Thứ Tư, 20 tháng 1, 2010

NIỀM HY VỌNG CỦA MẤY THẦY BÁC SĨ



NIỀM HY VỌNG CỦA MẤY THẦY BÁC SĨ
Mathiơ 2.1-12
Phim câu chuyện Giáng Sinh đã được quảng cáo vào đầu tháng 11. Làm ơn kiểm tra lại để download phim nầy xem. Cảm ơn! Xin lỗi vì có những thiếu sót.
Ý chính
Mấy thầy bác sĩ đã đi theo sự hướng dẫn của Lời Đức Chúa Trời đến với Chúa Jêsus và đã phục theo Ngài là Vua của họ. Chúng ta nên đi theo những dấu chơn của họ!
Bố cục
ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ NGUỒN CỦA HY VỌNG
Mấy thầy bác sĩ đang trông mong sự đến của Vua dân Giu-đa vì Đức Chúa Trời đã báo họ biết Ngài đã ngự đến!
CHÚA JÊSUS LÀ SỰ PHU PHỈ CỦA HY VỌNG
Khi mấy thầy bác sĩ tìm gặp nhà Vua, họ đã gặp Chúa Jêsus!
CHÚNG TA CÓ ĐƯỢC HY VỌNG KHI CHÚNG TA CHỌN BƯỚC THEO CHÚA JÊSUS
PHẦN GIỚI THIỆU
Giáng Sinh là mùa hy vọng.
Trong các tuần lễ dẫn tới Lễ Giáng Sinh nếu bạn đánh giá hy vọng với một loại công cụ nào khác giống như quả khí cầu thời tiết, bạn sẽ thấy bầu không khí chan chứa với hy vọng.
“Tôi hy vọng có được một iPod trong dịp Lễ Giáng Sinh”.
“Tôi hy vọng có được Tickle Me Elmo.”
“Tôi hy vọng có được một chiếc Toyota Lexus.”
Loại hy vọng nầy là một ao ước muốn có một thứ gì đó tốt đẹp đôi khi được phu phỉ nhưng thường thì không đâu! Trong khi chúng ta lấy làm thất vọng nếu chúng ta không nhận được những gì chúng ta trông mong vì các hậu quả thường không gây một sự phá hại nào.
Năm Mới cũng là một mùa hy vọng, nhưng loại hy vọng nầy thường ít có giá trị lắm.
“Tôi hy vọng mình cứ giữ được công việc làm ăn trong năm nay”.
Tôi hy vọng trị được bịnh ung thư trong năm nay”.
Tôi hy vọng sẽ có bầu trong năm nay”.
HY VỌNG.
Ngay cả âm điệu của từ ngữ cũng có thể nhấc cao tâm linh bạn lên khi bạn đang ở dưới chỗ thấp. Hy vọng khiến cho bạn cứ tiến tới trước khi cuộc sống dường như chẳng biết đi về đâu hay lạc vào một lối sai lầm.
Hy vọng cung ứng cho bạn đôi điều để bám lấy khi bạn bị mất sở làm, hay sức khoẻ của bạn, hoặc ai đó mà bạn yêu thương. Hy vọng là đóm lửa trong linh hồn bạn, nó nói cho bạn biết ngày mai mọi việc sẽ khá hơn.
Hy vọng giống như đang có một cái neo trong tương lai vậy.
Nhưng vấn đề với hy vọng, ấy là nó luôn luôn dựa trên tính không chắc chắn. Thí dụ, chúng ta thường nói: “Tôi hy vọng trời sẽ không mưa vào ngày mai”. Loại hy vọng nầy là một sự ước ao, không phải một sự chắc chắn. Chúng ta có thể hy vọng mọi sự chúng ta thích cho một việc gì đấy, và tất cả những biểu hiện cho thấy rằng điều đó sắp xảy đến, nhưng cuộc sống không thể nói trước được và mọi sự có thể thay đổi vào lúc sau cùng đùa đi hết mọi hy vọng của chúng ta.
Tuy nhiên, trong Kinh thánh, đây là một loại hy vọng thật đặc biệt, chớ không phải là một sự ao ước đâu. Hy vọng nầy luôn luôn được đặt trên một việc chắc chắn tuyệt đối. Bạn có thể hy vọng về những việc nầy với lòng tin chắc rằng chúng sẽ xảy ra. Đây là loại hy vọng mà Mấy Thầy Bác Sĩ trong câu chuyện Giáng Sinh đã có. Hy vọng của Mấy Thầy Bác Sĩ đã dựa trên những gì Đức Chúa Trời đã hứa. Và, khi Đức Chúa Trời làm thành mọi lời hứa của Ngài, chúng ta có thể trông mong với hy vọng tuyệt đối.
Nhưng Mấy Thầy Bác Sĩ đã trông mong tìm thấy điều chi khi họ du hành suốt con đường đến thành Bếtlêhem trong mùa Lễ Giáng Sinh đầu tiên ấy? Họ đang trông mong tìm gặp Vì Vua đến để kết thúc chiến tranh, đau khổ và bất công. Họ đang mong tìm gặp nhà Vua, Ngài sẽ ban ra sự sống đời đời, niềm vui mừng và sự bình an cho thế giới nầy.
Nhưng làm sao họ biết được Ngài đã ngự đến? Và ngôi sao đã làm gì với sự tìm kiếm của họ? Và với mọi sự nầy tôi sẽ được điều gì?
Câu chuyện có liên quan đến tôi vì hy vọng là một trong những động cơ mạnh mẽ nhất trong linh hồn con người. Ngay cả hy vọng được kiến thiết trên việc lành khả thi nào đó nhẹ nhàng nhất cũng có thể khiến cho bạn bước tới trước nữa đấy. Nhưng loại hy vọng tốt nhất là hy vọng bắt neo vào một việc chắc chắn. Đấy là điều hy vọng theo Kinh thánh đã nói đến! Kinh thánh nói nhiều về hy vọng hầu khích lệ chúng ta khi cuộc sống đi vào chỗ sai trái.
Loại hy vọng nầy luôn luôn được gắn chặt với Chúa Jêsus. Nếu chúng ta tin theo Ngài chúng ta có hy vọng (chắc chắn) về sự sống đời đời. Nếu chúng ta theo Ngài, chúng ta có hy vọng (chắc chắn) về sự dẫn dắt, bảo hộ, tiếp trợ và chăm sóc mỗi ngày trong đời sống chúng ta. Chúa Jêsus là cái neo kết chúng ta với mọi lời hứa của Đức Chúa Trời còn nằm trong tương lai dành cho dân sự của Đức Chúa Trời.
Bài học nầy được soi sáng cho chúng ta bởi Mấy Thầy Bác Sĩ, họ đã đến thăm Chúa Jêsus khi Ngài còn là một đứa trẻ. Mấy Thầy Bác Sĩ đã đến tại thành Jerusalem sau một chuyến hành trình thật dài, hao tốn và khó khăn. Cái điều đưa họ đến tại thành Jerusalem không phải là một ước muốn mà là một sự chắc chắn. Họ dám chắc rằng vua của dân Giu-đa mới sanh và họ đã đến đặng thờ lạy Ngài.
Mấy Thầy Bác Sĩ dạy chúng ta rằng . . .
· Đức Chúa Trời là nguồn hy vọng
· Chúa Jêsus là sự phu phỉ của hy vọng
· Chúng ta có được hy vọng khi chúng ta theo Chúa Jêsus
ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ NGUỒN HY VỌNG
MẤY THẦY BÁC SĨ TRÔNG MONG SỰ ĐẾN CỦA VUA DÂN GIU-ĐA VÌ ĐỨC CHÚA TRỜI BÁO CHO HỌ BIẾT NGÀI ĐÃ NGỰ ĐẾN!
Mathiơ 2.1-2: “Khi Đức Chúa Jêsus đã sanh tại thành Bết-lê-hem, xứ Giu-đê, đang đời vua Hê-rốt, có mấy thầy bác sĩ ở đông phương đến thành Giê-ru-sa-lem, mà hỏi rằng: Vua dân Giu-đa mới sanh tại đâu? Vì chúng ta đã thấy ngôi sao Ngài bên đông phương, nên đến đặng thờ lạy Ngài”.
Mấy Thầy Bác Sĩ là dân Ngoại kính sợ Đức Chúa Trời, họ đang trông mong sự đến của Đấng Mêsi của người Do thái!
Thực ra, phần lớn những gì đã được ghi ra về Mấy Thầy Bác Sĩ đều dựa theo sự suy đoán hay truyền khẩu. Thí dụ, họ không phải là bậc vua chúa mà là những nhà tư vấn cho các bậc vua chúa. Đây là một số việc mà chúng ta cần phải biết rõ về mấy thầy bác sĩ.
Mấy Thầy Bác Sĩ đều xuất thân từ xứ Ba tư hay Babylôn. Từ ngữ “Mấy Thầy Bác Sĩ ” [Mấy Thầy Bác Sĩ] ra từ chữ Hy lạp magoi đổi lại từ tiếng Ba tư nói tới một nhóm chọn lọc gồm các thầy tư tế. Những thầy tư tế nầy có chức năng mưu sĩ về tôn giáo, dân sự, chính trị cho bậc vua chúa xứ Mê-đi và Ba tư. Đồng thời quyền lực của họ ở một cấp độ họ trở thành những kẻ “lập ra những vì vua”, bổn phận của họ bao gồm việc tuyển chọn ai sẽ lên làm vua. Sự hiểu biết của họ bao gồm một tổng thể về thiên văn, vũ trụ, khoa học, và tôn giáo.
Họ nghiên cứu các ngôi sao và ảnh hưởng của các vì sao trên các đời sống cùng số phận của con người cũng như của các quốc gia. Họ là những nhà giải mộng – giống như Đaniên cùng ba bạn của ông trong sách Đaniên hiệp thành một nhóm người khôn ngoan ở đó.
Nhóm thầy bác sĩ họ đã tìm hiểu Vì Vua mới sanh là những người chịu ảnh hưởng bởi người Do thái và đang trông mong sự đến của Vua dân Giu-đa. Sự thực cho thấy rằng họ đã thực hiện một chuyến hành trình khó nhọc đặng đến thờ lạy Ngài cho thấy rằng họ đã tin nơi Đức Chúa Trời của người Do thái.
Họ học biết về Đức Chúa Trời chủ yếu qua tiên tri Đaniên. Là một thanh niên, Đaniên đã bị bắt đưa sang Babylôn như một tù phạm chiến tranh nhưng, vì cớ đức tin của ông đặt nơi Đức Chúa Trời, ông đã dấy lên làm tư vấn hàng đầu cho Vua xứ Babylôn. Về sau ông tiếp tục nắm vai trò nầy là cố vấn cho Vua xứ Ba tư sau khi người Ba tư chinh phục xứ Babylôn. Đaniên cùng ba bạn của mình Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-Nê-gô có lẽ được gọi là Mấy Thầy Bác Sĩ , và là một trong những tước phẩm được ban cho Đaniên là Rab-mag, là đầu của Mấy Thầy Bác Sĩ .
Một số nhà giải kinh nói rằng Mấy Thầy Bác Sĩ là những nhà chiêm tinh học và Đức Chúa Trời đã sử dụng bộ môn chiêm tinh để đưa họ lên đường trên chuyến hành trình ấy. Nhưng có lẽ đấy chưa phải là sự thật. Khi vâng phục Đức Chúa Trời, Đaniên cùng ba bạn Hêbơrơ của mình không dính dáng gì đến môn chiêm tinh. Sự khôn ngoan của họ đã đến từ chính mình Đức Chúa Trời. Họ đã có một ảnh hưởng quyền lực trên xã hội Ba tư đến nỗi nhiều thế kỷ về sau mấy thầy bác sĩ nầy đã tin theo Đức Chúa Trời của Israel và trông đợi sự đến của Vua dân Giu-đa.
Làm sao họ biết có Vua dân Giu-đa đã ngự đến? Đaniên đã nói cho họ biết! Phải, chắc như thế, Đức Chúa Trời đã phán dạy họ qua Đaniên.
Mấy Thầy Bác Sĩ đang trông đợi sự đến của Vua dân Giu-đa vì Đức Chúa Trời đã báo cho thế gian biết Ngài đang ngự đến!
Khi phán qua tiên tri Đaniên, Đức Chúa Trời đã báo cho thế gian biết rằng Vua của Ngài (Đấng Mêsi có nghĩa là Đấng Chịu Xức Dầu) sẽ ngự đến.
Chỉ có một phân đoạn Kinh thánh, và chỉ có một phân đoạn thôi, trong toàn bộ Kinh thánh nói trước thời điểm lần đến (đầu tiên) của Đấng Mêsi. Phân đoạn ấy là Đaniên 9.24-26.
Thiên sứ Gáp-ri-ên (cũng chính là thiên sứ đến viếng Mary) đã báo cho Đaniên biết rằng Nhà Vua sẽ đến 483 năm sau khi chiếu chỉ được phát ra lo tái thiết lại thành Jerusalem. Khi Đaniên có địa vị cố vấn trưởng trong triều đình Ba tư là để ông báo cho phần còn lại của hội đồng tư vấn về lời tiên tri nầy.
Không nghi ngờ chi nữa (Mấy Thầy Bác Sĩ) đã nghiên cứu bản Kinh thánh 70 – bản dịch Cựu ước tiếng Hy lạp – và qua bản dịch nầy họ đã chạm đến niềm hy vọng về Đấng Mêsi.
Vua Ba tư là Artaxerxes Longimanus là vì vua đã phát ra chiếu chỉ cho tái thiết lại thành Jerusalem vào niên đại mà giờ đây chúng ta gọi là ngày 5 tháng Ba năm 444 TC. Bằng cách tính toán số năm đã trôi qua, kể từ khi phân phát chiếu chỉ nầy, Mấy Thầy Bác Sĩ có thể ước lượng rằng sự đến của Đấng Chịu Xức Dầu đã gần kề rồi.
Quả là một việc rất có ý nghĩa, đang khi Mấy Thầy Bác Sĩ lo làm bài toán và trông đợi sự đến của Nhà Vua, các cấp lãnh đạo tôn giáo của người Do thái đã không lo công việc nầy mà còn mù tịt trước sự thực Vua của dân Giu-đa đã ra đời rõ ràng chỉ cách đó có vài dặm đường mà thôi.
Kể từ khi Mấy Thầy Bác Sĩ trông đợi sự đến của Nhà Vua, Đức Chúa Trời đã gửi cho họ một dấu hiệu siêu nhiên khẳng định sự đến của Chúa Jêsus: một ngôi sao rất đặc biệt.
(Hiển nhiên là lời tiên tri của Đaniên đã thành hiện thức cho ngày ấy! Khi Gáp-ri-ên nói tiên tri, 483 năm sau khi chiếu chỉ được phát ra, Chúa Jêsus đã cỡi lừa vào thành Jerusalem và để cho đoàn dân đông tung hô Ngài là Đấng Chịu Xức Dầu!)
Đức Chúa Trời đã sử dụng một ngôi sao siêu nhiên để khởi sự chuyến hành trình của Mấy Thầy Bác Sĩ
Mở phim ở cảnh 5
Trường của Mấy Thầy Bác Sĩ
Dù Đức Chúa Trời sử dụng một hiện tượng thiên văn hay tạo ra một ngôi sao cho trường hợp nầy, chức năng của nó nhắm vào lợi ích của Mấy Thầy Bác Sĩ thuộc về dạng siêu nhiên một khi nó loan báo sự giáng sinh của Nhà Vua.
Chúng ta không dám chắc làm thể nào họ dám gán ngôi sao với sự giáng sinh của Chúa Jêsus. Có lẽ trong khi đọc Cựu ước tiếng Hy lạp, họ đã đến với lời tiên tri của Balam và tham khảo đến Dân số ký 24.17: “Tôi thấy Người, nhưng chẳng phải bây giờ; Tôi xem Người, nhưng chẳng phải ở gần; Một ngôi sao hiện ra từ Gia-cốp, Một cây phủ việt trồi lên từ Y-sơ-ra-ên”.
Ngôi sao có thể là một sự sáng tạo siêu nhiên rất dễ dàng đối với Đức Chúa Trời. Toàn bộ truyện tích nói tới sự giáng sinh của Chúa Jêsus đều có đính kèm với hiện tượng siêu nhiên tỉ như sự hiện ra của các thiên sứ. Hoặc giả đây có thể là một hiện tượng tự nhiên mà nhiều người khác đã thấy song chẳng kết nó với sự giáng sinh của Đấng Mêsi.
Ngược lại với cách thức thường được trình bày, ngôi sao không dẫn họ bằng cách đi trước mặt họ ngang qua bầu trời.
Tôi không tin họ đã đi theo ngôi sao trên chuyến hành trình – đấy không phải là điều mà phân đoạn Kinh thánh đã nói. Ngôi sao đã hiện ra ở đông phương và rồi biến mất. Nó xuất hiện trở lại sau đó khi họ tìm kiếm chính xác nơi tìm gặp Chúa Jêsus.
Tấn sĩ Hugh Ross, một nhà thiên văn, đề nghị rằng ngôi sao có thể là một hiện tượng được gọi là một ngôi sao mới xuất hiện có định kỳ. Đây là một ngôi sao trải qua một vài sự bùng nổ, toả ra sự chói lói vài lần qua thời kỳ vài tháng hay vài năm.
Tuy nhiên, Ngài đã dựng nên ngôi sao ấy, Đức Chúa Trời đã sử dụng ngôi sao làm dấu cho Mấy Thầy Bác Sĩ biết rằng Nhà Vua đã ra đời rồi. Niềm hy vọng của Mấy Thầy Bác Sĩ mạnh mẽ đủ để buộc họ phải thực hiện cuộc hành trình lắm nhọc nhằn và đắt giá để đến tìm gặp Ngài. Chuyến đi của họ có thể phải trải qua 1.000 dặm đường và mất hết bốn hay năm tháng trời.
Mấy Thầy Bác Sĩ đã đến tại thành Jerusalem vì đây là thủ đô của người Do thái
Quả là không cần thiết để cho ngôi sao dẫn đường Mấy Thầy Bác Sĩ đến tại thành Jerusalem. Kể từ khi họ trông mong Vua dân Giu-đa, thì tự nhiên họ phải đến thành phố thủ đô của dân Do thái thôi. Để nhấn mạnh rằng Chúa Jêsus xuất thân từ dòng dõi hoàng gia của David, Mathiơ chỉ ra rằng Ngài ra đời tại thị trấn quê hương của David là Bếtlêhem trong xứ Giu-đê, chỉ cách thành Jerusalem có vài dặm đường mà thôi.
Khi họ đến nơi, Mấy Thầy Bác Sĩ đã làm cho cả thành phố phải lộn xộn. Khi tỏ ra thân phận của họ, Mấy Thầy Bác Sĩ có lẽ đã đến với một đoàn hộ tống bằng lạc đà và tùy tùng đông đúc lắm. Trong khi họ đã sử dụng lạc đà để chở hành lý của họ, Mấy Thầy Bác Sĩ có lẽ đã cỡi ngựa. Sự đến của họ phải tạo ra một sự xôn xao lắm.
Nhưng câu hỏi của họ đã làm cho cả thành phố phải xôn xao.
Hêrốt (và hết thảy dân cư thành Jerusalem) bị câu hỏi của Mấy Thầy Bác Sĩ làm khuấy đảo
Mathiơ 2.3-6: “Nghe tin ấy, vua Hê-rốt cùng cả thành Giê-ru-sa-lem đều bối rối. Vua bèn nhóm các thầy tế lễ cả và các thầy thông giáo trong dân lại mà tra hỏi rằng Đấng Christ phải sanh tại đâu. Tâu rằng: Tại Bết-lê-hem, xứ Giu-đê; vì có lời của đấng tiên tri chép như vầy: Hỡi Bết-lê-hem, đất Giu-đa! Thật ngươi chẳng phải kém gì các thành lớn của xứ Giu-đa đâu, Vì từ ngươi sẽ ra một tướng, Là Đấng chăn dân Y-sơ-ra-ên, tức dân ta”.
Hêrốt Đại Đế không phải là Vua dân Giuđa mới sanh và không phải là người Do thái. Ông là vua được chỉ định bởi Thượng Viện La mã vào năm 40 SC. Ông ta là một con người rất độc ác và nguy hiểm, đã giết mọi người ở quanh ông ta, là những kẻ đe doạ ngôi vị vua của ông ta.
Giữa vòng những kẻ ông đã giết là:
· Ba con trai ruột
Mariamne, người vợ ông rất ưa thích
Mẹ vợ
Em rễ
Bác ruột
· Ba trăm quan chức trong triều, những ai chống lại cuộc hành quyết mấy đứa con trai của ông ta
Hêrốt rất bối rối khi nghe câu hỏi của Mấy Thầy Bác Sĩ vì ông ta không muốn có một đối thủ nào về ngai vàng. Tất cả người Israel phải bối rối vì khi Hêrốt bối rối, ông ta đã làm cho ai nấy ở quanh ông phải bối rối! Họ biết rõ là sẽ có rắc rối lớn lắm.
Hêrốt hỏi thăm tất cả các học giả Do thái
Các học giả Do thái đều biết rõ lời tiên tri nói đến chỗ Nhà Vua sẽ ra đời. Sự nầy đã được ghi lại trong các tác phẩm của tiên tri Michê 7 thế kỷ trước đó.
Mi-chê 5.1: “Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Đấng cai trị trong Y-sơ-ra-ên; gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng”.
Cái điều rất ngạc nhiên, ấy là sau khi các cấp lãnh đạo tôn giáo nói cho Hêrốt biết về lời tiên tri, chẳng một ai trong số họ chịu khó đi kèm với Mấy Thầy Bác Sĩ để tìm gặp con trẻ. Đấy chỉ là một đoạn đường dài khoảng 4 hay 5 dặm mà thôi. Điều nầy cho thấy sự chai lì thuộc linh của họ ngược lại với tình trạng thuộc linh của Mấy Thầy Bác Sĩ .
Hêrốt nghiên cứu thì giờ xuất hiện của ngôi sao để xem coi Con Trẻ độ chừng mấy tuổi
Mathiơ 2.7-8: “Vua Hê-rốt bèn vời mấy thầy bác sĩ cách kín nhiệm, mà hỏi kỹ càng về ngôi sao đã hiện ra khi nào. Rồi vua sai mấy thầy đó đến thành Bết-lê-hem, và dặn rằng: Các ngươi hãy đi, hỏi thăm cho chắc về tích con trẻ đó; khi tìm được rồi, hãy cho ta biết, đặng ta cũng đến mà thờ lạy Ngài”.
Hêrốt tìm cho kỳ được thì giờ chính xác ngôi sao đã hiện ra để lượng coi con trẻ đã được bao nhiêu tuổi. Kế đó, ông ta đưa Mấy Thầy Bác Sĩ đến Bếtlêhem để tìm kiếm con trẻ, nói dối với họ rằng ông ta cũng muốn đến đặng thờ lạy Ngài nữa.
Tóm tắt.
Đức Chúa Trời là nguồn hy vọng
Đức Chúa Trời là nguồn hy vọng của Mấy Thầy Bác Sĩ . Ngài dẫn dắt họ bởi Lời của Ngài và bởi ngôi sao của Ngài.
Trong khi ngôi sao rất đặc biệt đối với Mấy Thầy Bác Sĩ , Lời của Đức Chúa Trời rất có ích trong sự hướng dẫn chúng ta. Kinh thánh đã được viết ra bởi Đức Chúa Trời để dẫn dắt chúng ta vào mối tương giao với Ngài và để dẫn dắt chúng ta khi chúng ta sống trong mối tương giao với Ngài. Giống như Mấy Thầy Bác Sĩ đã nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời, cũng vậy, chúng ta phải kiếm được lợi lớn bằng cách dầm thấm mình vào những trang Kinh thánh.
Một việc mà Kinh thánh công bố rõ ràng, ấy là Chúa Jêsus là sự phu phỉ của niềm hy vọng của mọi người. Ngài tha thứ mọi tội lỗi chúng ta và ưng ban sự sống đời đời cho tất cả những ai tin theo Ngài.
CHÚA JÊSUS LÀ SỰ PHU PHỈ CỦA NIỀM HY VỌNG KHI MẤY THẦY BÁC SĨ TÌM ĐƯỢC NHÀ VUA, LÀ CHÚA JÊSUS!
Mathiơ 2.9-11: “Mấy thầy nghe vua phán xong, liền đi. Kìa, ngôi sao mà họ đã thấy bên đông phương, đi trước mặt cho đến chừng ngay trên chỗ con trẻ ở mới dừng lại. Mấy thầy thấy ngôi sao, mừng rỡ quá bội. Khi vào đến nhà, thấy con trẻ cùng Ma-ri, mẹ Ngài, thì sấp mình xuống mà thờ lạy Ngài; rồi bày của quí ra, dâng cho Ngài những lễ vật, là vàng, nhũ hương, và một dược”.
Ngôi sao hướng dẫn The Mấy Thầy Bác Sĩ đến nhà của Chúa Jêsus!
Bếtlêhem nằm khoảng bốn dặm phía Nam thành Jerusalem. Cho đến khi ấy, ngôi sao mới dẫn Mấy Thầy Bác Sĩ từ phía đông sang phía tây. Bấy giờ dường như họ phải hướng về phía Nam bên phía trái. Có người nghĩ đây là một sự tái xuất hiện của sự vinh hiển Shekinah của Đức Chúa Trời, từng dẫn dắt con cái Israel qua đồng vắng và dường như nó toả ra một luồng sáng cho thấy ngôi nhà.
Dường như ngôi sao không dịch chuyển nhưng thấy được rõ ràng khi Mấy Thầy Bác Sĩ rời thành Jerusalem mà hướng về thành Bếtlêhem. Khi ấy ngôi sao mờ nhạt dần đi khi Mấy Thầy Bác Sĩ đến tại nhà, nơi Chúa Jêsus và gia đình Ngài cư ngụ.
Mấy Thầy Bác Sĩ không tìm được Chúa Jêsus mãi cho đến khi mấy tháng sau khi Ngài ra đời và tìm được Ngài trong một ngôi nhà chớ không phải nơi chuồng chiên máng cỏ. Một manh mối cho sự kiện nầy, ấy là Hêrốt đã hỏi thăm Mấy Thầy Bác Sĩ lúc nào họ nhìn thấy ngôi sao lần đầu tiên và đã sai binh lính mình đi giết từng trẻ nam Do thái từ hai tuổi sấp xuống. Điều nầy không có ý nói rằng Chúa Jêsus đã được hai tuổi, nhưng nói rằng Hêrốt đã có đủ chỗ sai lầm khi dám chắc ông ta đã giết chết đối thủ thách thức ngai vàng của ông ta.
Trong một phút chúng ta sẽ xem lại cuộn phim Câu chuyện Giáng Sinh, đang chiếu Mấy Thầy bác Sĩ đến tại máng cỏ. Bối cảnh Giáng Sinh thường bao gồm Mấy Thầy Bác Sĩ ngồi quanh máng cỏ vì họ giới thiệu đề cương toàn bộ truyện tích Tin lành. Những nhà làm phim Câu chuyện Giáng Sinh đã chọn cảnh Mấy Thầy Bác Sĩ tại máng cỏ vì chính lý do đó – họ muốn làm cho khán giả nhắm vào vẽ đẹp của toàn hộ truyện tích Giáng Sinh.
Mấy Thầy Bác Sĩ đã thờ lạy Con Trẻ với các món quà làm hình bóng trước cho sự sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Jêsus
Mấy Thầy Bác Sĩ đã cúi mình xuống và thờ lạy Con Trẻ! Họ không đến chỉ để thoả mãn tánh tò mò của họ, mà để thờ lạy Ngài như họ đã thờ lạy Đức Chúa Trời.
Tiếp đến họ bày ra các tặng phẩm như một hành động thờ phượng đối với Con Trẻ (tiếng Hy lạp nói tới quà chỉ ra một của lễ được dâng lên cho Đức Chúa Trời). Sự thực cho thấy họ đã dâng ba món quà không có nghĩa là chỉ có ba thầy bác sĩ đâu. Có thể là hai hoặc nhiều hơn ba.
Ba món quà mà Mấy Thầy Bác Sĩ đã mang tới làm hình bóng trước cho thân vị và chức vụ của Chúa Jêsus.
Vàng chỉ ra sự vương giả của Ngài. Trong Kinh thánh vàng là biểu tượng dành cho hàng vương giả và cũng ám chỉ đến sự vinh hiển và thần tính của Đức Chúa Trời. Vàng là món quà thích ứng để dâng cho Đức Chúa Con.
Nhũ hương chỉ ra thần tính của Ngài. Đây là loại hương thơm đã được sử dụng gắn bó với một số của lễ trong Đền Thờ, mùi thơm của nó bay lên Đức Chúa Trời như một lời cầu nguyện.
Một dược chỉ ra thần tính của Ngài. Một dược là một loại dầu ướp sẽ được xức cho áo xống của người chết. Dầu nầy chỉ ra sự thực rằng Chúa Jêsus giáng trần để chịu chết.
Hơn nữa, các món quà nầy cũng có một giá trị rất thực tế, vì chúng tiếp trợ cho gia đình trong suốt thời gian họ phải trốn tránh sang Ai cập.
Mấy Thầy Bác Sĩ không trở lại với Hêrốt
Mathiơ 2.12: “Kế đó, trong giấc chiêm bao, mấy thầy được Đức Chúa Trời mách bảo đừng trở lại nơi vua Hê-rốt; nên họ đi đường khác mà về xứ mình”.
Trong quá khứ, Đức Chúa Trời dẫn dắt dân sự qua nhiều phương tiện khác nhau. Ngài đã sử dụng Lời của Ngài và một ngôi sao để hướng dẫn Mấy Thầy Bác Sĩ. Giờ đây Ngài dùng một giấc chiêm bao đưa họ về quê hương bằng một con đường vòng tránh Hêrốt.
Tóm tắt
Chúng ta đã học biết từ Mấy Thầy Bác Sĩ rằng . . .
· Đức Chúa Trời là nguồn hy vọng
· Chúa Jêsus là sự phu phỉ của hy vọng
CHÚNG TA TÌM ĐƯỢC HY VỌNG KHI CHÚNG TA CHỌN THEO CHÚA JÊSUS
Bạn hy vọng gì trong dịp Lễ Giáng Sinh nầy?
Một điện thoại di động chăng?
Một ngôi nhà mới chăng?
Một chiếc xe đời mới chăng?
Bạn có biết Đức Chúa Trời kỳ vọng bạn điều chi trong Lễ Giáng Sinh nầy không? Và dù hy vọng của bạn có cao kỳ đến đâu, cái điều mà Đức Chúa Trời kỳ vọng nơi bạn còn có giá trị sâu sắc hơn thế nhiều!
Đây là một vài trong những việc mà Đức Chúa Trời kỳ vọng nơi bạn.
Đức Chúa Trời kỳ vọng bạn sẽ tin theo Chúa Jêsus Con của Ngài hầu cho Ngài có thể ban cho bạn sự sống đời đời.
Đức Chúa Trời kỳ vọng bạn sẽ để cho Ngài dẫn dắt bạn từng bước một an toàn trên chuyến hành trình qua những năm tháng sắp đến.
Đức Chúa Trời kỳ vọng bạn sẽ tin tưởng vào lần đến thứ hai của Chúa Jêsus.
Mấy Thầy Bác Sĩ đã gặp gỡ Chúa Jêsus. Bạn có thể gặp được Ngài và nhận lãnh ân ban sự sống đời đời ngay hôm nay!
Niềm hy vọng trọn vẹn của mỗi một người, ấy là có sự sống sau khi chết. Người nào đánh trận với một căn bịnh giống như ung thư đều hy vọng được giảm bịnh hay được lành. Những cho dù chúng ta được chữa lành về một căn bịnh, hết thảy chúng ta chắc chắn rồi sẽ chết thôi. Mùa Lễ Giáng Sinh cho chúng ta biết một cách mạnh mẽ rằng Chúa Jêsus đã đến để ban cho chúng ta sự sống đời đời.
Hãy lắng nghe chính lời lẽ của Chúa Jêsus.
Giăng 3.16: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”.
Chúa Jêsus giáng sinh để chịu chết – và khi Ngài chết trên thập tự giá, ấy là để gánh lấy án phạt cho tội lỗi chúng ta. Nhưng Chúa Jêsus không chết luôn. Ngài đã sống lại từ kẻ chết để ban cho hết thảy những ai tin nơi Ngài được sự sống đời đời. Chúa Jêsus đã bước vào thiên đàng rồi để mở cánh cửa cho chúng ta.
Hê-bơ-rơ 6.19-20: “Chúng ta giữ điều trông cậy nầy như cái neo của linh hồn, vững vàng bền chặt, thấu vào phía trong màn, trong nơi thánh mà Đức Chúa Jêsus đã vào như Đấng đi trước của chúng ta, vì ích cho chúng ta”.
Nơi thánh ở phía sau bức màn là nơi Đức Chúa Trời ngự. Khi chúng ta tin theo Chúa Jêsus, linh hồn chúng ta có Ngài là cái neo trong thiên đàng.
Mấy Thầy Bác Sĩ được Đức Chúa Trời dẫn dắt – Và Ngài sẽ dẫn dắt bạn mỗi ngày trong cuộc sống của bạn!
Bài học mà chúng ta tiếp thu được từ Mấy Thầy Bác Sĩ, ấy là chúng ta kiếm được những gì chúng ta hy vọng khi chúng ta bước theo sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời trong cuộc sống. Đức Chúa Trời không còn sử dụng các ngôi sao hay những điềm chiêm bao nữa. Nhưng Ngài vẫn còn phán qua Kinh thánh và, quan trọng hơn hết, Ngài bày tỏ chính mình Ngài qua Chúa Jêsus (Hê-bơ-rơ 1.1-4).
Qua Kinh thánh, Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng ta trực tiếp hơn Ngài dẫn dắt Mấy Thầy Bác Sĩ. Ngài kỳ vọng bạn sẽ để cho Ngài dẫn dắt bạn an toàn từng bước trong chuyến hành trình của bạn qua các năm tháng hầu đến. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một thứ còn có nhiều quyền lực hơn một ngôi sao để dẫn dắt đường lối của chúng ta. Ngài đã ban cho chúng ta Thánh Linh của Ngài để dẫn dắt chúng ta từng bước một qua cuộc sống. Khi chúng ta cứ giữ từng bước một với Đức Thánh Linh, Ngài tạo ra những đức tính trong đời sống chúng ta mà chỉ có Đức Chúa Trời mới có quyền ban cho mà thôi.
Galati 5.25: “Nếu chúng ta nhờ Thánh Linh mà sống, thì cũng hãy bước theo Thánh Linh vậy”.
Galati 5.22: “Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ”.
Khi chúng ta bước theo Ngài, Đức Thánh Linh dẫn dắt chúng ta trong việc sống loại đời sống kết quả, vui mừng và có ý nghĩa cho đến đời đời.
Mấy Thầy Bác Sĩ tìm gặp Chúa Jêsus trong lần đến thứ nhất của Ngài. Khi Ngài tái lâm liệu Ngài sẽ tìm gặp bạn đang trông đợi sự đến của Ngài không?
Mấy Thầy Bác Sĩ đã trông đợi lần đến thứ nhứt của Chúa Jêsus. Các trước giả Tân Ước cho chúng ta biết phải sống giống như Mấy Thầy Bác Sĩ, họ đã trông đợi lần đến thứ hai của Ngài.
I Giăng 3.2-3: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy. Ai có sự trông cậy đó trong lòng, thì tự mình làm nên thanh sạch, cũng như Ngài là thanh sạch”.
Sự hy vọng (chắc chắn) về sự sống đời đời sẽ tác động những ai tin theo Chúa Jêsus phải sống loại đời sống thanh sạch về mặt đạo đức. Chúng ta sống như thế không phải để kiếm một chỗ trong thiên đàng mà để sống giống như những công dân thiên quốc đang khi chúng ta còn ở trên đất nầy.
Tít 2.11-14: “Vả, ân điển Đức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi. Ân ấy dạy chúng ta chừa bỏ sự không tin kính và tình dục thế gian, phải sống ở đời nầy theo tiết độ, công bình, nhân đức, đang chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội và làm cho sạch, đặng lấy chúng ta làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt sắng về các việc lành”.
Sự trông cậy hạnh phước, ấy là ngày đó khi Chúa Jêsus tái lâm đem đến dấu chấm hết mọi đau khổ và sự chết. Chúa Jêsus đã đến lần thứ nhứt, y như Kinh thánh đã nói Ngài sẽ đến. Đấy là lý do tại sao chúng ta biết Chúa Jêsus sẽ tái lâm!
Mấy Thầy Bác Sĩ đã thờ lạy Chúa Jêsus với các món quà của họ. Chúng ta sẽ dâng các món quà với đó mà thờ lạy Ngài.
Mấy Thầy Bác Sĩ đã chứng tỏ đức tin của họ nơi Chúa Jêsus bằng cách dâng lên Ngài các món quà. Chúng ta cũng có những món quà để dâng cho Ngài nữa.
Món quà thứ nhứt Ngài muốn chúng ta dâng là chính chúng ta. Phao-lô nói cho chúng ta biết phải dâng thân thể mình làm của lễ sống dâng cho Ngài (Rôma 12.1).
Chúng ta có những ân tứ về tài chính, chúng ta dâng cho Chúa Jêsus mỗi lần chúng ta bố thí cho ai đó đang trong cảnh có cần.
Chúng ta có những ân tứ thuộc linh để dâng hiến, chúng ta dâng cho Chúa Jêsus bằng cách phục vụ lẫn nhau (Rôma 12.3-8).
PHẦN KẾT LUẬN
Mấy Thầy Bác Sĩ đã bước theo những sự dẫn dắt của Lời Đức Chúa Trời đến với Chúa Jêsus và đầu phục Ngài là Vua của họ. Chúng ta hãy bước theo các dấu chơn của Mấy Thầy Bác Sĩ, thờ lạy và hầu việc Vua của chúng ta!
Hãy chiếu khúc phim Câu chuyện Giáng Sinh đoạn Mấy Thầy Bác Sĩ thờ lạy Chúa Jêsus.
Bối cảnh phim 169-170
Mấy Thầy Bác Sĩ đến tại chuồng chiên máng cỏ và thờ lạy Con Trẻ.
Phim câu chuyện Giáng Sinh đã được quảng cáo vào đầu tháng 11. Làm ơn kiểm tra lại để download phim nầy xem. Cảm ơn! Xin lỗi vì có những thiếu sót.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét