Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

Tình trạng rối rắm của Môise - Phần 2



Như lằn lửa bay chớp lên không – Phần 6
"Tình trạng rối rắm của Môise - Phần 2
Mục sư David Legge

"Quí vị nhớ tuần qua chúng ta đã nhìn xem thể nào ông đã có một lối vào trong mê cung nầy, và thể nào ông đã có một khởi đầu đầy hứa hẹn khi ông cứ tiếp tục con đường của mình – nhưng bây giờ chúng ta thấy Môise đang gặp một ngõ cụt không lối thoát".

Sách Xuất Êdíptô ký, và nếu quí vị mở ra ở chương 2, chúng ta sẽ không có việc đọc Kinh Thánh vào lúc bắt đầu buổi nhóm, nhưng chúng ta sẽ mở ra một vài đoạn ở chỗ nầy chỗ kia trong Kinh Thánh – trong Tân ước và trong Cựu ước. Chúng ta đặc biệt sẽ tập trung vào các chương 2, 3 và 4 trong sách Xuất Êdíptô ký. Phần nghiên cứu của chúng ta – xin lỗi vì tối nay thiếu tài liệu nghiên cứu, không biết quí vị có nhận được chưa, tôi nghĩ quí vị chưa nhận được bài nào. Tôi quên hôm nay là ngày kỷ niệm Thánh Patrick và các nhân viên văn phòng đều nghỉ hết, xin lỗi vì cớ ấy – nhưng nếu quí vị có một mẫu giấy, tờ giấy ấy sẽ làm tốt công việc, và tôi sẽ tóm tắt hết thảy các mục đích cho quí vị tối nay.

Tuần rồi chúng ta đã bắt đầu bài nghiên cứu 'Tình trạng rối rắm của Môise', và nếu quí vị muốn, chúng ta sẽ nhìn xem các năm tháng đầu đời trong cuộc sống của Môise, 40 năm đầu trong phần tiểu sử của ông. Tất nhiên là quí vị biết rõ 40 năm đầu của đời sống ông đã sống ở xứ Ai cập. Là một em bé, ông đã trôi nổi trên sông Nile, và con gái của Pharaôn đã tìm thấy ông trong chiếc rương mây đó. Chúng ta xét xem phần giáo dục của ông trong 40 năm đầu của đời sống ông trong các cung điện vương giả của xứ Ai cập, và chúng ta đã nhìn thấy cuộc sống thơ trẻ đáng nhớ đó, những năm tháng đầu đời ấy của vị tộc trưởng vĩ đại Môise nầy. Nếu có một lẽ đạo nào – có nhiều lẽ đạo chúng ta có thể rút tỉa ra từ đời sống của Môise, và tôi muốn nói vào lúc bắt đầu tối nay: tôi sẽ không phân tích và đi vào từng chi tiết, từng bài học thuộc linh rút ra từ đời sống của Môise, tốn kém cả hai tuần lễ qua một loạt bài học – có thể đến hơn 20 tuần lễ. Nhưng nếu có một lẽ đạo bao quát toàn bộ trong cả cuộc đời của Môise, và tôi nghĩ chúng ta có thể giảng lẽ đạo nầy trong mỗi bài nghiên cứu nhân vật mà chúng ta đã xét qua trong loạt bài nầy, đó là lẽ đạo nói tới ý trời – ý chỉ của Đức Chúa Trời Toàn Năng: thể nào Đức Chúa Trời của chúng ta là một Đức Chúa Trời Cao Cả. Ngài là một Đức Chúa Trời đang tể trị. Chúng ta đã tra xét hết tuần nầy sang tuần khác thể nào Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời, là Đấng có thể hiệp mọi sự lại làm ích cho những kẻ biết kính sợ Ngài, cho những kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định. Thể nào con người ta làm mọi sự ra xấu xa, còn Đức Chúa Trời gom mọi sự xấu xa mà con người đã làm đó, để làm ích cho chúng ta.

Tất nhiên, chúng ta nhìn thấy điều nầy rất rõ ràng trong đời sống của Môise. Chúng ta đã nhìn thấy điều nầy trong tuần qua: mẹ của ông đã từ bỏ đứa con nhỏ ấy, thả trôi ông trên dòng sông, thế mà người mẹ ấy đã nhận lại đứa con nhỏ đó cùng với tiền công trông coi nó, trở thành bà vú cho đứa con! Thể nào Đức Chúa Trời đã hiệp mọi sự lại với nhau để làm ích cho! Lý do tại sao bà thả trôi đứa con trai trên dòng sông là vì Pharaôn muốn tiêu diệt mọi trẻ sơ sinh nam người Do thái. Những người nô lệ với dân số ngày càng tăng, và vô luận người Ai cập có ra những hình phạt nặng nề giáng trên họ, tiền công có bị bòn rút bớt đi thật nhiều, dường như họ càng đông, càng đông thêm lên – và ông ta sợ rằng một ngày kia kẻ thù kéo đến Ai cập, và người Hêbơrơ sẽ hiệp tác với chúng, rồi ách nô lệ sẽ được cởi bỏ ra khỏi họ, và họ sẽ cùng với quân thù chiến đấu chống lại Ai cập.

Có người bàn luận với tôi vào tối thứ Hai vừa qua: lẽ nào không đáng chú ý khi đứa trẻ Môise nầy, sẽ trở thành đấng cứu tinh trong tương lai của con cái Hêbơrơ, của dân sự Đức Chúa Trời, là Israel, lại là chính đứa con mà Pharaôn đã cố gắng tiêu diệt đã được nuôi dạy dưới sự bảo hộ của hoàng gia Pharaôn, ngay dưới cái mũi của ông ta! Việc nầy há chẳng kỳ diệu sao? Ý chỉ của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tôi dám chắc rằng mẹ của ông, khi bà lo liệu cho ông hết ngày nầy sang ngày khác, đã thì thầm bên tai và kể cho ông nghe các truyện tích Kinh thánh xưa về Ápraham, về nỗi khổ sở của dân sự Hêbơrơ, về ông là ai và lai lịch ông là gì!?! Chúng ta thấy rằng qua ảnh hưởng của mẹ ông, có lẽ Đức Chúa Trời đang nắn đúc tấm lòng của ông, Đức Chúa Trời đang nắn đúc tâm linh ông. Bà là một người nữ tin kính, chúng ta đã nhìn thấy trong tuần qua – không những tấm lòng và tâm linh ông đã được nắn đúc, mà chúng ta còn thấy lý trí, thân thể, và nhân cách ông cũng đã được nắn đúc nữa. Ông đã kinh qua Trường Đại Học Oxford, nếu quí vị thích, của xứ Ai cập. Tân ước nói cho chúng ta biết, Êtiên trong bài giảng của ông nói rằng trong lời nói và trong việc làm của ông đều có tài năng. Ông đã trở thành một phát ngôn viên, ông đã trở thành một chiến binh lỗi lạc. Đây là một chàng thanh niên, và Đức Chúa Trời đang nắn đúc tấm lòng, tâm linh ông; Ai cập đang nắn đúc thân thể ông, sự khôn ngoan và tài năng của ông – và Đức Chúa Trời đang hiệp mọi sự nầy lại với nhau, những gì là thuộc linh và ích lợi, và mọi sự ấy có lẽ là thuộc về đời nầy và thuộc thể, Ngài đang hiệp mọi sự lại với nhau cho mục đích của Ngài trong tương lai.

"Mọi sự quí vị thầm thì trong lỗ tai của đứa con, mọi sự quí vị mang lại cho chúng trải qua nhiều năm tháng – mọi sự ấy sẽ không rơi vào chỗ hư không đâu, chúng không thể rơi vào chỗ hư không, và nếu quí vị tin cậy Đức Chúa Trời và cứ giữ sự cầu thay cho chúng và tin cậy vào ý chỉ của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng, những việc nầy sẽ hiện ra trong ký ức của chúng!"
Thật là lý thú khi nghiên cứu về ông và nhìn xem tất cả các cơ hội mà chàng trai trẻ Môise nầy đã có, về địa vị và về khoái lạc mà chàng có thể vui hưởng. Đúng là một ơn phước dành cho chúng ta khi xem Công vụ Các Sứ đồ chương 7, khi thấy một ngày kia chương nầy cho biết là tấm lòng của Môise muốn đi viếng anh em của mình. Đây đúng là một sự khích lệ cho bất kỳ những ai đang làm cha làm mẹ tại đây tối nay, đặc biệt bậc phụ huynh nào không có lòng tin vào con cái, rằng có một ngày, khi tấm lòng của Môise muốn đi thăm viếng anh em của chàng. Quí vị có nắm bắt kịp như thế chăng? Mọi sự mà quí vị đã thỏ thẻ vào hai lỗ tai của con cái mình, mọi sự mà quí vị đem đến cho chúng trải qua nhiều năm tháng – mọi sự ấy sẽ không rơi vào chỗ hư không, chúng không thể rơi vào chỗ hư không, và nếu quí vị tin cậy Đức Chúa Trời và cứ giữ sự cầu thay cho chúng và tin cậy ý chỉ của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng, những việc nầy sẽ hiện ra trong ký ức của chúng!

Đúng là một sự vui mừng cho chúng ta khi nhìn xem Hêbơrơ chương 11, chương ấy rất quan trọng, rằng 'Bởi đức tin, Môi-se lúc đã khôn lớn, bỏ danh hiệu mình là con trai của công chúa Pha-ra-ôn, đành cùng dân Đức Chúa Trời chịu hà hiếp hơn là tạm hưởng sự vui sướng của tội lỗi: người coi sự sỉ nhục về Đấng Christ là quí hơn của châu báu xứ Ê-díp-tô, vì người ngửa trông sự ban thưởng. Bởi đức tin, người lìa xứ Ê-díp-tô không sợ vua giận; vì người đứng vững như thấy Đấng không thấy được'. Đúng là một âm điệu đắc thắng! Quí vị đã quên không đứng lui lại phía sau tấm bia đức tin của nhân vật nầy rồi nói: 'Môise đúng là người như thế'. Ông là một con người như thế đó, có lẽ ông là nhân vật cao trọng nhất, không cần phải tranh cãi, nhân vật cao trọng nhất trong toàn thể Cựu ước. Tuy nhiên, ý chỉ của Đức Chúa Trời trong đời sống của Môise không phải là không có vấn đề của nó. Quí vị sẽ thấy điều đó trong cuộc sống, và khi quí vị dấn thân vào đời sống đức tin nơi Đấng Christ, quí vị sẽ thấy rằng ý chỉ của Đức Chúa Trời không nói tới một cái giường đầy hoa hồng và một con đường dễ dàng đâu, nhưng ý chỉ của Đức Chúa Trời thường có những đám mây vầy ơn phước chắn trên đầu của chúng ta – nhưng chúng là những đám mây! Ý chỉ có những nan đề của nó. Những rắc rối của cuộc sống mà chúng ta đang lâm vào – quí vị nhớ chúng ta ví đời sống Cơ đốc với rối rắm vào bất cứ thời điểm nào, quí vị không biết quí vị đang đi đâu, quí vị đang bước đi trong đức tin. Dĩ nhiên quí vị biết số phận vào lúc sau cùng, và quí vị có mọi lời hứa của Đức Chúa Trời – thế nhưng đôi khi quí vị đụng phải những ngõ cụt không lối thoát, quí vị không biết xây qua trái hay qua phải, hoặc tới hay lui, quí vị không biết phải đi đâu, và quí vị chỉ cần có ai đó đang đứng trên nơi cao chỉ dẫn cho quí vị khi họ nhìn xuống điều rối rắm đó, để chỉ cho biết nơi phải đi và đi như thế nào!

Thậm chí sau những chiến trận thuộc linh chính, sẽ có thể có những khủng hoảng thuộc linh xảy ra. Trong Hêbơrơ 11, chúng ta thấy bởi đức tin Môise đã đến với người mẹ nuôi của ông, ở Ai cập và ông đã đoạn tuyệt rồi từ bỏ mọi sự phước hạnh và mọi sự thuộc cơ nghiệp mà ông có thể có ở xứ Ai cập – có lẽ ông sẽ lên nối ngôi, tuy nhiên ông đã xây lưng mình lại với ngôi vị đó và ông đã làm thế bởi đức tin. Nhưng ngay sau khi ông xây lưng lại, chúng ta thấy cái đỉnh cao thuộc linh trở thành một đồng trũng thuộc linh – tại sao vậy? Tôi không thể đưa ra cho quí vị một câu trả lời chính xác tại sao, nhưng tôi có thể tóm tắt nó lại trong đề tựa của loạt bài nghiên cứu của chúng ta: ‘con người sanh ra để chịu nhiều khốn khó, như lằn lửa bay chớp lên không’.

Điểm thứ nhứt của quí vị là đây: rằng Môise đã gặp một ngõ cụt không lối thoát. Trong chỗ rối rắm nầy của cuộc sống – quí vị có nhớ chúng ta đã tra xét trong tuần qua thể nào ông đã có một ngõ vào mê cung nầy, và thể nào ông đã có một khởi sự đầy hứa hẹn khi ông cứ tiếp tục con đường của mình – nhưng bây giờ chúng ta thấy Môise đang gặp một ngõ cụt không lối thoát. Tôi không biết rõ về quí vị, nhưng tôi đã đọc qua các tiểu sử trong Kinh Thánh, có một việc mà tôi rất thích – và tôi đã đọc hết phần tiểu sử đó, và tôi thích đọc loại tiểu sử Cơ đốc, và tôi hy vọng rằng quí vị cũng thích như thế nữa và quí vị sẽ học đòi theo họ. Nhưng loại tiểu sử Cơ đốc có xu hướng đưa ra một khuôn mẫu sáng láng tốt đẹp của những người mà họ viết kể ra, còn loại tiểu sử mà chúng ta tìm kiếm trong Kinh Thánh đều có hạng người nầy, không che giấu những khuyết tật và sai sót. Những kinh nghiệm đỉnh cao thuộc linh của họ, khả năng và năng lực lỗi lạc của họ là hạng người thuộc về Đức Chúa Trời, nhưng họ cũng chỉ ra thực tế họ là hạng tội nhân, là loài người có đủ sự yếu đuối giống như chúng ta. Điều đó khích lệ tôi và cũng khích lệ cho quí vị nữa.

Giống như Ápraham mà chúng ta mới vừa nghiên cứu đây, giống như Ápraham trước ông và nhiều người sau ông, Môise đã phạm phải một lầm lỗi trong đời sống đức tin bị coi là một lầm lỗi đáng bị chỉ trích – và sự chỉ trích ấy dành cho quí vị tối nay để hiểu rõ lầm lỗi đó là gì, và để cho quí vị lẫn tránh nó trong đời sống thuộc linh của quí vị. Đó là điều nầy đây: Môise đã đoạn tuyệt với Ai cập, Môise không sợ Pharaôn, ông đã đoạn tuyệt với mọi khoái lạc của trần gian và ông đã bước theo Đức Chúa Trời bởi đức tin, nhưng những gì ông đã bắt đầu bằng đức tin ông đã cố gắng hoàn thành bằng xác thịt. Nhưng gì ông đã bắt đầu bằng đức tin ông đã cố gắng hoàn thành bằng xác thịt. Ông đã cố gắng thực thi bằng xác thịt những gì Đức Chúa Trời đã hứa chỉ bởi Đức Thánh Linh. Khi ông từ ngai vàng bước xuống con đường mà ông đã đi, thì chẳng bao lâu sau đó dòng máu Do thái của ông đã bắt đầu sôi sụt lên. Hãy cùng tôi mở ra trong Công Vụ các Sứ Đồ 7, đây là bài giảng rất lạ thường của Êtiên, và ở đây chúng ta đọc thấy câu chuyện nầy, thể nào Môise đã lọt vào ngõ cụt không lối thoát, Công Vụ các Sứ Đồ 7 câu 24. Trong câu 23 chúng ta đọc thấy sau 40 năm, lòng ông nhớ đến, muốn 'đi thăm anh em mình là con cái Israel. Môi-se thấy có người hà hiếp một người trong đám họ, nên binh vực kẻ bị hà hiếp và đánh người Ê-díp-tô để báo thù cho. Người ngờ anh em mình chắc hiểu rằng Đức Chúa Trời dùng tay mình giải cứu họ; nhưng họ chẳng hiểu'. Chính trong tấm lòng của ông, và chính Đức Chúa Trời đã đặt điều đó vào trong tấm lòng của ông qua ảnh hưởng của mẹ ông và qua ảnh hưởng của Thánh Linh Đức Chúa Trời nữa, tôi tin như thế. Những gì đã được đặt trong tấm lòng của ông qua các lời hứa của Đức Chúa Trời và qua Lời của Đức Chúa Trời, Môise đã tìm cách hoàn thành qua xác thịt, và sự việc đã không thành!

Những gì đã được đặt trong tấm lòng của ông qua các lời hứa của Đức Chúa Trời và qua Lời của Đức Chúa Trời, Môise đã tìm cách hoàn thành qua xác thịt, và sự việc đã không thành!
Giờ đây hãy giữ ngón tay của quí vị ở đó và cùng mở với tôi sách Galati chương 3 trong một phút thôi. Galati 3 là một chương nói về sự song hành của xác thịt và tâm linh – chương nầy có nhiều việc lắm, nhưng có một việc đáng nói, ấy là sự song hành của xác thịt và tâm linh. Đã có những người theo Do thái giáo bước vào trong Hội thánh nầy tại xứ Galati, họ nói: 'Phải, Đấng Christ đã chịu chết và đức tin nơi thập tự giá của Đấng Christ là quan trọng đấy, nhưng còn phải sống hơn thế nữa. Các ngươi phải giữ luật pháp, các ngươi phải chịu phép cắt bì, các ngươi phải giữ cho kỹ các luật lệ về đồ ăn và còn nhiều thứ khác nữa. Phải có đức tin và một chút tôn giáo pha trộn vào đó' – đức tin và xác thịt nếu quí vị muốn. Bây giờ, đây là những gì Phaolô đã nói, và đây là phần chú giải chắc chắn về sự cố nầy trong đời sống của Môise, Galati 3 câu 3: 'Sao anh em ngu muội dường ấy? Sau khi đã khởi sự nhờ Đức Thánh Linh, nay sao lại cậy xác thịt mà làm cho trọn?'. Chúng ta đã được cứu bởi Đức Thánh Linh, Roma 8 cho chúng ta biết như thế; chúng ta đã được buông tha ra khỏi luật pháp của sự tội và sự chết, và ngẫu nhiên chính luật pháp của Đức Chúa Trời chỉ đem lại sự chết cho chúng ta vì chúng ta không thể tuân thủ nó. Chúng ta đã được buông tha ra khỏi luật pháp của sự tội và sự chết, và chúng ta đã được ban cho một sứ điệp mới, ấy là luật của Thánh Linh và sự sống trong Đức Chúa Giêxu Christ đã buông tha cho chúng ta được tự do.

Bây giờ, đây là việc mà nhiều người trong chúng ta đã sa vào: chúng ta khởi sự nhờ Đức Thánh Linh và chúng ta thể hiện ra bằng xác thịt. Phaolô nói, và đời sống của Môise minh chứng cho, đừng ngu muội như thế nữa! Sau khi đã khởi sự nhờ Đức Thánh Linh, nay sao anh em lại cậy xác thịt mà làm cho trọn, anh em sẽ không được trọn nhờ xác thịt đâu. Bây giờ hãy nhớ, chúng ta quay trở lại với cha của Môise ở đây, hãy lui lại với Ápraham . Có nhớ sự cố của ông với Aga không? Đó là việc gì? Một lời hứa đã được ban ra trong Đức Thánh Linh, ông đã cố gắng hoàn thành bằng xác thịt. Ông đã lấy Aga, ông đã ngủ với nàng, ông đã sanh ra Íchmaên theo danh của ông – đó là một con trai, song đấy không phải là đứa con của lời hứa, của đức tin, đó là đứa con của xác thịt. Quí vị có thể nhìn thấy như thế hôm nay, thậm chí trong các tập san tin tức của chúng ta, thể nào Ápraham vẫn còn đang chịu khổ hôm nay vì những gì đã thể hiện qua xác thịt mà không qua Đức Thánh Linh. Chúng ta phải làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời theo đường lối của Đức Chúa Trời. Nhận biết ý chỉ của Đức Chúa Trời chưa phải là đủ đâu, thậm chí làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời cũng vậy – còn phải hơn thế nữa: một phải làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời đúng theo đường lối của Đức Chúa Trời.

Quí vị đã nhìn thấy rồi trong loạt bài nghiên cứu nhân vật nầy khi chúng ta chạy cuộc đua đức tin, chúng ta cần phải phấn đấu để làm chủ và để trở thành hạng chuyên gia lão luyện trong đời sống đức tin của chúng ta; nhưng chúng ta sẽ không đoạt được phần thưởng, Phaolô nói, trừ phi chúng ta chạy đúng luật. Chúng ta cần phải chạy cuộc đua, nhưng khi chúng ta chạy cuộc đua, chúng ta phải tuân thủ luật lệ. Giờ đây sự thể khiến chúng ta phải thực sự phân tích đời sống, tư tưởng chúng ta, việc làm mà chúng ta đang làm cho Chúa, chỉ vì làm những việc đúng đắn bằng những đường lối sai lầm mà thôi, làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời theo một phương thức không đúng. Nhưng đâu là ơn phước cho chúng ta và thực sự làm cảm động chúng ta tối nay và khiến chúng ta phải dâng lời ngợi khen Chúa, ấy là nhìn thấy Môise đã đi từ điểm nầy trong đời sống của ông – đã có sự trông cậy cho Môise – và về sau một ngày kia Đức Chúa Trời sẽ lãnh đạo tuyển dân của Ngài ra khỏi Ai cập qua chính bàn tay của Môise, là bàn tay đã đánh người Ai cập và đã vùi hắn dưới lớp cát. Một ngày kia 'Môise kẻ giết người' sẽ được người ta gọi là 'Môise người nhu mì nhất trong mọi người' – dù vậy chúng ta phải tiếp thu bài học nầy tối nay, chúng ta không lướt qua Môise, chúng ta không xem ông bằng một vầng hào quang mà quên đi ông xuất thân từ đâu để trở thành hạng người mà chúng ta biết ông phải trở thành.

Làm thể nào và tại sao ông đã lọt vào ngõ cụt không lối thoát kia chứ? Được thôi, trước hết ông đã để cho tình cảm chi phối. Không có nghi ngờ chi về điều nầy, chúng ta cần những người tin Chúa với một ít xúc cảm và một ít lửa trong những ngày này, nhưng chúng ta không thể để cho tình cảm của chúng ta nắm quyền chi phối. Có những lúc khi tấm lòng chúng ta không làm chủ được cái đầu của mình. Việc thứ hai ông đã mắc phải là ông đã hành động một cách quá sớm. Đấy chưa phải là thì thuận tiện của Đức Chúa Trời. Ông tưởng ông đang làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, ông tưởng ông đang ra tay giải cứu một trong những người đồng bào mình, nhưng đấy không phải là thì thuận tiện của Đức Chúa Trời bắt tay làm những gì ông đã làm. Ông còn phải học tập nhiều nữa, Đức Chúa Trời phải cưu mang ông qua 40 năm trong trường đồng vắng của người Mađian trong vai trò người chăn chiên. Ông không còn giữ vai trò ấy nữa cho tới khi ông được 80 tuổi, nhưng 40 năm hấp tấp kia ông đã đi quá vội vàng.
Không có nghi ngờ chi về điều nầy, chúng ta cần những người tin Chúa với một ít xúc cảm và một ít lửa trong những ngày này, nhưng chúng ta không thể để cho tình cảm của chúng ta nắm quyền chi phối.
Tôi không biết quí vị có cảm thấy điều nầy ứng dụng vào đời sống quí vị hay không, nhưng tôi cảm thấy điều ấy – chắc chắn điều ấy phải áp dụng vào đời sống của tôi. Ở những lúc chúng ta gặp khó khăn, chúng ta không biết phải làm gì, và chúng ta trông đợi Đức Chúa Trời nhưng chúng ta không chờ đợi Đức Chúa Trời đủ, và chúng ta nghĩ ra đường lối riêng của mình hòng thoát ra khỏi tình huống thay vì chờ đợi Đức Chúa Trời thêm một thời gian nữa. Hãy nhớ tới câu chuyện của Vua Saulơ trong sự vi phạm và sa sút thuộc linh của ông? Ông đang đối diện với quân Philitin đang kéo đến bao vây và ông buộc, ông cảm thấy, tự mình phải dâng một của lễ dâng lên Đức Chúa Trời trước khi họ kéo nhau ra chiến trận. Ngay khi ông dâng của lễ đó, và ông không hợp pháp khi dâng của lễ, việc ấy không phải của ông phải lo làm, mà việc dâng của lễ là việc của Samuên, nhưng ngay sau khi ông cảm thấy bị buộc phải làm công việc dâng của lễ đó, khi ông ngước đầu mình lên thì thấy Samuên đang tới đến ngang qua hòn núi. Ông đã hành động quá sớm sủa, ông đã không chờ đợi thì thuận tiện của Đức Chúa Trời.

Khi quí vị làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời trước tiên phải biết chắc rằng tình cảm của quí vị không cai quản lý trí của quí vị. Thứ hai, phải biết chắc rằng quí vị không hành động quá sớm khi làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Hãy chờ đợi Chúa – có bao nhiêu lần chúng ta đọc thấy điều đó trong Lời của Đức Chúa Trời? Nhưng có một việc khó phải lo làm trong đời sống đức tin hơn là chờ đợi nơi Đức Chúa Trời trong xã hội đương thời, ở đây chúng ta nhận lãnh mọi sự chỉ do nhấn một cái nút – chờ đợi nơi Đức Chúa Trời sao? Một Đấng mà chúng ta không thể thấy được bằng mắt thường, chúng ta không thể nghe, chúng ta không thể biết, chạm đến, cảm thấy hay ý thức – chờ đợi nơi Ngài sao? Đấy là lý do tại sao tác giả Thi thiên khuyên chúng ta phải thường: 'trông đợi Đức Giê-hô-va; Hãy vững lòng bền chí! Phải, hãy trông đợi Đức Giê-hô-va'. Châm ngôn 20.22: ‘Chớ nói: Ta sẽ trả ác. Hãy chờ đợi Đức Giê-hô-va', đừng cầm lấy luật pháp nơi hai bàn tay của quí vị, 'Ngài sẽ cứu rỗi con'.

Bây giờ hãy cùng tôi mở ra ở Hêbơrơ chương 10 một lần nữa. Có một lẽ đạo chạy xuyên suốt sách Hêbơrơ đáng phải để ý tới, và lẽ đạo ấy nói về sự ban thưởng, quí vị tìm thấy lẽ đạo đó chạy xuyên suốt sách Hêbơrơ: ban thưởng. Quí vị còn nhớ trong Hêbơrơ 11, nếu quí vị nhìn vào đấy một chút thôi, quí vị sẽ thấy Môise đã “coi sự sỉ nhục về Đấng Christ là quí hơn của châu báu xứ Ê-díp-tô, vì người ngửa trông sự ban thưởng”. Ông đã nhìn thấy phần thưởng bởi đức tin, không phải phần thưởng bằng vàng và rượu của xứ Ai cập, và mọi thứ khô lân chả phụng, nhưng ông đã nhìn thấy một phần thưởng không nhìn thấy được bằng mắt thường – ông đã nhìn thấy Đức Chúa Trời, ông đã nhìn thấy một phần thưởng đến bởi lời hứa và bởi đức tin. Bây giờ, đây là những gì Hêbơrơ 10 nói về chính lẽ đạo đó, câu 35 - 36: 'Vậy chớ bỏ lòng dạn dĩ mình, vốn có một phần thưởng lớn đã để dành cho. Vì anh em cần phải nhịn nhục, hầu cho khi đã làm theo ý muốn Đức Chúa Trời rồi, thì được như lời đã hứa cho mình'. Đó là phần thưởng.

Bây giờ tôi biết có một việc tôi cần có trong đời sống kèm theo việc bước đi bởi đức tin là sự kiên nhẫn. Hết thảy chúng ta há chẳng cần đến sự kiên nhẫn sao? Chúng ta hàng động quá nhanh, chúng ta phản ứng đối với các tình huống thay vì chờ đợi nơi Đức Chúa Trời, và cứ chờ đợi cho tới khi – tôi mô tả sự chờ đợi nầy như vầy – cho tới khi Đức Chúa Trời sắp sửa đẩy chúng ta vào tình huống đó, cho tới khi chúng ta lún vào 110%, nếu chúng ta dám chờ, dám chắc rằng đấy là chỗ mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải có mặt. F.B. Meyer nói: 'Một cú đánh trúng ngay thời điểm thì xứng đáng hơn một ngàn cú đánh quá sớm sủa'. Ông đã đánh một cú nghịch lại người Ai cập, và cú đánh ấy chẳng tới đâu hết, đó là tội nghịch lại Đức Chúa Trời, cú đánh ấy đã tung ra với cảm xúc, cú đánh ấy đưa ra quá sớm. Nếu ông đánh một cú đúng ngay vào thời điểm của Đức Chúa Trời, cú đánh ấy sẽ xứng đáng hơn một ngàn cú đánh quá sớm.

Cảm xúc, tình trạng sớm sủa, và thứ ba, đã có sự kiêu ngạo của ông. Tôi nghĩ rằng đây có thể là một bài học khó chịu nhất cho Môise phải tiếp thu, và tôi biết theo cách riêng đó là bài học khó nhất cho tôi học hỏi trong cuộc đời của mình – đó là sự kiêu ngạo. Anne đã dâng lên lời cầu nguyện – và hãy nhớ chúng ta đã thấy trong tuần qua nàng cũng đã trông mong một đấng cứu tinh nữa – và nàng đã biểu lộ trong bài ca ngợi của nàng khi Đức Chúa Trời ban cho nàng Samuên: 'Vì chẳng do sức riêng mình mà người nào được thắng’. Ở đây quí vị có sự tương phản đối ngược của Đức Thánh Linh và xác thịt, và Anne phải tiếp thu trong đời sống đức tin của mình rằng bởi xác thịt, bởi sức riêng của con người, chẳng một ai được thắng hết. Ấy không phải bởi quyền thế, mà bởi Thần ta, Đức Giêhôva phán vậy.

Quí vị nhớ, ông đã giết người Ai cập, và Kinh thánh nói ông đã làm gì? Kinh Thánh chép: 'Ông ngó quanh quất', để xem coi có ai trông thấy việc ông đã làm hay không!?! Kế đó ông đã vùi cái thây trong cát. Ông đã ngó quanh quất để xem coi có ai thấy hay không!?! Có lẽ ông đã tìm xem coi người ta đang nghĩ gì, có thể ông đang tìm kiếm sự khen ngợi của những người Hêbơrơ anh em của mình - 'Ồ, Môise ơi, ngươi là một đấng cứu tinh vĩ đại đó! Ngươi đến, lãnh đạo chúng ta và đem chúng ta ra khỏi xứ Ai cập'. Cho phép tôi nói điều nầy: nếu Môise biết ông đang làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời đúng theo đường lối của Đức Chúa Trời, nếu ông biết chắc ông đang ở trong chương trình và mục đích tối cao của Đức Chúa Trời, ông sẽ không phải lo về ai trông thấy ông, ông sẽ không quan tâm đến người ta sẽ nghĩ gì - vì đó là chương trình của Đức Chúa Trời. Ông đã ngó quanh quất, và ông biết điều đó có nghĩa gì rồi: ông đã bước đi bằng mắt thấy chớ không phải bằng đức tin! Quí vị có thấy như vậy không? Đây là ngõ cụt không lối thoát của ông! Chàng trai vừa lòng Đức Chúa Trời nầy, tấm lòng đã được Đức Thánh Linh và các lời hứa của Đức Chúa Trời trồng trong đó một tâm huyết bắt đầu bị biến đổi thành một thứ vượt trỗi hơn bất cứ điều chi khác được Đức Chúa Trời đóng ấn thiêng liêng tán thành, tâm huyết đó đã trở thành xác thịt.

"Mọi thứ xung quanh không biểu lộ ý chỉ của Đức Chúa Trời, ông đang nhìn vào mắt của con người thay vì nhìn vào mắt của Đức Chúa Trời – và chúng ta đọc thấy sự sợ hãi con người dẫn tới một cái bẫy".
Đấy là lý do tại sao Cứu Chúa kêu gọi chúng ta trong Bài Giảng Trên Núi mắt phải sõi sàng, mắt phải sáng sủa. Bản thân Ngài há không có mắt sáng sủa khi Ngài phán: 'Ta luôn luôn làm đẹp lòng Ngài' sao!?! Cuộc sống nầy mà chúng ta phải bước vào là một cuộc sống đức tin, quí vị phải nắm bắt y như thế. Đó là một đời sống bước đi trong Đức Thánh Linh, và không được lèo lái bởi những gì chúng ta trông thấy và những gì trí khôn, sự khôn ngoan, cùng nhận thức thông thường nói cho chúng ta biết, mà đời sống ấy phải được lèo lái bởi đức tin nơi Đức Chúa Trời. Quí vị biết rõ câu chuyện hơn tôi biết nữa, khi việc mà Môise đã làm lậu ra nơi hai lỗ tai của Pharaôn, Pharaôn sẽ tìm cách giết chết ông. Kinh Thánh cho biết Môise đã sợ hãi, cà ông đã chỗi dậy rồi trốn ra nơi đồng vắng – ông đã bỏ chạy! Giờ đây hãy cùng tôi xem lại trong Hêbơrơ 11, vì đây là phần trái ngược mà quí vị sẽ suy nghĩ. Câu 27 trong Hêbơrơ 11, câu nầy nói rằng: 'Bởi đức tin, người lìa xứ Ê-díp-tô không sợ vua giận'. Thế mà Kinh Thánh lại nói trong sách Xuất Êdíptô ký, chương 2, tôi nghĩ câu nầy cho là: Môise bỏ trốn đi vì sợ Pharaôn.

Như thế có trái ngược không? Tất nhiên không phải là trái ngược đâu, không có một chỗ nào mâu thuẫn trong lời không sai sót của Đức Chúa Trời. Nhưng Kinh thánh nói ở đây trong Hêbơrơ 11 rằng ông không sợ nhà Vua, Kinh thánh chép trong sách Xuất Êdíptô ký rằng ông e sợ nhà Vua, vì chúng ta phải nói như thế nào đây? Được thôi, cho phép tôi đưa ra cho quí vị ý kiến nầy – đây là ý kiến của tôi, và tôi không biết quí vị có đồng ý với ý kiến ấy hay không, nhưng tôi nghĩ trong văn mạch nói tới mọi sự mà chúng ta phải tra xét tối nay thì đây là câu trả lời duy nhất. Có thể nào trạng thái không sợ một khải tượng do Đức Chúa Trời ban ra bị đổi thành một sự e sợ tin kính bởi ý chỉ của Đức Chúa Trời mà không biểu lộ ra? Quí vị có thấy thế không? Thánh Linh Đức Chúa Trời đã đặt một điều gì đó trong tấm lòng của Môise, và điều đó là trong sạch, và theo ý chỉ, sự khôn ngoan và các mục đích của Đức Chúa Trời, vì ông không thể hiện ra bởi đức tin, điều đó đổi thành sợ hãi.

Quí vị biết đấy, một nguyện vọng nào đó trong tấm lòng của chúng ta sản sinh từ Đức Thánh Linh có thể bày ra nơi xác thịt, như thế có đúng không? Ấy là bởi đức tin mà ông đã lìa bỏ Ai cập, ấy là bởi đức tin mà ông đã bước vào gặp người mẹ nuôi của mình rồi đoạn tuyệt mọi sự, ấy là bởi đức tin mà trong lòng ông tràn dâng tình cảm và ngọn lửa nầy phải đoạn tuyệt với Ai cập, phải ra đi cứu giúp anh em mình – nhưng ông đã thể hiện điều đó bằng xác thịt. Ấy không phải bởi đức tin, như Hêbơrơ 11 chép, ông đã vùi cái xác và ông bỏ chạy. Chúng ta đọc trong Xuất Êdíptô ký thấy sự phản ứng của nhiều người sống quanh ông, khi ông trông thấy hai người Hêbơrơ đánh nhau, họ đã nói: 'Có phải muốn giết ta như đã giết người Ê-díp-tô kia chăng?'. Mọi thứ xung quanh không biểu lộ ý chỉ của Đức Chúa Trời, ông đang nhìn vào mắt của con người thay vì nhìn vào mắt của Đức Chúa Trời – và chúng ta đọc thấy sự sợ hãi con người dẫn tới một cái bẫy.

"Ông đã lọt vào một ngõ cụt không lối thoát của đời sống mình, đó là một ngõ cụt không lối thoát ngoài sa mạc, nhưng ở đây chúng ta được đem trở lại từ từ với lẽ đạo bao quát nầy một lần nữa – lẽ đạo đó là gì? Ý chỉ của Đức Chúa Trời".
Ông đã lọt vào một ngõ cụt không lối thoát của đời sống mình, đó là một ngõ cụt không lối thoát ngoài sa mạc, nhưng ở đây chúng ta được đem trở lại từ từ với lẽ đạo bao quát nầy một lần nữa – lẽ đạo đó là gì? Ý chỉ của Đức Chúa Trời. Đừng yêu cầu tôi phải bộc lộ lẽ đạo nầy ra, có một số việc mà tôi không thể nói ra được. Quí vị tưởng quí vị có thể bộc lộ chúng ra, song quí vị không làm được. Quí vị không thể bộc lộ chúng ra được. Tôi sẽ nói cho quí vị biết về chúng: Ba Ngôi Đức Chúa Trời, ba trong một – quí vị có thể bộc lộ lẽ đạo ấy ra không? Quí vị không thể làm được việc ấy, đừng gắng sức mà bộc lộ ra lẽ đạo đó, quí vị không thể làm được – chỉ tin theo lẽ đạo ấy mà thôi, đấy mới đúng là đức tin! Là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy, hay không hiểu được. Tôi sẽ nói cho quí vị biết một việc khác mà quí vị không thể bộc lộ ra được: quyền tể trị của Đức Chúa Trời và trách nhiệm của con người. Quí vị đang chịu trách nhiệm về chính linh hồn mình, quí vị quyết định về Đấng Christ, nhưng Đức Chúa Trời đang vận hành trong quí vị. Thánh Linh của Đức Chúa Trời hiển nhiên đang cứu lấy quí vị rồi đem ánh sáng vào trong tấm lòng của quí vị – tôi không thể điều hoà hai việc nầy, song tôi tin hai việc đó. Có nhiều việc khác trong Lời của Đức Chúa Trời, và ở đây là một việc khác nữa rất khó hiểu trong sự vận hành khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Đó là việc gì? Đức Chúa Trời trong quyền tể trị khôn ngoan của Ngài có thể đưa mọi sự thất bại của chúng ta vào trong chương trình khôn ngoan của Ngài. Ngài có thể hiệp mọi sự thất bại ấy là vì ích cho chúng ta. Nếu quí vị thích, Ngài có thể kẻ một con đường thẳng bằng một cái móc cong, Ngài có thể thực thi ý chỉ của Ngài qua chúng ta, và qua đời sống của Môise – mặc dù (nếu quí vị thích) đấy không phải là sự chọn lựa khôn ngoan của Đức Chúa Trời để khiến Môise phạm tội và không có đức tin, đấy không phải là điều chúng ta đang nói tới – nhưng vấn đề có trong chương trình của Ngài chính là điều cần thiết cho Môise phải nếm trải qua trường đào tạo nầy, thật là cần thiết cho ông phải lọt vào một ngõ cụt không lối thoát trong đời sống ông, thật là cần thiết cho ông phải đi ra, rồi trốn chạy vào trong sa mạc, rồi tốn 40 năm trong vai trò người chăn chiên trong đồng vắng khó hiểu kia – đó là điều cần thiết.

Ông đã trở thành một người chăn chiên trong những khu đồng trống của người Mađian. Nếu quí vị quen thuộc với Lời của Đức Chúa Trời quí vị sẽ thấy đúng là một ngôi trường lớn trong sa mạc và trong đồng vắng thường dành cho những người nam người nữ của Đức Chúa Trời. Quí vị nhớ tới Phaolô trong ba năm vào trong đồng vắng, trong sa mạc Arabia, và Đức Chúa Trời đã tỏ ra nhiều điều kín nhiệm mà chúng ta đang có trong các thơ tín của ông. Giăng Báptít là một tiếng kêu trong đồng vắng, và ở đây quí vị đang có Môise và ông đang ở trong đất người Mađian. Tôi dám chắc rằng mọi sự ông đã nếm trải, mọi sự mà người mẹ ruột của ông đã thủ thỉ bên tai ông khi còn là một đứa trẻ, mọi tình cảm và các bài tập thuộc linh trong tấm lòng ông phải trở thành đấng cứu tinh giải phóng dân Israel dường như vô mục đích và hư không, và đời sống của ông đã cảm nhận mùi thất bại. Nhưng hãy nghe đây tối nay! Chính ở trong sa mạc thất bại đó Môise đã gặp Đức Chúa Trời. Sự thể ấy há chẳng kỳ diệu sao? Ngài đã tự tỏ mình ra cho ông trong chương 3 và 4 là “ĐẤNG TA LÀ vĩ đại”. Ngài chưa hề tự tỏ mình ra theo cách ấy trước đó cho bất kỳ người nào, nhưng Ngài đã tự tỏ mình ra cho một cụ già 80 tuổi đầy ắp thất bại trong sa mạc là “ĐẤNG TA LÀ”. Thật là kỳ diệu khi Đức Chúa Trời có thể biến mọi thất bại của chúng ta hiệp lại để làm ích cho chúng ta. Hỡi quí bạn tối nay ơi, xin đừng quên, làm ơn đừng bao giờ quên rằng Môise đã gặp Đức Chúa Trời trong sa mạc trong khi là một người chăn chiên, chớ không phải là một hoàng tử trong hoàng cung.

Đúng là đời sống rối rắm của Môise sắp sửa bị chuyển đổi, có phải không? Dường như từ lối vào ông đã có một khởi đầu đầy hứa hẹn, thế nhưng với hết thảy con cái của Đức Chúa Trời chỉ qua lò thử thách gắt gao đau khổ, nhiều nan đề, nhiều thử thách mà vàng của sự tin kính mới có thể hình thành, và chúng ta sẽ bị vỡ ra và bị nắn đúc thành ảnh tượng mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải trở thành. Đó là con đường của thập tự giá, có phải không? Con đường của Tân ước, những trang giấy nhuộm đầy huyết mà chúng ta đã đọc thấy Cứu chúa chúng ta đã bước đi để mua lấy sự chuộc tội và ơn cứu rỗi cho chúng ta – chúng ta bị buộc phải đi theo con đường đó. Chúng ta cần phải bước đi trên chính con đường ấy, dù phải đóng đinh mọi tư dục của xác thịt trong chiến trận nghịch lại với linh hồn, dù là phải chối bỏ bản ngã tội lỗi hoặc thậm chí cái tôi nhơn đức của chúng ta – quí vị có biết mình đang có một cái tôi nhơn đức đang nằm trong xác thịt không? Nghĩa là quí vị có thể làm ra những việc lành đang có trong xác thịt mà không theo đúng đường lối của Đức Chúa Trời? Quí vị có thể cầu nguyện theo xác thịt, quí vị có thể làm lành theo xác thịt, quí vị có thể kiêng ăn theo xác thịt, và mọi sự nào không thuộc về Đức Thánh Linh chúng ta cần phải đem mà đóng đinh trên thập tự giá.

"Đấy là lý do tại sao Đức Chúa Trời đưa chúng ta đến với mức cuối của bản ngã, để không còn tin cậy nơi bản ngã nữa. Một người từng học hết mọi sự khôn ngoan của Ai cập, một người có tài năng trong lời nói và việc làm, người ấy bị buộc phải trở thành một đứa trẻ run rẩy trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời Toàn Năng".
Đây là điều rất đáng ngạc nhiên, và tôi tin hết lòng điều nầy – quí vị có thể tranh luận với tôi nếu quí vị muốn, quí vị không phải là người đầu tiên đâu – tôi tin rằng Đức Chúa Trời trong sự tể trị kín nhiệm của Ngài cho phép chúng ta đụng phải loại bức tường bằng gạch trong đời sống của chúng ta. Quí vị có biết tại sao không? Có lẽ trên hết mọi sự khác, vì Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải đến tận mức cuối của bản ngã chúng ta, và Ngài muốn chúng ta tìm gặp mọi sự ở trong Ngài. Giờ đây, đôi lúc không có một con đường nào khác hơn làm cho chúng ta phải tan vỡ ra. Như đã xảy ra trong đời sống của Môise, nó xảy ra trong nhiều đời sống khác, nghĩa là con người phải tan vỡ ra trước mặt Đức Chúa Trời. Há chẳng thú vị sao khi thấy Môise mạnh sức dường ấy đã đến tới mức cuối của bản ngã mình, và như chúng ta nhìn thấy ông trong chương kế tiếp mà chúng ta sẽ nhìn vào, chương 3, ông đến mức cuối của bản ngã mình và không còn tin cậy vào cái tôi của mình nữa. Đấy là lý do tại sao Đức Chúa Trời đưa chúng ta đến với mức cuối của bản ngã, để không còn tin cậy nơi bản ngã nữa. Một người từng học hết mọi sự khôn ngoan của Ai cập, một người có tài năng trong lời nói và việc làm, người ấy bị buộc phải trở thành một đứa trẻ run rẩy trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời Toàn Năng.

Giờ đây chúng ta hãy nhìn vào chương ấy, Xuất Êdíptô ký 3. Nếu quí vị có thể hình dung bằng con mắt của lý trí hình ảnh một buổi sáng bình thường đầy ánh nắng mặt trời trong đồng bằng Mađian, và có những bầy chiên đang nằm dọc theo sa mạc – chúng biếng nhác, đang nằm ngủ dưới ánh mặt trời ban sáng. Bối cảnh đúng là như thế – hãy suy nghĩ tới bối cảnh ấy xem, bối cảnh ấy đã không thay đổi đối với Môise trong 40 năm trời ông là người chăn chiên trong sa mạc đó. Ông biết rõ từng góc xó và đường nứt trong đồng vắng ấy. Nếu là quí vị hay tôi đang nhìn xem ông vào tuổi 80, và nhìn vào mọi lời hứa mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông, và sự giáo dục mà bố mẹ ông đã chắt chiu cho ông, và phần học hỏi quan trọng mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông tại xứ Ai cập, chúng ta sẽ cho là ông chẳng còn gì nữa, có phải không? Chúng ta sẽ loại bỏ ông, sẽ kể ông là không còn có hy vọng gì nữa hết! Đức Chúa Trời có thể làm gì với một cụ già như thế? Thật là quá trễ rồi! Thời thế của ông đã qua rồi! Chúng ta sẽ hát về ông: 'Môise ơi, hãy ngồi xuống một phút đi: Những năm tháng phung phí, những năm tháng phung phí, Ôi, dại dột làm sao'. Nhưng đúng là một sự khích lệ cho chúng ta tối nay, Đức Chúa Trời đã gặp gỡ một cụ già thất bại, yếu ớt, và khiến ông trở thành một nhân vật mạnh mẽ nhất trong Cựu Ước!

Quí vị đang có sự việc ấy ở đây, từ bụi gai đang cháy Đức Chúa Trời đã phá vỡ sự im lặng thiêng liêng nơi đời sống của Môise trong 40 năm. Hãy nhìn vào câu 4, Môise đang ở ngoài sa mạc, ông nhìn thấy một bụi gai đang cháy. Ông nói, câu 3: 'Ta hãy tẻ bước lại đặng xem sự lạ lớn nầy, vì cớ sao bụi gai chẳng tàn chút nào' – bụi gai đang cháy song không tàn. Câu 4: 'Đức Giê-hô-va thấy người tẻ bước lại xem, Đức Chúa Trời bèn ở giữa bụi gai gọi rằng: Hỡi Môi-se, hỡi Môi-se! Người thưa rằng: Có tôi đây!' “Hỡi Môi-se, hỡi Môi-se! hai lần gọi. Giờ đây, tối nay hãy lắng nghe, tôi biết rằng chúng ta – và tôi nói điều nầy cách nhẹ nhàng – chúng ta sẽ có một hội chúng già lão trong Giảng đường Iron, nhưng lẽ nào Đức Chúa Trời không kêu gọi người trẻ tuổi mà chẳng kêu gọi những người lớn tuổi, muộn màng trong cuộc sống, và giống như Môise Ngài sẽ gõ cửa hai lần – Ngài đã gọi như thế nầy hai lần: “Hỡi Môi-se, hỡi Môi-se!” Có thể Ngài đang gõ nơi cửa nhà của quí vị, Ngài muốn quí vị đến phục vụ Ngài, và thắc mắc tối nay là đây: có phải quí vị sẽ đáp: “Có tôi đây!” không?

Ngài đã tự tỏ chính mình ra từ chỗ bụi gai cháy đó. Ngài phán: 'TA LÀ',trong câu 14: 'TA LÀ ĐẤNG TA LÀ'. Tôi không muốn làm cho quí vị phải hoa mắt – tôi không thể mà mắt quí vị! – nhưng tôi không muốn làm cho quí vị lẫn lộn , nhưng câu nói 'TA LÀ' là một động từ theo tiếng Hêbơrơ. Đức Giêhhôva đúng ra là lấy theo động từ tiếng Hêbơrơ có nghĩa là 'LÀ' làm danh của Ngài. Từ nầy làm biểu tượng cho 'TA LÀ – Ta hằng hữu! Ta đã hằng hữu, Ta sẽ hằng hữu, nhưng Ta Là! Ta là Đức Chúa Trời chơn thật, hằng sống, hằng hữu, và Ta hằng hữu ở đây và ngay bây giờ' – quí vị có tiếp thu như thế chưa? 'Ta là Đức Chúa Trời hằng sống và chơn thật'. Ngài phán về quá khứ, hiện tại và tương lai hết thảy quyện lại làm một – và quí vị sẽ nhìn thấy sự ấy, hãy nhìn vào câu, Ngài phán về quá khứ với Môise. Ngài phán: 'Ta là Đức Chúa Trời của tổ phụ ngươi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham' – đó là quá khứ. Nếu quí vị nhìn vào câu 7, thì hiện tại: 'Ta đã thấy rõ ràng sự cực khổ của dân ta tại xứ Ê-díp-tô, và có nghe thấu tiếng kêu rêu vì cớ người đốc công của nó; phải, ta biết được nỗi đau đớn của nó. Ta ngự xuống đặng cứu dân nầy' – thì hiện tại. Tiếp đến thì tương lai, Ngài phán trong câu 10: 'vậy bây giờ, hãy lại đây, đặng ta sai ngươi đi đến Pha-ra-ôn, để dắt dân ta, là dân Y-sơ-ra-ên, ra khỏi xứ Ê-díp-tô'. 'Ta có nghe thấu tiếng kêu rêu của dân ta', câu 10, ‘ta sai ngươi'.

"Thật là lý thú, có phải không, người ta khi còn trẻ tuổi không thể chờ đợi thời điểm của Đức Chúa Trời, đã cố gắng làm việc theo xác thịt tuổi xuân của mình, rồi khi thời điểm tới để giải phóng dân sự của Đức Chúa Trời thì người giờ đây lại chối bỏ sự kêu gọi của Đức Chúa Trời".
Đúng là một sự gặp gỡ! Tôi nói cho quí vị biết, tôi không phải là một Cơ đốc nhân kiên nhẫn đâu, tôi muốn có mọi sự thuộc về Đức Chúa Trời và tôi muốn có mọi sự thuộc về Ngài ngay lúc bây giờ – Tôi chưa sửa soạn đủ để trả giá, hầu hết chúng ta cũng đều chưa sửa soạn đủ. Tôi chỉ muốn có mọi sự ngay lúc bây giờ, mau mau có, mọi sự ngay lúc bây giờ! Nhưng tôi nghĩ, có lẽ, tôi sẽ bằng lòng chờ đợi – Tôi hy vọng Ngài không ngăn trở tôi đối với vấn đề nầy – nhưng 80 năm để có một sự gặp gỡ với Đức Chúa Trời mà người nầy đã có. Sự gặp gỡ ấy há chẳng kỳ diệu sao? Đức Chúa Trời đời đời đang bày tỏ chính mình Ngài ra lần đầu tiên cũng như danh của Ngài, danh quan trọng nầy. Thật đáng kinh ngạc. Đây là phần chứng minh, nếu quí vị muốn bất kỳ một minh chứng nào cho thấy Môise đã đến mức cuối của bản ngã mình, đây là minh chứng: những lời cáo lỗi đang ùa đến.

Bây giờ, đây là một con người sắp sửa trở thành đấng cứu tinh của Đức Chúa Trời , hầu như ông đã phạm vào tội giết người để trở thành một đấng cứu tinh – và bây giờ thì thuận tiện của Đức Chúa Trời đang xảy đến, trong ý chỉ của Đức Chúa Trời và theo đường lối của Đức Chúa Trời, những lời cáo lỗi đang ùa đến. Thật là lý thú, có phải không, người ta khi còn trẻ tuổi không thể chờ đợi thời điểm của Đức Chúa Trời, đã cố gắng làm việc theo xác thịt tuổi xuân của mình, rồi khi thời điểm tới để giải phóng dân sự của Đức Chúa Trời người giờ đây lại chối bỏ sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. F. B. Meyer nói: 'Người nầy đã một lần bỏ chạy trước mặt Đức Chúa Trời với sự không kiên nhẫn, giờ đây người tỏ ra nhút nhát ở sau lưng Ngài'. Bây giờ, nếu quí vị chịu nghe một lời khuyên bảo từ một người đầy sức sống thủ thỉ ở đàng sau hai lỗ tai, một số người trong quí vị liền nhớ tới một ngày khi quí vị đang ngồi trên ngọn lửa sốt sắng vì Đức Chúa Trời. Quí vị có thể nhớ một ngày khi ngọn lửa ấy dậy lên trong lòng quí vị muốn đi thăm anh em mình. Quí vị có thể nhớ một ngày khi tình cảm của Đức Chúa Trời nung nấu trong tấm lòng của quí vị nhưng, vì mọi thứ lý do đến nỗi tôi không biết và có lẽ quí vị không dám chắc nữa, những đóm than hồng ấy đã tắt và vàng đang hiện ra lờ mờ. Quí vị, giống như Môise, đã mất đi sinh lực mà quí vị có thời son trẻ. Nhưng lẽ nào – và đây là thắc mắc to lớn cho nhiều người trong chúng ta – lẽ nào năng lực thời son trẻ không còn gì hết? Khi gặp khó khăn, vì khó khăn ấy nhằm vào xác thịt, nó bèn mất hết – có lẽ nào?

Đâu là câu trả lời? Tôi không biết trình tự ABC của sự ấy, nhưng tôi sẽ nói cho quí vị biết: quí vị đang cần một cuộc gặp gỡ tươi mới với Đức Chúa Trời. Đấy há không phải là điều đã xảy đến với Môise một lần nữa sao? Gặp gỡ Đức Chúa Trời một lần nữa! Vì cớ cuộc gặp nầy, ngay tại ngõ cụt không lối thoát của những điều rối rắm trong cuộc đời của ông, ngay tại chỗ đó là vì từ thời điểm nầy trở đi khi ông tiếp nhận luật pháp trên Núi Sinai – và chúng ta không có thì giờ để xâm nhập vào những đỉnh cao của dãy núi đời sống Môise, và trong trạng thái ngây ngất trong sự phục vụ Đức Chúa Trời mà ông đã theo đuổi đến năm thứ 80 của mình – nhưng sự việc không thể đạt được cho tới thời điểm già nua nầy ông mới trở thành một người chịu khó theo đuổi Đức Chúa Trời, và ông có thể nói: 'Lạy Chúa, xin cho con xem thấy sự vinh quang Ngài!'.

Thế nhưng lại có những lời cáo lỗi trên môi miệng ông. Câu 11, lời cáo lỗi đầu tiên, chương 3 câu 11: 'Môi-se bèn thưa rằng: Tôi là ai, dám đi đến Pha-ra-ôn, đặng dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô?'. Còn Đức Giêhôva, Ngài đã phán dạy điều gì? Ngài phán: 'Ta sẽ ở cùng ngươi'. 'Tôi là ai?' – vô luận quí vị là ai, 'Ta sẽ ở cùng ngươi. Ta là Đấng hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi'. Như một tác giả đã viết: Ngài đang truyền đạt cho Môise: 'Không có giờ nào mà ngươi không có tình bạn của Ta. Không có một khó khăn nào mà thiếu vắng sự cộng tác của Ta. Không có Biển Đỏ nào mà thiếu vắng cánh tay phải của Ta. Không có một nụ cười nào trong chuyến hành trình trong đồng vắng mà thiếu vằng sự hiện diện của thiên sứ Ta'. Hãy quên đi về sự quí vị là ai! 'TA LÀ'.

Lời cáo lỗi thứ hai nằm trong câu 13: 'Nầy, tôi sẽ đi đến dân Y-sơ-ra-ên, nói cùng họ rằng: Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi sai ta đến cùng các ngươi; nhưng nếu họ hỏi: Tên Ngài là chi? thì tôi nói với họ làm sao?'. Câu trả lời: 'TA LÀ ĐẤNG TỰ HỮU HẰNG HỮU!' Quí vị gần như đã quên không nghĩ tới chính câu trả lời đó – có thể lắm. 'TA HẰNG HỮU' – Ta là câu trả lời - 'TA LÀ ĐẤNG TỰ HỮU HẰNG HỮU!' Đây là mục đích của Ngài: 'Ta là Đức Chúa Trời duy nhất'. Môise đã đến tại điểm nầy: 'Trong xứ Ai cập nầy, họ có rất nhiều thần, và khi tôi đến với họ và nói Đức Chúa Trời bảo hãy để cho họ ra đi – họ sẽ nói 'Danh của Ngài là gì?''. Ngài phán: 'Đây là danh Ta: TA LÀ ĐỨC CHÚA TRỜI, và không có một danh nào khác – và bất luận người cần điều gì, hỡi Môise, ta sẽ làm thoả mãn nhu cần đó'.

"Đây chính là người mà Êtiên nói là trong lời nói và việc làm đều có tài năng, là người đã học hết mọi sự khôn ngoan của Ai cập, và tôi không thể tin ông có thể nói được! Tôi chỉ tin rằng ông đã đầy dẫy với sợ hãi và hàm ông đã bị riết chặt lại!"
Lời cáo lỗi thứ ba nằm trong chương 4 câu 1: 'Môi-se thưa rằng: Nhưng dân đó sẽ chẳng tin và chẳng vâng lời tôi, vì sẽ nói rằng: ĐỨC GIÊ-HÔ-VA chẳng có hiện ra cùng ngươi đâu'. Chúng ta không có thì giờ để xâm nhập vào mọi sự nầy, nhưng Chúa đã ban cho ông ba dấu lạ. Ngài phán: 'Trong tay ngươi cầm vật chi?', và ông đang có một cây gậy, có lẽ là cây cần móc của người chăn chiên trong tay ông, và ông đã ném nó xuống đất thì nó biến thành một con rắn. Con rắn là một hình tượng trong sự thờ phượng của người Ai cập, nó thực sự là biểu tượng cho quốc gia Ai cập – và Kinh thánh chép Môise đã bỏ chạy trốn con rắn, đúng y như ông đã bỏ chạy trốn khỏi Ai cập vậy! Nhưng Đức Chúa Trời bảo ông cầm lấy con rắn trở lại, đừng sợ hãi, rồi khi ông cầm lấy con rắn, nó liền biến thành cây gậy trở lại. Đức Chúa Trời đang phán: 'Ta có quyền trên xứ Ai cập, và Ta có quyền không những trên thiên nhiên, mà còn trên hết thảy những gì mà các ngươi sẽ phải đối diện nữa'.

Đúng là phần tương lai mà cây gậy ấy sẽ có! Quí vị có thể hình dung và nhìn thấy chính cây gậy ấy giơ lên trên Biển Đỏ, và biển sẽ chia ra, còn dân sự sẽ đi qua mà vào đất Hứa không? Quí vị có nhìn thấy cây gậy đang gõ vào hòn đá và nước văng ra thật lạ lùng từ đấy không? Quí vị có thấy cây gậy tạo ra phần thắng hơn trên chiến trận với dân Amaléc không? Điều đáng phải nói ra là đây: một cây gậy với Đức Chúa Trời ở đàng sau nó sẽ mạnh mẽ hơn một đoàn quân đông, một siêu cường to lớn nhất trên thế gian. Chỉ là một cây gậy cũ, chỉ là cây gậy cùng với Đức Chúa Trời mà thôi.

Dấu lạ thứ hai, ấy là Ngài bảo ông trong câu 6 phải đặt bàn tay vào lòng, và ông lấy tay ra thì nó liền bị chứng phung ngay. Thế rồi Đức Chúa Trời bảo ông đặt bàn tay ấy trở lại, khi lấy ra bàn tay ấy liền được lành ngay. Đức Chúa Trời đang bảo ông: 'Ta có quyền trên sự sống và sự chết, đừng sợ hãi về mạng sống ngươi – Ta có quyền, và không những ta có quyền trên sự sống và sự chết, mà còn có quyền thanh tẩy nữa'. Dấu lạ thứ ba, ấy là Ngài bảo ông phải lấy nước từ dưới sông Nile, và chúng sẽ biến thành máu - câu 9. Quí vị biết rõ người Ai cập, họ thờ lạy sông Nile, sông ấy là nguồn sự sống của họ, họ đã sống ở chung quanh sông ấy – nhưng họ xem sông Nile là một vị thần linh. Còn Đức Chúa Trời đang tuyên bố ra sự phán xét giáng trên các tà thần – tại sao? Vì 'TA LÀ ĐẤNG TỰ HỮU HẰNG HỮU!'

Lời cáo lỗi thứ tư nằm trong câu 10 của chương 4, đây là một lời cáo lỗi rất buồn cười: 'Tôi không thể nói giỏi được. Tôi chẳng có tài hùng biện. Tôi biết phải nói cái gì'. Đây chính là người mà Êtiên nói là trong lời nói và việc làm đều có tài năng, là người đã học hết mọi sự khôn ngoan của Ai cập, và tôi không thể tin ông có thể nói được! Tôi chỉ tin rằng ông đã đầy dẫy với sợ hãi và hàm ông đã bị riết chặt lại! Ông không thể nói được, sao vậy? Vì ông không tin Đức Chúa Trời, và thậm chí khi Đức Chúa Trời phán với ông: 'TA LÀ ĐẤNG TỰ HỮU HẰNG HỮU!', Đức Chúa Trời đã sai Arôn đến với ông - và vì thế, tôi tin, cũng là xác thịt vì Arôn là một cái dằm xóc trong xác thịt kể từ ngày đó trở đi.

Đúng là những lời cáo lỗi: 'Tôi không có khả năng, tôi không có sứ điệp, tôi chẳng có uy quyền, tôi không có tài hùng biện' – và có lẽ điều đáng ngạc nhiên nhất đang nằm ở câu 13, ông nói ra câu nầy, hãy nhìn xem câu 13 và chúng ta sắp đi tới phần kết thúc rồi: 'Môi-se thưa rằng: Ôi! lạy Chúa, Chúa muốn sai ai đi, thì sai' – Tôi không phục ở chỗ nầy. Quí vị có biết ông đang nói gì không? 'Tôi không cần biết Ngài sẽ sai ai, nhưng đừng sai tôi, tôi sẽ không đi đâu'. Bây giờ hãy nghe đây, hỡi quí bạn tối nay, nếu quí vị chưa tiếp thu điều chi trong những điều tôi nói tối nay, thì hãy nhận lấy điều nầy: Đức Chúa Trời có thể dùng một kẻ thất bại già nua như thế và biến ông thành một trong những nhân vật mạnh mẽ nhất trong Kinh Thánh.

Đôi khi chúng ta làm mọi sự để tránh né ý chỉ của Đức Chúa Trời, nhưng hiển nhiên là Môise đã phục theo quyền lực to lớn hơn đồi núi, quyền lựa ấy đang đưa dẫn ông vượt qua mê cung của đời sống ông. Quí vị biết rõ các trận dịch đã xảy đến, nhưng ông đã nghe thấy giọng nói của Đức Chúa Trời vang vọng từ đồi núi, và chắc chắn có điều chi đó đã xảy ra? Lối ra đã hiện hiển nơi mê cung đời sống của ông – ra khỏi Ai cập, dân tộc đã được giải phóng! Ông đã ra đời vì chính giây phút đó, để đưa họ vào đất hứa, nhưng ông chỉ có thể đến tận đó bởi đức tin, nhìn thấy Ngài như Đấng không thấy được!

“Ông đã nghe thấy giọng nói của Đức Chúa Trời vang vọng từ đồi núi, và chắc chắn có điều chi đó đã xảy ra? Lối ra đã hiện hiện nơi mê cung đời sống của ông – ra khỏi Ai cập, dân tộc đã được giải phóng!”
Bây giờ tôi kết thúc bằng một tư tưởng, chỉ một phút thôi, xin vui lòng. II Timôthê 2.12, chúng ta đọc: 'lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị; nếu chúng ta chối Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta'. Kinh Thánh chép trong Hêbơrơ 11 về Môise: 'người coi sự sỉ nhục về Đấng Christ là quí hơn của châu báu xứ Ê-díp-tô, vì người ngửa trông sự ban thưởng'. Giờ đây hãy cùng tôi mở ra trong Mathiơ 16, và tôi kết thúc ở đây, Mathiơ 16.25. Quí vị đang có bối cảnh đề ra cho sự hoá hình của Chúa chúng ta, và Kinh thánh chép trước khi Ngài đi lên núi, Ngài dạy dỗ của các môn đồ, câu 25: 'Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mà mất sự sống mình thì sẽ được lại. Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì? Vậy thì người lấy chi mà đổi linh hồn mình lại? Vì Con người sẽ ngự trong sự vinh hiển của Cha mình mà giáng xuống cùng các thiên sứ, lúc đó' – hãy đánh dấu chỗ đó - 'Ngài sẽ thưởng cho từng người, tùy việc họ làm. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, trong các ngươi đứng đây, có một vài kẻ sẽ không chết trước khi thấy con người ngự đến trong nước Ngài'. Và chúng ta biết ở chương kế là Con Người, một mô hình mẫu của Con Người đang đến trong Nước Ngài, chúng ta hãy đọc câu đó: 'Khỏi sáu ngày, Đức Chúa Jêsus đem Phi-e-rơ, Gia-cơ, và Giăng là em Gia-cơ, cùng Ngài đi tẻ lên núi cao, Ngài biến hóa trước mặt các người ấy, mặt Ngài sáng lòa như mặt trời, áo Ngài trắng như ánh sáng. Nầy, có Môi-se và Ê-li hiện đến, nói chuyện cùng Ngài'!

Thế nào là mô hình mẫu nầy? Nói như thế có nghĩa gì? Vương quốc, Con Người đang đến trong Nước Ngài, và Chúa sẽ ban thưởng cho mọi việc làm của nhiều người nam người nữ, những việc làm của đức tin, trong Nước của Đức Chúa Giêxu Christ Chúa chúng ta khi Ngài tái lâm. Và vì Môise đã tự chối bỏ mình, ông đã hiện đến trên núi hoá hình! Đúng là một phần thưởng!

'Là một chiến binh lùi bước trước nguy hiểm,
Niềm vui mừng của người chiến sĩ không còn nữa.
Vì vậy mão triều thiên của Chúa sẽ bị giữ lại,
Nếu chúng ta từ chối thập tự giá trên đất nầy'.

Chúng ta hãy cúi đầu xuống, và khi chúng ta làm như thế trong sự im lặng, có lẽ quí vị đang có mặt ở đây – và tôi không biết quí vị có mặt trên đường bao lâu – nhưng có thể ngọn lửa đã tàn rồi, và vàng đã hiện ra lờ mờ. Quí vị có cầm giữ tấm lòng tối nay không? Đức Chúa Trời có thể dùng một cụ già giống như Môise rồi biến ông thành một người mạnh sức cho Đức Chúa Trời. Quí vị vẫn có mặt ở đây vì một lý do quí vị biết rõ, quí vị đang lui đi ẩn dật, nhưng Đức Chúa Trời không dựng nên quí vị để cho bị trầy da đâu. Có nhiều điều cho quí vị lo làm trong công việc của Đức Chúa Trời, nhưng quí vị phải nói: ‘Có tôi đây'.

Lạy Cha, chúng con cảm tạ Ngài vì cớ Môise, nhưng chúng con càng cảm tạ Ngài nhiều hơn vì cớ Đức Chúa Giêxu Christ. Môise là một người yếu đuối giống như chúng con, nhưng Đấng Christ đã bị cám dỗ mà không phạm tội. Ngài đã đi lên đồi Gôgôtha và gánh lấy tội lỗi của chúng con, và chúng con cảm tạ Ngài vì đời sống đức tin mà chúng con đang sống trong và qua Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Chúng con cầu nguyện để chúng con không bắt đầu bằng Thánh Linh và tỏ ra bằng xác thịt, nhưng để chúng con bước đi trong Thánh Linh, để chúng con không làm phỉ tư dục của xác thịt – dù chúng tốt hay xấu. Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết cách phản ứng khi chúng con đến với những ngõ cụt không lối thoát như thế nầy, và xin Chúa dạy chúng con biết ngước mắt nhìn lên và phục theo các huấn thị thiêng liêng, và chúng con có thể tan vỡ nhưng chúng con sẽ tan vỡ vì Đức Chúa Trời. Lạy Chúa, chúng con cần ân điển và chúng con cần cứu giúp, và chúng con cầu xin chúng con sẽ trở thành hạng Cơ đốc nhân mà Ngài muốn con phải trở thành. Cảm tạ Ngài vì lời hứa: “TA LÀ ĐẤNG TA LÀ”, Amen.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét