na-xi-rê cho Đức Chúa Trời từ trong lòng mẹ" và đứa trẻ sẽ "giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi tay dân Phi-li-tin". Con trai của bà sẽ là đấng cứu tinh của Israel!
6. Một người "Naxirê" là một người thực hiện lời thề đặc biệt dâng mình cho Chúa. Dân số ký 6 tóm tắt những điều khoản về lời thề nầy trong luật pháp. Thường thì lời thề nầy, thế gian dễ nhận thấy qua mái tóc để dài không hớt trong một thời gian dài. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã công bố Sam-sôn là người Naxirê từ khi còn trong lòng mẹ.
B. Ông Ma-nô-a tìm kiếm Chúa (các câu 6-8).
1. Không bao lâu sau khi "Thiên sứ của Đức Giêhôva" rời đi, tôi đoán bà đã nhảy cởn lên rồi chạy đến gặp chồng mình. Tôi e là bà đã giặt giũ quần áo hoặc rửa sạch bát đĩa hay đã nấu nướng xong, nhưng bà đã chạy đi rồi "thuật lại cùng chồng mình" về Thiên sứ.
2. Bà nói: "Một người của Đức Chúa Trời đến cùng tôi". Cụm từ "người của Đức Chúa Trời" thường đề cập tới các tiên tri hay phát ngôn viên của Đức Chúa Trời (nghĩa là Êli, Êlisê, Samuên, David, và Môise). Tuy nhiên, bà nói: "diện mạo [bề ngoài] người giống như diện mạo thiên sứ của Đức Chúa Trời, rất đáng kính đáng sợ". Tôi nghe bà đang nói rằng vị sứ giả nầy đã nói với uy quyền của một tiên tri, nhưng có vẻ bề ngoài dường như thiêng liêng lắm, "đáng sợ" hơn bất cứ người nào khác mà bà đã gặp.
3. Bà còn nói thêm: "Tôi không dám hỏi người ở đâu, người cũng không tỏ cho biết tên người". Vị sứ giả là một người bí ẩn. Dường như bà ít quan tâm đến lai lịch của Ngài hơn là sứ điệp của Ngài!
4. Ở câu 7, bà gắn bó với các chi tiết của lời tiên tri.
5. Bạn cảm thấy thế nào nếu có ai đến gõ cửa nhà bạn, rồi nói cho bạn biết rằng bạn đã đoạt được giải Publisher’s Clearinghouse Sweepstakes? Bạn cảm thấy thế nào nếu đứa con của bạn bất ngờ nhận được học bổng ở một trường đại học danh tiếng? Những cảm xúc ấy thậm chí không sánh được với trạng thái tỉnh bơ đã phủ lên Ma-nô-a được! Ngay lập tức ông quì sụp xuống mà "cầu nguyện". Không những người vợ son sẻ của mình sẽ sanh một con trai, con trai của ông còn là một đấng cứu tinh nữa!
6. Giờ đây mối quan tâm của Ma-nô-a là: "Tiếp đến là gì nữa?" Ông đã tin vợ mình, nhưng ông không biết phải làm gì!?! Ông không bị tác động bởi tánh tò mò, mà bởi sự đầu phục. Vì vậy, ông đã cầu nguyện xin "Người của Đức Chúa Trời" quay trở lại và "dạy" cho họ biết những gì họ "phải làm cho đứa trẻ" sau khi nó ra đời.
7. Hỡi quí phụ huynh, chúng ta có thường cầu nguyện như thế nầy cho con cái của mình không? Chúng ta có thường tìm kiếm Chúa để biết mình "sẽ làm gì cho đứa trẻ" không? Chúng ta cần phải mau mau đọc nhiều sách báo, tìm tư vấn, nhưng chúng ta có cầu nguyện cho chúng không?
III. Sự khẳng định của Đức Chúa Trời về đấng cứu tinh của Ngài (các câu 9-25).
A. Đức Giêhôva nghe lời khấn nguyện của Ma-nô-a (các câu 9-14).
1. Tôi rất thích câu nầy: "Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện của Ma-nô-a". Bạn có biết rằng khi bạn cầu nguyện, Đức Chúa Trời lắng nghe giọng nói của bạn không? Tất nhiên, Ngài lắng nghe từng lời chúng ta nói và biết hết mọi tư tưởng của chúng ta, nhưng quí báu làm sao khi nhận ra sở thích lớn lao nhất của Ngài đặt nơi những lời cầu nguyện của chúng ta.
2. Chúa thành tín của chúng ta đã trả lời cho sự cầu nguyện vâng phục ấy và một lần nữa "thiên sứ của Đức Giêhôva" Đấng Christ trong hình thái trước khi hoá thân thành nhục thể đã đến viếng người phụ nữ nầy, lần nầy "đang khi ngồi trong đồng ruộng" khi "Ma-nô-a, chồng nàng, không có tại đó với nàng".
3. Bà Ma-nô-a ngay lập tức chỗi dậy và "chạy đi" hay vội vã tìm kiếm chồng mình. Bà đã để cho "thiên sứ của Đức Giêhôva" đứng ở giữa "ruộng" vì bà không muốn Ma-nô-a không biết điều nầy!
4. Hãy hình dung ra bà ấy khi đã tìm gặp Ma-nô-a. Có lẽ bà không thở kịp và lúc đầu chẳng nói chi được hết! Sau cùng, bà thốt ra được sứ điệp của mình: "Kìa, người đã đến cùng tôi ngày nọ, nay lại hiện đến".
5. Cả hai vợ chồng tất tả chạy ra "ruộng". Ở đó, Ma-nô-a cũng đến đối mặt với người khách lạ nầy, "Người của Đức Chúa Trời" nầy với vẻ bề ngoài thật "đáng sợ". Nam giới thì phải như thế. Ông không để phí thì giờ với những cảm xúc, song muốn xác nhận lai lịch của vị sứ giả. Ông hỏi: "Ông có phải là người đã nói cùng đàn bà nầy chăng?"
6. Khi vị sứ giả khẳng định rằng đúng là Ngài rồi, Ma-nô-a hô lên: "Giờ đây, xin mọi lời nói của ông đều được ứng nghiệm!" Ngay khi ấy ông đã bị phủ lút hẳn. Đức tin của ông nơi sự làm chứng của vợ và những lời khẫn nguyện của ông với Chúa đã được thông qua.
7. Ma-nô-a nhắm ngay vào mục tiêu. Ông muốn biết mình phải làm gì trong vai trò làm cha của đấng cứu tinh. Ông hỏi: "Vai trò của đứa trẻ trong cuộc sống và công việc của nó sẽ là gì!?!" Thực vậy, ông đang nói: "Hãy cho tôi biết các chi tiết, hỡi người, hay cho tôi biết các chi tiết. Điều gì sẽ xảy ra? Tôi có thể làm chi đây? Tôi sẽ làm gì?"
8. Vị sứ giả đáp: "Mọi sự ta đã dặn người đàn bà là phải cẩn thận". Ngài muốn mọi luật lệ phải được làm theo cách ngay thẳng. Đây là lần thứ hai Ngài lặp lại cho họ (và lần thứ ba chúng ta thấy chúng trong phân đoạn nầy). Giống như các thầy tế lễ đang làm nhiệm vụ, đứa trẻ không được "ăn sản vật gì của vườn nho" hay "chớ nên uống rượu hay là vật chi uống say". Người sẽ không "ăn vật gì chẳng sạch". Họ cần phải làm theo "mọi điều ta [Ngài] đã chỉ dạy cho" gồm cả việc không cắt tóc hay cạo râu của đứa trẻ.
B. Đức Giêhôva chấp nhận của lễ của Ma-nô-a (các câu 15-21).
1. Ma-nô-a, một người rất tử tế và biết ơn vì sứ điệp nầy, ông muốn chiêu đãi Sứ giả, vì vậy ông nói: "Xin cho phép chúng tôi cầm ông lại". Ông muốn "dọn dâng một con dê con" hay cừu nướng cho thực khách.
2. "Thiên sứ của Chúa" bảo ông rằng Ngài sẽ không ăn thức ăn nầy, nhưng đề nghị rằng ông nên "của lễ thiêu, … dâng lên cho Đức Giê-hô-va". Ma-nô-a "không rõ" đứng trước mặt ông là Thiên sứ của Đức Giêhôva.
3. Vẫn còn suy nghĩ Ngài là một đấng tiên tri, Ma-nô-a hỏi: "Danh ông là chi, để chúng tôi tôn trọng ông khi lời ông phán được ứng nghiệm?"
4. Đức Giêhôva đáp: "Sao ngươi hỏi danh ta như vậy? Danh ta lấy làm diệu kỳ". Đây là manh mối chỉ ra lai lịch của Ngài. Không những “danh” Ngài là "diệu kỳ", mà mọi sự thuộc về Ngài cũng diệu kỳ nữa.
5. Rất lúng túng, Ma-nô-a bắt "con dê con luôn với của lễ chay" rồi dâng chúng cho Đức Giêhôva "tại trên hòn đá". Khi họ bước lui lại đối với bàn thờ, họ nhìn thấy "một việc lạ lùng".
6. Giống như "ngọn lửa từ bàn thờ cất bay lên trên trời" họ nhìn thấy Vị Sứ Giả nầy "cũng lên theo trong ngọn lửa của bàn thờ".
7. Giống như lửa và luồng khói bay lên trời, thình lình "thiên sứ của Đức Giêhôva" nầy, cũng đã lên theo qua những ngọn lửa đó rồi biến mất, họ không còn trông thấy nữa.
8. Giống như các môn đồ trong Công vụ Các Sứ đồ 1 khi Chúa Jêsus thăng thiên, không nghi ngờ chi nữa họ đã đứng bị sốc trong một phút, ngước mắt nhìn lên trên trời. Tuy nhiên, khi họ có ý thức giống như Ma-nô-a, họ "nhận biết ấy là thiên sứ của Đức Giê-hô-va". Ông biết rõ mình đã ở trong sự hiện diện của chính mình Đức Chúa Trời.
C. Đức Giêhôva làm ứng nghiệm lời hứa cho Ma-nô-a (các câu 22-25).
1. Rung động với sợ hãi, ông nói cùng vợ mình: "Quả thật chúng ta sẽ chết, vì đã thấy Đức Chúa Trời!" Trong trạng thái kinh hãi đó, Ma-nô-a đã hoàn toàn quên lời hứa và mục đích của sự thăm viếng nầy từ nơi Chúa. Ông hoàn toàn bị phủ lút bởi kinh nghiệm.
2. Thưa quí bà, chúng tôi những người làm chồng luôn luôn cần quí vị ở bên cạnh để đưa chúng tôi trở về với thực tại. Với sự bình tỉnh thân mật, vợ của Ma-nô-a giải thích: "Nếu Đức Giê-hô-va muốn giết chúng ta, lẽ nào Ngài có nhậm của lễ thiêu và của lễ chay nơi tay ta, lại lẽ nào Ngài đã cho chúng ta thấy các điều nầy, và cho ta nghe những lời mà chúng ta đã nghe ngày nay". Thực vậy, bà đã nói: "Tỉnh dậy đi Ma-nô-a! Sự Đức Chúa Trời thăm viếng đời sống của chúng ta không phải là một sự rủa sả đâu, mà là một phước hạnh thật diệu kỳ!"
3. Câu 24 cho chúng ta biết rằng mấy tháng sau đó, người đàn bà "sanh một con trai" và họ đặt tên là "Sam-sôn". Sam-sôn ra từ chữ Hy bá lai nói tới "mặt trời" và có lẽ đề cập tới "cái tháp cao nổi bật lên, một người rất mạnh sức".
4. Khi "đứa trẻ lớn lên" Đức Giêhôva đã "ban phước cho". Đức Chúa Trời đã vận hành chuẩn bị và khẳng định Sam-sôn là đấng cứu tinh được chọn của Ngài.
5. Khi Sam-sôn lớn lên: "Thần Đức Giê-hô-va khởi cảm động người". Nếu chúng ta so sánh cụm từ nầy với 14.6, 19 và 15.14, chúng ta sẽ thấy ở những chỗ nầy đều nhắc tới sức mạnh thuộc thể của người. Dù là một thanh thiếu niên, Thần của Đức Chúa Trời đã khởi sự mặc lấy cho ông quyền phép với sức mạnh ghê gớm lắm.
IV. Ba bài học cần phải ghi nhớ.
1. Sự bất tuân luôn luôn đem lại kỷ luật.
A. Như chúng ta đã lưu ý trước, câu 1 cho chúng ta biết rằng "Dân Y-sơ-ra-ên cứ làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va, nên Đức Giê-hô-va phó chúng vào tay dân Phi-li-tin". Thật nhiều lần trong lịch sử của họ, Đức Chúa Trời đã chúc phước cho họ với hoà bình và thịnh vượng. Tuy nhiên, họ sẽ nổi loạn chống nghịch Đức Giêhôva và Chúa sẽ kỷ luật họ. Điều nầy đã xảy ra ít nhất 14 lần, nhưng họ dường như không hiểu được bài học.
B. Điều chi là thật cho quốc gia Israel cũng là thật cho chúng ta ngày hôm nay, trong vai trò một quốc gia, một Hội Thánh và trong vai trò các cá nhân nữa. Nếu chúng ta tiếp tục bất tuân đối với Chúa và bất chấp mọi sự dạy của Kinh Thánh, Đức Chúa Trời sẽ đưa kỷ luật vào trong đời sống của chúng ta.
C. Chúng ta hãy xem Hêbơrơ 12.4-11. Câu 6 chép: "Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, Hễ ai mà Ngài nhận làm con, thì cho roi cho vọt [kỷ luật]". Câu 8 chép nếu Đức Chúa Trời không đưa kỷ luật vào đời sống của chúng ta, sở dĩ như thế là vì chúng ta "không phải là con thật".
D. Là một người làm cha, tôi tìm cách thường xuyên kỷ luật con cái của tôi vì tôi yêu thương chúng và tôi muốn điều chi là tốt nhất cho chúng. Đức Chúa Trời cũng là một người cha yêu thương, Ngài sẽ không để cho con cái Ngài cứ bước đi mà không có kỷ luật.
E. Có thể ngày nay bạn nhìn biết rằng bạn đã loạn nghịch và đang làm "điều ác ở trước mặt Đức Giêhôva". Đấy có thể là lý do chính mà bạn phải đối diện với những hoàn cảnh khó khăn. Bàn tay yêu thương kỷ luật của Đức Chúa Trời có thể đang giáng trên đời sống bạn đấy. Hãy xây trở lại cùng Ngài thì bạn sẽ tìm được ân điển và sự tha thứ (I Giăng 1.9).
2. Sự nên thánh tạo ra sức mạnh rất lớn.
A. Ba lần trong phân đoạn Kinh Thánh gốc, chúng ta được cho biết rằng Sam-sôn là "người Naxirê cho Đức Chúa Trời từ trong lòng mẹ". Chúng ta được cho biết ba lần về các luật lệ dành cho đời sống của một người Naxirê. Ý nghĩa của lời thề của một người Naxirê, ấy là người phải hoàn toàn phục theo Chúa. Lời thề của người giống như lời thề của một thầy tế lễ phục vụ trong nơi thánh, lời thề ấy thật sống động. Mục sư J.P. Millar lưu ý: "Người Naxirê quả thực là một bàn thờ di động của Đức Chúa Trời; và mái tóc để dài của người là dấu hiệu thấy được bằng mắt thường về sự dâng mình của người".
B. Khi chúng ta đọc các câu chuyện sau nầy trong cuộc sống của Sam-sôn, chúng ta nhận ra rằng ông chưa dâng mình, chưa thánh khiết hay nên thánh như ông đáng phải có. Thực vậy, ông là một con người của nhục dục, do tư dục lèo lái. Việc ông thiếu đầu phục đối với sự nên thánh hiển nhiên đã khiến cho sức lực ông phải thất bại và dẫn để sự hủy diệt ông.
C. Nguyên tắc nầy áp dụng cho ngày hôm nay. Khi chúng ta thực hành sự nên thánh, khi chúng ta phấn đấu để sống theo Lời của Đức Chúa Trời, khi chúng ta biết vâng theo ý chỉ của Chúa, chúng ta có được sức mạnh thuộc linh vô hạn. Galati 5.16 chép: "Vậy tôi nói rằng: Hãy bước đi theo Thánh Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt". Ngược lại, khi chúng ta sống trong sự bất tuân và loạn nghịch đối với Đức Chúa Trời, chúng ta có ít sức lực thuộc linh và hầu như luôn luôn dính dấp với tội lỗi và lọt bẫy của điều ác. Sa vào trong tội lỗi chẳng xét đoán được ai, nhưng cứ ở mãi trong đó. Một vị khách đến tại chỗ câu cá hỏi ông cụ đang ngồi câu ở đó: "Nếu tôi té xuống vũng nước nầy, tôi có bị chìm không?" Đây là cách tra hỏi rất kỳ quặc về nước ở đây sâu bao nhiêu, nhưng ông cụ kia trả lời rất là hay, ông cụ nói: "Nào, té xuống nước không làm chìm một ai cả. Mà phải ở lì trong đó thôi".
3. Sam-sôn làm hình bóng cho Cứu Chúa của chúng ta:
A. Cả Chúa Jêsus và Sam-sôn đã ra đời vì một mục đích đặc biệt. Galati 4.4-5 chép: "Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp, để chuộc những kẻ ở dưới luật pháp, và cho chúng ta được làm con nuôi Ngài".
B. Cả Chúa Jêsus và Sam-sôn đã ra đời để giải cứu dân sự của họ. Đức Chúa Trời luôn luôn cung ứng một đấng cứu tinh cho dân sự của Ngài. Sam-sôn sẽ "khởi sự giải cứu Israel". Những gì Sam-sôn đã khởi sự, Chúa Jêsus đã hoàn tất. Ngài đã ngồi ở bên hữu của Đức Chúa Cha. Côlôse 1.13 chép: "Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài". II Timôthê 4.18 chép: "Chúa sẽ giải thoát ta khỏi mọi điều ác và cứu vớt ta vào trong nước trên trời của Ngài. Nguyền xin sự vinh hiển về nơi Ngài muôn đời không cùng! A-men".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét