Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010

MARY & GIÔSÉP



MARY & GIÔSÉP
Suy gẫm về sự kỳ diệu trong Lễ Giáng Sinh
Ở giữa kỳ lễ, thật dễ nhìn thấy ánh đèn trong các cánh cửa sổ của người khác với ý thức mình đã lạc mất tinh thần của Lễ Giáng Sinh. Trong khi cố gắng không nhắc tới những kỳ vọng của người khác, có thể bạn tìm thấy chính khả năng tận hiến đã cạn kiệt trong mình. Ngay cả tiếng chuông nhà thờ và các bài hát sẽ đọng lại trong bạn cảm xúc Đức Chúa Trời đang đòi hỏi nhiều hơn là bạn phải tận hiến nữa.
Nếu điều ấy đang mô tả bạn, nguyện đây là lúc để tái viếng lại sự lạ lùng của câu chuyện Giáng Sinh. Trong phần trích đoạn sau đây của quyển Cánh cửa sổ trong dịp Lễ Giáng Sinh (Windows on Christmas), tác giả Bill Crowder bắt lấy tinh thần của kỳ lễ rồi chỉ cho chúng ta thấy một Đức Chúa Trời là Đấng đã làm rung động cả trời và đất, và hai con người rất thực, để ban cho chúng ta Tặng Phẩm kỳ diệu nhất trong mọi tặng phẩm.
Martin R. De Haan II
MỘT VIỄN CẢNH TƯƠI MỚI
Tôi là một người nghiện Lễ Giáng Sinh. Tôi yêu mọi sự trong Lễ ấy – cây cối, quà tặng, thức ăn, sự ca tụng, các truyền thống, những buổi thờ phượng đặc biệt, các buổi nhóm lại của gia đình, và đúng, đồ ăn nữa. Gia đình của chúng tôi, giống như nhiều gia đình kỷ niệm Lễ Giáng Sinh, đã phát triển những truyền thống riêng, và từng cách biểu lộ vui mừng đó đem lại bóng dáng và mùi vị riêng cho lễ kỷ niệm sự ra đời của Đấng Christ. Mỗi truyền thống cung ứng từng lớp kinh nghiệm, cung ứng quan điểm và triễn vọng khác vào câu chuyện Giáng Sinh quen thuộc và sự kỷ niệm Lễ ấy.
Cuộc sống luôn nhắm vào triễn vọng, và nhận thức riêng của chúng ta có thể được gạn lọc và được làm cho phong phú bằng cách nhìn vào những biến cố của cuộc sống qua một số cánh cửa sổ khác nhau. Điều chi càng quen thuộc với, thì các cánh cửa sổ này càng có giá trị thêm. Một cái nhìn tươi mới, một góc độ khác biệt, có thể cách mạng hóa sự tán thưởng của chúng ta về lẽ thật, cũng có thể rơi vào chỗ nguy hiểm của việc làm tăng thêm nhạt nhẻo và mệt mõi.
Một cái nhìn tươi mới, một góc độ khác biệt, có thể cách mạng hóa sự tán thưởng của chúng ta về lẽ thật, cũng có thể rơi vào chỗ nguy hiểm của việc làm tăng thêm nhạt nhẻo và mệt mõi.
Đối với tôi, thực tại nầy được xem trọng trong một phương thức rất quyến rũ bởi nhà làm phim Clint Eastwood. Là một người hâm mộ bề dài của lịch sử, tôi đã chờ đợi trong ưu tư với cuộn phim Flags Of Our Fathers [Ngọn cờ của tiền nhân chúng ta] nói về trận đánh trong Đệ II Thế Chiến ở hòn đảo nhỏ Iwo Jima trên Thái Bình Dương. Và tôi đã không bị thất vọng. Tôi đã học biết nhiều điều mà tôi chưa hề biết về trận đánh lịch sử đó và thậm chí việc cắm ngọn cờ nổi tiếng kia. Nhưng mọi sự đấy là từ viễn cảnh trận đánh của nhiều người Mỹ ở đó.
Eastwood đã nối theo cuộn phim nầy với phim thứ nhì có đề tựa là Letters From Iwo Jima [Các bức thư gửi từ Iwo Jima]. Phim ấy đã nói cùng một câu chuyện, nhưng từ viễn cảnh của những người lính Nhật đã đào chiến hào ở đó. Eastwood làm cho chúng ta nhìn qua ánh mắt của họ bằng cách dõi theo các bức thư mà họ đã viết gửi cho người thân tại quê nhà khi mô tả các điều kiện kinh khiếp và trận đánh hãi hùng đã diễn ra ở đó.
Hai cuộn phim kể lại cùng một trận đánh, nhưng hình ảnh cuộc chiến lại khác nhau. Đây là một bài học quan trọng cho tôi căn cứ theo giá trị và ý nghĩa của viễn cảnh.
Trong câu chuyện Giáng Sinh, cái nhìn tươi mới nầy có thể được tìm gặp trong phần Kinh Thánh quen thuộc Luca 2. Ở đó chúng ta tìm gặp những viễn cảnh khác nhau căn cứ theo các biến cố của sự Giáng Sinh, và chúng ta có thể chia sẻ các viễn cảnh nầy bằng cách nhìn qua các cánh cửa sổ được cung ứng bởi những người có mặt ở đó, cho phép chúng ta nhìn thấy và cảm nhận, và để học biết từ mọi phản ứng của họ đối với các biến cố đầy quyền năng và kỳ diệu nầy. Những điều kỳ diệu vô hạn nầy:
Kêu gọi chúng ta phải quì gối xuống trước chiếc máng cỏ khiêm nhường – và nhìn thấy trước một thập tự giá nghiệt ngã kia.
Dạy cho chúng ta biết về sự vinh hiển của sự hóa thân thành nhục thể – và thảm họa của tội lỗi con người đòi hỏi một Cứu Chúa là Đấng sẽ mang lấy tội lỗi của chúng ta trên chính thân thể của Ngài.
Để cho chúng ta kỷ niệm phép lạ của sự giáng trần – và vui mừng trong phép lạ của sự sanh lại.
Nói ngắn gọn, những điều ấy cho phép chúng ta bước vào các biến cố đã làm thay đổi thế giới và dân cư của nó cho đến đời đời – để hiệp với những người khiêm nhường đến thờ phượng, những kẻ đã tiếp nghinh Đấng Christ khi Ngài giáng trần. Họ cung ứng cho chúng ta những gì chúng ta thường cần đến nhất – viễn cảnh tươi mới.
MARY: Viễn cảnh của sự kỳ diệu
Một trong những bài ca Giáng Sinh dễ gần gũi, thường được sử dụng nhiều nhất có đề tựa: “I Wonder As I Wander”. Với âm điệu và phong cách của một bài hát thuộc linh, bài ca ấy nói tới lẽ mầu nhiệm của câu chuyện Giáng Sinh và sự can thiệp lạ lùng của Đức Chúa Trời. Bài hát ấy cố gắng mô tả bằng lời lẽ và âm điệu thể nào tấm lòng của con người khó mà hiểu được những điều Đức Chúa Trời đã chọn thực hiện – và lý do tại sao Ngài lại chọn làm như thế.
Tôi lấy làm lạ khi tôi phiêu bạt dưới bầu trời
Thể nào Cứu Chúa Jêsus, đã hiện đến để chịu chết.
Cho hạng người xấu tính nghèo hèn như bạn và tôi.
Tôi lấy làm lạ khi tôi phiêu bạt dưới bầu trời.
Tôi không thể tưởng tượng được từ ngữ thích đáng nào khác có thể mô tả phép lạ ấy hơn từ ngữ kỳ diệu. Nhưng tôi e rằng, trong thế giới của chúng ta ngày nay, kỳ diệu không còn là đủ tuyệt vời nữa đâu. Một nhạc sĩ chuyên ghi âm sau lần ghi âm đầu tiên của mình đã được xem là “một sự thành công kỳ diệu”. Một trong những ổ bánh màu trắng đơn giản nhất trong khu chợ được biết là Ổ Bánh Kỳ Diệu, và thậm chí chúng ta có loại đồ lót Kỳ Diệu nữa. Tuy nhiên, không cứ cách nào đó, những thứ nầy dường như không tiêu biểu cho cách sử dụng thích đáng chữ Kỳ Diệu.
Kỳ diệu cần phải được gán cho điều chi vượt trổi hơn sự giải thích của con người.
Bảy Kỳ Quan của thế giới cổ (tỉ như Kim Tự Tháp ở Giza và Vườn Treo Babylôn) có thể đạt được gần tới cốt lõi của sự kỳ diệu – một thứ phủ lút tư tưởng của chúng ta, nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta quá nhỏ bé không thể suy nghĩ và xử lý những công trình ấy với một trình độ nhất định. Thế nhưng ngay cả những kỳ công kiến trúc kín nhiệm ấy vẫn rơi vào chỗ thiếu sót. Rốt lại, chúng được dựng nên bởi những con người giống như chúng ta. Chúng ta không thể biết hết làm thế nào họ đã dựng nên công trình ấy, nhưng có một sự giải thích cho điều đó, giống như sự giải thích ấy cho tới nay vẫn chưa được khám phá ra vậy.
Không, kỳ diệu cần phải được gán cho điều chi vượt trổi hơn sự giải thích của con người. Kỳ diệu nói tới sự toàn năng, toàn tại và quyền phép sáng tạo. Kỳ diệu nói tới Đức Chúa Trời. Vì thế, hãy suy nghĩ George Beverly Shea là người đã viết ra những lời nầy:
Có sự kỳ diệu khi mặt trời lặn mỗi buổi chiều, sự kỳ diệu của mặt trời mọc như tôi đã nhìn thấy; nhưng điều kỳ diệu của mọi sự diệu kỳ làm rung động linh hồn tôi là sự kỳ diệu Đức Chúa Trời vốn yêu thương tôi. Ôi, tình yêu ấy diệu kỳ dường bao, tình yêu ấy diệu kỳ dường bao – khi nghĩ đến Đức Chúa Trời yêu thương tôi.
Tại sao ở trên đất (hay trên thiên đàng), Đức Chúa Trời lại yêu thương tôi? Điều đó thách thức sự hiểu biết. Tôi biết tôi, và thẳng thắn mà nói, tôi chẳng có gì đáng yêu hết. Vậy, tại sao Ngài lại yêu tôi chứ? Kỳ diệu quá.
Nhưng để thêm vào ý thức kỳ diệu chung quanh tình yêu đó, tại sao Ngài lại yêu tôi theo cách Ngài đã yêu – sai Con Ngài đến chịu chết vì tội lỗi của tôi và trong chỗ của tôi chứ? Đấy là cốt lõi của niềm tin Cơ đốc, và chẳng có một câu trả lời dễ dàng nào hết, ngoài bổn tánh của chính mình Đức Chúa Trời: ấy là tình yêu thương.
Vì sự kỳ diệu của tình yêu Đức Chúa Trời đã tìm thấy cách bày tỏ trọn vẹn nhất của nó nơi sự đến của Đấng Christ vì ích cho chúng ta, chúng ta hãy nhìn vào câu chuyện Giáng Sinh qua viễn cảnh của một thiếu nữ, là người đã có nguyên nhân cho sự kỳ diệu hơn bất cứ ai khác dính dáng đến câu chuyện.
Vì sự kỳ diệu của tình yêu Đức Chúa Trời đã tìm thấy cách bày tỏ trọn vẹn nhất của nó nơi sự đến của Đấng Christ vì ích cho chúng ta.
SỰ KỲ DIỆU CỦA ĐẶC ÂN
Một quảng cáo thẻ tín dụng của American Express thường ghi như sau: “Địa vị hội viên có những đặc ân của nó”. Họ đã cổ động cho thẻ tín dụng của họ bằng cách hướng sự khao khát của người ta vào sự lựa chọn, vì có một cơ hội mà nhiều người khác chỉ có thể tưởng tượng.
Thế giới bị phân chia giữa những cái có và những cái không có, giữa tiếp nhận và loại trừ, giữa kẻ được ơn và người bị loại. Người ta ở phía ngoài nhìn vào trong với sự ganh tỵ và kinh sợ khi có một số người may mắn nắm lấy được “các đặc ân” của họ.
Tuy nhiên, một số đặc ân còn trổi hơn cả cách đối xử đặc biệt hay một tấm thẻ hội viên. Họ tỏ ra kinh ngạc khi thấy bạn được chọn trên những người khác. Tôi không tin mình hiểu được điều nầy cho tới khi tôi gặp Marlene, là thiếu nữ mà về sau đã trở thành vợ của tôi.
Marlene và tôi đã hò hẹn không tới 2 tuần lễ, khi đang dùng cơm tối với nhau, nàng nói nàng cần phải tỏ cho tôi biết một việc quan trọng. Giọng nói dịu dàng của nàng khiến cho tôi phải nghĩ rằng tôi sắp sửa nghe nói về một người bạn trai mới quay trở lại hay vị hôn phu phải nhập ngủ, nhưng đấy chẳng phải là trường hợp. Nàng muốn nói cho tôi biết rằng nàng đã được nhận làm con nuôi. Sau khi thở ra một hơi dài nhẹ nhõm, tôi yêu cầu nàng nói cho tôi biết từng chi tiết. Sau khi lắng nghe nàng giải thích thể nào nàng đã đi từ chỗ là Kathy ở quận Washington, Virginia, đến Lili Marlene ở Raleigh, North Carolina, tôi hỏi nàng: “Có bao giờ em muốn tìm thấy bố mẹ thực của mình không?” Nàng đáp: “Đây là những bố mẹ thực sự của em. Họ có một viện mồ côi đầy những trẻ em cần một mái nhà – và họ đã chọn em. Họ có thể chọn bất cứ ai, nhưng họ đã chọn em. Em”. Đối với Marlene, đặc ân là niềm vui của sự được chọn.
Tôi e rằng thiếu nữ Mary đã cảm nhận cùng một cảm xúc ấy khi thiên sứ Gabriel đến nói cho nàng biết nàng đã được chọn để sanh hạ Con Trẻ Christ. Từ khi có lời hứa về một Đấng Mêsi sẽ được ban cho, những thiếu nữ Do thái đã ước ao mình sẽ được chọn cho vai trò được ơn nầy. Nhiều thế kỷ đến rồi đi, và chưa có Đấng Mêsi nào ngự đến hết. Thế rồi sứ điệp đã đến: Giờ đã đến cho Đấng Mêsi sanh hạ, và Mary phải làm mẹ của Ngài. Thậm chí trong lời chào của Gabriel, sự kỳ diệu của đặc ân rất rõ ràng: “Hỡi người được ơn, mừng cho ngươi; Chúa ở cùng ngươi”. Luca cho chúng ta biết rằng Mary đã “bối rối” và nàng đã “lấy làm lạ” tự hỏi lời chào ấy có nghĩa gì!?! Đây là những từ rất mạnh mẽ “bối rối” có nghĩa là “lo lắm” và “lấy làm lạ” ra từ một chữ giống như chữ dialogue [đối thoại] của chúng ta. Thực vậy, nàng đã lý luận ở trong lòng, trong chính lý trí của nàng, về ý nghĩa của lời chào nầy.
Nhận ra sự bối rối của nàng, Gabriel đã giải thích thêm:
“Hỡi Ma-ri, đừng sợ, vì ngươi đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời. Nầy, ngươi sẽ chịu thai và sanh một con trai mà đặt tên là Jêsus. Con trai ấy sẽ nên tôn trọng, được xưng là Con của Đấng Rất Cao; và Chúa, là Đức Chúa Trời, sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít là tổ phụ Ngài. Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp, nước Ngài vô cùng” (Luca 1.30-33).
“Được ơn” có ý nói Mary đã được ban ơn cho. Hãy nói về sự kỳ diệu. Và phản ứng của Mary – vì nàng còn đồng trinh – cho thấy thật khó cho nàng nắm bắt một việc như thế. Gabriel tái bảo đảm cho nàng biết thậm chí người bà con của nàng là Êlisabết đã có thai trong lúc tuổi già, Đức Chúa Trời của việc khó có khả năng chuẩn y đặc ân nầy cho nàng. Kinh hãi và lấy làm lạ tan biến đi thành tin cậy và sẵn lòng.
Đáp ứng của nàng đối với Gabriel là khẳng định và thẳng thắn: “Tôi đây là tôi tớ Chúa; xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền!” (Luca 1.38). Bản Kinh Thánh New Living ghi câu nầy như sau: “Tôi là nô lệ của Chúa. Nguyện mọi sự Ngài đã phán về tôi sẽ thành ra hiện thực”.
Trong sự kinh ngạc, Mary vốn hiểu rõ tầm quan trọng của sự nàng được chọn để lo làm, và nàng đã chấp nhận với sự khiêm nhường. Hãy hình dung mọi cảm xúc, sự hoài nghi, ý thức về tình trạng bất xứng, niềm vui, nổi kinh ngạc của nàng xem. Hãy hình dung sự lạ lùng ở trong lòng nàng.
Hãy hình dung mọi cảm xúc, sự hoài nghi, ý thức về tình trạng bất xứng, niềm vui, nổi kinh ngạc của nàng xem. Hãy hình dung sự lạ lùng ở trong lòng nàng.
SỰ KỲ DIỆU KHI THAI NGHÉN
Marlene và tôi có 5 đứa con, và mỗi lần ra đời của chúng là những sự cố lạ lùng nhất mà tôi đã từng chứng kiến. Thật rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một con trẻ bước vào thế gian. Khi nghe nhịp tim đập lần đầu tiên, và lấy làm lạ không biết đứa trẻ là trai hay gái. Nhìn thấy sóng siêu âm và cảm nhận những cú đạp của đứa trẻ chưa chào đời. Nhìn thấy phép lạ lộ ra ở đàng sau bức màn thân thể của người mẹ. Nhìn thấy đứa trẻ thở hơi đầu tiên của nó. Một vài việc trong cuộc sống được sánh với sự kỳ diệu tuyệt đối kia.
Kinh Thánh đã yên lặng khoảng 9 tháng Mary mang thai Đấng Christ hóa thân thành nhục thể, nhưng chúng ta có thể đưa ra một số điều giả định dựa theo những gì chúng ta biết về cuộc sống. Đây có thể là thời điểm của những kinh nghiệm mới, trong đó Mary đã cảm nhận nhiều điều mà nàng chưa hề biết trước đây. Nàng chẳng có một khuôn mẫu nào cho những điều mà nàng đã cảm nhận, cả về phần thể xác cũng như về mặt tình cảm, với sự lớn lên của con trẻ mỗi ngày.
Thêm vào với tình trạng ấy, không nghi ngờ chi nữa nàng phải chịu đựng những cái nhìn và thì thầm của những kẻ lân cận trong làng Nazarét – những con người tầm thường với những thắc mắc bình thường về người cha thật của đứa trẻ phi thường mà nàng đang cưu mang. Nọc độc của những lời lẽ soi mói và những cái nhìn kinh tởm cắt thật sâu vào tấm lòng của nàng.
Nhất định có những lúc Mary nghi ngờ sự hiển biết của chính mình – “Tôi có thực sự nhìn thấy một thiên sứ không? Mọi sự có xảy ra như tôi nhớ, hay mọi người đã đúng trong những điều họ nói về tôi và đứa con của tôi”? – cho tới chừng sự kỳ diệu đã được khẳng định.
Ngay từ đầu lúc chịu thai, Mary đã đi đến vùng đồi núi xứ Giuđê quanh thành Jeruslaem để thăm Êlisabết người bà con đã lớn tuổi của mình, bà đã chịu thai với đứa trẻ khi lớn lên sẽ là Giăng Báptít. Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết tại sao Mary lại đi thăm Êlisabết, nhưng cái điều khả thi, ấy là nàng đã rời khỏi làng Nazarét để tránh né những cái nhìn khó chịu và miệng lưỡi bàn tán.
Tìm kiếm sự an ninh và giúp đỡ, nàng đã tìm gặp Êlisabết. Họ là hai phụ nữ, cách biệt bởi tuổi tác, nhưng gắn bó bởi gia đình. Xa cách nhau nhiều dặm đường, nhưng được nối kết bởi lịch sử. Cả hai đều có sự mang thai rất khó nói – một người quá già và một người còn đồng trinh.
Sau khi nhìn thấy Mary, Êlisabết tuyên bố:
“Ngươi có phước trong đám đàn bà, thai trong lòng ngươi cũng được phước. Nhân đâu ta được sự vẻ vang nầy, là mẹ Chúa ta đến thăm ta?” (Luca 1.42-43).
Sự khẳng định của Mary đã đến từ một nguồn bất ngờ nhất – một con trẻ chưa ra đời đã nhảy nhót trong lòng của Êlisabết khi nghe tiếng chào của Mary. Đáp ứng của Mary, còn được gọi là “Bài Ca Tụng”, tỏ ra nhận thức kỳ diệu rất thực mà nàng đã cảm được nơi đặc ân của sự mình mang thai:
“Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, tâm thần tôi mừng rỡ trong Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa tôi. Vì Ngài đã đoái đến sự hèn hạ của tôi tớ Ngài. Nầy, từ rày về sau, muôn đời sẽ khen tôi là kẻ có phước; Bởi Đấng Toàn Năng đã làm các việc lớn cho tôi. Danh Ngài là thánh, bởi Đấng Toàn Năng đã làm các việc lớn cho tôi. Danh Ngài là thánh” (Luca 1.46-49).
Ý thức kinh hãi của Mary trong sự mang thai lạ lùng nầy rất rõ ràng trong đáp ứng ngợi khen, thờ lạy, và cảm tạ rất hùng biện của nàng. Sự kỳ diệu trong sự thai dựng được bày ra cách thiêng liêng như thế nầy đã bắt lấy tấm lòng của nàng, đầy dẫy nàng với sự diệu kỳ rất thực và không sao ngăn cản được.
SỰ KỲ DIỆU KHI SANH NỞ
Khi Mary gần đến ngày sanh nở, nàng và Giôsép bắt đầu chuyến hành trình thật dài, gian khổ từ làng Nazarét đến thành Bếtlêhem để đăng ký vào sổ bộ của đế quốc (Luca 2.1-3). Nhà văn Walter Wangerin, Jr. hình dung những sự gian nan của chuyến đi như sau:
Họ buộc phải đến thành Bếtlêhem, là thành mà Vua David ra đời trước đó cả ngàn năm, vì Giôsép là dòng dõi của nhà David.
Mary đã cỡi lừa. Giôsép phải làm một chỗ tựa lưng cho nàng. Nàng đã đến gần thời điểm phải sinh con. Nàng không thở được và mệt mõi, hai bàn tay, hai cổ tay, và mắt cá nàng sưng húp lên. Mái tóc dài của nàng đã mất đi vẻ đẹp của nó … Mary đã quyết định phải đi với Giôsép để sanh con trai nàng trong thành tổ phụ của con ấy là David.
Mặc dù đây chỉ là một mảng trong sự kỳ diệu to lớn của câu chuyện Giáng Sinh, tôi thấy đây chẳng phải là một việc nhỏ đâu, thực vậy, Đức Chúa Trời chí cao đã đặt toàn bộ Đế Quốc La Mã vào cuộc với mục đích đưa Mary phải đến một nơi đúng giờ phút Đấng Christ sẽ ra đời. Có lẽ, vì chiếu chỉ của đế quốc không có gì sai sót đã khiến cho một phụ nữ gần tới ngày sanh con phải đi khoảng 80 dặm đường trên lưng một con lừa! (Luca 2.4-5).
Một phép lạ khác. Một sự kỳ diệu khác!
SỰ TỬ TẾ CỦA KHÁCH LẠ
Bếtlêhem, quê hương của gia đình và tổ phụ của Giôsép, là một ngôi làng cách phía nam thành Jerusalem 5 dặm, không xa vùng đồi núi thuộc sa mạc xứ Giuđê. Khi họ đến tại Bếtlêhem, Mary và Giôsép tìm thấy một cộng đồng nhỏ đầy với những lữ khách, họ về đây để đăng ký vào sổ dân. Nhà quán đang rên rỉ dưới gánh nặng quá tải, và không còn chỗ ngủ nghỉ cho đôi vợ chồng trẻ, cần ở riêng để sanh một đứa con.
Thành David không còn chỗ ở cho thiếu nữ trẻ chuẩn bị cho sự sanh con. Tuy nhiên, có người (chủ quán, theo truyền thuyết Giáng Sinh và hầu hết các chương trình Lễ Giáng Sinh ở nhà thờ) đã bằng lòng cố gắng làm nhiều hơn bổn phận. Ông (hay bà ta) đã lo liệu đủ chỗ nghỉ ngơi cho Mary và Giôsép trong một cái chuồng gia súc. Mặc dù chỗ nầy cung ứng cho họ nơi ngủ nghỉ cũng đủ ấm cúng đối với môi trường và cái lạnh ban đêm, và được riêng biệt đối với nhiều người khác.
Hành động tử tế đơn sơ ấy đã bảo đảm cho cái sân khấu được đặt ra cho thực tại lạ lùng nhất – ấy là Chiên Con của Đức Chúa Trời sẽ ra đời trong chuồng chiên máng cỏ.
Sự ra đời của Đức Chúa Con
“Đang khi hai người ở nơi đó, thì ngày sanh đẻ của Ma-ri đã đến. Người sanh con trai đầu lòng, lấy khăn bọc con mình, đặt nằm trong máng cỏ, vì nhà quán không có đủ chỗ ở” (Luca 2.6-7).
Tôi luôn luôn bị ấn tượng bởi tính đơn sơ của phần mô tả đó. Sự kiện đáng nhớ nầy cũng được nói ra rất dè dặt, song thực vậy, bạn có thể mau quên nó nếu bạn chỉ xem thoáng qua. Có nhiều điều không được nói ra buộc bạn phải đọc đi đọc lại hoài.
Một bức màn im lặng phủ lên cô thiếu nữ trẻ khi nàng đau đớn do sinh con. Những tiếng kêu vui mừng chẳng được ghi lại khi Giôsép, rõ ràng là đang phục vụ trong vai trò làm mụ cho Mary, đã đứng sanh đứa trẻ và trao Ngài cho mẹ Ngài.
Mary đã bị phủ lút với sự nhìn biết con trẻ nầy mà nàng ấp ủ và nuôi nấng chính là Con của Đức Chúa Trời.
Ở một cấp độ, Mary đã kinh nghiệm từng cảm xúc kỳ diệu mà mỗi người mới làm mẹ đều cảm được khi bế đứa con của mình lầu đầu tiên. Nhưng ở cấp độ khác, nàng đã bị phủ lút với sự nhìn biết con trẻ nầy mà nàng ấp ủ và nuôi nấng chính là Con của Đức Chúa Trời, và bởi suy nghĩ về mọi điều mà con trẻ nầy ngự đến để lo làm – giải cứu một dân bị hư mất ra khỏi tội lỗi của họ (kể cả bản thân nàng, người mẹ ruột của Ngài). Con Trẻ nầy – đã được hứa bởi một thiên sứ, được thai dựng bởi Đức Thánh Linh, khi ấy đã được khẳng định bởi Giăng chưa ra đời, được mang trong thai đến thành Bếtlêhem, và được vây quanh bởi các gia súc lúc ra đời – là Đấng sẽ được gọi là: “Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an” (Êsai 9.5).
Con Trẻ nầy – đã được hứa bởi một thiên sứ, được thai dựng bởi Đức Thánh Linh, khi ấy đã được khẳng định bởi Giăng chưa ra đời, được mang trong thai đến thành Bếtlêhem, và được vây quanh bởi các gia súc lúc ra đời – là Đấng sẽ được gọi là: “Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an” (Êsai 9.5).
Không một điều chi trong cuộc sống niên thiếu của Mary đã chuẩn bị cho nàng về mọi sự nầy. Nàng là một thiếu nữ Do thái tầm thường thuộc thế kỷ đầu tiên, xuất thân từ một gia đình tầm thường sống trong một thị trấn nhỏ, tầm thường. Tuy nhiên, với sự lạ lùng và vâng phục, nàng đã vòng tay ôm lấy mọi hàm ý phi thường trong chương trình phi thường của Đức Chúa Trời dành cho đời sống của nàng. Và sự lạ lùng trong vòng quay cảm xúc trọn 9 tháng ấy đã đem đến cho nàng một đáp ứng rất đơn sơ: “Còn Ma-ri thì ghi nhớ mọi lời ấy và suy nghĩ trong lòng” (Luca 2.19).
Từ ngữ “suy nghĩ trong lòng” cũng là đáp ứng của nàng đối với sứ điệp của thiên sứ Gabriel 9 tháng trước đó (Luca 1. 29). Một lần nữa Mary, trong phần đối thoại ở trong lòng mình, trong lý trí của chính nàng, đã cố gắng hiểu cho rõ mọi sự sắp diễn ra. Ngày nay, trong xã hội được kỷ thuật lèo lái, chúng ta sẽ nói rằng nàng đã “lần theo”:
Lần theo sự ứng nghiệm của lời hứa.
Lần theo cao điểm của sự chịu thai.
Lần theo chuyến hành trình từ quê nhà của nàng đến thành Bếtlêhem.
Lần theo bối cảnh chuồng chiên máng cỏ.
Lần theo sự vất vả khi sanh con.
Lần theo sự thăm viếng bởi mấy gã chăn chiên đơn sơ kia.
Lần theo sự kỳ diệu của Đức Chúa Trời hóa thân thành nhục thể nơi con của nàng.
Hai ngàn năm sau, chúng ta vẫn còn đang lần theo. Vẫn còn bị kéo vào sự kỳ diệu đó. Một lần nữa, đề tựa: “I Wonder As I Wander” vẫn còn rất hay:
“Khi Mary hạ sanh Jêsus trong chuồng gia súc. Có mấy thầy bác sĩ, những nông dân và mấy gã chăn chiên. Kìa, một ngôi sao sáng sa xuống từ trên trời cao kia. Và nó làm gợi nhớ lời hứa của nhiều thời đại”.
Và có ở đó – lời hứa của nhiều thời đại. Điều kỳ diệu trong Lễ Giáng Sinh. Mọi sự diệu kỳ của Lễ ấy.
GIÔSÉP: Viễn cảnh của sự vâng phục
Tôi yêu âm nhạc – các thể loại âm nhạc. Nhưng trong nhiều năm trời, tôi không biết rõ loại nhạc đồng quê (có lẽ là một ít nổi loạn chống lại gốc rễ West Virginia của tôi). Thế rồi, cách đây mấy năm, con gái tôi đã thuyết phục tôi nghe vài bài “đồng quê”, và tôi đã bị bẫy – một phần vì giai điệu và lời ca rất tinh tế, và một phần vì các bài hát thường là kể lại một câu chuyện.
Một trong những nghệ sĩ đầu tiên Beth yêu cầu tôi phải nghe, mỉa mai thay, lại là một người có gốc West Virginia. Ngay lập tức tôi xu hướng vào nhà sáng tác kiêm ca sĩ nầy vì ông ấy chia sẻ với tôi một thứ tình cảm dành cho đội bóng nhà nghề Cleveland Browns và đội bóng vùng núi West Virginia. Tên của ông ấy là Brad Paisley, và ông ấy thu hút người khác vào thú đam mê của ông. Nhiều bài hát của ông, (như bài “Celebrity” hay “I’m Gonna Miss Her”) rất vui nhộn, giai điệu rất nhanh. Các bài ca khác (như bài “I Wish You Stay” hay “When I Get Where I’m Going”) rất nghiêm trang và thấm thía.
Trong thể loại sau cùng, là bài hát có đề tựa: “He Didn’t Have To Be”, bài hát nầy thuật lại một câu chuyện nói về một cậu con trai duy nhứt của một người mẹ đơn độc. Bất cứ khi nào có ai yêu cầu hò hẹn với người thiếu phụ nầy, mối quan hệ tan nhanh khi người theo đuổi khao khát kia nhìn thấy nàng có một đứa con nhỏ. Rồi thời gian cứ trôi qua, cậu bé suy nghĩ đến một cơ hội khác mưu cầu hạnh phúc, nó nhìn biết mọi sự xảy ra vì cớ chỉ vì mình. Một ngày kia, có người đến gọi và với một nụ cười, ông ta mời cậu bé cùng đi với họ trong một cuộc hẹn. Một dây yêu thương và một sự cảm kích phát triển giữa cậu bé và người kia hiển nhiên đã trở thành bố dượng của nó. Giờ đây, ca hát như một người lớn, nó kỷ niệm sự lớn lên với tình yêu thương và sự chấp nhận của một bố dượng, là người đã biến ngôi nhà của họ thành một gia đình và hai trở thành ba trong ngôi nhà đó. Giờ đây, chính bản thân nó đã đến tuổi lập gia đình, chàng thanh niên đứng ngoài cửa sổ quan sát của một bịnh viện phụ sản nhìn xem đứa con mới sanh của mình, với bố dượng mình ở bên cạnh. Có phải đó là ao ước, khao khát và sự cầu nguyện của anh ta không? Anh ta đã đạt được phân nửa của người làm cha mà bố dượng của anh ta “không có được”.
Người mà anh ta phát triển tình cảm là cha của mình đã xây đi chỗ khác và bước ra khỏi đó. Ông ấy đã có một sự lựa chọn, và ông ấy chọn trở thành một người cha. Ông ấy đã chọn cái chức năng mà ông ấy không trở thành được. Ông ấy đã chọn yêu thương.
Bài hát nầy nhắc cho tôi nhớ câu chuyện Giáng Sinh vì câu chuyện ấy nhắc cho tôi nhớ đến một nhân vật trong khi Đấng Christ ra đời, dù im lặng và gần như chẳng ai nhìn thấy: Giôsép, người thợ mộc ở thành Nazarét. Ông cũng đưa ra những sự lựa chọn. Ông có thể xây đi chỗ khác rồi bỏ đi. Thay vì thế, ông đã bằng lòng và vâng phục đảm trách chức năng thực sự là phần việc rất khó trong thế gian – trở thành bố dượng cho Con của Đức Chúa Trời. Ông đã vâng phục, với cái giá rất lớn riêng tư, chọn trở thành người mà lẽ ra ông không phải trở thành. Và mọi sự ấy khởi sự với một khách viếng thuộc hàng thiên sứ, như là trường hợp với Mary và với mấy gã chăn chiên.
Giôsép có thể xây đi chỗ khác rồi bỏ đi. Thay vì thế, ông đã bằng lòng và vâng phục đảm trách chức năng thực sự là phần việc rất khó trong thế gian – trở thành bố dượng cho Con của Đức Chúa Trời.
VÂNG PHỤC VỚI CÁC HUẤN THỊ CỦA THIÊN SỨ
Truyền khẩu cho biết rằng Giôsép lớn tuổi hơn Mary, một giả định căn cứ vào sự kiện có thể xảy ra, ấy là ông đã qua đời khi Chúa Jêsus bắt đầu thi hành chức vụ công khai của Ngài. Có lẽ Giôsép đã chờ đợi nhiều năm trời mới lập gia đình.Và giờ đây, ông đã thấy trước tuyệt đích của mối hôn nhân với cô dâu trẻ của mình. Việc họ đính hôn có nghĩa là về mặt Luật pháp họ đã ràng buộc với nhau, dù chưa sống chung với nhau như vợ chồng – hoàn toàn không như những “cuộc hứa hôn” ngày hôm nay, là điều có thể kết thúc rất dễ dàng.
Hãy tưởng tượng cơn đau đầu của Giôsép xem, khi ấy, lúc ông hay tin Mary, người đã hứa hôn rất tin kính của mình, đã có thai. Sự phản bội hiển nhiên của nàng đã làm rung chuyển thế giới của ông. Sao nàng có thể làm được việc ấy chứ? Và ai là người đã dự phần vào sự bội phản nầy?
Chúng ta không được nói cho biết Giôsép đã có một cuộc tiếp xúc nào với Mary theo cách riêng về vấn đề nầy hay không!?! Rõ ràng là cha của nàng đã hổ thẹn khi tiếp cận Giôsép với những tin tức như thế. Ông sẽ phải làm gì đây?
Hãy tưởng tượng cơn đau đầu của Giôsép xem, khi ấy, khi ông hay tin Mary, người đã hứa hôn rất tin kính của mình, đã có thai.
Mathiơ điền vào khoảng trống cho chúng ta, cung ứng cho chúng ta một cánh cửa sổ nhìn vào tính thầm lặng ở trong lòng của Giôsép:
“Vả, sự giáng sinh của Đức Chúa Jêsus Christ đã xảy ra như vầy: Khi Ma-ri, mẹ Ngài, đã hứa gả cho Giô-sép, song chưa ăn ở cùng nhau, thì người đã chịu thai bởi Đức Thánh Linh. Giô-sép chồng người, là người có nghĩa, chẳng muốn cho người mang xấu, bèn toan đem để nhẹm” (Mathiơ 1.18-19).
Chàng rễ tan vỡ, tấm lòng nặng nề với những ý tưởng của riêng mình. Nếu lời đồn về sự có thai của Mary cứ bung ra mãi, ông sẽ bị sĩ nhục cách công khai, ông sẽ trở nên đối tượng của sự chế giễu và thương hại. Tuy nhiên, phản ứng của ông không phải là phản ứng theo cách trả thù, hay thậm chí là đòi hỏi về sự công bình.
Nếu lời đồn về sự có thai của Mary cứ bung ra mãi, ông sẽ bị sĩ nhục cách công khai, ông sẽ trở nên đối tượng của sự chế giễu và thương hại.
Ông có thể đòi hỏi cô dâu mà ông tính cưới kia sẽ bị ném đá cho đến chết vì tội tà dâm – sự lang chạ về tình dục đã xảy ra trong khi còn thuộc thời gian đính hôn. Mặc dù chẳng có mối quan hệ tình dục nào giữa cô dâu và chú rễ trong thời kỳ đính hôn, sự chuẩn bị đã ràng buộc về mặt Luật pháp và có thể kết thúc chỉ bởi ly dị. Nhưng thay vì báo thù hay trừng phạt, Giôsép đã tìm cách bảo hộ cho Mary trong khi vẫn tuân theo Luật pháp của Môise.
Ý tưởng của ông đâu? Cái chết bằng cách ném đá, có thể được miễn cho ông, hay một sự im lặng hủy bỏ hợp đồng hôn nhân sẽ gạt nàng ra khỏi đời sống ông.
Khi Giôsép đang vật lộn với tấn thảm kịch nầy, và rõ ràng đã quyết định kết thúc cuộc đính hôn trong im lặng, ông đã nhận được một sứ điệp đặc biệt đến từ cùng một sứ giả trước đó đã đến viếng Mary:
“Song đang ngẫm nghĩ về việc ấy, thì thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giô-sép trong giấc chiêm bao, mà phán rằng: Hỡi Giô-sép, con cháu Đa-vít, ngươi chớ ngại lấy Ma-ri làm vợ, vì con mà người chịu thai đó là bởi Đức Thánh Linh. Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội. Mọi việc đã xảy ra như vậy, để cho ứng nghiệm lời Chúa đã dùng đấng tiên tri mà phán rằng: Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai, Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên; nghĩa là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta” (Mathiơ 1.20-23).
Từ ngữ “ngẫm nghĩ” (considered) trong câu 20 rất quan trọng. Nó nói tới sự suy gẫm sâu sắc và nghĩ ngợi rất nhiều, và tỏ ra cấp độ mà Giôsép đã vật lộn trong đó với tấn thảm kịch. Đây cũng là một từ ngữ ý nghĩa của nó đồng nghĩa với “tự hỏi” (pondering) mà Mary đã có sau lần thăm viếng của thiên sứ Gabriel.
Một sứ giả hàng thiên sứ với một sứ điệp thiên thượng không phải là một việc nhỏ đâu! Và những yếu tố của sứ điệp rất là quan trọng:
Địa vị của Giôsép là một dòng dõi của Vua David vĩ đại kia, vị anh hùng trong quá khứ của dân Israel, đã đặt đứa con trai của vợ mình vào dòng dõi của hoàng gia.
Đức Thánh Linh là nguồn cơn của sự Mary chịu thai: “được thai dựng bởi Đức Thánh Linh”.
Tên của con trẻ là Jêsus, sẽ mô tả sứ mệnh của Ngài (“Ngài sẽ cứu dân mình ra khỏi tội”).
Sự ra đời của con trẻ sẽ là một sự ứng nghiệm lời tiên tri từ Kinh Thánh của người Do thái, không những giải thích lý do tại sao con trẻ ngự đến, mà còn giải thích Ngài là ai nữa (Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta).
Sứ điệp của thiên sứ gồm cả tin tốt và tin xấu. Tin tốt, ấy là rốt lại Mary không bất trung đối với ông. Ông có thể cưới nàng mà chẳng nghi ngờ về sự thanh sạch hay sự thuận phục của nàng đối với ông. Còn tin xấu? Ai sẽ tin được như thế chứ? Làm sao ông có thể giải thích cho bạn bè và gia đình biết bản chất thực cái thai của Mary? Chắc chắn một câu chuyện như thế sẽ bị coi là lố bịch, và ông sẽ bị xem là một gã khờ dại vì đã tin vào một việc vô lý như thế.
Một lần nữa, Giôsép đã đứng tại ngã tư đường của sự lựa chọn – một sự chọn lựa giữa việc tự biện hộ và vâng phục.
Sứ điệp của thiên sứ gồm cả tin tốt và tin xấu. Tin tốt, ấy là rốt lại Mary không bất trung đối với ông. … Còn tin xấu? Ai sẽ tin được như thế chứ?
“Khi Giô-sép thức dậy rồi, thì làm y như lời thiên sứ của Chúa đã dặn, mà đem vợ về với mình; song không hề ăn ở với cho đến khi người sanh một trai, thì đặt tên là Jêsus” (Mathiơ 1.24-25).
Vâng phục là đáp ứng của Giôsép trước một hoàn cảnh sống cực kỳ khó khăn. Đây không phải là một sự vâng phục dễ dàng hay không đau đớn, và nó không đến mà không phải trả giá. Tuy nhiên, đây không phải là lần duy nhứt mà sự vâng phục sẽ trở thành dấu ấn phân biệt đời sống ông.
VÂNG PHỤC VỚI NHÀ CẦM QUYỀN
Trong hai thiên niên kỷ, sự khởi đầu của câu chuyện Giáng Sinh đã được báo trước bởi câu nói quen thuộc: “Lúc ấy, Sê-sa Au-gút-tơ ra chiếu chỉ phải lập sổ dân trong cả thiên hạ” (Luca 2.1). Câu Kinh Thánh nầy rất súc tích và rõ ràng mô tả thực tại của thế giới trong đó Giôsép đã sinh sống. Rôma đã cai trị với uy quyền tuyệt đối, một là bạn phải phục theo quyền lực đó hay bạn sẽ bị chà nát dưới sức nặng của nó.
Tuy nhiên, những biến cố xoay quanh sự ra đời của Đấng Christ cũng góp phần như một sự nhắc nhớ rất ấn tượng rằng nhà cầm quyền con người không hành động một cách độc lập hay trong sự vô nghĩa. Châm ngôn 21.1 nhắc cho chúng ta nhớ rằng: “Lòng của vua ở trong tay Đức Giê-hô-va khác nào dòng nước chảy; Ngài làm nghiêng lệch nó bề nào tùy ý Ngài muốn”. Ở Galati 4.4, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng: “Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp”. Một phần của “kỳ hạn được trọn” là sự sắp xếp thiên thượng của các biến cố trong lịch sử con người để sửa soạn bối cảnh cho sự đến của Đấng Christ:
“Lúc ấy, Sê-sa Au-gút-tơ ra chiếu chỉ phải lập sổ dân trong cả thiên hạ. Việc lập sổ dân nầy là trước hết, và nhằm khi Qui-ri-ni-u làm quan tổng đốc xứ Sy-ri. Ai nấy đều đến thành mình khai tên vào sổ. Vì Giô-sép là dòng dõi nhà Đa-vít, cho nên cũng từ thành Na-xa-rét, xứ Ga- li-lê, lên thành Đa-vít, gọi là Bết-lê-hem, xứ Giu-đê, để khai vào sổ tên mình và tên Ma-ri, là người đã hứa gả cho mình đang có thai” (Luca 2.1-5).
Hãy chú ý các gánh nặng về chính trị dính dáng vào việc phát ra quyết định nầy: Caesar Augustus, là người đã cai trị thế giới được biết thời bấy giờ, và Quirinius, là người đã cai trị một phần trong thế giới đó. Tuy nhiên, cả hai người nầy đều được Đức Chúa Trời tể trị, Ngài là Vua của đất và trời. Và cả thế gian – “tất cả đất có dân ở” – bị đặt vào sự vận hành để Mary sẽ có mặt tại nơi mà Đấng Christ phải chào đời, là nơi mà các tiên tri đã nói Ngài sẽ chào đời.
Các học giả Kinh Thánh khác nhau trong ý kiến của họ về Mary có được miễn trừ khỏi chuyến hành trình khó khăn (và nguy hiểm) đến thành Bếtlêhem để dự cuộc điều tra dân số vì cớ thai gần đến ngày sanh nở hay không!?! Nhưng dù là luật nào đi nữa trong thời bấy giờ, Giôsép đã làm theo chiếu chỉ bằng cách đi đến thành Bếtlêhem để kê khai vào sổ dân của đế quốc.
Có thể việc nầy dường như là một việc nhỏ, nhưng tôi không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ nó tỏ ra tấm lòng của con người nầy và sự vâng phục trọn vẹn của ông đối với Đấng đã dạy dỗ các môn đồ Ngài (và chúng ta nữa) về mối quan hệ của chúng ta với “nhà cầm quyền đương thời”. Sự vâng phục nầy chỉ ra một tấm lòng công nhận chức năng của nhà cầm quyền và chấp nhận nhà cầm quyền ấy.
Như một kết quả của sự Giôsép vâng phục, Con của Đức Chúa Trời đã chào đời tại thành Bếtlêhem, là thành David, như Michê 5.1 đã nói trước.
Như một kết quả của sự Giôsép vâng phục, Con của Đức Chúa Trời đã chào đời tại thành Bếtlêhem, là thành David, như Michê 5.1 đã nói trước.
VÂNG PHỤC ĐỐI VỚI LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
“Đến ngày thứ tám, là ngày phải làm phép cắt bì cho con trẻ, thì họ đặt tên là Jêsus, là tên thiên sứ đã đặt cho, trước khi chịu cưu mang trong lòng mẹ. Khi đã hết những ngày tinh sạch rồi, theo luật pháp Môi-se, Giô-sép và Ma-ri đem con trẻ lên thành Giê-ru-sa-lem để dâng cho Chúa, như đã chép trong luật pháp Chúa rằng: Hễ con trai đầu lòng, phải dâng cho Chúa, lại dâng một cặp chim cu, hoặc chim bò câu con, như luật pháp Chúa đã truyền” (Luca 2.21-24).
Chúng ta thấy sự dính dáng của Giôsép trong câu chuyện, ở một sự kiện không có gì phải nghi ngờ, là trách nhiệm của ông, mặc dù ông không được nhắc tới trong phân đoạn Kinh Thánh đó. Sự việc rất quan trọng đối với một người Do thái trung tín, khi mọi đòi hỏi của Luật pháp về sự ra đời của một đứa con được xem trọng. Luật pháp Môise đòi hỏi những đáp ứng có tính cách hy sinh và các thể thức lễ nghi, đã đề ra trong Cựu Ước:
Mỗi con trẻ nam Do thái phải chịu phép cắt bì. Điều nầy đánh dấu họ là con cái của Ápraham (Sáng thế ký 17). Được thực hiện trước tiên theo mạng lịnh của tiếng phán của Đức Chúa Trời, phép cắt bì được sát nhập vào Luật pháp Do thái qua Môise như một phương thức giữ dân sự của Đức Chúa Trời phân biệt và tách biệt với các nền văn hóa ngoại đạo ở chung quanh họ.
Một của lễ phải được dâng lên để làm lễ tẩy sạch cho người mẹ (Lêvi ký 12). Điều nầy phải được thực hiện 40 ngày sau khi con trẻ ra đời, dù nam hay nữ. Sự thực Giôsép và Mary đã dâng một cặp chim bồ câu hay chim cu làm của lễ cho thấy rằng họ không giàu có; nếu giàu có, họ phải dâng một chiên con.
Đây sẽ phần việc của người cha lo chu toàn những đòi hỏi của Luật pháp. Và mặc dù ông không được kể tên trong phân đoạn Kinh Thánh, chúng ta có thể giả định rằng Giôsép đã chu toàn mọi sự đòi hỏi của Luật pháp sau khi Con Trẻ ra đời dọn đường cho Đấng về sau có phán: “Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn” (Mathiơ 5.17).
Đấng Christ là Đấng sẽ mang hết thảy Luật pháp đến sự ứng nghiệm rất thực và hoàn toàn noi theo những bước chơn của một bố dượng đời nầy, là người đã hết lòng vâng phục Đức Chúa Trời một cách trang trọng. Trong mọi sự ông đã làm, Giôsép đã nêu được tinh thần vâng phục mà Đức Chúa Trời trông đợi và xứng đáng phải có từ con cái của Ngài.
Trong mọi sự ông đã làm, Giôsép đã nêu được tinh thần vâng phục mà Đức Chúa Trời trông đợi và xứng đáng phải có từ con cái của Ngài.
VÂNG PHỤC ĐỐI VỚI LỜI CẢNH CÁO THIÊN THƯỢNG
Trước lần xuất hiện sau cùng của Giôsép trong những trang Kinh Thánh, ở đó chúng ta thấy ông đang thăm viếng đền thờ tại thành Jerusalem với Mary và Chúa Jêsus lúc 12 tuổi (Luca 2, chúng ta thấy ông đối mặt với hai cơ hội nữa để tuân theo hay bất tuân:
“Khi Đức Chúa Jêsus đã sanh tại thành Bết-lê-hem, xứ Giu-đê, đang đời vua Hê-rốt, có mấy thầy bác sĩ ở đông phương đến thành Giê-ru-sa-lem, mà hỏi rằng: Vua dân Giu-đa mới sanh tại đâu? Vì chúng ta đã thấy ngôi sao Ngài bên đông phương, nên đến đặng thờ lạy Ngài. Nghe tin ấy, vua Hê-rốt cùng cả thành Giê-ru-sa-lem đều bối rối” (Mathiơ 2.1-3).
Sự thăm viếng của mấy thầy bác sĩ đã đánh động Hêrốt, là người đã xem sự ra đời của một tân vương là một mối nguy hiểm trong hiện tại và rõ ràng cho sự ổn định và lâu dài của vương quốc ông ta. Những hậu quả chuyến thăm Bếtlêhem của mấy thầy bác sĩ cũng gây rắc rối tương đương cho Giôsép, dù theo một phương thức khác. Sau khi những vị khách lạ lùng nầy đi khỏi đó rồi, sứ giả khác thuộc hàng thiên sứ báo động cho Giôsép về mối nguy hiểm đang treo trên đầu họ:
“Sau khi mấy thầy đó đi rồi, có một thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giô-sép trong chiêm bao, mà truyền rằng: Hãy chờ dậy, đem con trẻ và mẹ Ngài trốn qua nước Ê-díp-tô, rồi cứ ở đó cho tới chừng nào ta bảo ngươi; vì vua Hê-rốt sẽ kiếm con trẻ ấy mà giết. Giô-sép bèn chờ dậy, đem con trẻ và mẹ Ngài đang ban đêm lánh qua nước Ê-díp-tô. Người ở đó cho tới khi vua Hê-rốt băng, hầu cho ứng nghiệm lời Chúa đã dùng đấng tiên tri mà phán rằng: Ta đã gọi Con ta ra khỏi nước Ê-díp-tô” (Mathiơ 2.13-15).
Mary và Giôsép đã sống dưới sự chú ý của nhà cầm quyền và các quan hành chánh địa phương. Sự suy nghĩ đứa con của họ đã ở trong tầm nguy hiểm từ những thứ quyền lực đó chưa bao giờ xảy đến với họ. Thình lình Giôsép nhận ra rằng họ đã sống trong một thế giới còn nguy hiểm nhiều hơn là họ tưởng tượng nữa. Chỉ có một tiếng phán của thiên sứ mới có thể thuyết phục họ tin rằng con trai của họ đang ở trong tầm nguy hiểm.
Khi Giôsép nhận được lời cảnh cáo từ thiên sứ, ông đã không chần chừ nữa. Bản năng đầu tiên của ông là phải lo bảo hộ cho con trẻ. Chuyến đi sang Ai cập sẽ lâu dài, và thậm chí cũng rất là nguy hiểm đấy. Nhưng với những lời đe dọa của Hêrốt đang treo trên đầu họ, họ không thể ở lại tại trong Bếtlêhem. Ở Ai cập, họ sẽ được an toàn hơn. Và, hãy ra khỏi Ai cập, Đấng Christ – giống như con cái Israel do Môise lãnh đạo hàng mấy trăm năm trước – hiển nhiên đã trở về quê nhà để sinh sống và lớn lên rồi lo sửa soạn cho những năm thi hành chức vụ công khai của Ngài:
“Nhưng sau khi vua Hê-rốt băng, có một thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giô-sép trong chiêm bao, tại nước Ê-díp-tô, mà truyền rằng: Hãy chờ dậy, đem con trẻ và mẹ Ngài trở về xứ Y-sơ-ra-ên, vì những kẻ muốn giết con trẻ đã chết rồi. Giô-sép bèn chờ dậy, đem con trẻ và mẹ Ngài trở về xứ Y-sơ-ra-ên” (Mathiơ 2.19-21).
Theo cấp độ của con người, sự bằng lòng của Giôsép khi vâng theo lời cảnh cáo của thiên sứ đã cung ứng lần tránh thoát đầu tiên trong những lần tránh thoát không bị hư mất mà Chúa Jêsus đã kinh nghiệm. Người ta thường nghe Đấng ấy phán: “Giờ Ta chưa đến” sẽ qua khỏi sự đe dọa nầy và những lần đe dọa khác cho tới chừng thời điểm phải đến cho cái chết của Ngài trên thập tự giá – một cái chết sẽ làm ứng nghiệm Luật pháp, cất bỏ đi nhu cần về các thứ của lễ, và để cứu chuộc một thế giới đầy dẫy tội lỗi.
Sự vâng phục của Giôsép là một phần trong sự sửa soạn cho chức vụ và sự thành tựu của Đức Chúa Con là Đấng: “đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu” (Hêbơrơ 5.8).
Khi chúng ta nhìn vào câu chuyện Giáng Sinh qua cánh cửa sổ kinh nghiệm của Giôsép, chúng ta thấy rõ ràng tấm lòng thường xuyên vâng phục của ông. Đối diện với hết sự lựa chọn nầy đến việc chọn lựa khác, bằng sự vâng phục ông đã đáp ứng với từng thách thức đặt ở trước mặt ông.
Vẻ đẹp của sự vâng phục không cứ cách nào đó đã bị mờ đi trong thế giới “có được nó theo cách của mình”, nơi mà “lo làm việc của riêng mình” đã trở thành tiếng kêu chế nhạo. Tuy nhiên, vẫn còn có một vẻ đẹp đơn sơ, bình tịnh cho một tấm lòng vâng phục. Vẻ đẹp ấy chống lại bản tánh loạn nghịch của sự sa ngã nơi chúng ta và chỉ cho chúng ta thấy một con đường tốt hơn. Vẻ đẹp ấy chỉ cho chúng ta thấy sự khôn ngoan khi xem trọng Đức Chúa Trời và sự dại dột của việc tự quyết định. Vẻ đẹp ấy nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời đang tể trị và chúng ta không tể trị – và đấy là con đường đáng phải có.
Vẻ đẹp ấy chỉ cho chúng ta thấy sự khôn ngoan khi xem trọng Đức Chúa Trời và sự dại dột của việc tự quyết định. Vẻ đẹp ấy nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời đang tể trị và chúng ta không tể trị.
Trong quyển A Long Obedience In The Same Direction, Eugene Peterson nói như vầy:
Friedrich Nietzsche … đã viết: “Việc quan trọng “trên trời và dưới đất” là … sẽ có sự vâng phục lâu dài đối với cùng một lịnh lạc; vì thế kết quả, và luôn luôn kết quả trong cuộc chạy lâu dài, một cuộc chạy làm cho đời sống có giá trị”. Chính “sự vâng phục lâu dài đối với cùng một lịnh lạc” mà tâm trạng của người thế gian phải làm nhiều việc cho sự ngã lòng”.
“Cuộc chạy đường dài”. Một “sự vâng phục lâu dài”. Giôsép đã chọn sống theo một đời sống vâng phục tin cậy trong một thế giới đang ngã lòng; vâng phục lâu dài sẽ có ngay sự thỏa lòng. Và khi chúng ta đối diện với sự thách thức phải bỏ qua hay vâng theo, bước theo Chúa hay đi đường riêng mình, Giôsép đã để lại cho chúng ta một gương tốt phải noi theo.
Kinh Thánh không ghi lại lời lẽ của Giôsép. Ông không được xem là người đề xướng; ông đáp ứng. Ông không chiếm trung tâm bối cảnh; ông làm việc ở đàng sau sân khấu. Nhưng đức tính cai quản trong tấm gương của ông là sự ông bằng lòng vâng theo Đức Chúa Trời. Rõ ràng, ông đã ao ước trước khi học biết tin cậy Đức Chúa Trời. Thực vậy, sự vâng phục của Giôsép dạy cho chúng ta biết rằng tin cậy và vâng lời là không thể tách rời nhau được. Nếu chúng ta trước tiên không tin cậy Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ không bao giờ đem những sự lựa chọn và số phận của chúng ta mà đầu phục các mục đích của Ngài.Và nếu chúng ta không vâng theo Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy những việc lớn và khiêm nhường mà Ngài ao ước hoàn thành trong và qua đời sống của chúng ta. Không có gì là lạ lùng, một trong những bài thánh ca đáng yêu nhất của chúng ta nói về Hội Thánh vang dội lẽ thật nầy:
Tin cậy vâng lời, nào nhờ cách gì trong đời
Muốn hưởng phước thiên thượng ai ơi!
Hằng duy tin cậy vâng lời!
VIỄN CẢNH CỦA CHÚNG TA
TRONG DỊP LỄ GIÁNG SINH
Có lẽ bạn có mặt giữa vòng nhiều người mà đối với họ Lễ Giáng Sinh không phải là một mùa lễ vui mừng, nhưng là một thử thách. Đối với bạn, sự vui mừng trong dịp Lễ Giáng Sinh và lý do cho kỳ lễ đã bị lạc mất từ lâu trong làn sương mù nhầm lẫn, thất vọng hay cô đơn. Đây không phải là một mùa lễ để mà thưởng thức đâu – nó đã trở thành một mùa lễ phải chịu đựng.
Có thể đây là lý do tại sao viễn cảnh của một người rất là quan trọng. Mọi viễn cảnh của Mary và Giôsép có thể giúp chúng ta tái khám phá ra thực tại lạ lùng mà Lễ Giáng Sinh rốt lại không phải là một mùa lễ. Đây là một sự ban cho – một sự ban cho bày tỏ ra phạm vi trong đó Đức Chúa Trời yêu thương của chúng ta đã bằng lòng ra đi để khiến cho chúng ta ra giống theo ảnh tượng của Ngài.
Đối với Mary và Giôsép, đã có sự kỳ diệu trong những biến cố nầy. Điều kỳ diệu Đấng Christ là ai và điều kỳ diệu tại sao Ngài đã đến chỉ là điểm khởi đầu. Điều kỳ diệu trong những gì có thể nói tới trong đời sống của chúng ta thì trổi hơn sự suy tưởng.
Ở Giăng 1.12, chúng ta đọc một lời hứa quan trọng cho chúng ta từ Đức Chúa của thiên đàng:
“Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài”.
Hãy tưởng tượng xem, Đấng dựng nên trời và đất lại là Đấng làm cho chúng ta nhìn biết Ngài, tìm được ơn tha thứ cho mọi sai trái của mình, và để nhận lãnh còn nhiều hơn sự sống đời đời nữa – nhận lãnh đặc ân và sự kỳ diệu được trở thành chi thể trong gia đình của Ngài.
Đức Chúa Trời đã làm mọi sự ấy bằng cách sai Con Ngài đến trong dịp Giáng Sinh đầu tiên đó. Nếu bạn chịu thưa với Ngài, nhìn nhận những sai sót, bày tỏ ra các nhu cần, công nhận thẩm quyền của Ngài trên đời sống của bạn, và chấp nhận ân ban sự tha thứ mà Con Ngài đã lập ra, bạn có thể nhìn biết sự kỳ diệu nhất trong mọi điều diệu kỳ – sự kỳ diệu về đời mới trong Đấng Christ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét