Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

“Cây”: kỳ diệu quá!



“Cây”: kỳ diệu quá!
Một thế giới nếu không có cây cối sẽ trở thành một nơi rất khác biệt. Vùng lân cận không có cây, nhiều cánh đồng chẳng có cây, và các đại lục không có rừng cây đang chỉ ra sự cuối cùng của cuộc sống y như chúng ta đang nhìn biết.
Là tác giả biên tập của Hội truyền giáo RBC, Dean Ohlman đang chỉ ra trong những trang sau đây, trong một thế giới không có cây cối, Kinh Thánh cũng sẽ trở thành một quyển sách khác biệt. Bắt đầu từ sách Sáng thế ký, chúng ta thấy câu chuyện nói tới cây cối xác định bản chất thuộc linh sự tồn tại và sinh tồn của chúng ta.
Nguyện sự khôn ngoan của những trang sách nầy làm mới lại khả năng xem xét sự lạ lùng và tầm quan trọng của một trong những tặng phẩm lớn lao nhất mà Đức Chúa Trời ban hiến cho chúng ta.
Martin R. De Haan II
Cây “Butterfly”.
Vào ngày 10 tháng Chạp năm 1997, Julia “Butterfly” Hill trèo lên một cây kia. Sự leo trèo và sau cùng sự cô “ngồi trên cây” nhận được sự chú ý của cả thế giới và gây ra một trận bão tranh cãi. Chân của Julia đã không chạm lại mặt đất trong 738 ngày. Còn cây mà cô đã trèo lên là cây gỗ có màu đỏ (cây bách) cao chừng 200 feet và có gần 1000 năm tuổi. Cây nầy đã được nhóm bảo vệ môi trường “Earth First” chọn làm một cây dùng để làm kỷ niệm, tiêu biểu cho các khu rừng già bị đe doạ dứt bỏ ở California. Cây nầy được đặt tên là “Luna” vì nhóm bảo vệ môi trường đã tìm thấy nó dưới ánh sáng trăng khi họ đang băng qua vùng đất do Công ty Gỗ Pacific sở hữu. Họ có mặt ở đó để chống lại việc dứt bỏ một trong những khu rừng bách còn lại sau cùng, rừng nầy đã giảm chỉ còn 3% số lượng rừng nguyên thủy. Chương trình cần phải có ai đó ngồi trên cây để ngăn ngừa công ty xẻ gỗ không đốn hạ nó. Thế là nhân vật đó trở thành Julia Hill.
Julia, với cái tên thời thơ ấu là “Butterfly” (Bươm Bướm), là con gái của một nhà truyền đạo lưu động. Julia nhớ lại “thuở ấu thơ rất là nhọc nhằn. Tôi không sao cười hay vui lên được. Sau cùng, đến lúc phải đi học, khi tôi được 15 tuổi, tôi đã nhận ra rằng có một người bạn thì chẳng có gì là kinh khủng lắm, mà rất là vui vẻ và sung sướng”. Chắc chắn là người cha truyền đạo của cô đã nguội lạnh dần về mặt thuộc linh, và cả gia đình đến định cư tại Arkansas. Julia giải thích: “Sau những năm tháng ấy, sau cùng cha tôi quyết rằng ông đã nghi ngờ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Vì thế, ông đã thôi không giảng đạo nữa”.
Vài năm sau, Julia đã bị thương nặng trong một tai nạn xe hơi. Sau một thời gian hồi phục thật lâu dài và khó nhọc, cô quyết định tái xét lại mục đích sống của mình; vì vậy cô hướng về phía Tây trên chuyến hành trình tự khám phá, chuyến đi nầy chắc chắn đã đưa cô đến với “Earth First” – và với Luna.
“Khi tôi bước vào ngôi thánh đường hùng vĩ của rừng bách nầy … tôi quì gối xuống rồi bắt đầu thổn thức”.
Cần phải tốn khoảng 2 tuần lễ phản kháng ở dưới mái vòm của táng cây rộng 6’x8’, 15 câu chuyện ở trên đất đã được truyền đi trong hơn 2 năm. Trong suốt thời gian ấy, cô đã trở thành một bức tượng cho nhóm bảo vệ môi trường, cung ứng hàng trăm cuộc phỏng vấn cả theo cách riêng và qua điện thoại di động. Chỗ cô ngồi trên cây đã được tường trình đi khắp thế giới bởi các cơ quan truyền thông đại chúng. Đến cuối năm đầu tiên của cô, cô được đề cử là một trong những người phụ nữ được ca ngợi nhất của tạp chí Good Housekeeping.
Julia đã chịu đựng mưa, tuyết, và gió ở tốc độ 150 km/giờ, lạnh 10o F, cùng nhiều thách thức khác của công ty đốn gỗ. Những nhà hoạt động xã hội giải thích những điều đã buộc cô phải trở thành người ôm lấy cây nổi tiếng nhất thế giới. “Khi tôi bước vào ngôi giáo đường hùng vĩ nhất của rừng bách nầy lần đầu tiên, linh hồn tôi nhìn biết nó đã tìm ra điều cần phải tìm kiếm. Tôi bắt đầu quì gối xuống rồi bắt đầu thổn thức vì tôi bị phủ lút với sự khôn ngoan, năng lực và tình trạng thuộc linh được chất chứa trong ngôi đền thờ nầy, nó thánh khiết nhất trong các đền thờ”.
CÂY CỐI VÀ SỰ THỜ PHƯỢNG
Cây cối có gì mà người ta phải thờ lạy chứ? Có lẽ chính một số loại cây dường như to lớn hơn sự sống giống như những thứ sống động cao lớn, già dặn nhất đang chiếm lấy phong cảnh tự nhiên của chúng ta. Khi to lớn như thế, chúng làm biểu tượng cho tầm quan trọng, sự cao lớn, sức mạnh, sự chịu đựng, kết quả, và thậm chí cả sự sống đời đời nữa. Vì cớ nhiều lợi ích của cây cối đối với nhân loại, chúng ta quý trọng chúng. Điều nầy đặc biệt rất thật trong các khu vực khô cằn trên thế giới như vùng Bắc Phi và vùng Trung Đông – những gì điểm trang cho cái được gọi là Fertile Crescent, cái nôi của nền văn minh hiện đại. Các biểu tượng, hình vẽ, tác phẩm, cùng những tượng nghệ thuật thuộc nền văn hoá xa xưa từ các khu vực nầy đều thừa mứa với cây cối, hình thức cây cối, và những tham khảo về cây cối – đang cung ứng bằng chứng cho thấy các khu vực đất đai kia đã là rừng cách đây mấy ngàn năm.
“Bản thân Kinh Thánh có chứa nhiều tham khảo đến cây cối hơn bất cứ một loài sống nào khác, trừ ra con người”.
Bản thân Kinh Thánh có chứa nhiều tham khảo đến cây cối hơn bất cứ một loài sống nào khác, trừ ra con người. Câu chuyện nói tới địa đàng Ê-đen trong sách đầu tiên của Kinh Thánh có chứa những tham khảo đến loài cây đặc biệt: cây sự sống (Sáng thế ký 2.9). Và sách cuối của Kinh Thánh, sách Khải huyền, một lần nữa chứa tham khảo đến cây sự sống – lần nầy là một hình ảnh chính trong Thiên đàng của Đức Chúa Trời (Khải huyền 22.2, 14). Thật là thích ứng làm sao khi cây nầy, món tặng phẩm hùng vĩ nhất đến từ Đấng Tạo Hoá, cung ứng cho cái kệ giữ lấy Lời của Đức Chúa Trời, tác phẩm có đến 1500 năm trong đó.
Ở giữa cái kệ nầy, chúng ta học biết nhiều về cây cối và sự thờ phượng. Trước tiên, và cực kỳ quan trọng, con cái thật của Đức Chúa Trời không hề thờ lạy cây cối. Tuy nhiên, cây cối được đánh giá rất cao, cả về vẽ đẹp và ích lợi của chúng (Sáng thế ký 2.9).
Khi câu chuyện nói tới sự sáng tạo trong Sáng thế ký dường như chỉ ra rằng trái của cây cùng những thực vật khác đều là thức ăn cho mọi người và các loài thú, cây cối rõ ràng là cốt lõi của sự sống và sức khoẻ của toàn bộ sự sáng tạo – và chúng vẫn hiện y như thế. Ở phần đầu của câu chuyện thứ hai nói tới sự sáng tạo (Sáng thế ký 2), Đức Thánh Linh đặc biệt nói tới hai loại sự sống đang chiếm lấy Vườn Ê-đen, cái nầy nối theo sau cái kia: trước là con người, sau là cây cối. Trong khi rõ ràng là Đức Chúa Trời đã dự trù cho con người và cây cối phải sống trong sự hài hoà và trong sự cộng hưởng tương ứng, chúng ta khám phá ra rằng mối quan hệ của con người với cây cối trở nên rối rắm cách nhanh chóng – rối rắm ấy đã tác động vào toàn bộ lịch sử của sự sáng tạo.
Khi câu chuyện nầy mở ra, chúng ta thấy khoảng 550 tham khảo đến cây cối, hay gỗ, trong Kinh Thánh. Ít nhất có 26 loại cây đặc biệt được nhắc tới. Trong khi có một số câu nói tới vẽ đẹp của cây cối, phần lớn để nhắc tới ích lợi của cây cối. Phần nhắc nhở đặc biệt được lập ra về cây cối là một nguồn thức ăn và vật liệu chữa lành; nhiên liệu để nấu nướng, sưỡi ấm, và dâng của lễ trên bàn thờ; bóng mát và giới hạn bia mộ, đồ đạt (đặc biệt thiết bị trong đền thờ); và đốn gỗ để xây dựng, đóng tàu, và làm xe ngựa. Những thứ làm bằng gỗ khác là các loại gậy cho việc đi đứng và chăn bầy, giá đỡ, cột cờ, và thậm chí những thằng bù nhìn nữa.
Nhiều thứ độc dữ được chế tạo từ cây gỗ có nhắc tới trong Kinh Thánh là giáo, gậy trong chiến tranh, cung tên. Và có lẽ kinh khủng nhất là cách sử dụng cây cối để làm giá treo cổ – những cái giá để treo cổ và phô bày thi thể của tội phạm và các nạn nhân rủi ro của sự thù hằn. Cách sử dụng cây cối như thế nầy đặc biệt được nhắc tới trong sách Phục truyền luật lệ ký của Cựu Ước:
“thây nó chớ để treo trên trụ hình cách đêm, song phải chôn trong nội ngày đó; vì kẻ nào bị treo ắt bị Đức Chúa Trời rủa sả. Như vậy, ngươi chẳng làm ô uế đất mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi làm sản nghiệp” (21.23).
Phân đoạn Kinh Thánh nầy đưa chúng ta đến gần hơn với đề tài cây cối và sự thờ phượng. Xuyên suốt lịch sử, khi một xã hội xây khỏi Đức Chúa Trời để đi theo đường riêng của nó (giống như A-đam và Ê-va đã làm), đặc biệt nó xây lưng lại với chính Đấng Tạo Hoá của nhân loại. Nhưng vì cớ nhu cần vốn có của con người là thờ phượng, chúng ta tìm cách thay thế Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nếu một người xây khỏi Đấng Tạo Hoá, những việc duy nhứt chừa lại để thờ phượng chính là những thứ mà Đức Chúa Trời đã dựng nên. Một số trong các thứ đó có sức thuyết phục ghê gớm lắm, đó là mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao. Những thế lực mạnh mẽ cùng các yếu tố cơ bản của thiên nhiên không những đưa chúng ta đến chỗ lấy làm lạ, chúng còn khiến chúng ta lấy làm sợ hãi, một thứ tình cảm na ná với sự thờ phượng.
Có lẽ ít bắt buộc hơn, có một thứ phải lấy làm lạ, là các thứ được dựng nên khác, đã được thấy trong đền bách thần trải qua các thế đại: núi non, sông ngòi, cây cối, và các loại thú đồng đủ mọi loài. Các thứ tôn giáo của Hy lạp và La mã chứng tỏ dư thừa rằng con người cũng thường tự nâng cao mình lên thành các vì thần và thờ lạy – không những vẽ bề ngoài, quyền lực, và khả năng, mà còn vì khả năng giết người cũng như gian ác vô kể. Sự xây khỏi nầy, từ Đấng Tạo Hoá sang thiên nhiên làm đối tượng cho sự thờ lạy đã được mô tả bởi sứ đồ Phaolô trong thư tín ông viết cho các tín hữu ở thành Rôma:
“vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm. Họ tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại; họ đã đổi vinh hiển của Đức Chúa Trời không hề hư nát lấy hình tượng của loài người hay hư nát, hoặc của điểu, thú, côn trùng. Cho nên Đức Chúa Trời đã phó họ sa vào sự ô uế theo lòng ham muốn mình, đến nỗi tự làm nhục thân thể mình nữa, vì họ đã đổi lẽ thật Đức Chúa Trời lấy sự dối trá, kính thờ và hầu việc loài chịu dựng nên thế cho Đấng dựng nên, là Đấng đáng khen ngợi đời đời! A-men”.
Có lẽ thê thảm hơn hết là phần châm biếm của tiên tri Êsai nói tới một người đang thờ lạy các thần tượng bằng gỗ:
“Lại đi đốn cây bách; lấy cây lật, cây dẽ, mà mình đã chọn trong các thứ cây trên rừng; trồng cây thông, mưa xuống làm cho lớn lên. Gỗ ấy người ta sẽ dùng mà chụm, lấy về mà sưởi. Cùng dùng để đun lửa hấp bánh; lại cũng lấy mà làm một vì thần, rồi thờ lạy nó, làm nó nên một tượng chạm mà quì lạy trước mặt nó. Họ chụm đi phân nửa trong lửa, còn phân nửa thì dùng mà nướng thịt, ăn cho no; hoặc sưởi cho ấm, và nói rằng: Hà! nầy ta sưởi đây; ta thấy ngọn lửa! Đoạn, gỗ còn thừa lại, làm một vị thần, tức là tượng chạm mình; cúi mình trước mặt nó mà thờ lạy, cầu nguyện nó mà rằng: Xin giải cứu tôi, vì ngài là thần của tôi!… Những người ấy không biết và không suy xét; vì mắt họ nhắm lại để đừng thấy, lòng họ lấp đi để đừng hiểu. Trong bọn họ chẳng ai suy đi nghĩ lại, chẳng ai có sự thông biết khôn sáng mà nói rằng: Ta đã lấy phân nửa mà chụm; đã hấp bánh trên lửa than; đã quay thịt và ăn rồi; còn thừa lại, ta dùng làm một vật gớm ghiếc sao? Ta lại đi cúi mình lạy một gốc cây sao? Người đó ăn tro, lòng mê muội đã làm cho lìa bỏ đường, chẳng có thể tự cứu linh hồn mình, hay là nói rằng: Trong tay hữu ta há chẳng phải là đồ giả dối sao?”
Kinh Thánh, một quyển sách đã được viết ra ở giữa loài người cùng những nền văn hoá đã chọn thờ lạy vật được dựng nên thay vì Đấng Tạo Hoá, đã đứng vững giữa những kinh điển xưa làm một ngọn đèn sáng soi trong bóng tối tăm của hình thái thờ lạy hình tượng và các loài thú đồng. Và chính con cái của Đức Chúa Trời, khi họ trung tín và biết ăn năn, bởi chính những hành động của họ công bố ra lẽ thật nói tới Đức Chúa Trời chơn thật có một bằng cách hủy diệt các khóm cây được coi là thiêng liêng, tượng Asêra, cùng các thần tượng của những kẻ thờ lạy hình tượng.
Kinh Thánh nhắc tới sự báng bổ công cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời bởi sự lựa chọn các nơi cao cùng những lùm cây làm những địa điểm thiêng liêng để rồi sự tà dâm tôn giáo được thực thi ở đó. Những cuộc trình diễn các nghi thức dâm đảng đồi bại nầy đã phớt lờ đi nguồn sống thiêng liêng trong chính Đấng Tạo Hoá và đã xem các địa điểm và đồ vật thuộc về đất là có hiệu quả hơn trong việc cung ứng cho họ các nhu cần và phục vụ cho mọi khoái lạc của họ (Êsai 1.29; Giêrêmi 2.20; 3.6; Êxêchiên 6.13).
Không một chỗ nào trong Kinh Thánh hay trong đức tin Cơ đốc tha thứ cho sự thờ lạy cây cối – hay bất cứ một vật nào khác được dựng nên. Cũng vậy, chúng ta kết luận rằng Julia Hill đang hành xử giống như một kẻ theo tà giáo khi cô ấy quì gối xuống và thờ lạy trong “ngôi thánh đường” của rừng bách? Có phải cô ấy đã hạ thấp lẽ thật nói về Đức Chúa Trời khi cảm thấy mình “bị phủ lút bởi sự khôn ngoan, năng lực, và tính thuộc linh có trong nơi thánh nhất của loại đền thờ nầy”? Chúng ta cần phải đào sâu thêm một chút trong Kinh Thánh để tìm cho ra câu trả lời thật trọn vẹn và tương xứng với những thắc mắc nầy.
CHÚNG TA HÃY TRÈO LÊN CAO HƠN
Đức Chúa của thiên đàng muốn chúng ta trèo lên cao bao nhiêu trong nhận định của chúng ta về cây và rừng? Rõ ràng là chúng ta không phải thờ lạy cây cối, nhưng Kinh Thánh dạy chúng ta phải tỏ ra sự kính trọng bao nhiêu trước những câu nói không phải của con người về sự sáng tạo của Đức Chúa Trời?
Kể từ khi kỷ nguyên khoa học ra đời, nền văn minh Tây phương ít nhiều có suy nghĩ đến các yếu tố trong sự sáng tạo vật chất so với các thứ mà con người hủy hoại. Thái độ nầy đã giúp tạo ra nhiều khủng hoảng trong môi trường thiên nhiên. Sự phá rừng và thái độ chẳng đếm xỉa gì đến hệ sinh thái của rừng, hai điều nầy là một bộ đôi trong nhiều nan đề được tạo ra bởi quan điểm vị lợi về thiên nhiên.
Chắc chắn Đức Chúa Trời đã dựng nên cây cối cho chúng ta thưởng thức và tận dụng. Kinh Thánh rõ ràng đặt sự sống của con người lên trên sự sống của chính sự sáng tạo. Nhưng có phải chúng ta đã không nhìn thấy tình cảm của Đức Chúa Trời dành cho đồng ruộng và rừng cây qua cách xem trọng các nhu cần con người của chúng ta? Chúng ta hãy lắng nghe tấm lòng của tác giả Thi thiên:
“Ngài khiến các suối phun ra trong trũng, nó chảy giữa các núi. Nhờ các suối ấy hết thảy loài thú đồng được uống; Các lừa rừng giải khát tại đó. Chim trời đều ở bên các suối ấy, trổi tiếng nó giữa nhánh cây. Từ phòng cao mình, Ngài tưới các núi; Đất được đầy dẫy bông trái về công việc Ngài. Ngài làm cho cỏ đâm lên cho súc vật, cây cối để dùng cho loài người, và khiến thực vật sanh ra từ nơi đất. Rượu nho, là vật khiến hứng chí loài người, và dầu để dùng làm mặt mày sáng rỡ, cùng bánh để thêm sức cho lòng loài người. Cây cối Đức Giê-hô-va được đầy mủ nhựa, tức là cây hương nam tại Li-ban mà Ngài đã trồng, là nơi loài chim đóng ổ nó; Còn con cò, nó dùng cây tùng làm chỗ ở của nó. Các núi cao là nơi ở của dê rừng; Hòn đá là chỗ ẩn núp của chuột đồng … Hỡi Đức Giê-hô-va, công việc Ngài nhiều biết bao! Ngài đã làm hết thảy cách khôn ngoan; Trái đất đầy dẫy tài sản Ngài” (Thi thiên 104.10-18, 24).
Tác giả Thi thiên tiếp tục công bố: “Nguyện sự vinh hiển Đức Giê-hô-va còn đến mãi mãi; Nguyện Đức Giê-hô-va vui vẻ về công việc Ngài”.
“Có phải chúng ta đã không nhìn thấy tình cảm của Đức Chúa Trời dành cho đồng ruộng và rừng cây qua cách xem trọng các nhu cần con người của chúng ta?”
David nói cho chúng ta biết thêm về thái độ của Đức Chúa Trời đối với sự sáng tạo của Ngài khi ông viết:
“Đức Giê-hô-va làm lành cho muôn người, Sự từ bi Ngài giáng trên các vật Ngài làm nên … Đức Giêhôva thành tín với mọi lời hứa của Ngài và yêu mến muôn vật mà Ngài đã dựng nên” (Thi thiên 145.9, 13).
Sách Thi thiên kết thúc với năm bài hát hình thành sự ca ngợi theo âm nhạc mà lên cao dần. Chúng ta cho rằng chỉ có con người mới có thể dâng lên sự ca ngợi, nhưng Kinh Thánh nói tới muôn vật đang dâng lên sự ca ngợi cho Đấng Tạo Hoá của cả vũ trụ. Thi thiên 148 chép:
“Hỡi các quái vật của biển, và những vực sâu, Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va từ nơi đất. Hỡi lửa mà mưa đá, tuyết và hơi nước, gió bão vâng theo mạng Ngài, các núi và mọi nổng, cây trái và mọi cây hương nam, thú rừng và các loài súc vật, loài côn trùng và loài chim, những vua thế gian và các dân tộc, công-hầu và cả quan xét của thế gian, gã trai trẻ và gái đồng trinh, người già cả cùng con nhỏ” (các câu 7-12).
Từ đây chúng ta hiểu rằng Đức Chúa Trời đang quan phòng, vui mừng, làm lành cho, động lòng thương xót, và yêu thương những gì Ngài đã dựng nên. Khi chúng ta bước vào khu rừng cây hoặc nghỉ ngơi dưới bóng của một cây nào đó, có phải chúng ta nhận ra được khoái lạc của Đức Chúa Trời? Có phải chúng ta có cùng kinh nghiệm mà tổ phụ chúng ta đã có khi họ bị vây quanh bởi loài thọ tạo vật chất của Ngài? Martin Luther đã viết:
“Trong cõi thiên nhiên thực của muôn vật, nếu chúng ta chịu xem xét, từng cây xanh có sự vinh hiển nhiều hơn nữa nếu chúng được dựng nên bằng vàng hay bạc … Đức Chúa Trời viết ra Tin Lành, không phải trong chỉ Kinh Thánh thôi đâu, mà còn nơi cây cối, trong những đoá hoa, các đám mây, và những vì sao nữa”.
Jonathan Edwards được xem là trí thức nhất của nước Mỹ. Trong khi Edwards nghiên cứu về Lời của Đức Chúa Trời với một sự thiết tha rất lớn, ông cũng nghiên cứu kỹ hầu hết các công việc của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo. Là một nhà khoa học và là tôi tớ của Đức Chúa Trời, Edwards đã giải thích ý nghĩa của sự sáng tạo:
“Khi chúng ta thích thú với đồng cỏ đầy hoa và cơn gió mơn trớn thổi nhẹ, chúng ta có thể cho rằng mình đã nhìn thấy sự phát ra lòng nhơn từ dịu dàng của Đức Chúa Jêsus Christ. Khi chúng ta ngắm nhìn đoá hoa hồng và hoa huệ xinh đẹp kia, chúng ta nhìn thấy tình yêu thương và sự thanh sạch của Ngài. Cũng một thế ấy với cây xanh và đồng ruộng, và tiếng hót của các loài chim là những sự phát ra niềm vui và lòng nhơn từ [sự tử tế, giàu ơn] vô hạn của Ngài. Thái độ ung dung và tự nhiên của cây cối, nhành nho là hình bóng của vẽ đẹp và sự yêu thương của Ngài. Những dòng sông pha lê cùng các dòng suối róc rách là những bước chân ân sũng, và vẽ đẹp của Ngài” (Observation, trang 94). Trong bài bình luận về Thi thiên 148. 9, nhà truyền đạo lỗi lạc người Anh Charles Haddon Spurgeon đã viết:
“Cây ăn quả và cây rừng, cây rụng lá hay xanh tươi, đều đầy dấu nhơn từ, góp phần phục vụ như nhau vì mục đích yêu thương; vì lẽ đó, trong mọi sự và bởi mọi sự, Đấng Thiết Kế vĩ đại đã được sự ngợi khen. Có nhiều điểm đặc biệt của cây bá hương, nhưng hết thảy chúng đều tỏ ra sự khôn ngoan của Đấng Dựng Nên chúng. Khi các vì vua đốn hạ chúng, để chúng trở thành các cây đòn tay trong cung điện của họ, chúng chịu thế nhưng xưng ra sự chúng chịu ơn đối với Vua của rừng cây, và với Vua của các vua, chúng là cây cối thuộc về Ngài. Những phong cảnh đa dạng đã được dựng nên do việc trồi sụt của đất, và bởi nhiều loại cây đang trang điểm cho đất. Nguyện hết thảy, và hết thảy muôn vật đều biết tôn vinh hiển Chúa có một của chúng. Khi cây cối vỗ tay chúng trong gió, hoặc những chiếc lá của chúng kêu xào xạc trong hơi thở của ngọn gió mơn trớn kia, chúng đang lấy hết sức mình mà ca ngợi Chúa” (The Treasury of David).
Thật là khó nghĩ khi hình dung những bậc cao trọng nầy của Đức Chúa Trời đang quì gối xuống một khi họ có đặc ân bước vào khu rừng bách đáng sợ kia? Mặc dù họ không dính dáng gì đến lý lẽ của Julia Hill, họ đã hiệp cùng với cô ấy trong việc công nhận rằng một ngôi thánh đường vĩ đại nhất trong thế gian có thể được tìm thấy dưới ánh trăng của một thế giới tự nhiên đáng sợ kia.
Giống như trong những thời xa xưa, nhiều người ngày nay thất bại không biết phân biệt giữa cây cối và Đấng Dựng Nên cây cối. Rừng bách cao như toà tháp kia không phải là một chi thể của Đức Chúa Trời – đấy là thuyết phiếm thần (pantheism). Rừng cây bách không được dựng nên để cho người ta thờ lạy, nhưng chúng trợ giúp chúng ta trong sự thờ phượng. Khi chúng ta bước vào trong một khu rừng, chúng ta thấy sợ hãi khi bị vây quanh bởi các tạo vật khác mà Đức Chúa Trời yêu thương, chăm sóc, và vui mừng. Đổi lại, chúng ca ngợi Ngài bằng cách làm những điều mà Ngài dựng nên chúng để lo làm. Bất cứ đâu công việc của Ngài được thể hiện ra cách thành tín, bất cứ đâu ý chỉ Ngài được tôn cao, bất cứ đâu sự ngợi khen được tuôn tràn ra tôn vinh Đấng Tạo Hoá, quả thực ở đó có một đại giáo đường.
Rừng cây bách không được dựng nên để cho người ta thờ lạy, nhưng chúng trợ giúp chúng ta trong sự thờ phượng.
CÂY CỐI LÀ SỰ KHẢI THỊ VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI
Có lẽ lý do một số người trong chúng ta thất bại không xem trọng các tặng phẩm lớn lao của Đấng Tạo Hoá, ấy là chúng ta chưa nắm bắt đầy đủ công cuộc sáng tạo là phần chủ yếu trong lời giới thiệu của Đức Chúa Trời về chính mình Ngài. Những gì Đức Chúa Trời phán về chính mình Ngài qua thế giới thiên nhiên là nền tảng cho sự hiểu biết theo Kinh Thánh về sự sống. Chính Kinh Thánh dạy chúng ta phải đọc “hai quyển sách” tỏ ra lẽ thật về Đức Chúa Trời cho chúng ta. Về mặt lịch sử, các nhà thần học đã gán cho hai quyển sách nầy là sách “khải thị đặc biệt” và sách “khải thị tổng quát”. Sách khải thị đặc biệt là Lời của Đức Chúa Trời phán cùng chúng ta chủ yếu trong Kinh Thánh. Sách khải thị tổng quát là công việc của tay Chúa đang phán cùng chúng ta từ thế giới mà Ngài đã dựng nên.
Những gì Đức Chúa Trời phán về chính mình Ngài qua thế giới thiên nhiên là nền tảng cho sự hiểu biết theo Kinh Thánh về sự sống.
David, tác giả Thi thiên đã trình bày rất nên thơ: “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm. Ngày nầy giảng cho ngày kia, đêm nầy tỏ sự tri thức cho đêm nọ. Chẳng có tiếng, chẳng có lời nói; Cũng không ai nghe tiếng của chúng nó” (Thi thiên 19.1-3).
Về sau tác giả Thi thiên viết: “Tôi sẽ suy gẫm về sự tôn vinh oai nghi rực rỡ của Chúa, và về công việc lạ lùng của Ngài” (Thi thiên 145.5).
Mấy trăm năm sau, sứ đồ Phaolô đã thốt lên quan điểm tương tự: “bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bản tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài” (Rôma 1.20).
Vì cớ sự thực về Đức Chúa Trời đã được tỏ ra trong sự sáng tạo của Ngài quan trọng lắm trong Kinh Thánh, Augustine ở xứ Hippo vào thế kỷ thứ ba sau Đấng Christ đã đánh dấu hai phần khải thị là: “quyển Lời của Đức Chúa Trời” và quyển “công việc của Đức Chúa Trời”. Francis Bacon (được gọi là tổ phụ của khoa học cận đại) công bố điều nầy một lần nữa vào thế kỷ thứ 15. Bacon nhắc nhở: “Đừng để ai suy nghĩ hay cho rằng một người có thể tìm kiếm hay nghiên cứu sâu xa quyển Lời của Đức Chúa Trời hay quyển Công việc của Đức Chúa Trời”. Gắn hoàn toàn tư tưởng của hai quyển thành một bộ nền tảng của Hội Thánh lúc bấy giờ là Bản Tín Điều Belgic, một sự khẳng định quan trọng của các nhà cải chánh. Bản tín điều nầy hỏi bởi phương tiện nào người ta có thể nhìn biết Đức Chúa Trời. Còn đây là câu trả lời:
Chúng tôi nhìn biết Đức Chúa Trời qua hai phương tiện: Thứ nhứt, qua sự sáng tạo, sự giữ gìn, và sự cai quản vũ trụ, từ khi vũ trụ ở trước mắt chúng tôi giống như một quyển sách xinh đẹp, trong đó mọi loài thọ tạo, lớn và nhỏ, là những câu nói khiến cho chúng tôi phải suy gẫm đến những vụ việc của Đức Chúa Trời không thấy được bằng mắt thường. Quyền phép đời đời và thần tính của Ngài … Thứ hai, Ngài tự tỏ chính mình Ngài ra cho chúng tôi biết cách công khai qua Lời thánh và bổn tánh của Ngài, Ngài tỏ ra nhiều y như chúng tôi cần trong đời nầy, vì cớ sự vinh hiển và ơn cứu rỗi đều thuộc về Ngài.
Chúng ta hãy xem xét phần lưu ý của Phaolô ở Rôma 1.20 kỹ thêm một chút nữa. Ông nói cho chúng ta biết hai điều về Đức Chúa Trời đã được tỏ ra qua sự sáng tạo vật chất của Ngài: quyền phép đời đời và bổn tánh của Ngài. “Bổn tánh” thường được dịch là “thần tánh”. Một định nghĩa theo tự điển về thần tánh là: “điều chi siêu nhiên, giống thần linh, nhơn từ tối cao, oai nghi, hay buộc người ta phải thờ lạy”. Ý nghĩa của từ nầy theo trước giả Kinh Thánh có ý nói rằng chính sự sáng tạo đã xinh đẹp đủ để khiến chúng ta muốn thờ phượng. Nhưng Phaolô cũng nói rằng chúng ta có thể nhìn thấy trong cõi thiên nhiên quyền phép đời đời của Đức Chúa Trời.
Giờ đây hãy thêm vào mọi điều đó những gì David đã nhìn thấy trong sự sáng tạo: sự kỳ diệu, vinh hiển, và oai nghi trong công việc khởi bằng tay của Đấng Tạo Hoá. Nếu chúng ta lấy danh sách rất ấn tượng nầy rồi áp dụng nó vào thế giới thiên nhiên ở chung quanh chúng ta, phải chăng chúng ta sẽ “nhìn thấy rõ ràng” và “hiểu rõ” từ cõi sáng tạo vật chất? Đây là danh mục từng phần của những gì cõi vật chất đang tỏ ra:
+ Sự sáng và vật chất liên tục thách thức phần xác định và hiểu biết của con người.
+ Thời gian dường như vô tận (không có phần đầu hay cuối rõ ràng).
+ Khoảng không gian dường như vô tận (cõi đời đời được nhìn thấy qua kính hiển vi và kính thiên văn).
+ Vũ trụ bao la (hàng tỉ tỉ).
+ Sự sống kỳ diệu (không thể giải thích được về cốt lõi và nguyên gốc của nó – và chỉ đang hiện hữu ở trên đất mà thôi).
+ Sợ chết (là điều Đức Chúa Trời gắn với sự sống một cách lạ lùng và sự duy trì vĩnh viễn của nó).
+ Tính phức tạp không dò được.
+ Hoàn toàn thần bí.
+ Tình trạng trật tự không dời đổi (dường như rút ra từ chỗ hỗn độn).
+ Quyền phép đáng sợ (trổi hơn suy tưởng của chúng ta).
+ Sắp xếp tinh thông rất khó mà tin được (tuyệt đối trổi hơn cách bố trí của con người).
+ Đa dạng vô tận
+ Khả năng thích ứng đáng kinh ngạc (tiến hoá vi phân).
+ Rất xinh đẹp.
+ Kích thích ý thức không hạn định (“mật” theo 5 ý nghĩa).
+ Một lỗ hổng lớn giữa con người được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời và các tạo vật khác (chỉ con người mới có khả năng suy nghĩ sáng tạo, lý luận, và nói bóng gió, và có tính đạo đức và bản năng thờ phượng bẩm sinh).
Há chẳng ngạc nhiên sao khi trải qua nhiều thế đại, con người đã tìm ra lý do để thờ phượng trong một thế giới tự nhiên? Chúng ta hãy xem xét thêm một chút nữa về cây cối đặc biệt khiến chúng ta phải dâng lên Đấng Tạo Hoá của chúng ta sự khen ngợi.
SỰ KỲ DIỆU CỦA CÂY CỐI
Không có thắc mắc gì hết, phần lớn những loài tột bực trong danh sách kể trên đều đã được thấy có trong cây cối. Sự đa dạng của chúng dường như là vô tận, với đủ loại thực vật mới và phụ liên tục được khám phá ra. Đối với những ai trong chúng ta sinh sống trong vùng ôn đới, dường như nhiều loại cây mới vẫn còn được tìm ra. Ở Mỹ, có khoảng 850 loài cây – và có nhiều loài nữa trong vùng Núi Appalachian hơn các loài ở châu Âu. Tuy nhiên, có nhiều loài cây trong vài mẫu rừng ở Mã lay hơn cả toàn bộ nước Mỹ có. Trong vùng rừng ôn đới ở Bắc Mỹ có khoảng 400 loài cây, nhưng trên một mình quần đảo Madagascar có đến hơn 2.000 loài.
Cây cối không những rất ấn tượng trong sự đa dạnh của chúng, chúng còn là loại cao lớn nhất, già cỗi nhất ở trên hành tinh. Một cây bạch đàn ở sông Watts tại Victoria, nước Úc, cao gần 500 feet trước khi nó ngã xuống vào cuối thập niên 1800. Cây sống cao lớn nhất ngày nay được biết là cây bách gần Ukiah, bang California. Được biết là “cây Mendocino”, bề cao nó đo được 376,5 feet. Đường kính của nó gần 11 feet và nó có đến hơn 1000 tuổi. Một cây thông trong vùng Núi White bang California được xem là cây già nhất có tới 4.600 tuổi. Khi nghĩ tới cây sống ngày hôm nay từng sống vào thời điểm người Ai cập lo xây dựng những kim tự tháp vẫn khó cho chúng ta nắm bắt được. Không có gì là lạ lùng cả khi cây cối hiển nhiên làm biểu tượng cho sự sống lâu dài.
Cây cũng vô địch trong kích cở của nó. Cây to lớn nhất ngày nay được biết đến là cây tùng “General Sherman” trong công viên tùng quốc gia ở California. Cây nầy cao 275 feet, có khối lượng 52.500 cubit feet (mỗi cubit dài 45,72 cm). và trọng lượng ước tính 2,7 triệu pounds. Rõ ràng là cây “General Sherman” có thể cung cấp nhiều khu phố tiện nghi cho vài gia đình Robinson Thụy Sĩ.
Trong khi các loài tột bực nầy trong số cây cối hiếm rất có ấn tượng, có lẽ ấn tượng hơn nữa là công việc mà mọi loài cây cối hoàn thành cùng những lợi ích chúng cung cấp cho phần còn lại của sinh quyển quả đất (lãnh vực trong đó các vật sống của đất được tồn tại).
Sau khi tìm hiểu cây cối quan trọng thể nào cho mọi loài trong cuộc sống, chúng ta có thể quyết định từ chối câu ngạn ngữ xưa nói rằng loài chó là bạn thiết của con người. Đây là bảng danh sách một số điều mà cây cối đang làm cho chúng ta:
Cung cấp oxygen
Điều hoà nhiệt độ
Làm tăng lượng mưa
Chọn lọc và hấp thụ bụi đất cùng những chất gây ô nhiễm bầu khí quyển
Bảo hộ quả đất tránh thay đổi khí hậu nhanh chóng
Bảo hộ và làm cho đất được sung túc
Cung cấp thức ăn
Cung cấp nơi trú ẩn và/hay che chở cho nhiều loài thú và các loài chim
Cung ứng sự bảo hộ cho hàng ngàn loài thực vật mẫn cảm với mặt trời
Cung cấp các sản phẩm có tính cách chữa lành
Cung cấp sản phẩm cho việc xây cất
Cung cấp các sản phẩm về giấy
Cung cấp gỗ
Cung cấp nhiên liệu
Cung ứng sự kích thích theo giác quan và kinh nghiệm về vẽ đẹp
Cung ứng loại hàng rào sống động ngăn trở sự xâm lấn của cát và tuyết
Làm giảm bớt cường độ ánh sáng của mặt trời
Cung ứng sự kín đáo
Bảo hộ dòng chảy của nước cho các cộng đồng
Cung ứng ý thức về sự bắt rễ và cộng đồng
Một trong những niềm vui khi tra xét Quyển sách Công việc của Đức Chúa Trời là khám phá ra bằng chứng về sự khôn ngoan vô đối và sự khéo léo khó tin của Đấng Tạo Hoá. Khi người ta xem xét phép lạ của cây cối cùng chức năng của nó, quả là khó mà tin được có những nhà khoa học đã từ chối sự tồn tại của Đấng Tạo Hoá.
Sự thực đáng kinh ngạc nhất về chức năng sinh lý của cây cối là phần then chốt của nó trong chu kỳ tạo ra carbon. Thực vậy, cây cối rút lấy từ ánh mặt trời, khí thắp trong khoảng không, và nước, rồi nó tạo ra gỗ, lá cây, bông trái, cùng nhiều yếu tố then chốt khác cho mọi loài sống khác ở trên đất. Tiến trình nầy được gọi là “quang hợp”[photosynthesis], một từ khoa học từ tiếng La tinh, có nghĩa là “kết lại với ánh sáng”. Và đấy chính xác là những điều đang diễn ra trong cây cối. Chúng kết lại với ánh sáng.
Một phần mô tả rất đơn giản về tiến trình nầy là: Lá cây có màu xanh vì chúng chứa một chất quan trọng được gọi là chlorophyll. Chất chlorophyll nầy nhận lấy ánh sáng mặt trời rồi trộn nó với carbon dioxide từ bầu khí quyển và nước được rút từ đất qua bộ rễ, thân, các nhánh, cuống lá. Sự pha trộn nầy chuyển thành carbohydrate glucose, một loại đường đơn giản. Đường nầy trở thành thức ăn cho cây, qua bộ máy do Đức Chúa Trời ban cho nó, tạo nên mọi cấu trúc then chốt nầy – gồm gỗ và lá cây. Trong quá trình thực thi mọi công tác nầy, xí nghiệp sống động nầy thải ra oxygen là sản phẩm phụ. Cây cối: phước hạnh thay.
Cũng vậy, chúng ta đang lăng xăng mỗi ngày thở ra carbon dioxide và làm tràn ngập bầu không khí với chất đó từ các loại xe máy, xí nghiệp, bếp lò, cây cối cùng các thứ thực vật xanh khác đang “thở ra” chất ấy rồi “bốc ra” oxygen. Theo một ý nghĩa, cây cối, bạn và tôi là một đội, qua việc cho và nhận, đang giúp đỡ nhau trong công việc của chúng ta – công việc có thể dâng sự khen ngợi lên Đấng Tạo Hoá của chúng ta.
Theo một ý nghĩa, cây cối, bạn và tôi là một đội, qua việc cho và nhận, đang giúp đỡ nhau trong công việc của chúng ta.
Cây cối cũng chứng tỏ sự tiếp trợ hậu hĩ của Đức Chúa Trời. Không những chúng xây dựng chính cấu trúc của chúng và cung ứng oxygen cho mọi loài sống khác, chúng còn sản xuất rất nhiều carbohydrate trong hình thái nhựa cây, các thứ có tính chữa lành và dầu, rồi nuôi dưỡng bông trái, và giống. Gỗ chúng ta sử dụng cho nhà cửa, đồ đạt, lò sưỡi, giấy, và hàng ngàn sản phẩm khác đều là kết quả của công việc của bộ máy sống động đáng kinh ngạc nầy. Theo tạp chí Encarta, những tặng phẩm nầy từ cây cối và các bộ phận quang hợp rất dư dật đến nỗi khoảng 170 tỉ tấn carbohydrate đã được sản xuất ra hàng năm. Đấy là toàn bộ 30 tấn cho mỗi người ở trên đất. Có trong số nầy là khoảng 100 tỉ cubic feet gỗ được thu hoạch hàng năm từ các khu rừng của thế giới.
CÂY CỐI ĐƯỢC GIAO THÁC CHO CHÚNG TA
Chúng ta có thể nghĩ rằng với mọi sự dư dật thiêng liêng nầy, người ta sẽ không thể lạm dụng – quả thực đang lạm dụng – tặng phẩm lớn lao nầy từ Đấng Tạo Hoá. Nhưng đấy chưa phải là trường hợp. Nhiều khu vực trên thế giới từng mặc lấy và trải thảm với cây cối và rừng rậm giờ đây đã bị trần trụi và hoang hoá. Một lý do, ấy là chúng ta đã quên điều chi đã được giao thác cho chúng ta.
Nguyên tắc chăm sóc có trách nhiệm về địa cầu được thấy có trước tiên trong lời lẽ của Cựu Ước. Ở đó chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá của quả địa cầu (Sáng thế ký 1), Ngài là chủ nhân của quả đất (Thi thiên 24.1), và Ngài yêu quả đất (Thi thiên 145.9, 13). Thêm nữa, Đức Chúa Trời rõ ràng đã ủy nhiệm cho chúng ta trách nhiệm quản trị đất (Sáng thế ký 1.27-28; Thi thiên 8). Tuy nhiên, như nhà thần học Francis Schaeffer đã chỉ ra vào đầu thập niên 1970, trong khi Đức Chúa Trời trao quả đất vào trong tay của chúng ta, trường hợp bỏ quên như vậy vẫn ở dưới quyền quản trị và quan phòng lớn lao hơn của Ngài.
Kết luận hợp lý của những lẽ thật nầy từ Kinh Thánh, ấy là Đức Chúa Trời, Đấng đã dựng nên, làm chủ, và yêu thương những gì Ngài đã dựng nên, trong tình yêu thương của Ngài đã cho phép con người quản lý và sử dụng phần sáng tạo vật chất. Ngài là Chủ của đất; chúng ta là những quản gia của Ngài. Vai trò ấy được phác hoạ đẹp đẽ bởi từ ngữ Hy lạp có ý nghĩa “quản gia” (oikonomeo). Chữ nầy cũng là một chữ từ đó chúng ta mới có chữ economy. Economic (kinh tế) nguyên được coi là những hoạt động thực tiễn của một ngôi nhà trong đó viên quản lý trông coi sự sản xuất, đóng góp, và sự tiêu dùng về của cải của chủ nhân.
Nếu chúng ta tìm được sự hiểu biết về mối quan hệ cá nhân của viên quản gia đối với chủ nhân, và trách nhiệm của quản gia đối với chủ, chúng ta muốn sử dụng các thứ của cải vật chất của chủ với một tư thế có nhiều trách nhiệm hơn.
Kinh Thánh rất là đặc biệt giữa những kinh điển khác, vì các chương mở đầu của nó nói rất rõ ràng các mục đích cơ bản dành cho nhân loại (Sáng thế ký 1.26-2.15). Một người có thể đóng ngoặc mạng lịnh theo cách nầy: Sự sáng tạo rất là tốt lành (Sáng thế ký 1.31), và Đức Chúa Trời đã sửa soạn nó để trao cho con người để họ có thể phát triễn mọi tiềm năng của nó cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và cho lợi ích của các loài thọ tạo trong việc giữ gìn với ý muốn của Đức Chúa Trời. Chủ đích đặc biệt đã được ban ra trong Sáng thế ký 2.15, ở đây A-đam được truyền cho phải “trồng” và “giữ” vườn Ê-đen.
Ý nghĩa của hai từ Hy bá lai được sử dụng ở đây rất là phong phú: “Trồng” (abad) có nghĩa là lao động, chăm sóc, phục vụ, và/hay biến mình thành tôi tớ. “Giữ” (shamar) có nghĩa là có quyền hành, canh giữ, bảo hộ, cứu mạng, quan sát, bảo tồn.
Sáng thế ký ủy thác rõ ràng vai trò của chúng ta là người giữ đất – quản gia của Chủ đất.
Trong khi mạng lịnh nầy đã được ban ra trong mối quan hệ đối với ngôi Vườn, nhiều nhà thần học Cơ đốc nhấn mạnh quyền quản trị đó cần phải được mở rộng bởi A-đam và Ê-va và dòng dõi của họ trong cả đất. Thực vậy, Sáng thế ký ủy thác rõ ràng vai trò của chúng ta là người giữ đất – quản gia của Chủ. Một người có thể nói rằng chúng ta cần phải trở thành “người giữ đất trung thành”.
Chúng ta làm việc trong vai trò “người giữ đất” như thế nào? Ở nhiều địa điểm và với nhiều phương thức, chưa được tốt lắm đâu. Hãy xem xét quần đảo Madagascar cuối bờ biển phía Đông của Nam Phi như nó đã được mô tả bởi G. Tyler Miller, là giáo sư môn sinh thái học tại Đại học đường St. Andrews Prebyterian. Trong quyển Living In The Environment [Sống trong môi trường], Miller viết như sau:
“Vì tính đa dạng sinh thái đáng kinh ngạc của Madagascar, hòn đảo có kích cở của bang Texas nầy được coi là một viên ngọc nạm trên chiếc vương miện giữa vòng hệ sinh thái của Địa Cầu – … một ước lượng có tới 160.000 chủng loài đặc biệt có trên hòn đảo nầy, hầu hết nằm trong các khu rừng phía Đông của nó. Các chủng loài đặc biệt bao gồm 80% thực vật có hoa (bao gồm 10.000 loài phong lan), 66% loài biến sắc trên thế giới, 800 loài bướm, phân nửa loài chim của hòn đảo, cùng tất cả loài bò sát và động vật hữu nhũ. Các loài thực vật và động vật của Madagascar cũng bị lâm nguy nhất vì thiếu môi trường do tình trạng phá rừng làm nông nghiệp do dân số gia tăng nhanh chóng. Khi con người đến đây khoảng 1500 năm qua, 84% rừng nhiệt đới và hơn 66% rừng nguyên sinh của nó đã bị chặt phá để lấy đất trồng trọt, làm cũi, lấy gỗ làm nhà, để lại nhiều đường mương và dòng suối có màu đỏ như huyết, nhiều cánh đồng và sườn đồi rất lớn bị xói mòn. Madagascar giờ đây là phần đất bị xói mòn nhất trên thế giới.
Hình ảnh mất mát nầy có thể thêm vào hàng trăm hình ảnh cho thấy chúng ta đã thất bại không chăm sóc cái thế giới tự nhiên mà Đức Chúa Trời đã giao thác cho chúng ta. Mặc dù vậy, có nhiều trường hợp trong đó con người đã ý thức được thiệt hại mà họ đang gây ra cho các khu rừng và đã làm đảo lại sự phá rừng gây thiệt hại trên khắp thế giới kia.
Chúng ta đã thất bại không chăm sóc cái thế giới tự nhiên mà Đức Chúa Trời đã giao thác cho chúng ta.
Cho nên chẳng có gì phải ngạc nhiên cho các môn đồ của Đấng Christ khi thế gian nói chung đã bất chấp sự uỷ thác cùng các nguyên tắc cơ bản theo Kinh Thánh, nhưng sự thực cho thấy Hội Thánh cũng chịu trách nhiệm phần chăm sóc và bảo hộ địa cầu tốt lành của Đức Chúa Trời.
Phần trách nhiệm thường bị bỏ quên nầy đã được chỉ ra lần đầu tiên giữa vòng các Cơ đốc nhân do Francis Schaeffer, ông đã viết một quyển sách rất hay về đề tài nầy vào năm 1970. Quyển sách có đề tựa là Pollution Anh the death of Men: A Christian View of Ecology. Đây là một sự thách thức cho Hội Thánh phải áp dụng các nguyên tắc theo Kinh Thánh vào những cuộc khủng hoảng môi trường của thế giới – bao gồm tình trạng các khu rừng của chúng ta. Sau đây là một số nhận định của Schaeffer:
“Một Cơ đốc giáo thực sự theo Kinh Thánh có câu trả lời rõ ràng cho khủng hoảng về sinh thái học. Nó đưa ra một thái độ cân đối và lành mạnh đối với thiên nhiên, phát sinh từ lẽ thật nói tới sự Đức Chúa Trời dựng nên nó; nó đưa ra sự hy vọng ở đây và bây giờ về một sự chữa lành quan trọng trong thiên nhiên về một số hậu quả của sự Sa Ngã có được từ lẽ thật nói tới sự cứu chuộc trong Đấng Christ. Trong mỗi một sự xa lánh phát sinh từ sự Sa ngã, Cơ đốc nhân, từng cá nhân và tập thể, cần thải thực sự trở thành một yếu tố chữa lành, cứu chuộc – trong sự phân rẽ của con người đối vơi Đức Chúa Trời, của con người với chính mình, của con người đối với con người, của con người đối với thiên nhiên, và của thiên nhiên đối với thiên nhiên. Một khoa học và kỷ thuật dựa theo Cơ đốc giáo đang tìm cách nhìn thấy thiên nhiên được chữa lành, trong khi chờ đợi sự chữa lành toàn bộ trong tương lai nơi sự tái lâm của Đấng Christ.
Trong khi Hội Thánh trên khắp thế giới vẫn còn trì trệ trong việc khôi phục lại sự hiểu biết của chúng ta về sự mất mát quyền làm quản gia đã được ký thác cho, có một số việc đã được làm ra rất hiệu quả bởi một số người, một số tổ chức, và các học viện đang nắm lấy cả hai sự khải thị của Đức Chúa Trời (Công việc của Ngài và Lời của Ngài) rất thành khẫn trong những ngày nầy.
Làm cho quyền quản gia của chúng ta ra thực tế trong vai trò con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta nên sống trong mối gắn bó với cây cối và các khu rừng trên đất như thế nào đây? Tôi không nghĩ điều nầy nằm ở ngoài lề khi đề nghị các hoạt động nầy cho các môn đồ của Lời Đức Chúa Trời:
Học biết nhiều về cây cối để đánh giá cao vai trò của chúng trong cuộc sống
Nhớ tới mối quan hệ của cây cối với con người là loài thọ tạo hổ tương của Đức Chúa Trời.
Hãy tự nhắc nhớ mình thật đều đặn về trách nhiệm là một người giữ đất trung tín.
Là một cử tri, cần phải ý thức hơn về các chính sách về rừng của chính phủ.
Là người tiêu dùng và/hay cổ đông, hãy ý thức về những thực tế về các khu rừng quốc gia của mình.
Hãy hiệp với cây cối trong sự ngợi khen Đấng Tạo Hoá của bạn.
PHƯỚC CHO NHÂN LOẠI
Trên đây, chúng ta có đọc những lời lẽ đáng giật mình từ Marin Luther: “Đức Chúa Trời viết ra Tin Lành, không phải trong một mình Kinh Thánh, mà còn nơi cây cối, trong những đoá hoa, các đám mây và sao trời”. Phải chăng đây là một chút cảm xúc của một người khi đi dạo trong rừng, hoặc có phải Luther đang vẽ ra một kết luận hợp lý về mặt thần học?
Chính Kinh Thánh chỉ cho chúng ta thấy rằng Luther đang có được những cảm xúc ấy. Sự quan phòng và tình yêu thương của Đức Chúa Trời đối với loài thọ tạo của Ngài đã được phản ảnh trong mọi sự mà Ngài đã dựng nên. Chắc chắn vậy, môi trường trong đó chúng ta đang sinh sống chỉ cho chúng ta thấy rằng những sai lầm của con người đã gây thiệt hại không những cho mối quan hệ của chúng ta với nhau, mà còn gây thiệt hại cho mối quan hệ của chúng ta với đất lành đã được ký thác giao cho chúng ta.
Tuy nhiên, chính quả đất đã bị thiệt hại như thế nầy cũng đang làm chứng cho tấm lòng muốn cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Những tin tức tốt lành cho rằng Đức Chúa Trời có thể phục hồi lại con người tan vỡ, chết chóc đã được thấy trong từng buổi bình minh mới và khi mùa xuân đến, làm tan chảy đất bị đóng băng rồi đem sự sống mới cho cái chết của mùa đông.
“Đức Chúa Trời viết ra Tin Lành, không phải trong một mình Kinh Thánh, mà còn nơi cây cối, trong những đoá hoa, các đám mây và sao trời” – Martin Luther.
Không, không những Luther đang thể hiện ra vẽ đẹp của một ngày ấm áp mùa hè. Ông đang bình luận về điều “mất mát cơ bản” theo nhận định của Kinh Thánh. Bản thân địa cầu là một làm chứng về sự quan phòng của Đấng Tạo Hoá đối với chúng ta. Thế giới thiên nhiên đang nói cho chúng ta biết về những sai trái của chúng ta. Và thế giới ở chung quanh chúng ta cũng đang làm chứng cho một Đức Chúa Trời, không những Ngài đang chăm sóc cho chúng ta mà còn chăm sóc muôn vật mà Ngài đã dựng nên và gọi là tốt lành (Sáng thế ký 1.31).
Phần sau cùng của niềm tin cơ bản nầy – Đức Chúa Trời đang chăm sóc cho thế giới mà Ngài đã dựng nên vì chúng ta – đã bị làm cho mù mờ đi bởi lý trí và khoa học và cách mạng về kỹ nghệ. Tuy nhiên, chính Kinh Thánh nói rõ ràng rằng sự chết của Chúa Jêsus trên cây trồng ở đồi Gôgôtha đã cung ứng không những sự cứu chuộc cho con người, mà còn cho sự hồi phục lại cõi sáng tạo tránh được cái nắm bắt của tội lỗi và tránh khỏi gánh nặng của sự rủa sả. Đây là lý do cho câu chuyện phước hạnh được thuật lại trong bài thánh ca của Isaac Watts có đề tựa: “Phước cho nhân loại”. Khổ thứ ba trong bài thánh ca đáng yêu nầy viết như sau:
“Chúa đến tiêu diệt ác khiên, bịnh tật
Tật lê không sanh trên đất
Chúa đến đem lại suối phước chân thật
Tràn ngập mọi vùng hoạ ương,
Tràn ngập mọi vùng hoạ ương.
Nguyền rủa biến ra phước âm thiên thượng”
Chúng ta lấy làm lạ, những gì Watts đang đề cập tới, không biết là chúng ta có nghĩ sai hay không khi nói tác giả bài hát chỉ đang đề cập tới sự đến lần đầu tiên của Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta biết rằng tội lỗi, buồn rầu, và tật lê vẫn còn có rất nhiều. Thế nhưng “Phước cho nhân loại” đang bao gồm mọi sự trong lịch sử của địa cầu từ sáng thế cho đến tận thế. Bài ca kỳ diệu nầy cần phải được hát lên suốt cả năm khi nhắc nhớ đến phước hạnh sẽ được hoàn tất chỉ trong sự nhận biết đầy đủ cả hai lần đến trước và sau của Đấng Christ.
Khi chúng ta hát bài ca nầy, chúng ta đừng quên câu chuyện nói tới bốn cây kia giải thích nhu cần và sự quan trọng của một sự phục hồi như vậy.
CÂU CHUYỆN NÓI TỚI BỐN CÂY TRONG KINH THÁNH.
Trong ngôi vườn nguyên thủy của sự sáng tạo, Đức Chúa Trời đã ban ra huấn thị đặc biệt cần phải chú ý tới hai cây đầu tiên, cây sự sống và cây biết điều thiện và điều ác.
Cây thứ ba đã được Đức Chúa Trời đặt ở trọng tâm lịch sử của con người – một cây do chính Đấng Tạo Hoá phải vác lấy trên vai khi Ngài gánh lấy gánh nặng đời đời mọi tội lỗi của chúng ta.
Ở cuối kỷ nguyên hiện tại nầy là cây thứ tư, cây sự sống được trồng trong một thiên đàng còn ở thì tương lai. Ở đó cây nầy sẽ là sự chữa lành cho các dân về những gì đã được biết là địa đàng hư mất.
Chúng ta hãy hãy quan sát kỹ hơn về bốn cây nầy:
A-đam và Ê-va đã bất tuân Đức Chúa Trời bằng cách ăn trái của cây bị cấm, cây hiểu biết về điều thiện điều ác. Họ đang tìm kiếm sự hiểu biết về điều ác theo kinh nghiệm, thay vì do tin cậy và vâng theo Đấng Tạo Hoá. Quyết định sai lầm của họ đã kết quả trong sự chết của họ. Không những thế, hậu quả sự chết kia đã trở thành di sản của họ.
Để giữ họ không sống đời đời trong tình trạng thuộc linh sa ngã, Đức Chúa Trời đã ngăn trở họ không tiếp cận với Vườn Ê-đen và đặc biệt với cây sự sống của nó.
Một án phạt nữa, ấy là Đức Chúa Trời đã rủa sả đất, khiến cho đất kháng cự lại mọi nổ lực kiếm sống của con người – một hành động kỷ luật nhắc cho từng người trong chúng ta nhớ mỗi ngày rằng muôn vật không ở đúng chỗ của nó. Một dấu hiệu của sự rủa sả là sự xuất hiện của tật lê, gai góc ở trên đất. Hãy lắng nghe lời phán xét của Đức Chúa Trời:
“Ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi” (Sáng thế ký 3.19).
Hàng loạt biến cố nầy được gọi là Sự Sa Ngã (Sáng thế ký 3). Cho nên, về mặt thần học, chúng ta có thể xem cây sự sống là biểu tượng của sự sáng tạo – với lời hứa của nó về sự sống đời đời và mối tương giao với Đức Chúa Trời. Cây biết điều thiện và điều ác trở thành một cây sự chết và đóng vai trò làm biểu tượng cho sự Sa Ngã.
Điều nầy đã kết quả trong một đất có đầy đủ “tội lỗi và buồn rầu”. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời với tình yêu thương lớn lao dành cho cõi thọ tạo của Ngài, Ngài buồn đau bởi các cảnh ngộ nầy. Vì vậy Ngài đã mở ra một con đường không những cho con người, mà còn cho toàn bộ loài thọ tạo của Ngài được phục hoà lại cùng Ngài (Công vụ Các Sứ đồ 3.19-21; Côlôse 1.20). Ngài đã sai Chúa Jêsus, là Con độc sanh của Ngài, đến với đất để kinh nghiệm toàn bộ gánh nặng của tội lỗi và buồn rầu nầy rồi chịu chết một cái chết hy sinh trên một cây (thập tự giá của đồi Gôgôtha) để làm sự chuộc tội cho hành động phá hoại bất tuân của A-đam và Ê-va.
Không những sự chết của Chúa Jêsus có tầm quan trọng đời đời cho nhân loại tội lỗi, sự chết ấy còn cung ứng sự phục hồi toàn vẹn cho cõi thọ tạo trở lại với tình trạng bình an và hài hoà nguyên thủy (shalom theo tiếng Hy bá lai, và salaam theo tiếng Ả rập). Lẽ thật nầy đã được minh hoạ rất có thẩm quyền bởi sự thực Chúa Jêsus đã bị hành quyết trên một cây, mà chúng ta đã học biết rồi là một sự rủa sả (Galati 3.13). Hơn nữa, nỗi đau của Ngài còn tăng thêm bởi sự rủa sả giáng trên đất – tiêu biểu bởi chiếc mão gai đội trên đầu Ngài.
Nhưng kỳ diệu lắm trong mọi sự diệu kỳ, thập tự giá, cây thứ hai của sự chết, hiển nhiên đã trở thành một lời hứa của sự sống. Chúng ta tiếp lấy lời nói bóng gió đó lần đầu tiên khi Chúa Jêsus hứa với tên cướp biết ăn năn bị đóng đinh cùng với Ngài: “Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi” (Luca 23.43).
Khi Đấng Christ được đem xuống khỏi thập tự giá để được vào trong mộ địa, gần như là ai nấy đều trông mong thi thể của Ngài chắc chắn sẽ trở lại với bụi đất, giống như bao thi thể của những kẻ đã đến trước đó.
“Thập tự giá, cây thứ hai của sự chết, hiển nhiên đã trở thành một lời hứa của sự sống”.
Tuy nhiên, Kinh Thánh dạy cho chúng ta biết rằng thi thể của Chúa Jêsus không chịu sự mục nát kia (Công vụ Các Sứ đồ 2.31). Đức Chúa Trời đã bảo tồn thi thể ấy và Chúa Jêsus đã được sống lại. Biến cố quan trọng nầy đánh dấu sự thất bại của sự chết và cất đi sự rủa sả.
Chi tiết ấy của câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Chúng ta, những người còn sống hôm nay đang ở trong một thời kỳ giữa sự tiếp trợ nhất thời về ơn cứu rỗi từ sự rủa sả của tội lỗi, sự chết và kỳ tận thế, ngày kia chúng ta sẽ tận mắt nhìn thấy “ngày cứu chuộc”. Chúng ta quay nhìn lại với thái độ hoàn toàn biết ơn đối với thời điểm Đức Chúa Jêsus Christ gánh lấy mọi tội của chúng ta, và chúng ta tưởng nhớ đến hành động đó trong khi dự Tiệc Thánh. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian nầy giữa thập tự giá và kỳ tận thế, mọi tạo vật tiếp tục gánh chịu hậu quả của sự Sa Ngã và sự rủa sả. Sứ đồ Phaolô đã mô tả các hoàn cảnh của chúng ta:
“Vả, tôi tưởng rằng những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta. Thật thế, muôn vật ước ao nóng nảy mà trông đợi con cái Đức Chúa Trời được tỏ ra. Vì muôn vật đã bị bắt phục sự hư không, chẳng phải tự ý mình, bèn là bởi cớ Đấng bắt phục. Muôn vật mong rằng mình cũng sẽ được giải cứu khỏi làm tôi sự hư nát, đặng dự phần trong sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời. Vì chúng ta biết rằng muôn vật đều than thở và chịu khó nhọc cho đến ngày nay; không những muôn vật thôi, lại chúng ta, là kẻ có trái đầu mùa của Đức Thánh Linh, cũng than thở trong lòng, đang khi trông đợi sự làm con nuôi, tức là sự cứu chuộc thân thể chúng ta vậy” (Rôma 8.18-23).
Bây giờ, chúng ta nhìn thấy những gì Luther đã nói về Tin Lành đã được viết ra trong quyển sách thiên nhiên. Đúng là một tương lai đầy sự tưởng tượng cho hết thảy chúng ta! Hãy xem điều nầy đã được phác hoạ ra như thế nào trong sách Khải huyền. Ở chương 2, trong sự hiện thấy của Giăng, chúng ta nghe lời hứa của Đức Chúa Jêsus Christ cho những ai biết ăn năn tội của họ rồi bền đỗ trong đức tin: “Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh rằng: Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ăn trái cây sự sống ở trong Ba-ra-đi của Đức Chúa Trời” (Khải huyền 2.7). A, một lần nữa cây nầy lại xuất hiện ở đây – cây kỳ diệu ấy, cây sự sống. Sau cùng chúng ta thấy nó là cái kệ quan trọng của Kinh Thánh:
“Thiên sứ chỉ cho tôi xem sông nước sự sống, trong như lưu ly, từ ngôi Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra. Ở giữa phố thành và trên hai bờ sông có cây sự sống trổ mười hai mùa, mỗi tháng một lần ra trái; và những lá cây đó dùng để chữa lành cho các dân” (Khải huyền 22.1-2).
Ở đó, chúng ta có câu chuyện theo Kinh Thánh về bốn cây:
sáng tạo – cây sự sống
sa ngã – cây sự chết
cứu chuộc – cây chuộc tội
phục hồi – cây sự sống
Thực vậy, đây là toàn bộ Tin Lành – “những tin tức tốt lành” cho mọi người và cho toàn bộ loài thọ tạo. Đúng là một câu chuyện nói tới nguồn hy vọng lớn lao cho bạn và cho tôi, và thậm chí cho rừng bách nữa. Và nguyện Thánh Linh của Đức Chúa Trời chạm đến tấm lòng của Julia “Butterfly” Hill và cha của cô ấy với lẽ thật sẽ đem cuộc lữ hành rắc rối của họ đến một kết cuộc đầy sự vui mừng. Nếu họ nghĩ rừng bách già cỗi kia là đáng sợ. Tôi không làm chi khác hơn, chỉ có lấy làm lạ về phản ứng của họ đối với khu rừng đã được phục hồi mà thôi.





















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét