Thứ Tư, 20 tháng 1, 2010

KHI CHÚA JÊSUS ĐẾN



KHI CHÚA JÊSUS ĐẾN
Êsai 35.1-35.10
Khi Chúa Jêsus đến...
I. Đời sống trống không được đầy dẫy (các câu 1 – 2)
A. Chúng ta “luôn luôn” có một lý do.
1. Nỗi sợ thất bại giữ chúng ta lại không cố gắng nữa.
2. E sợ thành công giữ chúng ta lại không làm được điều tốt nhất.
3. Sự chần chừ là cách ứng xử cung ứng cho chúng ta một lý do để bào chữa.
B. Luôn luôn có kỳ định cho mọi sự trừ ra điều có giá trị sẽ phải làm.
1. Chúng ta thấy yên tâm khi chẳng làm điều có giá trị đời đời .
2. Chúng ta thoải mái với những câu chuyện nói tới “con cá lặn đi mất”.
3. Chúng ta không muốn nhượng bộ đối với điều gì chúng ta có khả năng thực hiện.
C. Chúa Jêsus thách thức những lời bào chữa.
1. (Giăng 8) Người đàn bà bị bắt quả tang về tội tà dâm.
a. Bà ta bị bắt quả tang. “Luật pháp” ấn định bà ta phải chết.
b. Chúa Jêsus đã tha thứ cho bà ta. Ơn tha thứ đem lại trách nhiệm. Chúa Jêsus phán. “Hãy đi, đừng phạm tội nữa” (Giăng 8.11c).
2. (Mathiơ 9) Mathiơ, nhân viên thâu thuế.
a. Những người thâu thuế bị người ta xem là kẻ phản bội. Họ bị ghét bỏ và có lẽ tham nhũng (nói chung)
b. Khi Mathiơ quyết định đi theo Chúa Jêsus, ông đã khám phá ra mục đích cho đời sống mình. Ông đã giới thiệu bạn hữu mình với Chúa Jêsus.
*** Chính trong phạm trù của ơn tha thứ và mục đích được thấy có nơi Chúa Jêsus mà nhiều đời sống trống không đã được đầy dẫy. Loại đời sống nào “trống vắng”, “khô héo”, “tiêu điều” đã trổ hoa khi Chúa Jêsus ngự đến.
II. Hạng người “yếu đuối” đã được ban cho sức lực (câu 3)
A. Cần phải học biết cách ứng xử “yếu đuối”.
1. Đây là vấn đề nằm trong viễn cảnh của một thế giới “đi tìm nhân vật số một”.
2. Chúng ta đang học sống ích kỷ khi chúng ta chiến đấu cho điều chi chúng ta nghĩ là của mình.
B. Tám phước lành nói tới người thế gian.
1. Người có lòng khó khăn chẳng có gì hết. (Chúa Jêsus: thuộc về họ là nước thiên đàng)
2. Những kẻ than khóc chỉ là loại người khóc than. (Chúa Jêsus: sẽ được yên ủi)
3. Người nhu mì sẽ bị kẻ hung hăng lấn lướt. (Chúa Jêsus: sẽ hưởng đất)
4. Người nào đói khát sự công bình hoàn toàn sống trong cảnh nguy hiểm. (Chúa Jêsus: sẽ được no đủ)
5. Người nào hay thương xót không thể xây lưng họ đi hoặc họ sẽ bị tổn thương. (Chúa Jêsus: sẽ được thương xót)
6. Người có lòng trong sạch chẳng có gì vui sướng hết. (Chúa Jêsus: sẽ thấy Đức Chúa Trời)
7. Người làm sự hoà thuận chỉ là kẻ nhút nhát. (Chúa Jêsus: sẽ được gọi là “con Đức Chúa Trời”)
8. Những người chịu bắt bớ vì cớ sự công bình xứng đáng được hưởng sự công bình đó. Rốt lại, họ không thích hợp với chính trị. (Chúa Jêsus: nước thiên đàng thuộc về họ)
Nhận định của Cơ đốc nhân về tình trạng “yếu đuối” theo Kinh Thánh là. “Vì cớ Đấng Christ, đấy là lý do tại sao tôi thích ở trong sự yếu đuối, trong sự sỉ nhục, trong chỗ khó nhọc, trong sự bắt bớ, trong chỗ khó khăn. Vì khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ” (II Côrinhtô 12.10)
*** Sức lực không ở tại những gì bạn đang có. Mà sức lực có là do Đấng bạn đang có.
III. Sợ hãi là đánh mất lẽ thật (câu 4)
A. Định nghĩa “sợ hãi”
1. “(1) Là thứ tình cảm khó chịu tạo ra do một sự đe doạ về nguy hiểm, đau khổ hay làm hại cho. (2) khả năng một việc gì đó chẳng mong lại đến. >phân tích động từ 1 (be afraid of) (sợ). 2 (fear for) (lo lắng, băn khoăn) be anxious about. 3 tôn kính (Đức Chúa Trời) với sự kỉnh kiền, kính sợ” (Oxford University Press)
a. Sợ là một cảm xúc có quyền lực nhất, nó lôi kéo sự chú ý của chúng ta ngay tức khắc.
b. Sợ là một trong những cảm xúc lôi kéo nhiều nhất, nó đầy dẫy tư tưởng của chúng ta và có thể khiến cho chúng ta phải “chào thua”
2. Tuy nhiên, sợ không hẳn là “tiêu cực”
a. Nó có thể tác động chúng ta phải hành động trong lúc có nguy hiểm.
b. Nó có thể cảnh cáo chúng ta về hành động dại dột/nguy hiểm.
B. Chúa Jêsus dạy chúng ta sự khác biệt giữa sợ hãi và e sợ.
1. Chúa Jêsus phán: “Ta nói cùng các ngươi, là bạn hữu ta.Đừng sợ kẻ giết xác rồi sau không làm gì được nữa. Song ta chỉ cho các ngươi biết phải sợ ai. phải sợ Đấng khi đã giết rồi, có quyền bỏ xuống địa ngục; phải, ta nói cùng các ngươi, ấy là Đấng các ngươi phải sợ” (Luca 12.4 – 5)
a. Mối nguy hiểm thật không phải là về phần xác thể, mà là những gì chúng ta có khuynh hướng nhắm vào.
b. Mối nguy hiểm thật nằm ở phương diện thuộc linh, một địa ngục chắc chắn, đời đời vì không sống trong mối giao thông phải lẽ, yêu thương và được cứu với Chúa Jêsus.
c. Đây là nổi sợ có thể làm thay đổi đường lối sống/hành động vì việc lành.
2. Chúa Jêsus phán: “Ta để sự bình an lại cho các ngươi; ta ban sự bình an cho các ngươi; ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi”
a. Với sự bình an Chúa Jêsus ban cho, thì chẳng có lý do gì để mà sợ hãi cả
b. Có hai dấu hiệu khi có mối giao thông phải lẽ, yêu thương và được cứu với Chúa Jêsus là yêu thương và vui mừng. Nhưng điều quan trọng là sự bình an. Nếu bạn chưa hoà thuận lại với Đức Chúa Trời, có thể Đức Chúa Trời đang cố gắng nói cho bạn biết có điều chi đó sai lầm hay sơ sót.
*** Nhìn biết Đấng đáng kính sợ là vấn đề của sự tin cậy. Khi chúng ta tin cậy Chúa Jêsus thì chẳng một việc gì khiến cho chúng ta phải sợ hãi cả.
IV. Những nhu cần theo phần xác sẽ được thoả mãn (các câu 5 – 6)
A. Chúa Jêsus đã chứng tỏ Ngài là ai qua việc làm thoả mãn các nhu cần theo phần xác.
1. Khi Giăng Báptít sai người đến hỏi Chúa Jêsus, câu trả lời Chúa Jêsus ban ra là chỉ vào những nhu cần theo phần xác đã được làm cho thoã mãn.
“Đoạn, Ngài đáp rằng. "Hãy về báo cho Giăng sự các ngươi đã thấy và đã nghe. kẻ đui được sáng, kẻ què được đi, kẻ phung được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết được sống lại, Tin Lành đã rao giảng cho kẻ nghèo” (Luca 7.22)
2. Các tiên tri trong thời Cựu Ước không chữa lành cho người mù ... phép lạ đó chỉ có Đấng Mêsi mới làm được mà thôi.
3. Dấu hiệu sau cùng được xử lý với vấn đề kinh tế. Câu trả lời không phải là sự giàu có, việc phân phối lại sự giàu có, những cơ hội có công ăn việc làm, v.v… Câu trả lời nằm ở trong “những tin tức tốt lành” (tiếp nhận “tin lành” sẽ làm thay đổi mọi sự).
B. Chúa Jêsus đã chứng tỏ Ngài là ai qua việc làm ứng nghiệm lời tiên tri.
1. Mathiơ mô tả Chúa Jêsus hành động để làm ứng nghiệm lời tiên tri.
“Đến chiều, người ta đem cho Chúa Jêsus nhiều kẻ bị quỉ ám, Ngài lấy lời nói mà đuổi quỉ ra, cùng chữa được hết thảy những người bịnh. [17] Vậy cho được ứng nghiệm lời của Đấng tiên tri Êsai đã nói rằng. Chính Ngài đã lấy tật nguyền của chúng ta, và gánh bịnh hoạn của chúng ta” (Mathiơ 8.16 – 17)
2. Cách Mathiơ mô tả thậm chí Chúa Jêsus không “đổ mồ hôi” khi làm những việc nầy.
3. Mathiơ nói rõ ràng rằng điều nầy đã được làm ra chỉ để làm ứng nghiệm lời tiên tri. (Phép lạ gấp bằng hai: chữa lành và làm ứng nghiệm lời tiên tri).
*** Một trong những việc khó khăn nhất cho những kẻ theo chủ nghĩa đổi mới phải tin, ấy là Đức Chúa Trời can thiệp vào chuổi tồn sinh tự nhiên của con người. Chúa Jêsus chỉ vào những chỗ rẽ trong dòng chảy tự nhiên là có thể lý giải được chỉ bởi sự thực Đức Chúa Trời đã vận hành khi can thiệp và làm thay đổi dòng chảy đó vì cớ tình yêu thương của Ngài dành cho con người.
V. Những linh hồn khao khát tìm được nước sống (câu 7)
A. “Người đàn bà bên giếng”. Giăng 4
1. Bà ta là một người “Samari”. Người Samari xưng mình là dòng dõi chính thức của Israel. Họ có một hệ thống thờ phượng rất cụ thể, gồm có nơi thờ phượng, dòng tế lễ, v.v… Người Do thái không gắn bó với họ vì ấn tượng của tà thần, sự thờ phượng giả dối. (Giăng 4.9)
2. Bà ta là kẻ bị xã hội ruồng bỏ (không quan trọng), thậm chí trong chính cộng đồng của bà ta. Bà ta đã có mặt bên giếng vào lúc nóng nực nhất trong ngày (thay vì buổi sáng mát mẻ). (Giăng 4.6)
3. Bà ta có một quá khứ không ổn định. Năm người chồng và người đang sống chung trong hiện tại. (Giăng 4.18)
4. Chúa Jêsus ban hiến cho bà ta sự sống đời đời mặc dầu bà ta thuộc về thứ tôn giáo sai trái, không quan trọng, và có một tiểu sử nghèo nàn về hôn nhân.
B. “Tên cướp” trên thập tự giá (Luca 23).
1. Hắn phải có một sự đổi thay ở trong lòng. Hãy so sánh câu chuyện của Luca với những câu chuyện khác và bạn sẽ thấy rằng cả hai tên tội phạm đều chế giễu Chúa Jêsus. Sự thay đổi ở trong lòng đã đến khi một tên nói. “Ngươi cũng chịu một hình phạt ấy, còn chẳng sợ Đức Chúa Trời sao? Về phần chúng ta, chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm.; nhưng người nầy không hề làm một điều gì ác" (Luca 23.40b – 41)
2. Hắn đã bị đóng đinh trên thập tự giá vì việc làm của mình: “về phần chúng ta, chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm”.
3. Với sự hy vọng khả thi, tên tội phạm cầu xin Chúa Jêsus thương xót. (Luca 23.42)
4. Chúa Jêsus ưng nhận thương xót với một lời hứa! (Luca 23.43)
*** Trong nhu cần ngặt nghèo ấy, Chúa Jêsus phá vỡ cái vòng sống vô vọng, thất vọng kia tồi đem đến nước hằng sống (sự sống dư dật) và lòng thương xót với một lời hứa.
VI. Những kẻ phu tù của tội lỗi đã được chuộc (câu 10)
A. Vì cớ tội lỗi, sự công bình đòi hỏi sự thoả mãn.
1. Kinh Thánh chép: “là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong huyết Đấng ấy. Ngài đã bày tỏ sự công bình mình như vậy, vì đã bỏ qua các tội phạm trước kia -- trong buổi Ngài nhịn nhục, tức là Ngài đã tỏ sự công bình Ngài trong thời hiện tại, tỏ ra mình là công bình và xưng công bình kẻ nào tin đến Đức Chúa Jêsus Christ” (Rôma 3.25-26).
a. Nói cách khác. Đức Chúa Trời đã chứng tỏ sự công bình của Ngài bằng cách trả giá cho án phạt tội lỗi của chúng ta. Điều nầy đã được thực hiện qua sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá.
b. Tại sao chứ? Đức Chúa Trời là công bình. Đức Chúa Trời đã phán tội lỗi phải bị hình phạt. Chúng ta không thể trả giá ấy bằng bất cứ lượng việc lành nào. Giá ấy chỉ được trả bằng huyết của Chúa Jêsus mà thôi.
c. Điều nầy không phải là công bình hoàn toàn – đối với Đức Chúa Trời. Việc ấy là quá nhiều hơn chúng ta đáng được. Nhưng qua Chúa Jêsus tội lỗi của chúng ta đã bị xoá đi, sự công bình được thoả mãn, và chúng ta được hoà thuận lại với Đức Chúa Trời.
2. Kinh Thánh chép: “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời” (II Côrinhtô 5.21)
a. Nói cách khác. Đức Chúa Trời đã đổi mọi sự Chúa Jêsus vốn có để cho chúng ta có mọi sự.
b. Sự công bình của Chúa Jêsus đã được đổi lấy tội lỗi của chúng ta, tội lỗi của chúng ta đã được đổi lấy sự công bình của Chúa Jêsus.
c. Điều nầy hoàn toàn không công bình – đối với Đức Chúa Trời. Tại sao Thân Vị quan trọng và đầy uy quyền nhất trong vũ trụ lại quan tâm đến những kẻ đã xúc phạm Ngài cách thậm tệ chứ? Đức Chúa Trời gọi đó là “tình yêu thương”.
B. Kết luận: Bạn có thấy mình trống không chăng? Tranh đấu chăng? Sợ hãi chăng? Đau khổ chăng? Khát khao chăng? Bị làm phu tù cho tội lỗi chăng? Khi Chúa Jêsus đến, Ngài ban hiến những giải pháp cho mọi sự nầy và nhiều thứ nữa. Khi Ngài hằng sống và Đức Thánh Linh ở với chúng ta, có nhiều việc vẫn còn sẵn sàng cho chúng ta hôm nay. Nhu cần cơ bản cho con người không phải là tiền bạc, quyền lực, khoái lạc, hay được lòng người. Nhu cần ấy là Chúa Jêsus và mọi sự Ngài đã hiến cho.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét