Thứ Ba, 6 tháng 7, 2010

Nhận Biết Sự Vui Mừng Của Đức Chúa Trời



NHẬN BIẾT SỰ VUI MỪNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Sáng nay, nếu tôi hỏi quí vị. “Quí vị có phải là Cơ đốc nhân đã được sanh lại không?” và yêu cầu người nào xưng mình là Cơ đốc nhân hãy đưa tay lên, hầu hết mọi người đang ở trong phòng nhóm nầy đều đưa cả hai tay lên.
Thay vì thế, tôi có một câu hỏi khác cần được trả lời từ chỗ yên tĩnh nhất trong tấm lòng của quí vị. Có ai nói quí vị là một Cơ đốc nhân đã được sanh lại chưa? Nếu quí vị bị lôi ra toà, bị tố cáo là một Cơ đốc nhân đã được sanh lại, sẽ có đủ chứng cớ để xác minh quí vị phạm tội trở thành một Cơ đốc nhân không?
Lời nói của quí vị có kết án quí vị là Cơ đốc nhân không?
Hành động của quí vị có kết án quí vị là Cơ đốc nhân không?
Thái độ của quí vị có kết án quí vị là Cơ đốc nhân không?
Niềm vui mừng của quí vị có kết án quí vị là Cơ đốc nhân không?
Phải, tôi nói. “Niềm vui mừng của quí vị có kết án quí vị là Cơ đốc nhân không?”
Quí vị có biết Đức Chúa Trời là hạnh phước hay vui mừng không?
Nêhêmi 8.10 – “…vì sự vui vẻ của Đức Giê-hô-va là sức lực của các ngươi”.
Chúng ta thường nghĩ tới sự vui vẻ của Đức Giêhôva là ơn Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, và Ngài đang ban ơn ấy. Nhưng Đức Chúa Trời không thể ban ra sự vui vẻ cho chúng ta trừ phi bản thân Ngài có sự vui vẻ ấy. Và Ngài là sự vui vẻ!
I Timôthê 1.11 – “Ấy đó là điều đạo Tin Lành vinh hiển của Đức Chúa Trời hạnh phước dạy dỗ, mà sự truyền đạo đó đã giao phó cho ta”.
Phaolô gọi Đức Chúa Trời là “Đức Chúa Trời hạnh phước” ở đây. Từ “hạnh phước” có nghĩa là “vui sướng”. Có bao giờ quí vị thôi không suy nghĩ Đức Chúa Trời là vui sướng không?
 Đức Chúa Trời là vui sướng vì Ngài là “Đấng Ta Là” vĩ đại. Ngài hằng hữu độc lập. Ngài tự mình vui thoả hay vui sướng.
 Đức Chúa Trời là vui sướng vì Ngài là vô tội.
 Đức Chúa Trời là vui sướng vì Ngài là Đấng thật hạnh phước.
Chúa Giêxu có vui sướng hay vui vẻ làm Con của Đức Chúa Trời không? Tất nhiên là thế rồi!
Giăng 15.11 – “Ta nói cùng các ngươi những điều đó, hầu cho sự vui mừng của ta trong các ngươi, và sự vui mừng các ngươi được trọn vẹn”.
Vì vậy, tôi trở lại với câu hỏi: “Niềm vui mừng của quí vị có kết án quí vị là Cơ đốc nhân không?” Quí vị có nhận biết sự vui vẻ của Đức Chúa Trời theo một cách mật thiết, tư riêng, hay quí vị đang sống trong một tình trạng thường xuyên lo âu, căng thẳng, bận rộn, thất bại hay/và bất an?
Chúng ta kết luận loạt bài nhận biết Đức Chúa Trời sáng nay bằng cách bàn bạc Nhận Biết Sự Vui Vẻ Của Đức Chúa Trời. Sáng nay chúng ta bắt đầu bằng hình thức các câu hỏi. Tôi muốn quí vị trả lời cho các câu hỏi nầy để xem coi quí vị có kinh nghiệm sự vui vẻ của Đức Chúa Trời hay chưa!?! Nếu quí vị chưa kinh nghiệm sự vui vẻ của Đức Chúa Trời, tôi thách quí vị nên làm một việc gì đó về sự vui vẻ ấy. Quí vị xưng mình là Cơ đốc nhân, vì lẽ đó, nếu quí vị thực sự kinh nghiệm, Đức Chúa Trời mong quí vị được đầy dẫy với sự vui vẻ lưu xuất ra từ Ngài.
1. Tôi có nhận biết niềm vui được cứu chưa?
Làm ơn cho tôi xin một hay hai phút, trong khi tôi trình bày hơi chậm cho bất cứ ai chưa biết tôi đang nói cái gì.
Kinh Thánh nói rõ ràng rằng mỗi con người đã làm buồn lòng Đức Chúa Trời.
Rôma 3.10 – “như có chép rằng: Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không”.
Rôma 3.23 – “vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời”.
Tội lỗi của chúng ta là một nan đề vì Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời thánh khiết, công bình.
Ngài đòi hỏi sự trả giá tội lỗi đã phạm nghịch cùng Ngài.
Có một sự trả giá cho tội lỗi.
Rôma 6.23 – “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết”.
Chúng ta bị hư mất, bị dẫn đến địa ngục và án phạt vì “tiền công của tội lỗi là sự chết”. Nhưng đó chưa phải là tận cùng của câu chuyện đâu.
Đức Chúa Trời đã đặt ra một kế hoạch giải cứu có hiệu quả, vì vậy quí vị có thể được giải cứu ra khỏi án phạt mà quí vị đáng phải chịu.
Đức Chúa Trời đã sai chính Com Một của Ngài đến sống một đời sống trọn lành ở đây trên đất và rồi thế chỗ của quí vị bằng cách mang trên vai Ngài án phạt dành cho tội lỗi của quí vị.
I Côrinhtô 15.3-4 – “Vả trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh”.
Vì vậy, vì Chúa Giêxu đã chịu chết vì tội lỗi của quí vị, Ngài hiến cho quí vị một phương án đối với án phạt đời đời. Phương án đó được gọi là sự sống đời đời.
Rôma 6.23 – “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta”.
Được cứu là một ơn nhận lãnh bởi đức tin.
Êphêsô 2.8-9 – “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”.
Khi quí vị nhận lãnh ân ban miễn phí sự sống đời đời, quí vị cũng nhận lãnh ân tứ vui mừng đến từ chỗ nhận biết tội lỗi mình đã được tha và quí vị được lên thiên đàng.
Nếu quí vị chưa nhận lãnh ân ban cứu rỗi, tôi khuyên quí vị nên nhận ngay hôm nay.
Tôi nhớ cơn lũ vui mừng đã đến trên tôi 40 năm trước khi tôi quì gối bên giường tiếp nhận Chúa Giêxu làm Cứu Chúa tôi, và đây đúng là những gì Đức Chúa Trời ban cho người nào đã được cứu.
I Phierơ 1.8-9 – “Ngài là Đấng anh em không thấy mà yêu mến; dầu bây giờ anh em không thấy Ngài, nhưng tin Ngài, và vui mừng lắm một cách không xiết kể và vinh hiển: nhận được phần thưởng về đức tin anh em, là sự cứu rỗi linh hồn mình”.
Phierơ đang viết cho những người chưa nhìn thấy Chúa Giêxu, nhưng họ yêu mến Ngài. Họ biết cái giá cao mà Chúa Giêxu, Con của Đức Chúa Trời đã trả cho tội lỗi của họ.
Tình yêu của họ dành cho Chúa Giêxu, đây là kết quả của việc tin nơi Ngài là Cứu Chúa đã tạo ra niềm vui mừng khôn tả xiết tràn đầy sự vinh hiển. Từ ngữ vinh hiển, theo John MacArthur, có nghĩa là ‘dâng lên sự ngợi khen cao cả nhất’. [John MacArthur, The MacArthur New Testament Commentary – 1Peter (Chicago, Moody Press, 2004), p.47].
Vậy thì cấp độ vui mừng của quí vị cao như thế nào khi quí vị được cứu?
Quí vị để ra bao nhiêu thời gian ngợi khen trong suốt tuần lễ?
Có phải thì giờ thờ phượng ở đây vào sáng Chúa nhựt là thời điểm “vui mừng lắm một cách không xiết kể và vinh hiển?”
Nếu quí vị chưa có thời gian để “vui mừng lắm một cách không xiết kể và vinh hiển”, hãy tự hỏi mình hai câu hỏi:
1. Tôi đã được cứu chưa? Tôi có thực sự tin cậy Chúa Giêxu làm Cứu Chúa của tôi không?
2. Có phải tôi đang làm một việc gì đó ngăn trở niềm vui mừng của tôi? Có thể đó là tội lỗi, hoặc chỉ là sự chần chừ không có thì giờ với Chúa vì bận việc. Quí vị phải xưng tội và quên đi bất cứ điều chi đang khiến cho quí vị không “vui mừng lắm một cách không xiết kể và vinh hiển”.
Nếu quí vị đã được cứu, đây là thì giờ để kính yêu Ngài và để cho sự vui mừng trong ơn cứu rỗi phủ lút quí vị.
1. Có phải tôi nhận biết niềm vui của sự cứu rỗi không?
2. Có phải tôi nhận biết sự vui mừng của Cứu Chúa không?
Giăng 15.11 – “Ta nói cùng các ngươi những điều đó, hầu cho sự vui mừng của ta trong các ngươi, và sự vui mừng các ngươi được trọn vẹn”.
Cứu Chúa của quí vị yêu mến quí vị nhiều đến nỗi Ngài muốn sự vui mừng của quí vị sẽ là thường trực luôn. Ngay cả trong những lúc khó khăn Ngài muốn niềm vui của Ngài đến với sự giải cứu chúng ta.
Cứu Chúa cũng muốn niềm vui của quí vị được trọn vẹn.
Khi điều chi đó được trọn vẹn, nó đầy trọn và chẳng còn có chỗ nào để chứa cái khác nữa.
Chúng ta mong mỏi tình yêu con người sẽ là thường trực mãi, và sự thường trực của tình yêu con người được bảo tồn bởi sự giao tiếp của con người. Chúng ta càng sống trong mối giao thông mật thiết, thường xuyên với người chúng ta yêu mến, mối dây thuộc linh sẽ càng thường trực và thuộc linh hơn giữa hai người với nhau.
Và chúng ta càng sống trong mối giao thông thường xuyên mật thiết với người chúng ta yêu dấu, niềm vui mừng của chúng ta trong mối giao thông đó càng tăng lên và trở nên trọn vẹn.
Chúa Giêxu phán: “Ta nói cùng các ngươi những điều đó, hầu cho sự vui mừng của ta trong các ngươi, và sự vui mừng các ngươi được trọn vẹn”.
Chúa Giêxu phán điều gì với các môn đồ để họ có được sự vui mừng của Chúa Giêxu?
Ngài bảo họ phải có một giao thông thường xuyên mật thiết với Đấng chúng ta yêu thương, là Chúa Giêxu.
Giăng 15.4-5 – “Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được. Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được”.
Hãy dành thì giờ với Chúa Giêxu bằng Lời của Ngài và sự cầu nguyện.
Hãy suy gẫm Lời của Ngài khi quí vị chưa đọc Lời ấy.
Hãy thưa với Chúa Giêxu giống như quí vị trao đổi với một người bạn cũ, là người dám dành ra cả ngày với quí vị đấy.
Rốt lại, Chúa Giêxu là một “thiết hữu luôn gần gũi hơn cả anh em ruột”. Ngài đang để ra cả ngày với quí vị!
1. Tôi có biết niềm vui của Cứu Chúa chưa?
2. Tôi có biết niềm vui của Đức Thánh Linh chưa?
Nếu quí vị thực sự đã được sanh lại Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang ngự ở trong quí vị.
Nếu Đức Thánh Linh đang ngự ở trong quí vị, quí vị cần phải tỉnh thức về sự hiện diện của Ngài. Quí vị phải cảm nhận sự hiện diện của Ngài và cảm nhận mọi tác dụng của sự hiện diện Ngài. Nếu quí vị chẳng có một cảm nhận nào về sự hiện diện của Thánh Linh Đức Chúa Trời, tôi rất là lo đấy!
Rôma 8.9 – “Về phần anh em, nếu thật quả Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong mình, thì không sống theo xác thịt đâu, nhưng theo Thánh Linh; song nếu ai không có Thánh Linh của Đấng Christ, thì người ấy chẳng thuộc về Ngài”.
Nếu Đức Thánh Linh đang ngự trong chúng ta, chúng ta phải để cho Ngài điều khiển chúng ta qua sự xưng ra mọi tội đã biết, đầu phục Đấng Christ, và nài xin Đức Chúa Trời làm đầy dẫy chúng ta.
Êphêsô 5.18 – “Đừng say rượu, vì rượu xui cho luông tuồng; nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh”.
Galati 5.16 – “Vậy tôi nói rằng: Hãy bước đi theo Thánh Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt”.
Vì vậy, khi chúng ta được điều khiển bởi Đức Thánh Linh đang ngự ở bên trong, thì điều chi sẽ xảy ra? Chúng ta có sự vui mừng!
Công Vụ các Sứ Đồ 13.52 – “Còn các môn đồ thì được đầy dẫy sự vui vẻ và Đức Thánh Linh vậy”.
Galati 5.22 – “Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ”.
1. Tôi có biết niềm vui của Đức Thánh Linh chưa?
2. Tôi có biết niềm vui của sự đầu phục chưa?
Mathiơ 11.28-30 – “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng”.
Quí vị có để ý thấy chẳng có ai là vui sướng khi có người nào đó ngoan cố không? Con cái của quí vị là ngoan cố và quí vị cũng không thấy vui sướng chi hết. Người bạn đời của quí vị là ngoan cố và quí vị cũng không thấy vui sướng chi hết. Chủ nhân hay người đứng thuê quí vị là ngoan cố và quí vị cũng không thấy vui sướng chi hết.
Khi quí vị ngoan cố, Đức Chúa Trời không đẹp lòng với mọi hành vi của chúng ta và sẽ không làm cho chúng ta đầy dẫy vui mừng. Và chúng ta chẳng vui sướng vì chúng ta thiếu mất sự vui vẻ của Đức Chúa Trời khi chúng ta sống ngoan cố.
Giải pháp cho nan đề nầy thực sự rất đơn giản.
Khi chúng ta chưa được yên nghỉ, chúng ta đến với Chúa Giêxu để được yên nghỉ.
Khi chúng ta chưa được yên nghỉ, chúng ta hãy vác lấy ách mà Chúa đục đẻo cho chính chúng ta.
Một cái ách được đặt quanh cổ con bò để dễ điều khiển chúng.
Chúa Giêxu phán hãy mang lấy “ách của Ngài”.
Ách mà Chúa đục đẻo kia là cái ách vâng phục đối với Cha ở trên trời.
Giăng 4.34 – “Đức Chúa Jêsus phán rằng: Đồ ăn của ta tức là làm theo ý muốn của Đấng sai ta đến, và làm trọn công việc Ngài”.
Và làm ơn lưu ý rằng ách của Chúa Giêxu thì dễ chịu, và gánh Ngài thì nhẹ nhàng. Không có phương thức nào tìm kiếm niềm vui của Đức Chúa Trời hơn là học hỏi nơi Chúa Giêxu rồi vâng theo.
Giăng 13.17 – “Ví bằng các ngươi biết những sự nầy, thì có phước, miễn là các ngươi làm theo”.
Trong phân đoạn nầy Chúa Giêxu hứa ban yên nghỉ cho linh hồn chúng ta.
Khi linh hồn chúng ta đang được yên nghỉ vì chúng ta đang đầu phục Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ có sự vui mừng.
1. Tôi có biết niềm vui của sự đầu phục chưa?
2. Tôi có biết niềm vui của sự cầu xin chưa?
Giăng 16.24 – “Đến bây giờ, các ngươi chưa từng nhơn danh ta mà cầu xin điều chi hết. Hãy cầu xin đi, các ngươi sẽ được, hầu cho sự vui mừng các ngươi được trọn vẹn”.
Chúng tôi đã để mất niềm vui khi chúng tôi thất bại không cầu hỏi mọi sự trong danh của Chúa Giêxu, điều nầy có xảy đến cho quí vị chưa? Thất bại không cầu nguyện là một sự bảo đảm chúng ta sẽ không có được niềm vui mừng.
Khi chúng ta cầu xin trong danh Chúa Giêxu, chúng ta đang thưa với Đức Chúa Trời rằng chúng ta đang cầu xin theo ý chỉ của Chúa Giêxu.
Chúng ta công nhận rằng chúng ta không có thẩm quyền cầu xin ở trước mặt Đức Chúa Trời, nhưng Chúa Giêxu có quyền, và chúng ta đang cầu xin trong danh của Ngài, vì Ngài là Cứu Chúa của chúng ta và Ngài phán hãy cầu xin trong danh của Ngài.
Tại sao Chúa Giêxu lại chọn nhìn thấy những lời cầu nguyện của chúng ta được nhậm?
Trước hết, khi những lời cầu nguyện của chúng ta được nhậm, Đức Chúa Trời được vinh hiển qua Chúa Giêxu.
Giăng 14.13-14 – “Các ngươi nhơn danh ta mà cầu xin điều chi mặc dầu, ta sẽ làm cho, để Cha được sáng danh nơi Con. Nếu các ngươi nhơn danh ta xin điều chi, ta sẽ làm cho”.
Đức Chúa Trời được vinh hiển khi những lời cầu nguyện của quí vị được nhậm, vì từng câu trả lời cho sự cầu nguyện là một phép lạ, mặc dù câu trả lời thường đến qua mọi điều dường như có sự dính dáng của con người.
Thứ hai, Chúa Giêxu chọn nhìn thấy mọi lời cầu nguyện của chúng ta được nhậm vì sự cầu nguyện được nhậm đem đến cho chúng ta sự vui mừng.
Quí vị biết mình vui mừng ra sao khi quí vị đưa ra lời thỉnh cầu và ai đó ban cho quí vị điều quí vị cầu xin.
Chúa Giêxu muốn quí vị được vui mừng với những câu trả lời mà Ngài sẽ ban cho quí vị.
Tất nhiên, những lời cầu nguyện của chúng ta cần phải chiếu theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Nhưng nếu chúng ta sống phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ muốn những việc Ngài muốn và sẽ cầu nguyện sao cho phù hợp.
1 Giăng 5.14-15 – “Nầy là điều chúng ta dạn dĩ ở trước mặt Chúa, nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin việc gì, thì Ngài nghe chúng ta. Nếu chúng ta biết không cứ mình xin điều gì, Ngài cũng nghe chúng ta, thì chúng ta biết mình đã nhận lãnh điều mình xin Ngài”.
Tôi tin rằng chúng ta thiếu mất niềm vui của sự nhìn thấy Đức Chúa Trời hành động trong Hội Thánh nầy vì chúng ta không cầu hỏi Ngài.
1. Tôi có biết niềm vui của sự cầu xin chưa?
2. Tôi có biết niềm vui của sự chia sẻ chưa?
I Têsalônica 2.19-20 – “Vì sự trông cậy, vui mừng và mão triều thiên vinh hiển của chúng tôi là gì, há chẳng phải là anh em cũng được đứng trước mặt Đức Chúa Jêsus chúng ta trong khi Ngài đến sao? Phải, anh em thật là sự vinh hiển và vui mừng của chúng tôi vậy”.
Phaolô đang trông đợi cái ngày mà ông sẽ đứng trước mặt Chúa của mình trong sự phán xét.
Ông đã nhận biết rằng đối với những người mà ông phục vụ cho, họ đã được cứu, được tấn tới dưới chức vụ của ông, họ sẽ là phần thưởng của ông.
Được ở trong thiên đàng với chúng ta đúng là một sự vui mừng cho những kẻ đã đến với Tin lành qua mọi nổ lực của chúng ta.
Được ở trong thiên đàng với những kẻ tấn tới trong Đấng Christ vì mọi nổ lực của chúng ta đúng là một sự vui mừng.
Chúng ta cần phải học biết sự vui mừng của việc chia sẻ Đức Chúa Giêxu Christ với những kẻ chưa nhận biết Ngài.
Không phải ai chúng ta làm chứng cho đều sẽ tiếp nhận Đấng Christ đâu, nhưng một số người sẽ tiếp nhận Ngài.
Không phải mỗi một Cơ đốc nhân mà chúng ta dạy dỗ hay khích lệ sẽ tấn tới dưới sự dìu dắt của chúng ta, nhưng có một số người sẽ tấn tới.
Đúng là một sự vui mừng khi có thể trình với Chúa Giêxu những kẻ chúng ta dẫn dắt đến với Chúa và những kẻ chúng ta giúp đỡ.
II Côrinhtô 9.6-7 – “Hãy biết rõ điều đó, hễ ai gieo ít thì gặt ít, ai gieo nhiều thì gặt nhiều. Mỗi người nên tùy theo lòng mình đã định mà quyên ra, không phải phàn nàn hay vì ép uổng; vì Đức Chúa Trời yêu kẻ thí của cách vui lòng”.
Có phương cách khác chúng ta đang chia sẻ, ấy là qua việc dâng hiến tiền bạc, của cải của chúng ta cho công việc Chúa và cho những kẻ đang có cần.
Nếu chúng ta gieo rời rộng trong lãnh vực dâng hiến, chúng ta sẽ gặt lấy rời rộng. Nhưng chúng ta càng đầu tư nhiều trong công việc Chúa, chúng ta càng nhận được nhiều lãi ròng của việc đầu tư đó.
Mathiơ 6.19-20 – “Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy; nhưng phải chứa của cải ở trên trời, là nơi chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy”.
Theo II Côrinhtô 9.7 chia sẻ sẽ trở thành niềm vui của chúng ta.
Đức Chúa Trời đã làm rất nhiều việc cho chúng ta. Chúng ta cần phải chia sẻ những gì Ngài ban cho chúng ta cách vui mừng với những người khác.
1. Tôi có biết niềm vui của việc chia sẻ chưa?
2. Tôi có biết sự vui vẻ trong sức lực của Đức Chúa Trời chưa?
Nêhêmi 8.10 – “…vì sự vui vẻ của Đức Giê-hô-va là sức lực của các ngươi”.
Chúng ta kết thúc ở chỗ chúng ta bắt đầu.
Nếu chúng ta luôn được mạnh mẽ trong đời nầy, ấy là vì chúng ta đã biến sự vui vẻ của Đức Giêhôva thành sức lực của chúng ta. Sở dĩ như thế là vì chúng ta đã học biết nương cậy nơi Ngài, và làm theo những điều đem lại cho chúng ta sự vui vẻ của Ngài?
Vì vậy câu hỏi của tôi sáng nay chỉ đơn giản là câu nầy – Nếu quí vị bị lôi ra toà án bị cáo là một Cơ đốc nhân, phải chăng niềm vui Cơ đốc của quí vị kết án quí vị?

1. Tôi có nhận biết niềm vui được cứu chưa?
2. Tôi có biết niềm vui của Cứu Chúa chưa?
3. Tôi có biết niềm vui của Đức Thánh Linh chưa?
4. Tôi có biết niềm vui của sự đầu phục chưa?
5. Tôi có biết niềm vui của sự cầu xin chưa?
6. Tôi có biết niềm vui của việc chia sẻ chưa?
7. Tôi có biết sự vui vẻ trong sức lực của Đức Chúa Trời chưa?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét