HẬU TSUNAMI
Những suy gẫm theo Kinh Thánh về phương thức Cơ đốc nhân phải đáp ứng đối với các tai hoạ
***
Tác giả của quyển sách nầy, Ajith Fernando, là một giáo sư Kinh Thánh và nhà văn nổi tiếng ở đẳng cấp quốc tế. Ông giữ vai trò Giám đốc điều hành Thanh Niên Vì Đấng Christ (Youth for Christ) ở Sri Lanka và có mặt trong ban điều hành Hội Truyền Giáo RBC nội địa Sri Lanka.
Tôi biết Ajith như một người bạn và là bạn đồng công trong vườn nho của Chúa. Tình cảm của ông hiển nhiên là dành cho Đức Chúa Trời, cho gia đình, và cho những người mà ông đang phục vụ.
Là một công dân yêu mến xứ sở Sri Lanka của mình, Ajith kết hợp các tư tưởng nầy lại với nhau khi đáp ứng với nạn sóng thần (tsunami) đã đánh ụp vào xứ sở của ông vào ngày 26 tháng Chạp năm 2004.
Albert Lee
Giám đốc Hội Truyền Giáo Quốc Tế.
HẬU TSUNAMI
Tôi đã viết quyển sách nầy một vài ngày sau khi các lượn sóng tsunami ụp vào Sri Lanka và đã kết quả với sự chết của khoảng 40.000 người dân của chúng tôi và di dời hàng trăm ngàn người khác. Tôi rời khỏi Sri Lanka đúng một tuần sau thảm hoạ vào ngày Chúa nhựt tuần thứ ba trong tháng để viết một quyển sách. Chúng tôi đã bị sốc bởi các biến cố mà lúc bấy giờ chúng tôi không thể tưởng được một cách rõ ràng nữa. Tôi nghĩ mình vẫn cứ tiếp tục chuyến hành trình của mình, và trong 2 ngày tôi đã dự định ra đi. Nhưng không lâu sau đó, ý thức đã thắng hơn, và giờ đây tôi lấy làm lạ không biết sao mình lại định ra đi. Đây là một thời kỳ để cho Cơ đốc nhân gắn bó với nỗi đau của xứ sở. Giờ thì tôi không thể ra đi nữa rồi.
Trong các hoàn cảnh giống như vầy, chúng ta nhìn xem Kinh Thánh để tìm kiếm sức lực, sự dẫn dắt và thấy rõ rằng Kinh Thánh đã nói rất nhiều với chúng ta. Quyển sách nhỏ nầy là kết quả của mọi nổ lực suy gẫm theo Kinh Thánh của tôi về mọi điều Cơ đốc nhân phải lo làm tại xứ Sri Lanka vào thời điểm nầy. Tôi đã đọc đi đọc lại nguyên bản của mình hầu cho quyển sách nhỏ nầy có thể phục vụ cho bất kỳ ai đang đối mặt với bất cứ một cơn khủng hoảng sâu sắc nào khác.
Trong các hoàn cảnh giống như vầy, chúng ta nhìn xem Kinh Thánh để tìm kiếm sức lực, sự dẫn dắt và thấy rõ rằng Kinh Thánh đã nói rất nhiều với chúng ta.
CÓ KỲ KHÓC
Kinh Thánh nói: “có kỳ khóc, và có kỳ cười; có kỳ than vãn, và có kỳ nhảy múa” (Truyền đạo 3.4). Còn bây giờ, theo sau gót tsunami là thời kỳ để than khóc.
Có những tiểu đoạn rất quan trọng trong Kinh Thánh được gọi là ca thương, ở đó dân sự trung tín của Đức Chúa Trời khóc than về mọi điều mà họ đang kinh nghiệm và thắc mắc lý do tại sao Đức Chúa Trời Ngài lại cho phép một việc như thế xảy ra cho họ. Một số lời ca thương đưa ra bởi những cá nhân đã chịu khổ. Nhiều lời ca thương khác được đưa ra bởi những cá nhân biết yêu mến xứ sở và khóc than về sự khổ nạn của nó. Có cả một sách trong Kinh Thánh, đã đưa ra lời khóc than vì những khổ nạn của cả dân tộc, đó là sách Ca thương.
Giêrêmi đã kêu la: “Ôi! ước gì đầu tôi là suối nước, mắt tôi là nguồn lụy! hầu cho tôi vì những kẻ bị giết của con gái dân ta mà khóc suốt ngày đêm” (Giêrêmi 9.1). Ông muốn khóc vì nỗi đau của linh hồn ông. Lời lẽ của Giêrêmi theo sau câu nói đó cho thấy rằng khóc than sẽ giúp đem lại sự chữa lành cho linh hồn.
Khi chúng ta phấn đấu với nỗi đau đè nặng trên gia đình, cộng đồng, hay xứ sở của chúng ta, bày tỏ ra nỗi buồn đau sẽ giúp làm giảm đi áp lực và giúp chúng ta trở nên hữu dụng hơn cho dân tộc của mình.
Khi chúng ta phấn đấu với nỗi đau đè nặng trên gia đình, cộng đồng, hay xứ sở của chúng ta, bày tỏ ra nỗi buồn đau sẽ giúp làm giảm đi áp lực và giúp chúng ta trở nên hữu dụng hơn cho dân tộc của mình.
Đây là những điều đã xảy ra cho Nêhêmi. Khi ông nghe nói về sự thể đáng buồn đã xảy đến cho thành Jerusalem, ông đã bật khóc, đã than vãn, đã kiêng ăn, và đã cầu thay trong nhiều ngày cho tới lúc nhà vua để ý thấy những đường nét buồn rầu hiện lên trên đó. Nhưng sau khi thời kỳ khóc than qua đi rồi, ông đã bước ra hành động và đã trở thành một anh hùng dân tộc, kiểu cách lãnh đạo của ông vẫn hữu dụng hầu hết 2.500 năm sau, như một điển hình quan trọng cho quyền lãnh đạo sáng chói.
Trong Kinh Thánh, chúng ta thấy một vài phương thức dân chúng bày tỏ ra sự khóc than của họ trong đó, như kiêng ăn (II Samuên 1.12); mặc bao gai (Sáng thế ký 37.34; II Samuên 3.31); và phủ tro bụi (Êxơtê 4.1-3; Giêrêmi 6.26; 25.34). Chúng ta cần phải tìm kiếm những phương thức để bày tỏ ra sự than khóc phù hợp với nền văn hoá của chính chúng ta. Nhất định kiêng ăn và cầu thay cho một gia đình, Hội thánh, cộng đồng, hay xứ sở đều được người ta ao ước vào các thời kỳ có tai họa. Ở Sri Lanka, người ta kéo cờ trắng lên như một dấu than khóc. Mỗi xã hội đều có sắc thái riêng của nó về sự buồn rầu.
Chúng ta cần phải tìm kiếm những phương thức để bày tỏ ra sự than khóc phù hợp với nền văn hoá của chính chúng ta.
Đạo Tin Lành Cơ đốc trước tiên đã đến với Sri Lanka qua nhiều nổ lực của các vị giáo sĩ đến từ Tây Âu. Về lịch sử, các vị giáo sĩ nầy chưa hề bày tỏ ra cảm xúc của họ cách công khai. Vì vậy ở Sri Lanka ngày nay, chúng ta những tín đồ Cơ đốc Tin lành về truyền thống không có nhiều cách thức bày tỏ ra sự buồn rầu ở bề ngoài.
Chúng ta cần phải sống giống như mấy bà goá đến dự tang lễ của Đôca trong Công Vụ các Sứ Đồ 9.39: “hết thảy các đờn bà góa đều đến cùng người mà khóc, và giơ cho người xem bao nhiêu áo xống và áo ngoài, lúc Đô-ca còn sống ở với mình đã may cho”.
Chúng ta cần phải suy nghĩ sao cho đúng đắn về các phương thức chúng ta đem vào Hội thánh những cách bày tỏ than khóc phù hợp với sự hiểu biết theo Kinh Thánh về khóc lóc.
CÓ KỲ HỎI LÝ DO TẠI SAO
Nắm lấy quyền tể trị tối cao của Đức Chúa Trời.
Việc hỏi lý do tại sao một tai họa kinh khủng như thế đã xảy ra là một phương diện khóc lóc theo Kinh Thánh. Kinh Thánh khích lệ chúng ta nên nắm lấy thắc mắc nầy bằng cách đưa ra các tấm gương nói tới những vị thánh đồ cao trọng đã thực thi điều nầy, như Gióp, Giêrêmi, và các tác giả Thi thiên. Gióp đã vật vã một thời gian dài để ý thức được những điều đang xảy ra chung quanh ông. Thường thì ở cuối thời kỳ tìm hiểu, dân sự của Đức Chúa Trời khẳng định rằng vì Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị và biết rõ điều chi đang diễn ra, việc khôn khéo nhất là giữ lòng tin cậy nơi Ngài. Chúng ta thấy điều nầy rất thường có nơi các Thi thiên (thí dụ Thi thiên 73).
Tin nơi quyền tể trị của Đức Chúa Trời trong thời điểm có tai họa giúp chúng ta tránh được sự thất vọng ở giữa cuộc chiến đấu.
Tin nơi quyền tể trị của Đức Chúa Trời trong thời điểm có tai họa giúp chúng ta tránh được sự thất vọng ở giữa cuộc chiến đấu. Chúng ta phải tin cậy vào lời hứa của Đức Chúa Trời thậm chí khi gặp phải tai vạ khủng khiếp, Ngài sẽ mang lại điều tốt lành cho những ai biết yêu mến Ngài (Rôma 8.28).
Nhận định về quyền tể trị của Đức Chúa Trời như thế nầy không đến ngay lập tức đâu. Có khi biết nắm lấy Đức Chúa Trời là điều rất cần thiết cho chúng ta khi gặp phải tai vạ. Cầu nguyện và suy gẫm luôn Lời của Ngài thực sự giúp đỡ rất nhiều trong các thời điểm đó (Thi thiên 27). Chúng ta có thể rất bận rộn trong việc khôi phục lại mọi thứ từ tai hoạ hoặc lo giúp đỡ cho những kẻ đã bị tai hoạ ấy tác động. Nhưng chúng ta phải tìm thì giờ ở riêng với Đức Chúa Trời và Lời của Ngài. Đây là lý do tại sao dân sự của Đức Chúa Trời phải luôn liên tục thờ phượng Ngài trong cộng đồng, cho dù hoàn cảnh có ra sao đi nữa. Khi chúng ta cùng nhau thờ phượng, chúng ta đang nhắm vào những thực tại đời đời nhắc nhở chúng ta về quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Việc tiếp xúc thẳng với các lẽ thật nầy giúp đẩy lùi đi bóng tối đang nhận chìm chúng ta, rồi cung ứng cho chúng ta sức lực để tin cậy Đức Chúa Trời đang dõi theo chúng ta. Sau khi được yên ủi bởi Đức Chúa Trời và Lời của Ngài, từ đó chúng ta có sức lực để dấn thân có tính cách hy sinh vào sự phục vụ tha nhân đang chịu khổ nạn.
Than thở với loài thọ tạo
Chúng ta phải nhớ rằng sau khi Ađam và Êva phạm tội nghịch lại Đức Chúa Trời, tội lỗi đã nhập vào thế gian và vũ trụ mất đi tính cân đối của nó. Kinh Thánh phác hoạ loài thọ tạo đang ở dưới sự rủa sả (Sáng thế ký 3.17; Rôma 8.20). Vì lẽ đó, các thảm họa trong thiên nhiên sẽ tiếp tục xảy ra cho tới khi Đức Chúa Trời đưa sự sống vào trời mới đất mới (II Phierơ 3.13; Khải huyền 21.1). Phaolô nói rằng : “Vì chúng ta biết rằng muôn vật đều than thở và chịu khó nhọc cho đến ngày nay” (Rôma 8.22). Tiếp đến ông nói rằng người nào nhận biết Đấng Christ cũng dự phần vào sự than thở nầy (câu 23). Trong khi có những tai vạ giống như nạn sóng thần nầy mới đây, chúng ta đã thấy rõ sự than thở của loài thọ tạo và của dân sự Đức Chúa Trời.
Chúng ta phải học biết than thở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời và dân sự Ngài và đừng đè nén sự than thở ấy ở trong lòng.
Cơ đốc nhân phải học biết phương thức để than thở. Nếu chúng ta không học biết, khi có các nan đề phát sinh tại nơi mà Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta phục vụ, chúng ta sẽ bị cám dỗ mà bỏ đi xa khỏi ý chỉ của Đức Chúa Trời mà đi tới một vị thế an toàn hơn. Than thở giúp chúng ta biết đối phó với những hoàn cảnh khó.
Sự than thở đã được nói ra ở Rôma 8 đã được mô tả như: “chịu khó nhọc” (đau đẻ) (câu 22). Nữ giới là những người chịu đựng cơn đau đớn khi sanh đẻ có thể chịu đựng được cơn đau ấy vì đang trông mong giây phút vinh hiển khi họ sanh ra một đứa con.
Tương tự thế, những sự than thở của chúng ta nhắc cho chúng ta nhớ tới cứu cánh vinh hiển chắc chắn sẽ xảy đến (xem II Côrinhtô 5.2-4). Điều nầy giúp chúng ta không bỏ chạy tránh các cảnh ngộ khốn khó mà Đức Chúa Trời đang đặt chúng ta vào đấy. Chúng ta có thể chịu đựng nỗi đau vì chúng ta biết chắc rằng sự giải cứu đời đời, thường trực trên thiên đàng chắc chắn sẽ đến.
Than thở cũng cất bỏ sự cay đắng chúng ta gặp phải trước nỗi đau mà chúng ta đang kinh nghiệm. Chúng ta phải học biết than thở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời và dân sự Ngài và đừng đè nén sự than thở ấy ở trong lòng. Khi chúng ta học biết như thế rồi, chúng ta dễ chịu đựng được nỗi đau và chúng ta giải toả được các áp lực đã thành hình qua kinh nghiệm đau đớn của chúng ta. Như vậy cay đắng khó mà phát triển được.
Sự than thở của chúng ta cũng làm cho Đức Chúa Trời Ngài yên ủi chúng ta, theo cách riêng tư hay qua bạn bè của chúng ta. Khi chúng ta thực sự được yên ủi, chúng ta không thể cay đắng vì chúng ta đang kinh nghiệm một tình yêu xua đi cơn giận đang ngự trị tại trung tâm của sự cay đắng.
Giống như xứ sở Sri Lanka của chúng tôi đang than thở về tsunami vậy, chúng ta cũng than thở theo cách riêng. Một phần trong sự than thở của chúng ta là thắc mắc Đức Chúa Trời lý do tại sao một tai vạ như thế đã xảy ra, dù chúng ta tin cậy sâu lắng ở trong lòng rằng Đức Chúa Trời đang cầm quyền tể trị thế giới của Ngài.
Đức Chúa Trời là Đấng đang than thở Một trong những sự dạy đáng kinh ngạc nhất trong Kinh Thánh về Đức Chúa Trời, ấy là khi chúng ta than thở, thì Ngài cùng than thở với chúng ta (Rôma 8.26). Đức Chúa Trời không đứng xa chúng ta đến nỗi Ngài không cảm nhận được nỗi đau của chúng ta. Kinh Thánh dạy rằng khi Israel bị khốn khổ, thì Đức Chúa Trời cũng chịu khốn khổ (Êsai 63.9). Thực vậy, Ngài than vãn và khóc lóc đối với kẻ thậm chí không công nhận Ngài (Êsai 16.11; Giêrêmi 48.11). Ý nầy thật khác biệt với ý kiến thông thường cho rằng Đức Chúa Trời đang ở xa và chẳng có gì quan hệ với.
Sự than thở của Đức Chúa Trời không khiến cho chúng ta phải kinh ngạc, vì chúng ta thấy rằng khi Chúa Jêsus (Ngài là Đức Chúa Trời) còn sống trên đất, Ngài cũng than thở đối với nỗi khổ ải của thế gian nầy. Ngài đã khóc về thành Jerusalem vì sự ngoan cố của họ và sự trừng phạt sẽ xảy tới (Luca 19.41-44). Ngài cũng khóc tại mộ của bạn Ngài là Laxarơ khi Ngài hiệp cùng nhiều người khác nữa đang khóc lóc ở đó (Giăng 11.33-35). Vì lẽ đó, chúng ta có thể kết luận rằng Đức Chúa Trời đang khóc lóc với dân sự đang khóc lóc tại Sri Lanka.
Sự than khóc của Đức Chúa Trời cung ứng cho chúng ta một lý do chính đáng để chẳng chần chừ mà không khóc lóc. Nhưng quan trọng hơn, rất khó cho chúng ta đem lòng giận dữ với Đức Chúa Trời trước những điều đã xảy ra cho chúng ta, vì chúng ta nhận biết Ngài đang than khóc với chúng ta. Điều nầy cũng khiến cho chúng ta dễ dàng đến với Ngài hơn để tìm sự yên ủi khi chúng ta lấy làm bối rối.
Rất khó cho chúng ta đem lòng giận dữ với Đức Chúa Trời trước những điều đã xảy ra cho chúng ta, vì chúng ta nhận biết Ngài đang than khóc với chúng ta.
Phải chăng đây là một sự xét đoán?
Một thắc mắc thường được đưa ra, tai họa khủng khiếp nầy có phải là một sự phán xét ra từ Đức Chúa Trời không!?! Thậm chí có người cho rằng đây là một sự phán xét nghịch lại những kẻ đã bắt bớ Cơ đốc nhân. Một sự nghi ngờ chiếu theo thực tế đó khi chúng ta biết rõ rằng hàng ngàn Cơ đốc nhân tuyệt vời đã bị giết cùng với những kẻ không tin Chúa trong xứ sở của chúng ta.
Các Hội thánh trong xứ Sri Lanka thường nhóm lại đông nhất vào dịp Lễ Giáng Sinh. Sóng thần ụp đến đúng vào ngày sau Lễ Giáng Sinh khi các buổi thờ phượng của Hội thánh đang tiếp diễn. Người ta đến nhóm lại tại nhà thờ rất ít vì họ đã đến nhà thờ ngày hôm trước và vì các lễ hội Giáng Sinh. Tôi biết rõ một trường hợp trong đó một số người ở tại nhà thờ lại được may mắn (vì địa điểm của nhà thờ) và những người ở lại nhà đã bị giết chết. Nhưng tôi cũng biết về một nhà thờ kia, nơi mà mọi người trừ ra ba người trung tín đến dự nhóm thờ phượng tại nhà thờ (hầu hết là phụ nữ và trẻ em) đã bị giết, nhưng những người đờn ông đến với nhà thờ đều tránh thoát hết.
Khi Chúa Jêsus vào trong thế gian, Ngài đã kinh nghiệm cùng một loại đau khổ mà mọi người khác đã kinh nghiệm. Đấy là một phần nhân tính của Ngài. Cũng một thể ấy, người nào bước theo Chúa Jêsus cũng cần phải gánh chịu cùng với dân sự mà họ đang phục vụ. Phục hồi lại từ nạn sóng thần cung ứng cho chúng ta một cơ hội để làm đúng theo ý đó. Quả là đặc ân của chúng ta khi kể Cơ đốc nhân giữa vòng những người đã chịu khổ trong xứ sở của chúng ta vì nạn sóng thần. Chúng ta hiệp một với dân sự của mình trong nỗi khổ của họ.
Những lời phê phán mà Chúa Jêsus đã đưa ra về hai tai hoạ đã diễn ra trong thời của Ngài rất hữu ích cần phải xem xét. Ngài mới vừa thốt ra về sự phán xét, có người đến nhắc cho Ngài nhớ về một sự cố đã xảy ra trong đó người Galilê đã bị Philát giết trong khi họ dâng con sinh làm của lễ. Có lẽ họ đang nhắc tới tai vạ nầy như một điển hình về sự phán xét của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus không hiệp với luận lẽ của họ. Thay vì thế, Ngài phán: “Ta nói cùng các ngươi, không phải; song nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy sẽ bị hư mất như vậy” (Luca 13.3)
Những biến cố như sóng thần…sẽ làm cho chúng ta chín chắn hơn và nhắc cho chúng ta nhớ chúng ta dễ gặp nguy hại là dường nào.
Tiếp đến Chúa Jêsus tiếp tục kể lại một thảm họa khác, trong đó cái tháp đổ xuống và giết chết 18 người. Một lần nữa Ngài phán rằng nếu họ không ăn năn hết thảy họ sẽ: “bị hư mất như vậy” (câu 5). Sự lặp đi lặp lại cùng một lời cảnh báo trong các câu 3 và 5 thêm sự khẫn cấp vào lời cảnh báo.
Mục đích của Chúa Jêsus, ấy là các thảm họa sẽ trở thành những lời cảnh báo cho chúng ta rằng nếu chúng ta không ăn năn, chúng ta sẽ đối diện với các hậu quả càng nghiêm trọng hơn. Cũng một thể ấy, các biến cố như sóng thần cung ứng cho hết thảy chúng ta một lời cảnh báo khẫn cấp. Chúng sẽ làm cho chúng ta chín chắn hơn và nhắc cho chúng ta nhớ chúng ta dễ gặp nguy hại là dường nào! Có phải chúng ta đã sẵn sàng trước sự chết và sự phán xét nối theo sau chưa? Những sự cố nầy khiến chúng ta phải cúi đầu xuống thuận phục khiêm nhường trước Đức Chúa Trời là Đấng cao cả hơn muôn vật, thậm chí trên cả thiên nhiên.
Chúng ta phải nhớ rằng hầu hết những câu nói về sự phán xét trong Kinh Thánh được hướng thẳng vào dân sự của Đức Chúa Trời. Chỉ có một số ít người đang ở bên ngoài cộng đồng giao ước của Đức Chúa Trời. Chúng ta biết rằng người ta sẽ chịu phán xét vì tình trạng nổi loạn của họ nghịch lại Đức Chúa Trời. Và chúng ta phải làm mọi sự chúng ta có thể để chỉ cho họ thấy họ có thể được cứu ra khỏi sự phán xét là dường nào. Nhưng rất là nguy hiểm cho chúng ta khi nói rằng một sự cố đặc biệt là một sự phán xét giáng trên kẻ thù của chúng ta. Thật là an toàn cho chúng ta hơn khi tựu trung vào việc làm theo các mạng lịnh hiển nhiên trong Kinh Thánh mà cầu thay (Mathiơ 5.44) và chúc phước (Rôma 12.14) cho những kẻ nào đang bắt bớ chúng ta.
Sau nạn sóng thần, một nhóm Cơ đốc nhân đã bị cấp lãnh đạo của chủng viện kia bắt bớ khi họ bước vào sân trường phụ giúp dọn dẹp đống đổ nát ở đó. Vị lãnh đạo ấy bị hành động của họ chạm tới đến nỗi ông ta phải xin lỗi các Cơ đốc nhân vì mọi điều ông ta đã kích bác họ.
Tôi có nghe nói một số Cơ đốc nhân thể hiện ra một loại đắc thắng khi Đức Chúa Trời đánh các nước đang ở trong sự loạn nghịch với Ngài. Đối với họ tôi muốn nói rằng theo Kinh Thánh, Đức Chúa Trời giáng đau khổ trên dân sự mà Ngài muốn hình phạt (Êsai 16.9; Giêrêmi 48.32-36; Ôsê 11.8-9). Cho nên nếu sóng thần là một thứ hình phạt ra từ Đức Chúa Trời, chúng ta cần phải than khóc - không nên nói năng theo kiểu đã đạt được một chiến thắng oanh liệt.
Giêrêmi đã nói tiên tri rằng người Do thái sẽ bị án phạt vì thái độ loạn nghịch Đức Chúa Trời của họ. Và họ đã bắt bớ ông vì sự thể đó. Còn khi họ đã bị án phạt, ông không nói: “Ta đã nói cho các ngươi biết rồi mà!” Ông đã khóc than cho dân tộc mình (Giêrêmi 9.1). Ngay cả trước sự án phạt, ông vốn biết rõ rằng ông sẽ bị đau buồn phủ lút nếu như họ không chịu ăn năn. Ông nói: “Nếu các ngươi chẳng nghe, linh hồn ta sẽ khóc thầm về sự kiêu ngạo các ngươi. Thật, mắt ta sẽ khóc nhiều, giọt lụy tuôn rơi, vì bầy của Đức Giê-hô-va bị bắt đi” (Giêrêmi 13.17).
Vì vậy, một mặt chúng ta có thể chúc phước cho những kẻ làm tổn thương chúng ta, ấy là làm theo gương của Giêrêmi và làm mọi sự chúng ta có thể để lo toan cho họ, và mọi người, để đứng trước mặt Đấng Tạo Hoá của họ trong sự phán xét hầu đến.
Có người thắc mắc tại sao họ chưa được cảnh báo về nạn sóng thần nếu các chuyên gia biết rõ nó sẽ đến. Nguyện chúng ta đừng rơi vào tội chễnh mãng không cảnh báo dân sự về sự phán xét hầu đến của Đức Chúa Trời.
Có người thắc mắc tại sao họ chưa được cảnh báo về nạn sóng thần nếu các chuyên gia biết rõ nó sẽ đến. Nguyện chúng ta đừng rơi vào tội chễnh mãng không cảnh báo dân sự về sự phán xét hầu đến của Đức Chúa Trời.
CÓ KỲ LÀM VIỆC
Đối với Cơ đốc nhân, mỗi tai hoạ là một sự kêu gọi bắt tay vào hành động. Vì chúng ta được tình yêu thương của Đức Chúa Trời cảm động (II Côrinhtô 5.14) và được Đức Thánh Linh mặc lấy quyền phép cho (Công Vụ các Sứ Đồ 1.8), chúng ta được trang bị cách đặc biệt để có một cái chạm lớn lao đến hạng người đang chịu khổ.
Khi có một tai vạ, Cơ đốc nhân ngay lập tức bắt tay vào hành động. Khi những Cơ đốc nhân đầu tiên nhận biết có nhiều nhu cầu trong cộng đồng của họ, ngay lập tức họ bận rộn lo làm thoả mãn các nhu cần ấy (Công Vụ các Sứ Đồ 4.34-37). Khi Hội thánh non trẻ xứ An-ti-ốt nghe nói về nạn đói kém ở thành Jerusalem, ngay lập tức họ đi ra tìm kiếm cách thế để giúp đỡ (11.28-30). Trong khi tìm kiếm cách thế để giúp đỡ, Cơ đốc nhân đã có mặt ở tuyến đầu trong mọi công tác xuyên suốt cả lịch sử.
Ngày nay chúng ta cảm thấy mình đương ở trong tình trạng có cần đó. Tôi tin lời khuyên của Phaolô đối với Timôthê trong II Timôthê 2 về sự phục vụ Cơ đốc là thích ứng cho chúng ta nên tra xét. Chúng ta hãy nhìn vào tiểu đoạn nầy rồi ứng dụng nó cho trường hợp của chúng ta.
Phaolô viết như sau: “Hãy cùng ta chịu khổ như một người lính giỏi của Đức Chúa Jêsus Christ” (câu 3). Phaolô đã mô tả sự phục vụ của Timôthê là chịu khổ. Câu nói nầy xuất phát từ Phaolô không gây ngạc nhiên cho chúng ta, do chịu khổ vì Tin lành là một chi tiết bình thường trong đời sống hàng ngày của ông (xem I Côrinhtô 15.30-31; Côlôse 1.24-29). Đây là sự kêu gọi cho hết thảy các Cơ đốc nhân nào đang sống ở giữa sự khổ nạn – một sự kêu gọi phải chịu khổ bởi sự phục vụ cho dân tộc của họ.
Các Cơ đốc nhân trung tín đang chịu khổ bằng nhiều phương thức khác nhau khi họ tìm cách hầu việc Đức Chúa Trời và dân tộc của họ. Đôi lúc sự chịu khổ rất khó nhận thấy. Thí dụ, một người vợ kia muốn giúp đỡ cho chồng mình vơi bớt công việc khó nhọc trong công tác. Điều nầy thường rất khó trong đời sống vợ chồng, và nó sẽ kết quả trong trạng thái căng thẳng cực độ nơi người vợ.
Người chồng không thể dành nhiều thời gian với bạn đời của mình vì nàng làm việc nhiều giờ với việc liên lạc thư từ có quan hệ tới nổ lực cứu tế. Và thậm chí khi họ gặp nhau, nàng đã quá thấm mệt và thấy rất khó chịu.
Nhưng khi chúng ta nhận biết rằng sự chịu khổ của chúng ta đã được thực hiện là vì Đức Chúa Trời, sự nhận biết ấy giúp làm giảm bớt nỗi đau và cất bỏ đi sự bực bội. Nhiều phương thức chịu khổ khác còn công khai hơn nữa – như trạng thái mệt mỏi, thiếu ngủ, và đối diện với sự chỉ trích, phê phán về mọi động lực của chúng ta và về phương thức chúng ta thực thi sự phục vụ của mình.
Trong những câu theo sau câu 3, Phaolô giải thích thể nào Timôthê phải noi theo cách chia sẻ sự chịu khổ của ông. Ông nói: “Khi một người đi ra trận, thì chẳng còn lấy việc đời lụy mình”. Chúng ta phải từ bỏ những gì mà nhiều người khác xem là nhu cần bình thường để phục vụ dân tộc chúng ta trong thời điểm nầy. Những trạng huống cực kỳ đòi hỏi các giải pháp cực kỳ. Gia đình của chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta phải trả một giá cao nếu chúng ta ra đi phục vụ cho dân tộc mình trong suốt cuộc khủng hoảng nầy.
Nhưng khi chúng ta nhận biết rằng sự chịu khổ của chúng ta đã được thực hiện là vì Đức Chúa Trời, sự nhận biết ấy giúp làm giảm bớt nỗi đau và cất bỏ đi sự bực bội.
Tất nhiên là đời sống gia đình rất quan trọng. Chu cấp cho gia đình của mình là một việc không thể gác qua một bên được. Nhưng tai vạ trước mắt có thể khiến cho chúng ta phải thay đổi đường lối mà chúng ta đang làm nhiều việc trong đó.
Thí dụ, ngày kỷ niệm lần cưới hàng năm của tôi là sau tai vạ tsunami mấy ngày. Con cái của tôi đều mệt đừ, nhưng chúng vẫn làm việc trong các công tác cứu tế đến thâu đêm. Vợ tôi thì ngần ngừ không muốn tiêu quá nhiều tiền vào một tiệc kỷ niệm vào lúc có quá nhiều người trong xứ đang ở trong tình trạng có cần nầy. Chúng tôi cả gia đình đã quây quần với nhau vào bữa ăn tối (khoảng 9G30 tối), và chúng tôi đã tới một nhà hàng nơi có thức ăn ngon, song giá cả thì hơi thấp. Bốn người chúng tôi đã có một bữa ăn ngon chỉ tốn có 5$5USD. Vì cớ tình trạng khẫn cấp, chúng tôi cảm thấy đi nhà hàng đắt tiền là một việc rất sai quấy. Nhưng chúng tôi cả gia đình vẫn có thể quây quần làm một tiệc nhỏ để kỷ niệm ngày cưới.
Theo Phaolô, một khía cạnh chịu khổ khác nữa phải làm việc khó nhọc giống như một người làm ruộng kia (II Timôthê 2.6). Phaolô đã nói: “Ấy cũng là vì đó mà tôi làm việc, nhờ Ngài giúp đỡ mà chiến đấu, là sức hành động cách có quyền trong tôi” (Côlôse 1.29). Khi xem xét tính khẫn cấp sự kêu gọi chúng ta phải chia sẻ Đấng Christ với một thế giới đang dãy chết, chúng ta phải luôn luôn chịu khó làm việc trong sự phục vụ Đức Chúa Trời đang khi chúng ta còn sống ở trên đất. Một ngày kia chúng ta sẽ nhận được một sự yên nghỉ lớn lao khi chúng ta về tới thiên đàng (Khải huyền 14.13). Bây giờ là thì thuận tiện để làm việc.
Amy Carmichael, vị giáo sĩ lỗi lạc cho trẻ em bị bỏ rơi ở Ấn độ, đã nói: “Chúng ta đang có cả cõi đời đời để kỷ niệm những chiến thắng của chúng ta, nhưng chỉ có một vài giờ trước khi mặt trời lặn để đưa họ đến với Đấng Christ”. Trong suốt những ngày tháng nầy sau nạn sóng thần, có nhiều Cơ đốc nhân ở Sri Lanka đang rất mệt mõi. Điều nầy không thể tránh được vì xứ sở chúng tôi phải đối mặt với một tình trạng khẫn cấp trầm trọng.
Đây là kỳ cho chúng tôi phải chịu khổ vì dân tộc của chúng tôi, phải chịu khó làm việc, và phải từ bỏ một số điều chúng tôi thường hay có hầu cho những kẻ trắng tay sẽ được giúp đỡ.
Đây là kỳ cho chúng tôi phải chịu khổ vì dân tộc của chúng tôi, phải chịu khó làm việc, và phải từ bỏ một số điều chúng tôi thường hay có hầu cho những kẻ trắng tay sẽ được giúp đỡ. Làm việc không mệt mõi vào lúc nầy không phải là sai quấy gì trầm trọng lắm đâu. Amốt công bố khốn cho những ai đang sống quá nhàn hạ và lo vui đùa trong khi cả xứ đang lâm vào tai vạ (Amốt 6.1-6). David đã sa vào tội lỗi ngay thời điểm mà các vị vua thường phải đi ra trận. Còn ông thì ở lì tại nhà (II Samuên 11.1).
Trong các câu II Timôthê 2. 8-13, Phaolô nói cho Timôthê biết về các ơn phước sẽ giáng cho nếu Timôthê biết chịu khổ trong sự phục vụ Đức Chúa Trời. Hãy nhìn vào các câu 11-12: “Lời nầy chắc chắn lắm: Ví bằng chúng ta chết với Ngài, thì cũng sẽ sống với Ngài; lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị”. Nhưng ở đây cũng có một lời cảnh báo nữa: “nếu chúng ta chối Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta; nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể tự chối mình được” (II Timôthê 2.12b-13).
Có nhiều câu nhắc cho chúng ta nhớ rằng sự phán xét hầu đến là một thực tại rất đáng sợ. Có phần thưởng cho sự phục vụ và hình phạt cho sự bất tuân. Lẽ thật ấy là một phần tiếp cận của Cơ đốc nhân vào cuộc sống tác động vào mọi sự chúng ta bắt tay làm.
Một ngày kia, chúng ta sẽ nhìn thấy hết thảy những hy sinh tiêng tư mà chúng ta đã bỏ công ra lo làm là có giá trị.
Một ngày kia, chúng ta sẽ nhìn thấy hết thảy những hy sinh tiêng tư mà chúng ta đã bỏ công ra lo làm là có giá trị – ấy là kẻ rốt sẽ nên đầu (Luca 13.30). Đây là lý do tại sao chúng ta không bị đảo lộn khi có nhiều người khác hưởng lấy công trạng mọi điều mà chúng ta lo làm. Đây là lý do tại sao chúng ta bằng lòng làm nhiều việc dường như chẳng đem lại cho chúng ta một phần thưởng nào về đời nầy. Không một việc làm nào là quá nhỏ nhoi đối với chúng ta, vì Đức Chúa Trời sẽ cung ứng sức lực cho chúng ta để trở làm hạng tôi tớ. Chức năng ấy có thể bao gồm cả việc lau chùi nhà xí, hay băng bó các vết thương ung mủ hoặc thay băng. Không những chúng ta có sức lực để làm những việc nầy, mà chúng ta còn xem những công việc đó là một đặc ân lớn lao nữa. Tôi rất đỗi vui mừng mà nói rằng ngay sau nạn sóng thần, nhiều Cơ đốc nhân đã bắt tay vào các phần việc mà nhiều người xem là công việc dành cho hạng đầy tớ làm. Thực vậy, một số tình nguyện viên của chúng ta lấy làm kinh ngạc khi có người ăn nói rất nhún nhường với họ – vì đây là cách những kẻ chịu tiếp hạng người xấu xa nói năng với những ai đang làm công việc dường tồi tệ đó. Những tình nguyện viên bị tổn thương, và tôi thì thấy giận dữ, nhưng tôi ngợi khen Đức Chúa Trời vì họ cứ tiếp tục lo làm công việc. Tình yêu thương của Đấng Christ đang ở trong chúng ta, chúng ta có lai lịch là bậc hoàng tử và công chúa của Nước Trời, và viễn cảnh vinh quang trong ngày phán xét cung ứng cho chúng ta sức lực để trở thành hạng tôi tớ và làm nhiều việc mà người khác không muốn làm. Tai họa là thời điểm dành cho chức vụ tôi tớ của người Cơ đốc.
CÓ KỲ CẦU NGUYỆN
Công tác đòi hỏi nhiều năng lực nhất một Cơ đốc nhân có thể làm là cầu nguyện. Theo Phaolô, cầu thay hiệu quả là công việc rất khó nhọc (Côlôse 4.12-13). Trong các thời kỳ Cựu Ước, khi xứ sở đối mặt với một cơn khủng hoảng, các nhà lãnh đạo tin kính đã kêu gọi dân tộc hãy cầu nguyện, kèm theo với sự kiêng ăn.
Công tác đòi hỏi nhiều năng lực nhất một Cơ đốc nhân có thể làm là cầu nguyện.
Kiêng ăn diễn ra vào các thời kỳ thảm hoạ của xứ sở (I Samuên 1.12). Khi một đoàn quân đông xâm lược đến nghịch cùng Vua Giôsaphát, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng vua đã “sợ hãi”. Nhưng đáp ứng ngay sau đó của vua là: “hướng mặt mình tìm kiếm Đức Giêhôva, rồi [công bố] một kỳ kiêng ăn trên khắp xứ Giuđa” (II Sử ký 20.3). Chúng ta mong đợi vua sẽ liên kết các cánh quân lại rồi chuẩn bị họ cho cuộc chiến. Thay vì thế, ông công bố một kỳ kiêng ăn và nhóm cả dân lại mà cầu nguyện. Kết quả cho thấy Đức Chúa Trời đã can thiệp và đã ban cho ông một chiến thắng rất vang dội.
Dù chúng ta bận rộn đến ngần nào, cầu nguyện riêng và chung sẽ làm một phần tối quan trọng trong mọi công tác cứu tế của chúng ta. Và hình ảnh đẹp đẽ của sự cầu nguyện, ấy là điều mà mỗi Cơ đốc nhân đều có thể làm được – trẻ và già, người có sức khoẻ và kẻ nằm trên giường. Khi có những cuộc khủng hoảng dù ở địa phương hay ở cấp quốc gia, các cấp lãnh đạo Cơ đốc cần phải kêu gọi dân sự của họ bước vào kỳ đặc biệt của sự cầu nguyện và kiêng ăn.
Sau đây là một số việc mà chúng ta cần phải cầu nguyện ngay lúc bây giờ:
cầu xin ân điển của Đức Chúa Trời ban cho những người đã chịu khổ vì mất mát tài sản và người thân.
cầu xin cho những kẻ bị thương nặng được chăm sóc chu đáo, những kẻ bị di dời chỗ ở sẽ tìm được giải pháp về nhà ở.
Cầu xin cho những ai còn ở trong lều trại sẽ được chu cấp thích ứng, và những ai dễ bị tấn công, như phụ nữ và trẻ em sẽ được bảo hộ.
Cầu xin cho có nhiều Cơ đốc nhân chỗi dậy và dấn thân theo cách hy sinh trong sự phục vụ hiệu quả vào thời điểm nầy.
Cầu xin cho Hội thánh được phấn hưng hầu đem lại sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời qua mọi hành động và sự làm chứng cho Đấng Christ của chúng ta.
Cầu xin Đức Chúa Trời dẫn dắt mỗi một người chúng ta về cách thế chúng ta phải dấn thân vào trong phương án chữa lành cho xứ sở chúng ta.
Cầu xin cho phương án cứu tế và tái định cư, và cho những nhóm dấn thân vào phương án nầy (đặc biệt những tổ chức và Hội thánh Cơ đốc), và cầu nguyện cho các bậc cầm quyền nào chịu trách nhiệm tạo được các nguồn quỹ cho các khu vực bị thiên tai.
Cầu xin đừng xảy ra sự đồi bại, phung phí, thiếu kế hoạch, và bất cứ điều chi khác có thể làm ngăn trở mọi công tác cứu tế sẽ bị thu nhỏ lại.
Cầu xin cho các cấp lãnh đạo chính trị đưa ra nhiều chính sách tác động vào phương án cứu trợ.
Cầu xin cho có nhiều nguồn tiếp trợ và ngân quỹ thích ứng cho phần việc lớn lao trong sự phục hồi xứ sở của chúng ta.
Cầu xin qua tai họa nầy, hoà bình sẽ được phục hồi cho đất nước chúng ta.
Cầu xin sự vinh hiển của Đức Chúa Trời sẽ chiếu sáng qua xứ sở như chưa bao giờ có trước đây, kết quả trong việc người ta tìm kiếm Đức Chúa Trời và gặp được ơn cứu rỗi của Ngài.
CÓ KỲ BỐ THÍ
Khi Agabút nói tiên tri với Hội thánh tại Antiốt rằng một cơn đói kém sẽ xảy đến cho thành Jerusalem, Hội thánh còn non trẻ nầy ngay lập tức đã dâng hiến và gửi tới thành Jerusalem (Công Vụ các Sứ Đồ 1.27-30). Sau đó, Phaolô đã gây một nguồn quỹ nhận tiền từ các Hội thánh ngoài xứ Palestine để giúp làm thoả mãn các nhu cần của Hội thánh thành Jerusalem (II Côrinhtô 8-9). Bố thí cho người đang có cần là một khía canh quan trọng của Cơ đốc giáo (Phục truyền luật lệ ký 15.7-11; Mathiơ 5.42; 19.21; Luca 12.33; Gaati 2.10; I Timôthê 6.18; Hêbơrơ 13.16).
Đây là lúc cho dân sự của Đức Chúa Trời bố thí của cải của họ để giúp đỡ cho những kẻ bị khổ nạn.
Đây là lúc cho dân sự của Đức Chúa Trời bố thí của cải của họ để giúp đỡ cho những kẻ bị khổ nạn. Phaolô nói rằng chúng ta có một trách nhiệm đặc biệt đối với “anh em chúng ta trong đức tin” (Galati 6.10), đối với các thuộc viên trong gia đình thuộc linh của chúng ta. Vì vậy, trách nhiệm đầu tiên của chúng ta là dành cho anh chị em của chúng ta trong Đấng Christ. Những sự bố thí của chúng ta phải trỗi hơn thế, phải hướng vào nhiều người khác đang khốn khổ kia nữa. Chúng ta cần phải yêu thương kẻ lân cận như mình, một mạng lịnh xuất hiện 7 lần trong Tân Ước (Mathiơ 19.19; 22.39; Mác 12.31; Luca 10.27; Rôma 13.9; Galati 5.14; Giacơ 2.8).
Một số tiền cùng các nguồn tiếp trợ lớn lao đang đến từ khắp nơi, chúng ta có thể dám cho rằng bản thân chúng ta không cần phải bố thí vì các của dâng của chúng ta là nhỏ mọn quá khi đem ra so sánh. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng sức mạnh của một của dâng không nương vào số tiền đã được dâng hiến cho đâu. Câu chuyện của Chúa Jêsus kể về hai đồng tiền của mụ goá kia dạy điều nầy rất rõ ràng. Mặc dù mụ goá ấy chỉ dâng một số tiền nhỏ mọn vào hộp tiền dâng của đền thờ, Chúa Jêsus phán: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, mụ góa nghèo nầy đã bỏ tiền vào rương nhiều hơn hết thảy những người đã bỏ vào”.
Chúng ta phải nhớ rằng sức mạnh của một của dâng không nương vào số tiền đã được dâng hiến cho đâu.
Các cấp lãnh đạo Cơ đốc cần phải khuyến khích hội chúng của mình bố thí, dạy dỗ họ rằng các của dâng nhỏ nhoi của họ có thể có năng lực lớn lao khi Đức Chúa Trời hành động qua chúng. Chúng ta cần phải cung ứng các sự dạy dỗ đặc biệt về cách thức, thời điểm và địa điểm mà dân sự có thể bố thí. Khi Phaolô vận động tín đồ thành Côrinhtô dâng hiến cho ngân quỹ Jerusalem, ông đã nói trong thư tín thứ hai gửi cho họ kêu gọi rằng họ nên dấn thân vào việc gây quỹ nầy (II Côrinhtô 8-9). Ông cũng đã trình bày một số kế hoạch rõ ràng về cách thức của dâng phải dâng và cách thức ngân quỹ sẽ được đem ra sử dụng (I Côrinhtô 16.1-4).
CÓ KỲ HOẠCH ĐỊNH
I Côrinhtô 16.1-4 cho thấy rằng việc nhận lãnh cùng phân bổ các thứ của dâng không được bừa bãi. Nguyên tắc nầy cũng được áp dụng cho tiến trình cứu tế và tái định cư. Sách Châm ngôn nói rằng chiến tranh cần phải được tính toán với chiến lược và tư vấn thích ứng hầu cho những chiến lược khôn khéo nhất sẽ được đem áp dụng (Châm ngôn 20.18; 24.6). Điều nầy được áp dụng cho “cuộc chiến” nhắm vào các nhu cần của dân sự chúng ta mà chúng ta hiện đang dấn thân vào đó. Nhiều thì giờ, năng lực, và tài nguyên có thể bị phung phí vì thiếu kế hoạch. Nhiều kẻ khốn khổ sẽ không nhận được sự giúp đỡ mà họ cần có trong khi có một số người lại nhận được nhiều hơn là họ có cần. Mọi sự ấy xảy ra là vì kế hoạch nghèo nàn, lạc hậu.
Nhiều thì giờ, năng lực, và tài nguyên có thể bị phung phí vì thiếu kế hoạch.
Đặc biệt, kế hoạch rất cần thiết khi chúng ta đi từ chỗ làm thoả mãn các nhu cần cấp thiết đến chỗ bắt đầu dự án tái thiết. Các nhóm nhỏ cộng tác với các nhóm nhỏ khác, điều nầy thật là hữu ích. Đây là cơ hội tuyệt vời cho chúng ta chứng tỏ được sự hiệp một chúng ta có trong Đấng Christ bằng cách hiệp tác với các nhóm cũng như các Hội thánh khác.
Đặc biệt, nhiều Hội thánh được ơn với sự sẵn lòng và nhân sự có khả năng. Đây là là nguồn lực rất quan trọng khi có các nhóm chuyên gia, họ có ngân quỹ và chuyên môn trong các vấn đề cứu tế và tái định cư nhưng lại không có đủ người. Đây là một trong các trạng huống trong đó nguyên tắc của Truyền đạo 4.9 được đem ra áp dụng: “Hai người hơn một, vì họ sẽ được công giá tốt về công việc mình”. Hầu hết chúng ta đều không được trang bị hoặc có kiến thức đầy đủ để thực thi một công việc hiệu quả nhất bằng sức riêng của mình. Vì vậy tốt hơn hết cho chúng ta là cộng tác với nhiều người khác.
Đây có thể là thời điểm để chứng tỏ sự gắn bó của chúng ta đối với xứ sở của mình bằng cách giúp đỡ cho các nhóm nào chẳng có quan hệ nhiều với Hội thánh. Chúng ta là những công dân của hai thế giới. Vì vậy mọi sự chúng ta làm cho cả hai thế giới là chúng ta làm vì Đức Chúa Trời và vì sự vinh hiển của Ngài (I Côrinhtô 10.31). Những công việc chúng ta làm trong cái được gọi là “trăm năm mới có một lần”, thực tế chúng ta đang làm vì Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể xem việc làm của mình là quan trọng vì công việc ấy phục vụ cho cộng đồng, nơi mà Đức Chúa Trời đặt để chúng ta làm chứng nhân của Ngài. Cũng nguyên tắc ấy áp dụng khi chúng ta phục vụ cho cộng đồng qua các dự án cứu tế và tái định cư được tổ chức bởi các nhóm phụ cận hay bởi nhà cầm quyền.
Chúng ta là những công dân của hai thế giới. Vì vậy mọi sự chúng ta làm cho cả hai thế giới là chúng ta làm vì Đức Chúa Trời và vì sự vinh hiển của Ngài.
Chúng ta phải tìm kiếm các cơ hội để hiệp tác với những người lân cận của mình trong các dự án của họ hầu cho chúng ta có thể làm chứng cho Đấng Christ.
CÓ KỲ PHẢI CẨN THẬN
Trong II Timôthê 2.5, ở đây Phaolô giục Timôthê phải chịu khổ và chịu khó làm việc, ông cũng giục Timôthê phải sống giống như “người đầu sức” họ “đấu theo luật lệ”. Khi quí vị cố sức chạy, té ngã là điều rất dễ xảy ra. Buồn thay, có nhiều người chịu khó làm việc trong phương án cứu tế đã phá vỡ các luật lệ cơ bản mà lẽ ra không bao giờ phá vỡ. Vì vậy, khi bắt tay vào việc cứu tế, chúng ta phải biết chắc rằng chúng ta đang làm theo các nguyên tắc cơ bản của Cơ đốc giáo và trong sự phục vụ Cơ đốc.
Thí dụ, trong khi chúng ta ở vào tình trạng quá căng, chúng ta có thể quên dành thì giờ để ở riêng với Đức Chúa Trời hay ở với vợ con của mình. Nhưng các thiếu sót thể ấy sẽ không được phép tiếp diễn quá dài lâu.
Nếu chúng ta trễ nãi thì giờ với Đức Chúa Trời quá lâu, chúng ta sẽ mất đi sức khoẻ thuộc linh của mình.
Nếu chúng ta trễ nãi thì giờ với Đức Chúa Trời quá lâu, chúng ta sẽ mất đi sức khoẻ thuộc linh của mình. Nếu chúng ta trễ nãi thì giờ với người bạn đời cùng các thuộc viên trong gia đình quá lâu, chúng ta sẽ kết thúc với loại gia đình không lành mạnh. Nếu chúng ta cứ mãi bị mất ngủ và làm việc thiếu nghỉ ngơi, cơ thể cùng tình cảm của chúng ta sẽ bị chi phối rất trầm trọng, rồi chúng ta sẽ bị suy yếu đi và chao đảo trong cách ứng xử của mình.
Ngay sau một tình trạng khẫn cấp, chúng ta sẽ tự đẩy mình vào chỗ không còn nghỉ ngơi nhiều được. Nhưng không lâu sau đó chúng ta cần phải dấn thân vào công việc thường ngày tìm kiếm thì giờ để nghỉ ngơi và sự tin kính ở giữa sinh hoạt đầy bận rộn. Điều nầy bao gồm việc nghỉ một tuần một ngày trong cách giữ nguyên tắc nghỉ ngơi sabát. Điều nầy áp dụng cho mọi người đang dấn thân vào việc làm giảm bớt nỗi đau khổ. Thí dụ, người nào đang dành trọn thời gian lo chăm sóc người thân bị đau ốm phải biết chắc rằng họ chẳng có thì giờ nghỉ ngơi và ở riêng với Chúa. Nếu họ không có thì giờ đó, họ sẽ dễ cáu kỉnh và mất đi tính hiệu quả của họ trong vai trò đứng ra chăm sóc đó.
Làm việc không ngừng thiếu nghỉ ngơi và thiếu dinh dưỡng về mặt thuộc linh sẽ kết quả trong chỗ mất vui mừng, dễ cáu kỉnh và thậm chí ngã lòng nữa. Trong quyển The New Testament Image Of The Ministry, W.T. Purkiser đưa ra một người dấn thân vào việc tư vấn, ông nói rằng ông chưa hề biết một trường hợp ngã lòng nào mà không bắt đầu bằng mệt nhọc.
Vì sự vui mừng là một trong các đức tính cơ bản nhất của một Cơ đốc nhân đầy dẫy Đức Thánh Linh (Galati 5.22), khi người ta mất đi sự vui mừng họ thôi không còn cư xử giống như Cơ đốc nhân nữa. Niềm vui nầy là niềm vui cung ứng sức lực cho chúng ta (Nêhêmi 8.10). Niềm vui ấy giúp chúng ta cứ giữ sự hầu việc Đức Chúa Trời cách sốt sắng bất chấp phải nhận lấy những khó khăn nào. Đôi khi chúng ta phải bật khóc vì nỗi buồn bởi tai vạ đã xảy ra, nhưng sâu lắng bên trong chúng ta đang có niềm vui của Chúa trong đời sống của chúng ta. Sở dĩ như thế là vì ở giữa nỗi buồn đau, chúng ta đang tận hưởng mối giao thông với Đấng yêu thương chúng ta và chúng ta yêu mến Đấng ấy thật sâu sắc.
Làm việc không ngừng thiếu nghỉ ngơi và thiếu dinh dưỡng về mặt thuộc linh sẽ kết quả trong chỗ mất vui mừng, dễ cáu kỉnh và thậm chí ngã lòng nữa.
Một trong những sự thật đáng buồn trong lịch sử công tác cứu tế là có nhiều tội lỗi đã bị phạm phải bởi các nhân viên cứu tế. Nhiều gia đình bị thiệt hại trầm trọng như một hậu quả của một thành viên đang là nhân viên cứu tế. Nhiều nhân viên đã bị loại ra khỏi và không còn làm lại công tác ấy nữa.
Điều nầy rất giống với những gì chúng ta đang nhìn thấy trong các gia đình có con cái bị đau bịnh trầm kha. Các cặp vợ chồng sẽ ly dị sau khi họ đi đến kết cuộc của cuộc khủng hoảng kéo dài của họ. Họ đã lao vào công tác chăm sóc cho đứa trẻ đến nỗi họ không còn thì giờ để chăm sóc cho mối tương giao vợ chồng của họ nữa. Họ chịu khó làm việc với nhau suốt thời gian tật bịnh của con cái, nhưng khi đứa nhỏ chết họ mới khám phá ra rằng họ đã xa cách nhau.
Cũng vậy trong các tình huống khẫn cấp, phải cẩn thận: “giữ chính mình con” (I Timôthê 4.16). Chúng ta có khuynh hướng vô ý vô tứ khi chúng ta bị thấm mệt. Chúng ta có thể mất cảnh giác trong các thời điểm như thế. Cho nên chúng ta đặc biệt cần phải cẩn thận về đời sống riêng tư của mình khi chúng ta mệt mõi.
Phaolô cảnh cáo rằng nếu chúng ta làm việc theo những phương thức chẳng đẹp lòng Đức Chúa Trời, công việc của chúng ta sẽ bị Đức Chúa Trời xem là vô ích, sẽ bị bôi xoá đi, và sẽ bị hủy diệt trong ngày phán xét sau cùng.
Chúng ta cũng cần phải cẩn thận về cách ứng xử thường hay có của mình. Phaolô cảnh cáo rằng nếu chúng ta làm việc theo những phương thức chẳng đẹp lòng Đức Chúa Trời, công việc của chúng ta sẽ bị Đức Chúa Trời xem là vô ích, sẽ bị bôi xoá đi, và sẽ bị hủy diệt trong ngày phán xét sau cùng (I Côrinhtô 3.12-15). Sau đây là một số sai phạm mà chúng ta cần phải cẩn thận tránh né:
Chúng ta phải cẩn trọng không nên thổi phồng những việc chúng ta đang bắt tay làm hoặc sử dụng bảng thành tích để đem lại sự vinh hiển cho mình. Sự vinh hiển từ những điều chúng ta đang làm đều thuộc về một mình Đức Chúa Trời mà thôi (Thi thiên 115.1; Êsai 48.11). Chúng ta cần phải thường xuyên cảnh giác trước những điều mơ hồ trở thành hành động có mục tiêu đem sự vinh hiển về cho bản thân mình và cho các tổ chức của chúng ta.
Chúng ta cũng phải cẩn thận về phương thức chúng ta sử dụng các nguồn quỹ mà chúng ta đang nhận lãnh. Ngay khi có nhiều việc khẫn cấp phải lo làm, chúng ta không nên phá vỡ các nguyên tắc kế toán được xem là có thể chấp nhận được trong xứ sở của chúng ta. Đáng buồn thay, có nhiều sự gian lận đã bị vi phạm trong các hoạt động cứu tế. Và một số các sai phạm nầy bắt đầu trở thành sai sót trong các thủ tục bởi những cá nhân có chức quyền.
Sự tàn phá của tsunami đã tạo ra một thời điểm cần kíp rất lớn về nhu cần. Và các nguồn ngân quỹ lớn đã được cung ứng để làm thoả mãn mọi nhu cần đó. Chúng ta có thể bị cám dỗ khi sử dụng một số ngân quỹ cho các khoản xa hoa cho chính mình. Các kiểu xài tiền có tính cách phung phí của một số nhân viên cứu tế ngày nay là không xứng hiệp. Cơ đốc nhân không nên dính dáng vào sự cám dỗ nầy. Sống với tính ngay thẳng là phương thức duy nhứt thực sự đồng hoá với số người đông đảo đang chịu khổ trong xứ sở của chúng ta.
Đáng buồn thay, có nhiều sự gian lận đã bị vi phạm trong các hoạt động cứu tế. Và một số các sai phạm nầy bắt đầu trở thành sai sót trong các thủ tục bởi những cá nhân có chức quyền.
CÓ KỲ YÊN ỦI VÀ DÀNH CHO ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA SỰ YÊN ỦI
Phaolô đã mô tả Đức Chúa Trời là: “Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi. Ngài yên ủi chúng tôi trong mọi sự khốn nạn, hầu cho nhơn sự yên ủi mà Ngài đã yên ủi chúng tôi, thì chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp!” (II Côrinhtô 1.3-4). Với nhiều người bị tổn thương, buồn đau như thế, và cần có ai đó lắng nghe họ, người nào đã nhận lãnh sự yên ủi của Đức Chúa Trời có thể làm nhiều việc để trở thành đại biểu của sự chữa lành.
Với nhiều người bị tổn thương, buồn đau như thế, và cần có ai đó lắng nghe họ, người nào đã nhận lãnh sự yên ủi của Đức Chúa Trời có thể làm nhiều việc để trở thành đại biểu của sự chữa lành.
Tôi nghĩ xã hội đã học biết được tầm quan trọng của việc phục vụ cho những ai đã bị tai hoạ tác động vào cả hai mặt: tình cảm và lý trí. Bây giờ, những nhà tư vấn chuyên nghiệp đã chạy ùa đến các địa điểm nơi mà tai họa đã diễn ra. Trong khi điều nầy là cần kíp, các nhà chuyên môn cũng nhận biết có giá trị rất lớn trong tình thân hữu của nhân sự mà những người bị nạn đã tiếp xúc với. Đây là số người có thể phục vụ cho tha nhân trong bối cảnh tự nhiên với thời gian lâu dài.
Còn việc khẫn cấp hơn nữa, ấy là cung ứng cho người bị nạn những thứ mà họ xem là đời sống bình thường trước khi tai hoạ ụp đến. Một trong những việc làm quan trọng nhất mà các chuyên gia có thể làm là đưa người ta trở lại với các mối giao hảo “bình thường” với gia đình, bạn bè, bạn cùng làm việc, và những người lân cận của họ. Vì chính trong các mối quan hệ ấy mà họ sẽ tìm đặng sức lực.
Vai trò của chúng ta trong việc giúp đỡ người bị nạn có thể là một vai trò phải cùng sống với và lắng nghe họ. Nhưng điều cần kíp của việc đưa họ trở lại với đời sống bình thường là phải thường xuyên trao đổi với họ nữa. Chỉ lắng nghe thôi thì chưa phải là đủ.
Các chuyên gia đã tìm thấy một số tình huống hoàn toàn rất đời thường không phải làm với số người đã nếm trải tai hoạ nghiệt ngã kia. Thí dụ, khi trao đổi, chủ yếu là yêu cầu người bị tổn thương nói ra nỗi đau của họ và điều chi gây ra nỗi đau đó. Nhưng với kẻ bị nạn, hỏi han như vầy chỉ nên làm khi người ấy sẵn lòng, là điều sẽ làm được về sau nầy. Khi nói về tai họa sẽ đụng tới những xảm xúc mà họ không thể kềm chế được.
Một số các phản ứng cao độ như sợ hãi, ngã lòng, lui đi và im lặng, mất ngủ, giận dữ, bị sốc, ác mộng, và kêu la là các phản ứng thông thường của con người trước một thảm hoạ thuộc về loại mà chúng ta chỉ mới vừa gánh chịu. Trong hầu hết các trường hợp, mọi triệu chứng nầy sẽ trôi qua theo thời gian. Vì lẽ đó, chúng ta phải tìm cách hiểu rõ và chậm đưa ra sự xét đoán nhanh về cách ứng xử của họ. Khi phục vụ theo chiều hướng nầy đã được rập khuôn theo khuôn mẫu của Đấng Christ, là Đấng đã lìa bỏ thiên đàng, Ngài đến bên cạnh chúng ta, Ngài hiểu thấu đời sống của chúng ta tốt hơn chính chúng ta hiểu nữa.
Bạn tôi, Mục sư Arul Anketell, là bác sĩ y khoa bây giờ đang phục vụ trọn thời gian cùng với nhiều người khác trong lãnh vực y học, đã gặp gỡ một cụ già trong trại tị nạn sau nạn sóng thần. Ông cụ có một số triệu chứng đột biến tim. Arul đã gọi một vị bác sĩ khác đến và sau khi làm xét nghiệm, họ kết luận rằng ông cụ không có đau đớn gì về chứng đột biến tim cả. Cụ già nầy đã bị mất vài thành viên trong gia đình trong nạn sóng thần. Họ đã trao đổi với ông cụ và đã cầu nguyện với cụ; không bao lâu sau đó họ thấy rằng không những các triệu chứng kia đã mất đi mà còn có sở thích sâu sắc muốn nhận biết nhiều về Đức Chúa Trời là Đấng mà các vị bác sĩ đã cầu nguyện với.
Tôi biết một số trẻ em hiện rất sợ đụng đến nước kể từ khi có nạn sóng thần. Tôi có tới một trường học, ở đây vị giáo sư cho tôi biết họ mong muốn trường học mau chóng được mở cửa lại. Nhưng các bậc phụ huynh lại không muốn đưa con cái họ đến trường vì ngôi trường nằm sát bờ biển và vì họ không muốn ở xa con cái của mình, thậm chí cả một thời gian ngắn ngủi chúng có mặt tại trường nữa. Những trường hợp như thế đòi hỏi sự hiểu biết và khéo léo.
Ngay cả các nhân viên cứu tế cũng đang cần sự yên ủi trong lúc nầy nữa. Những gì họ đã kinh nghiệm là khô cạn về mặt tình cảm. Khi lần đầu tiên tôi đến một trong những nơi bị nạn sóng thần tác động trầm trọng, tôi muốn bật khóc vì cái chạm quá mạnh mẽ nó đụng thẳng vào tôi. Một bạn đồng sự đi đến một nơi tương tự ngay sau khi nạn sóng thần ụp vào, ông ấy đã trực diện với hàng đống xác chết và sự tàn phá không thể tưởng được. Ông ấy đã tấm tức bật khóc trước khi ông ấy rời khỏi chỗ đó.
Cảnh tàn phá phơi bày lộ thiên như thế có một tác động rất lớn vào lý trí và tình cảm của chúng ta. Điều nầy làm bật ra ý thức về nhu cần phải có những tình nguyện viên. Họ phải có những cơ hội để chia sẻ nỗi đau với nhiều người khác và phải tỏ ra sự yên ủi của cộng đồng Cơ đốc và sự yên ủi của Đức Chúa Trời.
Cảnh tàn phá phơi bày lộ thiên như thế có một tác động rất lớn vào lý trí và tình cảm của chúng ta. Điều nầy làm bật ra ý thức về nhu cần phải có những tình nguyện viên.
Tôi nghĩ tới một trong các lẽ thật quan trọng nhất dành cho các Cơ đốc nhân đang phục vụ số người bị thương tích, ấy là khi Đức Chúa Trời trở nên một con người, Ngài đã gánh chịu cùng nhiều việc đau khổ mà người ta đang gánh chịu với nỗi khổ của thảm họa. Khi là một đứa trẻ, Ngài đã vội vàng đi tránh một cái chết bạo lực, và cả gia đình Ngài phải lìa bỏ quê hương rồi trở thành dân tị nạn trong xứ lạ quê người. Ngài đã bị dân mình chối bỏ, khi Ngài đến để giúp đỡ cho họ. Có lẽ cha Ngài đã qua đời khi Ngài còn niên thiếu và, với ít nhất bốn em trai cùng một số em gái cần được giúp đỡ (Mác 6.3), Ngài không được đi học, dù là theo hình thức nào. Đây là lý do tại sao các nhà lãnh đạo tôn giáo đã xem Ngài là hạng người thất học (Giăng 7.15). Đây là một sự bất lợi mà nhiều trẻ em ngày nay đang gặp phải nếu gia đình chúng đang đương đầu với tai vạ. Chúa Jêsus vốn biết rõ nỗi đau của việc bị thử thách và xét đoán bất công, rồi bị hành hình như một tội phạm bởi một trong các biện pháp độc ác nhất mà con người đã nghĩ ra.
Khi tôi chưa đầy 10 tuổi, một việc rắc rối đã xảy ra cho tôi. Trong tình trạng vô vọng ấy, lời lẽ đầu tiên đến với lý trí tôi là: “Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi”. Về sau câu nói ấy đánh mạnh vào tôi nhiều hơn khi tôi nhận ra lời nói nầy đã được chính mình Chúa Jêsus, Đức Chúa Trời hoá thân thành nhục thể thốt ra (Mathiơ 27.46). Ngài đã nếm trải nỗi đau mà chúng ta đang nếm trải. Quả thực đây là một Đức Chúa Trời có thể đồng hóa với nỗi đau của loài người.
Nhu cần lớn lao nhất của con người là phải có một mối tương giao với “Đức Chúa Trời của mọi sự yên ủi” nầy. Trong sự bận bịu lo toan của nổ lực cứu tế, chúng ta không nên đánh mất tầm nhìn tới nhu cần người ta phải tiếp nhận ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, chúng ta phải nhớ rằng Đức Chúa Trời không hề lôi kéo người ta vào chỗ phải tiếp nhận sứ điệp của Ngài đâu. Ngài luận lẽ với con người về con đường cứu rỗi của Ngài (Êsai 1.18). Vì lẽ đó, chúng ta phải cẩn thận khi nhận định rằng người ta không tiếp nhận Đấng Christ vì họ đã tiếp nhận đồ cứu trợ từ các Cơ đốc nhân. Họ phải tiếp nhận Ngài vì họ tin ở trong tâm trí rằng, qua Chúa Jêsus, Đức Chúa Trời đã cung ứng câu trả lời cho mọi nhu cần sâu sắc nhất của họ.
Thời kỳ tai họa cung ứng cho chúng ta những cơ hội có một không hai để thể hiện ra đạo Cơ đốc của mình. Khi một thảm họa xảy ra, Cơ đốc nhân phải thắc mắc: “Tôi nghĩ gì về thời kỳ nầy và tôi phải đáp ứng thể nào với loại khủng hoảng nầy theo đường lối Cơ đốc?”
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét