Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

I Timôthê 2:1-8: "Thờ Phượng Với Sự Cầu Nguyên Chung"



THỜ PHƯỢNG VỚI SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG
I Timôthê 2.1-8: “Vậy, trước hết mọi sự ta dặn rằng, phải khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, tạ ơn cho mọi người, cho các vua, cho hết thảy các bậc cầm quyền, để chúng ta được lấy điều nhân đức và thành thật mà ở đời cho bình tịnh yên ổn. Ấy là một sự lành và đẹp mắt Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật. Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, là người; Ngài đã phó chính mình Ngài làm giá chuộc mọi người. Ấy là lời chứng đã làm đúng kỳ (ta nói thật, không nói dối), vì lời chứng ấy, ta đã được cử làm thầy giảng, là sứ đồ và giáo sư cho dân ngoại, để dạy họ về đức tin và về lẽ thật. Vậy, ta muốn những người đàn ông đều giơ tay thánh sạch lên trời, mà cầu nguyện khắp mọi nơi, chớ có giận dữ và cãi cọ”.
Tôi vừa cầu nguyện xong.
Quí vị suy nghĩ gì khi tôi cầu nguyện?
Có phải quí vị đang suy nghĩ tới những gì tôi đang cầu xin cùng những điều quí vị không cầu xin cùng lượt với tôi?
Hầu hết chúng ta, và tôi thường phạm phải điều nầy, để phần cầu nguyện trong buổi thờ phượng lại cho người chuyên cầu nguyện. Chúng ta mãi lo tới mọi sự chúng ta ưa thích, lo lắng và đẹp lòng.

Bây giờ tôi không có mặt ở đây để làm rộn, để quở trách, hay để làm cho quí vị phải lúng túng. Thế nhưng một trong những việc quan trọng nhất chúng ta đang có trong vai trò Cơ đốc nhân đã được tái sanh là ơn lời cầu nguyện được nhậm.

Mathiơ 7.7-8 – “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở”.

Và một trong những việc quan trọng nhất mà chúng ta được truyền cho phải làm theo trong vai trò Cơ đốc nhân là phải cầu nguyện!
Êphêsô 6.18 – “Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đổ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ”.

Khi chúng ta nghĩ tới sự cầu nguyện, chúng ta nghĩ cầu nguyện là một vấn đề tư riêng giữa chúng ta và Đức Chúa Trời. Thực như thế cho những lời cầu nguyện riêng của chúng ta. Khi chúng ta trò chuyện với Đức Chúa Trời theo cách riêng, chúng ta cần phải ở riêng ra để cầu nguyện!

Mathiơ 6.6 – “Song khi ngươi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng, đóng cửa lại, rồi cầu nguyện Cha ngươi, ở nơi kín nhiệm đó; và Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi”.

Câu gốc của chúng ta sáng nay là I Timôthê 2.1-8.
Chính trong câu gốc nầy chúng ta nhận lãnh lời giáo huấn về sự cầu nguyện.
Tôi có hai mục tiêu sáng nay đem tới cho quí vị trong sứ điệp nầy.
Thứ nhứt, đây là mục tiêu của tôi từ giờ trở đi, khi có ai cầu nguyện ở chỗ công cộng, quí vị sẽ cùng cầu nguyện với họ và không nên mơ màng chi hết.
Thứ hai, mục tiêu của tôi, ấy là quí vị sẽ bằng lòng tự mình cầu nguyện trong một nơi nhóm lại, dù là cầu nguyện với một hay hai người khác hoặc trong một nhóm đông hơn.
Với các mục tiêu nầy trong trí, chúng ta hãy bắt đầu.

THÓI QUEN CẦU NGUYỆN CHUNG
I Timôthê 2.1 – “Vậy, trước hết mọi sự ta dặn rằng, phải khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, tạ ơn cho mọi người”.

Phaolô đang giục giã chúng ta nên cầu nguyện như một nhóm. Có phải tôi nói Phaolô đang giục giã chúng ta cầu nguyện không? Đây là Kinh Thánh. Đây là Lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đang giục giã chúng ta nên cầu nguyện!
Và hãy chú ý ưu thế của sự cầu nguyện.
Phaolô nói: “Vậy, trước hết”.
Thường thì trong các buổi thờ phượng của chúng ta, có phải cầu nguyện chỉ là một dòng ngắn ngủi không?
Có phải chúng ta xem nhẹ và thiếu chú trọng vào sự cầu nguyện!?!
Phaolô nói: “Vậy, trước hết”.
Hội Thánh đầu tiên đã được kiến thiết trên sự cầu nguyện.
Công vụ Các Sứ Đồ 2.42 – “Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện”.
Quí vị có bao giờ lấy làm lạ tại sao không có nhiều người đến với nhà thờ? Quí vị có bao giờ lấy làm lạ tại sao có nhiều người chưa được cứu? Quí vị có bao giờ lấy làm lạ tại sao có nhiều người không đáp ứng với lời mời gọi? Sở dĩ như thế là vì chúng ta thiếu cầu nguyện thực tại nhà, có phải không? Và sở dĩ như thế là vì chúng ta thiếu cầu nguyện thực trong Hội Thánh, có phải không?

Quí vị sẽ làm gì khi người lo tiếp tân cầu thay cho sự dâng hiến? Quí vị phải cầu nguyện với người ấy, nhất trí với người trong sự cầu nguyện. Quí vị sẽ làm gì khi Mục sư dâng lời cầu nguyện? Quí vị phải cầu nguyện với người, hãy thốt ra những câu “amen và thưa Chúa vâng ạ” một cách thầm lặng. Chúng ta cũng có thể nói ra lớn tiếng mấy câu đó.

Có phải điều nầy từng xảy ra với quí vị, ấy là Đức Chúa Trời chẳng tác động chi trong Hội Thánh nầy theo cách mà chúng ta muốn Ngài sẽ tác động, vì chúng ta không hiệp một trong những lời cầu nguyện của chúng ta khi cầu xin Đức Chúa Trời tác động không?
Nếu tôi không lầm, Đức Chúa Trời đang trả lời cho những lời cầu nguyện cá nhân.
Đức Chúa Trời sẽ tác động càng nhiều thêm khi chúng ta hiệp một, nhất trí trong sự cầu nguyện chung!

THÓI QUEN CẦU NGUYỆN CHUNG
NHỮNG ĐIỂM ĐẶC BIỆT TRONG SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG

I Timôthê 2.1-2 – “Vậy, trước hết mọi sự ta dặn rằng, phải khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, tạ ơn cho mọi người, cho các vua, cho hết thảy các bậc cầm quyền, để chúng ta được lấy điều nhân đức và thành thật mà ở đời cho bình tịnh yên ổn”.

Hãy chú ý có bốn từ liên quan tới sự cầu nguyện ở đây.
+ Khẩn nguyện
Từ nầy có ý nói hãy cầu xin điều chi đang có cần. Nếu người ta cần sự thuyết phục về tội lỗi, chúng ta có thể cầu xin sự ấy. Nếu người ta cần sự tha thứ, chúng ta có thể cầu xin sự ấy. Nếu chúng ta cần đồ ăn, quần áo, nhà cửa, chúng ta có thể cầu xin sự ấy. Nếu người ta cần tấn tới về mặt thuộc linh, chúng ta có thể cầu xin sự ấy. Đấy là những gì chúng ta có thể cầu xin khi chúng ta dâng lên những lời cầu nguyện của Phaolô trong Êphêsô 1 và 3, trong Philíp 1 và Côlôse 1.
Nếu người ta cần được cứu, chúng ta có thể cầu xin sự ấy. Nếu người ta cần sức lực hay sự bảo hộ, chúng ta có thể cầu xin sự ấy.
Khẫn nguyện
Cầu xin
Đây là một từ chung chung nói tới lời cầu xin được nói ra với thần linh.
Những lời cầu nguyện của chúng ta không những bao gồm những lời cầu xin, mà còn gồm cả lời khen ngợi và tôn tặng nữa.
Như chúng ta đã thấy ở trên, những lời cầu nguyện của chúng ta gồm cả sự thờ phượng dành cho Đức Chúa Trời trước khi chúng ta cầu hỏi cái nầy cái kia.

Thi thiên 99.5 – “Hãy tôn cao Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi, và thờ lạy trước bệ chân Ngài: Ngài là thánh!
Thi thiên 107.1 – “Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời”.
Thi thiên 149.1 – “Ha-lê-lu-gia! Hãy hát xướng cho Đức Giê-hô-va một bài ca mới! Hãy hát ngợi khen Ngài trong hội các thánh Ngài”.
Hêbơrơ 13.15 – “Vậy, hãy cậy Đức Chúa Jêsus mà hằng dâng tế lễ bằng lời ngợi khen cho Đức Chúa Trời, nghĩa là bông trái của môi miếng xưng danh Ngài ra”.

Khẫn nguyện
Cầu xin
Kêu van
Khi chúng ta nghĩ tới từ “kêu van”, chúng ta nghĩ tới sự cầu nguyện vì ích cho người khác. Thực vậy, kêu van được nhắc tới trong phân đoạn nầy của Kinh Thánh.
Tuy nhiên, theo William Hendriksen, ý nghĩa của từ “kêu van” ở đây là “…tán đồng với” ‘đồng cảm để dễ trao đổi’, do đó, ‘tự do đến gần’. Một người…thấy mình đang ở trong phòng trò chuyện của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Cha” (William Hendriksen, New Testament Commentary – Thessalonians, Timothy and Titus, (Baker Book House, Grand Rapids, Michigan, 1957), p. 92).

Hãy suy nghĩ điều nầy xem. Mỗi lần chúng ta bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong danh của Đức Chúa Giêxu Christ Chúa chúng ta, chúng ta đến với một cuộc trao đổi thân mật, riêng tư với Đức Chúa Trời.
Và nếu chúng ta có một cuộc trao đổi thân mật với Chúa của vũ trụ, chúng ta có thể nói với Đức Chúa Trời những điều có ích cho người khác.

Khẫn nguyện
Cầu xin
Kêu van
Tạ ơn
Chúng ta cần phải cảm tạ Đức Chúa Trời vì mọi ơn phước của Ngài, đúng thế. Nhưng trong câu nầy chúng ta được truyền cho rằng mọi lời khẫn nguyện, cầu xin, kêu van và tạ ơn cần phải được dâng lên vì mọi người.

Bây giờ, đó là một bảng danh sách thật là dài!
Và chúng ta dám chắc chẳng biết hết mỗi một người bằng tên đâu.
Chúng ta biết rằng chúng ta có thể cầu thay cho Cơ đốc nhân mà chúng ta quen biết. Tôi đã dâng lời cầu nguyện như thế khi nhắc tới vài vị Mục sư và một số Hội Thánh, và các vị giáo sĩ, tiếp đến là dâng lên bốn lời cầu nguyện đó của Phaolô.

Chúng ta biết phải cầu thay như thế nào cho người chưa được cứu, những người chúng ta quen biết riêng và cho những Cơ đốc nhân tái phạm.
Họ cũng cần được cứu hoặc hoà thuận lại với Đức Chúa Trời. Chúng ta phải kêu van cho mọi người bằng cách nào? Kêu van để cho họ cứu rỗi! Và chúng ta có thể kêu van cho dân chúng trong các thành, các quốc gia trên khắp thế giới.

Loại cầu nguyện nầy có hiệu quả không? Nếu không hiệu quả, Đức Chúa Trời sẽ không bảo chúng ta phải kêu van mà chi.
Jim Cymbala, Mục sư Chủ tọa Hội Thánh Brooklyn ở thành phố New York, có một đứa con gái là Chrissy, nó từng nỗi loạn chống nghịch Đức Chúa Trời và gia đình. Một tối kia, trong buổi nhóm cầu nguyện tại Hội Thánh Brooklyn, Mục sư Cymbala nhận được một bức thư cho biết rằng có một bà cảm thấy họ cần phải dừng buổi nhóm lại và cầu thay cho con gái của ông.
Ông lưỡng lự cầm lấy micro rồi giải thích cho đám đông biết rằng Chrissy đã sống xa cách với Đức Chúa Trời và ông yêu cầu mọi người nắm tay nhau mà cầu nguyện. Một thuộc viên của Ban Trị Sự đã hướng dẫn sự cầu thay đó.

Jim Cymbala thuật lại về buổi nhóm ấy: “Để mô tả những gì đã diễn ra trong những giây phút kế đó, tôi có thể nói như vầy: “Hội Thánh đang hướng vào phòng sanh”. Giọng nói của mấy người phụ nữ trong giờ đau đẻ không được êm tai cho lắm, nhưng các kết quả thì thật là tuyệt vời. Phaolô vốn biết rõ điều nầy khi ông viết: ‘Hỡi các con, vì các con mà ta lại chịu đau đớn của sự sanh nở, cho đến chừng nào Đấng Christ thành hình trong các con…’ (Galati 4.19).

“Ở đó dấy lên một giọng rên rỉ, một quyết định đưa ra như thể nói: ‘Hỡi Satan, ngươi sẽ không có được cô gái nầy. Hãy cất tay ngươi ra khỏi nó – nó đang quay trở về!’ Tôi thấy những lời cầu nguyện ấy phủ lút tôi. Sức mạnh của lời kêu van nơi Đức Chúa Trời với một lượng đông đảo như thế hầu như muốn đánh gục tôi”.

Cymbala trở về nhà với một ý thức thật bình an. Sáng thứ Năm, Chrissy về tới nhà hoàn toàn ăn năn. Nó đã chịu sự thuyết phục về tội lỗi mà buổi nhóm tối thứ Ba đã áp đảo nó. Và nó biết có ai đó đã dâng lời cầu nguyện. Hôm nay Chrissy đang là vợ của một vị Mục sư. [Jim Cymbala, Fresh Wind, Fresh Fire, (Zondervan, Grand Rapids, Michigan, 1997) pp. 63-66]

Đây chỉ là một trường hợp nói lên những gì đã diễn ra khi khẫn nguyện, cầu xin, kêu van và lời tạ ơn đã được dâng lên. Và những lời cầu nguyện nầy, đang được dâng lên cầu nguyện cho mọi người, đặc biệt là cho các vua cùng nhiều người khác đang cai trị trên chúng ta. Chúng ta cần phải cầu thay cho những bậc cầm quyền của nước Mỹ và các quốc gia khác nữa.
THÓI QUEN CẦU NGUYỆN CHUNG
NHỮNG ĐIỂM ĐẶC BIỆT TRONG SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG
CÁC MỤC ĐÍCH CỦA SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG

I Timôthê 2.2-4 – “cho các vua, cho hết thảy các bậc cầm quyền, để chúng ta được lấy điều nhân đức và thành thật mà ở đời cho bình tịnh yên ổn. Ấy là một sự lành và đẹp mắt Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật”.

Những kết quả của lời cầu nguyện đó dẫn tới một môi trường an bình hầu cho chúng ta dẫn dắt nhiều đời sống được bình tịnh yên ổn. Nói như thế ích kỷ quá, có phải không? Tuy nhiên, chúng ta muốn có đời sống bình tịnh yên ổn để chúng ta sống loại đời sống thật nhơn đức và thành thật.

Chúng ta thường quên rằng đời sống Cơ đốc phải là đời sống nhơn đức, một đời sống thánh khiết. Đây sẽ là mục tiêu của mỗi một người chúng ta.

Lêvi ký 20.26 – “Đối cùng ta các ngươi hãy nên thánh, vì ta, Đức Giê-hô-va, là thánh; ta đã phân rẽ các ngươi với các dân, để các ngươi thuộc về ta”.
I Phierơ 1.15-16 – “Nhưng, như Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ăn ở mình, bởi có chép rằng: Hãy nên thánh, vì ta là thánh”.

Bây giờ, tại sao chúng ta lại muốn có loại đời sống bình tịnh yên ổn như thế cho lối sống nhơn đức?
I Timôthê 2.3-4 – “Ấy là một sự lành và đẹp mắt Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật”.

Đời sống bình tịnh yên ổn đẹp mắt Đức Chúa Trời!
Đời sống bình tịnh yên ổn dẫn người khác đến với Đức Chúa Giêxu Christ.
Không những đây là bằng chứng của đạo đưa dẫn người ta đến với Đấng Christ. Mà đây còn là một bằng chứng sống nữa! Phương thức chúng ta sinh sống là phải trở thành một chứng nhân cho Ngài.

Mathiơ 5.14-16 – “Các ngươi là sự sáng của thế gian; một cái thành ở trên núi thì không khi nào bị khuất được: cũng không ai thắp đèn mà để dưới cái thùng, song người ta để trên chân đèn, thì nó soi sáng mọi người ở trong nhà. Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời”.
Giăng 13.33-34 – “Hỡi các con trẻ ta, ta còn tạm ở với các ngươi; các ngươi sẽ tìm ta, và như ta đã nói với người Giu-đa rằng: Các ngươi không thể đến nơi ta đi, thì bây giờ ta cũng nói với các ngươi như vậy. Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy”.
I Phierơ 3.15 – “nhưng hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình. Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em, song phải hiền hòa và kính sợ”.

Hãy nhìn vào câu 4 – Đức Chúa Trời muốn mọi người đều được cứu và đạt tới chỗ hiểu biết lẽ thật.
Nói như thế không có nghĩa là mọi người đều được cứu.
Người ta phải quyết định họ sẽ tiếp nhận ơn ban miễn phí về sự cứu rỗi hay không!?!
Nhưng điều nầy đang mở ra cánh cửa cho chúng ta kêu van sự cứu rỗi cho mọi người, như chúng ta đã nói ở trên.
Chúng ta càng cầu nguyện cho người chưa được cứu, chúng ta sẽ càng nhìn thấy người ta chạy đến với Đấng Christ.

I Timôthê 2.5-6 – “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, là người; Ngài đã phó chính mình Ngài làm giá chuộc mọi người. Ấy là lời chứng đã làm đúng kỳ".

Tại sao người ta được cứu là quan trọng chứ?
Có một Đức Chúa Trời.
Có một Đấng trung bảo giữa Đức Chúa Trời và con người.
Tội lỗi phân rẽ chúng ta ra khỏi Đức Chúa Trời.
Tội lỗi đưa chúng ta đến toà phán xét của địa ngục.
Tội lỗi khiến cho chúng ta trở thành kẻ thù của Đức Chúa Trời.
Có Đấng nào đó xen vào giữa.
Có Đấng nào đó làm trung gian hoà giải giữa chúng ta và Đức Chúa Trời.
Để thực thi sự hoà giải với Đức Chúa Trời, Con độc sanh của Đức Chúa Trời đã trở thành một con người vô tội và đã chịu chết trong chỗ của chúng ta.

Chúa Giêxu đã dâng chính mình Ngài làm giá chuộc cho mọi người. Khi giá đã được trả, thì ai đó sẽ được tự do. Chúa Giêxu đã trả giá vì mọi tội lỗi của quí vị hầu cho quí vị được tự do. Chúa Giêxu đã trả giá vì tội lỗi của cả thế gian hầu cho thế gian sẽ được buông tha.

Cái giá đã được trả cho tội lỗi của mọi người. Mọi sự mà người ta phải làm là tin cậy Đấng Christ làm Cứu Chúa.

Roma 10.9-10 – “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi”.

Quí vị nghĩ ai là người cần được cứu? Quí vị có kêu van cho họ không?
Vì vậy, chúng ta cần phải cầu nguyện hầu cho chúng ta sẽ sống đời bình tịnh và yên ổn, trong mọi sự tin kính và chân thật.
Chúng ta cần phải cầu nguyện vì Đức Chúa Trời muốn nhiều người được cứu.
THÓI QUEN CẦU NGUYỆN CHUNG
NHỮNG ĐIỂM ĐẶC BIỆT TRONG SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG
CÁC MỤC ĐÍCH CỦA SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG
CÁC ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT CHO SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG

I Timôthê 2.8 – “Vậy, ta muốn những người đàn ông đều giơ tay thánh sạch lên trời, mà cầu nguyện khắp mọi nơi, chớ có giận dữ và cãi cọ”.

Trong câu 8 Phaolô đang nói với những người đàn ông. Ông bảo những người đờn bà phải làm tương tự trong mấy câu nối theo sau.
Cầu nguyện không phải chỉ là việc làm của nữ giới. Cầu nguyện không phải chỉ là công việc của nam giới. Cầu nguyện không phải chỉ là công việc của người lớn. Cầu nguyện không phải chỉ là công việc của trẻ con. Cầu nguyện không phải chỉ là công việc của Mục sư. Cầu nguyện là công việc dành cho mọi người. Nhưng có một số điều kiện tiên quyết.
Trước hết, người ta phải giơ hai bàn tay thánh sạch lên.
Có những tư thế khác nhau trong sự cầu nguyện đã được nhắc tới trong Kinh Thánh.
Một tư thế là giơ hai bàn tay của chúng ta lên Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện.
Vì vậy, giơ hai bàn tay lên Đức Chúa Trời không có gì sai trái hết.
Hai bàn tay thánh sạch thuộc về những người đã được cứu. Hai bàn tay thánh sạch thuộc về những người đã xưng ra mọi tội đã biết với Đức Chúa Trời.

Thi thiên 66.18 – “Nếu lòng tôi có chú về tội ác, Ắt Chúa chẳng nghe tôi”.
1 Giăng 1.9 – “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác”.

Hai bàn tay thánh khiết thuộc về hạng người không cầm giữ một ác cảm nào. Không có một sự giận dữ nào hết.
Hai bàn tay thánh khiết thuộc về hạng người không hay cãi lẽ. Đây là ý nghĩa của từ “cãi cọ”.

Nếu quí vị đến với nhà thờ có nhiều vấn đề với các anh chị em, đừng lấy làm ngạc nhiên khi những lời cầu nguyện của quí vị và những lời cầu nguyện của người khác không được trả lời. Và tôi có mặt ở đây lâu đủ để biết rõ có ai đó vẫn còn có những ác cảm và chia rẽ với nhau.

THÓI QUEN CẦU NGUYỆN CHUNG
NHỮNG ĐIỂM ĐẶC BIỆT TRONG SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG
CÁC MỤC ĐÍCH CỦA SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG
CÁC ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT CHO SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG
SỨC MẠNH CỦA SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG

Đức Chúa Trời trả lời cho những lời cầu nguyện chung của các thánh đồ Ngài.

Công vụ Các Sứ Đồ 4.31 – “Khi đã cầu nguyện, thì nơi nhóm lại rúng động; ai nấy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn dĩ”.
Tôi muốn đưa ra một sự thách thức sáng nay. Sự thách thức, ấy là chúng ta sẽ cầu thay cho các buổi nhóm đặc biệt trong tháng Giêng.
Diễn giả đến giảng được ơn trong việc đem nhiều linh hồn về với Đấng Christ.
Tôi muốn chúng ta hiệp lại trong việc tin tưởng rằng Đức Chúa Trời sẽ cứu nhiều linh hồn vào cuối tuần nầy.
Tôi có một số ý tưởng về những người chưa được cứu sẽ trở lại tin Chúa ở đây, là điều mà tôi phải bàn bạc với Ban Trị Sự.
Nhưng tôi tin rằng Đức Chúa Trời sẽ làm việc, nếu chúng ta cộng tác trong sự cầu nguyện và hành động.

THÓI QUEN CẦU NGUYỆN CHUNG
NHỮNG ĐIỂM ĐẶC BIỆT TRONG SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG
CÁC MỤC ĐÍCH CỦA SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG
CÁC ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT CHO SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG
SỨC MẠNH CỦA SỰ CẦU NGUYỆN CHUNG
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét