Tiếng Bước Trên Ngọn Cây Dâu
Giảng ngày Chúa nhựt 31 tháng 5 năm 1857
Bởi Mục sư C. H. Spurgeon Tại Giảng đường New Park Street, Southwark.
“Và khi nào ngươi nghe tiếng bước trên ngọn cây dâu, bấy giờ hãy lật đật xông tới, vì chính trong lúc đó, Đức Giê-hô-va sẽ đi trước ngươi đặng hãm đánh đạo quân Phi-li-tin” (II Samuên 5.24).
David mới vừa đánh nhau với quân Philitin trong đồng trũng nầy, và đã kiếm được chiến thắng rất đáng kể, vậy nên ông đã nói: "Đức Giê-hô-va đã đánh vỡ các kẻ thù nghịch tôi khỏi trước mặt tôi khác nào nước chảy". Người Philitin đã tổ chức được nhiều đội quân lớn, và đã đem thần của họ đi theo, để giống như dân Israel, khi hòm giao ước của Đức Giêhôva được đem vào giữa họ, họ sẽ cảm thấy chắc chắc hoàn toàn về chiến thắng. Dù vậy, bởi sự trợ giúp của Đức Chúa Trời, David dễ dàng phá rối chúng, thiêu đốt thần tượng của chúng trong ngọn lửa, và đạt được chiến thắng thật huy hoàng. Tuy nhiên, hãy lưu ý, khi chúng đến lần thứ hai chống lại David, David đã không đi lên đặng đánh chúng mà không có cầu hỏi Đức Giêhôva. Ông đã từng đạt được chiến thắng; ông có thể nói, như nhiều người chúng ta đã nói, thực ra, trong những trường hợp khác — "Tôi lại sẽ thắng trận nữa; tôi dám chắc sẽ yên nghỉ trên sự ấy, là nếu tôi đã từng chiến thắng, tôi lại sẽ chiến thắng. Sao tôi lại phải tìm kiếm tay của Đức Giêhôva chứ?" David trong lúc nầy không phải như thế đâu. Ông đã kiếm được một chiến thắng nhờ vào sức của Đức Giêhôva; ông không dám mạo hiểm tham dự trận đánh khác, cho tới chừng ông được bảo đảm chiến thắng y như trước. Ông đã cầu hỏi: "Tôi sẽ đi lên nghịch cùng chúng chăng?" và khi ông được truyền cho biết ông không nên đấu địch cùng chúng, mà phải đóng trại để làm cho chúng phải ngạc nhiên ở một rừng dâu, ông không chần chừ một phút nào trước sự uỷ nhiệm của Đức Chúa Trời; và khi ông bị buộc phải chờ đợi cho tới chừng ông nghe thấy tiếng bước trên ngọn cây dâu trước khi ông xung trận, ông không được vội vàng vào trận ngay lập tức, nhưng ông đã chờ đợi cho tới chừng rừng dâu bắt đầu hát trên ngọn bởi gió lùa qua kẻ lá. Ông phải chờ đợi cho tới chừng dấu hiệu của Đức Chúa Trời đã được ban ra; ông nói: "Tôi sẽ không nhấc ngọn giáo hay bàn tay tôi lên cho tới chừng Đức Chúa Trời buộc tôi phải làm sự ấy, e rằng tôi phải xung trận theo ý muốn riêng của tôi, và mất đi mọi thứ mà tôi đã có được ".
Hỡi anh em yêu dấu của tôi, chúng ta nên học biết từ David, không nên bước đi mà chẳng có Đức Chúa Trời. Lần cuối cùng quí vị hành động, hay bước vào công việc làm ăn khác, hoặc thay đổi trạng huống của mình trong cuộc sống, quí vị đã cầu xin sự trợ giúp của Đức Chúa Trời, và đã làm theo sự trợ giúp đó, và quí vị đã được phước khi làm theo sự trợ giúp đó. Lên tới điểm nầy quí vị là một người sống thành công, quí vị luôn luôn tìm kiếm Đức Chúa Trời, nhưng đừng nghĩ rằng dòng chảy trợ giúp của Đức Chúa Trời nhất thiết phải chảy theo một dòng liên tục; hãy nhớ, ngày mai quí vị không tìm kiếm tư vấn của Đức Chúa Trời, mạo hiểm bước đi một bước mà quí vị sẽ tiếc nuối, cho tới khi quí vị ngã chết. Cho tới nay quí vị đã sống thật khôn khéo, sở dĩ như vậy là vì quí vị đã hết lòng tin cậy nơi Chúa, và chưa tiếp thu để có được sự hiểu biết cho riêng mình; quí vị phải nói giống như David: "Chúng ta hãy cầu hỏi Đức Giêhôva", và giống như Giôsaphát, ông đã nói với Aháp: "Ta sẽ không đi lên cho tới chừng nào ta đã cầu vấn Đức Giêhôva"; và ông không cầu hỏi các thầy tế lễ của Baanh, nhưng ông đã nói: "Ở đây còn có đấng tiên tri nào khác của Đức Giê-hô-va để chúng ta cầu vấn người ấy chăng?" Bây giờ, hãy cứ giữ theo y như thế: tôi nài xin quí vị, đừng bước đi trước trụ mây. Nếu Chúa trụ lại, hãy ở lại cho tới chừng Chúa đến, đừng đi trước trụ mây đó. Người tiếp tục công việc vặt của kẻ dại là người đi trước Đức Chúa Trời, nhưng người bước đi trong con đường phước hạnh là người nhìn thấy những dấu chơn của Đức Chúa Trời, và hãy đọc tấm bản đồ Kinh Thánh, rồi nhờ đó mà khám phá ra: "Đây là đường lối mà ta cần phải bước đi trên đó". Điều nầy có thể quy cho ai đó có mặt ở đây; tôi nghĩ tôi sẽ bắt đầu với sự ấy, vì có thể tôi biết một thanh niên nào đó ở đây vì khinh suất đã bước một bước rất nhất thời có thể gây hại cho người; tôi nài xin người ấy, nếu người ấy yêu mến Chúa — tôi không nói với ai khác trừ ra với người nào đang là Cơ đốc nhân, — tôi nài xin người đừng mạo hiểm cho tới khi nào người đã tìm được mưu luận của Đức Chúa Trời, và trừ phi người có một sự tin quyết mình đang làm việc ấy không những vì ưu thế của riêng mình, mà còn giúp cho người trong sự phục vụ Đức Chúa Trời mình tốt hơn. Trừ phi người dám chắc đang có sự tán thưởng của Đức Chúa Trời về những bước chân của mình — bởi lỗi lầm mà nhiều người đã phạm phải, bởi việc ác mà người sẽ tự mình làm nếu người không người chịu nghe theo tôi, — cho phép tôi nài xin người nên dừng tay lại, và đừng dỡ chơn lên một nửa bước, hay nhấc chân người lên, cho tới chừng người đã tìm kiếm Đức Chúa Trời, và đã có câu trả lời: "Hãy đi lên nghịch lại chúng".
Thế là tôi đã giới thiệu xong phần câu gốc: nhưng giờ đây tôi muốn đề cập tới câu gốc theo một chiều hướng khác. David chưa xung trận, cho tới chừng ông đã nghe thấy âm thanh xào xạt trên hàng tấn cây dâu. Có lẽ, đã có một sự yên tĩnh; và mạng lịnh của Đức Chúa Trời cho David là: "Ngươi khoan đã xung trận, cho tới chừng nào ngọn gió khởi sự xào xạt qua ngọn của những cây dâu"; hay như các rabi nói, và đây là câu nói dí dỏm nếu đó là thực, tiếng bước chân của thiên sứ đang đi dọc theo ngọn của những cây dâu khiến cho chúng phải xào xạt; đó là dấu cho họ xung trận, khi chêrubin của Đức Chúa Trời cùng đi với họ, khi họ ngự đến, họ có thể đi trên những đám mây và bay trên khoảng không, được lãnh đạo bởi chính vị Quan Tướng tài ba, đi dọc theo ngọn cây dâu, và vì thế tạo ra một sự xào xạt do bước chân thiên thượng của họ. Sự ấy thực làm sao, tôi không thể nói được; cái điều tôi chú ý LÀ đây — ấy là có những dấu hiệu nhất định là những biểu thị cho chúng ta thấy những bổn phận nhất định. Tôi sẽ dùng câu Kinh Thánh theo cách nầy. Thứ nhứt, có những bổn phận đặc biệt nhất định, không phải là những bổn phận cho mọi người, mà chỉ cho một số người thôi. Nếu chúng ta muốn biết chúng ta có thực hiện được các bổn phận nầy hay không, chúng ta phải tìm kiếm những dấu hiệu có liên quan tới chúng, đừng bước ra nắm lấy một bổn phận mà chúng ta không được kêu gọi, trừ phi chúng ta có được một dấu hiệu, ngay cả như David đã nhận được tiếng xào xạt giữa những kẽ lá cây dâu. Và tôi sẽ sử dụng câu nầy, trong chỗ thứ hai, có những bổn phận nhất định rất thông thường cho hết thảy mọi người chúng ta; nhưng khi chúng ta nhìn thấy một dấu lạ nào đó về Thánh Linh của Đức Chúa Trời đương vận hành, hay một vài dấu lạ khác, có những thời kỳ khi chúng ta cần phải ở yên hơn là năng động, và sốt sắng nhất trong sự phục vụ cho Chúa chúng ta.
I. Thứ nhứt, là nhắm tới CÁC BỔN PHẬN ĐẶC BIỆT. Tôi sẽ tự hạn chế, tôi nghĩ tới một bổn phận. Chức vụ truyền giáo là một bổn phận rất đặc biệt. Tôi không tin, như một số người tin, rằng công việc của mỗi người trong chúng ta là phải rao giảng; tôi tin đây là công việc rất quan trọng, có nhiều người giảng đạo phải cầm giữ lưỡi của họ. Tôi nghĩ rằng nếu họ đã chờ đợi cho tới khi Đức Chúa Trời sai phái họ, họ đã có mặt ở nhà lúc bây giờ; và sẽ có một số người không phù hợp với việc giữ cửa, thế mà họ lại nghĩ rằng nếu họ từng bước lên bục giảng, họ sẽ lôi cuốn một đoàn dân đông. Họ xem giảng đạo là một việc dễ dàng nhất trên cả thế gian, và đang khi họ không có khả năng nói được ba câu cho chính xác, và chẳng có một sự dạy nào đến từ trên cao, và chẳng hề thích ứng với toà giảng, vì cớ tiếng tăm hay thù lao, họ đã nhào đại vào chức vụ. Có hàng trăm người nắm chức vụ lại đói kém vì thiếu bánh và hoàn toàn không thành công, và tôi tin một số người trong họ nên làm điều tốt nhứt mà họ có thể làm là mở một cửa hàng thực phẩm. Họ sẽ hầu việc Đức Chúa Trời và phục vụ Hội Thánh nhiều hơn nếu họ nắm lấy một chức vụ, và rao giảng ngay bây giờ và khi ấy họ có thì giờ để nghiên cứu, hoặc giả không nắm lấy chức vụ đó, rồi để cho ai đó đến và rao giảng cho dân sự, là người có tài rao giảng cho người ta nghe. Vì than ôi, than ôi, một nhà truyền đạo mà chẳng có gì để nói, không những là làm chẳng được gì, mà còn gây tổn hại thêm. Ông ta sẽ làm cho người ta đâm chán với danh xưng của một chốn thờ phượng; và họ chỉ xem đấy là một loại nhà kho, ở đó họ phải ngồi cả giờ đồng hồ với hai bàn chân cứng ngắc của họ, im lặng lắng nghe một người nói năng chẳng ra cái gì cả, vì người không có gì để nói hết. Tôi đâu có khuyên hết thảy quí vị phải trở thành những nhà truyền đạo. Tôi không tin Đức Chúa Trời có ý đồ là quí vị sẽ trở thành nhà truyền đạo. Nếu Đức Chúa Trời có ý định thì hết thảy dân sự của Ngài sẽ trở thành nhà truyền đạo, tôi rất đỗi ngạc nhiên thể nào trong sự khôn ngoan của Ngài, Ngài đã tìm gặp họ trong hết thảy các hội chúng; bởi vì những nhà truyền đạo có mặt ở nơi có nhiều người nghe! Không, tôi tin chức vụ truyền đạo, dù không giống với chức vụ của thầy tế lễ, như với bất kỳ một tính cách thiêng liêng đặc biệt nào, hoặc bất kỳ quyền năng đặc biệt nào mà chúng ta đương có, song lại giống với thầy tế lễ ở điểm nầy — rằng chẳng có ai nắm lấy chức vụ đó cho bản thân mình cả, người ấy được gọi là "đây là Arôn”. Không ai có quyền hạn gì để phát biểu trước hội chúng về các vụ việc thuộc linh, trừ phi người ấy tin rằng Đức Chúa Trời đã ban cho người một ơn kêu gọi đặc biệt vào công việc, và trừ phi người cũng có thì giờ thích ứng để nhận lãnh những con dấu nhất định xác nhận chức vụ của mình là chức vụ của Đức Chúa Trời. Mục sư được tấn phong hợp pháp được tấn phong không phải bởi sự đặt tay của Giám mục hay Mục sư cao niên, mà bởi chính Thánh Linh của Đức Chúa Trời, ở đó quyền phép của Đức Chúa Trời được truyền đạt để chăm lo việc giảng đạo.
Sẽ có một số người ở đây nói: "Làm sao tôi biết mình được kêu gọi để giảng đạo hay không?" Hỡi anh em của tôi ơi, quí vị sẽ thấy vấn đề ngay thôi, tôi dám nói như thế; và nếu quí vị có ao ước chơn thật muốn biết khi nào quí vị đương ở trong con đường bổn phận khi ra sức giảng đạo, tôi khuyên quí vị làm theo như David đã làm. Ông để ý tiếng xào xạt trên lá cây dâu. Và tôi muốn quí vị nên để ý tới các dấu hiệu nhất định. Quí vị có muốn biết mình có thể giảng đạo hay không chăng? Hãy tự hỏi mình câu nầy: "Tôi có thể cầu nguyện không? Khi tôi đến dự buổi nhóm cầu nguyện, tôi có khả năng sắp xếp lời lẽ của mình và có phải Đức Chúa Trời vùa giúp tôi trong việc nầy không?" Thêm nữa: "Khi ấy tôi sẽ đi dự và cố gắng, thí dụ, tôi sẽ rao giảng trên đường phố". Giả sử chẳng có ai nghe tôi nói, giả sử tôi ra đi và lấy một căn phòng, hoặc tới một giảng đường, và chẳng có ai đến để nghe, được thôi, chẳng có tiếng xào xạt giữa vòng những cây dâu rồi đấy; tốt hơn là tôi nên dừng lại. Giả sử tôi đi với vợ con tôi, rồi lấy ra một câu gốc, rồi rao giảng một chút ít cho họ nghe và đối với những người lân cận, giả sử thôi, sau khi tôi đã giảng cho họ nghe, tôi cảm thấy rằng họ có thể giảng còn hay hơn cả tôi, chẳng có một tiếng xào xạt nào trên ngọn cây dâu cả, tốt hơn là tôi nên rút lui. Và giả sử nếu, sau khi đã rao giảng, tôi nghe nói chẳng có ai chịu đến với Đấng Christ hết, chẳng có tiếng xào xạt nào giữa vòng những cây dâu, tôi nghĩ việc tốt nhứt tôi có thể làm là, để cho ai đó lo liệu công việc, vì giả sử tôi không được kêu gọi vào chức vụ nầy, quả đây là một việc đáng sợ cho tôi khi chiếm lấy chỗ của người thức canh, mà không lãnh hội sứ mệnh của người canh. Người nào khoác lên mình là một cảnh sát viên, người ấy ra đi làm công việc bắt bớ người khác, mà không nhận lãnh một sứ mệnh, người ấy đã ở trong mối nguy hiểm tự làm hại mình, vì là một kẻ dối gạt. Và đúng như vậy đấy, nếu tôi không được kêu gọi vào chức vụ, và chẳng có một con dấu nào về chức vụ đó, tốt hơn là tôi không đụng đến chức vụ ấy, e rằng tôi ra đi mà không có sứ mệnh của Đức Chúa Trời, vì Ngài sẽ chẳng đáp lời cho mục tiêu của tôi, tôi đã bắt đầu mà chẳng có sự sai phái của Ngài; vì nếu Ngài không sai phái tôi, ắt tôi sẽ làm cho mục đích của mình phải sụp đổ hết, mà chẳng được gì. Tôi không thắc mắc quí vị có được tập huấn hay được học hỏi nhiều hay không!?! Tôi không cần phải thắc mắc quí vị mà chi; vì bản thân tôi không màng chi tới chuyện đó. Nhưng tôi muốn hỏi quí vị vài câu như thế nầy: Có phải quí vị đã cố gắng phát biểu trong lớp Trường Chúa Nhật không? Có phải quí vị đã kiếm được sự chú ý của các em thiếu nhi không!?! Sau khi cố gắng nói năng trước một ít người, khi họ đã nhóm lại với nhau, có phải quí vị thấy họ sẽ lắng nghe sau khi quí vị rao giảng không!?! Quí vị có bằng chứng và dấu hiệu nào dẫn quí vị tới chỗ tin rằng linh hồn được phước theo sự rao giảng của quí vị không!?! Có phải vị thánh đồ nào của Đức Chúa Trời, họ có tâm tình rất thuộc linh, đến nói cho quí vị biết rằng linh hồn của họ đã được no nê qua bài giảng của quí vị không? Có phải quí vị nghe nói một tội nhân nào đó bị thuyết phục về tội lỗi không!?! Quí vị có lý do nào để tin rằng quí vị có một linh hồn được biến đổi theo sự rao giảng của quí vị không? Nếu không, nếu quí vị nhận lấy lời khuyên của ai đó về điều chi là tốt đẹp — và tôi tin đấy là lời khuyên mà Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã nhờ tôi chuyển đến cho quí vị đấy — tốt hơn quí vị nên thôi đi. Quí vị sẽ là một giáo viên lớp Trường Chúa Nhật đáng kính, quí vị sẽ làm tốt với nhiều phương thức khác nhau; nhưng trừ phi quí vị nhìn biết những việc nầy, trừ phi quí vị có các bằng chứng nầy, quí vị sẽ nói quí vị đã được kêu gọi và cứ thế; tôi không tin như vậy đâu. Nếu quí vị được kêu gọi để giảng đạo, thì sẽ có một số bằng chứng và dấu hiệu về sự kêu gọi đó. Tôi nhớ, cách đây hai năm, có người viết thư cho tôi, nói cho tôi biết rằng tấm lòng ông ta nhận biết và Thánh Linh Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó ra cho ông ta, rằng tôi nên để cho ông ra rao giảng tại giảng đường nầy. Được thôi, tôi đã viết cho ông ta, và bảo ông ta đấy là khải thị có một chiều mà thôi, và không bao lâu khi Đức Chúa Trời tỏ ra cho tôi thấy là tôi nên để cho ông ta rao giảng ở đây, khi ấy ông ta sẽ rao giảng; nhưng rồi tôi chẳng nhìn thấy khải thị đó là một khải thị đúng đắn. Tại sao nó được tỏ ra cho ông ta mà không tỏ ra cho tôi thấy chứ? Tôi chẳng nghe nói nhiều về ông ta, và tôi cũng không thấy nó được tỏ ra cho tôi nữa; vì thế tôi không để cho ông ta xuất hiện ở chỗ nầy. Tôi nói ra chuyện nầy là vì, vì đối với quí vị khải thị nầy chẳng là gì hết, có một số lớn thanh niên ở đây họ đang giảng đạo đấy. Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì cớ họ — vì bất kỳ ai cũng có khả năng rao giảng hết. Nhưng tôi cảm tạ Đức Chúa Trời khi chặn đứng những kẻ không thể rao giảng, vì nếu họ ra đi để giảng đạo mà không có khả năng, và Đức Chúa Trời không sai phái họ, họ sẽ tự mình làm ra ngu dại, dù quí vị không lấy làm ngạc nhiên, vì họ chưa sẵn sàng; nhưng họ sẽ làm cho tin lành bị xem thường. Nếu họ tuyên bố rao giảng mà không có sự kêu gọi từ Thánh Linh của Đức Chúa Trời, khi họ bắt đầu nói, họ sẽ đem lại nhiều căm phẫn về thập tự giá bởi lối bào chữa không hay về thập tự giá, tốt hơn là họ nên để yên vấn đề đó. Nào, bây giờ hãy cẩn thận đấy nhé. Tôi không muốn làm cho ai phải nãn lòng; tôi sẽ nói với từng thanh niên nào có khả năng, và tin người ấy đã được Đức Chúa Trời kêu gọi, và người nào thực sự được phước: "Tôi giúp quí vị được tới đâu tôi sẽ giúp, tôi sẽ làm hết mức khi giúp quí vị, nếu quí vị cần sự giúp đỡ của tôi, và tôi cầu xin Đức Chúa Trời toàn năng ban phước cho quí vị, và khiến cho quí vị ngày càng hữu dụng hơn; vì Hội Thánh cần nhiều Mục sư và giáo sĩ lắm". Nhưng nếu không có linh hồn nào được biến đổi khi quí vị rao giảng, nếu quí vị chưa đủ tư cách để rao giảng, quí vị sẽ cần tới những lời cầu thay sốt sắng nhất của tôi cho quí vị để Đức Chúa Trời có thể khiến cho quí vị được hanh thông hơn — và tôi sẽ cầu thay cho quí vị theo cách nầy, rằng Đức Chúa Trời sẽ khiến cho quí vị được ơn nhiều hơn bằng cách khiến cho quí vị biết cầm giữ lưỡi của mình. Tôi đã chờ đợi cho tới chừng tôi nghe được tiếng xào xạt trên ngọn cây dâu, bằng không tôi chưa được kêu gọi và chưa được sai phái. David đã chờ đợi; ông không xung trận cho tới chừng ông nghe thấy dấu hiệu từ trên cao, đó là dấu hiệu dành cho trận mạc, và là dấu bắt đầu cuộc chinh chiến.
II. Nhưng giờ đây, hỡi anh em yêu dấu của tôi ơi, tôi bước qua một việc càng thực tế hơn cho phần nhiều người trong quí vị; quí vị nào chưa xưng mình được kêu gọi đi giảng đạo; CÓ NHỮNG BỔN PHẬN NHẤT ĐỊNH THUỘC VỀ HẾT THẢY CÁC CƠ ĐỐC NHÂN, CÁC BỔN PHẬN ẤY RẤT THỰC TẾ Ở NHỮNG THỜI ĐIỀM ĐẶC BIỆT. Trước tiên, về Hội Thánh Cơ đốc có tầm cỡ rộng lớn. Toàn bộ Hội Thánh Cơ đốc phải là Hội Thánh của sự cầu nguyện, luôn luôn tìm kiếm sự xức dầu từ nơi Đấng Thánh đáp đậu trên tấm lòng của họ, để Nước của Đấng Christ mau đến và ý chỉ của Ngài được nên ở đất như ở trời; thế nhưng có những lúc khi Đức Chúa Trời dường như làm ơn cho Siôn, khi có nhiều phong trào lớn được thực thi trong Hội Thánh, khi những cơn phấn hưng được khởi sự, khi có nhiều người được dấy lên, họ là những người được Đức Chúa Trời chúc phước cho; đối với quí vị những điều đó giống như "tiếng bước trên ngọn cây dâu" vậy. Khi ấy chúng ta nên cầu nguyện gấp đôi, sốt sắng gấp bằng hai, phấn đấu thêm ở nơi ngôi, nhiều hơn chúng ta đã làm trước đây. Tôi nghĩ đây đúng là lúc đòi hỏi những lời cầu nguyện phi thường và đặc biệt của quí vị. Tôi ngửa trông phong trào lớn lao đó trong Hội Thánh Anh quốc, sự rao giảng vào các buổi tối Chúa nhựt tại Giảng đường Exeter, như một dấu hiệu của tiếng xào xạt, một loại "tiếng bước trên ngọn cây dâu". Hỡi anh em yêu dấu của tôi ơi, tôi sẽ coi thường người nào có tánh đố kỵ nhất thời, mặc dù cả ngàn chỗ ngồi sẽ đầy ắp người ngồi ra cho tới cửa nhà thờ; tôi sẽ kêu xin ơn thương xót của Đức Chúa Trời cho người đó, có thể người là một tội phạm ghê gớm chống lại loài người và chống lại linh hồn của con người, như tôi muốn rằng tánh đố kỵ ấy đừng cơi rộng ra. Tôi hết lòng cầu nguyện xin Đức Chúa Trời chúc phước cho nó, và tôi khuyên quí vị ngay bây giờ, hãy nhắm về một hướng đúng đắn, giờ đây một số vị Mục sư đã thức tỉnh hơn trước đây, giờ đây sự giảng đạo được xem trọng hơn, giờ đây có một thái độ lắng nghe rất đúng đắn giữa vòng dân sự, giờ đây tôi nài xin quí vị, hãy dâng lên lời cầu nguyện khẫn thiết nhất. Hãy cầu nguyện như David đã truyền bảo phải cầu nguyện — hãy chỗi dậy và hoạt động lên, không phải với thái độ đố kỵ, không phải với tinh thần tranh cạnh; đừng tự mình khuấy động, e rằng Hội Thánh Anh quốc sẽ đấu tranh với các tín hữu ở hệ phái khác. Không, anh em ơi, chúng ta mỗi người hãy tự mình hoạt động hầu cho chúng ta có thể tranh chiến với ma quỉ. Chúng ta mỗi người phải sốt sắng lên, và chúng ta mỗi người khi chúng ta nhìn thấy một phong trào trong bất cứ ban ngành nào của Hội Thánh, hãy nắm lấy bàn tay của những nhân sự trung tín, và cầu xin Đức Chúa Trời rằng nếu họ không phải là hạng người trung tín, họ có thể hầu việc cách phải lẽ, hầu cho họ có thể được phước. Tôi nghĩ Hội Thánh của Đấng Christ đã sống tới một thời kỳ thật vinh hiển. Thực sự tôi nghĩ tới cái ngày mà chúng ta đã sống trong lúc bây giờ, là một ngày mà ánh mắt của dân sự Đức Chúa Trời đều lộ vẻ vui sướng. Cho tới bây giờ, như tôi đã sống một thời gian qua, trong một bối cảnh chẳng sáng sủa lắm về những người đến thờ phượng trong Hội Thánh, dường như tôi nghĩ mình hiện sống trong một kỹ nguyên hạnh phúc. Thậm chí chính Whitfield thánh khiết kia chưa hề dấy lên một cuộc phấn hưng tôn giáo y như Đức Chúa Trời đẹp lòng ban cho trong lúc bây giờ, không phải bởi sự rao giảng ông đã khuấy động một đội ngũ quí Mục sư và giáo sĩ phải bước ra mà giảng đạo cho người khốn khó. Đức Chúa Trời đã đẹp lòng tỉnh thức các Hội Thánh xa và gần. Tôi đã nghe thấy tiếng ồn trên ngọn cây dâu. Tôi nghe nói về lẽ đạo ân điển ở khắp mọi nơi được giảng ra nhiều nhất, và sự rao giảng Tin lành càng sốt sắng nhứt, nhiều năng lực hơn, và đầy dẫy Đức Thánh Linh hơn. Chúng ta đã nhìn thấy ở giữa vòng chúng ta có người được kêu gọi từ Hội Thánh đi ra, Đức Chúa Trời đã chúc phước cho người trong việc rao giảng Ngôi Lời. Ở nhiều nơi nhiều chỗ, đặc biệt tôi muốn nói tới Hội Thánh Anh quốc trong lúc nầy, đang có "tiếng bước trên ngọn cây dâu". Bây giờ, anh em của tôi ơi, là lúc cho chúng ta hãy hoạt động lên. Ồ, chúng ta hãy kêu xin với Đức Chúa Trời càng sốt sắng hơn nữa; hãy khiến cho các buổi nhóm cầu nguyện của chúng ta được đầy dẫy với số người có nhiều lời thỉnh cầu hơn, nguyện bàn thờ riêng của chúng ta thường thường được nóng cháy hơn, khiến cho khói cầu nguyện bay cao lên, và nguyện phòng riêng của chúng ta liên tục bị phủ lút bởi nhiều sự cầu thay. Hãy hoạt động lên đi: đang khi có "tiếng bước trên ngọn cây dâu".
Đấy là về Hội Thánh lớn; cũng một lẽ thật đó cho bất kỳ một hội chúng đặc biệt nào. Vào ngày Chúa nhựt, vị Mục sư đã rao giảng với một sự xức dầu thật long trọng; Đức Chúa Trời đã mặc cho người bằng quyền phép, dường như người giống như Giăng Báptít ở trong đồng vắng, đang kêu la: "Các ngươi hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần". Ông đã nói với thái độ sốt sắng nhất của một người sắp sửa chết; ông đã nói đến nỗi dân chúng đã run rẩy, một sự rung động mà mắt thường nhìn thấy được đã trải qua khán thính giả. Từng ánh mắt như đứng yên lại, và những giọt nước mắt dường như làm cho mỗi gò má kia phải ướt đẫm. Những người nam người nữ chỗi dậy từ bài giảng, họ nói: "Chắc thật Đức Chúa Trời đã có mặt ở nơi đây, và chúng ta cảm thấy sự hiện diện của Ngài". Một Cơ đốc nhân đáng phải nói như thế, khi người bước ra khỏi nhà của Đức Chúa Trời, có phải không? Người đáng phải nói: "Tôi đã nghe thấy tiếng bước trên ngọn cây dâu ngày hôm nay". Tôi đã nhìn thấy dân sự sốt sắng hẳn lên; tôi đã thấy vị Mục sư rao giảng cách mạnh mẽ, Đức Chúa Trời đã chạm đến môi miệng của ông với viên than sống lấy ra từ bàn thờ. Tôi đã nhìn thấy nước mắt long lanh trên từng ánh mắt; tôi đã nhìn thấy nhiều người vô ý tứ giờ đây biết chú ý nhiều hơn. Có một số thanh niên trông giống như thể họ lấy làm cảm kích lắm, nét mặt của họ dường như tỏ ra rằng đã có một việc gì đó đang tác động. Bây giờ, tôi sẽ nói gì nữa đây? Việc đầu tiên tôi sẽ nói là, tôi sẽ hoạt động lên. Nhưng tôi sẽ hoạt động như thế nào đây? Tại sao, tôi sẽ đi về nhà hôm nay, và tôi sẽ phấn đấu trong sự cầu nguyện khẫn thiết hơn tôi từng cầu nguyện trước đây, xin Đức Chúa Trời chúc phước cho vị Mục sư, và thêm người vào trong Hội Thánh. Được thôi, còn gì nữa không? Tôi sẽ ngồi ở đâu? Phải chăng có một thiếu nữ ngồi trong hàng ghế của tôi trông rất ấn tượng lắm? Khi tôi đến nhà thờ tối nay, tôi muốn nhìn thấy nàng; tôi đã nghe "tiếng bước trên ngọn cây dâu", và tôi sẽ hoạt động lên; và nếu tôi thấy nàng ngồi ở đó, tôi sẽ nói một lời với nàng, hay, nói nhiều hơn nữa, nếu tôi nghe bài giảng khác giống như thế, và tôi nhìn thấy bất kỳ ai trông có vẻ ấn tượng, tôi sẽ cố gắng tìm gặp họ; vì tôi biết rằng hai lời nói từ một cá nhân thì tốt hơn năm mươi lời ra từ một vị Mục sư. Vậy nên, nếu tôi nhìn thấy một thanh niên rất ấn tượng, tôi sẽ đá lông nheo với anh ta rồi nói: "Dường như anh rất thích bài giảng nầy lắm!" "Đúng đấy, tôi rất thích bài giảng nầy". "Và có phải anh vốn ưa thích những vụ việc thuộc linh?" Ai có thể nói được? Có thể tôi là người đã tạo ra phương tiện cho sự trò chuyện của anh ta. Ở tất cả mọi trạng huống, tôi sẽ có sự yên ủi ngọt ngào nầy khi đi ngủ, tôi đã nghe thấy "tiếng bước trên ngọn cây dâu", không bao lâu sau khi tôi đã nghe thấy tiếng ấy, tôi hoạt động hẳn lên giống như tôi đã hầu việc Đức Chúa Trời vậy, rồi trở thành công cụ đưa dắt nhiều linh hồn tránh xa địa ngục. Nhưng, than ôi! Anh em yêu dấu của tôi ơi, phần lớn hột giống chúng ta gieo ra dường như bị hư mất vì thiếu nước. Một bài giảng có ấn tượng nhiều khi mất đi phần lớn sức mạnh của nó, vì chẳng ai giảng như đáng phải giảng. Mọi mục đích của Đức Chúa Trời, tôi biết, đã được nhậm, Lời của Ngài không trở về cách luống nhưng; tôi vẫn còn nghĩ đôi lúc chúng ta đã tự hỏi lòng, chúng ta có quá lề mề, quá trễ nãi không phó mình vào những thời điểm thích đáng, khi quyền phép của Đức Thánh Linh đang ngự giữa vòng chúng ta, và khi chúng ta đã nhìn thấy đấy là một dấu hiệu để chúng ta bước vào sự hầu việc Chúa chúng ta cách tích cực hơn!?!
Tôi cũng nói y như thế trong bất kỳ tình trạng bịnh hoạn nào, dù có dịch lệ hay dịch tả, hoặc sự chết thình lình. Có những lúc khi dịch tả đang gầm rống qua các đường phố của chúng ta, dân chúng hết thảy đều đang kinh hãi, họ rất sợ chết; hãy đánh dấu đi, đấy là "tiếng bước trên ngọn cây dâu". Hoạt động lên, là công việc của quí vị và tôi, khi người ta bởi bất cứ lý do gì phải nghĩ suy như thế, khi Đức Chúa Trời đang bước đi ngang qua đất, Ngài đánh hạ hết người nầy đến người khác, và giữa vòng dân sự hết thảy đều đang rón rén về sự cuối cùng sắp xảy tới; khi ngọn lửa báo động đã nhóm lên, khi cái chết thình lình đã xuất hiện, trên đường phố, hay trong toà án, hoặc ở trong nhà, chính công việc của Cơ đốc nhân là phải nắm bắt cơ hội, rồi tận dụng cơ hội ấy cho Thầy của mình. "Bây giờ" người Thanh giáo nói, trong nạn dịch lớn ở Luân đôn, khi các vị linh mục chăn thuê đã bỏ trốn ra khỏi nhà thờ của mình — "bây giờ là lúc phải giảng đạo rồi". Và trong thời điểm kinh khủng ấy, khi những chiếc xe bò chở đầy với người chết, trải qua các đường phố được phủ đầy cỏ, những tín đồ Thanh giáo có tấm lòng mạnh mẽ nầy đã chiếm lấy toà giảng, rồi dạn dĩ rao giảng Lời của Đức Chúa Trời. Anh em ơi, đấy là điều chúng ta nên làm bất cứ lúc nào chúng ta thấy có một thời điểm thích ứng để nói cho hạng tội nhân biết về cơn thạnh nộ hầu đến. Chúng ta hãy nắm bắt thời điểm đó, giống như một nhà buôn đang tìm kiếm ở mỗi góc chợ vậy, vì món nầy sẽ tăng giá, món kia sẽ giảm giá; giống như nhà nông tìm kiếm thời điểm tốt để gieo hay gặt. Chúng ta hãy tìm kiếm các thời điểm tốt nhứt để tìm cách mà làm lành. Chúng ta hãy cày cho thật sâu trong khi những kẻ biếng nhác đang nằm ngủ, và chúng ta hãy lao động nhiều như có thể được trong vụ mùa tốt đẹp nhất, phải dỡ đất trong khi mặt trời còn chiếu sáng, và hãy hầu việc Đức Chúa Trời chúng ta khi chúng ta nghe thấy "tiếng bước trên ngọn cây dâu".
Còn bây giờ hãy cho phép tôi quay lại với tư tưởng mà tôi đã trình bày cho quí vị. Hãy giữ chính ý tưởng đó khi nhắm tới từng cá nhân mà quí vị gặp gỡ với. Nếu quí vị có một người hàng xóm hay say xỉn; ít khi quí vị nói một lời với người ấy. Vợ ông ta thì hay đau yếu; bà ta ngã bịnh và hòng chết, người hàng xóm đáng thương, lúc nầy ông ta biết điều độ hơn. Dường như ông ta có chút ít ấn tượng rồi đấy; ông ta đang lo lắng cho vợ của mình, và lo lắng về bản thân mình. Bây giờ là thì thuận tiện của quí vị đây; bây giờ là để nói tốt đây; hãy nói đi, bây giờ là cơ hội của quí vị đấy. Có một người hay thề rủa lắm, nhưng dường như có điều chi đó ghê khiếp lắm làm cho ông ta phải bối rối, và ông ta chẳng còn dám xúc phạm như trước đây nữa. Quí vị nên làm giống như người ném đá đời xưa hay làm. Nếu họ thấy một chiến binh đội mão trụ, họ sẽ nhặt hòn đá trước khi người kia tháo mão trụ ra. Cũng vậy, nếu quí vị thấy một có ấn tượng chút ít, và người ấy đang cởi mở trước sự thuyết phục, hãy làm điều chi quí vị có thể, khi Đức Chúa Trời cung ứng cơ hội cho quí vị; và nếu có bất kỳ người quen nào có mặt trong nhà của Đức Chúa Trời, nếu quí vị đã giục giã họ đến đó, và quí vị nghĩ phải làm chi đó mà quí vị không biết, hãy chú ý vào chỗ đó, có thể Đức Chúa Trời đã sử dụng chúng ta như một bà vú nuôi để nuôi dạy con cái của Ngài, hầu cho đứa nhỏ nầy sẽ lớn lên trong đức tin, và linh hồn mới quay trở lại đạo quá mới mẻ nầy sẽ được vững vàng và được gây dựng. Nhưng tôi muốn nói cho quí vị biết, phần nhiều quí vị là những Cơ đốc nhân đang làm ra một sự thiệt hại, bởi những điều quí vị nói khi quay trở về nhà. Có người từng nói khi mình còn trẻ, là đã nghe được một bài giảng từ một vị Mục sư, và cảm thấy ấn tượng sâu sắc nhiều về bài giảng đó. Hai hàng nước mắt lăn dài trên gò má, và người tự nghĩ trong lòng — "Tôi sẽ về nhà đặng cầu nguyện". Trên đường về nhà, người kết bạn với hai thuộc viên của nhà thờ. Một trong hai người đó nói: "Được thôi, ông nghĩ sao về bài giảng?” Người kia đáp: "Tôi không nghĩ ông ấy hoàn toàn đúng về điểm đó đâu". Người nọ nói: “Ừ, tôi nghĩ là ông ấy không có đề phòng gì hết”, hay đại loại như thế; rồi người nầy xé một phần bài giảng của vị Mục sư thành nhiều mãnh nhỏ, và người kia xé phần khác, cho tới khi, người tuổi trẻ nói: trước khi tôi đi thêm mấy bước nữa với họ, tôi đã quên hết mọi sự; và mọi thứ tốt lành mà tôi nghĩ mình đã nhận được dường như bị hai người nầy quét sạch, dường như họ sợ tôi nhận được bất kỳ một ơn phước nào vậy, vì họ đang xé toạc bài giảng đã đưa tôi đến chỗ phải quì gối xuống ra thành nhiều mãnh nhỏ. Chúng ta thường làm như vậy dường bao! Người ta sẽ nói: "Ông nghĩ sao về bài giảng đó?" Tôi thưa với họ tôi chẳng nghĩ gì hết, và nếu có một lỗi nào ở trong đó — và nếu như có đi nữa, tốt hơn là đừng nói ra, vì có người sẽ được lợi từ chỗ đó. Tôi tin rằng một bài giảng dường như phần lớn chẳng có gì hết nhưng cách nói càn từ đầu cho đến cuối có thể là phương tiện của sự cứu rỗi. Quí vị và tôi có thể có sự hiểu biết nhiều về Kinh Thánh, có thể chúng ta sẽ được soi sáng và được dạy dỗ nhiều hơn, có thể chúng ta nói: "Thôi mà, tôi không biết người ta nghe như thế nào ấy". Quí vị có thể nghĩ người ta không có khả năng để nghe bài giảng đó, nhưng họ đã được cứu; mà đấy là điều quí vị phải trông mong. Một vị Mục sư có đôi lúc làm cho quí vị phải bối rối, quí vị đã nói: "Tôi dám nói người nhơn đức hiểu bản thân mình, nhưng tôi không hiểu ông ấy". Thế mà ông ấy đã làm cho mọi người với sự chú ý của họ phải bối rối; và quí vị đã nhìn thấy nhiều linh hồn được đưa đến với Đức Chúa Trời dưới bài giảng, rồi vì cớ đó quí vị chẳng nói chi được hết. Quí vị buộc phải nói: "Thôi được, đây không phải là bài giảng dành cho tôi". Đừng phiền lòng như thế mà chi, đây là bài giảng cho một ai đó. Cách tốt nhứt cho quí vị không phải là đừng nghe người đó giảng nữa, mà cứ để cho ông ấy tiếp tục giảng; ông ấy sẽ khiến cho người ta làm điều lành cho xem, tôi dám nói như thế.
Tôi biết một cách thức nầy. Nếu quí vị đã nắm được lỗ tai của người ta, hoặc một phần lỗ tai của họ; nếu quí vị buộc họ thốt ra: "Tôi nghĩ tôi sẽ đến nghe nữa", đừng nói ra lời nào có thể khiến họ bỏ đi luôn; nhưng hãy hoạt động lên, hãy trở thành công cụ giải cứu linh hồn, khi quí vị nghe thấy các dấu hiệu nầy từ trên cao.
Và anh em tôi ơi, tôi nghĩ tôi phải kêu gọi quí vị phải quan tâm tới con cái của mình. Có những thời điểm trong lịch sử con cái yêu dấu của tôi, khi chúng dường như dễ cảm hơn bất cứ một thời điểm nào khác; tôi nài xin quí vị đừng để mất cơ hội. Ơn cứu rỗi thuộc về Đức Chúa Trời, từ đầu cho đến cuối; nhưng chính công việc của quí vị là phải sử dụng tất cả mọi phương tiện, giống như thể quí vị cứu lấy chúng vậy. Bây giờ có những thời điểm khi con trai của quí vị, gần như nó sống truỵ lạc và hoang đàng, từ toà giảng về tới nhà và có một loại trang trọng mà trước đây quí vị chẳng thấy có nơi nó. Khi quí vị thấy như thế, hãy nói với nó một lời. Đôi khi đứa con gái nhỏ của quí vị về tới nhà; nó đã nghe điều chi đó mà nó hiểu, điều chi đó dường như đã đánh mạnh vào tư tưởng của nó. Đừng cười nhạo nó, đừng xem thường phần khởi đầu nhỏ bé ấy. Ai có thể nói được? Có thể đó là "tiếng bước trên ngọn cây dâu". Đứa con trai của quí vị, đứa con trai 14 hay 15 tuổi, thường về tới nhà có gì đó rất sâu sắc, và có khi quí vị lại nghĩ: "Ồ, tôi không biết, cậu con trai giống như thể nó đã nghe thấy chuyện những người khác làm. Tôi nghĩ chắc phải là một việc tốt lành ở trong nó". Đừng bởi tính khắc khe của mình mà tra bàn tay khó chịu trên cái cây mềm mại đó; thí dụ, đừng nói với nó, nếu nó phạm một lỗi nhỏ: "Ba nghĩ có một việc gì đó tốt đẹp ở trong con, nhưng chẳng có một sự trung thành nào ở nơi con cả, hoặc giả con sẽ không làm điều đó". Đừng nói như thế, ngay lập tức sẽ có một sự chán nãn sau khi nghe câu nói đó. Hãy nhớ, nếu nó là một con cái của Đức Chúa Trời, nó cũng phạm sai lầm giống như các đứa trẻ khác mà thôi. Vì lẽ đó, đừng quá khắt khe hay nghiệt ngã với nó, nhưng nếu quí vị thấy phải nói ra nhẹ nhàng nhất với nó, thì hãy nói. Có "tiếng bước trên ngọn cây dâu". Có tiếng xào xạt nhẹ nhàng rồi đó, đừng phiền lòng, ấy là cơ hội của tôi; giờ đây tôi sẽ thành khẫn nhứt trước sự cứu rỗi của con cái tôi, và bây giờ tôi sẽ tìm cách dạy dỗ nó, nếu tôi có thể, đầy đủ hơn về đường lối của Đức Chúa Trời; tôi sẽ tìm cách tách riêng nó ra và trao đổi với nó. Cái cây mềm mại đó, nếu nó thuộc về Đức Chúa Trời, chắc chắn nó sẽ lớn lên; nhưng hãy cho phép tôi quan tâm tới công cụ để nuôi dưỡng nó, hãy để tôi tách riêng đứa con trai của tôi ra, rồi nói với nó: "Được thôi, con trai ta, con đã học được đôi điều về tội ác rồi phải không?" Và nếu nó đáp “có”, và tôi thấy nó có đôi chút hy vọng và đức tin, mặc dù đây là công việc ở ngoài mặt, đừng coi thường nó, nhưng hãy nhớ, tôi đã từng khoe về nó về tật láu lếu. Tôi không xem thường những đứa láu lếu, vì chúng không phải là không có lỗ tai; tôi không giết mấy con chiên con, vì chúng không phải là bầy chiên; vì bầy chiên của tôi ra từ đâu, nếu tôi giết hết mấy con chiên con? Tôi không xem thường vị thánh đồ yếu đuối nhất, vì tôi sẽ có được các thánh đồ tiến bộ nhứt từ chỗ nào, nếu tôi gạt kẻ yếu đuối ra khỏi giao ước, rồi nói cho họ biết họ không phải là con cái của Đức Chúa Trời? Không, tôi sẽ canh chừng biểu hiện nhỏ nhất, dấu hiệu nhỏ nhất một việc tốt lành nào đối cùng Giêhôva Đức Chúa Trời của Israel, và tôi sẽ cầu xin Đức Chúa Trời rằng các dấu hiệu nầy sẽ không phải là hão huyền, không giống như khói sẽ tan đi mất, cũng không giống như mây và sương móc buổi sáng, mà là dấu hiệu chắc chắn cho thấy ân điển đã bắt đầu, sau đó sẽ là ân điển thật trọn vẹn.
Và sau cùng, hỡi quí vị Cơ đốc nhân đừng ngăn trở nữa, khi xét tới cái tôi của quí vị có một lẽ thật quan trọng ở đây. Quí vị biết đấy, có những lúc khi quí vị nghe "tiếng bước trên ngọn cây dâu". Quí vị có một năng lực khác thường trong sự cầu nguyện; Thánh Linh của Đức Chúa Trời cung ứng cho quí vị niềm vui vẻ và sự lạc quan; Kinh Thánh đang rộng mở cho quí vị; nhiều lời hứa sẽ được ứng dụng cho; quí vị bước đi trong ánh sáng của mặt Đức Chúa Trời, và ngọn đèn của Ngài chiếu rạng trên đầu của quí vị; quí vị có sự tự do khác thường trong sự tin kính; có lẽ quí vị sẽ ít bước chân vào thế gian và gần gũi với mối tương giao cùng Đấng Christ hơn quí vị thường có trước đó. Bây giờ là thì thuận tiện; bây giờ, khi quí vị nghe "tiếng bước trên ngọn cây dâu". Bây giờ là thời điểm cho quí vị phải hoạt động lên; bây giờ là thì thuận tiện để bỏ đi bất cứ một thói tật nào đó, bây giờ vẫn còn là thời điểm trong đó Đức Thánh Linh đang ở cùng quí vị. Nhưng hãy trải rộng cánh buồm của quí vị ra đi; hãy nhớ câu mà quí vị hay hát —
"Tôi có thể trải rộng cánh buồm;Hỡi Chúa phần của Ngài là
thổi ra cơn gió mạnh tốt lành".
Phải biết chắc là quí vị đã trải cánh buồm ra. Đừng quên cơn gió mạnh đó, vì phải cần chuẩn bị để đón nó. Hãy tìm kiếm sự vùa giúp của Đức Chúa Trời, để quí vị nhờ Ngài mà thêm lên phần sốt sắng trong bổn phận, khi được nên mạnh mẽ trong đức tin; quí vị sẽ thường xuyên hơn trong sự cầu nguyện, khi quí vị có nhiều tự do hơn ở nơi ngôi; quí vị sẽ nên thánh hơn trong cách nói năng của mình, khi quí vị sống gần gũi hơn với Đấng Christ.
Mà nầy, có ai ở đây tối nay hay sáng nay, hoặc vào thời điểm khác, đã suy nghĩ: "Ồ, tôi sẽ được cứu!" Nếu quí vị có bất kỳ tư tưởng nào về ơn cứu ấy, bất kỳ ấn tượng quan trọng nào, tôi nguyện rằng Đức Thánh Linh sẽ vùa giúp cho quí vị biết nhìn vào ấn tượng đã được làm ra cho quí vị thấy giống như "tiếng bước trên ngọn cây dâu"; hầu cho quí vị sẽ biết hoạt động hẳn lên, và sốt sắng tìm kiếm Đức Chúa Trời càng hơn; nếu Đức Thánh Linh có thuyết phục quí vị theo bất kỳ cấp độ nào, nếu Ngài gây ấn tượng trên quí vị, nếu Ngài làm cho quí vị phải run sợ, nếu Ngài bảo quí vị về nhà mà cầu nguyện, ngay bây giờ, tôi nài xin quí vị, hãy sốt sắng về chính linh hồn mình; và nếu Đức Chúa Trời đã làm cho quí vị tỉnh thức thật là sâu sắc, hãy nhìn xem đấy như dấu hiệu của ân điển Ngài, rồi hãy nói: "bây giờ hoặc không bao giờ". Có thể đó là lượn sóng lớn giúp cho quí vị vượt qua chấn song đang nằm chắn ngang cửa biển kia. Có thể đây là cơn thuỷ triều, nó tạo ra nước lụt, dẫn lên tới thiên đàng. Ồ, nguyện Đức Chúa Trời vùa giúp quí vị nhận lấy ân điển ấy giữa cơn nước lụt, hầu cho quí vị sẽ vượt qua an toàn mọi rắc rối của mình, rồi cặp bến an toàn nơi bến cảng đức tin phước hạnh — bến cảng ấy được bảo hộ bởi sự chuộc tội của Đấng Christ, và bởi chấn song tình yêu thương đời đời. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho quí vị, vì cớ Chúa Jêsus! Amen.
***
“Và khi nào ngươi nghe tiếng bước trên ngọn cây dâu, bấy giờ hãy lật đật xông tới, vì chính trong lúc đó, Đức Giê-hô-va sẽ đi trước ngươi đặng hãm đánh đạo quân Phi-li-tin” (II Samuên 5.24).
David mới vừa đánh nhau với quân Philitin trong đồng trũng nầy, và đã kiếm được chiến thắng rất đáng kể, vậy nên ông đã nói: "Đức Giê-hô-va đã đánh vỡ các kẻ thù nghịch tôi khỏi trước mặt tôi khác nào nước chảy". Người Philitin đã tổ chức được nhiều đội quân lớn, và đã đem thần của họ đi theo, để giống như dân Israel, khi hòm giao ước của Đức Giêhôva được đem vào giữa họ, họ sẽ cảm thấy chắc chắc hoàn toàn về chiến thắng. Dù vậy, bởi sự trợ giúp của Đức Chúa Trời, David dễ dàng phá rối chúng, thiêu đốt thần tượng của chúng trong ngọn lửa, và đạt được chiến thắng thật huy hoàng. Tuy nhiên, hãy lưu ý, khi chúng đến lần thứ hai chống lại David, David đã không đi lên đặng đánh chúng mà không có cầu hỏi Đức Giêhôva. Ông đã từng đạt được chiến thắng; ông có thể nói, như nhiều người chúng ta đã nói, thực ra, trong những trường hợp khác — "Tôi lại sẽ thắng trận nữa; tôi dám chắc sẽ yên nghỉ trên sự ấy, là nếu tôi đã từng chiến thắng, tôi lại sẽ chiến thắng. Sao tôi lại phải tìm kiếm tay của Đức Giêhôva chứ?" David trong lúc nầy không phải như thế đâu. Ông đã kiếm được một chiến thắng nhờ vào sức của Đức Giêhôva; ông không dám mạo hiểm tham dự trận đánh khác, cho tới chừng ông được bảo đảm chiến thắng y như trước. Ông đã cầu hỏi: "Tôi sẽ đi lên nghịch cùng chúng chăng?" và khi ông được truyền cho biết ông không nên đấu địch cùng chúng, mà phải đóng trại để làm cho chúng phải ngạc nhiên ở một rừng dâu, ông không chần chừ một phút nào trước sự uỷ nhiệm của Đức Chúa Trời; và khi ông bị buộc phải chờ đợi cho tới chừng ông nghe thấy tiếng bước trên ngọn cây dâu trước khi ông xung trận, ông không được vội vàng vào trận ngay lập tức, nhưng ông đã chờ đợi cho tới chừng rừng dâu bắt đầu hát trên ngọn bởi gió lùa qua kẻ lá. Ông phải chờ đợi cho tới chừng dấu hiệu của Đức Chúa Trời đã được ban ra; ông nói: "Tôi sẽ không nhấc ngọn giáo hay bàn tay tôi lên cho tới chừng Đức Chúa Trời buộc tôi phải làm sự ấy, e rằng tôi phải xung trận theo ý muốn riêng của tôi, và mất đi mọi thứ mà tôi đã có được ".
Hỡi anh em yêu dấu của tôi, chúng ta nên học biết từ David, không nên bước đi mà chẳng có Đức Chúa Trời. Lần cuối cùng quí vị hành động, hay bước vào công việc làm ăn khác, hoặc thay đổi trạng huống của mình trong cuộc sống, quí vị đã cầu xin sự trợ giúp của Đức Chúa Trời, và đã làm theo sự trợ giúp đó, và quí vị đã được phước khi làm theo sự trợ giúp đó. Lên tới điểm nầy quí vị là một người sống thành công, quí vị luôn luôn tìm kiếm Đức Chúa Trời, nhưng đừng nghĩ rằng dòng chảy trợ giúp của Đức Chúa Trời nhất thiết phải chảy theo một dòng liên tục; hãy nhớ, ngày mai quí vị không tìm kiếm tư vấn của Đức Chúa Trời, mạo hiểm bước đi một bước mà quí vị sẽ tiếc nuối, cho tới khi quí vị ngã chết. Cho tới nay quí vị đã sống thật khôn khéo, sở dĩ như vậy là vì quí vị đã hết lòng tin cậy nơi Chúa, và chưa tiếp thu để có được sự hiểu biết cho riêng mình; quí vị phải nói giống như David: "Chúng ta hãy cầu hỏi Đức Giêhôva", và giống như Giôsaphát, ông đã nói với Aháp: "Ta sẽ không đi lên cho tới chừng nào ta đã cầu vấn Đức Giêhôva"; và ông không cầu hỏi các thầy tế lễ của Baanh, nhưng ông đã nói: "Ở đây còn có đấng tiên tri nào khác của Đức Giê-hô-va để chúng ta cầu vấn người ấy chăng?" Bây giờ, hãy cứ giữ theo y như thế: tôi nài xin quí vị, đừng bước đi trước trụ mây. Nếu Chúa trụ lại, hãy ở lại cho tới chừng Chúa đến, đừng đi trước trụ mây đó. Người tiếp tục công việc vặt của kẻ dại là người đi trước Đức Chúa Trời, nhưng người bước đi trong con đường phước hạnh là người nhìn thấy những dấu chơn của Đức Chúa Trời, và hãy đọc tấm bản đồ Kinh Thánh, rồi nhờ đó mà khám phá ra: "Đây là đường lối mà ta cần phải bước đi trên đó". Điều nầy có thể quy cho ai đó có mặt ở đây; tôi nghĩ tôi sẽ bắt đầu với sự ấy, vì có thể tôi biết một thanh niên nào đó ở đây vì khinh suất đã bước một bước rất nhất thời có thể gây hại cho người; tôi nài xin người ấy, nếu người ấy yêu mến Chúa — tôi không nói với ai khác trừ ra với người nào đang là Cơ đốc nhân, — tôi nài xin người đừng mạo hiểm cho tới khi nào người đã tìm được mưu luận của Đức Chúa Trời, và trừ phi người có một sự tin quyết mình đang làm việc ấy không những vì ưu thế của riêng mình, mà còn giúp cho người trong sự phục vụ Đức Chúa Trời mình tốt hơn. Trừ phi người dám chắc đang có sự tán thưởng của Đức Chúa Trời về những bước chân của mình — bởi lỗi lầm mà nhiều người đã phạm phải, bởi việc ác mà người sẽ tự mình làm nếu người không người chịu nghe theo tôi, — cho phép tôi nài xin người nên dừng tay lại, và đừng dỡ chơn lên một nửa bước, hay nhấc chân người lên, cho tới chừng người đã tìm kiếm Đức Chúa Trời, và đã có câu trả lời: "Hãy đi lên nghịch lại chúng".
Thế là tôi đã giới thiệu xong phần câu gốc: nhưng giờ đây tôi muốn đề cập tới câu gốc theo một chiều hướng khác. David chưa xung trận, cho tới chừng ông đã nghe thấy âm thanh xào xạt trên hàng tấn cây dâu. Có lẽ, đã có một sự yên tĩnh; và mạng lịnh của Đức Chúa Trời cho David là: "Ngươi khoan đã xung trận, cho tới chừng nào ngọn gió khởi sự xào xạt qua ngọn của những cây dâu"; hay như các rabi nói, và đây là câu nói dí dỏm nếu đó là thực, tiếng bước chân của thiên sứ đang đi dọc theo ngọn của những cây dâu khiến cho chúng phải xào xạt; đó là dấu cho họ xung trận, khi chêrubin của Đức Chúa Trời cùng đi với họ, khi họ ngự đến, họ có thể đi trên những đám mây và bay trên khoảng không, được lãnh đạo bởi chính vị Quan Tướng tài ba, đi dọc theo ngọn cây dâu, và vì thế tạo ra một sự xào xạt do bước chân thiên thượng của họ. Sự ấy thực làm sao, tôi không thể nói được; cái điều tôi chú ý LÀ đây — ấy là có những dấu hiệu nhất định là những biểu thị cho chúng ta thấy những bổn phận nhất định. Tôi sẽ dùng câu Kinh Thánh theo cách nầy. Thứ nhứt, có những bổn phận đặc biệt nhất định, không phải là những bổn phận cho mọi người, mà chỉ cho một số người thôi. Nếu chúng ta muốn biết chúng ta có thực hiện được các bổn phận nầy hay không, chúng ta phải tìm kiếm những dấu hiệu có liên quan tới chúng, đừng bước ra nắm lấy một bổn phận mà chúng ta không được kêu gọi, trừ phi chúng ta có được một dấu hiệu, ngay cả như David đã nhận được tiếng xào xạt giữa những kẽ lá cây dâu. Và tôi sẽ sử dụng câu nầy, trong chỗ thứ hai, có những bổn phận nhất định rất thông thường cho hết thảy mọi người chúng ta; nhưng khi chúng ta nhìn thấy một dấu lạ nào đó về Thánh Linh của Đức Chúa Trời đương vận hành, hay một vài dấu lạ khác, có những thời kỳ khi chúng ta cần phải ở yên hơn là năng động, và sốt sắng nhất trong sự phục vụ cho Chúa chúng ta.
I. Thứ nhứt, là nhắm tới CÁC BỔN PHẬN ĐẶC BIỆT. Tôi sẽ tự hạn chế, tôi nghĩ tới một bổn phận. Chức vụ truyền giáo là một bổn phận rất đặc biệt. Tôi không tin, như một số người tin, rằng công việc của mỗi người trong chúng ta là phải rao giảng; tôi tin đây là công việc rất quan trọng, có nhiều người giảng đạo phải cầm giữ lưỡi của họ. Tôi nghĩ rằng nếu họ đã chờ đợi cho tới khi Đức Chúa Trời sai phái họ, họ đã có mặt ở nhà lúc bây giờ; và sẽ có một số người không phù hợp với việc giữ cửa, thế mà họ lại nghĩ rằng nếu họ từng bước lên bục giảng, họ sẽ lôi cuốn một đoàn dân đông. Họ xem giảng đạo là một việc dễ dàng nhất trên cả thế gian, và đang khi họ không có khả năng nói được ba câu cho chính xác, và chẳng có một sự dạy nào đến từ trên cao, và chẳng hề thích ứng với toà giảng, vì cớ tiếng tăm hay thù lao, họ đã nhào đại vào chức vụ. Có hàng trăm người nắm chức vụ lại đói kém vì thiếu bánh và hoàn toàn không thành công, và tôi tin một số người trong họ nên làm điều tốt nhứt mà họ có thể làm là mở một cửa hàng thực phẩm. Họ sẽ hầu việc Đức Chúa Trời và phục vụ Hội Thánh nhiều hơn nếu họ nắm lấy một chức vụ, và rao giảng ngay bây giờ và khi ấy họ có thì giờ để nghiên cứu, hoặc giả không nắm lấy chức vụ đó, rồi để cho ai đó đến và rao giảng cho dân sự, là người có tài rao giảng cho người ta nghe. Vì than ôi, than ôi, một nhà truyền đạo mà chẳng có gì để nói, không những là làm chẳng được gì, mà còn gây tổn hại thêm. Ông ta sẽ làm cho người ta đâm chán với danh xưng của một chốn thờ phượng; và họ chỉ xem đấy là một loại nhà kho, ở đó họ phải ngồi cả giờ đồng hồ với hai bàn chân cứng ngắc của họ, im lặng lắng nghe một người nói năng chẳng ra cái gì cả, vì người không có gì để nói hết. Tôi đâu có khuyên hết thảy quí vị phải trở thành những nhà truyền đạo. Tôi không tin Đức Chúa Trời có ý đồ là quí vị sẽ trở thành nhà truyền đạo. Nếu Đức Chúa Trời có ý định thì hết thảy dân sự của Ngài sẽ trở thành nhà truyền đạo, tôi rất đỗi ngạc nhiên thể nào trong sự khôn ngoan của Ngài, Ngài đã tìm gặp họ trong hết thảy các hội chúng; bởi vì những nhà truyền đạo có mặt ở nơi có nhiều người nghe! Không, tôi tin chức vụ truyền đạo, dù không giống với chức vụ của thầy tế lễ, như với bất kỳ một tính cách thiêng liêng đặc biệt nào, hoặc bất kỳ quyền năng đặc biệt nào mà chúng ta đương có, song lại giống với thầy tế lễ ở điểm nầy — rằng chẳng có ai nắm lấy chức vụ đó cho bản thân mình cả, người ấy được gọi là "đây là Arôn”. Không ai có quyền hạn gì để phát biểu trước hội chúng về các vụ việc thuộc linh, trừ phi người ấy tin rằng Đức Chúa Trời đã ban cho người một ơn kêu gọi đặc biệt vào công việc, và trừ phi người cũng có thì giờ thích ứng để nhận lãnh những con dấu nhất định xác nhận chức vụ của mình là chức vụ của Đức Chúa Trời. Mục sư được tấn phong hợp pháp được tấn phong không phải bởi sự đặt tay của Giám mục hay Mục sư cao niên, mà bởi chính Thánh Linh của Đức Chúa Trời, ở đó quyền phép của Đức Chúa Trời được truyền đạt để chăm lo việc giảng đạo.
Sẽ có một số người ở đây nói: "Làm sao tôi biết mình được kêu gọi để giảng đạo hay không?" Hỡi anh em của tôi ơi, quí vị sẽ thấy vấn đề ngay thôi, tôi dám nói như thế; và nếu quí vị có ao ước chơn thật muốn biết khi nào quí vị đương ở trong con đường bổn phận khi ra sức giảng đạo, tôi khuyên quí vị làm theo như David đã làm. Ông để ý tiếng xào xạt trên lá cây dâu. Và tôi muốn quí vị nên để ý tới các dấu hiệu nhất định. Quí vị có muốn biết mình có thể giảng đạo hay không chăng? Hãy tự hỏi mình câu nầy: "Tôi có thể cầu nguyện không? Khi tôi đến dự buổi nhóm cầu nguyện, tôi có khả năng sắp xếp lời lẽ của mình và có phải Đức Chúa Trời vùa giúp tôi trong việc nầy không?" Thêm nữa: "Khi ấy tôi sẽ đi dự và cố gắng, thí dụ, tôi sẽ rao giảng trên đường phố". Giả sử chẳng có ai nghe tôi nói, giả sử tôi ra đi và lấy một căn phòng, hoặc tới một giảng đường, và chẳng có ai đến để nghe, được thôi, chẳng có tiếng xào xạt giữa vòng những cây dâu rồi đấy; tốt hơn là tôi nên dừng lại. Giả sử tôi đi với vợ con tôi, rồi lấy ra một câu gốc, rồi rao giảng một chút ít cho họ nghe và đối với những người lân cận, giả sử thôi, sau khi tôi đã giảng cho họ nghe, tôi cảm thấy rằng họ có thể giảng còn hay hơn cả tôi, chẳng có một tiếng xào xạt nào trên ngọn cây dâu cả, tốt hơn là tôi nên rút lui. Và giả sử nếu, sau khi đã rao giảng, tôi nghe nói chẳng có ai chịu đến với Đấng Christ hết, chẳng có tiếng xào xạt nào giữa vòng những cây dâu, tôi nghĩ việc tốt nhứt tôi có thể làm là, để cho ai đó lo liệu công việc, vì giả sử tôi không được kêu gọi vào chức vụ nầy, quả đây là một việc đáng sợ cho tôi khi chiếm lấy chỗ của người thức canh, mà không lãnh hội sứ mệnh của người canh. Người nào khoác lên mình là một cảnh sát viên, người ấy ra đi làm công việc bắt bớ người khác, mà không nhận lãnh một sứ mệnh, người ấy đã ở trong mối nguy hiểm tự làm hại mình, vì là một kẻ dối gạt. Và đúng như vậy đấy, nếu tôi không được kêu gọi vào chức vụ, và chẳng có một con dấu nào về chức vụ đó, tốt hơn là tôi không đụng đến chức vụ ấy, e rằng tôi ra đi mà không có sứ mệnh của Đức Chúa Trời, vì Ngài sẽ chẳng đáp lời cho mục tiêu của tôi, tôi đã bắt đầu mà chẳng có sự sai phái của Ngài; vì nếu Ngài không sai phái tôi, ắt tôi sẽ làm cho mục đích của mình phải sụp đổ hết, mà chẳng được gì. Tôi không thắc mắc quí vị có được tập huấn hay được học hỏi nhiều hay không!?! Tôi không cần phải thắc mắc quí vị mà chi; vì bản thân tôi không màng chi tới chuyện đó. Nhưng tôi muốn hỏi quí vị vài câu như thế nầy: Có phải quí vị đã cố gắng phát biểu trong lớp Trường Chúa Nhật không? Có phải quí vị đã kiếm được sự chú ý của các em thiếu nhi không!?! Sau khi cố gắng nói năng trước một ít người, khi họ đã nhóm lại với nhau, có phải quí vị thấy họ sẽ lắng nghe sau khi quí vị rao giảng không!?! Quí vị có bằng chứng và dấu hiệu nào dẫn quí vị tới chỗ tin rằng linh hồn được phước theo sự rao giảng của quí vị không!?! Có phải vị thánh đồ nào của Đức Chúa Trời, họ có tâm tình rất thuộc linh, đến nói cho quí vị biết rằng linh hồn của họ đã được no nê qua bài giảng của quí vị không? Có phải quí vị nghe nói một tội nhân nào đó bị thuyết phục về tội lỗi không!?! Quí vị có lý do nào để tin rằng quí vị có một linh hồn được biến đổi theo sự rao giảng của quí vị không? Nếu không, nếu quí vị nhận lấy lời khuyên của ai đó về điều chi là tốt đẹp — và tôi tin đấy là lời khuyên mà Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã nhờ tôi chuyển đến cho quí vị đấy — tốt hơn quí vị nên thôi đi. Quí vị sẽ là một giáo viên lớp Trường Chúa Nhật đáng kính, quí vị sẽ làm tốt với nhiều phương thức khác nhau; nhưng trừ phi quí vị nhìn biết những việc nầy, trừ phi quí vị có các bằng chứng nầy, quí vị sẽ nói quí vị đã được kêu gọi và cứ thế; tôi không tin như vậy đâu. Nếu quí vị được kêu gọi để giảng đạo, thì sẽ có một số bằng chứng và dấu hiệu về sự kêu gọi đó. Tôi nhớ, cách đây hai năm, có người viết thư cho tôi, nói cho tôi biết rằng tấm lòng ông ta nhận biết và Thánh Linh Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó ra cho ông ta, rằng tôi nên để cho ông ra rao giảng tại giảng đường nầy. Được thôi, tôi đã viết cho ông ta, và bảo ông ta đấy là khải thị có một chiều mà thôi, và không bao lâu khi Đức Chúa Trời tỏ ra cho tôi thấy là tôi nên để cho ông ta rao giảng ở đây, khi ấy ông ta sẽ rao giảng; nhưng rồi tôi chẳng nhìn thấy khải thị đó là một khải thị đúng đắn. Tại sao nó được tỏ ra cho ông ta mà không tỏ ra cho tôi thấy chứ? Tôi chẳng nghe nói nhiều về ông ta, và tôi cũng không thấy nó được tỏ ra cho tôi nữa; vì thế tôi không để cho ông ta xuất hiện ở chỗ nầy. Tôi nói ra chuyện nầy là vì, vì đối với quí vị khải thị nầy chẳng là gì hết, có một số lớn thanh niên ở đây họ đang giảng đạo đấy. Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì cớ họ — vì bất kỳ ai cũng có khả năng rao giảng hết. Nhưng tôi cảm tạ Đức Chúa Trời khi chặn đứng những kẻ không thể rao giảng, vì nếu họ ra đi để giảng đạo mà không có khả năng, và Đức Chúa Trời không sai phái họ, họ sẽ tự mình làm ra ngu dại, dù quí vị không lấy làm ngạc nhiên, vì họ chưa sẵn sàng; nhưng họ sẽ làm cho tin lành bị xem thường. Nếu họ tuyên bố rao giảng mà không có sự kêu gọi từ Thánh Linh của Đức Chúa Trời, khi họ bắt đầu nói, họ sẽ đem lại nhiều căm phẫn về thập tự giá bởi lối bào chữa không hay về thập tự giá, tốt hơn là họ nên để yên vấn đề đó. Nào, bây giờ hãy cẩn thận đấy nhé. Tôi không muốn làm cho ai phải nãn lòng; tôi sẽ nói với từng thanh niên nào có khả năng, và tin người ấy đã được Đức Chúa Trời kêu gọi, và người nào thực sự được phước: "Tôi giúp quí vị được tới đâu tôi sẽ giúp, tôi sẽ làm hết mức khi giúp quí vị, nếu quí vị cần sự giúp đỡ của tôi, và tôi cầu xin Đức Chúa Trời toàn năng ban phước cho quí vị, và khiến cho quí vị ngày càng hữu dụng hơn; vì Hội Thánh cần nhiều Mục sư và giáo sĩ lắm". Nhưng nếu không có linh hồn nào được biến đổi khi quí vị rao giảng, nếu quí vị chưa đủ tư cách để rao giảng, quí vị sẽ cần tới những lời cầu thay sốt sắng nhất của tôi cho quí vị để Đức Chúa Trời có thể khiến cho quí vị được hanh thông hơn — và tôi sẽ cầu thay cho quí vị theo cách nầy, rằng Đức Chúa Trời sẽ khiến cho quí vị được ơn nhiều hơn bằng cách khiến cho quí vị biết cầm giữ lưỡi của mình. Tôi đã chờ đợi cho tới chừng tôi nghe được tiếng xào xạt trên ngọn cây dâu, bằng không tôi chưa được kêu gọi và chưa được sai phái. David đã chờ đợi; ông không xung trận cho tới chừng ông nghe thấy dấu hiệu từ trên cao, đó là dấu hiệu dành cho trận mạc, và là dấu bắt đầu cuộc chinh chiến.
II. Nhưng giờ đây, hỡi anh em yêu dấu của tôi ơi, tôi bước qua một việc càng thực tế hơn cho phần nhiều người trong quí vị; quí vị nào chưa xưng mình được kêu gọi đi giảng đạo; CÓ NHỮNG BỔN PHẬN NHẤT ĐỊNH THUỘC VỀ HẾT THẢY CÁC CƠ ĐỐC NHÂN, CÁC BỔN PHẬN ẤY RẤT THỰC TẾ Ở NHỮNG THỜI ĐIỀM ĐẶC BIỆT. Trước tiên, về Hội Thánh Cơ đốc có tầm cỡ rộng lớn. Toàn bộ Hội Thánh Cơ đốc phải là Hội Thánh của sự cầu nguyện, luôn luôn tìm kiếm sự xức dầu từ nơi Đấng Thánh đáp đậu trên tấm lòng của họ, để Nước của Đấng Christ mau đến và ý chỉ của Ngài được nên ở đất như ở trời; thế nhưng có những lúc khi Đức Chúa Trời dường như làm ơn cho Siôn, khi có nhiều phong trào lớn được thực thi trong Hội Thánh, khi những cơn phấn hưng được khởi sự, khi có nhiều người được dấy lên, họ là những người được Đức Chúa Trời chúc phước cho; đối với quí vị những điều đó giống như "tiếng bước trên ngọn cây dâu" vậy. Khi ấy chúng ta nên cầu nguyện gấp đôi, sốt sắng gấp bằng hai, phấn đấu thêm ở nơi ngôi, nhiều hơn chúng ta đã làm trước đây. Tôi nghĩ đây đúng là lúc đòi hỏi những lời cầu nguyện phi thường và đặc biệt của quí vị. Tôi ngửa trông phong trào lớn lao đó trong Hội Thánh Anh quốc, sự rao giảng vào các buổi tối Chúa nhựt tại Giảng đường Exeter, như một dấu hiệu của tiếng xào xạt, một loại "tiếng bước trên ngọn cây dâu". Hỡi anh em yêu dấu của tôi ơi, tôi sẽ coi thường người nào có tánh đố kỵ nhất thời, mặc dù cả ngàn chỗ ngồi sẽ đầy ắp người ngồi ra cho tới cửa nhà thờ; tôi sẽ kêu xin ơn thương xót của Đức Chúa Trời cho người đó, có thể người là một tội phạm ghê gớm chống lại loài người và chống lại linh hồn của con người, như tôi muốn rằng tánh đố kỵ ấy đừng cơi rộng ra. Tôi hết lòng cầu nguyện xin Đức Chúa Trời chúc phước cho nó, và tôi khuyên quí vị ngay bây giờ, hãy nhắm về một hướng đúng đắn, giờ đây một số vị Mục sư đã thức tỉnh hơn trước đây, giờ đây sự giảng đạo được xem trọng hơn, giờ đây có một thái độ lắng nghe rất đúng đắn giữa vòng dân sự, giờ đây tôi nài xin quí vị, hãy dâng lên lời cầu nguyện khẫn thiết nhất. Hãy cầu nguyện như David đã truyền bảo phải cầu nguyện — hãy chỗi dậy và hoạt động lên, không phải với thái độ đố kỵ, không phải với tinh thần tranh cạnh; đừng tự mình khuấy động, e rằng Hội Thánh Anh quốc sẽ đấu tranh với các tín hữu ở hệ phái khác. Không, anh em ơi, chúng ta mỗi người hãy tự mình hoạt động hầu cho chúng ta có thể tranh chiến với ma quỉ. Chúng ta mỗi người phải sốt sắng lên, và chúng ta mỗi người khi chúng ta nhìn thấy một phong trào trong bất cứ ban ngành nào của Hội Thánh, hãy nắm lấy bàn tay của những nhân sự trung tín, và cầu xin Đức Chúa Trời rằng nếu họ không phải là hạng người trung tín, họ có thể hầu việc cách phải lẽ, hầu cho họ có thể được phước. Tôi nghĩ Hội Thánh của Đấng Christ đã sống tới một thời kỳ thật vinh hiển. Thực sự tôi nghĩ tới cái ngày mà chúng ta đã sống trong lúc bây giờ, là một ngày mà ánh mắt của dân sự Đức Chúa Trời đều lộ vẻ vui sướng. Cho tới bây giờ, như tôi đã sống một thời gian qua, trong một bối cảnh chẳng sáng sủa lắm về những người đến thờ phượng trong Hội Thánh, dường như tôi nghĩ mình hiện sống trong một kỹ nguyên hạnh phúc. Thậm chí chính Whitfield thánh khiết kia chưa hề dấy lên một cuộc phấn hưng tôn giáo y như Đức Chúa Trời đẹp lòng ban cho trong lúc bây giờ, không phải bởi sự rao giảng ông đã khuấy động một đội ngũ quí Mục sư và giáo sĩ phải bước ra mà giảng đạo cho người khốn khó. Đức Chúa Trời đã đẹp lòng tỉnh thức các Hội Thánh xa và gần. Tôi đã nghe thấy tiếng ồn trên ngọn cây dâu. Tôi nghe nói về lẽ đạo ân điển ở khắp mọi nơi được giảng ra nhiều nhất, và sự rao giảng Tin lành càng sốt sắng nhứt, nhiều năng lực hơn, và đầy dẫy Đức Thánh Linh hơn. Chúng ta đã nhìn thấy ở giữa vòng chúng ta có người được kêu gọi từ Hội Thánh đi ra, Đức Chúa Trời đã chúc phước cho người trong việc rao giảng Ngôi Lời. Ở nhiều nơi nhiều chỗ, đặc biệt tôi muốn nói tới Hội Thánh Anh quốc trong lúc nầy, đang có "tiếng bước trên ngọn cây dâu". Bây giờ, anh em của tôi ơi, là lúc cho chúng ta hãy hoạt động lên. Ồ, chúng ta hãy kêu xin với Đức Chúa Trời càng sốt sắng hơn nữa; hãy khiến cho các buổi nhóm cầu nguyện của chúng ta được đầy dẫy với số người có nhiều lời thỉnh cầu hơn, nguyện bàn thờ riêng của chúng ta thường thường được nóng cháy hơn, khiến cho khói cầu nguyện bay cao lên, và nguyện phòng riêng của chúng ta liên tục bị phủ lút bởi nhiều sự cầu thay. Hãy hoạt động lên đi: đang khi có "tiếng bước trên ngọn cây dâu".
Đấy là về Hội Thánh lớn; cũng một lẽ thật đó cho bất kỳ một hội chúng đặc biệt nào. Vào ngày Chúa nhựt, vị Mục sư đã rao giảng với một sự xức dầu thật long trọng; Đức Chúa Trời đã mặc cho người bằng quyền phép, dường như người giống như Giăng Báptít ở trong đồng vắng, đang kêu la: "Các ngươi hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần". Ông đã nói với thái độ sốt sắng nhất của một người sắp sửa chết; ông đã nói đến nỗi dân chúng đã run rẩy, một sự rung động mà mắt thường nhìn thấy được đã trải qua khán thính giả. Từng ánh mắt như đứng yên lại, và những giọt nước mắt dường như làm cho mỗi gò má kia phải ướt đẫm. Những người nam người nữ chỗi dậy từ bài giảng, họ nói: "Chắc thật Đức Chúa Trời đã có mặt ở nơi đây, và chúng ta cảm thấy sự hiện diện của Ngài". Một Cơ đốc nhân đáng phải nói như thế, khi người bước ra khỏi nhà của Đức Chúa Trời, có phải không? Người đáng phải nói: "Tôi đã nghe thấy tiếng bước trên ngọn cây dâu ngày hôm nay". Tôi đã nhìn thấy dân sự sốt sắng hẳn lên; tôi đã thấy vị Mục sư rao giảng cách mạnh mẽ, Đức Chúa Trời đã chạm đến môi miệng của ông với viên than sống lấy ra từ bàn thờ. Tôi đã nhìn thấy nước mắt long lanh trên từng ánh mắt; tôi đã nhìn thấy nhiều người vô ý tứ giờ đây biết chú ý nhiều hơn. Có một số thanh niên trông giống như thể họ lấy làm cảm kích lắm, nét mặt của họ dường như tỏ ra rằng đã có một việc gì đó đang tác động. Bây giờ, tôi sẽ nói gì nữa đây? Việc đầu tiên tôi sẽ nói là, tôi sẽ hoạt động lên. Nhưng tôi sẽ hoạt động như thế nào đây? Tại sao, tôi sẽ đi về nhà hôm nay, và tôi sẽ phấn đấu trong sự cầu nguyện khẫn thiết hơn tôi từng cầu nguyện trước đây, xin Đức Chúa Trời chúc phước cho vị Mục sư, và thêm người vào trong Hội Thánh. Được thôi, còn gì nữa không? Tôi sẽ ngồi ở đâu? Phải chăng có một thiếu nữ ngồi trong hàng ghế của tôi trông rất ấn tượng lắm? Khi tôi đến nhà thờ tối nay, tôi muốn nhìn thấy nàng; tôi đã nghe "tiếng bước trên ngọn cây dâu", và tôi sẽ hoạt động lên; và nếu tôi thấy nàng ngồi ở đó, tôi sẽ nói một lời với nàng, hay, nói nhiều hơn nữa, nếu tôi nghe bài giảng khác giống như thế, và tôi nhìn thấy bất kỳ ai trông có vẻ ấn tượng, tôi sẽ cố gắng tìm gặp họ; vì tôi biết rằng hai lời nói từ một cá nhân thì tốt hơn năm mươi lời ra từ một vị Mục sư. Vậy nên, nếu tôi nhìn thấy một thanh niên rất ấn tượng, tôi sẽ đá lông nheo với anh ta rồi nói: "Dường như anh rất thích bài giảng nầy lắm!" "Đúng đấy, tôi rất thích bài giảng nầy". "Và có phải anh vốn ưa thích những vụ việc thuộc linh?" Ai có thể nói được? Có thể tôi là người đã tạo ra phương tiện cho sự trò chuyện của anh ta. Ở tất cả mọi trạng huống, tôi sẽ có sự yên ủi ngọt ngào nầy khi đi ngủ, tôi đã nghe thấy "tiếng bước trên ngọn cây dâu", không bao lâu sau khi tôi đã nghe thấy tiếng ấy, tôi hoạt động hẳn lên giống như tôi đã hầu việc Đức Chúa Trời vậy, rồi trở thành công cụ đưa dắt nhiều linh hồn tránh xa địa ngục. Nhưng, than ôi! Anh em yêu dấu của tôi ơi, phần lớn hột giống chúng ta gieo ra dường như bị hư mất vì thiếu nước. Một bài giảng có ấn tượng nhiều khi mất đi phần lớn sức mạnh của nó, vì chẳng ai giảng như đáng phải giảng. Mọi mục đích của Đức Chúa Trời, tôi biết, đã được nhậm, Lời của Ngài không trở về cách luống nhưng; tôi vẫn còn nghĩ đôi lúc chúng ta đã tự hỏi lòng, chúng ta có quá lề mề, quá trễ nãi không phó mình vào những thời điểm thích đáng, khi quyền phép của Đức Thánh Linh đang ngự giữa vòng chúng ta, và khi chúng ta đã nhìn thấy đấy là một dấu hiệu để chúng ta bước vào sự hầu việc Chúa chúng ta cách tích cực hơn!?!
Tôi cũng nói y như thế trong bất kỳ tình trạng bịnh hoạn nào, dù có dịch lệ hay dịch tả, hoặc sự chết thình lình. Có những lúc khi dịch tả đang gầm rống qua các đường phố của chúng ta, dân chúng hết thảy đều đang kinh hãi, họ rất sợ chết; hãy đánh dấu đi, đấy là "tiếng bước trên ngọn cây dâu". Hoạt động lên, là công việc của quí vị và tôi, khi người ta bởi bất cứ lý do gì phải nghĩ suy như thế, khi Đức Chúa Trời đang bước đi ngang qua đất, Ngài đánh hạ hết người nầy đến người khác, và giữa vòng dân sự hết thảy đều đang rón rén về sự cuối cùng sắp xảy tới; khi ngọn lửa báo động đã nhóm lên, khi cái chết thình lình đã xuất hiện, trên đường phố, hay trong toà án, hoặc ở trong nhà, chính công việc của Cơ đốc nhân là phải nắm bắt cơ hội, rồi tận dụng cơ hội ấy cho Thầy của mình. "Bây giờ" người Thanh giáo nói, trong nạn dịch lớn ở Luân đôn, khi các vị linh mục chăn thuê đã bỏ trốn ra khỏi nhà thờ của mình — "bây giờ là lúc phải giảng đạo rồi". Và trong thời điểm kinh khủng ấy, khi những chiếc xe bò chở đầy với người chết, trải qua các đường phố được phủ đầy cỏ, những tín đồ Thanh giáo có tấm lòng mạnh mẽ nầy đã chiếm lấy toà giảng, rồi dạn dĩ rao giảng Lời của Đức Chúa Trời. Anh em ơi, đấy là điều chúng ta nên làm bất cứ lúc nào chúng ta thấy có một thời điểm thích ứng để nói cho hạng tội nhân biết về cơn thạnh nộ hầu đến. Chúng ta hãy nắm bắt thời điểm đó, giống như một nhà buôn đang tìm kiếm ở mỗi góc chợ vậy, vì món nầy sẽ tăng giá, món kia sẽ giảm giá; giống như nhà nông tìm kiếm thời điểm tốt để gieo hay gặt. Chúng ta hãy tìm kiếm các thời điểm tốt nhứt để tìm cách mà làm lành. Chúng ta hãy cày cho thật sâu trong khi những kẻ biếng nhác đang nằm ngủ, và chúng ta hãy lao động nhiều như có thể được trong vụ mùa tốt đẹp nhất, phải dỡ đất trong khi mặt trời còn chiếu sáng, và hãy hầu việc Đức Chúa Trời chúng ta khi chúng ta nghe thấy "tiếng bước trên ngọn cây dâu".
Còn bây giờ hãy cho phép tôi quay lại với tư tưởng mà tôi đã trình bày cho quí vị. Hãy giữ chính ý tưởng đó khi nhắm tới từng cá nhân mà quí vị gặp gỡ với. Nếu quí vị có một người hàng xóm hay say xỉn; ít khi quí vị nói một lời với người ấy. Vợ ông ta thì hay đau yếu; bà ta ngã bịnh và hòng chết, người hàng xóm đáng thương, lúc nầy ông ta biết điều độ hơn. Dường như ông ta có chút ít ấn tượng rồi đấy; ông ta đang lo lắng cho vợ của mình, và lo lắng về bản thân mình. Bây giờ là thì thuận tiện của quí vị đây; bây giờ là để nói tốt đây; hãy nói đi, bây giờ là cơ hội của quí vị đấy. Có một người hay thề rủa lắm, nhưng dường như có điều chi đó ghê khiếp lắm làm cho ông ta phải bối rối, và ông ta chẳng còn dám xúc phạm như trước đây nữa. Quí vị nên làm giống như người ném đá đời xưa hay làm. Nếu họ thấy một chiến binh đội mão trụ, họ sẽ nhặt hòn đá trước khi người kia tháo mão trụ ra. Cũng vậy, nếu quí vị thấy một có ấn tượng chút ít, và người ấy đang cởi mở trước sự thuyết phục, hãy làm điều chi quí vị có thể, khi Đức Chúa Trời cung ứng cơ hội cho quí vị; và nếu có bất kỳ người quen nào có mặt trong nhà của Đức Chúa Trời, nếu quí vị đã giục giã họ đến đó, và quí vị nghĩ phải làm chi đó mà quí vị không biết, hãy chú ý vào chỗ đó, có thể Đức Chúa Trời đã sử dụng chúng ta như một bà vú nuôi để nuôi dạy con cái của Ngài, hầu cho đứa nhỏ nầy sẽ lớn lên trong đức tin, và linh hồn mới quay trở lại đạo quá mới mẻ nầy sẽ được vững vàng và được gây dựng. Nhưng tôi muốn nói cho quí vị biết, phần nhiều quí vị là những Cơ đốc nhân đang làm ra một sự thiệt hại, bởi những điều quí vị nói khi quay trở về nhà. Có người từng nói khi mình còn trẻ, là đã nghe được một bài giảng từ một vị Mục sư, và cảm thấy ấn tượng sâu sắc nhiều về bài giảng đó. Hai hàng nước mắt lăn dài trên gò má, và người tự nghĩ trong lòng — "Tôi sẽ về nhà đặng cầu nguyện". Trên đường về nhà, người kết bạn với hai thuộc viên của nhà thờ. Một trong hai người đó nói: "Được thôi, ông nghĩ sao về bài giảng?” Người kia đáp: "Tôi không nghĩ ông ấy hoàn toàn đúng về điểm đó đâu". Người nọ nói: “Ừ, tôi nghĩ là ông ấy không có đề phòng gì hết”, hay đại loại như thế; rồi người nầy xé một phần bài giảng của vị Mục sư thành nhiều mãnh nhỏ, và người kia xé phần khác, cho tới khi, người tuổi trẻ nói: trước khi tôi đi thêm mấy bước nữa với họ, tôi đã quên hết mọi sự; và mọi thứ tốt lành mà tôi nghĩ mình đã nhận được dường như bị hai người nầy quét sạch, dường như họ sợ tôi nhận được bất kỳ một ơn phước nào vậy, vì họ đang xé toạc bài giảng đã đưa tôi đến chỗ phải quì gối xuống ra thành nhiều mãnh nhỏ. Chúng ta thường làm như vậy dường bao! Người ta sẽ nói: "Ông nghĩ sao về bài giảng đó?" Tôi thưa với họ tôi chẳng nghĩ gì hết, và nếu có một lỗi nào ở trong đó — và nếu như có đi nữa, tốt hơn là đừng nói ra, vì có người sẽ được lợi từ chỗ đó. Tôi tin rằng một bài giảng dường như phần lớn chẳng có gì hết nhưng cách nói càn từ đầu cho đến cuối có thể là phương tiện của sự cứu rỗi. Quí vị và tôi có thể có sự hiểu biết nhiều về Kinh Thánh, có thể chúng ta sẽ được soi sáng và được dạy dỗ nhiều hơn, có thể chúng ta nói: "Thôi mà, tôi không biết người ta nghe như thế nào ấy". Quí vị có thể nghĩ người ta không có khả năng để nghe bài giảng đó, nhưng họ đã được cứu; mà đấy là điều quí vị phải trông mong. Một vị Mục sư có đôi lúc làm cho quí vị phải bối rối, quí vị đã nói: "Tôi dám nói người nhơn đức hiểu bản thân mình, nhưng tôi không hiểu ông ấy". Thế mà ông ấy đã làm cho mọi người với sự chú ý của họ phải bối rối; và quí vị đã nhìn thấy nhiều linh hồn được đưa đến với Đức Chúa Trời dưới bài giảng, rồi vì cớ đó quí vị chẳng nói chi được hết. Quí vị buộc phải nói: "Thôi được, đây không phải là bài giảng dành cho tôi". Đừng phiền lòng như thế mà chi, đây là bài giảng cho một ai đó. Cách tốt nhứt cho quí vị không phải là đừng nghe người đó giảng nữa, mà cứ để cho ông ấy tiếp tục giảng; ông ấy sẽ khiến cho người ta làm điều lành cho xem, tôi dám nói như thế.
Tôi biết một cách thức nầy. Nếu quí vị đã nắm được lỗ tai của người ta, hoặc một phần lỗ tai của họ; nếu quí vị buộc họ thốt ra: "Tôi nghĩ tôi sẽ đến nghe nữa", đừng nói ra lời nào có thể khiến họ bỏ đi luôn; nhưng hãy hoạt động lên, hãy trở thành công cụ giải cứu linh hồn, khi quí vị nghe thấy các dấu hiệu nầy từ trên cao.
Và anh em tôi ơi, tôi nghĩ tôi phải kêu gọi quí vị phải quan tâm tới con cái của mình. Có những thời điểm trong lịch sử con cái yêu dấu của tôi, khi chúng dường như dễ cảm hơn bất cứ một thời điểm nào khác; tôi nài xin quí vị đừng để mất cơ hội. Ơn cứu rỗi thuộc về Đức Chúa Trời, từ đầu cho đến cuối; nhưng chính công việc của quí vị là phải sử dụng tất cả mọi phương tiện, giống như thể quí vị cứu lấy chúng vậy. Bây giờ có những thời điểm khi con trai của quí vị, gần như nó sống truỵ lạc và hoang đàng, từ toà giảng về tới nhà và có một loại trang trọng mà trước đây quí vị chẳng thấy có nơi nó. Khi quí vị thấy như thế, hãy nói với nó một lời. Đôi khi đứa con gái nhỏ của quí vị về tới nhà; nó đã nghe điều chi đó mà nó hiểu, điều chi đó dường như đã đánh mạnh vào tư tưởng của nó. Đừng cười nhạo nó, đừng xem thường phần khởi đầu nhỏ bé ấy. Ai có thể nói được? Có thể đó là "tiếng bước trên ngọn cây dâu". Đứa con trai của quí vị, đứa con trai 14 hay 15 tuổi, thường về tới nhà có gì đó rất sâu sắc, và có khi quí vị lại nghĩ: "Ồ, tôi không biết, cậu con trai giống như thể nó đã nghe thấy chuyện những người khác làm. Tôi nghĩ chắc phải là một việc tốt lành ở trong nó". Đừng bởi tính khắc khe của mình mà tra bàn tay khó chịu trên cái cây mềm mại đó; thí dụ, đừng nói với nó, nếu nó phạm một lỗi nhỏ: "Ba nghĩ có một việc gì đó tốt đẹp ở trong con, nhưng chẳng có một sự trung thành nào ở nơi con cả, hoặc giả con sẽ không làm điều đó". Đừng nói như thế, ngay lập tức sẽ có một sự chán nãn sau khi nghe câu nói đó. Hãy nhớ, nếu nó là một con cái của Đức Chúa Trời, nó cũng phạm sai lầm giống như các đứa trẻ khác mà thôi. Vì lẽ đó, đừng quá khắt khe hay nghiệt ngã với nó, nhưng nếu quí vị thấy phải nói ra nhẹ nhàng nhất với nó, thì hãy nói. Có "tiếng bước trên ngọn cây dâu". Có tiếng xào xạt nhẹ nhàng rồi đó, đừng phiền lòng, ấy là cơ hội của tôi; giờ đây tôi sẽ thành khẫn nhứt trước sự cứu rỗi của con cái tôi, và bây giờ tôi sẽ tìm cách dạy dỗ nó, nếu tôi có thể, đầy đủ hơn về đường lối của Đức Chúa Trời; tôi sẽ tìm cách tách riêng nó ra và trao đổi với nó. Cái cây mềm mại đó, nếu nó thuộc về Đức Chúa Trời, chắc chắn nó sẽ lớn lên; nhưng hãy cho phép tôi quan tâm tới công cụ để nuôi dưỡng nó, hãy để tôi tách riêng đứa con trai của tôi ra, rồi nói với nó: "Được thôi, con trai ta, con đã học được đôi điều về tội ác rồi phải không?" Và nếu nó đáp “có”, và tôi thấy nó có đôi chút hy vọng và đức tin, mặc dù đây là công việc ở ngoài mặt, đừng coi thường nó, nhưng hãy nhớ, tôi đã từng khoe về nó về tật láu lếu. Tôi không xem thường những đứa láu lếu, vì chúng không phải là không có lỗ tai; tôi không giết mấy con chiên con, vì chúng không phải là bầy chiên; vì bầy chiên của tôi ra từ đâu, nếu tôi giết hết mấy con chiên con? Tôi không xem thường vị thánh đồ yếu đuối nhất, vì tôi sẽ có được các thánh đồ tiến bộ nhứt từ chỗ nào, nếu tôi gạt kẻ yếu đuối ra khỏi giao ước, rồi nói cho họ biết họ không phải là con cái của Đức Chúa Trời? Không, tôi sẽ canh chừng biểu hiện nhỏ nhất, dấu hiệu nhỏ nhất một việc tốt lành nào đối cùng Giêhôva Đức Chúa Trời của Israel, và tôi sẽ cầu xin Đức Chúa Trời rằng các dấu hiệu nầy sẽ không phải là hão huyền, không giống như khói sẽ tan đi mất, cũng không giống như mây và sương móc buổi sáng, mà là dấu hiệu chắc chắn cho thấy ân điển đã bắt đầu, sau đó sẽ là ân điển thật trọn vẹn.
Và sau cùng, hỡi quí vị Cơ đốc nhân đừng ngăn trở nữa, khi xét tới cái tôi của quí vị có một lẽ thật quan trọng ở đây. Quí vị biết đấy, có những lúc khi quí vị nghe "tiếng bước trên ngọn cây dâu". Quí vị có một năng lực khác thường trong sự cầu nguyện; Thánh Linh của Đức Chúa Trời cung ứng cho quí vị niềm vui vẻ và sự lạc quan; Kinh Thánh đang rộng mở cho quí vị; nhiều lời hứa sẽ được ứng dụng cho; quí vị bước đi trong ánh sáng của mặt Đức Chúa Trời, và ngọn đèn của Ngài chiếu rạng trên đầu của quí vị; quí vị có sự tự do khác thường trong sự tin kính; có lẽ quí vị sẽ ít bước chân vào thế gian và gần gũi với mối tương giao cùng Đấng Christ hơn quí vị thường có trước đó. Bây giờ là thì thuận tiện; bây giờ, khi quí vị nghe "tiếng bước trên ngọn cây dâu". Bây giờ là thời điểm cho quí vị phải hoạt động lên; bây giờ là thì thuận tiện để bỏ đi bất cứ một thói tật nào đó, bây giờ vẫn còn là thời điểm trong đó Đức Thánh Linh đang ở cùng quí vị. Nhưng hãy trải rộng cánh buồm của quí vị ra đi; hãy nhớ câu mà quí vị hay hát —
"Tôi có thể trải rộng cánh buồm;Hỡi Chúa phần của Ngài là
thổi ra cơn gió mạnh tốt lành".
Phải biết chắc là quí vị đã trải cánh buồm ra. Đừng quên cơn gió mạnh đó, vì phải cần chuẩn bị để đón nó. Hãy tìm kiếm sự vùa giúp của Đức Chúa Trời, để quí vị nhờ Ngài mà thêm lên phần sốt sắng trong bổn phận, khi được nên mạnh mẽ trong đức tin; quí vị sẽ thường xuyên hơn trong sự cầu nguyện, khi quí vị có nhiều tự do hơn ở nơi ngôi; quí vị sẽ nên thánh hơn trong cách nói năng của mình, khi quí vị sống gần gũi hơn với Đấng Christ.
Mà nầy, có ai ở đây tối nay hay sáng nay, hoặc vào thời điểm khác, đã suy nghĩ: "Ồ, tôi sẽ được cứu!" Nếu quí vị có bất kỳ tư tưởng nào về ơn cứu ấy, bất kỳ ấn tượng quan trọng nào, tôi nguyện rằng Đức Thánh Linh sẽ vùa giúp cho quí vị biết nhìn vào ấn tượng đã được làm ra cho quí vị thấy giống như "tiếng bước trên ngọn cây dâu"; hầu cho quí vị sẽ biết hoạt động hẳn lên, và sốt sắng tìm kiếm Đức Chúa Trời càng hơn; nếu Đức Thánh Linh có thuyết phục quí vị theo bất kỳ cấp độ nào, nếu Ngài gây ấn tượng trên quí vị, nếu Ngài làm cho quí vị phải run sợ, nếu Ngài bảo quí vị về nhà mà cầu nguyện, ngay bây giờ, tôi nài xin quí vị, hãy sốt sắng về chính linh hồn mình; và nếu Đức Chúa Trời đã làm cho quí vị tỉnh thức thật là sâu sắc, hãy nhìn xem đấy như dấu hiệu của ân điển Ngài, rồi hãy nói: "bây giờ hoặc không bao giờ". Có thể đó là lượn sóng lớn giúp cho quí vị vượt qua chấn song đang nằm chắn ngang cửa biển kia. Có thể đây là cơn thuỷ triều, nó tạo ra nước lụt, dẫn lên tới thiên đàng. Ồ, nguyện Đức Chúa Trời vùa giúp quí vị nhận lấy ân điển ấy giữa cơn nước lụt, hầu cho quí vị sẽ vượt qua an toàn mọi rắc rối của mình, rồi cặp bến an toàn nơi bến cảng đức tin phước hạnh — bến cảng ấy được bảo hộ bởi sự chuộc tội của Đấng Christ, và bởi chấn song tình yêu thương đời đời. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho quí vị, vì cớ Chúa Jêsus! Amen.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét