Thứ Tư, 20 tháng 1, 2010

"Đấng Christ có ý nghĩa như thế nào đối với thế gian!"



"Đấng Christ có ý nghĩa như thế nào đối với thế gian!"
Giăng 1.1-5, 11
PHẦN GIỚI THIỆU: Cách đây mấy năm, một nhóm sử gia tác giả của một quyển sách có tên là: "Nếu - Hay Lịch Sử Được Viết Lại". Một số trường hợp “nếu” mà các học giả ấy đã xem xét là như thế nầy: Sẽ ra sao nếu Robert E. Lee thua Trận Gettysburg? Sẽ ra sao nếu Moors ở Tây ban Nha thắng trận? Sẽ ra sao nếu người Hà lan giữ được New Amsterdam? Sẽ ra sao nếu Booth bắn trượt khi ông ta nhắm súng vào Abraham Lincoln? Sẽ ra sao nếu Napoleon trốn thoát ra khỏi nước Mỹ?
Nổ lực tái thiết lại quá khứ trên cơ sở những trường hợp “nếu” nầy chỉ là trò chơi của một sử gia mà thôi. Nhưng hãy áp dụng trò chơi ấy trong một phút vào biến cố chính của lịch sử – sự giáng sinh của Đức Chúa Jêsus Christ. Sự giáng sinh ấy đã được loan báo trước với độ chính xác hàng trăm năm trước bởi tiên tri Michê. Cái “nếu” quan trọng nhất, thắc mắc đáng giật mình nhất cho sự tưởng tượng là: "Sẽ ra sao nếu Chúa Jêsus không giáng sinh như đã được loan báo trước?" (Haddon W. Robinson. Our Daily Bread. Volume 39. Number 2. November 27, 1994). Viễn cảnh ấy làm cho xương sống chúng ta thấy rờn rợn và sự tưởng tượng của chúng ta phải rơi vào chỗ loạng choạng! Thế gian nầy sẽ ra sao nếu không có sự giáng sinh, sự sống, sự chết, và sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ? "Nếu Đấng Christ không hề lìa khỏi ngôi của Ngài để bước vào thời gian và không gian, chúng ta sẽ chẳng có một hy vọng gì ở bên kia mồ mả, không biết một chút gì về ân điển của Ngài" (David Sper. Our Daily Bread. Volume 39. Number 2. November 27, 1994). Thế giới nầy nếu không có Đấng Christ sẽ trở thành một thế giới không có HY VỌNG!!
Nếu lời công bố của thiên sứ: "Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một Tin Lành, sẽ làm một sự vui mừng lớn cho muôn dân; ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa", chưa bao giờ được nói ra? Nếu Ngài chưa bao giờ đến với đất nầy, chúng ta không thể yên nghỉ trên lời hứa của Ngài: "Hỡi những kẻ đầy gánh nặng và khó nhọc, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ". Nếu Ngài không đến; hết thảy chúng ta sẽ ngã chết trong tội lỗi của mình, vì Ngài không chết trên thập tự giá, đổ huyết sự sống của Ngài ra vì hết thảy nhân loại và khi Ngài chịu hình như thế đã công bố: “Mọi sự đã được trọn". Thế giới của chúng ta sẽ ra thể nào?
Nhưng cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài đã giáng sinh; Ngài đã sống và đã chết cho toàn thể nhân loại! Câu 14 cho chúng ta biết: "Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha". Tôi muốn đặt đề tựa cho sứ điệp: "Đấng Christ có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới nầy!" Những lời mở đầu của chương nầy rất quan trọng, từng được viết ra bởi bàn tay của con người. Mọi yếu tố chính đã được thấy có trong 5 câu đầu tiên! Chúng tỏ ra cho chúng ta thấy mối quan hệ đặc biệt của Đức CHÚA Jêsus Christ đối với thế gian nầy!
ĐẤNG CHRIST LÀ MỌI SỰ ĐỐI VỚI THẾ GIAN NẦY, VÌ:
(1) NGÀI LÀ SỰ KHẢI THỊ ĐỨC CHÚA TRỜI Giăng 1.1-2: "Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời”.
A. BẢN CHẤT CỦA NGÔI LỜI. Ngôi LỜI là thân vị; Ngôi LỜI là thiêng liêng. Trong những câu mở đầu của sách Tin lành Giăng, Giăng đã trình bày cho chúng ta thấy thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ CHÚA chúng ta – Ngài thể nào trong chính mình Ngài! Giăng bắt đầu với sự tồn tại đời đời và thiêng liêng của Thân Vị Đức Chúa Jêsus Christ, là Con độc sanh, đời đời của Đức Chúa Trời. (Oliver B. Greene. The Gospel According to John. Volume One. p. 22). Giăng chỉ cho chúng ta thấy ba việc về Đức Chúa Jêsus Christ trong hai câu nầy; những việc công bố ra thần tính của Ngài!
Đấng Christ đã hằng hữu sao? (câu 1a -"Ban đầu có Ngôi Lời"). Nói như vậy nghĩa là Đấng Christ đã hằng hữu ở đây trước sự sáng tạo. Ngài luôn luôn hằng hữu! "Ban đầu..." không có ý nói "từ” lúc ban đầu. Ngài đã có mặt ở đó rồi. Không phải Ngài trở thành; không phải Ngài được dựng nên đâu; Ngài không hề có khởi đầu. Ngài đã hằng hữu "Vào lúc ban đầu với Đức Chúa Trời" (câu 1b). Sự làm chứng của Giăng, ấy là Đức Chúa Jêsus Christ là NGÔI LỜI; Ngài luôn luôn hằng hữu!
Đấng Christ đồng hằng hữu? (các câu 1b-2 - "Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời.. cùng lúc ban đầu với Đức Chúa Trời"). Ngài đã và đang mặt đối mặt với Đức Chúa Trời cho đến đời đời. Từ ngữ "ở cùng" trong tiếng Hy lạp mang ý tưởng "ở với" và "làm việc với”. Đức Chúa Jêsus Christ ở và làm việc, cả hai với Đức Chúa Trời. Ngài có mặt bên cạnh Đức Chúa Trời, làm việc, sống động, và tới lui trong một mối tương giao mật thiết. Quan hệ, thông công, tương giao, và kết nối của họ là một mối dây trọn vẹn đời đời! Giăng nói cho chúng ta biết trong I Giăng 1.1-2 - "Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về lời sự sống; vì sự sống đã bày tỏ ra, chúng tôi có thấy, và đang làm chứng cho, chúng tôi rao truyền cho anh em sự sống đời đời vốn ở cùng Đức Chúa Cha và đã bày tỏ ra cho chúng tôi rồi”. Sự làm chứng của Giăng, ấy là Đức Chúa Jêsus Christ chính là NGÔI LỜI, Ngài là Đấng luôn luôn đồng tồn tại với Đức Chúa Trời. Ngài là Con của Đức Chúa Trời hằng sống!
Đấng Christ tự hằng hữu? Giăng nói: "Ngôi Lời là Đức Chúa Trời" (câu 1c). Giăng nói: "NGÔI LỜI" là hằng hữu
o Có bổn tánh của Đức Chúa Cha, nhưng không phải là thân vị của Đức Chúa Cha.
o Một thân vị phân biệt đối với Đức Chúa Cha, nhưng Ngài hiện hữu và có bổn tánh như Đức Chúa Cha. Khi một người nhìn thấy Đấng Christ, người ấy không những nhìn thấy một thân vị phân biệt, mà người ấy còn nhìn thấy một thân vị có bản chất và bổn tánh của Đức Chúa Trời trong sự hiện hữu trọn vẹn của Ngài nữa! Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 14.9-"Hỡi Phi-líp, ta ở cùng các ngươi đã lâu thay, mà ngươi chưa biết ta! Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha. Sao ngươi lại nói rằng: Xin chỉ Cha cho chúng tôi?" trong Côlôse 1.15 chúng ta đọc phần nói tới Đấng Christ -"Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên". Giăng làm chứng rằng Đức Chúa Jêsus Christ là "NGÔI LỜI", tự hữu hằng hữu và đời đời, Đấng tối cao của vũ trụ, sự tồn tại của Ngài không do nơi ai khác cả! I Timôthê 3.16 cho chúng ta biết sự thánh khiết của Ngài là một lẽ mầu nhiệm đối cùng chúng ta - "Mọi người đều cho sự mầu nhiệm của sự tin kính là lớn lắm: Đấng đã được tỏ ra trong xác thịt, Thì đã được Đức Thánh Linh xưng là công bình, Được thiên sứ trông thấy, Được giảng ra cho dân ngoại, Được thiên hạ tin cậy, Được cất lên trong sự vinh hiển".
B. MỐI TƯƠNG GIAO CỦA NGÔI LỜI. Giăng gọi Ngài là "NGÔI LỜI". Từ Hy lạp "LOGOS" có nghĩa là: "một tư tưởng hay sự bày tỏ". Khi được sử dụng như một danh xưng của Đấng Christ, Ngài là sự bày tỏ thiêng liêng về Đức Chúa Trời! Đấng Christ là phát biểu và tư tưởng về Đức Chúa Trời. Ngài là sự tỏ bày thấy được về Đức Chúa Trời không thấy được! (James Smith and Robert Lee. Handfuls On Purpose. Volume 2. Number 9. pp. 170-171).
MINH HOẠ. Giống như tư tưởng của chúng ta phải được khoác lấy bằng những lời lẽ hầu cho chúng ta có thể bày tỏ chúng ra. Đức Chúa Jêsus Christ khoác lên chính mình Ngài xác thịt con người hầu cho chúng ta có thể nhìn biết được tâm ý của Đức Chúa Trời Toàn Năng (câu 14)! (Philíp 2.5-8).
Đức Chúa Jêsus Christ là sự mặc khải trọn vẹn về Đức Chúa Trời và nếu không có sự mặc khải ấy chẳng một người nào có thể nhìn biết được điều chi về Đức Chúa Trời hay mục đích, chương trình của Ngài cho người ấy! (Giăng 14.6; I Côrinhtô 2.14). Đức Chúa Jêsus Christ là sự khải thị trọn vẹn về Đức Chúa Trời cho con người. Không cần thêm điều chi nữa, không cần cung ứng thêm điều chi nữa! (Oliver B. Greene. The Gospel According to John. Volume One. p. 23). Đấy là lý do tại sao Đấng Christ có ý nghĩa mọi sự cho Thế Gian nầy!
(2) NGÀI LÀ ĐẤNG TẠO HOÁ CỦA MUÔN VẬT Giăng 1.3 - "Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài".
A. MỘT CÔNG TÁC ĐẶC BIỆT. Đấng Christ là Đấng Tạo Hoá! Hãy chú ý một số việc mà Giăng đã nói về Đấng Christ, Đấng Tạo Hoá:
Ngài đã dựng nên muôn vật (câu 3a). Dựng nên muôn vật có ý nói tới từng chi tiết của sự sáng tạo. Giăng sử dụng từ ngữ Hy lạp "Panta" – dịch sang Anh ngữ là "all things" (muôn vật) – ý nói: "mọi thứ, bất kỳ, và mọi sự". Không những là toàn thể, mà là từng chi tiết một! Chúng ta đọc trong Côlôse 1.16 - "Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả".
Ngài đã dựng nên muôn vật từ chỗ không không. Cụm từ "được dựng nên" trong tiếng Hy lạp có nghĩa là: "bước vào sự sống hay trở nên". Không một điều chi tồn tại – không một thứ vật chất nào, không một vật liệu nào. Vật chất không hiện hữu đời đời đâu. Đấng Christ, NGÔI LỜI, chẳng lấy một thứ gì trừ ra ý chỉ và quyền phép của Ngài, phán ra LỜI và đã dựng nên từng vật từ chỗ không không! Chúng ta đọc trong Hêbơrơ 11.3 - "Bởi đức tin, chúng ta biết rằng thế gian đã làm nên bởi lời của Đức Chúa Trời, đến nỗi những vật bày ra đó đều chẳng phải từ vật thấy được mà đến".
Ngài là Đấng đã dựng nên muôn vật từng thứ một. Trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, Ngài là đại biểu có trọng trách sáng tạo, là Thân Vị đã dựng nên muôn vật. I Côrinhtô 8.6 cho chúng ta biết: "về phần chúng ta, chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi, là Đức Chúa Cha, muôn vật bởi Ngài mà ra, và chúng ta hướng về Ngài; lại chỉ có một Chúa mà thôi, là Đức Chúa Jêsus Christ, muôn vật đều nhờ Ngài mà có, và chúng ta cũng vậy". Hêbơrơ 1.1-2 - "Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật, lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian"; Đấng Christ là Đấng Tạo Hoá và là Đấng Bảo Tồn của muôn vật! Côlôse 1.17 cho chúng ta biết: "Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài".
B. MỘT CÔNG TÁC KHÔNG THỂ THẮC MẮC ĐƯỢC. Giăng đã đưa ra hai câu nói:
"Muôn vật bởi Ngài làm nên". Đấng Christ đã chủ động gắn bó với sự dựng nên từng thứ một!
"Chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài". Cụm từ "chẳng vật chi" có ý nói, ngay cả từng việc một! Chẳng vật chi đã làm nên mà không có bàn tay của Ngài!
Đấng Christ có ý nghĩa mọi sự cho thế gian nầy vì không có Ngài thế gian nầy sẽ không hay không thể tồn tại! Tác giả thơ Hêbơrơ cho chúng ta biết trong Hêbơrơ 1.3 - "Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bản thể Ngài, lấy lời có quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật; sau khi Con làm xong sự sạch tội, bèn ngồi bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao".
(3) NGÀI LÀ ĐẤNG BAN HIẾN SỰ SỐNG VÀ SỰ SÁNG Giăng 1.4-5 - "Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người. Sự sáng soi trong tối tăm, tối tăm chẳng hề nhận lấy sự sáng”.
A. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ SỐNG. "Sự sống" là một trong những cụm từ quan trọng trong Tin lành Giăng đã được sử dụng 30 lần. (Oliver B. Greene. The Gospel According To John. Volume One. p. 24). Thực vậy, Tin lành Giăng đã được viết ra: "Nhưng các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống" (Giăng 20. 31). Sự sống được đề cập đến ở đây là sự sống thuộc linh, sự sống đời đời trong mối tương giao với Đức Chúa Trời; và để có mối tương giao với Đức Chúa Trời, chúng ta phải ở "trong Đức Chúa Jêsus Christ" (Côlôse 1.27)! Đức Chúa Trời, trong quá khứ đời đời, đã chỉ định Con Ngài làm nguồn cội, làm gốc rễ, làm dòng sông và nguyên nhân của sự sống! (Giăng 5.26). Từ Đấng Christ tuôn tràn ra mọi sự sống, và ở ngoài Ngài mọi sự đều là tối tăm và sự chết cả! (Oliver B. Greene. The Gospel According To John. Volume One. p. 24). Quí bạn ơi, không có Chúa Jêsus thì chẳng có SỰ SỐNG đâu! Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 11.25-26 - "Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống và tin ta thì không hề chết. Ngươi tin điều đó chăng?" Giăng nói cho chúng ta biết trong 1 Giăng 5.11 - "Chừng ấy tức là Đức Chúa Trời đã ban sự sống đời đời cho chúng ta, và sự sống ấy ở trong Con Ngài".
Chúng ta, là con người, đều có đời sống thuộc thể, nhưng không có sự sống thuộc linh! (Sáng thế ký 2.7). – Đấng Christ trở nên sự sống, sự sống đời đời của chúng ta, khi chúng ta tin nơi huyết của Ngài và tin cậy ân ân điển cứu rỗi của Ngài! (Giăng 5.24).
B. SỰ TRUYỀN ĐẠT SỰ SÁNG. Không những Đấng Christ là nguồn gốc của sự sống thuộc linh, mà Ngài còn là nguồn gốc của sự sáng thuộc linh nữa (câu 4b)! Khi chúng ta sống không có Đấng Christ, chúng ta bước đi trong tối tăm (II Côrinhtô 4.3-4). Nhưng khi chúng ta tiếp nhận Đấng Christ, Ngài đưa chúng ta ra khỏi bóng tối tăm vào trong chỗ sáng láng (II Côrinhtô 4.6)! Tác giả Thi thiên cho chúng ta biết rằng NGÔI LỜI bước vào đem theo Sự Sáng, và NGÔI LỜI là ngọn đèn cho chơn chúng ta và là ánh sáng cho đường lối chúng ta (Thi thiên 119.105, 130) (Oliver B. Greene. The Gospel According To John. Volume One. p. 25). Vì Đấng Christ là Sự Sáng, chúng ta có thể:
CÓ SỰ SỐNG THỰC VÀ DƯ DẬT KHÔNG (Giăng 10.10)? CÓ CÁCH ĂN Ở VÀ ĐỜI SỐNG THÁNH KHIẾT KHÔNG (Êphêsô 5.8-9)?
Sự sống (Đức Chúa Jêsus Christ) cần phải trở thành sự sáng, là mục đích, ý nghĩa của con người trên đất nầy! Giăng cho chúng ta biết rằng Đấng Christ là giải đáp cho bóng tối tăm! "Sự sống là sự sáng".
Sự sống của Đấng Christ đã chiếu vào bóng tối tăm (câu 5a). *Đấng Christ là Sự Sáng không chiếu liên tục vào chỗ tối tăm của thế gian, mà chiếu vào sự tối tăm! Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 12.46 - "Ta là sự sáng đã đến thế gian, để ai tin ta, chẳng ở nơi tối tăm nữa". Con người đã đem sự tối tăm vào trong thế gian bởi tội lỗi, sự sống của Đấng Christ là Sự Sáng của loài người, là tia sáng tỏ ra cho họ thấy ĐƯỜNG ĐI, LẼ THẬT VÀ SỰ SỐNG!
Đấng Christ đã tỏ ra cho con người ĐƯỜNG ĐI. Đức Chúa Trời đã dự trù cho họ phải sống (I Phierơ 2.21-23). Đấng Christ đã tỏ ra cho con người LẼ THẬT của sự sống, là lẽ thật nói về Đức Chúa Trời và con người, và lẽ thật về thế giới của con người (Giăng 8.31-32).Đấng Christ đã tỏ ra cho con người SỰ SỐNG; làm thể nào để họ được cứu và tránh những việc khiến cho họ phải vấp ngã và bị hư mất! (Giăng 8.12; 12.35).
Sự sáng của Đấng Christ không được sự tối tăm nhận lấy. Chúng ta thấy tác dụng của việc chiếu sáng - "tối tăm chẳng hề nhận lấy sự sáng" (câu 5b). Trong tiếng Hy lạp, từ ngữ "nhận lấy" có nghĩa là "nắm lấy". Ý nghĩa nầy cho rằng "Sự Sáng chiếu vào bóng tối tăm, nhưng tối tăm không nhận lấy (hay không nắm lấy sự sáng đó!)" (Oliver B. Greene. The Gospel According To John. Volume One. p. 27). (Giăng 3.19).
Con người vì cớ tội lỗi ở trong lòng họ chịu chết trong tội lỗi hơn là đến với Sự Sáng! (Giăng 3.20).PHẦN KẾT THÚC. Đấng Christ có ý nghĩa như thế nào đối với thế gian nầy? NGÀI LÀ MẶC KHẢI VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI, NGÀI LÀ ĐẤNG DỰNG NÊN MUÔN VẬT, và NGÀI LÀ ĐẤNG BAN HIẾN SỰ SỐNG VÀ SỰ SÁNG. Không có Ngài thế gian nầy chẳng có hy vọng gì hết! Ngài là MỌI SỰ và là MỌI SỰ! Chúng ta hãy thâu thập lấy điều nầy làm nền tảng cho riêng mình – Không có Đấng Christ bạn có hy vọng gì nào? CHẲNG CÓ GÌ HẾT! Kinh thánh cho chúng ta biết rằng linh hồn không có Đấng Christ sẽ chẳng có sức lực, chẳng có bình an, và chẳng có sự sống! Không có Đấng Christ bạn sẽ không sống, bạn chỉ có sống từng ngày một mà thôi!
Vì cớ Đức Chúa Jêsus Christ, chúng ta nhìn thấy tâm ý của Đức Chúa Trời. Vì cớ Đức Chúa Jêsus Christ, chúng ta có thể sống, động và có sự sống của chúng ta. Vì cớ Đấng Christ, chúng ta có thể có SỰ SỐNG – và có sự sống dư dật! Người nào tin Chúa đang có mọi sự vì cớ Đức Chúa Jêsus Christ! I Côrinhtô 1.30 chép: "Vả, ấy là nhờ Ngài mà anh em ở trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên sự khôn ngoan, sự công bình, sự nên thánh, và sự cứu chuộc cho chúng ta". Bạn đã bởi đức tin tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của bạn chưa? Hãy bước bước đức tin ấy ngay hôm nay đi!
Hỡi bạn Cơ đốc, Đấng Christ rất quí báu như vậy đó! Có phải chúng ta đang bước đi theo cách đẹp lòng Ngài không?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét