Thứ Ba, 19 tháng 1, 2010

Câu chuyện nói tới hai niềm tin



Câu chuyện nói tới hai niềm tin
So sánh Xachari và Mary trong dịp Lễ Giáng Sinh đầu tiên
Luca 1.5 – 2.7

I. PHẦN GIỚI THIỆU:
I Côrinhtô 2.13: “chúng ta nói về ơn đó, không cậy lời nói mà sự khôn ngoan của loài người đã dạy đâu, song cậy sự khôn ngoan mà Đức Thánh Linh đã dạy, dùng tiếng thiêng liêng để giải bày sự thiêng liêng”.

A. Mỗi lần tôi nhìn vào câu chuyện Giáng Sinh, tôi thấy mình học được rất nhiều từ câu chuyện ấy. Tôi yêu Kinh thánh chỉ vì lý do độc nhất đó – nghĩa là dù bạn có xem đi xem lại một phân đoạn Kinh thánh nhiều lần, bạn sẽ học được nhiều điều từ đó mỗi lần bạn đọc nó hơn trước đây!
B. So sánh là phương thức học hỏi – Sách Châm ngôn sử dụng hiệu quả phương thức so sánh ấy. Xuyên suốt phần còn lại của Kinh thánh, so sánh là một trong các phương pháp chính trong sự giảng dạy lẽ thật.
C. Có một sự so sánh bất thường đã được cung ứng trong Kinh thánh ở Luca 1 giữa một đôi vợ chồng già, và một cô gái trẻ. Cả hai bên có hai loại niềm tin khác nhau, và kết quả ở hai sự cố cũng khác nhau. Cả hai sự cố là nền tảng cho bản thân Lễ Giáng Sinh. Giáng Sinh là một sự cố thuộc linh, và nếu chúng ta có thể thực thi một sự so sánh, chúng ta sẽ kinh nghiệm nhiều điều kỳ diệu của Lễ Giáng Sinh đầu tiên ấy!
D. Đây là Câu Chuyện Nói Tới Hai Niềm Tin, và chúng ta hãy xem xét câu chuyện nầy!

II. SỨ ĐIỆP – CÂU CHUYỆN NÓI TỚI HAI NIỀM TIN ()

A. Sự chín chắn của họ – Chúng ta hãy xem xét tuổi của hai người nầy, và sự chín chắn của họ

1. Xachari là một tín đồ đã trưởng thành (1.5, 6) – một cụ già; nhiều năm là tín đồ kỉnh kiền trong Chúa và với Lời của Ngài – nhiều kinh nghiệm là tín đồ trong Chúa
2. Mary là một tín đồ non nớt (1.27) – chưa kinh nghiệm nhiều như một môn đồ. Nàng có thể chỉ mới 16 hay 17 tuổi!
3. Thắc mắc là: Có đức tin nơi Chúa thì phải đúng bao nhiêu tuổi? Muốn tin Chúa giống như Châm ngôn 3.5, 6 nói thì phải bao nhiêu tuổi?
4. Xachari dường như có lợi thế hơn ở đây, có phải không? Nếu người nào có đức tin chắc chắn, khẳng khái, và nhất quyết, thì đó phải là Xachari!

B. Người đồng thời với họ – Những người đồng thời với họ thì thế nào? Chung quanh họ là hạng người như thế nào?

1. Xachari

a. Người vợ chung thuỷ là người có cùng tâm trí dành cho Đức Chúa Trời giống như chồng của nàng (1.6) – kỳ diệu làm sao khi có người sống gần gũi với người có đức tin và sự chắc chắn nơi Đức Chúa Trời – có thể khích lệ bạn khi sa sút
b. Cần có một mối tương giao mật thiết của những tín hữu khác (1.10)

2. Nhưng Mary sống độc thân (1.27; Mathiơ 1.18, 19) – hôn phu của nàng không biết có cùng “đức tin” giống như nàng có vào lúc ban đầu hay không!?! Mary không có ai để trao đổi với. Mary đã tin như thế ít nhất là một mình trong cuộc sống: chẳng có gì sai với NIỀM TIN ấy!

C. Sự kêu gọi của họ – Mục đích của đời sống họ là gì? Họ đang làm gì với đời sống của họ?

1. Xachari đã dâng đời sống ông hầu việc Đức Chúa Trời – bận rộn lo liệu công việc Chúa (1.6, 8-10) thay vì lo giữ địa vị, hay lo các việc làm thấp kém đời nầy – đấy là những gì Đức Chúa Trời đã tỏ cho tôi thấy khi kéo tôi vào việc giảng đạo!
2. Mary cũng đã dâng đời sống mình hầu việc Đức Chúa Trời (1.48) – bận rộn lo công việc Ngài – một tớ gái là người phục vụ cho ai đó bằng cả hai bàn tay và hai bàn chân – một tôi tớ! Mary chẳng thấy có vấn đề gì khi được gọi là tôi tớ!
3. Còn người ta gọi BẠN là gì? Bạn đang làm gì với đời sống của mình? Có thể Đức Chúa Trời không dính dáng gì với đời sống của bạn, vì bạn chẳng đem đời sống mình dính dáng vào công việc của Chúa? Phải chăng bạn quá bận không thể làm được việc gì cho Ngài?!!

D. Nền tảng của họ – đức tin của họ đặt trên cái nền nào?

1. Xachari đã nghe thấy Đức Chúa Trời (1.11). Tân ước đã được viết ra trước tiên trong lỗ tai của họ, rồi về sau trên những trang giấy của Quyển Sách nầy! Đức Chúa Trời đang lập một lời hứa với Xachari, và đã sai thiên sứ đẳng cấp cao nhất đến chuyển lời hứa ấy!
2. Mary cũng đã nghe thấy Đức Chúa Trời nữa (1.26-28)
3. Bạn có biết Đức Chúa Trời đã gửi mọi lời hứa của Ngài đến qua Con Ngài là Đức Chúa Giêxu Christ (II Côrinhtô 1.19, 20), và đã ghi lại chúng trong một Quyểnh Sách hầu cho HẾT THẢY chúng ta đều có một cái nền chắc chắn!

E. Nỗi sợ hãi của họ – Phải chăng hai người đều trầm tỉnh trước sự kiện nầy?

1. Xachari lấy làm sợ hãi trước những gì sẽ xảy ra trong đời sống của ông (1.12, 13). Hết thảy lời hứa nầy đang nói về việc có con cái, và nhìn thấy thiên sứ là quá lớn lao đối với ông. Ông có một “đức tin” rất tốt, bền đỗ đến nỗi ông không muốn chao đảo với niềm tin đó. Ông có nhiều điều để mất mát.
2. Mary sợ hãi vì Đức Chúa Trời đã xuất hiện trong đời sống của nàng (1.29, 30), nhưng nàng không có gì để mất! Nỗi sợ hãi của nàng là vì đang ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, nỗi sợ nầy đúng đắn và thích ứng!
3. Sợ không phải là một điều xấu – sợ là xấu khi bạn cứ giữ lấy sự sợ hãi đó, ngay cả sau khi bạn biết ấy là Chúa (Giăng 6.16-21). Mỗi Cơ đốc nhân đều sợ những gì họ không biết và không hiểu, nhưng họ càng học hỏi, và hiểu biết từ Quyển Sách nầy, thì họ sẽ càng ít sợ hãi hơn, khi họ đối mặt với những điều chưa biết khác trong cuộc sống – giống như một chứng nhân của tin lành (phải làm chứng thế nào cho tin lành?).

F. Mục tiêu của họ – Đâu là trung tâm điểm của Lễ Giáng Sinh đầu tiên nầy?

1. Đối với Xachari

a. Tiêu điểm sự chú ý không đặt trên bản thân ông, hay thậm chí trên vợ ông, mà là trên con trẻ (1.13-15) – CON NGƯƠI là trọng, chớ không phải NGƯƠI!
b. Tiêu điểm cũng nhắm vào mọi nhu cần thuộc linh của dân sự – phải quay trở lại với Đức Chúa Trời (1.16) – nhu cần được cứu rỗi

2. Đối với Mary

a. Tiêu điểm sự chú ý không đặt trên bản thân nàng, mà đặt trên Con Trẻ (1.31-33) – CON TRẺ ấy là Con Đức Chúa Trời
b. Tiêu điểm cũng nhắm vào Vương quốc hầu đến, Nước ấy sẽ cai trị vào lúc sau cùng và cho đến đời đời (1.33)

3. Mọi người đều bỏ quên điều nầy – chúng ta muốn đức tin của mình phải là mọi sự về CHÚNG TA! Nhưng Đức Chúa Trời có ý tưởng khác! Chúng ta muốn Lễ Giáng Sinh phải nói tới "Tôi sẽ nhận được gì?" và "Món quà CỦA TÔI đâu?" và "MỌI SỰ chỉ từng ấy thôi sao?" Ồ, Oooooooh!
4. Nếu trung tâm của sự lôi cuốn trong ngôi nhà của bạn suốt cả năm là chiếc TV, và băng tần 99,90 FM, như vậy bạn đang cần một cây búa tạ thật tốt!
5. Nếu trung tâm sự lôi cuốn trong dịp Lễ Giáng Sinh là cây Nôên, và mọi gói quà đặt bên dưới cây ấy, hoặc mấy đứa trẻ ở quanh nó, thì bạn đang cần một bàn tay và một cái túi thật lớn để dồn các gói quà vào đấy vì bạn đã bỏ quên sự Giáng Sinh rồi!

G. Phần thách thức của họ – Hai người nầy sẽ đáp ứng thế nào đối với Lời của Đức Chúa Trời?

1. Xachari vật vã lắm để quyết định ông có chịu tin vào lời nầy hay không (1.18)!?!. Trong cuộc đời của ông, thực sự ông chưa hề cầu nguyện mà được nhậm, và rồi đột nhiên Đức Chúa Trời phán điều ấy sẽ xảy ra. Nhưng, làm sao được chứ? Với mọi sự dường như nghịch lại với Xachari (tuổi tác, bất lực, không một phương pháp nào khả thi để điều ấy xảy ra trước đó, v.v...).

a. Ông thắc mắc với Đức Chúa Trời, nhưng chẳng có chút đức tin nào hết – chỉ hình dung sự ấy là bất khả thi thôi
b. Ông chối bỏ các lời hứa của Đức Chúa Trời giống như Ngài đang hứa với ai đó – là người nào muốn kinh nghiệm lời hứa ấy "theo cách bình thường!"
c. Đây là điều mà “Cơ đốc giáo hiện đại” hay có (II Timôthê 3.1, 5)!

2. Mary vật vã lắm khi tin tưởng mọi điều nầy là khả thi (1.34)

a. Nàng thắc mắc, nhưng thắc mắc trong hy vọng và trong sự trông cậy – nhận biết việc ấy hoàn toàn khả thi! Nàng không có nhiều kinh nghiệm, nhưng nàng biết rõ Đức Chúa Trời của Quyển sách kia có thể làm được MỌI SỰ!
Sáng thế ký 18.14: “Há điều chi Đức Giê-hô-va làm không được chăng? Đến kỳ đã định, trong một năm nữa, ta sẽ trở lại cùng ngươi, và Sa-ra sẽ có một con trai”.
Dân số ký 11.23: “Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Tay của Đức Giê-hô-va đã vắn lại sao? Ngươi sẽ xem thử điều ta đã phán cùng ngươi có xảy đến hay chăng”.
Giêrêmi 32.17: “Ôi! Hỡi Chúa Giê-hô-va! Chính Ngài đã dùng quyền phép lớn và cánh tay giơ ra mà làm nên trời và đất; chẳng có sự gì là khó quá cho Ngài cả”.
Giêrêmi 32.27: “Nầy, ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của mọi xác thịt; có sự gì khó quá cho ta chăng?”
Luca 18.27: “Ngài đáp rằng: Sự chi người ta không làm được, thì Đức Chúa Trời làm được”.

b. Nàng chấp nhận khả năng và quyền phép của Đức Chúa Trời trong đời sống của mình

3. Tin không phải là dễ dàng đâu! Đức tin cũng không tuôn chảy một cách tự nhiên. – luôn luôn có một sự vật vã với nghi ngờ, và kinh nghiệm, và lý trí. Đức tin sau cùng ổn định rằng nếu Đức Chúa Trời đã phán như vậy, thì phải tin theo như vậy!

H. Sự bù đắp của họ – Thưởng phạt cho hai loại đức tin khác nhau:

1. Xachari được ban thưởng với sự câm nín (1.19,20). Ông phải vất vã lắm mới nhìn thấy rõ sự việc 9 tháng sau đó – không thể phát ra được một tiếng nói nào hết!
2. Mary được ban thưởng với bài hát (1.35, 38, 48-56) – nàng không thể cầm giữ miệng của mình! Điều nầy đã được bày tỏ ra bởi David khi ông viết ra các Thi thiên – sự vật vã của ông đã tạo ra đức tin lớn hơn, kết quả bằng sự ngợi khen tuôn chảy liên tục!
3. Có thể bạn chưa có một bài ca nào vì đức tin của bạn là một sự chối bỏ liên tục, và sự chối bỏ Đức Chúa Trời trong đời sống của bạn! Tình trạng thuộc linh của bạn được đánh giá bằng khả năng CA HÁT và LÀM CHỨNG về những gì Đức Chúa Trời làm ra trong đời sống của bạn!

I. Phần kết cuộc của họ -

1. Xachari rất đỗi ngạc niên khi thấy mọi sự xảy ra đúng y như Đức Chúa Trời đã phán dặn (1.24, 25). Ông không đi vòng quanh để tuyên bố ra Đức Chúa Trời đã hứa gì với ông – thậm chí sau khi Êlisabết thụ thai, họ không dám sống giống như Đức Chúa Trời “hiển nhiên” làm ứng nghiệm lời hứa của Ngài cho họ! Như vậy sẽ là “quá nhiều” cho sự luyện lọc của họ! Hãy chú ý xem Giăng đã ra đời trong 1.57, 58, chỉ KHI ĐÓ mấy người lân cận mới nghe thấy về con trẻ – thực sự họ rất đỗi kinh ngạc!
2. Mary chỉ ở trong tình trạng hồi hộp chờ đợi việc ấy xảy ra "y như Đức Chúa Trời đã phán dạy" (1.38 ; 2.6, 7)! Đấy là cách mà tôi muốn sống!
3. Bạn biết đấy, tôi thực sự nghĩ sẽ có nhiều người lấy làm kinh ngạc trên thiên đàng! Thay vì thế, người nào sống trong cảnh hồi hộp, nhìn ở đàng trước mong đợi sự ứng nghiệm các lời hứa của Đức Chúa Trời, họ đang sống trong hoang mang, và lo sợ! Sẽ không có ngạc nhiên khi Đức Chúa Trời đáp lời cầu nguyện, hay kêu gọi họ hầu việc Ngài

III. PHẦN KẾT LUẬN -

A. SỰ CHÍN CHẮN CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO RỒI? Không phải "tuổi tác” mà là sự khẳng định của đức tin!
B. BẠN liên hệ với những người chung quanh như thế nào? Gia đình của bạn? Hội thánh của bạn? Hoặc bạn học cùng lớp, và chiếc TV ngu xuẫn kia? Có thể không có Cơ đốc nhân ở chung quanh, phải biết chắc đức tin của bạn không nương vào một cái gì khác – một phải nương nơi Đức Chúa Trời!
C. Đời sống bạn được kêu gọi làm gì? Đừng bận quá mà không làm được việc đáng phải làm!
D.Cái nền của bạn là gì? Là cát hay vầng đá Đức Chúa Giêxu Christ? Bạn CÓ lời của Đức Chúa Trời chưa? Bạn có tin Lời ấy, hay chỉ mang đi vòng quanh thôi?
E. BẠN sợ cái gì? Có phải bạn giống như Xachari, và sợ Đức Chúa Trời xử lý, hoặc giống như Mary, sợ sự hiện diện của Đức Chúa Trời?
F. Mục tiêu của bạn là gì? – Trọng tâm sự lôi cuốn trong dịp Lễ Giáng Sinh của bạn là gì?
G. Đây là phần thách thức của bạn – Hãy tin theo Lời của Đức Chúa Trời

1. Để được cứu thực sự!
2. Để được an ninh
3. Để được Đức Chúa Trời đại dụng trong một phương thức lạ lùng! Vô luận việc ấy có khó khăn ngần nào!

H. Hãy tỉnh thức về sự bù đắp – Thưởng phạt của hai loại đức tin khác nhau: một là câm nín, hoặc sẽ là một BÀI CA không dứt!
I. Đâu là phần kết cuộc – Sống trong mong đợi không phải là thường xuyên kinh ngạc! Phải biết rằng Đức Chúa Trời sẽ thực thi điều Ngài hứa – ấy không phải là điều CHÚNG TA muốn, mà sự ấy rất kỳ diệu, và sự ấy sẽ hiển hiện – cho đến đời đời!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét