Tình yêu của Đức Chúa Trời
Chuồng chiên máng cỏ ở thành Bếtlêhem nói cho chúng ta biết về tình yêu của Đức Chúa Trời.
Con trẻ nằm trong máng cỏ nói cho chúng ta biết về tình yêu của Đức Chúa Trời
Phim câu chuyện Giáng Sinh đã được quảng cáo vào đầu tháng 11. Làm ơn kiểm tra lại để download phim nầy xem. Cảm ơn! Xin lỗi vì có những thiếu sót.
PHẦN GIỚI THIỆU.
Mục sư: Hãy chọn lời giới thiệu nào minh hoạ từ đời sống bạn sự thực chúng ta đang tìm kiếm những món quà nào nói: “Anh yêu em”.
Việc đi mua một món quà Giáng Sinh cho vợ tôi là một kinh nghiệm làm cho tôi đầy nỗi lo vì tôi muốn tìm một món quà nào nói. “Anh yêu em” thực sự có ý nghĩa đúng như thế. Mua món quà ấy thường phải tốn nhiều ngày tìm kiếm khi nỗi lo mình chẳng tìm được món quà như ý cứ lớn lên trong tôi.
Nhưng cả một năm trời hạnh phúc đánh đổi lấy việc tôi tìm được món quà trọn vẹn trong ngày đầu tiên tôi đi mua sắm. Đó là cây đèn nhiều ngọn bằng thủy tinh vừa vặn với ngôi nhà mới của chúng tôi và rất thích ứng với kinh nghiệm trang trí của vợ tôi. Vì thế tôi rất vui khi trao món quà ấy cho nàng ngay trước Lễ Giáng Sinh. Việc duy nhứt ngăn trở tôi, là sự nhận biết nếu tôi có món quà ấy rồi, tôi phải đi ra tìm món quà khác cho nàng để mở ra vào buổi sáng Lễ Giáng Sinh.
Cây đèn nhiều ngọn đó giờ đây làm cho chúng tôi rất hứng thú khi ánh thủy tinh bắt lấy tia nắng mặt trời, nó phản chiếu lại rồi toả ra tia sáng nhiều màu sắc quanh phòng ăn và phòng khách của chúng tôi. Tôi rất thấy vui trong lòng vì mình đã tìm được một món quà thật trọn vẹn!
Phải, đấy là một món quà thực trọn vẹn.
Món quà tình yêu trọn vẹn nhất từng được trao là món quà mà Đức Chúa Trời đã ban cho trong dịp Lễ Giáng Sinh – sự ban cho Con của Ngài. Để giúp cho chúng ta tán thưởng món quà ấy, hãy suy nghĩ trong một phút về bối cảnh Giáng Sinh mà bạn có lẽ đã trông thấy khắp nơi trong dịp Lễ Giáng Sinh. Họ thường trưng bày mấy gã chăn chiên, mấy thầy bác sĩ, và có lẽ mấy con thú trong sân đạp lúa nữa. Nhưng tại trung tâm bối cảnh, chúng ta luôn luôn thấy Mary, Giô-sép, và Con Trẻ Jêsus đang nằm trong máng cỏ.
Tôi muốn sử dụng bối cảnh ấy để mô tả thứ tình yêu đã tác động sự ban cho Con Trẻ nầy.
CHUỒNG CHIÊN MÁNG CỎ Ở THÀNH BẾTLÊHEM NÓI CHO CHÚNG TA BIẾT VỀ TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Luca 2.1-7: “Lúc ấy, Sê-sa Au-gút-tơ ra chiếu chỉ phải lập sổ dân trong cả thiên hạ. Việc lập sổ dân nầy là trước hết, và nhằm khi Qui-ri-ni-u làm quan tổng đốc xứ Sy-ri. Ai nấy đều đến thành mình khai tên vào sổ. Vì Giô-sép là dòng dõi nhà Đa-vít, cho nên cũng từ thành Na-xa-rét, xứ Ga- li-lê, lên thành Đa-vít, gọi là Bết-lê-hem, xứ Giu-đê, để khai vào sổ tên mình và tên Ma-ri, là người đã hứa gả cho mình đang có thai. Đang khi hai người ở nơi đó, thì ngày sanh đẻ của Ma-ri đã đến. Người sanh con trai đầu lòng, lấy khăn bọc con mình, đặt nằm trong máng cỏ, vì nhà quán không có đủ chỗ ở”.
Một trong những nhân vật trọng tâm trong câu chuyện Giáng Sinh là Chúa Jêsus ra đời cho một đôi vợ chồng chưa cưới trong chuồng chiên tại thị trấn được gọi là Bếtlêhem. Đây là bối cảnh chất chứa căng thẳng và đầy sự thực!
Chúng ta hãy nhìn vào bối cảnh ấy trong cuốn phim Câu chuyện Giáng Sinh.
Phim câu chuyện Giáng Sinh Cảnh 149-152
Mary & Giô-sép đang sửa soạn cho sự gáing sinh của Chúa Jêsus
Chúng ta hãy suy nghĩ về sự căng thẳng trong chuồng chiên đêm hôm ấy. Trước hết, Giôsép và Mary đã đính hôn nhưng chưa cưới – thế mà Mary đã có thai. Các sách Tin lành cho chúng ta biết rằng Mary là một nữ đồng trinh và con trẻ trong lòng nàng là sự sáng tạo của Đức Thánh Linh. Con Trẻ ra đời sẽ là một đứa trẻ độc nhất vô nhị trong toàn bộ lịch sử – Ngài sẽ là Đức Chúa Trời đồng thời cũng là Người. Nhưng ai sẽ tin Mary và Giô-sép khi họ tìm cách giải thích phương thức nàng có thai? Dân chúng trong thị trấn ấy đương nhiên bị sốc và đôi vợ chồng trẻ nầy phải bị tẩy chay ra khỏi cộng đồng vì cớ tội lỗi quá hiển nhiên của họ.
Việc kế tiếp đối với chúng ta cũng rất là kỳ lạ, ấy là Chúa Jêsus đã chào đời tại thành Bếtlêhem. Bếtlêhem còn nhỏ hơn cả một ngoại ô của thành phố Jerusalem vương giả quan trọng nhất. Bếtlêhem nhỏ lắm, nó không đủ nhà trọ để cung cấp phòng cho các vị khách. Khi con trẻ ra đời để làm Vua dân Giu-đa, dường như Ngài phải ra đời tại thành Jerusalem, là thủ đô của quốc gia mới phải.
Nhưng hầu hết ai nấy đều bị sốc, tại sao con trẻ phải ra đời trong chuồng chiên máng cỏ? Đức Chúa Trời có thể lo liệu cho Ngài hạ sanh ở bất cứ đâu – như ít nhất một cung điện hay một ngôi biệt thự đẹp đẽ sạch sẽ, Đức Chúa Trời có thể búng tay và tạo ra một bịnh viện hiện đại với phòng sanh khử trùng và một ban bệ các bác sĩ y tá đầy đủ.
Quả là một nơi chẳng thích ứng gì cả cho một nhà Vua hạ sanh! Sau chuyến hành trình khó nhọc cho một phụ nữ đang có mang ở tháng thứ chín, một chuồng chiên là nơi sau cùng mà một người chồng có tấm lòng lo toan muốn cho vợ mình phải đến đó. Bối cảnh Câu chuyện Giáng Sinh trang hoàng cảnh sắc trong mùa lễ Giáng Sinh là bối cảnh chưa chính xác lắm đâu. Không ai trong số họ ngửi được cả. Chúng ta không hiểu đủ những tình trạng thiếu vệ sinh khi phải bước đi cách cẩn thận quanh những đống phân của những con thú và rồi một con trẻ mới hạ sanh, khoẻ khoắn ra khỏi những cơn đau sanh đẻ, được đặt nằm trong chiếc máng ăn thấm đầy nước dãi của mấy con thú kia.
Chúng ta không hiểu hết sự bối rối mà Giô-sép đã cảm nhận khi thấy vợ mình trải qua cơn đau đẻ trong một bối cảnh như thế nầy. Con của Đức Chúa Trời đáng phải được tốt hơn thế nầy nhiều lắm.
Tại sao Đức Chúa Trời lại chọn cái chuồng chiên nầy?
Chúng ta hãy trả lời một số thắc mắc như thế đó. Trước hết, Đức Chúa Trời đã chọn Mary và Giô-sép vì dầu là đôi vợ chồng trẻ họ đã sống rất thuộc linh và đạo đức theo bậc làm cha làm mẹ, mà đối với họ Ngài đã ký thác việc nuôi dưỡng Con của Ngài. Đức Chúa Trời đã chọn một người nữ đồng trinh chưa cưới hầu cho thế gian sẽ luôn luôn nhận biết rằng Chúa Jêsus vừa là Đức Chúa Trời vừa là Người.
Thứ hai, Chúa Jêsus ra đời tại Bếtlêhem để làm ứng nghiệm lời hứa mà Đức Chúa Trời đã lập khi gửi đến cho thế gian một vì vua xuất thân từ dòng dõi David. Hơn nữa, đã có vua không phải là người Do thái rất gian ác, mắc chứng hoang tưởng đang ngồi trên ngai vàng của Israel vào thời điểm ấy, vua nầy sẽ giết hết những ai đe doạ tới quyền lực của ông ta – kể cả vợ và ba con trai ruột của ông ta. Khi ông ta nghe nói tới sự ra đời của Chúa Jêsus, ông ta cũng tìm cách để giết Ngài. Jerusalem chắc chắn không phải là một nơi an toàn cho Chúa Jêsus ra đời. Và đây là lý do tại sao Chúa Jêsus ra đời trong một chuồng chiên. Sở dĩ như vậy là để quyết chắc rằng, chúng ta luôn luôn nhìn biết Ngài đã đến vì hết thảy chúng ta, từ kẻ thấp hèn nhất đến người cao trọng nhất. Nếu Ngài ra đời trong một cung điện, người nghèo luôn luôn cảm thấy mình như bị bỏ ra. Nhưng Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết rằng Ngài đã đến đặc biệt vì kẻ khốn cùng! Chúa Jêsus đã đọc từ cuộn giấy Kinh thánh sách tiên tri Êsai, ở đây giải thích lý do tại sao Ngài đã đến với đất.
Luca 4.18-19: “Thần của Chúa ngự trên ta: Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền Tin Lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, Kẻ mù được sáng, Kẻ bị hà hiếp được tự do; Và để đồn ra năm lành của Chúa”.
Tất nhiên, Chúa Jêsus cũng đã đến vì người giàu có nữa. Nhưng Đức Chúa Trời có một tấm lòng bao la dành cho hạng người bị áp bức và đau khổ trong thế gian. Chúng ta cũng phải nhớ rằng việc trở thành người là một sự hạ mình rất thấp nơi phần của Chúa Jêsus. Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời và luôn luôn là Đức Chúa Trời. Nhưng Ngài đã thêm nhân tính vào chính mình Ngài để bắc một nhịp cầu giữa con người và Đức Chúa Trời.
Có lẽ điều gần gũi nhất chúng ta có thể minh hoạ cho điều nầy: ấy là vì vua đời nầy gạt bỏ áo xống vương giả của mình qua một bên rồi khoác lấy bộ quần áo dân giã, giống như vị vua đã làm trong truyện của Mark Twain: “Nhà Vua Và Kẻ Bần Cùng”. Ngài không ngừng là Vua chỉ vì Ngài đang mặc áo quần của kẻ nghèo hèn. Ngài đúng là một vì Vua đang ăn mặc nghèo hèn.
Chúa Jêsus đã gạt qua một bên áo xống, quyền hạn thiên thượng của Ngài và tự mình mặc lấy nhân tính, y như Vị Vua đã làm trong truyện của Mark Twain: “Nhà Vua Và Kẻ Bần Cùng” khi vua mặc áo dân giã và đi lại giữa vòng dân sự của Ngài.
Hãy suy nghĩ về việc nầy xem! Chúa Jêsus luôn luôn sống trong một môi trường trọn vẹn tình yêu thương vây bọc bốn bên và sự thanh sạch tuyệt đối. Ngài luôn luôn sống trong sự tự do hoàn toàn không một hạn chế nào đối với Ngài. Ngài luôn luôn là mọi sự – có đầy quyền phép. Nhưng giờ đây, Ngài tự hạn chế đối với thân thể của một cậu bé sơ sinh mới sanh được đặt nằm trong một chuồng chiên bẩn thỉu.
Ngài phải như thế vì Ngài yêu thương Bạn! Và tôi! Đây là cách mà Kinh thánh mô tả sự ra đời đó.
Philíp 2.5-8: “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự”.
Tóm lại, đây là những điều mà các câu nầy giảng dạy:
Ngài đã, và cứ là Đức Chúa Trời chơn thật. (2.6a) (Ngài vốn. . . ) Ngài không chọn cứ nắm lấy các đặc ân là Đức Chúa Trời một cách ích kỷ. (6b) Thay vì thế Ngài đã chọn gạt bỏ mọi quyền hạn của Ngài. (7a) – Ngài từ bỏ tước vị cao trọng của mình (nhưng không từ bỏ thần tính) – Ngài bao bọc lấy sự vinh hiển của Ngài (che giấu sự vinh hiển ấy trong nhân tính của mình) – Ngài từ bỏ mọi sự giàu có (sống như một gã thợ mộc nghèo hèn) – Ngài hạn chế quyền phép của mình. Ngài trở nên con người. (2.7b-8a) Ngài tự hạ mình xuống (2.8b) – Thậm chí tới một điểm chịu chết một cái chết thật hèn hạ. Hãy suy nghĩ sự ra đời ấy theo chiều hướng nầy. Chúa Jêsus đặt sự vinh hiển của Ngài "theo" cách chúng ta nhấc máy điện thoại lên mà gọi. Ánh đèn nhấp nháy và thế là chúng ta biết đường dây vẫn còn nối, nhưng nó chỉ bị hoãn trong một lúc thôi. Mọi sự bạn phải làm là chạm đến nút khởi động lại đường dây. Sự vinh hiển của Chúa Jêsus luôn luôn có ở đó nhưng nó bị ngăn trở trong một chốc lát thôi. Thí dụ, khi họ đến bắt Chúa Jêsus trong đêm trước khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá, Ngài đã ấn vào cái nút và trong một lát sự vinh hiển của Ngài đã lộ ra. Giăng viết: "Vừa khi Đức Chúa Jêsus phán: Chính ta đây, chúng bèn thối lui và té xuống đất" (Giăng 18.6).
Nhưng hầu hết trong cuộc đời của Ngài, tất cả quyền phép và tình yêu vô hạn của Ngài bị nén lại trong hình hài của một con trẻ nhỏ nầy.
Khi tiếng khóc đầu tiên đã được nghe thấy từ chuồng chiên ở Bếtlêhem và trong sự chăm sóc của Mary và Giô-sép, một con trẻ ra đời bằng thịt và huyết, vũ trụ đã đạt tới điểm xoay chiều của nó. Lần đầu tiên, Đức Chúa Trời và Đấng Tạo Hoá là Đấng trưoc đây chỉ nghe nói, còn giờ đây người ta có thể nhìn thấy và rờ đến nữa. Mọi sự cho thấy Ngài là (Đức Chúa Trời) giờ đây đã mặc lấy xác thịt loài người . . . có thể tiếp cận, có thể trò chuyện với...
Trong đêm ấy, tại chuồng chiên Mary và Giô-sép chan chứa tình yêu thương dành cho con trẻ nầy, giống như nhiều bậc làm cha làm mẹ khác.
Nhưng họ khó mà hình dung được con trẻ nầy đã yêu thương họ nhiều là dường nào! Tình yêu của Ngài dành cho họ tự nó sẽ tỏ ra khi Ngài là một con người trưởng thành và đã bị đóng đinh trên một cây thập tự rất ác nghiệt. Chuồng chiên nói cho chúng ta biết lờ mờ về tình yêu của Đức Chúa Trời. Còn con trẻ đang nằm trong máng cỏ sẽ biến tình yêu của Ngài ra rõ ràng, trong sáng như pha lê!
CON TRẺ NẰM TRONG MÁNG CỎ NÓI CHO CHÚNG TA BIẾT VỀ TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Sứ đồ Giăng viết:
I Giăng 4.9-10: “Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống. Nầy sự yêu thương ở tại đây: ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta, và sai Con Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta”.
Có một lẽ thật đáng kinh ngạc ở đây. Đức Chúa Trời mở ra mối quan hệ với chúng ta!
Đây là sự trái ngược mà tôn giáo đang dạy dỗ! Tôn giáo khởi sự với giả định rằng chúng ta phải mở ra mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Tôn giáo dạy tôi rằng tôi phải cải thiện bản thân cho tới khi nào tôi kiếm được tình yêu của Đức Chúa Trời.
Nhưng sự thực thì ngược lại thế! Hãy suy nghĩ qua hai câu nói nầy một cách cẩn thận.
· Đức Chúa Trời yêu thương bạn và bạn chẳng có thể làm gì để khiến Ngài yêu thương bạn nhiều hơn.
· Đức Chúa Trời yêu thương bạn và bạn chẳng có thể làm gì để khiến Ngài yêu thương bạn ít hơn.
Bạn không thể khuyên Đức Chúa Trời yêu thương bạn nhiều hơn vì tình yêu của Ngài là tuyệt đối. Và mặc dầu Đức Chúa Trời ghét bỏ tội lỗi, tình yêu của Ngài dành cho chúng ta, hạng tội nhân cũng tuyệt đối đến nỗi Ngài đã sai Con độc sanh và duy nhứt của Ngài đến chịu chết vì chúng ta trong khi chúng ta còn là người có tội.
Giăng nói cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời là sự yêu thương (Giăng 4.16). Câu nầy có ý nói rằng tình yêu là bản chất của Đức Chúa Trời. Ấy không phải Đức Chúa Trời cảm thấy yêu hay đang yêu muôn vật đâu (mặc dù chắc chắn là Ngài yêu thương rồi đấy). Ngài yêu thương là vì bổn tánh của Ngài là sự yêu thương. Tình yêu không tồn tại ở ngoài Đức Chúa Trời. Nếu bạn có thể làm bốc hơi Đức Chúa Trời và khiến Ngài thôi không tồn tại nữa, thì tình yêu sẽ thôi không tồn tại.
Quả là rất khó cho chúng ta phải hình dung một thứ tình yêu giống như vậy. Sứ đồ Phaolô đã cầu nguyện rằng các độc giả của ông có thể vòng tay ôm lấy tình yêu của Đức Chúa Trời.
Êphêsô 3.17b-19: “tôi cầu xin Ngài … để anh em khi đã đâm rễ vững nền trong sự yêu thương, được hiệp cùng các thánh đồ mà hiểu thấu bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của nó là thể nào, và được biết sự yêu thương của Đấng Christ, là sự trổi hơn mọi sự thông biết, hầu cho anh em được đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời”.
Tình yêu ấy khiến Đức Chúa Cha phải trả giá bằng cách phái Jesus đến trần gian chịu chết. Giăng đã nói cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus đã chịu chết như một của lễ có tính chuộc tội vì mọi tội lỗi của chúng ta. Nói như thế có nghĩa là Ngài đã làm thoả mãn mọi đòi hỏi của luật pháp đòi chúng ta phải bị trừng phạt vì tội lỗi của chúng ta. Khi Con Đức Chúa Trời bị đóng đinh trên thập tự giá, mọi tội lỗi của chúng ta đều được chuyển cách hợp pháp sang Chúa Jêsus hầu cho Ngài trở nên tội lỗi vì mọi sự mà bạn và tôi từng phạm. Trong giờ phút khủng khiếp ấy, Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con bị tách ra với nhau chỉ trong một phút trong mọi sự sáng tạo.
Và Đức Chúa Trời đã thực thi hành động yêu thương nầy mặc dù sự thực cho thấy rằng chúng ta không đáng được tình yêu ấy, chúng ta cũng không muốn được tình yêu ấy! Kinh thánh chép, Rôma 5.6-8: “Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội. Vả, họa mới có kẻ chịu chết vì người nghĩa; dễ thường cũng có kẻ bằng lòng chết vì người lành. Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết”. Đấng Christ đã chịu chết vì chúng ta từ lâu lắm trước khi chúng ta làm bất cứ điều chi để xứng đáng với tình yêu đó! Chắc chắn, chúng ta sẽ không bao giờ xứng đáng đối với tình yêu ấy! Đấng Christ đã chịu chết vì chúng ta vì Ngài yêu thương chúng ta.
Ngài còn làm nhiều hơn nữa, chớ không phải chỉ có chịu chết cho chúng ta thôi đâu. Giăng nói rằng Đức Chúa Trời đã sai phái Con Ngài hầu cho chúng ta được sống đời đời! (Đức Chúa Trời) đã sai phái Con độc sanh của Ngài vào trong thế gian để chúng ta nhờ Ngài được sống. Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết không những để tha thứ mọi tội của chúng ta; mà Ngài còn ban cho chúng ta sự sống đời đời nữa. Chính Chúa Jêsus đã phán:
Giăng 3.16-17: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu”.
Chúng ta có thể sống đời đời nếu chúng ta chỉ tin theo Chúa Jêsus. Tin theo Chúa Jêsus có nghĩa là tin rằng Ngài là Đức Chúa Trời; rằng Ngài đã chịu chết trong chỗ của bạn, và phải đặt đức tin của bạn nơi Ngài thay vì nơi bạn hay nơi bất kỳ tôn giáo nào. Một cách để hiểu điều nầy, ấy là cho tới chừng bạn tin nơi Chúa Jêsus, bạn đang là thần của chính đời sống mình. Tin theo Chúa Jêsus có nghĩa là bạn phải từ bỏ thần của mình và xin Chúa Jêsus chiếm lấy ngai của đời sống bạn – để trở thành Đức Chúa Trời của bạn.
Là một khâm sai đến từ Đức Chúa Trời, tôi nài xin bạn hãy đáp ứng với tình yêu của Đức Chúa Trời và nên tin theo Chúa Jêsus ngay bây giờ!
PHẦN KẾT LUẬN
Có một câu chuyện phát sinh từ cuộc chiến Việt nam, nó nhắc cho tôi nhớ tới tình yêu của Đức Chúa Trời. Một viện mồ côi của người Việt nam đã bị pháo kích chung quanh và một cô gái nhỏ nằm đổ máu từ các vết thương bị trúng mãnh đạn. Khi các bác sĩ quân y Mỹ đến tại nơi, họ nhận ra rằng cô bé cần chuyền máu cấp thời. Không cứ cách nào đó, họ đã tìm được một em nam mồ côi có cùng loại máu của cô bé nầy. Mặc dù sự thực là họ không thể nói tiếng Việt được, các bác sĩ quân y kia có thể truyền đạt cho cậu bé nọ biết rằng họ cần chuyền một ít máu của cậu ta cho cô bé.
Họ đặt cậu ta lên chiếc chiếu và mấy bác sĩ nầy nhanh chóng lấy máu từ cánh tay của cậu ta. Cậu bé nằm yên như tấm bảng và sau một phút thân thể của cậu ta bắt đầu lay động và hai hàng nước mắt chảy dài trên gương mặt của cậu ta. Ngay lúc đó một y tá người Việt đến cùng mấy bác sĩ quân y, cô nầy suy nghĩ họ đang làm đau cậu bé, đã hỏi cô bé nọ xem coi có điều chi sai trái.
Viên y tá nói nhỏ thầm thì với cậu ta, và với hai con mắt mở to ra cô ấy nói với họ: “Nó tưởng các bác sĩ lấy hết máu của nó nầy mà chuyền cho cô bé kia”. Họ hỏi: “Cậu ta có hiểu là nếu chúng tôi làm như vậy cậu ta sẽ chết không?” Cô bé đáp: “Thưa có ạ”, Họ hỏi: “nhưng tại sao cậu ta lại bằng lòng cho như thế?”
Một lần nữa viên y tá nói với cậu bé rồi xây lại với hai hàng nước mắt, cô y tá cho biết: “Nó nói: ‘Vì cô bé ấy là bạn của nó”.
Chúa Jêsus đã phán:
Giăng 15.13: “Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình”.
Chúa Jêsus đã trở thành người anh bằng thịt bằng huyết của chúng ta và đã phó sự sống Ngài để chúng ta có thể được sống cho đến đời đời.
Chúa Jêsus đã yêu thương bạn từ giây phút bạn còn ở trong lòng mẹ (Thi thiên 139)
Chúa Jêsus yêu thương bạn trên thập tự giá.
Chúa Jêsus yêu thương bạn ngay lúc bây giờ!
Làm ơn hãy tin theo Ngài để Ngài có thể ban cho bạn ơn trọn vẹn nhất trong mọi thứ ơn – ấy là sự ban cho sự sống đời đời.
Phim Câu chuyện Giáng Sinh Bối cảnh 158-161
Mary & Giô-sép sau khi Chúa Jêsus ra đời
Phim câu chuyện Giáng Sinh đã được quảng cáo vào đầu tháng 11. Làm ơn kiểm tra lại để download phim nầy xem. Cảm ơn! Xin lỗi vì có những thiếu sót.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét