Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

NHỮNG NGÀY LỄ CỦA MÙA XUÂN



NGÀY LỄ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
NHỮNG NGÀY LỄ CỦA MÙA XUÂN
Nếu người Do thái hay tuân thủ các kỳ lễ là đúng, thì chu kỳ lễ lạc xưa của dân Israel là quan trọng mãi mãi cho việc ghi nhớ những lần tiếp trợ của Đức Chúa Trời cho quá khứ, hiện tại và tương lai của dân sự Ngài.
Nếu những người tin theo Đấng Christ là đúng, thì cũng chu kỳ lễ lạc nầy chính là thứ báu vật mãi mãi của dân Israel. Những lễ lạc của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh cũng là một kiểu mẫu cho những hình bóng được ứng nghiệm nơi Đấng Mêsi, là Đấng đã đến trong chặng thứ nhất của chương trình có hai phần để giải cứu dân sự Ngài và tể trị thế gian.
Trong những trang sau đây, trước giả Kevin William thuộc ban biên tập Hội truyền giáo RBC cung ứng cho chúng ta phần thứ nhất trong nghiên cứu có hai phần về “những ngày lễ lạc của Đức Chúa Trời”. Với nhiều năm kinh nghiệm trong các hội chúng của Đấng Mêsi, Kevin cho chúng ta thấy mối quan hệ quan trọng giữa chu kỳ lễ lạc hàng năm của người Do thái, và ý nghĩa đáng ngạc nhiên về phương diện tiên tri của chúng đối với mọi dân mọi nước.
Martin E De Hann II
Những ngày lễ của Đức Chúa Trời
Những ngày lễ của mùa xuân:
1./ Lễ Vượt Qua (Pesach)
2./ Lễ Bánh Không Men (Chag HaMatzot)
3./ Lễ Dâng Bó Lúa Đầu Mùa (Habikkurim)
4./ Lễ Ngũ Tuần (Shavuot)
Những ngày lễ của mùa thu:
5./ Lễ Kỷ Niệm Lấy Tiếng Kèn Thổi (Rosh Hashanah)
6./ Lễ Chuộc Tội (Yom Kippur)
7./ Lễ Đền Tạm (Sukkot)
***
NHỮNG NGÀY LỄ CỦA MÙA XUÂN
“Đức Giê-hô-va lại phán cùng Môi-se rằng: Hãy truyền cho dân Y-sơ-ra-ên rằng: Nầy là những ngày lễ của Đức Giê-hô-va các ngươi hãy rao truyền ra là các hội thánh” (Lê vi ký 23.1-2).
Với những lời lẽ nầy, Đức Giêhôva của dân Israel đã thiết lập một chu kỳ những ngày lễ hàng năm vẫn được kính trọng trong các cộng đồng của người Do thái trên khắp thế giới. Dù là Chính Thống, Bảo Thủ, hay Cải Chánh; dù là người Nga, người Yemen, hay người Mỹ, những ngày lễ nầy hình thành một chuỗi phổ thông trong nền văn hoá toàn cầu của người Do thái.
Theo ngôn ngữ Hybálai, chữ nói đến: “những ngày lễ của Đức Giêhôva” có thể được phát âm là mo-a-dim. Chữ nầy khi được chuyển qua Anh ngữ đã được dịch là “kỳ định” hay “những ngày lễ đã được ấn định”. Phần nhấn mạnh nầy phản ảnh tầm mức quan trọng mà Đức Chúa Trời của Kinh Thánh đã gắn cho những ngày ấy.
“Những ngày lễ nầy còn có ý nghĩa sâu xa
hơn cả dân tộc và văn hoá của Israel”
Những kỳ định nầy của Đức Giêhôva là quan trọng vì nhiều lý do. Trước hết, chúng là một phần của hệ thống “thời gian không tính” [time-outs] của dân tộc. Đồng thời, chúng cung ứng những cơ hội hàng tuần, hàng tháng và hàng năm để yên nghỉ đối với mọi lề thói và công việc bình thường của cuộc sống mỗi ngày. Đấng Tiếp Trợ cho Israel đã ấn định những “khoảng thời gian không tính” nầy và các kỳ định để yên nghỉ, để suy gẫm và để thờ phượng. Chúng là những giáo hội nghị thiêng liêng kêu gọi dân sự của Đức Chúa Trời nhóm lại không những trong nét huy hoàng và tráng lệ của đền thờ, mà còn trong nơi ở yên tĩnh và đơn sơ của từng gia đình ở trên đất. Đồng thời, những kỳ định nầy hình thành một hệ thống của các hồi tưởng. Những kỳ định của Đức Giêhôva cung ứng cho từng gia đình, dù giàu hay nghèo, một cơ hội để nhớ lại quyền phép và tình yêu thương đáng kính sợ của Đức Chúa Trời của Ápraham, Ysác và Giacốp.
Tuy nhiên, thật là quan trọng cho chúng ta khi hiểu rõ chu kỳ của những ngày lễ nầy không phải chỉ là văn hoá của người Do thái mà thôi. Thậm chí chúng còn nối kết với vòng quay nông nghiệp của đất đai Israel và những cơ hội được sử dụng để thuật lại các tuyện tích nói tới sự sinh tồn và nguồn gốc của người Do thái, các kỳ lễ nầy cung ứng một toàn cảnh lịch sử có nhiều hàm ý mạnh mẽ cho toàn thể mọi gia đình trên thế gian. Được xem xét theo cách riêng và chung với nhau, các kỳ lễ nầy đang tô vẻ một bức tranh rất hấp dẫn nói tới công tác trong quá khứ, hiện tại và tương lai của Đấng Mêsi, Ngài là nguồn sự sống, hy vọng và bình an cho các dân các nước trên thế giới.
LỄ VƯỢT QUA (PESACH)
“Đến ngày mười bốn tháng giêng, vào buổi chiều tối, ấy là lễ Vượt-qua của Đức Giê-hô-va; qua ngày rằm tháng nầy, ấy là lễ bánh không men để kính trọng Đức Giê-hô-va; các ngươi sẽ ăn bánh không pha men trong bảy ngày” (Lê vi ký 23.5-6).
Lễ Vượt Qua được tổ chức vào ngày 14 tháng Nisan của người Do thái. Từ lúc ba kỳ lễ, Lễ vượt Qua, hay Pesach như được gọi theo tiếng Hybálai, đã được tổ chức vào ngày trăng rằm của một tháng theo nguyên văn có nghĩa là: “cuộc tháo chạy của họ” (their flight). Mặc dù Nisan thường tương đương với Tháng Ba/Tháng Tư theo lịch của người Lamã, và mặc dù các cộng đồng Do thái ngày nay tổ chức Năm Mới của họ vào ngày đầu tiên của tháng Bảy (Tháng 10/Tháng 11 Dương Lịch). Nisan là tháng đầu tiên của “những kỳ lễ mà Đức Giêhôva đã ổn định”.
Ngày 14 của tháng “tháo chạy của họ” quay nhìn lại nguồn gốc của Lễ Vượt Qua đầu tiên ra khỏi Aicập vào khoảng năm 1450TC, Đức Chúa Trời của Kinh Thánh đã yêu cầu dân sự Ngài phải sử dụng ngày nầy để ghi nhớ thể nào Ngài đã giải cứu các tổ phụ họ ra khỏi sự thờ lạy hình tượng và vòng nô lệ của xứ Aicập.
Mục đích của Lễ Vượt Qua đã được xem trọng. Vào ngày 14 tháng Nisan, các bậc phụ huynh Do thái thường giữ lễ hay thuật lại cho con cháu họ biết thể nào Đức Chúa Trời đã giải cứu tổ phụ họ ra khỏi vòng nô lệ về kinh tế và sự tối tăm thuộc linh. Chính tại kỳ lễ Vượt Qua mà bậc cha mẹ người Do thái vẫn còn mô tả thể nào Đức Chúa Trời đã sử dụng 10 trận dịch lệ để phá vỡ cái siết chặt ngoan cố của Pharaôn. Những trận dịch đã khởi sự với việc “giết sông Nilơ”, là con sông đã được người Aicập thờ lạy như một nguồn sự sống. Những trận dịch đã kết thúc chỉ sau khi Đức Chúa Trời cất đi mạng sống từng con trai đầu lòng của xứ Aicập (Xuất Êdíptô ký 11.5-12; 12.29).
Trận dịch sau cùng mang tính quyết định đó đã đến trong ngày trăng rằm của tháng Nisan. Môise, vị lãnh tụ của dân Israel, đã ra huấn thị cho từng gia đình người Do thái phải hy sinh một chiên con, lấy huyết của nó – “dấu hiệu nói tới sự sống theo Kinh Thánh – rồi với một cái chổi quét huyết của chiên con lên mày cửa nhà họ (Xuất Êdíptô ký 12.22).
“Câu chuyện nói tới sự giải cứu dân Israel ra khỏi Aicập là một bức tranh không những nhắc lại quá khứ, mà còn là một bức tranh nói tới sự giải cứu trong tương lai nữa”.
Vào buổi tối của Lễ Vượt Qua đầu tiên đó, Đức Giêhôva đã thăm viếng Aicập như một thiên sứ của sự chết. Theo Kinh Thánh, Đức Giêhôva đã cất đi mạng sống của từng đứa con đầu lòng – cả người và gia súc – trừ ra nơi mà Ngài nhìn thấy có huyết bôi trên mày cửa. Chỉ ở những nơi có huyết bôi trên mày cửa, Ngài sẽ “Vượt Qua” và buông tha mạng sống của con đầu lòng trong nhà đó (Xuất Êdíptô ký 12.23).
Để hiểu rõ việc giết chiên con Lễ Vượt Qua, thật là quan trọng khi biết rõ trong xã hội Ai cập chiên con, hay cừu (một con chiên đực), tiêu biểu cho một vị tà thần của người Aicập có tên là Amon. Amon, tên nầy có nghĩa là “kẻ kín giấu”, được xem là vua của các thần và là nguồn của mọi sự sống ở trên trời dưới đất. Theo cung Hoàng Đạo của người Aicập, Nisan là tháng chính của thần nầy, và ngày 15 của tháng ấy nhằm ngày trăng tròn được mọi người Aicập xem là đỉnh cao quyền lực của Amon.
“Đối với người Aicập việc giết chiên con là một sự báng bổ thánh thần theo tôn giáo của họ! Con sinh lễ Vượt Qua là một thách thức trực tiếp đối với các thần của họ”.
Chiên con vốn rất thiêng liêng trong cách thờ lạy hình tượng của người Ai cập đến nỗi người dân trong xứ bị cấm không được đụng đến một con cừu, thế mà dân Israel lại được Đức Chúa Trời truyền lệnh đem nó vào nhà (Xuất Êdíptô ký 12.1-5), giết đi (Xuất Êdíptô ký 12.6) và nướng chín rồi ăn lấy thịt đó (Xuất Êdíptô ký 12.8). Đối với người Aicập việc giết một chiên con là một sự báng bổ thánh thần theo tôn giáo của họ! Con sinh lễ Vượt Qua là một sự thách thức trực tiếp đối với các thần của họ. Đối với người Do thái, chính con sinh ấy đã làm ứng nghiệm một lời hứa của Đấng Toàn Năng: “ta sẽ xét đoán các thần của xứ Ê-díp-tô; ta là Đức Giê-hô-va” (Xuất Êdíptô ký 12.12).
Vào ngày tưởng niệm thần Amon, và ở chỗ mà người ta cho là đỉnh cao quyền lực của hắn, Đức Chúa Trời của Ápraham, của Ysác và của Giacốp không những đã thắng hơn Pharaôn, mà còn báng bổ sự thờ lạy Amon, rồi cung ứng cho dân Aicập lý do để tin theo Đức Chúa Trời của Israel.
Sau 40 năm, dân Do thái đã đưa những ký ức nầy vào trong một xứ mà ai cũng biết là đất nước của Israel. Tại đây con cháu của lần Xuất Aicập đã bắt đầu tổ chức lễ Vượt Qua hàng năm trong sự ghi nhớ những gì Đức Chúa Trời đã thực hiện cho họ trong xứ Aicập. Nhiều thế kỷ sau đó, khi vua Salômôn của dân Israel xây một đền thờ tại thành Giêrusalem, họ đã vượt qua nhiều dặm đường xa về quê hương để tuân giữ Lễ Pesach của họ với nhau tại thành Giêrusalem. Đây là cách thực hành của người Do thái cho tới khi người La mã huỷ diệt đền thờ vào năm 70SC.
“Người nào tin Chúa Jêsus là Đấng Mêsi được hứa cho đều giữ lấy ý nghĩa thuộc linh của những kỳ lễ của Đức Chúa Trời”.
Sau khi đền thờ bị huỷ diệt, người Do thái phải ghi nhớ Lễ Vượt Qua theo một đường lối khác. Không có đền thờ, sẽ không có chiên con lễ Vượt Qua. Luật pháp dạy rằng của lễ được lập chỉ bởi dòng thầy tế lễ đủ tư cách hầu việc tại bàn thờ và được phân bố theo sự chọn lựa của Đức Chúa Trời. Như một kết quả, trong gần 2000 năm chiên con đã không được dọn trong các gia đình người Do thái trong bữa ăn Lễ Vượt Qua. Thay vì thế, các rabi (Như rabi Moshe benNachman đứng đầu các rabi vào thời điểm 1194-1270SC được phép ăn con sinh Pesach trong lễ kỷ niệm [trích quyển Passover – Sự tuân giữ, luật lệ và ý nghĩa, trang 75, 1994, Mesorah Publications, Ltd., Brooklyn, NY]) cùng các thầy thông giáo đã tuyên bố rằng bánh không men, bánh “matzah”, sẽ là sự thay thế thích ứng. Ăn bánh “matzah” sẽ tương đương với việc ăn thịt chiên con.
Sự huỷ diệt đền thờ đã làm thay đổi cách thức mà mọi kỳ lễ được tổ chức. Không có đền thờ, và không có dòng thầy tế lễ đúng tiêu chuẩn, phần nhiều trọng tâm các sinh hoạt đối với sự tuân giữ ngày lễ không thể thực hiện được nữa.
Tới đây chúng ta có thể thấy tại sao người tin Chúa Jêsus là Đấng Mêsi của Israel (được Đức Chúa Trời hứa cho) biết nắm lấy ý nghĩa thuộc linh của các ngày lễ của Đức Chúa Trời. Khoảng 40 năm trước khi đền thờ bị huỷ diệt, không những Chúa Jêsus đã xưng Ngài chính là Đấng Mêsi (Giăng 4.25-26) mà Ngài đã hiện đến để làm ứng nghiệm ý nghĩa của con sinh lễ Vượt Qua nữa. Trong thứ tự của Lễ Vượt Qua, mà về sau các môn đồ Ngài đều biết rõ ấy là: “bàn Tiệc Thánh”, Chúa Jêsus đã đưa ra các yếu tố rượu và bánh không men rồi ứng dụng chúng vào chính mình Ngài. Trong suốt bữa tiệc, Ngài đã bẻ bánh không men cùng với các môn đồ Ngài, rồi cầm lấy bánh không men nói rằng: “Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta” (Luca 22.19). Rồi sau khi ăn xong Ngài cầm lấy chén rượu và với phần ứng dụng riêng cho chính mình, Ngài phán: “Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra” (câu 20). Đây là những lời xưng nhận thái quá và phạm thượng nếu chúng không đúng với sự thật. Nhưng chúng là sự thật, và chúng giúp giải thích tại sao lễ Vượt Qua phải trải qua một sự chuyển tiếp quan trọng như thế cho những năm tháng tới.
Đối với những ai tìm thấy lý do đáng thuyết phục để chấp nhận những lời xưng nhận của Chúa Jêsus, các yếu tố Tiệc Thánh là những phần nhắc nhớ đến thân thể Ngài vỡ ra và huyết Ngài đã đổ ra. Được ứng nghiệm nơi Chúa Jêsus, sự kỷ niệm lễ Vượt Qua còn ghi nhớ nhiều hơn vào sự khai sinh một dân tộc. Kỳ lễ hàng năm nầy cũng lượng trước sự giải cứu trọn vẹn của Đấng Mêsi cho một thân thể có tính cách quốc tế gồm những người bằng lòng tin cậy nơi sự chết hy sinh của Ngài đặng làm sự bảo hộ thuộc linh của họ.
Đối với dân Dothái không chịu tin nơi Chúa Jêsus, matzah [hay bánh không men] vỡ ra, cứ là một phần của tiệc Lễ Vượt Qua; tuy nhiên nó hãy còn bị che khuất trong chỗ kín nhiệm. Sự kín nhiệm nầy, là điều bí ẩn mà những nhà hiền triết Do thái không thể đạt tới chỗ nhất trí, không nhất thiết là một sự kín nhiệm cho những ai tin Chúa Jêsus là Đấng Mêsi.
“Chúa Jêsus xưng rằng Ngài đã đến để làm ứng nghiệm ý nghĩa của con sinh Lễ Vượt Qua”.
Có một yếu tố kín nhiệm được thấy có trong truyền khẩu về Lễ Vượt Qua là “afikomen”. Trên mỗi bàn tiệc của Lễ Vượt Qua có một cái túi vải được gọi là “túi rác matzah”. Cái túi vuông hay tròn được trải thẳng ra trên bàn. Trong cái túi matzah có nhiều mẫu bánh matzah, mỗi mẫu tách rời ra trong túi riêng. Theo cách nầy thì chúng xem như kín giấu, chẳng ai nhìn thấy được, nhưng người dự tiệc biết rõ chúng có ở đó. Trong thứ tự của buổi lễ, mẫu matzah ở giữa sẽ bị dời đi ra khỏi chỗ của nó, vỡ ra làm hai, và một phần bị cuốn trong miếng khăn trải bàn. Mẫu matzah bị bọc trong khăn nầy được gọi là afikomen. Afikomen không phải là một từ ngữ Hybálai, mà là một từ Hylạp có nghĩa là “còn miếng bánh nữa”. Mẫu afikomen được dời khỏi bàn và đem cất đi. Về sau trong bữa ăn, nó trở thành trò chơi tìm kiếm mẫu “afikomen kín giấu” của trẻ con. Đứa trẻ nào tìm được nó đem nó ra trở lại bàn, ở đó “Cha” phải chuộc mẫu bánh lại. Khi mẫu bánh được trả giá rồi, afikomen được mở ra chia sẻ cho mấy người ăn sau cùng – vì thể mùi của nó sẽ ở lại trên lưỡi và ký ức của nó sẽ đọng lại trong trí của những người dự buổi tối.
Các rabi không nhất trí về ý nghĩa của sự tuân giữ bất thường nầy, hay nguồn gốc của nó. Có người tin ba mẫu matzah trong túi matzah tiêu biểu cho ba phần thưởng cho sự học tập. Nhiều người khác tin nó tiêu biểu cho ba vị tộc trưởng: Ápraham, Ysác và Giacốp. Vẫn có nhiều người tin nó tiêu biểu cho ba hạng người trong Israel: dòng thầy tế lễ, người Lêvi, và những người dân thường. Tuy nhiên, qua ánh mắt của các sách Tin Lành chúng ta thấy phần giải thích khác. Người Dothái và người dân Ngoại nào tin nơi Chúa Jêsus thường nhìn thấy nơi afikomen một bức tranh nổi bật nói về sự hiệp một về Thần Tính của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Trong ba nếp gấp của cái túi matzah có một hình ảnh nói tới Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Mẫu matzah ở giữa – tiêu biểu là Đức Chúa Con, Đấng Mêsi của chúng ta – bị vỡ ra, bị gói lại trong (giá chuộc) bằng vải, kín giấu và, rồi bị đem trở lại cho gia đình nhận lấy, thưởng thức như gói kỹ quá không thể bỏ đi được. Trong khi biểu tượng của nghi thức nầy cứ mãi là kín nhiệm cho những ai không tiếp nhận Chúa Jêsus, qua ánh mắt nhìn về Đấng Mêsi ý nghĩa dường như rõ ràng và đầy quyền lực hơn.
Khi Chúa Jêsus phán về bánh không men: “Hãy ăn đi; nầy là thân thể ta”. Ngài đã không thiết lập một nghi thức trống không. Ngài đã đồng hoá mình với cả hai: bánh matzah và chiên con Lễ Vượt Qua, đem vào trong trí lời lẽ của tiên tri Êsai:
“Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người. Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng”.
Trong sự ứng nghiệm lời lẽ nầy của vị tiên tri trong Israel, người nào tin nơi Chúa Jêsus tin quyết rằng khi chúng ta sự phần vào bánh của Tiệc Thánh và Lễ Vượt Qua, chúng ta đang dự phần với Đấng Christ, Ngài đã trở thành matzah của chúng ta. Ngài bị vỡ ra vì ích cho chúng ta nên trở thành bánh của chúng ta. Trong nền văn hoá Trung đông, “bánh” là tiêu điểm của sự sống, một biểu tượng cho mọi sự tiếp trợ chúng ta đang cần có để sinh sống.
“Mỗi lần chúng ta dự vào chén Tiệc Thánh, chúng ta dự vào chén của Lễ Vượt Qua trong Tân Ước”.
Có nhiều yếu tố khác trong bữa ăn Lễ Vượt Qua cũng kéo sự chú ý của chúng ta đến lần cứu chuộc đầu tiên ra khỏi Aicập, và lần cứu chuộc thứ hai qua Đấng Mêsi, nhưng chúng ta không thể xem xét hai lần ấy trong một quyển sách nhỏ như thế nầy được. Tuy nhiên, chúng ta hãy bỏ đi yếu tố phê phán, nếu chúng ta không dành thì giờ để xét qua “chén Kid-dush”.
Yếu tố quan trọng khác theo sự tuân giữ truyền thống Lễ Vượt Qua là rượu. Trong một thứ tự mẫu của Lễ Vượt Qua, bốn cái chén được bày ra, mỗi cái có hình ảnh quan trọng theo nghi thức. Chén đầu tiên được gọi là “chén nên thánh”, biệt riêng bữa ăn ra khác với bữa ăn thông thường. Chén thứ hai, là “chén dịch lệ”, ghi nhớ các tai vạ đã giáng xuống Aicập. Chén thứ ba được gọi là “chén cứu chuộc”, công nhận và ghi nhớ sự giải phóng người Hêbơrơ ra khỏi tình trạng phu tù. Chén thứ tư được gọi là “chén ngợi khen”, trong đó gia đình kể lại các Thi thiên từ 113 đến 118, theo truyền khẩu thì đấy là những lời ngợi khen.
Chúng ta chú ý ở đây chén thứ ba, “chén cứu chuộc”, “chén kid-dush”, là chén theo thứ tự ngày nay đến sau khi ăn bánh afikomen. Vì thứ tự theo nghi thức của bữa ăn và ý nghĩa phong phú của sự tuân giữ nầy, một số nhà Thần học Cơ đốc tin rằng đây là chén mà Chúa Jêsus đã cầm lên, chúc phước và công bố: “Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội” (Mathiơ 26.27b-28).
Một chén rượu màu đỏ là biểu tượng cho huyết theo truyền khẩu của người Do thái, là chén rất quan trọng trong câu chuyện của chúng ta. Trong sách Ngũ Kinh, (5 sách đầu của Kinh Thánh), và xuyên suốt lịch sử xa xưa, những giao ước đều đã được đóng ấn và khẳng định bằng huyết. Điều nầy không thật lắm trong các sách Tin Lành. Về mặt biểu tượng với cái chén và theo nghĩa đen qua huyết Ngài đã đổ ra trên thập tự giá, Đấng Mêsi công bố sự khởi đầu của giao ước mới: “Đức Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Y-sơ-ra-ên và với nhà Giu-đa. Giao ước nầy sẽ không theo giao ước mà ta đã kết với tổ phụ chúng nó trong ngày ta nắm tay dắt ra khỏi đất Ê-díp-tô, tức giao ước mà chúng nó đã phá đi, dầu rằng ta làm chồng chúng nó, Đức Giê-hô-va phán vậy. Đức Giê-hô-va phán: Nầy là giao ước mà ta sẽ lập với nhà Y-sơ-ra-ên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta. Chúng nó ai nấy sẽ chẳng dạy kẻ lân cận mình hay là anh em mình, mà rằng: Hãy nhận biết Đức Giê-hô-va! vì chúng nó thảy đều sẽ biết ta, kẻ nhỏ cũng như kẻ lớn. Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa” (Giêrêmi 31.31-34).
Rõ ràng, Giao Ước Mới nầy chưa đạt tới sự ứng nghiệm trọn vẹn của nó. Nhiều ngàn người Do thái và hàng triệu người dân Ngoại đã đạt đến đức tin nơi Chúa Jêsus, và Đức Chúa Trời không còn nhớ đến tội lỗi của họ nữa. Nhưng không phải hết thảy nhà Israel hay nhà Giuđa đều đạt tới niềm tin nầy đâu.
Những ai tin nơi Chúa Jêsus là Đấng Mêsi đều tin mỗi lần chúng ta dự vào chén Tiệc Thánh, chúng ta đang dự vào chén của Lễ Vượt Qua trong Tân Ước. Với biểu tượng cứu chuộc nầy của chúng ta, chúng ta ghi nhớ không những sự chết của Đấng Christ, mà còn nhớ đến huyết đã đóng ấn Giao Ước, vì “Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài” (Êphêsô 1.7).
BÁNH KHÔNG MEN
(Chag HaMatzot)
Lê vi ký 23.6: “qua ngày rằm tháng nầy, ấy là lễ bánh không men để kính trọng Đức Giê-hô-va; các ngươi sẽ ăn bánh không pha men trong bảy ngày”.
Theo một ý nghĩa tổng quát, ngày lễ Vượt Qua được sử dụng hoán đổi lẫn nhau với Lễ Bánh Không Men. Tuy nhiên, nói một cách nghiêm túc, Lễ Bánh Không Men của Đức Giêhôva bắt đầu vào ngày 15 tháng Nisan, sau ngày giết con sinh Lễ Vượt Qua. Trong các nhà hội ai cũng biết là Chag HaMazot, lễ nầy kéo dài trong một tuần lễ. Trong 7 ngày dân Israel phải ăn bánh không men để tưởng nhớ ngày Đức Chúa Trời giải cứu dân Ngài ra khỏi Aicập.
Ngày lịch sử ấy xứng đáng được dân sự tưởng nhớ: Trong đoàn người ra đi, một số đông ước lượng 3 triệu người nam, người nữ và trẻ con – cùng với bầy gia súc và của cải của Aicập – bắt đầu công cuộc ra khỏi Aicập của họ. Trong khoảng thời gian bằng một nhịp tim đập, con cái Israel được chuyển ra khỏi nước của vòng vây nô lệ mà bước vào nước của sự tự do, một cộng động được cứu chuộc. “Ngày rằm tháng giêng, tức ngày sau lễ Vượt-qua, dân Y-sơ-ra-ên ra đi từ Ram-se, cách dạn dĩ, có mắt của hết thảy người Ê-díp-tô thấy” (Dân số ký 33.3). Họ lấy bánh đựng vào trong mấy cái bát, không có thì giờ pha men để làm bánh. Khi có lệnh ra đi, họ đã ra đi – với bánh không men và mọi sự!
Hành động ra khỏi Aicập với bánh không men đã dẫn tới một trong những truyền thống đầy màu sắc nhất của mùa Lễ Vượt Qua. Trong sự chờ đợi ngày lễ bánh không men đến, những bà mẹ Do thái lo “dẹp sạch sẽ nhà cửa” của họ. Với sự cẩn thận họ quét dọn, tìm kiếm và lau chùi nhà cửa hầu cất bỏ đi từng mẫu men. Sàn nhà được quét dọn, mấy cái ấm được đun sôi hết, tủ đựng thức ăn được dọn trống – mọi sự nằm trong nổ lực cất bỏ bất kỳ một dấu vết nào của men. Rồi ngay trước khi Lễ Vượt Qua, các ngọn lửa được đốt lên ở những nơi đất trống hay ruộng trống lên khắp xứ Israel để thiêu huỷ bất kỳ thứ bánh hay miếng vụn nào được tìm thấy.
Các rabi chỉ ra rằng men làm cho bánh phồng lên theo cách kẻ kiêu ngạo lên mình vậy. Bánh không men nói tới sự khiêm nhường và sự vâng phục. Bánh không men nói tới sự sẵn sàng ném bỏ khuynh hướng gian ác đang sống bên trong hết thảy mọi người chúng ta. Nó nhắc cho chúng ta nhớ sự tự do cũng chưa phải là đủ. Đức Chúa Trời không giải cứu dân sự Ngài ra khỏi Aicập để cho họ chỉ được sự tự do thôi đâu, mà họ được tự do để không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Ngài giải cứu dân sự Ngài để hưởng lấy quyền tự do chỉ được tìm gặp bởi hết thảy những ai học biết sống trong sự nương cậy hạ mình trước Đức Chúa Trời chân thật duy nhất.
Sứ đồ Phaolô, một học giả Do thái theo đúng thực trạng của ông, đã ám chỉ điều nầy trong I Côrinhtô 5.7-8:
“Hãy làm cho mình sạch men cũ đi, hầu cho anh em trở nên bột nhồi mới không men, như anh em là bánh không men vậy. Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt Qua của chúng ta, đã bị giết rồi. Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ, chớ dùng men cũ, chớ dùng men gian ác độc dữ, nhưng dùng bánh không men của sự thật thà và của lẽ thật”.
Trong ánh mắt của Phaolô, và trong sự hiểu biết của các vị rabi khác, men là một hình bóng nói tới tội lỗi. Lễ Bánh Không Men vì lẽ đó nói tới sự cần thiết mà dân sự Đức Chúa Trời phải sống đời sống mới được đánh dấu bằng một sự tách khỏi vòng nô lệ đã kinh nghiệm trong nước của tăm tối và tội lỗi.
“Lễ Bánh Không Men nói tới sự cần thiết của chúng ta phải tách ra khỏi vòng nô lệ của đời sống cũ của chúng ta”.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải in trong trí về ý nghĩa Đấng Mêsi mà Chúa Jêsus đã xưng nhận trong matzah của Lễ Vượt Qua. Khi Ngài bẻ bánh không men rồi nói: “Nầy là thân thể ta vì các ngươi mà phó cho. Hãy làm điều nầy để nhớ ta”, Ngài đang nói rằng matzah của Lễ Vượt Qua có một ý nghĩa mà người ta cần phải nhận biết cách trọn vẹn nơi Ngài.
Những người tin Chúa Jêsus đều nhìn thấy một bức tranh mầu nhiệm và mỉa mai nói về Ngài vô tình tỏ ra phương thức bánh không men được làm ra. Theo luật, matzah phải được đánh dấu, khoét lỗ và nướng theo một phương thức như thế cho đến lúc chín. Hình ảnh như vậy có trùng hợp không? Hoặc Đức Chúa Trời có đan dệt câu chuyện của Ngài vào trong truyền khẩu của những người không chịu tin chăng? Tiên tri người Do thái là Êsai, nói về Người Đầy Tớ chịu khổ của Đức Chúa Trời, ông cho chúng ta biết Ngài bị vết vì những tội lỗi của chúng ta, bị thương vì sự gian ác của chúng ta (Êsai 53.5; Xachari 12.10), và dĩ nhiên chẳng hề phạm tội.
“Chúng ta đã ra khỏi ‘Aicập’ của chính mình, đem theo Bánh cùng đi với chúng ta – và không những với chúng ta, mà còn ở trong chúng ta, là Bánh Hằng Sống”.
Có một số biểu hiện cho thấy rằng Đức Chúa Trời của Kinh Thánh muốn chúng ta phải nhìn xem Chúa Jêsus là nguồn của “bánh vô tội” của chúng ta. Bếtlêhem, nơi ra đời của Chúa Jêsus, được nói tới bằng tiếng Hybálai là Beit-lechem, có nghĩa là “nhà đầy bánh”.
Hãy in trong trí bức tranh nói về Đấng Mêsi nầy là matzah của chúng ta, hãy nghe Chúa Jêsus nói phán trong sách Tin Lành Giăng:
“Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại. Vì thịt ta thật là đồ ăn, huyết ta thật là đồ uống. Người nào ăn thịt ta và uống huyết ta, thì ở trong ta, và ta ở trong người. Như Cha, là Đấng hằng sống, đã sai ta đến, và ta sống bởi Cha; cũng một thể ấy, người nào ăn ta, sẽ sống bởi ta vậy”.
Giăng tiếp tục nói tới sự dạy dỗ nầy rất khó tiếp thu, khi nghe xong, có nhiều người trong hàng ngũ môn đồ của Chúa Jêsus đã bỏ Ngài mà đi (các câu 60-66). Chúng ta có thể thấy lý do tại sao!?! Nếu lấy theo nghĩa đen, những lời lẽ của Chúa Jêsus nói về việc ăn thịt và uống huyết Ngài dường như cho họ là kẻ chuyên ăn thịt đồng loại vậy. Nhưng nếu Chúa Jêsus đang nói theo nghĩa bóng về các lẽ thật thuộc linh (câu 63), và nếu Ngài là bánh Mêsi của dân Israel, sứ điệp của Ngài rất thâm thuý. Chúa Jêsus đã trở thành bánh không men của chúng ta, Ngài mời chúng ta đến dự phần với Ngài. Ngài mời chúng ta dâng thân thể mình cho Ngài và sống theo bản tánh của Ngài, làm cho sạch men trong các đường lối cũ của chúng ta. Nhiều người tin Chúa Jêsus đã nhận ra bức tranh nầy hết sức thú vị. Chúng ta đã ra khỏi “Aicập” của chính mình, mang theo Bánh cùng đi với chúng ta – và không những với chúng ta, mà còn trong chúng ta – là Bánh Hằng Sống.
“Nếu bánh không men của Lễ Vượt Qua được ứng nghiệm bởi Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời, có nghĩa là chúng ta không ra đi để sống một đời sống vô tội theo sức riêng của mình”.
Giống như Lót chạy ra khỏi thành Sôđôm, dân Israel đã không nhìn lại sau để thấy đời sống trước đây của họ rồi mang theo bánh không men cùng đi với họ, họ không cung ứng thì giờ cho đời sống ấy sống lại nữa. Chúng ta khi đạt tới mức nhận biết Đấng Mêsi, chúng ta cũng phải xây khỏi những việc trước kia và bước đi bằng đức tin vào trong sự trưởng thành và sự trung tín về mặt thuộc linh, gạt bỏ đi những việc thời con trẻ và tội lỗi, và đặt lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời đối với mọi sự ở trước mặt mình.
LỄ DÂNG BÓ LÚA ĐẦU MÙA
“Đức Giê-hô-va lại phán cùng Môi-se rằng: Hãy truyền cho dân Y-sơ-ra-ên rằng: Khi nào các ngươi đã vào xứ mà ta sẽ ban cho, và đã gặt mùa màng rồi, thì hãy đem đến cho thầy tế lễ một bó lúa đầu mùa của các ngươi. Qua ngày sau lễ sa-bát, thầy tế lễ sẽ dâng bó lúa đưa qua đưa lại trước mặt Đức Giê-hô-va, hầu cho bó lúa đó được nhậm” (Lê vi ký 23.9-11).
Lễ thứ ba dù đã được ấn định, song bị chậm trễ cho tới khi dân Israel đã chiếm lấy cơ nghiệp trong Đất đã được hứa cho họ. Khi họ bắt đầu thu hoạch mùa màng trên đất đó, họ mời giữ một lễ dâng bó lúa đầu mùa: “qua ngày sau lễ Sabát”. Khi Lễ Vượt Qua là ngày lễ mà không một việc làm nào khác được thực hiện trong đó, thì rõ ràng “Lễ Dâng Bó Lúa Đầu Mùa” đã được họ tuân giữ vào ngày 15 tháng Nisan.
Bao lâu người Do thái còn có đền tạm hay đền thờ, họ phải dâng cho các thầy tế lễ trong đền thờ một phần trong vụ mùa của họ. Phục truyền luật lệ ký 18.3-4: “Vả, nầy là phần định mà những thầy tế lễ sẽ có phép lấy trong các lễ vật của dân sự dâng lên, hoặc bằng bò đực hay là chiên: cái chẻo vai, cái hàm, và cái bụng. Ngươi sẽ cấp cho người của đầu mùa về ngũ cốc, rượu, dầu và lông chiên hớt đầu tiên của ngươi”.
Khi của lễ nầy được đem dâng cho các thầy tế lễ, người đem dâng phải nói như thế nầy: “Ngươi sẽ tới cùng thầy tế lễ làm chức đang thì đó, mà nói rằng: Ngày nay, trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ông, tôi nhận biết tôi đã vào trong xứ mà Đức Giê-hô-va đã thề cùng tổ phụ ban cho chúng tôi” (Phục truyền luật lệ ký 26.3). Thầy tế lễ khi ấy mới lấy một cái giỏ, hay rỗ, đem các thứ của dâng đặt trước bàn thờ. Theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời, người đem dâng phải đọc thuộc lòng trước sự hiện diện của thầy tế lễ, phân đoạn Kinh Thánh sau đây:
“Đoạn, ngươi cất tiếng nói tại trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi rằng: Tổ phụ tôi là người A-ram phiêu lưu, đi xuống xứ Ê-díp-tô kiều ngụ tại đó, số người ít, mà lại trở thành một dân tộc lớn, mạnh và đông. Người Ê-díp-tô ngược đãi và khắc bức chúng tôi, bắt làm công dịch nhọc nhằn. Bấy giờ, chúng tôi kêu van cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ chúng tôi. Đức Giê-hô-va nghe thấu, thấy sự gian nan lao khổ và sự hà hiếp của chúng tôi, bèn dùng cánh tay quyền năng giơ thẳng ra và các dấu kỳ, phép lạ lớn đáng kinh khủng, mà rút chúng tôi khỏi xứ Ê-díp-tô, dẫn chúng tôi vào nơi nầy, và ban xứ nầy cho, tức là xứ đượm sữa và mật. Vậy bây giờ, Đức Giê-hô-va ôi! tôi đem những hoa quả đầu mùa của đất mà Ngài đã ban cho tôi. Đoạn, ngươi sẽ để hoa quả đó trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và thờ lạy trước mặt Ngài” (Phục truyền luật lệ ký 26.5-10).
Một lần nữa, ý định rõ ràng ở đàng sau nghi thức không phải chỉ có 1/10 và các của dâng, mà còn có sự tưởng nhớ ở trong tấm lòng của họ rằng Đức Chúa Trời đã cứu chuộc họ ra khỏi tình trạng nô lệ để bước vào một vương quốc mới. Ở tại thời điểm đã được ấn định nầy, họ cần phải nhìn nhận ở trong lòng và xưng ra trước những người chứng kiến rằng hoa quả của sức họ lao động là một ơn đến từ Đấng Toàn Năng, Ngài là nguồn của mọi sự giàu có thuộc thể lẫn thuộc linh, và họ không còn sống như hàng nô lệ nữa, mà là hạng công dân tự do trong vương quốc của Đức Chúa Trời.
Tuy nhiên, một lần nữa có lý do để nhìn thấy ý nghĩa về Đấng Mêsi trong lễ thứ ba được ấn định nầy. Tân Ước đề cập tới Chúa Jêsus phục sinh là bông trái đầu mùa của những kẻ sẽ hưởng sự sống lại (I Côrinhtô 15.20, 23). Trong ánh sáng nầy, nhìn thấy sự sống lại của Chúa Jêsus kết Ngài với Lễ Dâng Bó Lúa Đầu Mùa thật là quan trọng về mặt lịch sử.
Các sách Tin Lành cho chúng ta biết rằng: “Sau ngày Sa-bát, ngày thứ nhất trong tuần lễ, lúc tưng tưng sáng, có Ma-ri Ma-đơ-len và Ma-ri khác đến thăm mộ” Mathiơ 28.1). Hãy in trong trí theo Lê vi ký 23.11, Lễ Dâng Bó Lúa Đầu Mùa phải được tuân giữ vào ngày thứ nhất sau ngày Sabát của lễ Vượt Qua. (Về sự kiện nầy người Pharisi và người Sađusê đã bất đồng với nhau. Người Sađusê tin ngày “Sabát” nầy phải là ngày Thứ Bảy trong tuần lễ Vượt Qua. Còn người Pharisi, họ tin rằng Lễ Vượt Qua là ngày Sabát, vì lẽ đó, ngày thứ hai của Lễ Vượt Qua [Lễ Bánh Không Men] cũng là lễ dâng bó lúa đầu mùa. Lịch hàng năm bất chấp sự việc đó, nên lễ bánh không men rơi vào ngày Chúa nhật, chu toàn cả sự giải thích của hai phái Pharisi và Sađusê).
Các tường trình đầu tiên về sự sống lại cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus đã sống lại ra khỏi mồ mả vào ngày Chúa nhật, ngày đầu tiên trong tuần lễ sau ngày Sabát là ngày thứ bảy. Chúa Jêsus đã sống lại ra khỏi kẻ chết không căn cứ vào bất kỳ ngày nào. Thực tế cho thấy không phải là tình cờ khi rơi vào ngày thứ nhất trong tuần lễ; mà đúng hơn, Đấng Mêsi đã sống lại theo ấn định của Đức Chúa Trời hầu làm ứng nghiệm Kinh Torah thánh kia. Ngài đã sống lại vào ngày Habikkurim – ngày của sự sống và sự tự do đời đời dành cho hết thảy những ai chịu tin nơi Ngài.
Về ngày Lễ Dâng Bó Lúa Đầu Mùa, Alfred Edersheim nói: “Mỗi gia đình, và mỗi cá nhân đều công nhận, bởi sự dâng bó lúa đầu mùa hàng năm, một mối giao thông sống động giữa họ và Đức Chúa Trời, với thói quen ấy họ thành thật biết ơn nhận lãnh nơi tay Ngài mọi thứ mà họ đã có hay đã hưởng, và trân trọng dâng chính mình họ và của lễ lên cho Đức Giêhôva”. Rồi lễ nầy càng thật sự hơn cho những ai xưng Chúa Jêsus là Đấng Mêsi! Người nào tin nơi Chúa Jêsus với lòng biết ơn có thể xem Ngài là bông trái đầu mùa đã phục sinh trong mùa gặt đời đời mà Đức Chúa Trời đã hứa cho những ai tin cậy nơi Ngài.
“Tân Ước rõ ràng nói rằng Chúa Jêsus đã trở thành bông trái đầu mùa của chúng ta, là sự sống đầu tiên”.
Giống như Lễ Vượt Qua và Lễ Bánh Không Men, Lễ Dâng Bó Lúa Đầu Mùa được làm cho chín mùi với những gợi ý về Đấng Mêsi. Mỗi thứ lễ nầy cũng rất phong phú cho sự hiểu biết sâu sắc và các nguyên tắc cho đức tin của chúng ta. Mỗi thứ lễ còn có một sự nối kết với các lễ khác và những biến cố trong quá khứ của dân Israel. Mỗi thứ lễ cũng có một nối kết về phương diện tiên tri và về Đấng Mêsi cho tương lai của Israel.
Vấn đề rất rõ ràng: ấy là những kỳ lễ nầy không còn được người ta tuân giữ nữa như họ đã tuân giữ trong Israel xưa kia. Khi đền thờ bị huỷ diệt vào năm 70SC, không còn có đền thờ để người ta đem của lễ thiêu hay bó lúa đầu mùa đến dâng nữa. Rồi kết quả là: các nhà hội ghi nhớ Lễ Dâng Bó Lúa Đầu Mùa bằng sự cầu nguyện mà thôi.
Sự tuân giữ trung gian:
đếm các bó lúa (Sfirat HaOmer)
Lê vi ký 23.15: “Kể từ ngày sau lễ sa-bát, là ngày đem bó lúa dâng đưa qua đưa lại, các ngươi sẽ tính bảy tuần lễ trọn”.
Mạng lệnh nầy không phải là một ngày lễ đâu, nhưng nó tiêu biểu cho một quá trình vẫn còn được tuân giữ giữa vòng các nhà hội Do thái theo Chính thống, Bảo thủ và thiên về Đấng Mêsi. Các nhóm nầy cùng nhau tuân giữ mạng lệnh đếm khoảng thời gian, hết ngày nầy sang ngày khác, từ Lễ Dâng Bó Lúa Đầu Mùa đến kỳ lệ chính theo Kinh Thánh: Shavuot. Lễ Shavuot, sẽ được bàn bạc rất chi tiết trong phân đoạn kế tiếp đây, cũng được mọi người nhìn biết là Lễ Ngũ Tuần, và lễ nầy rơi đúng 50 ngày sau Lễ Dâng Bó Lúa Đầu Mùa.
Trong các nhà hội và trong những gia đình của người Do thái ngoan đạo, những lời chào hỏi mà người Hybálai tuân giữ mỗi buổi tối (bắt đầu ban ngày của người Dothái) với những lời cầu nguyện đánh dấu hết nhiều ngày cho tới Lễ Shavuot. Sự tuân giữ nầy không phải là một sự đếm nguợc từ 10 đến 0 đâu, mà là một sự mong đợi thời điểm sắp tới đã được Đức Chúa Trời ấn định. Trong suốt thời gian nầy Thi thiên 119 được đọc lên trong các nhà hội khi người Do thái ngoan đạo suy gẫm những lời lẽ khích lệ của Thi thiên ấy.
Một thái độ hy vọng cũng sẽ được nhìn thấy trong lời cầu nguyện được bộc lộ ra mỗi buổi tối trong dịp Đếm Các Bó Lúa: “Nguyện ý Chúa được nên. Hỡi Giêhôva Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời của các tổ phụ, trong công lao của sự đếm mà con đang đếm hôm nay, nguyện sẽ được đúng chính xác cho dù con có thể lẫn lộn… và nguyện con được thanh tẩy và nên thánh với sự thánh khiết của Đấng Bề Trên”.
Người Do thái ngoan đạo (dù nam hay nữ) đều xem mấy ngày nầy là thời kỳ xét mình, với những lời cầu nguyện mỗi đêm giúp xét lại đời sống mình, trong sự tán thưởng công việc lớn lao người tin chắc Đấng Tạo Hoá thực hiện vào ngày thứ 50, là ngày lễ Ngũ Tuần.
Lê vi ký 23.15 dạy những người đứng ban lễ phải ý thức khoảng thời gian từ Lễ Vượt Qua Đến Lễ Ngũ Tuần, 49 ngày xen giữa. Một số rabi dạy rằng khoảng thời gian nầy như đang chờ đợi một người bạn sẽ đến từ bàn thờ thực hiện một cuộc thăm viếng đặc biệt, mang theo với người là những thông tin quan trọng. Chắc chắn trong lịch sử của Kinh Thánh nói về các sứ đồ, 49 ngày giữa Pesach và Shavuot đã được sử dụng trong mối tương giao với và được dạy dỗ bởi Đấng Mêsi phục sinh. Nhưng Ngài đã để chúng lại với lời hứa rằng một Đấng Mưu Luận duy nhất sẽ đến. Và một thiết hữu đã đến viếng thăm vào ngày Shavuot – ấy là Đức Thánh Linh.
Trong Hội Thánh ngày nay, Lễ Ngũ Tuần được tính theo cùng một cách thức đó: 49 ngày sau sự sống lại. (Theo Kỳ Họp Hội Đồng ở Nicea [325SC], Hoàng Đế Constantine cấm không cho giữ bất kỳ một lễ nào theo Kinh Thánh vì các ý nghĩa Do thái quá mạnh mẽ, và việc tính toán sự sống lại không còn dựa theo Lễ Vượt Qua mà dựa theo ngày Chúa nhật đầu tiên sau điểm xuân phân. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cả hai mùa lại trùng khớp với nhau). Dù vậy, một số Cơ đốc nhân lại chú ý tới khoảng thời gian giữa Lễ Phục Sinh Và Lễ Ngũ Tuần. Nếu các tín đồ noi theo trường hợp nầy của dân Israel, họ sẽ kinh nghiệm ơn phước không ngờ. Những ngày đánh dấu khoảng thời gian từ thập tự giá đến lúc Hội Thánh khởi sự (từ sự sống lại đến lúc Đức Thánh Linh ngự đến) có thể trở thành thời điểm rà soát và làm mới lại linh hồn trong sự thầm lặng. Thời gian đó đã cung ứng cho Hội Thánh một cơ hội theo từng năm để tưởng đến sự tái lâm đầy quyền phép của Đấng Mêsi trên đất!
LỄ NGŨ TUẦN (SHAVUOT)
Lễ của các tuần lễ
Lê vi ký 23.16-21: “các ngươi tính năm mươi ngày cho đến ngày sau của lễ sa-bát thứ bảy, thì phải dâng một của lễ chay mới cho Đức Giê-hô-va. Các ngươi hãy từ nhà mình đem đến hai ổ bánh đặng làm của lễ dâng đưa qua đưa lại; bánh đó làm bằng hai phần mười bột lọc hấp có pha men: ấy là của đầu mùa dâng cho Đức Giê-hô-va. Các ngươi cũng phải dâng luôn với bánh, bảy chiên con giáp năm chẳng tì vít chi, một con bò tơ, và hai con chiên đực với của lễ chay và lễ quán cặp theo, đặng làm của lễ thiêu tế Đức Giê-hô-va: ấy là một của lễ dùng lửa xông, có mùi thơm cho Đức Giê-hô-va. Các ngươi cũng phải dâng một con dê đực đặng làm của lễ chuộc tội, và hai chiên con giáp năm, đặng làm của lễ thù ân. Thầy tế lễ sẽ lấy các của lễ đó với hai ổ bánh bằng lúa đầu mùa, và hai chiên con, dâng đưa qua đưa lại trước mặt Đức Giê-hô-va; các vật đó sẽ biệt riêng ra thánh cho Đức Giê-hô-va, và thuộc về thầy tế lễ. Các ngươi hãy rao truyền sự nhóm hiệp trong chính một ngày đó; phải có một sự nhóm hiệp thánh, chớ nên làm một công việc xác thịt nào. Ay là một lệ định đời đời cho dòng dõi các ngươi, mặc dầu ở nơi nào”.
Chúng ta đã nói rồi về việc đọc Thi thiên 119 của người Do thái trong dịp “đếm các bó lúa”, về việc suy gẫm 10 điều răn của Đức Chúa Trời, và về tầm quan trọng của việc tự xét mình trong 50 ngày sau Lễ Vượt Qua. Phần nhấn mạnh nầy căn cứ trên mối giao thông với Lời của Đức Chúa Trời là quan trọng vì Lễ nầy đã được kỷ niệm trong các nhà hội một khi luật lệ về Lễ Ngũ Tuần (hay “những sự dạy” của Đức Chúa Trời) đã được ban cho Môise trên núi Sinai. Kèm theo với ngọn lửa hừng, Đấng Toàn Năng đã viết ra 10 Điều Răn cho con cháu Israel. Lửa là một yếu tố quan trọng trong Lễ Ngũ Tuần.
Vào dịp Lễ Ngũ Tuần tất cả những kỳ lễ vào mùa xuân đã lên đến cao điểm trong kỷ nguyên Tân Ước, khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời bắt đầu thiết lập một nước mới trên đất.
Trong chương 2 của sách Công vụ Các Sứ đồ, các môn đồ cùng với số đông chứng nhân đến từ các nước khác, họ đến từ sự thờ phượng Shavuot trong đền thờ, ở đây mỗi năm sách tiên tri Êxêchiên đã được người ta đọc: “Nầy, ta thấy có luồng gió bão đến từ phương bắc, một đám mây lớn bọc lửa giãi sáng khắp tư bề; từ giữa nó, thấy như loài kim bóng nhoáng ra từ chính giữa lửa” (Êxêchiên 1.4). Trước sự hiện diện của đám đông nầy âm thanh của một ngọn gió mạnh và lửa công bố sự hiện diện của Đức Giêhôva sắp sửa tái hiện lại mặc khải của Êxêchiên:
“Đến ngày lễ Ngũ tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ. Thình lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. Các môn đồ thấy lưỡi rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người trong bọn mình. Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói” (Công vụ Các Sứ đồ 2.1-4).
Một lần nữa, lửa của Đức Chúa Trời xuất hiện, nhưng lần nầy là cho các bạn hữu đáng tin cậy của Ngài. Phierơ, người đã từng sa ngã và thậm chí đã chối bỏ không biết Đấng Mêsi ba lần, giờ đây đã trổi dậy với lòng can đảm và đã ban ra bài giảng đầu tiên của mình. Điều kỳ diệu của Thánh Linh của Đấng Mêsi [theo tiếng Hybálai là Ruach HaKodesh (“Hơi Thở Thánh”)] đã đổ ra. Chính hơi thở ấy đã ban sự sống cho Ađam, biến đổi ông từ một cục đất sét thành một người sống, giờ đây đã biến đổi nhiều đời sống lên đến hàng ngàn người!
Một sự kiện quan trọng về Shavuot: đó là một trong ba kỳ lễ hành hương khi hết thảy người nam Israel bị luật pháp đòi hỏi phải đến tận thành Giêrusalem và mang của lễ của họ vào trong đền thờ. Vào ngày này, như sách Công vụ Các Sứ đồ cho chúng ta biết, sẽ có nhiều người Hêbơrơ từ khắp nơi trên thế giới nhóm lại trong các phòng cao của đền thờ. Đây là hạng người tuân giữ theo nghi thức của đền thờ: “Nào người Bạt-thê, Mê-đi, Ê-la-mít, kẻ ở tại Mê-sô-bô-ta-mi, Giu-đê, Cáp-ba-đốc, Bông, A-si, Phi-ri-gi, Bam-phi-ly, Ê-díp-tô, đất Li-by gần Sy-ren, nào kẻ từ Rô-ma đến, cả người Giu-đa hoặc người mới theo đạo Giu-đa, người Cơ-rết và A rạp nữa…” (Công vụ Các Sứ đồ 2.9-11).
Phierơ đã giảng cho đám đông, ông đã nhắc cho họ nhớ: “Vì lời hứa thuộc về các ngươi, con cái các ngươi, và thuộc về hết thảy mọi người ở xa, tức là bao nhiêu người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi” (Công vụ Các Sứ đồ 2.39). Vì vậy chìa khoá cho bài giảng của Phierơ: “Và lại ai cầu khẩn danh Chúa thì sẽ được cứu” (Công vụ Các Sứ đồ 2.21), đã được công bố cho người Do thái và Dân Ngoại.
Trong khi ấy, hãy chú ý Phierơ đã ngẫu nhiên giảng về Vua David trong sứ điệp của mình (Công vụ Các Sứ đồ 2.25-36). Truyền thuyết của người Do thái cho biết rằng vua David đã chết vào ngày lễ Shavuot và điều nầy, giống như việc đọc sách Êxêchiên ở trên, cũng sẽ hiện hữu ngay trên trán của tâm trí những người nam Hêbơrơ đang đứng vây quanh Phierơ. Hết thảy các biến cố và ghi nhớ nầy hiệp lại với nhau chạm đến tấm lòng của những người Do thái chưa tin, cảm động họ phải lên tiếng hỏi: “Hỡi anh em, chúng ta phải làm chi?” (Công vụ Các Sứ đồ 2.37).
Câu trả lời của Phierơ rất vững chắc cho đến ngày nay: “Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-tem, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh” (Công vụ Các Sứ đồ 2.38).
Hoa quả đầu mùa của sự sống lại
theo sau lễ ngũ tuần với bông trái của Hội Thánh.
Vì Lễ Ngũ Tuần, hay Lễ của Các Tuần Lễ, được kết hợp với sự ban cho luật pháp và sự giáng lâm của Đức Thánh Linh, thật là thú vị khi so sánh mọi kết quả của hai sự cố đó. Chúng ta đọc trong Xuất Êdíptô ký 32.28 thì thấy có 3000 người ngã chết tại núi Sinai vì cớ tội thờ lạy con bò bằng vàng. Ngược lại với việc mất đi 3000 sinh mạng, trong Shavuot của Tân Ước, 3000 người đã đến với đời sống mới Chúa Jêsus đúng 50 ngày sau ngày kỷ niệm Lễ Vượt Qua.
Các tín đồ trong ngày Lễ Ngũ Tuần đều xứng đáng với cái chết (Rôma 3.23). Song vì cớ đức tin của họ đã đặt nơi Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Chí Cao, là Chúa Jêsus, là Đấng đã làm nên sự cứu chuộc cho tội lỗi họ, giờ đây họ được sống cho đến đời đời – một phần của mùa gặt hoa quả đầu mùa, một phần mười đầu tiên, và lời hứa của Giêrêmi ở 31.31. Vào ngày lễ Ngũ Tuần nầy mọi kỳ lễ trong mùa xuân đã lên đến cao điểm trong kỷ nguyên Tân Ước, khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời khởi sự thiết lập một nước mới ở trên đất – không bởi sự cất bỏ các nhà cầm quyền hay quân đội, mà qua sự thuận phục khiêm hạ của nhiều tấm lòng theo cách riêng: “Ấy chẳng phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, bèn là bởi Thần ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy” (Xachari 4.6).
Đây không phải là một sự dạy theo kiểu duy tâm và một việc cần phải đấu tranh theo cung cách của con người mới đạt được, giống như thể người ta đạt được điều đó theo sức riêng mình. Đó là lời hứa của Đấng Chí Cao.
Shavuot cũng được gọi là “Atzeret shel Pesach”, sự đầy đủ của Lễ Vượt Qua. Lễ nầy kết đêm đầu tiên của Lễ Vượt Qua với sự tuân giữ tối hậu Shavuot, nhắc nhớ liên tục sự thành tín mà Đức Chúa Trời, là Đấng Cứu Chuộc và là Hòn Đá cứu rỗi của chúng ta, Đấng duy nhất có thể cứu chúng ta ra khỏi vòng nô lệ. Đôi ba lần trong sách Tin Lành Giăng Đấng Mêsi của chúng ta đã phán rằng nếu chúng ta cứ ở trong Ngài, Ngài sẽ ở trong chúng ta:
“Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được” (Giăng 15.5).
Đây không phải là một sự dạy theo kiểu duy tâm và một việc cần phải đấu tranh theo cách của con người mới đạt được, giống như thể người ta đạt được theo sức riêng mình. Đó là lời hứa của Đấng Chí Cao. Vào ngày lễ Ngũ Tuần, ở phần cuối kỷ nguyên theo lịch sử con người và ở ngay buổi bình minh của một mùa gieo trồng và kết quả mới, Đức Thánh Linh đã đến để ngự trong từng người nam, người nữ và con trẻ nào được kêu gọi bước ra tin cậy Đấng Mêsi.
TRÙNG KHỚP CHĂNG?
Bối cảnh đã do Đấng Thượng Cổ đặt ra, kiểu mẫu đã được xếp đặt cho những ai chịu xem xét qua những kỳ lễ đã được ấn định vào thời điểm của mùa xuân. Đấng Mêsi của Israel đã gạt qua một bên sự vinh hiển của Ngài và đứng vào hàng ngũ của chức năng người, trở thành Đấng hoá thân thành nhục thể. Ngài “đã đóng trại” ở giữa chúng ta, như sách Tin Lành Giăng đã viết, và ngự giữa loài thọ tạo của Ngài. Rồi đến cao điểm của thời kỳ Ngài ở trên đất – chịu đóng đinh trên thập tự giá. Chiến trận đã được tiến hành theo các biến cố của tuần lễ Vượt Qua khi Ngài trở thành Bánh, Nước và Chiên Con làm con sinh chịu chết để cho cả tín đồ người Do thái và hết thảy những ai chịu tiếp nhận Ngài hôm nay bởi đức tin đều sẽ được cứu. Ba ngày đêm trôi qua cho tới khi sự đắc thắng được công bố. Chúa Jêsus, là bông trái đầu mùa, chiên con bị giết, đã trở thành Cứu Chúa, bông trái phục sinh đầu tiên của chúng ta; được tôn cao và được kính sợ, thắng hơn quyền lực của tội lỗi và sự chết cho đến đời đời. Với sự tán thưởng thật nồng nhiệt, chúng ta đếm những ngày từ Lễ Vượt Qua cho đến Lễ Ngũ Tuần và sự khai sinh ra Hội Thánh. Mùa gặt nhân loại đầu tiên, 3000 người mạnh mẽ, là kết quả của kỷ nguyên mới khải thị về Đấng Mêsi, một mùa xuân vĩnh viễn liên tiếp cho sự nẩy mầm, nở hoa và lớn lên. Có phải đây là một sự trùng hợp khi các biến cố nầy trong Tân Ước tương đương với những hình ảnh và bài học đã được giới thiệu cho chúng ta trong các kỳ lễ không? Và có phải Đức Chúa Trời có những hình ảnh cho chúng ta về mùa gặt sau cùng tiêu biểu cho Những Kỳ Lễ Vào Mùa Thu: Rosh Hashanah, Yom Kippur, và Lễ Đền Tạm chăng?
Chúng ta có thể nói như vầy: “Chẳng có những việc trùng khớp như vậy đâu, chỉ có Đức Chúa Trời đang hành động” mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét