Thứ Năm, 21 tháng 1, 2010

DAVID: Chỉnh lý



Đời sống và thời thế của Vua David
Chỉnh lý
II Samuên 4 - 5
Cách đây mấy tháng, giờ đã gần một năm, gia đình tôi đã mua và tu sửa lại một ngôi nhà cũ kỹ. Chúng tôi thực sự không chạy theo thị trường nhà cửa. Chúng tôi thậm chí không xem qua một ngôi nhà nào khác. Dường như Đức Chúa Trời đang mở ra cánh cửa nầy trước mặt chúng tôi và chúc phước cho chúng tôi khi có được ngôi nhà ấy. Đúng là một chuyển dịch đầy khó khăn cho hầu hết chúng ta khi phải định cư trong một ngôi nhà mới. Trong nhiều tháng trời tôi không tìm được cái mình muốn tìm ở trong bếp. Còn tệ hơn nữa, ấy là khi tôi hỏi Debra không biết món đồ cần tìm ở đâu và nàng không thể nhớ nàng đã đặt nó ở đâu nữa. Sau cùng tôi phải đứng dậy và cứ đi tới đi lui trong nhà lúc nửa đêm mà không vặn đèn lên được hoặc làm bầm tím cả ống quyển của mình. Mục tiêu của tôi, ấy là dành ra một khoảng thời gian để ổn định trong một ngôi nhà mới, một cộng đồng mới, một trường học mới hay một việc làm mới. Các chương 4 và 5 của sách II Samuên phác họa ra cho chúng ta thấy thể nào Đức Giêhôva đã vùa giúp cho Vua David biết liệu định trên ngai vàng của mình.
Đừng xếp phân đoạn Kinh Thánh lại. Vua Saulơ và ba người con lớn của ông, gồm có Giônathan đã chết trên Núi Ghinh-bô-a đẫm máu khi quân Philitin lấn lướt trên họ. Đức Chúa Trời bảo David phải quay trở lại lãnh thổ quê hương ông tại xứ Giuđa, đặc biệt là tại Hếprôn. Ở đây các nhà lãnh đạo của chi phái Giuđa đã kéo đến xức dầu cho David làm Vua trên chi phái họ. Người Philitin đã phân cách xứ Giuđa ra khỏi các chi phái ở phía Bắc, vì vậy Ápne, quan tổng binh của Saulơ đã lập người con duy nhất còn lại của Saulơ, là Ích-bô-sết lên làm một vị vua bù nhìn. Ápne thực sự nắm lấy quyền lực ở đàng sau ngai vàng. Một cuộc nội chiến không bao lâu sau đó đã nổ ra giữa Giuđa và Israel. Cuộc chiến nầy kết thúc khi nhân vật cánh tay mặt của David, là Giôáp đã giết chết Ápne vì tội giết em của ông ta là Asaên tại bãi chiến trường.
Hôm nay chúng ta sẽ lật lại câu chuyện mà chúng ta kết thúc trong tuần qua rồi xem xét bốn sự cố chính mà Đức Chúa Trời sử dụng để an bài David lên ngồi trên ngôi của Israel.
I. Việc giết chết Ích-bô-sết (4.1-12).
A. Hết thảy Israel đều lấy làm bối rối (các câu 1-3).
Câu 1 cho chúng ta biết: "Khi con trai của Sau-lơ [Íchbôsết] hay rằng Áp-ne đã thác tại Hếp-rôn, thì sờn lòng rủn chí". "Sờn lòng rủn chí" là một cách nói rất hay trong Kinh Thánh tiếng Hy bá lai. Theo nghĩa đen, nó có nghĩa là "hai bàn tay người xuội xuống". Bản Kinh Thánh KJV dịch rất sát: "hai bàn tay người yếu xìu". Sờn lòng rủn chí có ý muốn nói gì? Cách nói nầy có ý ám chỉ chúng ta đã chịu thua, chúng ta mất hy vọng, chúng ta đã bị ném vào trong thất bại.
Ích-bô-sết vốn biết rằng không có Ápne, anh ta chẳng có sức lực chi hết. Anh ta vốn biết rõ Ápne là con người có quyền lực thực sự ở đàng sau ngai vàng và anh ta chỉ là một vì vua bù nhìn mà thôi. Hãy suy nghĩ về đời sống của anh ta một chút. Anh ta là người con sau cùng trong bầy con của Vua Saulơ. Anh ta là đứa trẻ ở trong gia đình. Anh ta ra đời ở trong cung điện. Anh ta được nuôi dạy trong chốn xa hoa. Anh ta chưa hề lao động trong một ngày của đời mình. Hãy nói về việc ra đời với một cái muỗng bằng bạc ở trong miệng của quí vị xem!
Ích-bô-sết đã sống giống như gia đình hoàng tộc của Anh quốc vậy. Anh ta ngồi trên trên ngôi cho có vị mà thôi. Dù vậy ít nhất anh ta đã phải sống giống như một vì Vua và anh ta không muốn đánh mất địa vị đó. Với Ápne đã chết, anh ta đã "sờn lòng rủn chí", hai bàn tay anh ta xuội xuống. Anh ta biết rõ mình sẽ chẳng còn nắm giữ được ngai vàng cho chính mình nữa.
Bên cạnh Ích-bô-sết, câu 1 chép: "và cả Y-sơ-ra-ên đều bối rối” nữa. Câu chuyện nổ ra ở trong nước. Nếu họ đã có những kênh tin tức sử dụng cáp, khi ấy tin tức nầy sẽ là đề tựa chính mà người ta sẽ bàn đến. Mọi người đều biết rõ Ích-bô-sết không phải là cấp lãnh đạo rồi. Không một người nào thực sự tôn trọng anh ta. Thực ra, ngay cả tên của anh ta có nghĩa là "con người xấu hổ".
Ai nấy đều đang thắc mắc: "Chuyện gì đang xảy ra vậy?" Chữ "bối rối" sát nghĩa có ý nói "run rẩy ở bên trong, tim đập nhanh". Khi tim quí vị đập nhanh và lòng quí vị bối rối, chuyện nầy có ý nghĩa như thế nào? Nó có nghĩa là quí vị đang ở trong một trạng thái lo sợ. Bằng cách so sánh 2.10 với 2.11 chúng ta học biết rằng có lẽ đã có một thời gian năm năm rưỡi giữa cái chết của Saulơ và sự đăng quang của Ích-bô-sết. Không có một chính quyền trung ương nào trong một thời gian dài. Sau hai năm ở dưới quyền vì vua bù nhìn, cả nước đang ở trong tình trạng hoảng loạn.
Đồng thời, ở câu 2 chúng ta được giới thiệu cho biết "hai đội trưởng". Họ là những sĩ quan trong quân đội của Israel, có lẽ cấp trung đoàn, hai người có đẳng cấp và địa vị. Người thứ nhứt có tên là "Ba-a-na" và người thứ hai là "Rêcáp". Họ là hai anh em và là con của một người có tên là "Rimmôn ở Bê-ê-rốt". Tên của họ không có gì quan trọng bằng cơ nghiệp của họ. Baana và Rêcáp là người Bê-ê-rốt.
Vậy thì “Bê-ê-rốt” là gì nào? Không, đó không phải là một gã bụng bự hay nốc bia ừng ực và đi xem các môn thể thao suốt tuần. Một người Bê-ê-rốt không phải là một tay ghiền rượu. Một người Bê-ê-rốt là một người xuất thân từ thành phố Bê-ê-rốt. Để làm cho câu chuyện dài thành ra ngắn, hai gã nầy là dòng dõi của một dân được gọi là dân Hê-vít và dân Gabaôn, là dân đã dối gạt Giôsuê vào việc lập giao ước hoà bình với họ trong những ngày chinh phục, khi dân Israel lần đầu tiên vào định cư trong Đất Hứa (Giôsuê 9). Bê-ê-rốt nằm trong vùng đất đã được chỉ định cho chi phái Bêngiamin, chi phái của Saulơ và tất nhiên Ích-bô-sết. Vì vậy giống dân Canaan tà giáo nầy đã sống trong các thành phố giống như Bê-ê-rốt giữa vòng dân sự chi phái Bêngiamin.
Một chỗ thú vị khác trong câu chuyện nầy được thấy ở II Samuên 21. Mặc dù chúng ta không biết điều chi khác về sự ấy, chúng ta biết Đức Chúa Trời đã xét đoán Israel với một nạn đói trong ba năm "Sự nầy xảy đến vì cớ Sau-lơ và nhà đổ huyết của người, bởi vì người có giết dân Ga-ba-ôn" (câu 1). Câu 2 nói:
“Người Ga-ba-ôn chẳng thuộc về dân sự Y-sơ-ra-ên, nhưng họ là kẻ sống sót của dân A-mô-rít; dân Y-sơ-ra-ên có thề hứa tha thứ họ. Dầu vậy, Sau-lơ vì lòng sốt sắng về dân Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, đã tìm cách trừ diệt họ”.
Vì một lý do không có ghi lại, Saulơ đã tìm cách thanh lọc chi phái Bêngiamin của mình khỏi giống dân ngoại đạo nầy và đã phá vỡ lời hứa thiêng liêng bảo hộ cho họ. Có thể đây là một sự báo thù chống lại Saulơ đã tác động Ba-a-na và Rêcáp giết chết người còn trai còn sót lại của ông ta là Ích-bô-sết.
B. Chàng trai trẻ Mêphibôsết bị què (câu 4).
Trước khi mô tả các hành động giết người của hai gã Bê-ê-rốt nầy, tác giả viết Kinh Thánh thêm một ghi chú lịch sử trong câu 4. Chúng ta cần phải hiểu rằng gia đình của Saulơ gần như không còn nữa, một khi Ích-bô-sết bị cất ra khỏi đường chạy, người cầm quyền duy nhứt khả thi dấy lên từ dòng dõi của Saulơ là một con trai của Giônathan, người nầy mới có "năm tuổi" khi cha và ông nội nó qua đời giữa trận chiến trên Ghinh-bô-a. “Vú” của đứa bé đem nó "lật đật trốn". Thế nhưng trong lúc vội vã, đứa trẻ "té, nên nỗi nó trở nên què". Tên của nó là "Mêphibôsết". Hãy nhớ cái tên đó vì nó sẽ trở nên quan trọng khi chúng ta đào sâu hơn vào câu chuyện của David.
Lý do cho việc có câu nói nằm trong dấu ngoặc đơn nầy ở đây là vì nếu Ích-bô-sết qua đời, người lên cai trị duy nhứt từ gia đình của Saulơ là đứa con bị què của Giônathan với cái tên có ý nghĩa là "kẻ xua tan đi sự xấu hổ". Vì thế giết chết Ích-bô-sết là quét sạch đòi hỏi ngôi vị của nhà Saulơ.
C. Hai con trai của Rimmôn phạm ác (các câu 5-8).
Hãy nhớ rằng "hai con trai của Rimmôn", Rêcáp và Baana đều là "quan tướng đạo binh" trong quân đội của Israel. Trong cái lốt chức vụ quân đội ấy, họ đã đi đây đi đó trong "nhà Ích-bô-sết", cung điện tạm thời của Israel "đương lúc trời nắng ban ngày” hay giữa trưa. Chúng ta cũng biết rằng Ích-bô-sết đương nằm "nghỉ trưa". Tại sao anh ta nằm trên giường lúc giữa trưa như thế? Quí vị sẽ nghĩ rằng nhà Vua sẽ có mặt ở phòng làm việc của mình bận rộn với các vụ việc của quốc gia. Tôi cho rằng Ích-bô-sết vừa làm biếng mà cũng vừa chán nản. Anh ta không bận rộn vì thực sự anh ta chẳng có việc gì để làm cả. Anh ta đã "nản lòng". Anh ta buồn chán sâu sắc. Một trong các triệu chứng của sự sa sút được thấy có qua những thói quen ngủ nghỉ. Có người ngủ nhiều, có người ngủ ít.
Rêcáp và Baana giả vờ đến "lấy lúa mì". Có lẽ các kho lương thực thường được giữ ở đó và họ đã mang theo những thùng đong lúa để đong lương thực cho người của họ. Có lẽ họ đã đến với nhà Vua để lấy chữ ký và đóng ấn hầu cung cấp lúa cho người của họ.
Sự an ninh của Ích-bô-sết rõ ràng là sơ sài lắm. Dường như chẳng có ai ở đó để bảo hộ cho anh ta khi những kẻ tấn công xông vào anh ta và "rồi đâm bụng Íchbôsết". Câu 7 nhắc lại thông tin của câu 6 nhưng thêm chi tiết nầy. Sau khi họ "đánh giết người", họ "cắt lấy đầu người". Hãy tưởng tượng đống thịt đầy máu còn lại của tội ác họ. Khi ấy họ mới "cắt lấy đầu người" rồi "bắt đường đồng bằng mà đi trọn đêm". Họ đã chạy "trọn đêm" ngang qua đồng bằng.
Câu 8 chép: "Hai người đem đầu Ích-bô-sết về Hếp-rôn, dâng cho vua Đa-vít". Họ hành động giống như họ đã làm một công việc lớn lao lắm. Họ rất tự hào. Họ chẳng có một ý niệm gì về sự David sẽ không tán thành. Rõ ràng họ đã trông mong một phần thưởng xứng đáng. Hãy nghe lời tuyên bố đầy tự hào của họ:
“Nầy là đầu của Ích-bô-sết, con trai của Sau-lơ, kẻ thù nghịch vua, vẫn toan hại mạng sống vua; ngày nay Đức Giê-hô-va đã báo thù Sau-lơ và dòng dõi người cho vua, là chúa tôi”.
Quí vị có thấy như thế không? Họ đã nói: "ngày nay Đức Giê-hô-va đã báo thù Sau-lơ và dòng dõi người cho vua, là chúa tôi". Quí vị có nhìn thấy ý nghĩa của câu nói ấy không? Họ đang xưng nhận hành động giết người của họ thực sự là công việc của Đức Giêhôva. Họ đang nói rằng Đức Chúa Trời đã thánh hoá mọi hành vi của họ! Thực vậy, họ đang đổ cho Đức Chúa Trời về tội lỗi của chính họ.
Sáu trăm năm tường trình lịch sử của con người đã trôi qua song con người vẫn y như thế. Rêcáp và Baana là những kẻ cơ hội. Họ tưởng họ đã đúng khi báo thù nhà Saulơ và đầu quân cho David cùng một lúc. Họ chẳng có một suy tưởng nào trước việc gì đúng việc gì sai. Họ chẳng để cho một chỉ tiêu đạo đức nào hướng dẫn họ cả. Họ tưởng những ngọn gió may rủi sẽ thổi ơn trên họ, vì thế họ đã hành động như vậy. Họ chỉ nhìn thấy một cơ hội bản thân họ sẽ thăng tiến mà thôi.
Nhiều thế kỷ trôi qua song con người vẫn y như thế. Chúng ta có ít suy tưởng về đúng hay sai, mà chỉ được chỉ đạo bởi điều chi dường như đúng cho tôi mà thôi. Là một cộng đồng, chúng ta đã trở thành hạng chuyên gia khi đặt mọi nhu cần riêng của mình trước hết rồi kế đó mới là nhu cần của người khác. Sự sụp đổ của công ty Enron là một trường hợp. Những người điều hành của công ty nầy đều biết rõ công ty của họ đã ở trên bờ vực phá sản. Họ biết rõ họ đang đẩy những kẻ làm thuê cho họ đến chỗ cùng đường, thế nhưng họ đã nắm lấy phần lợi vì họ nghĩ là đúng cho phía họ mà thôi.
Có người, giống như "hai con trai của Rimmôn" nầy, họ ra sức xưng công bình mọi hành động ích kỷ, tội lỗi của họ bằng cách cho rằng đó là ý chỉ của Đức Chúa Trời. Tôi đã nhìn thấy điều nầy rất nhiều lần trong các trường hợp bàn thảo với nhau. Có người đến gặp tôi rồi nói đại loại như vầy: "Tôi tin chính ý muốn của Đức Chúa Trời mà tôi phải chia lìa người bạn đời của mình". Khi quí vị hỏi họ lý do tại sao họ tin đó là ý chỉ của Đức Chúa Trời, họ sẽ tỏ ra cho quí vị đủ thứ lý do hết. Họ sẽ mô tả mọi cảnh ngộ của họ, mọi điều gia đình họ nói, những gì bạn bè họ nói, điều chi họ cảm nhận và kết luận mọi sự nầy bằng cách nói đó là ý muốn của Đức Chúa Trời. Khi ấy tôi tìm cách chỉ ra Đức Chúa Trời thù ghét ly dị và trong trường hợp họ cưới một người không tin Chúa, là người chưa được Ngôi Lời thuyết phục, họ cần phải chinh phục người đó với đức tin bởi cách ứng xử hạ mình của chính họ. Nhưng đấy không phải là điều họ muốn nghe. Họ không cần tôi tư vấn. Họ muốn tôi nhất trí với họ. Họ muốn tôi thêm một lời chúc phước của Mục sư cho mọi sự mà họ đã quyết định đấy là ý muốn của Đức Chúa Trời.
Giacơ 1.13 chép: "Chớ có ai đương bị cám dỗ mà nói rằng: Ấy là Đức Chúa Trời cám dỗ tôi; vì Đức Chúa Trời chẳng bị sự ác nào cám dỗ được, và chính Ngài cũng không cám dỗ ai". Đức Chúa Trời không bao giờ cám dỗ quí vị, cũng không dẫn quí vị vào tội lỗi. Nếu động lực của quí vị là ích kỷ và kết quả là tội lỗi, ấy không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời đâu, mà là ý muốn của quí vị đấy.
D. Vua David thực thi sự công bình (các câu 9-12).
Vua David nhìn thẳng vào Rêcáp và Baana đang đứng ở đó tay cầm thủ cấp của Ích-bô-sết và nhận ra rằng tình trạng hỗn loạn nầy cần phải chấm dứt. Saulơ đã bị giết. Asaên đã bị giết. Ápne đã bị giết. Giờ đây Ích-bô-sết cũng đã bị giết. Sự sống đã trở thành rẻ rúng và David cần gửi một sứ điệp để mọi cuộc chém giết như thế nầy phải kết thúc. Ông nói:
“Ta chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống, là Đấng đã cứu ta khỏi các hoạn nạn, mà thề rằng:Ta đã sai bắt kẻ đã đến thuật cho ta hay rằng Sau-lơ đã thác, và tư tưởng rằng mình là một sứ giả đem tin lành; ta đã giết kẻ đó tại Xiếc-lác đặng trả công cho một sự báo tin dường ấy. Phương chi những kẻ hung ác đã giết một người lành nằm trên giường tại trong nhà mình! Vậy, ta há chẳng nên đòi huyết người lại nơi tay các ngươi, và diệt các ngươi khỏi đất sao?” (các câu 9b-11).
Trở lại ở chương 1, khi David vẫn còn ở tại Xiếc lác, một người Amaléc đã về từ bãi chiến trường Ghinh-bô-a với mão triều thiên của Saulơ và khí giáp của nhà vua. Hắn ta nói đã nhìn thấy Saulơ bị thương và đã giàu ơn cứu vua ra khỏi cảnh khổ, rồi cứu vua ra khỏi tay hành hại của quân Philitin. David đã nhìn thấy qua câu chuyện của gã Amaléc kia. Ông cũng có thể thấy rõ qua câu chuyện nầy nữa. Ông "bèn truyền lịnh các đầy tớ mình giết hai người đó. Chúng chặt tay và chơn họ, rồi treo thây gần bên ao Hếp-rôn" (câu 12a). Tôi không dám chắc lý do tại sao David đã cho phân thây chúng trừ phi làm biểu tượng cho sự ông xem khinh tội lỗi của họ. Hai bàn tay của họ đã giết một vì Vua. Hai bàn chơn của họ đã cung ứng sự đào thoát của họ. Điều nầy nhắc cho tôi nhớ thể nào Roma 3.15-17 mô tả sự sa sút của tất cả mọi người.
“Chúng nó có chơn nhẹ nhàng đặng làm cho đổ máu. Trên đường lối chúng nó rặc những sự tàn hại và khổ nạn, chúng nó chẳng hề biết con đường bình an”.
Sau khi treo thi thể của chúng làm một dấu rủa sả và khinh miệt. Phục truyền luật lệ ký 21.23 chép: "… vì kẻ nào bị treo ắt bị Đức Chúa Trời rủa sả".
Sau cùng David "lấy đầu của Ích-bô-sết, chôn trong mồ Áp-ne, tại Hếp-rôn". Ông đã làm đủ thứ ông có cho việc chôn cất thích đáng thi thể con trai của Saulơ. Ông đã tôn cao kẻ bị giết và rủa sả những kẻ giết người.
Bài học ở đây rất đơn giản. Quí vị gieo gì, sẽ gặt nấy. Galati 6.7 chép: "Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu; vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy". Chúng ta không nên đổ thừa cho Đức Chúa Trời về những sự lựa chọn ích kỷ, tội lỗi của mình.
II. Sự tái thống nhất của Israel (5.1-5).
Khi David được 16 hay 17 tuổi, ông đã được xức dầu làm Vua bởi cụ tiên tri Samuên. Sau nhiều năm tháng sống như kẻ phiêu bạt, đày ải, sau cùng David đã được xức dầu làm vua trên chi phái Giuđa khi ông đã được "ba mươi tuổi" (câu 4). Giờ đây, lần thứ ba, David được xức dầu làm Vua. Lần nầy ông được xức dầu làm Vua không những trên Giuđa mà còn trên cả Israel nữa.
Hãy cẩn thận lưu ý trong câu 1: "hết thảy các chi phái Y-sơ-ra-ên đến cùng Đa-vít tại Hếp-rôn". David là một kiểu mẫu của Đức Chúa Giêxu Christ. Có nhiều điểm tương ứng giữa David và Đức Chúa Giêxu. Chúa Giêxu được gọi bằng tước hiệu Đấng Mêsi: "Con Vua David". Cho phép tôi chỉ cho quí vị thấy 5 phương thức các chi phái Israel "đến cùng David" và so sánh họ với phương thức chúng ta đến cùng Chúa Giêxu hôm nay.
A. Họ đạt tới chỗ nhận biết nhu cần của họ.
Israel đã chịu khổ trong mấy năm cuối đời trị vì của Saulơ. Họ đã bị chia làm hai và bị rượt đuổi bởi kẻ thù của họ là dân Philitin. Họ đã sống không có cấp lãnh đạo xứ sở trong 5 năm rưỡi cho tới khi Ápne chỉ định Ích-bô-sết vào chính quyền bù nhìn. Họ đã "khốn cùng, tan lạc như chiên không có kẻ chăn" (Mathiơ 9.36). Trong nhu cần của họ, họ bằng lòng đến cùng David rồi nài xin ông cai trị trên họ. Cũng chính phương thức ấy chúng ta phải đến cùng Chúa Giêxu. Chúng ta nhận biết rằng chúng ta đã tạo ra một sự lộn xộn tìm cách cai trị trên chính đời sống của mình. Chúng ta công nhận tội lỗi của mình và nhu cần sự tha thứ. Chúng ta công nhận nhu cần phải có Ngài trị vì trên đời sống của chúng ta.
B. Họ đã công nhận mối quan hệ của họ.
Khi vị đại biểu nầy từ các chi phái miền Bắc đến cúi xuống trước mặt David, việc đầu tiên họ nói là: "Chúng tôi đây vốn là cốt nhục của vua". Đây là một thành ngữ Hêbơrơ có ý nghĩa họ là bà con với nhau, hết thảy họ là người Do thái, hết thảy họ đều xuất thân từ một tổ phụ, là Ápraham. Khi chúng ta đến cùng Chúa Giêxu, chúng ta phải công nhận rằng Ngài là Đấng Tạo Hoá của chúng ta và chúng ta cần đến Ngài. Thi thiên 100.3 chép: "Phải biết rằng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời. Chính Ngài đã dựng nên chúng tôi, chúng tôi thuộc về Ngài; Chúng tôi là dân sự Ngài, là bầy chiên của đồng-cỏ Ngài". Hêbơrơ 11.6 chép: "Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài”.
C. Họ đạt tới chỗ công nhận khả năng của ông.
Các vị lãnh đạo Israel đã nói: "Đã từ xưa, khi Sau-lơ còn cai trị chúng tôi, chính vua đã dắt Y-sơ-ra-ên ra trận và đem họ về. Đức Giê-hô-va có phán cùng vua rằng: Ngươi sẽ chăn dân sự ta, và làm vua của Y-sơ-ra-ên". David là một nhà lãnh đạo ái quốc, năng nổ thậm chí khi có ai đó chiếm lấy ngôi vị. Khi chúng ta đến cùng Đấng Christ, chúng ta công nhận Ngài đang tác động trong đời sống chúng ta, bảo hộ, chăm sóc và yêu thương chúng ta thậm chí khi chúng ta không nhìn nhận Ngài.
D. Họ đạt tới chỗ công nhận lai lịch của ông.
Họ vốn biết rõ và đã nhận biết từ lâu rằng David là người được Đức Chúa Trời chọn làm Vua. Họ nói: "Đức Giê-hô-va có phán cùng vua rằng: Ngươi sẽ chăn dân sự ta, và làm vua của Y-sơ-ra-ên" (câu 2b). Hầu hết mọi người đều biết Chúa Giêxu là ai từ lâu trước khi họ công nhận Ngài là Vua tể trị trên đời sống của họ.
E. Họ đạt tới chỗ công nhận một giao ước.
Câu 3 chép: "Vậy, hết thảy các trưởng lão Y-sơ-ra-ên đến cùng vua tại Hếp-rôn, vua Đa-vít lập giao ước với họ tại Hếp-rôn, trước mặt Đức Giê-hô-va, và chúng xức dầu cho Đa-vít làm vua của Y-sơ-ra-ên". Một "giao ước" giống như một hợp đồng vậy. David sẽ trị vì giống như Vua của họ. Dân sự sẽ ủng hộ và tôn trọng David. Tuy nhiên, đây không phải là một “giao ước” cũ nào hết. Đây là một giao ước được khẳng định ở "trước mặt Đức Giêhôva". Họ sẽ hoàn tất giao ước nầy do việc trông mong Đức Giêhôva ban phước cho họ.
Có phải quí vị biết rõ có hai giao ước chính trong Kinh Thánh không? Từ ngữ "giao ước" có nghĩa là "kết ước" hay hứa hẹn. Có Giao Ước Cũ và Giao Ước Mới. Chúa Giêxu đã đến để ban cho chúng ta một Giao Ước Mới, là giao ước mà sách Hêbơrơ gọi là "đường mới và sống" (Hêbơrơ 10.20). Giao ước Chúa Giêxu ban cho được nói tới rất đơn giản ở Roma 10.9-10.
“Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi”.
Hết thảy chúng ta cần phải đến cùng Chúa Giêxu hôm nay giống như những vị lãnh đạo dân Do thái đó đã đến cùng David. Chúng ta cần phải cúi xuống trước ngai của Ngài rồi tôn cao Ngài làm Vua và Chúa của chúng ta. Một số người trong chúng ta cần phải làm như thế vì là lần đầu tiên. Quí vị cần được cứu, cần được sanh lại. Nhiều người khác đã phiêu bạt xa cách và cần phải trở lại với địa điểm thờ phượng và nương cậy đó.
III. Chiếm lấy thành Jerusalem (5.6-16).
A. Một tiểu sử ngắn về thành Jerusalem (câu 6a).
Câu 6 cho chúng ta biết "Vua và các thủ hạ [giờ đây là Vua trên cả Israel, David có rất nhiều người!] kéo đến Jerusalem, đánh dân Giêbusít". Trước khi chúng ta đào sâu hơn, chúng ta cần phải hiểu rằng thành Jerusalem không luôn luôn là thành mà chúng ta đã tưởng tượng đâu. Thành nầy là nơi Chúa Giêxu đã làm thật nhiều việc, địa điểm nầy là nơi Hội thánh đầu tiên khởi sự, địa điểm nầy chúng ta đã nói tới rất nhiều lần trước khi có người được gọi là dân "Giêbusít" ở đó trong vài thế kỷ (họ là dân Canaan theo tà giáo).
Lần nhắc tới đầu tiên về thành Jerusalem trong Kinh Thánh là quê hương của "Mênchixêđéc Vua của Salem" (Sáng thế ký 14.18). Bối cảnh của thành nầy nằm ở trên ngọn núi cao có tên là Núi Môria (Sáng thế ký 22.2; II Sử ký 3.1). Chính trên ngọn núi nầy mà Ápraham đã trèo lên để dâng Ysác con trai mình. Khi Đức Chúa Trời giữ tay ông lại, vị tộc trưởng gọi chỗ đó là Jehovah Jireh hay "Đức Giêhôva sắm sẵn" (Sáng thế ký 22.14). Thời gian trôi qua và dòng dõi của Ápraham đã xuống xứ Ai cập, ở đó họ làm nô lệ trong 400 năm.
Đồng thời, một bộ tộc theo tà giáo được gọi là dân "Giêbusít" đã xây một thành trên ngọn núi cao Môria rồi đặt tên là Jebus. Dường như đây là một đồn lũy khó đánh phá nhất. Thành nầy rất cao, có thung lũng nằm ở hai bên sườn nên nó chỉ cần được bảo vệ ở một mặt mà thôi. Họ đã đào một đường hầm 40 feet sâu ngang qua rặng đá tới một suối ngầm dưới đất cung cấp một nguồn nước tươi mát cho họ thật dư dật. Bất cứ một đội quân nào đến vây thành phải chuyển đổi dòng chảy của nguồn nước. Hết đội quân nầy đến đội quân khác đã ra sức đánh đuổi họ ra khỏi ngọn núi nhưng hết thảy đều đã thất bại. Dân Israel dưới quyền chỉ huy của Giôsuê đã cố gắng nhưng đã không thành công (Giôsuê 15.63). Bối cảnh thành Jerusalem hiển nhiên nằm trong lãnh thổ của chi phái Bêngiamin và họ đã ra sức tống khứ dân Giêbusít song cũng đã thất bại (Các Quan Xét 1.21). Thái độ dường như là "nếu anh muốn đánh họ, hãy hiệp tác với họ". Dân Israel đã để dân Giêbusít còn sống ở đó. Cần phải có một cuộc tiếp xúc vì David dường như biết rất nhiều về thành nầy (đối chiếu I Samuên 17.54).
Tại sao đột nhiên David lại quyết định tra tay mình vào việc chiếm lấy thành Jerusalem? Tại sao ông ra sức làm cái điều mà trước đây là một việc khó thực hiện được? Tôi nghĩ ít nhất có hai lý do. Thứ nhứt, ông cần một thủ phủ mới. Hếprôn nằm trong xứ Giuđa. Ông cần một thành phố trung tâm cho cả Israel. Thứ hai, ông muốn đẩy cái rắc rối nầy ra khỏi xứ sở của mình. Làm thế nào họ kiếm được sự kính trọng của các dân khác, làm sao họ chinh phục được thêm nhiều đất đai nếu họ không thể đánh bại kẻ thù cổ hủ đang nằm ngay trọng tâm xứ sở của họ chứ?
Quí vị không nghĩ tôi sẽ để cho qua phần nầy mà không có phần ứng dụng cho quí vị sao? Làm thế nào chúng ta chiếm lấy đất đai từ kẻ thù nếu chúng ta để cho hắn sở hữu đất đai trong chính đời sống của chúng ta? Êphêsô 4.27 chép chúng ta không nên "để cho ma quỉ nhơn dịp", nghĩa là chúng ta không nên để cho hắn có được một "lợi thế" trong đời sống của chúng ta. II Côrinhtô 10.4 chép: "Vả, những khí giới mà chúng tôi dùng để chiến tranh là không phải thuộc về xác thịt đâu, bèn là bởi quyền năng của Đức Chúa Trời, có sức mạnh để đạp đổ các đồn lũy". Satan là một chuyên gia trong việc dựng lên "các đồn lũy" hay tiền đồn trong đời sống chúng ta. Đó là những thói quen và khuôn mẫu xử sự có tính hủy diệt, chúng giữ chúng ta không đạt tới những đắc thắng mà Đức Chúa Trời ao ước dành cho chúng ta. Trước khi quí vị bước ra hầu việc Chúa, quí vị phải chiếm lấy phần cao điểm có Satan ở trong đó!
B. Một trận thắng chiếm lấy thành Jerusalem (các câu 6b-9).
Dân Giêbusít là một sắc dân rất vênh váo. Họ ăn nói rất xẳng xớm. Khi David và thủ hạ của ông đi ra chuẩn bị để đánh nhau, dân Giêbusít nhìn xuống từ trên đất cao rồi nói: "Ngươi chớ vào đây: những kẻ đui và què, đủ mà xô đuổi ngươi đi!" Có lẽ quí vị đã biết sử dụng chính lối nói sĩ nhục nầy trước đây rồi. Trong môn bóng chày quí vị đã hô to với người đập bóng: "Bà cố tao có thể cầm chắc cây gậy còn cứng hơn thế nữa!"
Quí vị thấy đấy, không một ai từng đối mặt với dân Giêbusít với nhiều thách thức như thế. Trong mấy trăm năm, họ vừa loạn nghịch hoặc tồn tại lâu hơn bất cứ một dân nào đến tấn công họ. Thực ra, câu 6 cho chúng ta biết họ đang suy nghĩ: "David sẽ không vào đây được". Chưa một người nào khác đã thành công, vì vậy họ chẳng lấy làm lo về David.
Hãy nhớ rằng David là một chuyên gia trong chiến tranh du kích. Ông có một tin tình báo về đường cống nước rồi sử dụng nó nghĩ ra một kế hoạch rất tiểu xảo bắt lấy họ với nỗi kinh ngạc. Ông nói trong câu 8: "Phàm người nào đánh dân Giê-bu-sít, nhào xuống khe kẻ què và kẻ đui chúng nó, tức những kẻ cừu địch của Đa-vít, (sẽ được làm đầu mục và quan trưởng)". Trong một phân đoạn tương ứng, I Sử ký 11.6 chép.
“Đa-vít nói rằng: Hễ ai hãm đánh dân Giê-bu-sít trước hết, ắt sẽ được làm trưởng và làm tướng. Vậy, Giô-áp, con trai Xê-ru-gia, đi lên đánh trước hết, nên được làm quan trưởng”.
Giôáp đã dũng cảm dẫn một đạo binh trồi lên qua cống nước trong một thời gian ngắn chiếm lấy đồn và giao nó cho Vua David. Thế rồi David vào thành rồi "ở trong đồn và đặt tên là thành David". Không những thế mà ông còn "xây vách tứ vi từ Milô [một tiền đồn bên sườn núi] trở về trong".
C. Một đền đài ở thành Jerusalem (các câu10-16).
Câu 10 chép: "Đa-vít càng ngày càng cường thạnh, và Giê-hô-va là Đức Chúa Trời vạn quân ở cùng người". David không chiếm lấy thành Jerusalem chỉ vì ông là một chiến binh giỏi. Đức Chúa Trời muốn David chiếm lấy thành ấy. Thực ra, Đức Giêhôva đã ban thành ấy cho ông và chúc phước cho ông trong đó. Thật là đáng kinh ngạc khi suy nghĩ tới phương thức Đức Chúa Trời vận hành trong đời sống của chúng ta. Có nhiều việc không xảy ra bởi tình cờ đâu. Đức Chúa Trời đã hoạch định cho thiết hữu ấy bước vào đời sống của quí vị từ cõi đời đời. Đức Chúa Trời đã hoạch định để quí vị trở thành một chi thể trong Hội thánh nầy. Đức Chúa Trời đã hoạch định cho quí vị có nhà cửa, con cái, và công ăn việc làm. Chúng ta đừng nên chối bỏ mọi ơn phước của Ngài.
Nếu ơn phước của Đức Chúa Trời chưa rõ ràng đủ, một món quà bất ngờ đến từ "Hiram, Vua Tyrơ". Ông ta gửi đến cho David "gỗ bá hương" từ lâu ông ao ước cùng với "thợ mộc thợ đá" hầu cho cả hai thứ vừa thợ vừa vật liệu để "xây cất một cái đền cho David". Đức Chúa Trời nhờ một người ngoại xây cất cho David một cái đền ngay trọng tâm một thành mà người Do thái chưa thể chinh phục được! Câu 12 chép: "Bấy giờ, Đa-vít nhìn biết rằng Đức Giê-hô-va đã lập mình làm vua trên Y-sơ-ra-ên, và khiến nước mình được thạnh vượng vì cớ dân Y-sơ-ra-ên của Ngài".
Câu 13 chép: "David từ Hếp-rôn đến, thì còn cưới thêm những hầu và vợ ở Giê-ru-sa-lem". Cuối hết có thể tính ông đã cưới tới 7 người vợ. Một lần nữa chúng ta nhìn thấy tình trạng yếu đuối rất lớn nầy. David không có một quan niệm nào về mối quan hệ “một thịt” với một người bạn đời trọn đời. Như chúng ta sẽ thấy ngay đây thôi, công cuộc xây dựng đền đài sẽ trở thành sự đồi trụy rất lớn của ông.
IV. Đánh tan quân Philitin (5.17-25).
A. Chọc thủng phòng tuyến (các câu 17-21).
Quân Philitin vốn biết rõ David. Sau khi ông sinh sống giữa vòng họ như một cuộc lưu đày trong "một năm bốn tháng" (I Samuên 27.7). Họ biết rằng nếu họ không tấn kích ông, thì chẳng bao lâu ông sẽ tấn công họ. Họ quyết định "đập khi sắt hãy còn nóng", tấn công mau chóng trước khi David có thì giờ củng cố Vương quốc mới của ông và huấn luyện một quân đội thật hùng mạnh.
Một lần nữa các lãnh chúa người Philitin phân chia quân đội của họ rồi tiến đánh Israel, lần nầy "kéo ra đặng đánh người". David nhận được tin tình báo bèn "đi đến đồn", đồn do người Giêbusít xây cất. Đồng thời người Philitin "bủa ra trong trũng Rêphaim" ở về phía Tây thành Jerusalem. Họ có thể nhìn lên thấy David và ông có thể nhìn xuống thấy rõ họ.
Được an ninh ở trong đồn, một lần nữa David tìm kiếm ý chỉ của Đức Giêhôva. Ông đã hỏi Đức Giêhôva hai câu. Thứ nhứt: "Tôi phải đi lên đánh dân Philitin chăng?" và thứ hai: "Liệu Ngài có phó chúng vào tay tôi không?" David có thể xuống từ phía hông của đồn với một con mắt quan sát cống nước và giữ nó an toàn. Ông đã lên ngôi Vua, ông có thể đem thủ hạ xuống trũng để đánh trận hoặc ở lại nơi ông đã ở. Đức Chúa Trời phán: "Hãy đi lên, vì hẳn ta sẽ phó dân Phi-li-tin vào tay ngươi".
Vì vậy người của David đi ra và gặp họ trên chiến trận. Thật thú vị thay, về thứ tự thời gian điều nầy đánh dấu thời điểm khi ba người mạnh sức của David nghe ông nói: "Chớ chi ta được uống nước bởi giếng ở bên cửa thành Bết-lê-hem!" Những thủ hạ đó vốn yêu mến David nhiều đến nỗi họ đã xông thẳng qua hàng quân của kẻ thù, họ "xông ngang qua trại quân Philitin, múc nước giếng ở bên cửa thành Bêtlêhem, rồi đem về dâng cho David". David cảm động bởi tình yêu và lòng dũng cảm của họ đến nỗi ông đã rãi nước ra như một của dâng cho Đức Giêhôva. Ông nói: "Đức Giê-hô-va ôi! tôi hẳn không uống đâu. Nước nầy khác nào huyết của ba người nầy, liều mạng sống mình đặng đi đến nơi kia" (II Samuên 23.13-17; I Sử ký 14.11-15).
Câu 20 trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta chép rằng: "David đánh dân đó" tại nơi ấy. Ông đã gọi bãi chiến trường là "Baanh Phêrátsim" dịch là "Bậc thầy chọc thủng phòng tuyến" vì ông nói: "Đức Giêhôva đã đánh vỡ các kẻ thù nghịch tôi khỏi trước mặt tôi khác nào nước chảy". Đức Chúa Trời đã vùa giúp David và thủ hạ của ông chọc thủng phòng tuyến quân đội Philitin giống như họ đi xuyên qua làn nước vậy.
Hãy chú ý câu 21, câu nầy nói rằng quân Philitin đã tháo chạy đến nỗi họ "đã bỏ lại các thần tượng của chúng nó tại đó". "Thần tượng" là hình tượng các thần của họ. I Sử ký 4.12 chép rằng David đã ra lịnh chúng phải bị thiêu đốt "với lửa". Hết thảy các chiến binh người Israel đều nhìn thấy Đức Chúa Trời của họ đã ban cho họ chiến thắng đang khi họ sưỡi mông bên cạnh một ngọn lửa đã thiêu đốt các thần của kẻ thù họ.
B. Trận đánh trên ngọn cây dâu (các câu 22-25).
Người Philitin đã không kịp đỡ. Họ đã bị đánh hoàn toàn không kịp đỡ. Họ giống như một võ sĩ quyền anh bị hạ gục song chưa phải là nốc ao. Với tánh ngoan cố, họ còn trở lại nữa. Câu 22 dường như giống câu thứ hai trong chính bài hát đó: "Dân Phi-li-tin trở lại lần thứ nhì, và bủa ra trong trũng Rê-pha-im".
Một lần nữa, David "cầu vấn Đức Giêhôva". Hãy xem xét sự việc ấy trong một phút vì có sự khôn ngoan rất lớn ở đây. David không những nghĩ rằng vì Đức Chúa Trời đã hướng dẫn ông theo một phương thức trước đây, Ngài sẽ làm y như thế trong lần nầy. Mọi hoàn cảnh có giống nhau nhưng David biết rõ về Đức Chúa Trời hơn là tìm cách qua mặt Ngài. Bài học ở đây là đừng đặt Đức Chúa Trời trong một cái hộp! Hãy nhớ rằng Ngài rất sáng tạo và có tài hư cấu. Mặc dù Kinh Thánh tỏ ra cho chúng ta thấy nhiều điểm tuyệt đối về bổn tánh của Đức Chúa Trời và sự vâng phục của chúng ta, đừng cho là mình giỏi hơn Đức Chúa Trời và hãy cho rằng quí vị nhận biết ý chỉ của Ngài. Ao ước của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta là phải tìm kiếm Ngài để mỗi ngày đều có sự khải thị tươi mới.
Lần nầy Đức Chúa Trời phán: "Ngươi chớ đi lên". David không thực hiện cuộc tấn kích thứ nhì. Thay vì thế, Đức Giêhôva phán: "hãy đi vòng phía sau chúng nó, rồi ngươi sẽ tới chúng nó về hướng cây dâu". Đây là chỗ nhận lấy sự lý thú: "Và khi nào ngươi nghe tiếng bước trên ngọn cây dâu, bấy giờ hãy lật đật xông tới, vì chính trong lúc đó, Đức Giê-hô-va sẽ đi trước ngươi đặng hãm đánh đạo quân Phi-li-tin" (các câu 23-24).
Có người cho rằng đây là ngọn gió thổi trên cây, nó che đậy âm thanh tiến quân của đội binh của David. Tôi không nghĩ vậy đâu. Đức Chúa Trời đã hứa "vì chính trong lúc đó, Đức Giê-hô-va sẽ đi trước ngươi đặng hãm đánh đạo quân Phi-li-tin". Tôi nghĩ đã có một việc gì đó rất siêu nhiên ở đây. Tôi nghĩ một đạo binh thiên sứ đã ra quân trên ngọn cây dâu và họ đã đánh một cú đầu tiên để cho người của David có thể "lật đật xông tới" và đánh đuổi chúng.
Chúng ta không biết chính xác trận đánh ấy giống với cái gì vì hết thảy chúng ta đã được tường thuật cho biết trong câu 25: "Đa-vít làm mọi điều Đức Giê-hô-va đã phán đặn người; người đánh đuổi dân Phi-li-tin từ Ghê-ba [Gabaôn] cho đến Ghê-xe [biên giới Philitin]". David đã đánh đuổi dân Philitin hoàn toàn ra khỏi xứ Israel.
Mục tiêu ấy là David đã tìm kiếm Đức Chúa Trời, vâng theo Đức Chúa Trời và tôn cao Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời đã giải cứu David ra khỏi tất cả những kẻ thù của ông. I Sử ký 14.17 tóm tắt kỷ nguyên David làm vua bằng câu nói như thế nầy: "Danh của Đa-vít đồn ra trong khắp các nước; Đức Giê-hô-va khiến cho các dân tộc đều kính sợ Đa-vít".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét