Thứ Ba, 19 tháng 1, 2010

Sự cảm tạ đặc biệt dành cho Đức Chúa Cha



Sự cảm tạ đặc biệt dành cho Đức Chúa Cha
Bài giảng của Mục sư C.H. SPURGEON Giảng ngày Chúa nhựt,
15 tháng 6 năm 1860
ANH EM YÊU DẤU CỦA TÔI,
Tôi có vinh dự từng đi qua các đường biên giới của Thuỵ điển, và cảm thấy rằng việc dời cái ách khỏi vai là một trong các công việc phục hồi lại khả năng của kim loại. Đa số những mê tín và thờ lạy hình tượng của người Công giáo đã nằm dưới sự quan sát của tôi, và nếu không có một việc gì khác biến tôi thành một người Tin lành, thì tôi ắt đã làm theo những điều tôi nhìn thấy rồi. Có một việc mới mẻ mà tôi đã tiếp thu được, mà tôi mong muốn anh chị em của tôi cũng tiếp thu lấy, ấy là quyền phép của chính mình Đấng Christ. Chúng ta, những người Tin Lành, cũng có xu hướng không muốn làm điều gì cũng căn cứ vào giáo lý, và thân vị của Đấng Christ không nằm trong sự ghi nhớ đầy đủ; với giáo lý của Công giáo La mã thì họ chẳng giữ gì hết, mà họ luôn giữ lấy con người. Cái xấu là, ảnh tượng của Đấng Christ trước mắt người Công giáo chính là xác thịt, chớ không phải thuộc linh; nhưng chúng ta luôn luôn giữ lấy Chúa ở trước mắt mình, tầm thước thuộc linh của Ngài, chúng ta sẽ trở thành hạng người tốt đẹp hơn bất kỳ một bộ giáo lý nào có thể biến chúng ta ra tốt. Chúa cho phép chúng ta được ở trong Ngài và nhờ đó mà kết quả thật nhiều.
"Hãy tạ ơn Đức Chúa Cha, Ngài đã khiến anh em có thể dự phần cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng: Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài" — Côlôse 1.12, 13.
CÂU GỐC NẦY LÀ MỘT CÁI MỎ rất phong phú. Tôi có thể nhận thức được cái khó khăn khi giảng dạy và sự tiếc nuối trong phần kết luận mà chúng ta sẽ kinh nghiệm tối nay vì chúng ta không có khả năng đào lấy hết thứ vàng ròng trong cái mạch quí báu nầy. Chúng ta thiếu quyền phép không nắm bắt được và thiếu thì giờ không bàn bạc được hết các lẽ thật cô đọng ở đây.
Kinh Thánh khuyên chúng ta "hãy tạ ơn Đức Chúa Cha". Lời khuyên nầy lập tức có cần và rất bổ ích. Anh chị em ơi, tôi nghĩ, hầu như chúng ta không cần được dạy cho phải dâng lời cảm tạ đối với Đức Chúa Con. Ký ức về thân thể đầy máu kia bị treo trên thập tự giá luôn hiện diện trong đức tin của chúng ta. Những mũi đinh, ngọn giáo, các nỗi đau buồn của linh hồn Ngài, và giọt mồ hôi thống thiết của Ngài, tạo thành cái mốc chạm dịu dàng nơi thái độ biết ơn của chúng ta — mọi sự nầy sẽ không thể ngăn cản chúng ta thôi hát các bài ca, và đôi khi nhóm lên trong lòng chúng ta với sự cất cao sự khen ngợi người Christ Jesus. Phải, chúng ta sẽ chúc phước cho Ngài, lạy Chúa yêu dấu; linh hồn chúng con hết thảy đang ở trên ngọn lửa. Khi chúng ta nghiên cứu thập tự giá kỳ diệu ấy, chúng ta chỉ có hô lên lớn tiếng —
"Ôi, vì cớ tình yêu nầy,
sự im lặng đời đời của núi đá phải vỡ ra,Và mọi lưỡi của loài người sẽ hoà thanh
thốt ra lời ngợi khen cho Cứu Chúa".
Sự ngợi khen ấy ở một cấp độ cao cùng với Đức Thánh Linh. Tôi nghĩ mỗi ngày chúng ta buộc phải nương cậy vào ảnh hưởng liên tục của Ngài. Ngài ở với chúng ta như một Đấng Mưu Luận và Đấng Yên Ủi hiện diện cách riêng tư. Vì lẽ đó, chúng ta ngợi khen Linh của Ân Điển, là Đấng đã biến tấm lòng chúng ta thành đền thờ của Ngài, là Đấng đang vận hành trong chúng ta mọi sự, nào là ân điển, phẩm hạnh và được đẹp lòng ở trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu có bất kỳ một Thân Vị nào trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời mà chúng ta có khuynh hướng hay quên hơn các Thân Vị khác trong sự khen ngợi của chúng ta, ấy là Đức Chúa Cha. Thực ra, có một số người có ý không đúng về Ngài, một ý tưởng có tính cách vu khống cho rằng Đức Chúa Trời tên của Ngài là YÊU THƯƠNG. Họ tưởng tượng tình yêu thương đang ngự trong Đấng Christ, thay vì trong Đức Chúa Cha, và sự cứu rỗi của chúng ta chỉ đáng kể với Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh hơn là Đức Chúa Cha. Chúng ta đừng thuộc về hạng người thiếu hiểu biết, nhưng chúng ta hãy tiếp nhận lẽ thật nầy. Chúng ta mắc nợ rất nhiều đối với Đức Chúa Cha cũng như đối với bất kỳ Thân Vị nào trong Ba Ngôi Thánh. Ngài thực sự yêu thương chúng ta nhiều cũng như bất kỳ Thân Vị nào trong Ba Thân Vị đáng tôn kính kia. Ngài thực sự xứng đáng với lời ngợi khen cao cả nhất, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh cũng xứng đáng y như vậy.
Một sự kiện nổi bật mà chúng ta luôn luôn in trong trí, là đây: — trong Kinh Thánh hầu hết mọi công việc đã được đề ra đều là công việc của Đức Thánh Linh, ở các phần Kinh Thánh khác đều được gán cho Đức Chúa Cha. Có phải chúng ta nói chính Đức Thánh Linh làm cho tội nhân đáng chết trong tội lỗi được tươi tỉnh lại không? Đúng như thế; nhưng quí vị sẽ thấy ở câu Kinh Thánh khác nói như sau: "Đức Chúa Cha làm cho sống lại kẻ nào mà Ngài muốn". Có phải chúng ta nói rằng Đức Thánh Linh là Đấng làm nên thánh, và sự nên thánh của linh hồn là do chính Đức Thánh Linh đan dệt? Quí vị sẽ thấy một câu Kinh Thánh trong phần mở đầu của thư tín Giuđe, ở đây chép như sau: "được Đức Chúa Trời là Cha, yêu thương [làm nên thánh]”. Bây giờ, chúng ta phải xét câu nầy như thế nào? Tôi nghĩ câu nầy phải được giải thích cho rõ ràng. Đức Thánh Linh ra từ Đức Chúa Cha, và vì lẽ đó bất cứ công việc nào được Đức Thánh Linh làm thực sự đều do Đức Chúa Cha tác động, vì Ngài sai phái Đức Thánh Linh. Và một lần nữa, Đức Thánh Linh thường là công cụ — mặc dù tôi nói như thế không có ý làm xúc phạm tới sự vinh hiển của Ngài — Ngài thường là công cụ mà với công cụ đó Đức Chúa Cha làm việc. Chính Đức Chúa Cha là Đấng phán với bộ hài cốt khô, hãy sống; chính Đức Thánh Linh là Đấng ban ra lời lẽ thiêng liêng, khiến cho chúng ra sống động. Việc làm cho sống động thích ứng với lời nói cũng như thích ứng với ảnh hưởng đi kèm với lời nói; và khi lời nói đến cùng với ân điển rời rộng và ý tốt ra từ Đức Chúa Cha, việc làm cho sống động rất thích ứng với Ngài. Sự thật cho thấy rằng dấu ấn trên tấm lòng chúng ta chính là Đức Thánh Linh, Ngài là con dấu, nó ở trong tay Cha đời đời để đóng ấn; Đức Chúa Cha truyền cho Đức Thánh Linh phải đóng ấn sự làm con nuôi của chúng ta. Công tác của Đức Thánh Linh, phần nhiều những việc ấy, tôi nhắc lại điều nầy, đều thuộc về Đức Chúa Cha, vì Ngài hành động trong, qua, và bởi Đức Thánh Linh.
Mọi việc làm của Con Đức Chúa Trời, tôi lưu ý, từng việc trong số đó đều nằm trong sự quan hệ mật thiết với Đức Chúa Cha. Nếu Đức Chúa Con nhập thế, ấy là vì Đức Chúa Cha đã sai phái Ngài; nếu Đức Chúa Con kêu gọi dân sự Ngài, ấy là vì Cha Ngài đã ban dân sự vào trong tay của Ngài. Nếu Đức Chúa Con cứu chuộc dòng giống được lựa chọn, không phải tự mình Đức Chúa Con mà là sự ban cho của Đức Chúa Cha, và phải chăng Đức Chúa Trời đã sai phái Con Ngài vào trong thế gian để chúng ta nhờ Ngài mà sống không? Vì vậy Đức Chúa Cha, Đấng Thượng Cổ đời xưa, đáng được ca tụng; và chúng ta không nên thiếu lòng tôn kính đối với Ngài khi chúng ta cất tiếng hát lên bài ca tụng thiêng liêng đó:
"Ngợi khen Đức Cha,
Đức Con và Đức Thánh Linh".
Tối nay, để kích thích thái độ biết ơn của chúng ta đối với Đức Chúa Cha, tôi muốn mở rộng một chút ở câu gốc Kinh Thánh nầy, theo như Đức Thánh Linh vùa giúp tôi. Nếu quí vị nhìn vào câu Kinh Thánh, quí vị sẽ thấy hai ơn phước ở trong đó. Ơn phước thứ nhứt có quan hệ tới tương lai; đây là sự dự phần vào cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng. Ơn phước thứ hai, đi kèm với ơn phước thứ nhứt, vì thực vậy đây là nguyên nhân của ơn phước thứ nhứt, tác nhân có ảnh hưởng, có mối quan hệ với quá khứ. Ở đây chúng ta đọc thấy về sự giải thoát chúng ta ra khỏi quyền của sự tối tăm. Chúng ta hãy suy gẫm một chút đối với từng ơn phước nầy, rồi kế đó, ở chỗ thứ ba, tôi sẽ cố gắng chỉ ra mối quan hệ hiện hữu giữa hai ơn phước.
I. Ơn phước thứ nhứt chúng ta phải lưu ý là đây — "Đức Chúa Trời đã khiến anh em có thể dự phần cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng". Đây là ƠN PHƯỚC TRONG HIỆN TẠI. Không phải là ơn thương xót đề ra cho chúng ta trong giao ước, là ơn mà chúng ta chưa nhận lãnh, mà đây là một ơn phước từng người tín đồ thật đều đang cầm chắc trong tay. Những ơn thương xót đó trong giao ước chúng ta đang sở hữu hiện nay đang khi chúng ta chờ đợi một cơ nghiệp trọn vẹn, cơ nghiệp thật giàu có, và chắc chắn như sự nhơn từ dư dật hiến cho chúng ta, thế nhưng chúng vẫn chưa lấy làm quí báu cho sự thưởng thức của chúng ta. Sự thương xót chúng ta đang có ở trong tay đây, là nguồn yên ủi chính đáng trong hiện tại cho chúng ta. Và điều nầy đúng là một ơn phước! "Khiến anh em có thể dự phần của các thánh trong sự sáng láng". Tín đồ thực thì xứng đáng với thiên đàng; người đáng dự phần cơ nghiệp — và ngay bây giờ, chính giây phút nầy. Nói như thế có nghĩa gì? Phải chăng nói như thế có nghĩa hễ là tín đồ thì trọn vẹn, người được miễn trừ đối với tội lỗi? Không, anh em ơi, quí vị tìm đâu ra sự trọn lành ấy trong thế gian nầy? Nếu chẳng ai có thể trở thành một người tín đồ, mà trở thành một người trọn vẹn, thì người trọn vẹn đó tin vào cái gì? Phải chăng người bước đi bằng mắt thấy? Khi người là trọn vẹn, người thôi không trở thành người tin Chúa. Không đâu anh em ơi, ấy chẳng phải sự trọn lành đó là phương tiện đâu, mặc dù sự trọn lành được ám chỉ đến, và chắc chắn sẽ được ban cho như là kết quả vậy. Phải chăng ít nhiều gì khi nói như thế có nghĩa là chúng ta có quyền bước vào sự sống đời đời do bất kỳ việc làm nào theo sức riêng của chúng ta. Chúng ta đang có một sự xứng đáng để bước vào sự sống đời đời, một sự thoả mãn đối với sự sống ấy, thế nhưng chúng ta lại không đáng được sự sống đó. Chúng ta chẳng xứng đáng gì hết đối với Đức Chúa Trời, nơi cái tôi của chúng ta, mà chỉ xứng đáng với sự thạnh nộ đời đời và Ngài chẳng đẹp lòng gì hết nơi chúng ta. Vậy thì, nói như thế có nghĩa gì? Sao chứ, nói như thế có nghĩa như sau: chúng ta được Đấng Yêu Thương tiếp nhận, được đưa vào trong gia đình làm con nuôi, và xứng đáng bởi sự phê chuẩn thiêng liêng để ở với các thánh trong sự sáng láng. Có một người nữ được chọn để làm cô dâu; cô ấy xứng đáng được kết hôn, xứng đáng bước vào tình trạng danh dự và điều kiện của hôn nhân; thế nhưng trong hiện tại cô ấy chưa có áo cưới, cô ấy không giống như cô dâu được trang sức đợi chồng mình. Quí vị chưa nhìn thấy cô ấy mặc áo cưới trang điểm đẹp, với dầu thơm xức trên người, nhưng quí vị biết cô ấy xứng đáng làm một cô dâu, cô ấy được tiếp nhận và chào đón vào trong gia đình theo thân phận của mình. Cũng một thể ấy Đấng Christ đã chọn Hội Thánh của Ngài để thành hôn với Ngài; Hội Thánh chưa mặc trang phục cưới, chưa trang điểm đẹp để nàng sẽ đứng trước ngôi của Cha, tuy nhiên, có một sự xứng đáng như thế nơi Hội Thánh sẽ trở thành cô dâu của Đấng Christ, khi Hội Thánh sẽ tự mình thanh tẩy trong một thời gian ngắn, rồi nằm trên chiếc giường đầy hương thơm — có một sự thích đáng như thế nơi bổn tánh nàng, một ơn như thế được xức trên nàng để trở thành cô dâu hoàng gia của Chúa vinh hiển của mình, và để trở thành một người dự phần vào sự tận hưởng hạnh phúc vui sướng nhất — đấy là những gì đã được nói về Hội Thánh như một toàn thể, và về từng thuộc viên của Hội Thánh, ấy là họ được "khiến dự phần cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng".
Hơn nữa, từ ngữ Hy lạp mang một ý nghĩa như thế nầy mặc dù tôi không thể cung ứng cách diễn đạt chính xác, thật là khó khi một từ ngữ không thường xuyên được sử dụng. Từ ngữ nầy đã được sử dụng hai lần theo tôi biết, trong Tân ước. Từ ngữ đã được dùng nói tới "đúng trường hợp" hay, tôi nghĩ: "xứng đáng". "Ngài đã khiến chúng ta" — xứng đáng — "dự phần cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng". Nhưng tôi không thể đưa ra ý kiến của mình mà không mượn một hình ảnh khác. Khi một đứa trẻ mới ra đời, ngay lập tức nó được cung ứng cho mọi điều thuộc về con người. Mọi điều nầy phải được cung ứng trước hết, chớ không được cung cấp sau. Nó có mắt, nó có tay, nó có chân, và mọi bộ phận khác theo phần xác. Tất nhiên là các bộ phận nầy đã có ngay từ khi còn trong thai. Lúc đầu các giác quan dù được trọn vẹn, dần dà càng phát triển thêm, và trí hiểu dần dần thành hình. Nó có thể nhìn thấy song rất ít, nó chưa thể phân biệt được các đồ vật. Nó có thể nghe, nhưng nó chưa thể nghe theo cách phân biệt trọn vẹn lúc ban đầu để nhìn biết từ hướng nào âm thanh đến; nhưng quí vị không hề thấy một cái chân mới, một cánh tay mới, một con mắt mới, hay một lỗ tai mới đang phát triển trên đứa trẻ đó. Từng thứ chi thể nầy sẽ mở rộng và phát triển, nhưng vẫn có một con người tổng thể ấy vào lúc ban đầu, và đứa trẻ có đủ cho một con người. Còn Đức Chúa Trời trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài đã khiến nó biết ăn, rồi ban cho nó sức mạnh và lớn lên, nó có đủ cho một con người. Nó không cần thêm tay hay chân, mũi hay tai. Quí vị không thể khiến nó lớn lên thành một chi thể mới; nó cũng không cần đòi hỏi thêm một chi thể nào gần đấy nữa; mọi thứ đều có ở đó. Cũng một thể ấy, giây phút con người được tái sanh, có từng khả năng trong con người vừa được dựng nên mới nầy, thậm chí khi người được vào trong thiên đàng nữa. Nó chỉ cần được phát triển và được sanh ra: nó sẽ không có một sức nào mới, nó sẽ không có một ân điển nào mới, nó sẽ có những thứ mà nó đã có từ trước đó, được phát triển và được bày ra. Giống như một nhà quan sát cẩn thận nói cho chúng ta biết, rằng trong hạt đã có sẵn ở phôi của nó từng rễ cây, nhánh cây, từng lá cây cho một cây trong tương lai, là những thứ chỉ đòi hỏi được phát triển và bày ra trong sự trọn vẹn của chúng. Cũng vậy, nơi người tín đồ thật, có một sự đầy đủ hay xứng đáng cho cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng. Mọi sự mà người đòi hỏi là, không phải một cái gì mới phải được tra lắp thêm vào, mà là thứ chi Đức Chúa Trời sẽ đặt ở đó ngay trong giờ phút được tái sanh, sẽ được ấp ủ, được trưởng dưỡng, và khiến cho lớn lên, tăng trưởng, cho tới khi nó đạt tới mức trọn vẹn và người bước vào "cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng". Đây mới đúng là ý nghĩa chính xác và là sự giải thích sát sao nhất mà tôi muốn nói tới câu gốc, theo như tôi hiểu.
Thế nhưng quí vị sẽ nói với tôi: "Công việc của Đức Chúa Cha làm cho xứng đáng như thế nào để được sự sống đời đời? Phải chăng chúng ta đã được khiến cho xứng đáng vào trong thiên đàng? Công việc nầy như thế nào?" Hãy nhìn vào câu gốc một chút đi, và tôi sẽ giải đáp cho quí vị theo ba cách.
Thiên đàng là gì nào? Chúng ta đọc thấy thiên đàng là một cơ nghiệp. Ai xứng đáng để nhận lãnh một cơ nghiệp? Con cái. Ai khiến chúng ta thành con cái? "Hãy xem Đức Chúa Cha đã tỏ cho chúng ta sự yêu thương dường nào, mà cho chúng ta được xưng là con cái Đức Chúa Trời". Con cái xứng đáng để nhận lãnh một cơ nghiệp. Giây phút người con chào đời, người ấy đã xứng đáng trở thành kẻ thừa tự rồi. Mọi sự có cần, ấy là người con phải lớn lên và có khả năng quản trị cơ nghiệp. Nhưng người đã xứng đáng nhận lãnh cơ nghiệp từ lúc ban đầu. Nếu người không phải là con cái, người không thể thừa tự một cơ nghiệp được. Bây giờ, không bao lâu sau khi chúng ta trở thành con cái, chúng ta xứng đáng thừa tự. Có trong chúng ta một sự thích nghi, một quyền và một sự khả thi cho chúng ta để có một cơ nghiệp. Đây là đặc quyền của Đức Chúa Cha, Ngài đưa chúng ta vào làm con nuôi trong gia đình Ngài, và "khiến chúng ta lại sanh , đặng chúng ta nhờ sự Đức Chúa Giêxu Christ sống lại từ trong kẻ chết mà có sự trông cậy sống". Há quí vị không thấy sao, việc được làm con nuôi thực sự chính là tình trạng xứng hiệp để nhận lãnh phần cơ nghiệp, chính Đức Chúa Cha là Đấng đã “khiến chúng ta xứng đáng làm kẻ dự phần cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng?"
Một lần nữa, thiên đàng là cơ nghiệp; thế nhưng là cơ nghiệp của ai mới được? Đây là cơ nghiệp của các thánh đồ. Đây không phải là cơ nghiệp của tội nhân, mà là của các thánh đồ — nghĩa là, của những người thánh — của những người đã được làm nên thánh để trở thành thánh đồ. Xin mở ra ở thơ Giuđe, và quí vị sẽ thấy ngay tức khắc ai đã được làm nên thánh. Quí vị sẽ xem trong một phút, hướng mắt nhìn vào phân đoạn nói tới Đức Chúa Cha. Ở câu đầu tiên quí vị đọc: "Giu-đe, tôi tớ của Đức Chúa Jêsus Christ và em Gia-cơ, đạt cho những kẻ đã được kêu gọi, được Đức Chúa Trời, là Cha yêu thương (làm nên thánh)". Đây là cơ nghiệp dành cho các thánh đồ: và ai là thánh đồ? Giây phút một người tin theo Đấng Christ, người tự biết mình đã được biệt riêng ra theo một giao ước; và người thấy mình được thánh hoá, nếu tôi có thể nói như thế, sau khi lấy kinh nghiệm mình có thẩm tra lại, vì người giờ đây đã trở thành "một người mới trong Đức Chúa Giêxu Christ", được biệt riêng ra đối với phần còn lại của thế gian, và sự thánh hoá ấy được tỏ ra và được làm cho ai nấy đều nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đã nhận mình làm con cái cho đến đời đời. Tình trạng xứng hiệp mà tôi phải có, để tận hưởng cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng, là sự tôi trở thành con cái. Đức Chúa Trời đã khiến tôi và hết thảy những người tin đều trở nên con cái, vì lẽ đó chúng ta xứng đáng dự phần cơ nghiệp; nhờ đó xứng đáng được đến với Đức Chúa Cha. Cho nên Đức Chúa Cha xứng đáng với lòng biết ơn , sự tôn kính và tình yêu thương của chúng ta!
Tuy nhiên, quí vị cần phải để ý, không những nói thiên đàng là cơ nghiệp của các thánh, mà đó còn là "cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng" nữa. Vì các thánh ngự trong sự sáng — ánh sáng của sự hiểu biết, ánh sáng của sự tinh sạch, ánh sáng của niềm vui mừng, ánh sáng của tình yêu thương, tình yêu thương thanh sạch khôn tả được, ánh sáng của mọi sự vinh hiển và cao cả. Họ ngụ ở đó, và nếu tôi phải trình ra sự xứng đáng để nhận lãnh cơ nghiệp đó, tôi phải trình ra bằng chứng nào đây? Tôi phải có ánh sáng chiếu vào chính linh hồn tôi. Nhưng tôi phải nhận lãnh ánh sáng ấy từ đâu? Có phải tôi chưa đọc "mọi ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao" chăng — nhưng đến từ ai mới được? Phải từ Đức Thánh Linh không? Không — "bởi Cha sáng láng mà xuống, trong Ngài chẳng có một sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự biến cải nào". Phần chuẩn bị để bước vào cơ nghiệp trong sự sáng láng chính là sự sáng, và sự sáng đến từ Cha sáng láng; vì lẽ đó, tình trạng xứng hiệp của tôi, nếu tôi có sự sáng trong tôi, là công việc của Đức Chúa Cha, và tôi phải dâng lên Ngài sự ngợi khen. Quí vị có thấy không, có ba từ được sử dụng ở đây — "cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng", vì vậy chúng ta có sự xứng hiệp gấp ba lần? Chúng ta được làm con nuôi và được trở nên hàng con cái. Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta được nên thánh rồi biệt riêng chúng ta ra. Kế đó, một lần nữa, Ngài đặt sự sáng láng vào trong tấm lòng của chúng ta. Mọi điều nầy, tôi nói, là công việc của Đức Chúa Cha, và theo ý nghĩa nầy, chúng ta đã được "khiến trở nên kẻ dự phần cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng".
Có một vài điều phải lưu ý ở đây. Hỡi anh em, tôi tin chắc rằng nếu một vị thiên sứ từ trời sẽ đến đây tối nay và chỉ vào bất kỳ một người tín hữu nào trong đám đông đến nhóm lại, sẽ không có một tín hữu nào không xứng đáng được lên thiên đàng. Có thể quí vị chưa sẵn sàng để được lên thiên đàng ngay bây giờ; có thể nói như thế, nếu tôi đoán trước quí vị hãy còn sống, tôi sẽ nói với quí vị rằng quí vị không đáng chết, chắc chắn là như thế. Thế nhưng nếu quí vị chết ngay giờ nầy trên chiếc ghế ngồi kia, nếu quí vị tin nơi Đấng Christ, quí vị xứng đáng được lên thiên đàng. Quí vị có tình trạng xứng hiệp ngay trong lúc nầy, tình trạng ấy sẽ đưa quí vị đến đó ngay tức khắc, không cần phải ăn năn hối lỗi gì hết. Hiện quí vị đang xứng hiệp để được trở nên "kẻ dự phần cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng". Quí vị chỉ phải thở hơi cuối cùng của mình thì quí vị sẽ được ở trong thiên đàng, và sẽ không có một linh hồn nào trong thiên đàng xứng đáng hơn quí vị, cũng không có một linh hồn nào thích ứng với chỗ đó hơn là quí vị. Quí vị được xứng hiệp với yếu tố của thiên đàng y như những kẻ đang ở gần với ngôi đời đời nhất.
A! điều nầy khiến cho những kẻ kế tự sự vinh hiển phải suy nghĩ nhiều về Đức Chúa Cha. Khi chúng ta suy gẫm, anh em của tôi ơi, về tình trạng của mình, và thể nào chúng ta xứng đáng trở thành những khúc củi đang cháy dở trong ngọn lửa của địa ngục — chúng ta cần phải suy nghĩ về sự ấy tối nay, ngay giờ phút nầy nếu Đức Giêhôva bằng lòng, lướt mấy ngón tay vui vẻ lên phím đàn bằng vàng kia, cái đầu nầy ngay tối nay sẽ đáng phải đội lấy mão triều thiên đời đời, hai cái hông nầy đáng được thắt lại với chiếc áo dài màu trắng tinh trong suốt của cõi đời đời, tôi nói, điều nầy khiến cho chúng ta phải suy nghĩ với sự biết ơn Đức Chúa Cha; điều nầy khiến cho chúng ta phải vỗ tay với sự vui mừng mà nói: "Hãy tạ ơn Đức Chúa Cha, Ngài đã khiến anh em có thể dự phần cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng". Quí vị có còn nhớ tên trộm cướp đáng bị hình phạt kia không? Chỉ có mấy phút trước đó anh ta đã rủa sả Đấng Christ. Tôi chẳng hồ nghi gì nữa, anh ta đã hiệp với tên cướp kia, vì Kinh Thánh chép: "Hai đứa bị đóng đinh cùng Ngài cũng nhiếc móc Ngài nữa". Không phải một, mà là cả hai; hai đứa đều đã rủa sả. Thế rồi một tia sáng vinh hiển siêu nhiên chiếu ra trên gương mặt của Đấng Christ, tên cướp kia đã nhìn thấy và đã tin theo. Và Chúa Jêsus phán cùng anh ta: "Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay”, dù mặt trời đang lặn: "hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Barađi". Không đòi hỏi một sự chuẩn bị nào lâu dài, không một giọt mồ hôi nào phải đổ ra trong ngọn lửa luyện lọc. Và cũng một thể ấy đối với chúng ta. Chúng ta sẽ được ở trong Đức Chúa Giêxu Christ, chúng ta biết rõ như thế, dù mới ba tuần lễ, hay chúng ta đã ở với Ngài trong 10 năm, hoặc 70 năm — thời điểm chúng ta trở lại đạo không tạo ra một sự khác biệt nào nơi sự chúng ta xứng đáng được vào thiên đàng, nhất định là thế. Sự thực là chúng ta càng có tuổi ân điển chúng ta càng nếm trải thật dư dật, chúng ta càng trở nên giống như trái chín hơn, và càng thích ứng hơn để được ở trong thiên đàng; còn có một ý nghĩa khác nữa trong ngôi lời — sự xứng hiệp của Đức Thánh Linh mà Ngài đang ban cho. Tôi nhắc lại, với sự tra xét tình trạng xứng hiệp mà Đức Chúa Cha ban cho, chiếc lá lúa, chiếc lá lúa mì giàu ơn mới vừa hiện ra trên bề mặt của sự tin quyết, rất xứng đáng để được đưa vào trong thiên đàng như cây lúa đã chín đủ cho mùa gặt vậy. Sự nên thánh mà Đức Chúa Cha đã làm nên không phải là tiệm tiến đâu, sự nên thánh ấy hoàn tất một lần đủ cả, giờ đây chúng ta được đưa vào trong thiên đàng, giờ đây thích ứng với thiên đàng, và chúng ta sẽ bước vào sự vui vẻ của Chúa chúng ta.
Tôi muốn bước vào đề tài nầy một cách đầy đủ hơn; song tôi không có thì giờ. Tôi dám chắc tôi đã còn chừa một số vấn đề khó khăn chưa khai thông được, và quí vị phải khai thông chúng nếu chính quí vị có thể khai thông; xin cho phép tôi ngợi khen quí vị vì mở được chúng trên hai đầu gối của mình — những lẽ mầu nhiệm của Nước Đức Chúa Trời đã được học biết nhiều thêm khi quí vị bước vào sự cầu nguyện.
II. Ơn phước thứ hai là LÒNG THƯƠNG XÓT ĐANG NGÓ LẠI. Đôi khi chúng ta ưa thích lòng thương xót đang ngó tới đàng trước hơn, vì chúng mở ra một viễn cảnh rất sáng láng.
Nhưng đây là một sự thương xót nhắm tới đàng trước; hãy xây nó lại hướng về bầu trời tán thưởng của chúng ta, và ngó lại quá khứ u tối, và các mối nguy hiểm mà chúng ta đã thoát ra khỏi đó. Chúng ta hãy đọc câu chuyện nói về lòng thương xót đó — "Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài". Câu nầy là một lời giải thích câu đi trước, như chúng ta đã trình bày trong mấy phút đồng hồ qua. Nhưng ngay bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu bản thân sự thương xót nầy. A! anh em của tôi ơi, chúng ta đang có ở đây đúng phần mô tả chúng ta thường là con người như thế nào!?! Chúng ta đã ở dưới "quyền của sự tối tăm". Khi chúng ta suy gẫm câu Kinh Thánh nầy, mấy chữ nầy cứ lẫn quẫn trong lý trí tôi — "quyền của sự tối tăm". Đối với tôi dường như đây là một trong những cách mô tả đáng sợ nhất mà con người đã nổ lực diễn giải. Tôi nghĩ tôi có thể làm một bài giảng từ mấy chữ đó, nếu Đức Thánh Linh giúp đỡ tôi, mấy chữ đó có thể làm cho từng cái xương trong thân thể quí vị phải rung động. "Quyền của sự tối tăm". Hết thảy chúng ta đều biết rằng có một sự tối tăm về mặt đạo đức đang lần từng câu thần chú của nó qua tâm trí của tội nhân. Ở đâu Đức Chúa Trời chưa được công nhận thì lý trí tránh được sự phán xét. Ở đâu Đức Chúa Trời chưa được thờ phượng thì tấm lòng của con người trở thành một đống đổ nát. Những phòng ốc của tấm lòng lôi thôi ấy bị ám ảnh bởi những nỗi sợ hãi ma quái và những điều dị đoan đồi trụy. Những chỗ tối tăm của lý trí tội lỗi như thế đã bị tư dục xấu xa cùng những thứ tình cảm độc hại chiếm cứ, giống như sâu bọ côn trùng chuyên phá hoại, trong một ngày sáng sủa chúng ta xây đi khỏi chúng với một sự gớm ghiếc. Và ngay cả bóng tối của tự nhiên cũng là bóng tối rất đáng sợ. Trong tình trạng biệt giam đã được thực thi ở một số trại cải tạo, kết quả tệ hại nhất đã bật ra nếu cách đối xử nầy kéo dài. Nếu một người trong quí vị bị bắt đi trong đêm tối rồi bị dẫn tới một cái hang tối, bị bỏ lại ở đó, tôi có thể hình dung ra sự ấy trong một phút, không biết rõ số phận của quí vị, quí vị sẽ cảm nhận một thứ quan tâm giống như con trẻ về điều đó; — có lẽ sẽ có một nụ cười khi quí vị thấy mình đang ở trong bóng tối; chỉ một lúc thôi, từ chỗ mới lạ đó, sẽ trở thành một thứ bị kích thích theo cách tò mò. Có lẽ sẽ trở thành một niềm vui dâng tràn. Trong một thời gian ngắn quí vị phải nổ lực, ra sức dỗ cho bản thân mình nằm xuống ngủ; có thể là quí vị ngủ như ngủ qua đêm vậy; còn nếu quí vị thức, mà vẫn thấy mình nằm ngủ trong lòng đất, nơi chẳng có một tia sáng mặt trời hay một ngọn nến nào chiếu tới; quí vị có biết cảm giác kế đó sẽ đến trên quí vị là gì không? Đó sẽ là một thứ vô tư dại dột. Quí vị sẽ thấy khó mà kềm chế được sự tưởng tượng trong tuyệt vọng của mình. Tấm lòng của quí vị nói: "Ôi lạy Chúa, con đang ở một mình, một mình, một mình, trong chỗ tăm tối nầy". Quí vị đảo con ngươi vòng quanh nơi ấy, mà chẳng thấy được một tia sáng nào hết, lý trí quí vị sẽ bắt đầu sụp xuống. Chặng đường kế đó của quí vị sẽ là một nỗi lo sợ ngày càng tăng. Quí vị sẽ tưởng tượng mình đã trông thấy cái gì đó, và rồi quí vị sẽ kêu lên: "A! tôi có thể nhìn thấy cái gì đó, không biết là thù hay bạn!" Quí vị sẽ cảm thấy tư bề tối tăm của nhà ngục ấy. Quí vị sẽ bắt đầu: "lần theo các bức tường", giống như David ở trước mặt Vua Akích vậy. Sự bối rối sẽ ngưng không bắt lấy quí vị nữa, và nếu quí vị bị giữ ở đó lâu hơn, tình trạng điên cuồng và sự chết sẽ là kết quả. Chúng ta đã nghe nói về nhiều người bị đưa từ trại cải tạo tới nhà thương điên; và tình trạng mất trí được tạo ra một phần do sự biệt giam, và một phần do sự tối tăm mà họ đã bị đặt ở trong đó. Trong một báo cáo sau nầy được viết ra bởi Mục sư Tuyên Úy ở Newgate, có một số phản ảnh về ảnh hưởng của sự tối tăm theo phương thức kỷ luật. Ảnh hưởng thứ nhứt của nó là làm cho kẻ tội phạm ngừng lại mọi sự suy nghĩ của hắn, và khiến cho hắn nhận biết tình trạng thực của hắn trong cái nắm bắt sắt thép của luật pháp bị vi phạm. Hắn nghĩ hắn là người đã thách thức những kẻ bắt giữ mình, rồi bước vào đó với sự rủa sả và thề thốt, khi hắn thấy chỉ có hắn ở trong sự tăm tối, ở đó hắn không thể nghe được tiếng huyên náo của xe cộ trên các đường phố, và cũng không thể thấy được một ngọn đèn nào, lúc ấy hắn mới bắt sợ hãi; hắn nhượng bộ, hắn sẽ được thuần hoá. "Quyền của sự tối tăm" đúng là một quyền rất đáng sợ. Nếu tôi có thì giờ, tôi sẽ cơi rộng về đề tài nầy. Chúng ta không thể mô tả đúng "quyền của sự tối tăm” là như thế nào, ngay cả trong thế gian nầy. Tội nhân bị chìm ngập trong bóng tối tăm của tội lỗi mình, và người chẳng thấy được việc gì, người chẳng biết được việc gì. Cái điều duy nhứt mà người có ở đây, ấy là niềm vui của sự lần mò, niềm vui say sưa đó giờ đây người đang có trong con đường tội lỗi của mình, sẽ dãy chết thôi, và một thái độ muốn ngủ cho qua hết thì giờ sẽ ụp đến trên người. Tội lỗi sẽ khiến cho người chỉ muốn nằm xuống ngủ, hầu cho người sẽ không còn nghe được tiếng của vị Mục sư, đang kêu xin con đường thoát cho hắn. Cứ để hắn tiếp tục ở trong đó, và lần lần sẽ biến hắn thành một kẻ ngốc nghếch về mặt thuộc linh. Hắn sẽ chịu như thế vì cớ tội lỗi, là lý do chính sẽ phủ xuống trên hắn. Mọi sự bàn bạc mà một người có ý thức sẽ nhận được, sẽ chỉ hoài công đối với hắn. Cứ để hắn ở đó, và hắn sẽ đi từ chỗ xấu xa đến tồi tệ hơn, cho tới chừng hắn đạt tới chỗ điên dại khi cứ tuyệt vọng ở trong tội lỗi; rồi sự chết bước tới, và bóng tối tăm sẽ đạt được tác dụng đầy trọn của nó; hắn sẽ bước vào chỗ mê sảng điên cuồng của địa ngục. A! quyền lực của tội lỗi biến con người càng lúc càng đáng tởm hơn tư tưởng của hắn có thể nhận biết, hoặc ngôn ngữ có thể tô vẽ. Ôi "quyền của sự tối tăm!"
Bây giờ, anh em yêu dấu của tôi ơi, hết thảy chúng ta đều từng ở dưới quyền nầy. Đúng như thế, trừ ra một vài tháng — một vài tuần lễ với ai đó trong quí vị — khi quí vị còn chịu dưới quyền của sự tối tăm và của tội lỗi. Một số người trong quí vị đã từng chịu đựng quyền ấy rất lâu; nhiều người khác đã chịu đựng lâu lắm rồi, giống như đang ngủ mê trong quyền ấy vậy; có người trong quí vị đã chịu đựng đến nỗi lạnh cảm về quyền ấy; và tôi không biết nhưng một số người trong quí vị gần như lấy làm kinh khủng về quyền ấy. Quí vị đã rủa sả và đã thề thốt; quí vị đã thốt ra những lời lẽ phạm thượng, đến nỗi quí vị thấy mình dường như sắp sửa bị bỏ vào địa ngục vậy; nhưng, đáng ngợi khen và phước hạnh thay là danh của Đức Chúa Cha, Ngài đã "làm cho chúng ta dời qua Nước của Con rất yêu dấu Ngài".
Sau khi đã giải thích cụm từ "quyền của sự tối tăm" như thế, để chỉ ra tình trạng của quí vị, chúng ta hãy bước qua cụm từ kế đó, "làm cho chúng ta dời qua". Từ “dời qua” có ý nghĩa như thế nào!?! Tôi dám nói quí vị nghĩ từ nầy có ý nói tới quá trình bởi đó một từ được giải thích, khi ý nghĩa được làm rõ, trong khi phần mô tả được hiểu theo lối nói khác. Chữ “dời qua” có một nghĩa ở đây, song không phải là ý đó ở đây. Josephus đã sử dụng từ ngữ ấy theo cách nầy — nắm lấy một dân đang cư ngụ trong một quốc gia nhất định, rồi đem đặt họ vào một nơi khác. Điều nầy được gọi là “dời”. Đôi khi chúng ta nghe một vị Mục sư được dời hay cất đi từ chỗ nầy sang chỗ khác. Bây giờ, nếu quí vị muốn ý nghĩa được giải thích, hãy chú ý khi tôi đưa ra một trường hợp đáng ngạc nhiên của một sự di dời to lớn. Con cái Israel đã ở tại Ai cập chịu dưới quyền của các đốc công hà hiếp họ rất khắc nghiệt, rồi bắt họ phải ở trong vòng nộ lệ thép. Đức Chúa Trời đã làm gì cho dân nầy? Có hai triệu người cả thảy. Ngài không có tâm tính của một kẻ bạo quyền; Ngài không dùng lý trí mình để tác động, hầu cung ứng cho họ một ít tự do; nhưng Ngài đã dời dân nầy đi; Ngài nắm lấy cả thảy hai triệu người đó, với một tay giơ cao và cánh tay giang rộng, Ngài dẫn dắt họ ngang qua đồng vắng, rồi dời họ vào trong xứ Canaan; và rồi họ được định cư tại đó. Đúng là một sự di dời thành công, khi với bầy gia súc của họ, cùng những đứa con nhỏ của họ, toàn bộ đạo binh Israel đã ra khỏi Ai cập, băng ngang qua sông Giôđanh, rồi đến tại xứ Canaan! Hỡi anh em yêu dấu của tôi ơi, toàn bộ sự thành tựu ấy không sao bằng được với sự thành tựu của ân điển Đức Chúa Trời, khi Ngài đem một tội nhân ra khỏi khu vực tội lỗi mà vào trong nước của sự thánh khiết và bình an. Thật là dễ dàng khi Đức Chúa Trời đem dân Israel ra khỏi Ai cập, chia Biển Đỏ ra làm hai, mở ra một đại lộ ngang qua đồng vắng không đường, ban mana xuống từ trời, sai gió lốc đánh đuổi các vua; thật là dễ dàng cho Đấng Toàn Năng thực thi hết mọi sự nầy, hơn là dời một người từ quyền của sự tối tăm vào trong Nước của Con yêu dấu Ngài. Đây mới là thành tựu vĩ đại nhất của Đấng Toàn Năng. Tôi tin là tầm cỡ của cả vũ trụ nầy còn nhỏ hơn điều nầy — sự thay đổi của một tấm lòng xấu xa, sự bắt phục một ý chí sắt đá. Nhưng cảm tạ Đức Chúa Cha, Ngài đã hiệp mọi sự lại vì ích cho quí vị và cho tôi. Ngài đã đưa chúng ta ra khỏi bóng tối tăm, Ngài đã di dời chúng ta, Ngài đã nắm lấy một gốc cây già nua làm trốc rễ — nhổ nó lên, đáng chúc phước thay là Đức Chúa Trời, nhổ lên cả thảy, rồi đem trồng cây ấy vào một chỗ đất tốt. Ngài phải cắt ngọn cây ấy, thực thế — những nhánh cây cao kiêu ngạo của chúng ta; nhưng cây đã mọc lên rất tốt ở chỗ đất xốp hơn trước đây bao giờ. Ai từng nghe nói tới việc di dời một cây lớn như thế giống như một con người đã lớn lên 50 năm ở trong tội lỗi? Ồ! Thật là lạ lùng khi Cha chúng ta đã làm điều đó. Ngài đã bắt lấy con báo hoang dã ở trong rừng, thuần hoá nó thành một con chiên, và tẩy hết mấy cái đốm trên mình nó. Ngài đã làm cho người Êthiôpi nghèo khổ kia được tái sanh — ồ, bản chất của người đen đúa dường bao — sự đen đúa của chúng ta sâu lắng trong làn da; nó đi thẳng vào tâm của tấm lòng chúng ta; nhưng, phước hạnh thay danh Ngài, Ngài đã thanh tẩy cho chúng ta được trắng tinh, và vẫn còn chịu lấy cuộc giải phẩu thiêng liêng, và Ngài sẽ hoàn toàn giải thoát chúng ta không còn một vết ô tội nào, rồi đưa chúng ta vào trong nước của Con yêu dấu Ngài. Ở đây, kế đó, trong sự thương xót thứ hai, chúng ta phân biệt đối với những gì chúng ta đã thoát ra, và phương thức chúng ta được giải thoát — Đức Chúa Cha đã “dời” chúng ta đi.
Nhưng giờ đây chúng ta đang ở đâu? Người tin Chúa được đem đến chỗ nào, khi nào người được đem ra khỏi quyền của sự tối tăm? Người được đem vào trong Nước của Con yêu dấu Đức Chúa Trời. Cơ đốc nhân có ao ước mình được đem vào nước nào khác không? Hỡi anh em, về lý thuyết một nước cộng hoà nghe rất kêu, nhưng trong lãnh vực thuộc linh, việc cuối cùng chúng ta mong muốn là một nước cộng hoà. Chúng ta mong muốn một vương quốc. Tôi muốn có Đấng Christ là quân vương tuyệt đối trong tấm lòng. Tôi không muốn có một mối hồ nghi nào về điều đó. Tôi muốn dâng hiến mọi quyền tự do của tôi cho Ngài, vì tôi cảm thấy rằng tôi chưa hề được tự do cho tới chừng nào mọi thứ tự chủ của tôi đều không còn nữa; tôi chưa hề có ý muốn tôi thật được tự do cho tới chừng nó bị ràng trong chiếc cùm yêu thương ngọt ngào bằng vàng của Ngài. Chúng ta được đưa vào trong một nước — Ngài là Chúa và là Đấng Tối Cao, và Ngài đã lập chúng ta làm "vua và thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời chúng ta", và chúng ta sẽ đồng trị với Ngài. Bằng chứng chúng ta đang sống trong nước nầy nằm ở chỗ chúng ta vâng phục nhà Vua của chúng ta. Ở đây, có lẽ chúng ta sẽ dấy lên nhiều thắc mắc và nguyên cớ, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ nói, mặc dù chúng ta nhiều lần đã làm cho nhà Vua bị mất lòng, dù tấm lòng chúng ta trung thành với Ngài. "Ôi, Chúa Jêsus quí báu của chúng con ơi! Chúng con vâng theo Ngài, và đầu phục từng điều trong luật pháp Ngài, tội lỗi chúng con không phải là những tội lỗi cố ý, nhưng dù chúng con sa ngã chúng con dám thành thực nói, rằng chúng con sẽ sống thánh khiết y như Ngài là thánh khiết vậy, tấm lòng chúng con thành thực đối cùng luật pháp Ngài; lạy Chúa, xin giúp chúng con biết theo đuổi con đường điều răn của Ngài".
Vì vậy, quí vị thấy đấy, sự thương xót mà Đức Chúa Cha đã ban cho chúng ta, chính là sự thương xót mà Ngài đã "dời chúng ta ra khỏi quyền của sự tối tăm vào trong nước của Con yêu dấu Ngài". Đây là công việc của Đức Chúa Cha. Há chúng ta sẽ không kính sợ Đức Chúa Cha từ ngày này trở đi sao? Há chúng ta sẽ không dâng lên Ngài lời cảm tạ, và hát lên những bài thánh ca chúc tụng Ngài, tôn vinh và đắc thắng trong danh cao cả của Ngài?
III. Ở điểm thứ ba nầy, tôi nói vắn tắt thôi, ấy là CHỈ RA MẤU NỐI GIỮA HAI CÂU.
Khi tôi lấy một phân đoạn Kinh Thánh để suy gẫm, tôi muốn, nếu tôi có thể, nhìn thấy ý nghĩa của nó, kế đó tôi muốn tra xét các chi tiết khác nhau của nó, và nếu tôi hiểu được từng mệnh đề khác nhau; khi ấy tôi muốn quay trở lại một lần nữa, rồi xem coi mệnh đề nào phải tra xét với mệnh đề kia. Tôi xem và xem lại một lần nữa phân đoạn nầy, và lấy làm lạ không biết có mấu nối nào giữa hai câu hay không!?! "Hãy tạ ơn Đức Chúa Cha, Ngài đã khiến anh em có thể dự phần cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng". Phải, đúng như thế đấy; chúng ta có thể thấy đây là công việc của Đức Chúa Cha, Ngài khiến cho chúng ta được vào trong thiên đàng. Nhưng câu kế đó, câu thứ 13, có điều gì đó phải làm với tình trạng xứng đáng của chúng ta? — "Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài". Phải, tôi đã xem qua câu nói ấy nhiều lần và tôi đã nói tôi sẽ đọc câu ấy theo chiều hướng nầy. Tôi nhìn thấy câu 12 cho tôi biết rằng cơ nghiệp của thiên đàng là cơ nghiệp sáng láng. Thiên đàng có sáng láng không? Khi ấy tôi có thể nhìn thấy tình trạng xứng đáng của mình để được vào đó như đã được mô tả trong câu 13. — Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm. Thế thì đấy không phải là một việc sao? Nếu tôi được giải thoát khỏi quyền của sự tối tăm, há đấy không phải là được khiến xứng đáng để ở trong sự sáng láng sao? Giờ đây, nếu tôi được dời ra khỏi sự tối tăm vào trong sự sáng, và tôi đang bước đi ở trong sự sáng, há đây không phải là tình trạng xứng hiệp đã được nói ra ở câu đi trước kia chăng? Khi đó tôi đọc lại. Câu nầy nói họ là những thánh đồ. Phải, các thánh đồ là hạng người biết vâng theo Đức Chúa Con. Đây là tình trạng xứng hiệp của tôi ở trong câu 13, câu nầy chép như sau: "Ngài đã dời tôi khỏi quyền của sự tối tăm vào trong nước của Con yêu dấu Ngài". Vì vậy, không những tôi đang có sự sáng, mà còn có địa vị làm con nữa, vì tôi đang ở trong "nước của Con yêu dấu Ngài". Nhưng về phần cơ nghiệp thì thế nào? Có điều chi nói tới cơ nghiệp trong câu 13 không? Đây là một cơ nghiệp; tôi có thể thấy gì về tình trạng xứng hiệp đối với cơ nghiệp ấy không? Có đấy, tôi thấy rằng tôi đang ở trong nước của Con yêu dấu Ngài. Đấng Christ đã đến như thế nào để có được một Nước? Sao chứ, bởi cơ nghiệp. Tôi thấy mình dường như đang ở trong cơ nghiệp của Ngài; và nếu tôi đang ở trong cơ nghiệp của Ngài ở đây, thì tôi sống xứng đáng để ở trong Nước ấy trên cao, vì tôi đang ở trong Nước ấy rồi. Giờ đây tôi là một chi thể của Nước ấy và đang dự phần trong Nước ấy, khi tôi đang ở trong Nước mà Ngài kế tự từ Cha của Ngài, và vì thế có sự xứng hiệp.
Tôi không biết phải nói điều nầy theo cách đơn giản ra sao với quí vị. Nếu quí vị chịu tra xem Kinh Thánh, tôi sẽ tóm lược lại. Quí vị thấy đấy, thiên đàng là một nơi sáng láng; khi chúng ta được dời ra khỏi sự tối tăm, tất nhiên là xứng hiệp với sự sáng rồi. Đây là chỗ dành cho con cái; khi chúng ta được dời vào trong nước của Con yêu dấu Ngài, tất nhiên chúng ta đã được quyền làm con cái, vì thế mà có sự xứng hiệp để được ở trong nước ấy. Đây là một cơ nghiệp; và khi chúng ta được dời vào trong nước thừa tự của Con yêu dấu Đức Chúa Trời, chúng ta vui hưởng cơ nghiệp trong lúc bây giờ, và tất nhiên xứng đáng tận hưởng cơ nghiệp ấy cho đến đời đời.
Sau khi chỉ ra mấu nối giữa hai câu nầy, giờ đây tôi đề nghị kết thúc với một vài sự quan sát chung chung. Tôi muốn trình bày Kinh Thánh theo cách chi tiết, hầu cho chúng ta có thể rút tỉa một số bài học thực tiển từ đó. Tất nhiên bài học đầu tiên là đây: chúng ta từ tối nay trở đi không được quên Đức Chúa Cha trong sự khen ngợi của chúng ta. Tôi nghĩ tôi đã nói điều nầy sáu lần rồi trong bài giảng. Tại sao tôi thường nhắc lại điều nầy, ấy là chúng ta sẽ không bao giờ quên điều đó. Martin Luther đã nói, ông đã rao giảng về sự xưng công bình bởi đức tin mỗi ngày trong tuần và kế đó dân sự sẽ không hiểu hết được. Tôi tin, có một số lẽ thật cần phải được giảng đi giảng lại nhiều lần, vì đầu óc dại dột của chúng ta không sao lãnh hội hết được, hoặc trí nhớ của chúng ta không sao nắm bắt được hết. Tôi nài xin quí vị, hãy hát lên đi, theo thói quen, những lời ngợi khen Cha trên trời, y như quí vị dâng lên những lời ngợi khen cho Đức Chúa Con bị treo trên thập tự giá vậy. Hãy kính sợ Đức Chúa Trời chơn thật, Đức Chúa Trời hằng sống, y như quí vị yêu mến Chúa Jêsus Người-Trời, Cứu Chúa từng chịu chết vì quí vị. Đây là bài học rất quan trọng.
Kế đó, có bài học khác dấy lên. Hỡi anh chị em, có phải quí vị biết tối nay quí vị không còn ở một địa vị giống như trước đây chăng? Quí vị có dám chắc rằng quyền của sự tối tăm giờ đây không còn ở trên quí vị, rằng quí vị yêu mến tri thức thiêng liêng, rằng quí vị đang khao khát theo đuổi những niềm vui thiên thượng không? Quí vị dám chắc rằng quí vị đã được "dời qua nước của Con yêu dấu Ngài" không? Kế đó không còn bối rối về các tư tưởng liên quan đến sự chết, vì dù sự chết có đến theo phương thức nào đi nữa, quí vị đã xứng đáng trở nên người "dự phần cơ nghiệp các thánh trong sự sáng láng". Đừng để cho một tư tưởng nào làm cho quí vị phải bối rối về sự chết đang đến với quí vị trong một thì giờ chẳng đúng lúc. Có thể nó sẽ đến ngày mai hay bây giờ, nếu đức tin của quí vị chẳng nhắm vào sự gì khác hơn huyết và sự công bình của Chúa Jêsus, quí vị sẽ nhìn thấy gương mặt của Đức Chúa Trời với sự tiếp nhận. Tôi có được nhận thức đó trong linh hồn tôi, bởi sự làm chứng của Đức Thánh Linh, bởi tôi được làm con nuôi trong gia đình của Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy rằng dù tôi không giảng đạo nữa, thân thể tôi yên nghỉ trên giường tại nhà của mình: "Tôi biết Đấng Cứu Chuộc tôi vẫn sống", và thêm nữa, tôi sẽ trở thành người "dự phần cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng". Người ta không luôn luôn cảm thấy như thế, nhưng tôi muốn quí vị đừng thoả mãn cho tới chừng nào quí vị cảm thấy như thế, cho tới chừng nào quí vị biết rõ tình trạng xứng đáng của mình, cho tới chừng nào quí vị nhận rõ tình trạng ấy; cho tới chừng quí vị khát khao mình được cất đi, vì quí vị cảm thấy mình có quyền không bao giờ thoả lòng cho tới khi vào hẳn trong nước thiên đàng — các quyền mà chỉ thiên đàng mới có.
Thêm một phần suy gẫm nữa kéo theo ở phía sau. Có một số người trong quí vị ở đây không được thương xót đến trong sự phán xét, họ không "xứng đáng dự phần cơ nghiệp với các thánh trong sự sáng láng". A! nếu một kẻ ác được vào trong thiên đàng mà không cần sự biến đổi, thiên đàng sẽ không là thiên đàng đối với người ấy. Thiên đàng không được sử dụng để cho hạng tội nhân; đây không phải là một nơi dành cho họ. Nếu quí vị đem một người Hottentot ở Nam Phi từng sinh sống ở vùng nhiệt đới tới vùng mà người Esquimaux đang trú ngụ, rồi nói cho người ấy biết quí vị sẽ chỉ cho người ấy thấy ánh bình minh ló dạng, cùng mọi sự vinh hiển của Bắc Cực, kẻ khốn khổ nầy không thể tán thưởng mọi sự ấy; người ấy sẽ nói: "Đây không phải là môi trường của tôi; đây không phải là nơi mà tôi thấy hạnh phúc!” Và nếu quí vị đưa một kẻ sống ở cực bắc, xuống khu vực có nhiều cây cối mọc cao nghều nghệu, và các mùi hương thoảng bay theo cơn gió, rồi buộc người sống ở đó dưới sức nóng như thiêu như đốt, người ấy sẽ chẳng thưởng thức được gì; người ấy sẽ nói: "Đây không phải là chỗ dành cho tôi, vì nó không hợp với bản chất của tôi". Hoặc nếu quí vị bắt lấy chim kên kên, là loài chim sống nhờ vào các xác chết đã thối rửa, rồi đặt nó vào một nơi tử tế mà quí vị có thể tạo ra cho nó, rồi nuôi nó bằng những bữa ăn chọn lọc nhất, nó sẽ không thấy ngon miệng đâu vì đây không phải là thức ăn hợp khẩu vị của nó. Còn quí vị, hỡi tội nhân, quí vị chẳng khác gì một con kên kên thèm ăn xác thối; không một điều gì làm cho quí vị vui thích cho bằng tội lỗi, quí vị không muốn hát lên nhiều bài thi thiên, có phải không? Chúa nhựt là một ngày ảm đạm đối với quí vị; quí vị thích ngày ấy mau qua, quí vị không màng chi đến Kinh Thánh; quí vị không muốn nhìn thấy Kinh Thánh. Quí vị thấy đến nhóm lại ở một nhà hội hay nhà thờ thực đúng là một việc làm tồi tệ. Quí vị chẳng thấy băn khoăn chi về những vụ việc của cõi đời đời; tấm lòng quí vị chẳng thấy rung động chút nào. Nếu quí vị không yêu mến Đức Chúa Trời, và chết đi như quí vị đang chết, quí vị sẽ đi đến cùng bạn bè của mình, quí vị sẽ đến với người bạn đời thường hay say khướt của mình, quí vị sẽ đến với những người bạn tốt của mình; những kẻ làm bạn đời thường của quí vị trên đất sẽ trở nên bạn đời của quí vị cho đến đời đời; nhưng quí vị phải đến với Vua của những người bạn tốt, trừ phi quí vị ăn năn và được biến đổi. Nơi Đức Chúa Trời ngự quí vị không thể đến được. Đây không phải là một môi trường thích ứng với quí vị. Chim trời không thể sống dưới đáy biển, loài cá không thể sống trong khoảng không, một tội nhân gian ác không thể sống trong thiên đàng được. Vậy thì cần phải làm gì đây? Quí vị phải có một bổn tánh mới. Tôi cầu xin Đức Chúa Trời ban bổn tánh ấy cho quí vị. Hãy nhớ nếu bây giờ quí vị cảm thấy quí vị cần một Cứu Chúa, đấy là khởi đầu của một bổn tánh mới. "Hãy tin theo Đức Chúa Giêxu Christ"; hãy phó thác mình cho Ngài, đừng tin cậy một thứ gì khác hơn huyết của Ngài, và kế đó bổn tánh mới sẽ được mở ra, và quí vị sẽ được những lần vận hành của Đức Thánh Linh khiến cho xứng đáng để trở nên "kẻ dự phần cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng". Có một người nhiều lần vào trong nhà cầu nguyện nầy, một người giờ đây được giới thiệu, là người đã đến như một thân hữu rất vui nhộn, chẳng sợ Đức Chúa Trời lẫn ma quỉ. Một người đã từ quán rượu đến với nơi chốn nầy. Thế rồi nếu người qua đời, thì linh hồn người sẽ đi đâu? Nhưng trong đêm đó Chúa đến gặp người, đêm nay ân sũng đã được bày ra ở đây. Quí vị có thể nói: "Hãy tạ ơn Đức Chúa Cha, Ngài đã khiến anh em có thể dự phần cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng: Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài". Và nếu Đức Chúa Trời đã làm điều ấy cho ai đó rồi, tại sao Ngài không thể làm điều ấy cho người khác nữa chứ? Sao quí vị thấy thất vọng chứ, hỡi tội nhân đáng thương kia? Nếu ngươi có mặt ở đây tối nay, hỡi tội nhân tệ hại nhất của địa ngục, hãy nhớ, cánh cỗng thương xót đang mở toang, và Chúa Jêsus buộc ngươi phải đến, hãy nhìn biết lỗi lầm mình, hãy đến với Ngài. Hãy nhìn xem thập tự giá của Ngài, và ngươi sẽ tìm được sự tha thứ nơi các mạch máu Ngài, và tìm được sự sống nơi sự chết của Ngài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét