Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

CA TỤNG SỰ KỲ DIỆU NƠI SỰ SÁNG TẠO



CA TỤNG SỰ KỲ DIỆU NƠI SỰ SÁNG TẠO
Giống như những chiếc lá vàng mùa thu, thân thể của chúng ta đang mang lấy loại dấu ấn của sự hay chết. Thế nhưng chúng ta có thiếu quan tâm và bỏ bê thân thể chúng ta trong hiện tại vì chúng sẽ được thay thế bởi loại thân thể không hay hư nát trong tương lai không?
Trong những trang sau đây, nhà giáo và nhà tự nhiên học Dean Ohlman giúp chúng ta nhìn thấy điều ấy khi chúng ta biết chăm sóc cho thân thể mình, chúng ta cũng có lý do để quan phòng đến thế giới quanh chúng ta nữa. Cả hai đều là sản phẩm của tay Đức Chúa Trời, cả hai đều đòi hỏi chức năng quản lý trung tín của chúng ta, và cả hai đều dự vào lời hứa được phục hưng trong tương lai.
Martin R De Haan II
Sự vui mừng của loài thọ tạo
Trong quyển Pollution and the death of Man: The Christian View of Ecology (Sự sa đọa và sự chết của con người: Quan điểm Cơ đốc về sinh thái học), Francis Schaeffer nói rằng Charles Darwin khi gần cuối đời mình đã thấy có hai việc không rõ rệt đối với ông: Đấy là niềm vui của ông về các loại hình nghệ thuật và niềm vui vủa ông đối với thiên nhiên. Schaeffer phê phán về sự mỉa mai của nhà tự nhiên học quan trọng nầy đang mất đi nổi nhiệt tình của mình trước bộ môn hình thành nên sự kêu gọi của cuộc đời ông. Rồi ông nói tiếp:
“Chúng ta đang nhìn thấy ngày hôm nay... Chính sự mất đi niềm vui trong toàn bộ nền văn hóa của chúng ta giống như Darwin đã kinh nghiệm một cách riêng tư: Trước tiên trong lãnh vực nghệ thuật, kế đó trong lãnh vực tự nhiên. Điều đáng buồn về sự kiện nầy, ấy là... Cơ đốc nhân thường chẳng ý thức gì về những việc nầy hơn hạng người không tin Chúa. Cái chết của niềm vui về cõi tự nhiên đang dẫn tới cái chết của chính thiên nhiên” (trang 11).
Schaeffer cũng thuật lại câu chuyện đi tham quan một ngôi trường Cơ đốc vào thập niên 1960, ngôi trường đó nằm ngang một khe núi đối mặt với một “cộng đồng hip-pi”. Với sự tò mò, Schaeffer băng qua khe núi với ý định muốn tìm hiểu thêm về khu đất ấy. Ông khám phá ra cộng đồng kia rõ ràng là cộng đồng không tin Chúa – thậm chí còn làm ra những nghi thức ngoại giáo rất trần tục phù hợp với Phong Trào Kỷ Nguyên Mới (New Age Movement) ngày nay. Thế nhưng ông cũng nhìn thấy thể nào cộng đồng ấy rất lôi cuốn và thể nào họ đã giữ gìn đất đai rất cẩn thận. Sự khác biệt giữa hai vùng đất của hai cộng đồng là rất lớn. Vị lãnh đạo của cộng đồng ngoại giáo kia thậm chí phê phán với Schaeffer về sự “xấu xa” của trường học Cơ đốc kia. Schaeffer kể lại phản ứng của ông trước lời phê phán đó:
“Khi ấy tôi mới biết cái tình trạng ghê khiếp ở đây. Khi tôi đứng bên vùng đất Cơ đốc rồi nhìn sang chỗ của người Bohemian, thì thấy thật là đẹp. Họ đã cho những dây cáp điện chuyền dưới các tàng cây để chẳng ai nhìn thấy chúng. Rồi khi tôi đứng bên phía đất của họ nhìn sang cộng đồng Cơ đốc thì nhìn thấy sự xấu xa ngay. Thật là khủng khiếp. Ở đây bạn có một Cơ đốc giáo đang thất bại không màng gì tới trách nhiệm và mối quan hệ thích đáng của con người đối với thiên nhiên” (trang 42).
Cái chết của niềm vui về cõi thiên nhiên đang dẫn tới cái chết của chính thiên nhiên
Quyển sách của Schaeffer không hẳn là sách giải thích về sự suy bại của Cơ đốc giáo đâu; mà là sự kêu gọi phải ứng dụng các nguyên tắc của Kinh Thánh vào mọi nan đề đang gia tăng về môi trường. Đó là một sự mời gọi nên tái khám phá lại sự kỳ diệu của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo. Đó là một sự nhắc nhớ: Chúng ta sống không hẳn là chỉ lo chăm sóc nhau nếu chúng ta quên đi sự kêu gọi cao cả của Đức Chúa Trời phải tán thưởng và quan tâm đến mọi sự mà Ngài đã dựng nên.
Không phải là quá trễ không tìm được niềm vui và làm mới lại sự thờ phượng trong một sự tỉnh thức mà George MacDonald đã bày tỏ ra cách đây hơn 100 năm:
“Nếu không phải vì thế giới ngoại tại, chúng ta sẽ không có một thế giới nội tại nào để hiểu biết mọi sự. Ít nhất chúng ta có thể hiểu được Đức Chúa Trời mà không cần hàng triệu cảnh trí, âm thanh và chuyển động đang đan dệt những thứ hài hòa vô tận của chúng. Chúng hiện hữu từ tấm lòng của Ngài muốn chúng ta phải nhận biết điều gì đó đang ở trong chúng” (What’s Mine’s Mine, [điều gì của tôi là của tôi?], trang 29).
QUAN HỆ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
ĐỐI VỚI LOÀI THỌ TẠO
Đức Chúa Trời đã dựng nên và làm chủ nó:
“Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” (Sáng thế ký 1.1).
“Đất không được đoạn mãi; vì đất thuộc về ta, các ngươi ở cùng ta như kẻ khách ngoại bang và kẻ kiều ngụ” (Lê vi ký 25.23).
“Đất và muôn vật trên đất, Thế gian và những kẻ ở trong đó, đều thuộc về Đức Giê-hô-va” (Thi thiên 24.1).
Lời của Đức Chúa Trời cho chúng ta biết rằng: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” (Sáng thế ký 1.1). Và theo Tân Ước, chính Chúa Jêsus là Đấng đã bước vào thế giới nầy để giải cứu chúng ta ra khỏi bản ngã mình là Đấng đã dựng nên thế giới và mọi sự có trong đó vào lúc ban đầu.
“Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên. Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả” (Côlôse 1.15-16).
George MacDonald viết: “Nếu thế giới thuộc về Đức Chúa Trời, từng người nam người nữ chân thật nên cảm thấy đó là nhà của mình mới phải. Có gì đó đang sai lầm nếu sự tĩnh mịch của đêm hè không chìm vào tấm lòng, vì đêm hè đang mặc lấy sự bình an của Đức Chúa Trời. Có gì đó đang sai lầm nơi con người khi cảnh mặt trời mọc không phải là một sự vinh hiển thiêng liêng, vì trong cảnh mặt trời mọc đó có mặc lấy chân lý, tính đơn sơ và sức mạnh của Đấng Sáng Tạo”. Nhà văn của thế kỷ thứ 19 nầy rõ ràng đã tin và đã hiểu rõ chúng ta đang sống và đang thở trong một thế giới đang giải bày thực tại của Đức Chúa Trời từ từng mảng vấn đề và từng sự cố trong thiên nhiên.
Gần như chẳng có thắc mắc, sự khác biệt quan trọng nhất giữa quan điểm thế gian của Kinh Thánh và các niềm tin của con người thế tục: ấy là Cơ đốc nhân đang hiểu Đức Chúa Trời đã dựng nên thế gian và nó thuộc về Ngài. Thế thì có gì quan trọng nơi niềm tin nầy? Khi chúng ta là những người sử dụng và chiếm lấy thứ tài sản đang thuộc về người nào khác, chúng ta phải xem xét mọi sở thích của người chủ cũng như các sở thích của chúng ta. Thực ra, là người làm thuê và người đang quản lý, mọi sở thích của chính chúng ta đều phụ thuộc vào sở thích của người làm chủ.
“Chính Chúa Jêsus là Đấng đã bước vào thế giới nầy để giải cứu chúng ta khỏi bản ngã mình, là Đấng đã dựng nên thế giới và mọi sự có trong đó vào lúc ban đầu”.
Thách thức của chúng ta trong bất kỳ cách sử dụng nào về đất đai, không khí, hay cuộc sống thuộc về Đức Chúa Trời: ấy là phải yêu cầu chúng ta sử dụng mọi thứ Ngài đã dựng nên như thế nào hầu cho chúng ta có thể tôn cao Ngài và tìm thấy niềm vui cho chính mình. Hơn 100 năm qua, Adam Clarke đã nhìn thấy các ám chỉ thực tế về quyền làm chủ của Đức Chúa Trời khi ông viết:
“Mọi công việc của Đức Chúa Trời là vô số và rất đa dạng. Chúng được dựng nên như thế để tỏ ra sự khôn ngoan tột bực nhất hạng trong mô hình của chúng, và trong cứu cánh mà vì đó chúng đã được dựng nên. Hết thảy chúng là tài sản của Đức Chúa Trời, và chỉ được sử dụng cho cứu cánh mà vì đó chúng đã được dựng nên. Mọi sự lạm dụng và phung phí về các tạo vật của Đức Chúa Trời đều bị xem là phá hoại và làm hư hỏng tài sản của Đấng Sáng Tạo” [Tấn sĩ Spurgeon trưng dẫn trong quyển The Treasury of David, trang 335].
“Mọi sự lạm dụng và phung phí về các tạo vật của Đức Chúa Trời đều bị xem là phá hoại và làm hư hỏng tài sản của Đấng Sáng Tạo”. Thực tế ấy đánh thức nơi chúng ta một ý thức đầy đủ hơn về sự kêu gọi cao cả phải biết quan tâm tới những gì Đức Chúa Trời đang quan tâm!
Mấy lời nói nầy đã đưa tôi trở lại với từng tuổi 20 của mình khi, là một người chuyên săn loài sóc vào mùa thu kia, tôi đã bắn một con nhím trên một cây sồi cao lớn – chỉ vì nó có mặt ở đó và tôi đang có một viên đạn trong khẩu súng săn của mình! Loài nhím thường ở trong các khu rừng phía Bắc Michigan, và chúng chẳng được các luật chơi bảo vệ vì chúng bị coi là “loài vật hay gây thiệt hại”, giống như loài chuột chũi, chuột túi, và sóc chuột vậy.
“Mọi sự lạm dụng và phung phí về các tạo vật của Đức Chúa Trời đều bị xem là phá hoại và làm hư hỏng tài sản của Đấng Sáng Tạo” – Adam Clarke
Tôi tin rằng Đức Chúa Trời, Ngài để ý đến cái chết của một con chim sẻ bình thường, Ngài đang quan phòng mọi sự mà Ngài đã dựng nên. Bây giờ tôi nhìn biết nỗi xấu hổ mà tôi đã cảm thấy khi nhìn vào cặp mắt không còn sự sống nữa của một trong các loài thọ tạo của Đức Chúa Trời. Tôi không nghĩ rằng đấy là phản ảnh của tấm lòng Đức Chúa Trời. Nhưng ngay khi đó, tôi để nỗi xấu hổ ấy qua đi giống như một cảm xúc qua loa thôi.
Chúng ta ca tụng sự kỳ diệu của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo như thế nào đây? Bằng cách công nhận địa vị chủ tể của Đức Chúa Trời, chúng ta cần phải xem xét Lời của Đức Chúa Trời và xem với sự khẩn nguyện cách chúng ta đang chiếm hữu đất đai và quản trị mọi công việc của Ngài trong một tư thế đem lại sự vinh hiển cho Ngài.
Đức Chúa Trời yêu thương và chăm sóc loài thọ tạo:
“Đức Giê-hô-va làm lành cho muôn người, Sự từ bi Ngài giáng trên các vật Ngài làm nên... Nước Chúa là nước có đời đời, quyền cai trị của Chúa còn đến muôn đời... Chúa sè tay ra, làm cho thỏa nguyện mọi loài sống. Đức Giê-hô-va là công bình trong mọi đường Ngài, hay làm ơn trong mọi công việc Ngài” (Thi thiên 145.9,13,16-17).
Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi thấy có nhiều lần tác giả Thi thiên công bố Đức Chúa Trời có “tình yêu thương” và “lòng thương xót” dành cho muôn vật mà Ngài đã dựng nên. Một số từ ngữ Hybálai chỉ ra rằng Đức Chúa Trời đang chăm sóc loài thọ tạo cùng một cách thức mà một người làm mẹ chăm sóc đứa con bà đã sanh ra.
Để có được một hình ảnh phong phú về lòng thương xót và sự chăm sóc của Đức Chúa Trời dành cho con người, các loài vật, cây cối, và các lực lượng có trên đất, hãy đọc Thi thiên 65, 104, 145, 147 và 148. Trong khi Bài Giảng Trên Núi cho biết rằng Đức Chúa Trời đánh giá con người cao hơn các loài thọ tạo khác (Mathiơ 6.25-34), toàn bộ tiến trình của Kinh Thánh – từ việc mất đi vườn địa đàng trong sách Sáng thế ký cho tới việc tìm lại được thiên đàng trong sách Khải huyền – cho thấy rằng Đức Chúa Trời ưa thích không phải chỉ riêng một mình con người thôi đâu, mà Ngài ưa thích muôn vật mà Ngài đã dựng nên nữa.
“Đức Chúa Trời đang chăm sóc loài thọ tạo cùng một cách thức mà một người làm mẹ chăm sóc đứa con bà đã sanh ra”.
Nhà truyền đạo lưu động John Woolman, nhiều năm trước cuộc cách mạng Hoa kỳ, đã nói như vầy trong quyển nhật ký của mình sau một chuyến hãi hành thật dài kết quả bằng cái chết của một con chim đã được thuần hóa:
“Tôi thường nhớ tới Dòng Suối nhơn từ, Ngài đã ban sự sống cho muôn loài thọ tạo, và tình yêu của Ngài trải ra ban chăm sóc cho loài chim sẻ. Tôi tin tình yêu của Đức Chúa Trời rất trọn vẹn, và thái độ chân thật của nhà cầm quyền trong sự quan tâm, một sự dịu dàng hướng vào các loài thọ tạo, tạo thành đề tài cho chúng ta phải kinh nghiệm, và một sự chăm sóc mà chúng ta cảm nhận đến nỗi chúng ta không làm giảm đi tính ngọt ngào của sự sống trong các tạo vật mà Đấng Tạo Hóa dành cho chúng ở dưới quyền cai quản của chúng ta”.
Thi thiên 145.9 công bố: “Đức Giê-hô-va làm lành cho muôn người, sự từ bi Ngài giáng trên các vật Ngài làm nên”. Trong quyển The Treasury of David, Charles Haddon Spurgeon kết luận: “Bổn phận phải tử tế với các loài vật có thể được thông qua câu nầy: Con cái Đức Chúa Trời há không sống giống như Cha của họ về sự tử tế sao?”
Chúng ta ca tụng sự kỳ diệu của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo như thế nào đây? Bằng cách công nhận sự chăm sóc và lòng thương xót của Đức Chúa Trời dành cho toàn bộ loài thọ tạo và tìm cách làm mọi việc mà chúng ta có thể để bày tỏ ra sự quan tâm đó – đặc biệt bằng cách kềm chế lại không lạm dụng những gì Ngài đang yêu thương và chăm sóc tới.
ĐỨC CHÚA TRỜI BÀY TỎ
CHÍNH MÌNH NGÀI QUA SỰ SÁNG TẠO
“Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm. Ngày nầy giảng cho ngày kia, đêm nầy tỏ sự tri thức cho đêm nọ. Chẳng có tiếng, chẳng có lời nói; Cũng không ai nghe tiếng của chúng nó” (Thi thiên 19.1-3).
Trong Thi thiên 19, David nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời phán với chúng ta qua hai quyển sách. Một sách là Lời thành văn của Đức Chúa Trời (các câu 7-11). Sự khải thị kia là kiệt tác của công trình sáng tạo, kiệt tác nầy thường bày tỏ Đức Chúa Trời ra cho từng người mỗi ngày. Hết thảy mọi người trong mọi thời đại từ lúc sáng thế đã được Đức Chúa Trời dựng nên với cùng ý thức đó. Người nào chưa nghe Đức Chúa Trời phán qua cõi thiên nhiên đều lừa dối mình. Sứ đồ Phaolô thể hiện vấn đề nầy rất rõ ràng trong thơ tín ông viết cho các Cơ đốc nhân tại thành Rôma:
“Vả, cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình của những người dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật. Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi, bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bản tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được” (Rôma 1.18-20).
“Đức Chúa Trời phán dạy chúng ta qua hai quyển sách: Lời thành văn của Đức Chúa Trời và kiệt tác của công trình sáng tạo”.
Một vấn đề hết sức lôi cuốn trong phần bàn bạc của Phaolô chỉ ra Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài qua thế giới tự nhiên được thấy trong thảm họa và thơ ca của sách Gióp. Theo bối cảnh cuộc đời của Gióp, bị bạn hữu hiểu lầm, và bị từ khước do sự bất năng không giải thích được hoàn cảnh của mình. Gióp đã bị tổn thương. Ông cảm thấy mình bị ruồng bỏ và bị phản bội bởi Đức Chúa Trời là Đấng mà ông đã cố hết sức phụng sự. Ông đã nổi giận dữ vì ông nghĩ Đức Chúa Trời đã bất công gây đau khổ cho ông và đã để cho bạn hữu ông tưởng ông phải gánh chịu đau khổ vì một thứ tội lỗi kín nhiệm nào đó.
Sau cùng, qua hết những lần đối đáp lâu dài, thất bại và lắm giận dữ giữa Gióp và các bạn ông, thì chính mình Đức Chúa Trời đưa ra lời phán dạy. Xuất phát ra từ cơn lốc mãnh liệt, Đấng Tạo Hóa đã bắt lấy sự chú ý của Gióp và thách thức ông nên có một cái nhìn khác vào thế giới tự nhiên. Đức Giêhôva đã yêu cầu Gióp nên xem lại sinh thái học, các loài vật, và những khuôn mẫu thời tiết, mùa màng mà Ngài đã dựng nên. Đức Chúa Trời đã hạ mình xuống và khi ấy đã yên ủi Gióp với một loạt những câu hỏi khó giải đáp, chúng bắt đầu với:
“Kẻ nầy là ai dám dùng các lời không tri thức, mà làm cho mờ ám các mưu định ta? Khá thắt lưng người như kẻ dõng sĩ; Ta sẽ hỏi ngươi, ngươi sẽ chỉ dạy cho ta! Khi ta đặt nền trái đất, thì ngươi ở đâu? Nếu ngươi thông sáng, hãy tỏ bày đi” (Gióp 38.2-4).
Ở những bối cảnh ấy, Đức Chúa Trời đã cho phép Gióp nói, nhưng vị tộc trưởng khổ não kia chỉ có thể thì thầm: “Tôi vốn là vật không ra gì, sẽ đáp chi với Chúa? Tôi đặt tay lên che miệng tôi”. (Gióp 39.37).
Mục đích của sự Đức Chúa Trời chất vấn ông là để cho Gióp hiểu rõ từ thế giới chung quanh ông có một Đức Chúa Trời là Đấng khôn ngoan và quyền phép đủ để dựng nên thế giới tự nhiên, đây là điều quan trọng đủ để nhận biết những gì Ngài đang thực hiện trong sự để cho Gióp phải đau khổ.
Hạ mình xuống thấp bởi những điều Đức Chúa Trời phán dạy qua thế giới tự nhiên, Gióp xưng nhận: “Kẻ nầy là ai, không hiểu biết gì, lại dám che ám ý chỉ của Chúa? Phải, tôi đã nói những điều tôi không hiểu đến, tức các sự lạ lùng quá cho tôi, mà tôi chẳng thông biết” (Gióp 42.3).
Thậm chí khi Đức Chúa Trời không phán dạy bằng lời lẽ, sự nghiên cứu về công cuộc sáng tạo đang tỏ ra với sự quả quyết buộc chúng ta phải đứng trong nỗi yên lặng kỳ diệu trước mặt Đấng Tạo Hóa: Các yếu tố của thành phần cơ bản đang vận hành theo những đường lối mà con người không thể tưởng được, và các hệ thống thiên hà bao la với số lượng và sự rộng lớn mà phạm trù tính toán của con người như “năm ánh sáng” đã hầu như trở thành vô nghĩa. Sự nhỏ bé càng thấy nhỏ bé hơn, và sự to lớn càng thấy to lớn hơn. Nổ lực để đưa sự sáng tạo hết thảy vào trong phạm vi hiểu biết của con người đã thực hiện được những điều sự sáng tạo ấy đã có rồi. Chúng ta cũng nhìn thấy Đức Chúa Trời và thờ lạy Ngài bằng sự kính sợ và hạ mình, hoặc chúng ta “bắt hiếp lẽ thật” (Rôma 1.8) và phiêu lạc trong việc tự áp đặt cho mình tình trạng mù lòa.
“Thậm chí khi Đức Chúa Trời không phán dạy bằng lời lẽ, sự nghiên cứu về công cuộc sáng tạo đang tỏ ra với sự quả quyết buộc chúng ta phải đứng trong nỗi yên lặng kỳ diệu trước mặt Đấng Tạo Hóa”.
Xem xét sự sáng tạo ấy là “quyển sách khác” của Đức Chúa Trời đã được nền thần học cổ điển ủng hộ, nền thần học nầy cho rằng sự sáng tạo là thành phần chính của cái được gọi là “mặc khải chung”. Đây là sự khải thị đã được ban ra cho mọi người, trong mọi thời đại, và trong mọi nơi. Mặc khải nầy đề cập tới thế giới tự nhiên cùng với các sự phát triển của nó, hay luật tự nhiên – là điều Phaolô gọi là “luật pháp dạy biểu đã ghi trong lòng họ” và được tỏ ra qua lương tâm (Rôma 2.15). Mặc khải đó cũng bao gồm cả lịch sử của nhân loại nữa – ghi lại quyền tể trị liên tục của Đức Chúa Trời bày tỏ ra qua các vụ việc của con người.
Sự thật được tỏ ra cho chúng ta không những trong khải thị đặc biệt (Kinh Thánh) mà còn trong mặc khải chung (sự sáng tạo). Nhà giáo dục Cơ đốc Frank Gaebelein hiểu rõ vấn đề nầy khi ông nói: “Mọi sự thật đều là lẽ thật của Đức Chúa Trời”.
Mục đích của Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài ra cho chúng ta qua thế giới tự nhiên được đề ra trong Thánh ca: “Tôi ca tụng quyền phép của Đức Chúa Trời”:
Tôi ca tụng quyền phép cả thể của Đức Chúa Trời
Quyền phép ấy đã làm cho núi non mọc lên
Quyền phép đó đã trải rộng các đại dương bao la
Và dựng nên các từng trời
Tôi ca tụng sự khôn ngoan đã ấn định
cho mặt trời cai trị ban ngày
Mặt trăng chiếu sáng theo mạng lệnh của Ngài
và các ngôi sao biết vâng phục
Tôi ca tụng sự từ bi của Đức Giêhôva
Đã làm cho đất đầy dẫy lương thực
Ngài dựng nên muôn loài bằng lời của Ngài
Và rồi chúc tốt lành cho chúng
Lạy Chúa, những điều kỳ diệu Ngài đã thể hiện ra
Bất cứ đâu mắt tôi nhìn thấy
Nếu tôi quan sát đất mà tôi đang dẫm bước
Hay liếc nhìn lên chốn cao kia!
Bất kể một cây cối hay bông hoa nào dưới thấp
đều làm cho mọi người biết sự vinh hiển của Ngài
Và mây dựng lên, giông tố thổi qua
Bởi trật tự ra từ ngôi của Ngài
Trong khi muôn vật đều mượn lấy sự sống từ Ngài
Chúng hiện hữu trong sự chăm sóc của Ngài
Và bất cứ đâu con người kiều ngụ
Ngài, Đức Chúa Trời, đang hiện diện ở đó”.
Chúng ta ca tụng sự kỳ diệu của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo như thế nào đây? Bằng cách quan sát sự sáng tạo cách cẩn thận và chăm chú khám phá các đường lối mà sự sáng tạo bày tỏ Đức Chúa Trời cùng mọi thuộc tính của Ngài ra cho chúng ta.
QUAN HỆ CỦA CHÚNG TA
VỚI SỰ SÁNG TẠO
Chúng ta đang sống nương cậy vào sự sáng tạo đó:
“Nếu ta đóng các từng trời lại, không cho mưa xuống, khiến cào cào phá hại thổ sản, và giáng ôn dịch giữa dân sự ta; và nhược bằng dân sự ta, là dân gọi bằng danh ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt ta, và trở lại, bỏ con đường tà, thì ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ” (II Sử ký 7.13-14).
“Ngài làm cho cỏ đâm lên cho súc vật, cây cối để dùng cho loài người, và khiến thực vật sanh ra từ nơi đất. Rượu nho, là vật khiến hứng chí loài người, và dầu để dùng làm mặt mày sáng rỡ, cùng bánh để thêm sức cho lòng loài người” (Thi thiên 104.14-15).
Chúng ta không thể tồn tại nếu không có bông trái của đất. Đang khi hàng trăm phân đoạn trong mặc khải đặc biệt của Đức Chúa Trời (sách ghi lời của Ngài) ủng hộ sự kiện nầy, mặc khải chung (sách ghi lại mọi việc làm của Đức Chúa Trời) cũng nhắc cho chúng ta nhớ đến lẽ thật nầy mỗi ngày. Chúng ta đang sống nương tựa hoàn toàn vào tình trạng kết quả của sự sáng tạo vì sức khỏe và tình trạng sống còn của chúng ta.
Sự nương dựa nầy là lý do tại sao chúng ta cần phải có sự xem xét cẩn thận nguyên tắc gieo và gặt của Kinh Thánh. Nguyên tắc nầy nói rằng nếu chúng ta gieo ra thái độ dại dột và tội lỗi, chúng ta sẽ gặt lấy các hậu quả tiêu cực. Đôi khi các hậu quả đều là kết quả của sự Đức Chúa Trời hành động thẳng thừng trong sự sửa phạt tội lỗi, tỉ như lời rủa sả giáng trên sự sáng tạo kết quả từ tội lỗi bất tuân của Ađam và Êva – và vì cớ chúng ta vẫn còn gặt hái mọi hậu quả tiêu cực đây. Ở những thời điểm khác, chúng ta đang gặt lấy mọi hậu quả tự nhiên của việc thiếu hiểu biết hay do thái độ vô ý vô tứ. Những năm tháng hạn hán kéo dài ở nước Mỹ trong thời kỳ suy thoái trầm trọng và thảm họa nguyên tử Chernobyl ở Liên bang Xôviết là những trường hợp nói tới loại gặt hái nầy.
“Chính ‘thế giới nội tại’ của chúng ta bị xúc phạm khi chúng ta vô ý bỏ qua mạng lệnh của Đức Chúa Trời, Ngài muốn chúng ta phải quan phòng đến ‘thế giới ngoại tại’ mà Ngài đã ban cho chúng ta”.
Thường thì xảy ra cả hai hậu quả về mặt tự nhiên và về mặt siêu nhiên. Một trường hợp cho chúng ta thấy: hậu quả của dân Israel thất bại không để cho đất yên nghỉ phù hợp với các luật lệ về ngày Sabát của Đức Chúa Trời. Có những lý do trong cả hai mặt tự nhiên và siêu nhiên cho việc tuân giữ ngày Sabát. Về mặt tự nhiên các luật lệ về ngày Sabát đã cung ứng sự yên nghỉ cho đất đai do áp lực rất nặng trong phần sản xuất của nó. Con người và thú vật cũng đòi hỏi sự ngưng nghỉ công việc nầy.
Tuy nhiên, có những lý do về mặt thuộc linh cho việc tuân giữ ngày Sabát. Khi người ta vi phạm luật lệ ngày Sabát, Đức Chúa Trời về mặt siêu nhiên giáng sự phán xét trên họ. Hãy đọc các lý do cho sự phu tù của Giuđa trong II Sử ký 36. Câu chuyện nầy được tóm tắt lại trong câu 20-21:
“Phàm ai thoát khỏi gươm, thì người bắt đem qua Ba-by-lôn; chúng làm tôi mọi cho người và cho con trai người cho đến đời nước Phe-rơ-sơ hưng khởi; để cho ứng nghiệm lời của Đức Giê-hô-va đã cậy miệng Giê-rê-mi mà phán ra, tức cho đến khi xứ được hưởng các năm sa-bát của nó; vì trọn lúc xứ bị bỏ hoang, thì dường như giữ sa-bát, cho đến khi mãn hạn bảy mươi năm”.
Đức Chúa Trời hay quan tâm, chăm sóc đến bổn tánh thuộc linh của chúng ta. Và chính “thế giới nội tại” đã bị xúc phạm khi chúng ta vô ý bỏ qua mạng lệnh của Đức Chúa Trời muốn chăm sóc đến “thế giới ngoại tại” mà Ngài đã ban cho chúng ta.
Chúng ta ca tụng sự kỳ diệu của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo như thế nào đây? Bằng cách nhìn nhận rằng sự sáng tạo là nguồn sự sống và sức khỏe tự nhiên, thuộc thể cho mọi loài thọ tạo, và bằng sự tìm cách bảo hộ và bảo tồn khả năng kết quả của nó.

CHÚNG TA LÀ NHỮNG QUẢN GIA
CỦA CÔNG CUỘC SÁNG TẠO
“Giê-hô-va Đức Chúa Trời đem người ở vào cảnh vườn Ê-đen để trồng và giữ vườn” (Sáng thế ký 2.15).
“Vì ai được ban cho nhiều, thì sẽ bị đòi lại nhiều; và ai đã được giao cho nhiều, thì sẽ bị đòi lại nhiều hơn” (Luca 12.48).
Người nào từng làm cha đều biết rõ có những lúc bạn nằm dài trên giường cả đêm bị kiệt sức sau khi bỏ ra cả ngày trong sự phục vụ cho con cái của mình. Ở giữa những ngày lo dạy dỗ con cái, từng sinh hoạt dường như đã gắn bó với con cái của bạn không cách nầy cũng cách kia. Bất cứ tư tưởng nào bạn đã có trước đấy về sự quyến rũ hoặc năng lực của việc trở thành nhân vật có thẩm quyền trên con cái bạn, tư tưởng đó quay trở lại chế giễu bạn giống như bạn đang thay đổi tấm tã lót dơ hay cố tìm cách trấn an đứa con hay sợ hãi của mình trong khi vị y sĩ phòng cấp cứu tra một cái khuôn vào cánh tay đã bị gãy. Bạn suy nghĩ: “Như thế giống như bị bắt buộc vậy”.
Các mục tiêu đã nói trước đây về mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời đối với sự sáng tạo hết thảy đều dẫn đến cùng một thực tại: Đức Chúa Trời giao cho con người trách nhiệm phải phát triển mọi tiềm năng mà Ngài đã dựng nên trong thế giới tự nhiên. Đây là phần mô tả của David dành cho chúng ta trong Thi thiên 8:
“Chúa làm người kém Đức Chúa Trời một chút, đội cho người sự vinh hiển và sang trọng. Chúa ban cho người quyền cai trị công việc tay Chúa làm, Khiến muôn vật phục dưới chân người: Cả loài chiên, loài bò, đến đỗi các thú rừng, chim trời và cá biển, cùng phàm vật gì lội đi các lối biển. Hỡi Đức Giê-hô-va là Chúa chúng tôi, Danh Chúa được sang cả trên khắp trái đất biết bao!” (các câu 5-9).

“Đức Chúa Trời giao cho con người trách nhiệm phải phát triển mọi tiềm năng mà Ngài đã dựng nên trong thế giới tự nhiên”
Giống như con cái chúng ta bất năng trước các thế lực vây quanh hòng hủy diệt chúng, thì cũng vậy, đất là một quả cầu bị vây quanh bởi các thế lực nguy hiểm. Đức Chúa Trời rủa sả đất vì tội lỗi của Ađam, vì vậy chúng ta bị buộc phải làm việc khó nhọc mới giữ được quyền quản trị thích hợp trong một lãnh vực được đánh dấu bằng các khuynh hướng đi tới chỗ suy bại.
Một số học giả Kinh Thánh đã lưu ý rằng nhân loại là “hàng tôi tớ” ở trên đất. Mặc dù chúng ta đã được Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hóa ban cho quyền quản trị, chúng ta bày tỏ những công tác quản trị với một tư thế tranh cạnh với Chúa Jêsus là Nhà Vua mà cũng là Tôi Tớ, Ngài đã phán: “Ấy vậy, Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người” (Mathiơ 20.28). Trong công tác quản trị, chúng ta phải hiểu rõ chúng ta là tôi tớ của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, chúng ta là hàng tôi tớ đứng cửa giữa: chúng ta đang hầu việc Đấng Tạo Hóa của đất cũng như phục vụ công cuộc sáng tạo của Ngài.
Lẽ thật nầy đã được soi sáng trong Sáng thế ký 2.15, ở đây phần việc trồng và giữ quả đất, theo một ý nghĩa đầy đủ nhất của từ ngữ Hybálai, nghĩa là làm việc cho ai đó, phục vụ cho ai đó, giải cứu sự sống và quan sát, lưu ý và bảo vệ đất đai. Từ ngữ tiếng Anh đánh dấu vai trò tốt nhất của chúng ta là “quản lý”.
“Chúng ta là hàng tôi tớ đứng cửa giữa: Chúng ta đang hầu việc Đấng Tạo Hóa của đất cũng như phục vụ công cuộc sáng tạo của Ngài”.
Một viên quản lý là người đã được chủ giao cho phần trách nhiệm. Khi các phân đoạn Kinh Thánh nói về chức năng quản lý và chức năng tôi tớ được tóm tắt lại, chúng chỉ ra điều nầy: ấy là chức năng quản lý của chúng ta cho Đức Chúa Trời:
Chúng ta mong muốn làm tăng thêm lợi nhuận trong tài sản của Chúa – loại bỏ sự phung phí hoặc sự bỏ bê nó (Sáng thế ký 1.28; Mathiơ 25.14-30; Luca 16.1-2).
Chúng ta phải tìm cách minh chứng Chúa trong sự ăn ở với tha nhân ở dưới chức vụ quản trị của chúng ta (Mathiơ 10.25; 18.23-35).
Chúng ta có trách nhiệm phải bày tỏ ra mọi bổn phận của mình đối với Chúa cách trung tín và trong một tư thế thích đáng (Mathiơ 24.45-51; 25.21,23).
Chúng ta phải trả lời trực tiếp với Chúa và sẽ lãnh lấy mọi hậu quả nếu như không vâng phục Ngài (Sáng thế ký 2.16-17; 3.14-19; Mathiơ 25.14-30; Luca 12.45-48; 16.1-2; Rôma 14.12).
Chúng ta có lý do phải bày tỏ ra lòng biết ơn thật đều đặn đối với Chúa (Thi thiên 1-150; Rôma 1.21; II Côrinhtô 9.10-11; Philíp 4.6). Chúng ta chờ đợi sự tái lâm của Chúa (Mathiơ 24.45-51; Luca 12.35-38).
Tiếp cận sự sáng tạo của Đức Chúa Trời với sự hiểu biết nầy về chức năng quản trị sẽ giúp chúng ta biết hạ mình xuống. Chúng ta được ban cho một cơ hội và trách nhiệm lớn lao trong vai trò “những kẻ gìn giữ đất” để nắm lấy trách nhiệm mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta, và để tôn vinh danh Ngài trong sự sử dụng và phát triển nó.
Do sự phân chia rất phức tạp công việc trong xã hội ngày nay và do các hoàn cảnh kinh tế mà chúng ta đang sinh sống trong đó, chúng ta thường chẳng ý thức gì về ảnh hưởng chúng ta đang gặp phải trên đất và trên khả năng kết quả luôn của nó.
Hầu hết chúng ta ngày nay không trực tiếp cày cấy đất để thu hoạch thực phẩm cho mình – một số người khác đang làm điều đó. Nhưng chúng ta cần phải nhớ rằng từng đồng đôla chúng ta đem mua thực phẩm một cách gián tiếp trả cho người nông dân qua đất đai, ứng dụng hóa chất nông nghiệp, các vụ mùa thu hoạch từ cây trồng, và giúp tạo cơ giới hóa phương tiện đem lại thực phẩm cho chúng ta. Cũng thực sự như thế đối với quần áo, nơi cư trú, cùng mọi sự cần thiết khác – và mọi nhu cầu của chúng ta. Chúng ta phải cẩn thận xem xét cái đụng chạm của mọi hoạt động đang có trên loài thọ tạo giống như người nông dân cố cựu vậy. Người hàng ngày đối diện với thực tế, nếu người không quan tâm đến đất đai của mình cách thích đáng thì một cách trực tiếp người đang đe doạ chính mạng sống mình và mạng số của mọi người khác đang nương cậy vào tài khéo quản lý của mình.
Chúng ta ca tụng sự kỳ diệu của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo như thế nào đây? Bằng cách nhớ kỹ chúng ta là những nhà quản lý trung thành hay không trung thành của sự sáng tạo của Đức Chúa Trời và chúng ta sẽ trả lời với Chủ của mình trước những sự lựa chọn của chúng ta. Chúng ta cần phải nhắm vào “con dấu phê chuẩn giữ gìn đất cho tốt” của Đức Chúa Trời.
QUAN HỆ CỦA CHÚNG TA VỚI
ĐỨC CHÚA TRỜI QUA SỰ SÁNG TẠO
SỰ SÁNG TẠO CUNG ỨNG CHO CHÚNG TA CƠ HỘI ĐỂ THỜ PHƯỢNG.
“Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quí và quyền lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên” (Khải huyền 4.11).
“Tôi lại nghe mọi vật dựng nên trên trời, dưới đất, bên dưới đất trên biển, cùng mọi vật ở đó đều nói rằng: Chúc cho Đấng ngồi trên ngôi cùng Chiên Con được ngợi khen, tôn quí vinh hiển và quyền phép cho đến đời đời!” (Khải huyền 5.13).
Cách đây không lâu lắm, tôi có cơ hội đi cùng với một trường Cơ đốc đến Yellowstone và Grand Tetons. Vào một buổi trưa mà tôi chắc không bao giờ quên được, chúng tôi kéo xe tải của trường vào chỗ đậu xe gần ngôi nhà thờ nhỏ nằm phía đông Tetons trên vùng đất cao.
Lúc bấy giờ gần như là chỉ có một mình nhóm chúng tôi thôi, vì vậy vị giáo sư môn sinh vật rút ra một cuộn băng cassette ông đã mang theo cho cơ hội nầy và đưa nó vào trong hộc băng của chiếc xe tải. Sau khi hướng dẫn chúng tôi chia ra thành từng nhóm nhỏ, ông mở hết các cánh cửa ra rồi vặn hết volume bài thánh ca khó có thể quên được: “Ngài vĩ đại dường bao – How Freat Thou Art”. Không bao lâu sau đó mắt tôi đã đẫm nước mắt khi lời lẽ của bài hát kỳ diệu ấy làm lay động linh hồn tôi:
Khi tôi phiêu lạc trong các khu rừng cây
Tôi nghe tiếng chim hót thật là ngọt ngào trong đó
Khi tôi nhìn xuống từ trên đồi
Tôi nghe tiếng nước chảy róc rách, tiếng gió thổi nhẹ
Ôi Chúa, Cứu Chúa tôi, hồn tôi hát ca ngợi Ngài
Ngài cao cả thay, Ngài cao cả thay!
Trong một bối cảnh như vậy chúng tôi không thể làm chi khác hơn là thờ phượng. Mặc dù chúng tôi đang sinh hoạt trong bài thánh ca, ngợi khen Đức Chúa Trời từ Ngài mọi ơn phước tuôn tràn ra và mọi loài thọ tạo ở đây đều đang ngợi khen Ngài. Tôi dám chắc mọi người trong mọi thời đại, một kinh nghiệm đắc thắng với thiên nhiên sẽ thúc đẩy họ phải thờ lạy thôi.
“Loài thọ tạo run rẩy sợ hãi vì nó phản ảnh sự khôn ngoan và quyền phép vô hạn của Đấng từng cưu mang nó”.
Tuy nhiên, có lý do để thờ lạy, không có nghĩa là chúng ta sẽ nắm lấy cơ hội mà thờ lạy đâu. Phaolô khẳng định điều nầy trong chương thứ nhất sách Rôma. Đáng buồn thay, người nào đang ra sức tuyên bố độc lập ngoài Đấng Tạo Hóa người ấy đang chọn thờ lạy loài thọ tạo thay vì thờ lạy Ngài. Phaolô nói thêm chi tiết:
“vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm. Họ tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại; họ đã đổi vinh hiển của Đức Chúa Trời không hề hư nát lấy hình tượng của loài người hay hư nát, hoặc của điểu, thú, côn trùng. Cho nên Đức Chúa Trời đã phó họ sa vào sự ô uế theo lòng ham muốn mình, đến nỗi tự làm nhục thân thể mình nữa, vì họ đã đổi lẽ thật Đức Chúa Trời lấy sự dối trá, kính thờ và hầu việc loài chịu dựng nên thế cho Đấng dựng nên, là Đấng đáng khen ngợi đời đời! A-men” (Rôma 1.21-25).
“Người nào chối bỏ Đấng Dựng Nên, họ chỉ còn có nước là thờ lạy công việc của bàn tay Đấng dựng nên mà thôi”.
Loài thọ tạo run rẩy sợ hãi vì nó phản ảnh sự khôn ngoan và quyền phép vô hạn của Đấng từng cưu mang nó. Chúng hiểu được những điều kỳ diệu và các bí quyết làm kinh ngạc những ai tìm gặp chúng. Theo Kinh Thánh, thế giới tự nhiên nầy đang hiệp tác với các tiên tri của mọi thời đại, họ dõng dạc tuyên bố với mọi người, ở mọi nơi, và trong mọi thời đại sự vinh hiển của Đức Chúa Trời Đấng Dựng Nên.
Còn đối với những kẻ chối bỏ Đấng Dựng Nên, họ chỉ còn có nước là thờ lạy công việc của bàn tay Đấng Dựng Nên mà thôi. Con người, mão triều thiên của sự sáng tạo, họ đã được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời, là hình ảnh thay thế cho Đức Chúa Trời thích đáng nhất. Sau khi đã tìm ra vô số cách thức sử dụng loài thọ tạo dựng nên nhiều hình tượng khác nhau, con người lấy làm thích thú với ao ước muốn độc lập và khoái lạc tức thì. Về mặt lịch sử, mặt trời, mặt trăng, nước của loài thú, các đại dương và “Mẹ Đất” hết thảy đều đã nhận lãnh sự thờ lạy từ một dòng giống loạn nghịch bị buộc phải thờ lạy bất cứ điều chi khác hơn là Đấng mà chỉ một mình Ngài mới xứng đáng được người ta thờ lạy.
Tuy nhiên khi loài thọ tạo được phép nói về mình, mặt trời, các ngôi sao, núi non và các đại dương cùng hiệp với hết thảy cây cối và loài thú của thế gian đều công bố ra sự vinh hiển không thể lường được của Đức Chúa Trời duy nhất chơn thật.
Khả năng nầy của loài thọ tạo kích thích sự thờ phượng vì Đấng Tạo Hóa của nó có hàng trăm năm được ca tụng trong nhiều bài thánh ca của đức tin. Hãy xem bài hát: “Vui mừng thay! Vui mừng thay! Chúng tôi tôn thờ Ngài” (Joyful, joyful, We Adore Thee). Với những lời thơ trữ tình của Henry van Dyke và nền nhạc tráng lệ từ Bản Giao Hưởng Số 9 của Beethoven:
Mọi công việc của Ngài với sự vui mừng ở quanh Ngài
Đất với trời phản ảnh các tin sáng Ngài
Các ngôi sao cùng thiên sứ đang ca hát quanh Ngài
Giữa sự khen ngợi Ngài không dứt
Đồng ruộng, rừng rậm, thung lũng và núi non
Đồng cỏ đầy hoa nở, biển mênh mông
Loài chim vang tiếng hót và sông suối chảy tràn
Kêu gọi chúng tôi phải hớn hở trong Ngài.
“Thế giới tự nhiên đang ở trong một đại giáo đường do bàn tay Đức Chúa Trời xây dựng”.
Bài nầy và nhiều bài thánh ca ngợi khen khác bày tỏ ra lẽ thật của Kinh Thánh, lẽ thật nầy nói rằng thế giới tự nhiên hiện đang ở trong một đại giáo đường do bàn tay Đức Chúa Trời xây dựng. Bước vào nơi thánh đó vào một buổi sáng mùa xuân ấm áp, chúng ta có thể nhận ra dễ dàng mọi thứ trong thiên nhiên đang hiệp với chúng ta trong sự thờ lạy Đấng Dựng Nên. Giống như tác giả Thi thiên, chúng ta có thể tưởng tượng cây cối đang vỗ tay và núi non, sông suối đang ca ngợi Đức Chúa Trời – ngợi khen Ngài vì chúng có thể phục sự Ngài bằng cách thể hiện những gì chúng biết do sự chúng đã được dựng nên. Tương tự vậy, chúng ta cần một sự thấu cảm của viên quản lý đối với thế giới tự nhiên bị sự rủa sả bức bách và bị con người tội lỗi lạm dụng đến nỗi nó than thở mong mỏi cái ngày mà nó sẽ dự phần trong sự cứu chuộc hoàn toàn, sau cùng của chúng ta lúc Đấng Christ tái lâm (Rôma 8.18-23).
Chúng ta ca tụng sự kỳ diệu của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo như thế nào đây? Bằng cách nhìn nhận và thưởng thức địa vị khiêm nhường của chúng ta như những người thờ lạy với một thế giới tự nhiên, và hiệp nhau dâng lên sự ngợi khen cho Đấng Dựng Nên, Đấng Nâng Đỡ Và Đấng Cứu Chuộc đời đời của chúng ta.
SỰ SÁNG TẠO CUNG ỨNG CHO CHÚNG TA CƠ HỘI ĐỂ LÀM CHỨNG
“Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. Các người Đức Giê-hô-va đã chuộc khỏi tay kẻ hà hiếp hãy nói điều đó, tức là các người Ngài đã hiệp lại từ các xứ; Từ phương đông, phương tây, phương bắc, phương nam” (Thi thiên 107.1-3).
Tôi có một người bạn là giáo sư môn sinh thái học ở một trường Đại học của tiểu bang. Ông ta cũng là một Cơ đốc nhân biết đầu phục. Cách đây mấy năm, ông ta dang trình bày quan điểm Cơ đốc về sinh thái học cho một khán giả là một rabi Do thái nổi tiếng. Ở khúc kết luận của phần thuyết trình, vị rabi đưa ra lời nhận xét nầy cho ông ta: “Lời lẽ của ông gần thuyết phục tôi rằng tôi phải xét lại về Jêsus”. Dĩ nhiên, bạn tôi rất đỗi ngạc nhiên khi nghe một lời xưng nhận như vậy. Lời ấy khẳng định với ông ta rằng một quan điểm Cơ đốc về sự sáng tạo cùng ý nghĩa của nó hiếm khi được hiểu rõ bên ngoài các vòng tròn Cơ đốc – và chỉ có một ít trong những vòng tròn Cơ đốc.
Từ kinh nghiệm nầy, và nhiều kinh nghiệm khác nữa, vị giáo sư đại học nầy mới khám phá ra rằng khi lẽ thật Cơ đốc nói về trần gian được trình bày cho hạng người chưa tin Chúa nghe, nó buộc họ phải lắng nghe. Quan niệm theo Kinh Thánh về nguồn cội, ý nghĩa, và số phận của quả đất, trong sự kết hợp với toàn bộ Tin Lành, cung ứng câu trả lời duy nhất cho các bất hạnh và khủng hoảng về môi trường do tội lỗi gây ra. Trong quyển The Body, Charles Colson nhất trí:
“Chúng ta đang tranh đấu cho lẽ thật trong từng lãnh vực của cuộc sống. Không phải vì quyền lực hay vì một lý do thức thời nào đó, mà vì hạ mình dâng sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Vì lý do nầy, Cơ đốc nhân không nhất thiết phải là những nhà sinh thái học sôi nổi hơn hết. Không phải vì chúng ta muốn giải cứu loài cú hơn là đốn hạ những cây cối mà vỏ cây ấy cung ứng cho loại thuốc cần thiết cho cuộc sống, mà vì chúng ta được truyền cho phải gìn giữ Ngôi Vườn, phải bảo đảm vẻ đẹp và nét hoành tráng mà Đức Chúa Trời đã phản ảnh trong thiên nhiên không bị tước đoạt đi. Chúng ta phải chăm sóc cho các loài thú. Không phải vì cá voi là bạn hữu của chúng ta, mà vì loài thú là chi thể trong nước của Đức Chúa Trời qua đó chúng ta thực tập quyển quản trị” (trang 197).
Sự thật đáng buồn: ấy là Hội thánh đã hiểu biết và chứng tỏ quá nghèo nàn các nguyên tắc của Kinh Thánh về chức năng quản lý của chúng ta đối với loài thọ tạo. Trong quyển sách Francis Schaeffer viết về quan điểm Cơ đốc sinh thái học đã được nhắc tới ở trên, ông nói về trách nhiệm của Hội thánh phải nhắm vào sự căng thẳng về môi trường mà loài thọ tạo đã chịu đựng:
“Một Cơ đốc giáo thực sự theo Kinh Thánh có một câu trả lời thực cho nan đề về sinh thái học. Nó đưa ra một thái độ cân đối và lành mạnh đối với thiên nhiên, phát sinh từ lẽ thật nói về sự Đức Chúa Trời đã dựng nên nó; nó đưa ra sự hy vọng ở đây và sự chữa lành bây giờ trong thiên nhiên đối với một số hậu quả của Sự Sa Ngã, phát sinh từ lẽ thật cứu chuộc trong Đấng Christ... Một khoa học và kỹ thuật có nền tảng Cơ đốc mong muốn thiên nhiên được chữa lành, trong khi chờ đợi một sự chữa lành trọn vẹn trong tương lai nơi sự tái lâm của Đấng Christ” (Pollution and the death of man: The Christian View of Ecology, trang 81).
“Một khoa học và kỹ thuật có nền tảng Cơ đốc mong muốn thiên nhiên được chữa lành, trong khi chờ đợi một sự chữa lành trọn vẹn trong tương lai nơi sự tái lâm của Đấng Christ” – Francis Schaeffer
Là những môn đồ của Đấng Christ, nếu chúng ta không bày tỏ ra sự chăm sóc và quan tâm đến công việc mà tay Đức Chúa Trời làm ra, Ngài là Đấng mà chúng ta đang yêu mến và thờ phượng, chúng ta đang bỏ qua một cơ hội lớn lao để tỏ cho thế giới thấy rằng lẽ thật trong lời của Đức Chúa Trời đang nhắm vào mọi cảnh khổ của thế gian. Thêm nữa, chúng ta sẽ chịu khổ do bệnh “thiếu máu” thuộc linh, bệnh nầy xuất hiện do thất bại không ứng dụng được mọi mưu luận của Đức Chúa Trời cho cách cư xử Cơ đốc của chúng ta. Chúng ta cần phải hiểu ra rằng chúng ta không thể bày tỏ lòng kính trọng dành cho Đấng Tạo Hóa và Cứu Chúa của chúng ta cùng một lúc chúng ta đang tỏ ra chẳng xem trọng đối với các loài thọ tạo của Ngài. Sau hết, chúng ta và loài thọ tạo sẽ dự phần trong sự phục hưng và phục hòa hiển nhiên trong mọi sự (Công vụ các Sứ đồ 3.20-21; Côlôse 1.20).
Chúng ta ca tụng sự kỳ diệu của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo như thế nào đây? Bằng cách nắm lấy từng cơ hội để bày tỏ ra cho thế giới đang mong mỏi kia thấy được lòng quan tâm thích ứng dành cho muôn vật ra từ bàn tay của Đấng Tạo Hóa chúng ta.


MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG TA
VỚI NGƯỜI KHÁC QUA SỰ SÁNG TẠO
CHÚNG TA CHIA SẺ SỰ SÁNG TẠO VỚI NGƯỜI LÂN CẬN CHÚNG TA.
“Chớ buông lời phao vu trong dân sự mình, chớ lập mưu kế nghịch sự sống của kẻ lân cận mình: Ta là Đức Giê-hô-va. Chớ có lòng ghen ghét anh em mình; hãy sửa dạy kẻ lân cận mình, đừng vì cớ họ mà phải mắc tội. Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu thương kẻ lân cận ngươi như mình: Ta là Đức Giê-hô-va” (Lê vi ký 19.16-18).
Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng kỷ thuật là một điều mới mẻ. Nó hiện hữu kể từ thời Ađam đấy. Kỷ thuật chẳng có gì khác hơn con người sáng tạo đang sử dụng mọi yếu tố của sự sáng tạo để lo làm công việc của họ. Mỉa mai thay, vì tội lỗi của Ađam và lời rủa sả xảy ra như hậu quả giáng trên loài thọ tạo, những tiến trình và sản phẩm của kỷ thuật luôn luôn được sử dụng theo cả hai chiều hướng: thiện và ác. Cain có thể sử dụng một khúc cây mà anh ta đã mài nhọn để canh tác đất – và anh ta có thể sử dụng nó để giết em mình.
“Không biết gì về thông tin nói tới các tác động tiêu cực của cách cư xử và cách sống của chúng ta là một sự thử thách đối với chúng ta”.
Kỷ thuật ngày nay rất quan trọng vì quy mô, tình trạng hiệu quả, khả năng của nó mang lại về sự thay đổi nhanh chóng. Kỹ xảo của kỷ thuật và tri thức khoa học gia tăng, kèm theo những phức tạp thuận lợi và bất lợi, đang tồn tại trong những phương thức mà người ta khó có thể hình dung được chỉ cách đây 50 năm thôi.
Tri thức nầy, đang làm phát sinh ra “quyển sách khác” của Đức Chúa Trời nói về sự mặc khải chung, làm dấy lên nhiều thắc mắc về Cơ đốc nhân phải sống như thế nào khi họ tìm cách làm vinh hiển Đấng Tạo Hóa qua sự vâng phục mọi sự ủy thác của Ngài – đặc biệt mạng lệnh phải yêu thương người lân cận mình.
“Là Cơ đốc nhân, chúng ta có bổn phận đưa ra những lựa chọn với thái độ quan tâm, biết thương xót phải lẽ đối với những kẻ láng giềng sát cửa mình, dù thuận hay nghịch”.
Có nhiều sách được viết ra để mô tả phần lợi ích và nguy hại mà chúng ta đã hưởng lấy qua phần kỷ thuật của chúng ta. Trong phần bình luận có cả những đề tài như khí hậu toàn cầu đang thay đổi, sự ô nhiễm không khí và nước, sự xói mòn đất, sự nguy hại của tiếng ồn, sự mất đi nhiều chủng loài, sự cạn kiệt các loài cá do con người gây ra.
Mục tiêu của phần mô tả nầy dành cho Cơ đốc nhân giúp hiểu rõ khả năng chúng ta ảnh hưởng tiêu cực vào đời sống và sinh kế của người lân cận, khả năng nầy đã tăng lên cả ngàn lần kể từ các thời kỳ Kinh Thánh. Sự hiểu biết nầy làm gia tăng phần trách nhiệm phải nghĩ tới nhiều người khác trong mọi sự chúng ta làm. Không biết gì về thông tin nói tới các tác động tiêu cực của cách cư xử và cách sống của chúng ta là một sự thử thách đối với chúng ta. Nhưng không biết như vậy là tội lỗi hôm nay cũng như khi đời sống còn thô sơ vậy.
Chúng ta là những người tin theo Đấng Christ, Đấng Sáng Tạo đều có bổn phận phải đưa ra những lựa chọn với thái độ quan tâm, biết thương xót đối với những người lân cận sát cửa mình, dù thuận hay nghịch với chúng ta. Kỷ thuật có thể giúp cho đời sống chúng ta ra dễ dàng hơn, tiện nghi hơn, thú vị hơn và thuận tiện hơn. Đồng thời, nó có thể hủy phá công trình sáng tạo của Đức Chúa Trời theo một cách thức gây đau khổ cho con người ở bên kia con đường – và phần bên kia của địa cầu.
Chúng ta ca tụng sự kỳ diệu của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo như thế nào đây? Bằng cách lao động khéo léo để nhìn thấy sự sử dụng sáng tạo của chúng ta không gây hại cho kẻ lân cận mình – gần hay xa, trực tiếp hay gián tiếp.
CHÚNG TA CHIA SẺ ĐIỀU NẦY VỚI CÁC THẾ HỆ TƯƠNG LAI.
“Các ngươi hãy tìm kiếm và giữ gìn các điều răn của Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi, để các ngươi nhận lấy xứ tốt tươi nầy và để lại cho con cháu các ngươi làm cơ nghiệp đời đời” (I Sử ký 28.8).
“Ví bằng có ai không săn sóc đến bà con mình, nhất là không săn sóc đến người nhà mình, ấy là người chối bỏ đức tin, lại xấu hơn người không tin nữa” (I Timôthê 5.8).
Trong thập niên 1980, các nhà giải kinh thường gọi thế hệ trẻ là “Thế Hệ Tôi” hay “Thế Hệ Hiện Nay”. Họ nhìn thấy một thái độ muốn nổi loạn giữa vòng lớp người trẻ, họ luôn nói: “Tôi muốn mọi thứ, và tôi muốn có liền thôi”. Xem xét tính tham lam và hình thức duy vật mà thế hệ trẻ nhìn thấy nơi người lớn, tác động chồng chất của hàng ngàn giờ kẻ vạch để quảng cáo cho “người tiêu thụ”, không còn ham thích gì về lịch sử, sự tan rã của gia đình và hôn nhân, sự suy đồi của các giá trị tôn giáo, thật là dễ hiểu vì đấy là những điều được đánh dấu bằng sự lấy cái tôi làm trung tâm mà thôi.
Ngược lại với mọi sự ấy là thuộc tính vị tha – thái độ vô kỷ vì ích của người khác. Khi các giá trị của đức tin nơi một Đức Chúa Trời đời đời, lòng thương xót tha nhân, tự hiến, và niềm hy vọng về tương lai biến mất khỏi nền văn hóa, có ít cơ hội để cho tính vị tha kia sống còn. Thực ra, hầu hết nhân loại ngày nay sẽ gặp khó khăn khi định nghĩa từ ngữ “vị tha”.
“Con người thuộc về Đạo có trách nhiệm cung ứng cho con cháu họ và để lại cho chúng một cơ nghiệp của đức tin và một món quà đất đai thật tốt – một sáng tạo đáng tin cậy và đáng phải giữ gìn”.
Triết Nông gia Cơ đốc Wendell Berry đã viết một số sách nhấn mạnh ý nghĩa rộng rãi của xã hội – xã hội bao gồm các tổ phụ, các thành viên trong gia đình hiện nay, thú vật và đất đai, và dòng dõi của chúng ta nữa. Phần nầy trích ra từ Quyển Con Người Sống Để Làm Gì? Đã khiến cho tôi phải xem xét cách cẩn thận hơn phần di sản mà tôi sẽ kể lại:
Chúng ta không cần phải tạo ra một “thế giới của tương lai” mà chi; nếu chúng ta biết chăm sóc thế giới của hiện đại, tương lai sẽ tiếp nhận đầy đủ sự công bình từ chúng ta. Một tương lai tốt đẹp đang ẩn tàng trong đất cát, trong rừng rậm, trong những cánh đồng cỏ, trong những đầm lầy, trong sa mạc, trong các dãy núi, trong những dòng sông, ao hồ và đại dương mà chúng ta hiện có đây; “học thuyết về tương lai” duy nhất đang sẵn có cho chúng ta: ấy là phải chăm sóc mọi điều đó. Chúng ta không cần phải sáng chế ra và học hỏi “tương lai của dòng giống con người” mà chi; chúng ta đang có chính nhu cần mà chúng ta luôn luôn có – ấy là yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ con cháu chúng ta (trang 188).
“Chúng ta không cần phải sáng chế ra và học đòi ‘tương lai của dòng giống con người’ mà chi; chúng ta đang có chính nhu cần mà chúng ta luôn luôn có – ấy là yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ con cháu chúng ta” – Wendell Berry.
Berry thêm chi tiết vào dòng suối nầy trong quyển Another Turn Of the Crank:
Tôi không biết có ai hoài nghi về khả năng chăm sóc thế giới cũng như những lạm dụng trong hiện tại đối với tình trạng tái sản xuất của chúng ta hay không. Chúng ta chăm sóc các loài thọ tạo khác như thế nào, mọi vật sanh ra giống như chúng ta từ sự sanh sản kỳ diệu của thế giới, nếu chúng ta bỏ quên các tính chất của văn hóa và cá tánh truyền đạt giáo dục cho con cháu... Dù lý do gì, chúng ta hiện đang nắm lấy một loại đấu tranh chống lại trẻ con, những kẻ đang bị phá thai hay bị bỏ đi, bị ngược đãi, hít ma túy, bị bom đạn, bị ruồng rẫy, bị đói kém, ít học, và bị kỷ luật nghèo nàn. Đa số trong chúng không những chẳng tìm được việc làm xứng đáng, chẳng có nghề ngỗng gì hết. Hết thảy chúng đều đang thừa hưởng một thế giới thu nhỏ, bệnh tật và bị đầu độc. Chúng ta sẽ thăm viếng chúng không những tội lỗi của chúng mà còn là những món nợ cho chúng ta. Chúng ta đã đặt trước mặt chúng hàng ngàn tấm gương – về chính quyền, về sự siêng năng, và về sự tái tạo – cho thấy rằng phương thức bạo lực là phương thức tốt nhất. Và chúng ta gặp phải tình trạng đạo đức giả đáng ngạc nhiên và rất rắc rối khi chúng mang lấy những khẩu súng rồi sử dụng lấy (trang 78-79).
“Chúng ta đi một đoạn đường dài từ lúc hình thành xã hội tích lũy quá khứ của chúng ta, canh giữ hiện tại của chúng ta, và bảo đảm tương lai của chúng ta”.
Chúng ta ca tụng sự kỳ diệu của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo như thế nào đây? Bằng cách gìn giữ điều chi chúng ta có thể quan phòng và bảo hộ khả năng của điều ấy để cung ứng cho con cháu chúng ta và con cháu chúng nó những tài sản mà chúng ta đang thừa hưởng và nhận lãnh từ điều ấy vì lòng quan tâm và chăm sóc của bố mẹ chúng ta và bố mẹ chúng nó.
NIỀM TIN VÀ CÁCH CƯ XỬ.
Phong trào môi trường và phong trào kỷ nguyên mới đều có những nguồn gốc chủ yếu là Phi Cơ đốc. Chúng thường kêu gọi phải có lòng tin và cách xử sự về quả đất mâu thuẫn với Lời của Đức Chúa Trời. Rồi kết quả là, nhiều môn đồ của Đấng Christ có khuynh hướng suy nghĩ rằng sự chăm sóc cho quả đất là một tư tưởng ngoại đạo cột chặt với sự thờ lạy đất.
“Một thái độ sai đối với thiên nhiên cho thấy một thái độ không đúng với Đức Chúa Trời” – T S Eliot.
Chăm sóc tạo vật của Đức Chúa Trời là thái độ quan tâm chính của Hội thánh từ lâu trước các phong trào nầy. Ngay từ thế kỷ thứ năm sau Đấng Christ, Hội thánh đã giữ “lễ thăng thiên” vào mùa xuân của năm để cầu xin ơn phước của Đức Chúa Trời giáng trên mùa màng đã được gieo trồng và cảm tạ Ngài vì sự tiếp trợ của Ngài. Cách thực hành nầy thường có tại Bắc Mỹ vào thế kỷ thứ 19.
Quan tâm đến cái chạm tiêu cực của hình thức thương mại và duy vật trên các loài thọ tạo của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra qua thế kỷ thứ 20. Qua quyển “Ý niệm về xã hội Cơ đốc” (1939), T S Eliot viết: “Một thái độ sai đối đối với thiên nhiên cho thấy một thái độ không đúng đối với Đức Chúa Trời” (trang 62).
Nguyện nổ lực của chúng ta khi ca ngợi sự kỳ diệu của công trình sáng tạo kích thích trong chúng ta thái độ đúng đắn hướng về Đức Chúa Trời và hướng vào công việc của tay Ngài một khi chúng ta đang nương cậy vào công trình đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét