Thứ Năm, 21 tháng 1, 2010

DAVID: Các bậc anh hùng tin kính



Đời sống và thời thế của Vua David
Các bậc anh hùng tin kính
II Samuên 23
Tôi lớn lên với các bậc anh hùng. Tôi có đọc loại sách truyện vui. Tôi thích Siêu Nhân, Người Nhện và đặc biệt Đại Úy America. Tôi cũng có đọc những vị anh hùng của các bộ môn thể thao nữa. Roger Staubach dẫn dắt đội Dallas Cowboys. John Havlicek dẫn dắt đội Boston Celtics. Johnny Bench đem cúp vàng về cho đội Cincinnati Reds. John Wayne là bậc anh hào điện ảnh mà tôi rất ưa thích và Marshall Dillon là diễn viên tôi rất chuộng trên vô tuyến truyền hình. Cũng có một số anh hùng trong đời sống hiện thực ở chung quanh tôi nữa. Bố tôi luôn luôn có mặt ở đó vì tôi và có thể sắp xếp mọi chuyện. Anh cả của tôi dường như là bậc anh hùng quân đội khi anh ấy rời khỏi Việt nam. Tôi có một vị giáo sư Lớp Trường Chúa Nhật, ông thường hay nêu gương trượng phu tin kính cho một nhóm nam thiếu niên rất nhạy cảm. Tôi từng ao ước khi lớn lên sẽ trở nên giống như ông.
Tất nhiên là tôi đã học đòi theo các bậc anh hùng tin kính lỗi lạc trong Kinh Thánh, những người như Ápraham, Môise, David, Êli và Đaniên. Một trong những người tôi ưa thích luôn luôn là Samsôn, nhân vật có sức mạnh của siêu nhân. Về sau tôi nghiên cứu lịch sử Hội thánh, thì thấy có đầy dẫy các bậc anh hùng, những nhà tuận đạo, họ không hề quì gối trước các tà thần, những người đứng vững vàng không lay động vì lời xưng nhận Chúa của mình. Nhiều người khác đã dâng mình đứng vững cho Cơ đốc giáo theo Kinh Thánh trong những thời điểm phải phấn đấu dữ dội lắm. Chúng ta hôm nay sẽ ở đâu nếu không có những nhân vật như Augustine, Luther và Calvin? Ngày nay tôi vẫn còn có những bậc anh hùng trong các nhân vật lỗi lạc có đức tin, các vị Mục sư và giáo sĩ, họ trung tín không thoả hiệp chuyên giảng dạy Lời của Đức Chúa Trời cho dân sự của họ mặc dù có sự chống đối liên tục. Tôi luôn luôn khen ngợi những con người như William Carey, David Brainard, Jonathan Edwards, John Gill, Charles Spurgeon và một đoàn quân anh hào nhiều người khác nữa.
Trong phân đoạn Kinh Thánh hôm nay, II Samuên 23, không những chúng ta thấy bài thi thiên sau cùng nói tới Vua David anh hùng, mà còn nói tới một danh sách hơn 30 "dõng sĩ" khác nữa, họ đã đạt được nhiều chiến công trong danh của Đức Giêhôva. Từ nơi họ, chúng ta sẽ học biết muốn trở thành một anh hùng tin kính thì phải sống như thế nào và chúng ta sẽ áp dụng thể nào lẽ thật nầy vào chính đời sống chúng ta ngày nay!
I. Lời chia tay với một anh hùng tin kính (các câu 1-7).
A. Phần giới thiệu (câu 1).
Tuần qua khi chúng ta đi hết chương 22, tôi đã nói với quí vị rằng ở đây, liên tục trong sách II Samuên chúng ta có hai Thi thiên của David. Một ở trong chương 22 có lẽ đã được sáng tác ngay phần mở đầu của triều đại David khi ông lên ngôi làm vua. Còn ở đây, thi thiên nầy nằm ở phần mở đầu của chương 23 với lời giới thiệu: "Nầy là lời sau hết của David". Hai Thi thiên nầy cùng nhau có chức năng giống như lời kết cho sự trị vì 40 năm của David là Vua của Israel.
Đây không phải là "lời sau hết của David" đâu, vì chúng ta biết đã có nhiều việc khác nữa mà ông đã nói ra sau thời điểm nầy, đặc biệt trong những lời dặn dò con trai mình là Solomon, là người sẽ trị vì sau khi ông qua đời. Vậy thì "lời sau hết" nầy của David có nghĩa gì? David đã viết theo thể thơ một Thi thiên. Đây là Thi thiên cuối cùng của ông, "bài ca Thiên nga" của ông.
Dường như Thi thiên của David bắt đầu ở câu 2, nghĩa là mọi điều ở trong câu 1 là phần giới thiệu được một trước giả Kinh Thánh đưa vào. Hãy lưu ý bốn phần mô tả của David. Ông là "con trai Ysai". Ông không xuất thân từ giới quý tộc. Ông là người con út [của một người sống bằng nghề chăn chiên] và rất ít được chú ý tới. Thứ hai, ông là "người được nâng lên cao thay". Trong tất cả những người nam trong Israel, Đức Chúa Trời đã bắt lấy David rồi nâng ông từ ràng chiên lên làm người chăn dân Israel của Ngài. Thứ ba, ông là "Đấng chịu xức dầu của Đức Chúa Trời Giacốp". Điều nầy gắn ông với các vị tộc trưởng. Ông kế thừa giao ước của Ápraham. Thứ tư, ông là "kẻ hát êm dịu của Israel". Mặc dù sự thực cho thấy rằng David là một chiến binh anh dũng, ông là một con người của nghệ thuật, một con người của âm nhạc. Ông ưa thích đàn hát và sáng tác nhiều bài ca. Trên hết mọi sự, ông ưa thích thờ phượng Đức Chúa Trời và vì thế Đức Thánh Linh gắn cho sự ông thờ phượng bằng cái nhãn "êm dịu".
B. Sự soi dẫn (câu 2).
David đang nhắc cho chúng ta nhớ ngay lời mở đầu của Thi thiên rằng đây không phải là lời nói của riêng ông, do lý trí ông suy nghĩ ra đâu. Mà đúng hơn, ông nói: "Thần của Đức Giê-hô-va đã cậy miệng ta mà phán, và lời của Ngài ở nơi lưỡi miệng ta".
Kinh Thánh chép trong II Timôthê 3.16: "Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình". "Soi dẫn" dịch là theopneustos. Từ nầy là một sự kết hợp của theos nghĩa là Đức Chúa Trời và pneuma có nghĩa là linh hoặc hà hơi. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã hà những lời lẽ Kinh Thánh qua con người. Họ đã được Đức Thánh Linh soi dẫn. Đức Chúa Trời đã sử dụng nhân cách, trí khôn và lời lẽ của họ để hình thành Ngôi Lời, nhưng cốt lõi của lời ấy tuyệt đối có uy quyền của thiêng liêng. Đôi khi, như trong trường hợp nầy, các trước giả Kinh Thánh hoàn toàn biết rõ họ đang viết ra Lời của Đức Chúa Trời. Đôi khi, như trong trường hợp một số thư tín của Phaolô, chúng đã được viết ra, mà không biết rõ đây là công việc của Chúa.
Phierơ đã nói tới các tác phẩm đã được soi dẫn của David trong Công Vụ các Sứ Đồ 1.16: "Hỡi anh em ta, lời Đức Thánh Linh đã nhờ miệng vua Đa-vít mà nói tiên tri trong Kinh Thánh về tên Giu-đa". II Phierơ 1.20-21 nói tới toàn bộ Cựu Ước khi thơ tín nầy nói rằng chúng ta phải "biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là Ngài Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời".
C. Huấn thị (các câu 3-7).
Một trong các đặc điểm của Thi thiên, ấy là chúng đã được viết ra trong một tinh thần thờ phượng. Quí vị thấy ở đây trong câu 3 khi David một lần nữa khẳng định rằng chính "Đức Chúa Trời của Israel" , "Hòn Đá Lớn của Israel" Đấng vô hạn, không thay đổi, Ngài đã ban cho ông huấn thị nầy.
Đức Chúa Trời đã phán dạy điều gì vậy? Ngài ban cho David một nguyên tắc cho chức vụ lãnh đạo. Ngày nay có một số người bỏ ra hàng triệu đôla mua lấy nhiều sách vỡ, băng từ và tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề về các nguyên tắc lãnh đạo cho các thương gia, và thậm chí các vị Mục sư cùng các cấp lãnh đạo Hội thánh. Quyển sách hay nhất dạy về chức năng lãnh đạo là Kinh Thánh! Hãy lắng nghe sự dạy quan trọng của Chúa về phương thức lãnh đạo dân sự: "Người nào cai trị loài người cách công bình, cách kính sợ Đức Chúa Trời".
Trong trường hợp chúng ta nói tới một vị vua đang cai trị một quốc gia, một chủ tịch đang cai trị một công ty, một giáo sư đang hướng dẫn một lớp học, một trung sĩ đang chỉ huy một trung đội, các trưởng lão đang lãnh đạo một Hội thánh hay một người đang hướng dẫn một gia đình, nguyên tắc nầy phải làm chủ mọi hành động của họ. Cho phép tôi cung ứng cho quí vị ba hàm ý về chức năng lãnh đạo từ phương thức ấy.
Thứ nhứt, các cấp lãnh đạo giỏi đều biết rõ rằng Đức Chúa Trời là nguồn uy quyền của họ. Trong khi sống dưới quyền Hoàng đế Nero của La mã, sứ đồ Phaolô đã viết trong Rôma 13.1: "Mọi người phải vâng phục các đấng cầm quyền trên mình; vì chẳng có quyền nào mà chẳng đến bởi Đức Chúa Trời, các quyền đều được Đức Chúa Trời chỉ định". Bất kỳ một quyền nào chúng ta đang có đều đã được Đức Chúa Trời ban cho chúng ta.
Thứ hai, chức năng lãnh đạo giỏi đòi hỏi sự công bình. Vì Đức Chúa Trời ban cho chúng ta uy quyền, chúng ta biết chúng ta phải khai trình với Ngài về cách chúng ta sử dụng uy quyền đó. Chúng ta phải sử dụng quyền ấy theo cách công bình. Một lần nữa Michê 6.8 cho chúng ta biết những điều Đức Giêhôva đang đòi hỏi nơi chúng ta: "…làm sự công bình, ưa sự nhơn từ và bước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời ngươi sao?"
Thứ ba, các cấp lãnh đạo giỏi phải kính sợ Đức Chúa Trời. Cấp lãnh đạo gian ác nhấn mạnh uy quyền của mình trên dân sự. Ông ta muốn ai nấy nhìn biết rằng ông ta là lớn và có quyền. Tuy nhiên, cấp lãnh đạo tin kính nhấn mạnh uy quyền của Đức Chúa Trời cao hơn mình. Ông biết mình phải khai trình với Đức Chúa Trời. Châm ngôn 29.2 chép: "Khi người công bình thêm nhiều lên, thì dân sự vui mừng; Nhưng khi kẻ ác cai trị, dân sự lại rên siết".
Cho phép tôi minh hoạ. Trong sách I Timôthê, hai lần chúng ta đọc thấy các cấp lãnh đạo phải tập "cai trị" hay lãnh đạo trên Hội thánh (I Timôthê 3.4-5; 5.17). Các trưởng lão có thể "cai trị tốt" hoặc họ sẽ cai trị cách nghèo nàn. Giống như tôi cùng các trưởng lão khác trong Hội thánh nầy, chúng tôi nhìn biết đâu là trách nhiệm mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng tôi. Chúng ta nhìn biết rằng Đấng Christ là Đầu của Hội thánh, Ngài là Đấng Chăn Chiên trưởng và chúng ta chỉ là những phụ tá. Chúng ta không muốn cư xử khắc nghiệt giống như hàng chúa tể độc tài của Hội thánh, mà như hàng tôi tớ, hay cầu nguyện, là hạng người luôn biết rõ rằng mình sẽ phải khai trình với Đức Chúa Trời. Chúng ta lãnh đạo Hội thánh trong sự kính sợ Đức Chúa Trời.
Trong câu 4, David cung ứng cho chúng ta hai minh họa về chức năng lãnh đạo tin kính. Thứ nhứt, ông nói cấp lãnh đạo tin kính "giống như sự chói loà buổi sáng". Ánh mặt trời sớm mai là một cách nói bóng về hy vọng trong Kinh Thánh. Chúa Jêsus được gọi là Sự Sáng Thật, là Sao Mai, là Rạng Đông, là Mặt Trời Công Nghĩa và là Sự Sáng của Thế Gian. Ngài là nguồn hy vọng của chúng ta. Thời điểm tôi rất ưa thích là lúc mặt trời mọc. Bối cảnh mặt trời đùa bóng tối tăm đi luôn luôn yên ủi tôi. Nhiều lần tôi đi săn, tôi đã lọt vào cảnh tối tăm trước lúc bình minh. Tôi thường toát mồ hôi hột khi ăn mặc quá dày. Khi ấy tôi định chờ cho trời sáng hẳn. Vì cớ đồ mặc của tôi bấy giờ đã bị ẩm ướt, tôi thấy lạnh. Đến khi mặt trời mọc lên, ánh nắng làm cho tôi ấm áp, người tôi thấy thoải mái hẳn ra. Một cấp lãnh đạo tin kính đem lại sự ấm áp, yên ủi và hy vọng cho dân sự của mình.
Minh hoạ thứ hai, ấy là cấp lãnh đạo tin kính "giống như cây cỏ bởi đất nảy ra". Hãy lưu ý "cỏ" nầy "nảy ra sau cơn mưa". Quí vị có để ý là quí vị có thể tưới, và tưới mãnh vườn của mình và nước sạch ấy sẽ giữ cho cỏ sống suốt mùa hè nóng bức; tuy nhiên khi Đức Chúa Trời chúc phước cho chúng ta với một trận mưa rào thôi, thì cỏ dường như xanh tươi và mọc nhanh hơn, có phải không? Một cấp lãnh đạo tin kính giống như một trận mưa nhuần tưới trên thảm cỏ khô hạn vậy.
Có một biến chuyển ở câu 5. Ở đây David nói: "Nhà ta dầu chẳng phải như vậy trước mặt Đức Chúa Trời". Các nhà dịch thuật của bản Kinh Thánh NIV và các bản dịch khác đã nhìn thấy sự khác biệt nầy. Họ nói: "Nhà tôi có xứng đáng với Đức Chúa Trời không?" Theo cách nào đi nữa, thì David đang thừa nhận tình trạng tội lỗi của gia đình ông. Ông đã trình bày nguyên tắc quan trọng của chức năng lãnh đạo tin kính, nhưng khi ông nhìn lại đời sống mình, ông nhận ra ông không luôn luôn sống theo đời sống ấy. Ông vẫn cảm thấy xấu hổ về tội lỗi của mình. Ông nhớ tới tình trạng tà dâm, tư dục, giết người của mình và mọi rối rắm mà tội lỗi đã mang lại cho ông. Ông nhớ lại thể nào một trong mấy người con trai đã cưỡng hiếp đứa con gái của ông. Ông nhớ lại thể nào người con nầy giết người con khác để báo thù. Ông nhớ thể nào Ápsalôm đã tìm cách giết chết ông hầu đoạt lấy ngai vàng. Trong mọi sự nầy ông chỉ có thể nói: "nhà ta dầu chẳng phải như vậy trước mặt Đức Chúa Trời". Ông biết rõ và đã công khai nhìn nhận rằng ông hoàn toàn không xứng đáng.
Giờ đây, chúng ta đọc hết câu 5: "Nhà ta dầu chẳng phải như vậy trước mặt Đức Chúa Trời, song Ngài đã lập với ta một giao ước đời đời, vững bền trong mọi sự và chắc chắn. Vì đó là cả sự cứu rỗi và cả sự ước ao ta, dẫu Ngài không làm cho điều đó nẩy nở ra". Cho dù David và gia đình ông không xứng đáng, Đức Chúa Trời đã giàu ơn lập với ông một "giao ước đời đời" không thể hủy được. Một trong các anh hùng giảng dạy Kinh Thánh của tôi, Charles Spurgeon đã nói điều nầy về sự ấy như sau.
Ôi! Thật hấp dẫn làm sao khi từ chỗ tăm tối của đất nhìn lên nét huy hoàng của thiên đàng! Thật vinh hiển làm sao khi nhảy từ chỗ lầy lội của thế gian nầy, mà đứng trên đất khô ráo của giao ước! David đã nhìn và nhảy như thế đấy. Sau khi viết ra chữ "dầu" kế đó ông đã viết tiếp chữ "song" phước hạnh. Ôi! Đó là một chữ "song", kèm theo với một bộ châu ngọc. "Ngài đã lập với ta một giao ước đời đời, vững bền trong mọi sự và chắc chắn”.
Mặc dù David không xứng đáng, mặc dù ông đã phạm tội trọng, Đức Chúa Trời sẽ giữ giao ước Ngài đã lập với ông. Đức Chúa Trời đã lập giao ước "chắc chắn" đó. David biết rõ mặc dù ông là một con người tội lỗi "sự cứu rỗi" của ông là "chắc chắn" vì sự cứu rỗi ấy đặt trên việc Đức Chúa Trời gìn giữ giao ước của Ngài. II Timôthê 2.13 chép: "nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể tự chối mình được".
Nếu quí vị là một tín đồ chân chính, quí vị cũng đang ở trong mối quan hệ giao ước với Đức Chúa Trời nữa đấy. Giống như David, quí vị và gia đình quí vị không luôn luôn giữ lòng trung tín. Quí vị không nắm lấy cứu cánh giao ước của mình. Dù vậy Đức Chúa Trời luôn luôn giữ lấy cứu cánh của Ngài. Tôi không dám chắc trong sự cứu rỗi của tôi vì tôi luôn luôn làm theo điều chi là đúng hay vì tôi chưa hề phạm tội. Tôi dám chắc vì Đức Chúa Trời giữ lấy giao ước của Ngài. Sự an ninh của tôi không đặt ở chỗ tôi nắm chặt Đức Chúa Trời như thế nào, mà đặt vào chỗ Đức Chúa Trời đang nắm tôi chặt như thế nào đấy thôi! Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 10.28-29 như sau:
"Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta. Cha ta là Đấng lớn hơn hết đã cho ta chiên đó, và chẳng ai cướp nổi chiên đó khỏi tay Cha".
Trong câu 6, David nói tới những kẻ đang ở ngoài mối quan hệ giao ước với Đức Chúa Trời. Mặc dù Đức Chúa Trời ban giao ước cho mọi người, Ngài ban ơn cứu rỗi cho những ai Ngài không hứa ơn cứu rỗi cho họ. Thay vì sống giống như cỏ đang mọc lớn lên dưới cơn mưa chiều và ánh mặt trời sớm mai, kẻ ác đã được chỉ ra trong các câu 6-7 như "gai chông". Gai chông không được xem trọng hay được gặt lấy. Quí vị "liệng ra xa" gai chông vì chúng "không thể lấy bằng tay được". Khi xử lý với gai chông, quí vị phải mang găng tay bảo hộ rồi cặp chúng theo bề dài của cánh tay. Quí vị cắt chúng bằng lưỡi liềm "sắt" và chắc chắn chúng phải bị "thiêu trong lửa". Khải huyền 20.13-14 chép: "Biển đem trả những người chết mình có. Mỗi người trong bọn đó bị xử đoán tùy công việc mình làm. Đoạn, Sự Chết và Âm phủ bị quăng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai".
Chúng ta đã nghe hát bài ca tạm biệt của một trong các anh hùng lỗi lạc của Israel. Chúng ta đã học biết nguyên tắc lãnh đạo theo Kinh Thánh. Chúng ta đã nhìn thấy sự thành tín của Đức Chúa Trời trong việc giữ giao ước của Ngài. Bây giờ chúng ta hãy xem xét…
II. Lời nói tỏ lòng kính trọng đối với một số anh hùng tin kính khác (các câu 8-39).
Phần còn lại của chương 23 là một danh sách các "dõng sĩ" đã phục vụ dưới quyền Vua David. Có ba phần trong danh sách ấy. Ba người đầu tiên là các quan chức cao cấp nhất của David dưới quyền chỉ huy của Giôáp. Ba người thứ hai là ba người cấp dưới ba quan chức cao cấp kia. Ba mươi người còn lại được biệt riêng ra đối với hàng chục ngàn chiến binh khác trong Israel. Những người chúng ta xem xét ở đây thực sự đều là bậc anh hùng. Họ là Lực Lượng Đặc Biệt trong dân sự của Đức Chúa Trời. Họ giống như lính mũ nồi xanh và lực lượng hải cẩu của Hải quân vậy. Họ đã làm được mọi điều mà người khác không làm được.
A. Ba người mạnh bạo (các câu 8-12).
Người đầu tiên trong ba người đầu tiên được gọi là "Giôsép Basêbết" và ông ta "làm đầu lính thị vệ của vua" hay tốp ba người. Điểm phân biệt của ông ở chỗ ông "giết đi trong một lúc gặp tám trăm người". Đây hoàn toàn là một con số chỉ về nhân mạng, quí vị chẳng nghĩ như thế sao? Có người chỉ ra một con số tương đương trong I Sử ký 11.11, ông đã giết chỉ có "ba trăm người" và chỗ không giống nhau nầy là một lỗi trong Kinh Thánh. Có nhiều cách lý giải về điều sơ sót đó, ấy là người nầy là một chiến binh mạnh bạo đã giết 800 người trong một trận đánh nầy và ở trận khác ông ta đã giết một lượt 300 người. Trong thời kỳ nầy, Đức Chúa Trời đã ban cho con người có sức mạnh như thế. Sau nữa, Samsôn đã giết một ngàn người bằng cái hàm lừa (Các Quan Xét 15.15).
Nhân vật thứ hai có tên gọi là "Êlêasa con trai Đôđô". Ông ta đã ở "cùng David thách dân Philitin". Trong chiến trận đặc biệt nầy "dân Israel đã rút đi". Theo I Sử ký 11.13-14, Êlêasa và David đã đứng trụ lại trong một cánh đồng hoang và Êlêasa "đánh dân Philitin cho đến khi tay người tê cứng lại nơi gươm người". Quí vị có bao giờ thấy cảm giác tê cứng như thế nơi bàn tay của mình chưa? Có bao giờ quí vị làm việc với một công cụ lâu đến nỗi quí vị khó cử động mấy ngón tay của mình chưa? Lòng quả cảm của Êlêasa lớn lao đến nỗi "trong ngày đó, Đức Giêhôva khiến cho dân Israel được thắng trận cả thể" (các câu 9-10).
Người thứ ba trong ba người mạnh bạo của David là "Sama". Một lần nữa quân Philitin lại đến tấn công dân Israel. Dường như có một kiểu cách trong đó quân Philitin hay đến cướp phá mùa màng của dân Israel. Họ đã đến cướp phá các cánh đồng hoặc họ hủy diệt chúng làm cho dân Israel phải đói khát. David và người của ông đã lo bảo vệ nguồn cung cấp thực phẩm quí giá nầy. Hãy lưu ý Sama "đứng ở giữa ruộng binh vực nó". Một lần nữa, "Đức Giê-hô-va khiến cho dân Y-sơ-ra-ên được thắng trận cả thể".
B. Một ngụm nước lạnh (các câu 13-17).
Phần bắt đầu trong câu 13, chúng ta đọc về "trong vòng ba mươi quan tướng, có ba người". Tôi không biết câu nầy có ý nói tới ba người đầu tiên kia hay ba người khác nữa. Sự cố nầy đã xảy ra khi David còn ở trong "hang đá Ađulam" trước khi lên làm vua, nhưng thời điểm nầy ông đã làm vua rồi, khi đánh trận gần "trũng Rêphaim" tương đương với trận chiến ở II Samuên 5. Ở bất kỳ cấp độ nào, quân Philitin đã đánh chiếm thị trấn quê nhà của David là Bếtlêhem.
Ở một thời điểm trong chiến trận, David đã mong ước: "Chớ chi ta được uống nước bởi giếng bên cửa thành Bếtlêhem!" David thường uống nước từ cái giếng đó. Có thể ông thực sự, thực sự rất khát nước và khi ông tưởng đến nước, ông nhớ nước ở Bếtlêhem uống rất ngon. Mặc dù rõ ràng đây không phải là dự tính của David, "ba quan tướng đầy lòng gan dạ" đã nhảy ùa ra và "xông ngang qua trại quân Phi-li-tin, múc nước giếng ở bên cửa thành Bết-lê-hem, rồi đem về dâng cho Đa-vít". Thật kinh ngạc thay, họ chẳng bị giết hay bị thương tích gì hết.
Hãy tưởng tượng xem khi họ trở về với bi đông đựng nước ở Bếtlêhem. Họ thở hỗn hễn, kiệt sức khi họ nhào đại về hang. Họ tự hào dâng cho David phần nước quí báu mà ông đã ao ước. Kinh Thánh chép trong câu 16: "nhưng người từ chối không uống, bèn rảy nước đó ra làm lễ dâng cho Đức Giê-hô-va". Theo lối suy nghĩ Tây phương của chúng ta, điều nầy dường như phung phí và không đáng trượng cho lắm, song đối với ba người nầy, hành động của David là một vinh dự cao cả lắm. Ông đã đổ nước nầy ra như một của dâng, một lễ dâng cho Đức Chúa Trời. Ông cũng hạ mình xuống không uống thứ nước quá vô giá đó. Ông nói: "Nước nầy khác nào huyết của ba người nầy, liều mạng sống mình đặng đi đến nơi kia".
C. Dõng sĩ Abisai (các câu 18-19).
Chúng ta đã gặp Abisai mấy lần rồi trong phần nghiên cứu của chúng ta về David. Abisai là em của Giôáp và Asaên, con trai của Xêrugia, chị của David. Ông là một chiến binh không hề biết sợ hãi. Là một thanh niên ông đã tình nguyện đột nhập vào trại quân của Saulơ cùng với David và giết Saulơ khi ông ta ngủ (I Samuên 26). Ông là tướng đạo binh của David (II Samuên 10; 18; 20). Dưới quyền chỉ huy của ông, Israel đã giết 18.000 người Êđôm trong Trũng Muối (I Sử ký 18.12). Ông muốn chém đầu Simêi vì đã rủa sả David trong khi trốn tránh Ápsalôm (II Samuên 16; 19).
Abisai nhiều lần tự minh chứng mình là một vị anh hùng lỗi lạc của dân sự Đức Chúa Trời. Lòng can đảm và nhiệt thành của ông thì chẳng cần phải nói nữa. Phân đoạn Kinh Thánh hôm nay cho chúng ta biết ông đã từng "dùng cây giáo mình đánh chết ba trăm người, và có danh tiếng trong ba dõng sĩ ấy". Ông đã được xếp vào số ba mươi người tài giỏi nhưng "không bằng ba người kia".
D. Bênagia, người giết chết sư tử (các câu 20-23).
Bênagia là dõng sĩ tôi rất ưa thích trong các "dõng sĩ". Ông "ở Cáp-sê-ên, con trai của Giê-hô-gia-đa, là một người mạnh bạo, nổi tiếng vì các công lớn của mình". Hết bậc anh hào này tới lớp anh hào khác. Bênagia lớn lên nhìn thấy cha mình rồi tới lượt mình.
Câu 20 cho chúng ta biết về hai chiến công của ông. Thứ nhứt, ông "đã giết hai người Mô áp mạnh bạo hơn hết". Đây là một mệnh đề rất hay trong tiếng Hy bá lai. Nó có nghĩa là ông đã đánh hạ hai gã chiến binh Mô áp nổi tiếng, họ có sức mạnh và lòng can đảm của loài sư tử.
Thứ hai, "Trong một ngày tuyết kia, ấy cũng người nầy đi xuống một cái hầm chứa nước, có con sư tử, và giết nó đi". "Hầm" rút ra từ tiếng Hy bá lai bowr , từ nầy đôi khi được dịch là "bễ chứa nước" hay "giếng". Một trước giả đề nghị rằng con sư tử đã té lọt vào trong bễ chứa nước và không thể thoát ra được. Tuy nhiên, vì cớ con sư tử, quân Israel không hể lấy được nước từ bễ chứa. Bênagia, là người đã giết "hai người Mô áp mạnh bạo hơn hết" đã không sợ đi xuống bễ chứa nước rồi đánh giết con sư tử ở giữa một ngày tuyết! Tôi đánh cuộc là các chiến binh Israel khác rất vui sướng khi có mặt ông trong ngày ấy!
Kinh Thánh cho chúng ta biết sự cố khác trong sự nghiệp của Bênagia ở câu 21. Ông "đã đánh giết một người Êdiptô, có bộ tướng đáng sợ hãi". Người nầy rất đáng sợ hay có bề ngoài rất dữ dằn. Ông ta có một "cây giáo" còn Bênagia chỉ có một "cây gậy". Tuy nhiên, Bênagia đã "rứt cây giáo khỏi tay người Ê-díp-tô, rồi dùng một cây giáo ấy mà giết hắn đi".
Hai lần Kinh Thánh cho chúng ta biết Bênagia là "con của Giêhôgiađa", ông nầy được mô tả là "một người mạnh bạo". Còn I Sử ký 27.5 chép: "Ban-trưởng của ban thứ ba về tháng ba, là Bê-na-gia, con trai của thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa; trong ban người có hai vạn bốn ngàn người". Cụ Giêhôgiađa, là một thầy tế lễ mạnh bạo! Như vậy Bênagia là một người Lêvi, một người trong dòng thầy tế lễ. Ông là một nhà truyền đạo cừ khôi!
E. Bức tường nổi tiếng của Israel (các câu 24-39).
Nếu quí vị du lịch đến Washington DC, quí vị có thể đến viếng Bia Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh chiến đấu tại Việt Nam, "bức tường" và đọc tên của hàng ngàn binh sĩ Mỹ đang hiến mạng sống họ trong các khu rừng già ở Đông Nam Á. Ở đây chúng ta thấy “bức tường nổi tiếng” của Israel với khoảng hơn 30 tên tuổi của các chiến binh lỗi lạc của họ. Khi quí vị đọc qua danh sách nầy, hầu hết đều không quen thuộc và các chiến công của họ đã không được ghi lại trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, một cái tên bày ra trước mặt chúng ta được thấy ở câu cuối: "Uri người Hêtít" tất nhiên đây là chồng của Bátsêba là người mà David đã bức tử.
III. Một lời khích lệ dành cho các bậc anh hùng.
Một số nơi trong Kinh Thánh rất dễ rao giảng đối với tôi. Các phần nầy đã được đánh dấu và những ứng dụng rất rõ ràng. Tuy nhiên, quí vị sẽ ứng dụng một chương giống như chương nầy như thế nào cho đời sống chúng ta trong thế kỷ 21? Chúng ta có điểm gì chung với David, Sama hay Bênagia? Chúng ta đưa phân đoạn Kinh Thánh nầy vào hành động trong đời sống chúng ta ngày nay như thế nào đây?
Paul Overstreet là một ca sĩ đã dâng mình cho Đấng Christ và đem một sứ điệp tích cực đến cho khán giả. Ông hát một bài có tên là Anh Hùng Mỗi Ngày. Hãy lắng nghe một số đoạn thơ.
Người lái xe vào thành phố
chịu khó làm việc suốt cả ngày,Người làm xong việc sớm để có thể ra về,Vì có đứa con trai ở ngoài cái sân rộng kia,Nó muốn bố đến xem nó chơi bóng,Bố biết nó đang đợi nên vội vã lên đường.
Nàng ru đứa trẻ đang kêu khóc
nhiều giờ trước khi trời sáng,Nàng nói khẽ những lời hy vọng
để giúp cho chồng mình cứ yên dạ,Nàng dành thì giờ với con cái
khiến chúng biết rõ nàng đang chăm sóc,Nàng còn hơn là một người mẹ,
nàng là giải đáp cho lời cầu nguyện của chúng.
Bạn phải biết là anh hùng đến theo đủ kiểu cách,Họ hy sinh mạng sống họ vì tha nhân.Không ai ban cho huy chương,
người trong thế gian không biết tên tuổi họ,Nhưng trong mắt của ai đó họ đúng là bậc anh hùng.
Giờ đây tôi không giả vờ nhìn biết quí vị
mà tôi dám nói chắc rằng,Có ai đấy hy sinh ngoài kia đâu đó vì bạn hôm nay.Họ nhìn thấy mọi điều bạn làm
trừ ra mọi lỗi lầm của bạn,Bạn không thể nghĩ tới chỗ
mình đã được xem trọng như đáng phải có.
Khiến cho bạn biết anh hùng ra từ mọi kiểu cách,Họ đang hy sinh quên mình
vì tha nhân trong cuộc sống.Không một ai cấp huy chương,
người thế gian không biết tên tuổi của họ,Nhưng trong mắt của ai đó họ đều là bậc anh hùng
Mỗi người trong gian phòng nầy có thể trở thành bậc anh hùng tin kính. Có thể quí vị không có tên mình khắc trên đá trên tường. Có thể quí vị chưa nhận được Danh Dự Bội Tinh. Có thể quí vị chưa được ghi vào sách sử. Có thể quí vị bị một vài thế hệ hầu đến bỏ quên. Tuy nhiên quí vị có thể là một anh hùng tin kính mà thiên đàng sẽ luôn luôn ghi nhớ. Chúng ta hãy kết thúc bằng cách đề ra 5 đức tính anh hùng mà hết thảy chúng ta đều có thể nêu gương.
Thứ nhứt, anh hùng không đầu hàng. Họ không hàng phục cuộc chiến dù khi lợi thế 800 ăn 1. Quí vị có biết chúng ta đang ở trong một cuộc chiến không? Chúng ta đang đánh một trận chiến thuộc linh. Chúng ta không có một thanh gươm sắt mà là "gươm Thánh Linh" (Êphêsô 6.17). Đầu hàng thì thật là dễ dàng… đầu hàng cuộc hôn nhân, con cái, chức vụ của chúng ta … nhưng các bậc anh hùng không đầu hàng đâu. Họ cứ tiếp tục chiến đấu.
Thứ hai, bậc anh hùng hy sinh mà chẳng than phiền. Điều chi đã tạo thành một anh hùng? Người dám làm điều mà chẳng ai khác dám làm. Hãy nhớ tới ba người đã đem về cho David nước lấy từ giếng Bếtlêhem? Khi được kêu gọi bước vào cuộc chiến thuộc linh, chúng ta thường đưa ra những lời than phiền và cáo lỗi thay vì dâng của lễ tức hì.
Thứ ba, anh hùng dâng mọi sự thuộc về họ song nhìn xem Đức Chúa Trời để tiếp thu lấy phần thắng. Quí vị có để ý thấy hai lần trong Kinh Thánh, cho chúng ta biết rằng: "như vậy Đức Giêhôva khiến cho dân Israel được thắng trận cả thể (các câu 10,12). Mấy người nầy đã dâng mọi sự thuộc về họ, mà còn hiểu rõ rằng “chiến trận thuộc về Đức Giêhôva”. Đừng thối lui. Cứ giữ sự chiến đấu. Sự đắc thắng cuộc chiến nầy đã được đảm bảo.
Thứ tư, bậc anh hùng tấn tới ở chỗ chủ nghĩa anh hùng được đánh giá cao. Bênagia là chiến binh vì ông được nuôi dạy bởi “một người mạnh bạo” như Giêhôgiađa, là thầy tế lễ. Tôi muốn nhìn thấy Hội thánh nầy và các gia đình thuộc Hội thánh nầy trở thành vùng đất tốt cho một thế hệ mới các bậc anh hùng tin kính! Lớp nam nữ thanh niên tin kính sẽ tấn tới ở chỗ chủ nghĩa anh hùng thuộc linh được đánh giá cao.
Thứ năm, các bậc anh hùng sống trung thành với nhà vua. Những người nầy có điểm gì chung? Họ hoàn toàn sống trung thành với vua David. Họ không hề chao đảo trong sự phục vụ cho ông. Trong một phương thức lớn lao hơn, lòng trung thành của chúng ta không phải dành cho vua con người hay thiếu sót, mà là cho Vua các vua, Con của David, là Đức Chúa Jêsus Christ. Khi Ngài nhìn xem quí vị, có phải Ngài đang nhìn thấy một người nam hay người nữ dõng sĩ không? Có thể Ngài sẽ nhìn thấy đấy!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét