Ápđia; hay, Nhà mộ đạo lỗi lạc
Giảng vào sáng
Chúa nhựt 19 tháng 10 năm 1884bởi Mục sư C. H. SPURGEON,tại nhà thờ Metropolitan, Newington
"Vả, kẻ tôi tớ ông kính sợ Đức Giê-hô-va từ khi thơ ấu" — I Các Vua 18.12.
Tôi e rằng Êli chẳng nghĩ gì tới Ápđia cả. Êli chẳng xử sự với Ápđia bằng một thái độ xem trượng nào, song nói tới ông ấy một cách sắc sảo hơn một người có lòng xem trọng dành cho một tín hữu. Êli là một con người rất năng động — can đảm, luôn luôn ở tuyến đầu, chẳng có điều chi để che giấu; Ápđia là một tín đồ thầm lặng, chơn thật và kiên cường, thế nhưng trong một chức vụ khó nhọc, rồi vì đó dẫn tới chỗ phải hoàn thành bổn phận của mình trong một tư thế không công khai chút nào. Đức tin Ápđia đặt nơi Đức Giêhôva đã cai quản đời sống ông, nhưng không khiến ông phải bị hất ra khỏi triều đình. Tôi nhận ra rằng sau khi Êli đã học biết nhiều về Ápđia qua cuộc trao đổi nầy, ông đang nói về dân sự của Đức Chúa Trời giống như thể ông chẳng đếm xỉa gì đến Ápđia, và những người khác giống như ông ấy. Ông nói: "Họ đã phá hủy các bàn thờ Ngài, dùng gươm giết những tiên tri Ngài; chỉ một mình tôi còn lại, và họ cũng kiếm thế cất mạng sống tôi". Ông vốn biết rất rõ rằng Ápđia còn ở lại trong triều, dù ông chưa hẳn là một vị tiên tri, Ápđia là một con người có tiếng tăm; nhưng dường như Êli chẳng kể gì tới Ápđia, giống như thể Ápđia là một món chiến lợi phẩm nhỏ nhoi trong một đấu trường lớn vậy. Tôi nghĩ sở dĩ như vậy là vì nhân vật sắt thép nầy, vị tiên tri của lửa và sấm sét nầy, vị tôi tớ đầy quyền năng của Đấng Chí Cao, đã xem thường bất kỳ ai không bước ra tuyến đầu rồi chiến đấu giống như ông. Tôi biết đây là xu hướng của loại lý trí sốt sắng và dũng cảm hay đánh giá thấp thái độ mộ đạo thầm lặng. Hạng tôi tớ chơn thật và đáng kể của Đức Chúa Trời có thể làm hết sức mình dưới hoàn cảnh bất lợi lớn lao nhất, nghịch lại sự chống đối kịch liệt, nhưng chẳng ai có thể phát hiện ra họ, và chẳng có ai nhìn nhận họ; vì cớ đó, những ai đang sống trong chỗ thanh thiên bạch nhựt hay có xu hướng đánh giá thấp họ. Những ngôi sao nho nhỏ nầy đã chìm lĩm trong sự rực sáng của nhân vật mà Đức Chúa Trời đang chiếu rọi giống như một mặt trời mới chiếu sáng qua bóng tối tăm. Êli đã rực sáng qua khung trời Israel giống như một tia sét ra từ tay của Đấng Đời Đời, và thật là tự nhiên ông không kiên nhẩn đủ với số người mà thế đứng của họ thấp kém và ít nổi bật hơn. Giống như Mathê và Mary với một số ngưỡng mộ nào đó.
Đức Giêhôva không muốn tôi tớ của Ngài, dù họ có quan trọng đến ngần nào, sẽ suy nghĩ không tốt về bạn đồng lao thấp kém hơn họ, và đối với tôi, Ngài đã sắp đặt mọi việc để Ápđia trở nên quan trọng đối với Êli khi ông phải đối mặt với nhà vua Israel đang có lòng giận dữ. Vị tiên tri được truyền cho phải ra đi và ra mắt Aháp, và ông đã làm y như vậy; nhưng ông nghĩ tốt hơn là nên tỏ mình với quan gia tể của nhà vua, hầu cho quan nầy đem tin tức đến với chủ của mình, rồi chuẩn bị cho một cuộc gặp gỡ. Aháp vốn bực tức bởi những hậu quả kinh khiếp của cơn hạn hán kéo dài, và đã ra sức hòng giết chết vị tiên tri, vì thế ông ta phải có thời gian để tra xét, ông ta phải nguôi ngoai đi một chút mới phải.
Êli có một cuộc trao đổi với Ápđia, rồi bảo ông ta hãy đi mà nói với Aháp: "Êli ở đây". Có thể đây là phương thức gần gũi nhất cho đối tượng của chúng ta phải đi quanh một vòng. Thế nhưng cái điều đáng để ý, ấy là Ápđia là một nhân vật đáng được chủ mình tin cậy. Ông không hề e sợ việc đối mặt với các vì vua, mặc dù ông là một người rụt rè được sử dụng trong vai trò quan gia tể của nhà vua. Hỡi anh em yêu dấu của tôi ơi, Chúa sẽ đặt để quí vị, là hạng người nổi bật, hữu dụng, can đảm, có lẽ cả khắt khe nữa, vào một địa vị hạ mình, nhún nhường hơn, là người không có phân nửa ân điển, cũng không có phân nửa can đảm mà quí vị đang có, tuy nhiên có thể trở nên quan trọng hơn cho sứ mệnh của quí vị; và khi Ngài làm như thế, Ngài muốn quí vị tiếp thu lấy bài học, và học cho thuộc bài ấy, rằng Chúa có một chỗ cho hết thảy tôi tớ của Ngài, và Ngài không muốn chúng ta xem thường kẻ nhỏ nhất trong số họ, mà phải đánh giá cao họ, và ấp ủ cái tốt đẹp đang có ở trong họ. Cái đầu không phải nói với cái chân, ta chẳng cần đến ngươi. Các chi thể kia của cơ thể, cái nào là yếu ớt nhất lại rất cần thiết cho toàn bộ kết cấu. Chúa không khinh dễ ngày của những việc nhỏ, cũng không muốn dân sự Ngài có lòng khinh dễ như thế. Êli không nặng nề với Ápđia. Tôi nghĩ rằng Ápđia đã có lòng can đảm càng thêm lên. Tôi ước ao rằng ông đã làm chứng cho Đức Giêhôva, Đức Chúa Trời của ông, cũng công khai giống như Êli làm chứng vậy; nhưng mỗi người theo trình tự của riêng mình, mỗi tôi tớ phải đứng hay ngã cho thầy của mình. Tất cả các đóm sáng không phải là những mặt trăng cả đâu, một số chỉ là những ngôi sao mà thôi; và thậm chí ngôi sao nầy và ngôi sao kia cũng khác nhau về sự vinh hiển. Đức Chúa Trời nhận được sự khen ngợi ra từ kẻ nhỏ nhất trong các nhân vật thánh của Kinh Thánh; giống như ban đêm có ánh sáng của nó xuất phát ra từ những vật thể chập chờn không thể phân biệt là ngôi sao, mà là những chi tiết nhỏ của đám đông vẫn đục trong đó vô số chùm sáng thật xa toát ra thành một ngôi sao.
Chúng ta học biết thêm từ câu chuyện ở trước mặt chúng ta, rằng Đức Chúa Trời không hề ra đi mà chẳng để lại những chứng nhân trong thế gian nầy. Đúng thế, và Ngài sẽ không ra đi mà chẳng để lại những nhân chứng ở những nơi tệ hại nhất trong thế gian. Đúng là triều đình của Aháp quả là một chỗ kinh khủng nhất như thế đối với một tín đồ chơn thật! Nếu chẳng có một tội nhân nào ở đó trừ ra người nữ Giêsabên, bà ta đủ để biến một cung điện thành một hang ổ tội lỗi. Bà Hoàng hậu có lý trí rất mạnh mẽ, kiêu ngạo ấy đã vặn cong Aháp đáng thương bằng mấy ngón tay của bà ta theo như bà ta muốn. Ông ta sẽ không bao giờ trở thành kẻ gây rối nếu bà vợ không khuấy đảo ông ta; nhưng bà ta vốn thù ghét sự thờ lạy Đức Giêhôva ghê gớm lắm, và đã xem khinh tính giản dị của Israel khi sánh với kiểu cách trang trọng của Siđôn. Aháp phải phục theo mọi đòi hỏi độc đoán của bà ta, vì bà ta sẽ chẳng chịu đựng nổi một sự trái ngược nào, và khi tinh thần kiêu căng của bà ta dấy cao lên, mọi sự chống đối sẽ bị gạt bỏ hết. Tuy nhiên trong chính triều đình đó, ở chỗ Giêsabên đang là chủ nhân, viên quan gia tể lại là người biết kính sợ Đức Chúa Trời. Đừng bao giờ lấy làm kinh ngạc khi gặp một tín đồ ở đâu đó. Ân điển có thể ngự ở chỗ mà quí vị không ngờ nó sẽ tồn tại dù chỉ một tiếng đồng hồ thôi.
Giôsép đã kính sợ Chúa trong triều đình của Pharaôn, Đaniên là một mưu thần đáng tin cậy của Nêbucátnếtsa, Mạcđôchê đã chờ đợi tại cỗng vua Asuêru, vợ của Philát đã nài xin tha mạng cho Chúa Jêsus, và đã có nhiều thánh đồ trong nhà của Xêsa. Hãy suy nghĩ tới việc tìm ra những viên kim cương sáng láng trong đống phân cung điện của Nero. Những người biết kính sợ Chúa ở Rôma không những là Cơ đốc nhân, mà họ còn là những tấm gương cho hết thảy những Cơ đốc nhân khác vì tình cảm anh em và sự rời rộng của họ. Chắc chắn không có một chỗ nào trong vùng đất nầy mà chẳng có đôi chút ánh sáng ở đó. Hang động tội lỗi tối tăm nhất có ngọn đuốc sáng của nó. Đừng sợ; quí vị sẽ tìm thấy những đoá hoa của Chúa Jêsus ở ngoại vi của địa ngục. Trong cung đền của vua Aháp quí vị đang gặp gỡ một Ápđia, là người vui mừng nắm lấy mối giao thông với các thánh đồ bị miệt khinh, và lìa khỏi những buổi tiệc tùng của nhà vua để đến với những nơi che giấu các vị Mục sư bị bắt bớ.
Tôi thấy những chứng nhân cho Đức Chúa Trời nầy là những con người thường trở lại đạo ở tuổi niên thiếu của họ. Dường như Ngài lấy làm vui thích biến những người nầy thành những kẻ mang tiêu chuẩn đặc biệt cho Ngài trong ngày chiến trận. Hãy xem Samuên! Khi hết thảy dân Israel đều phẫn nộ với thái độ gian ác của hai con trai Hêli, con trẻ Samuên đã phục sự ở trước mặt Đức Giêhôva. Hãy xem David! Khi ông còn là một đứa trẻ lo chăn chiên, ông đã làm cho đồi núi vang dội với những bài thi thiên kèm theo tiếng đàn lia của ông nữa. Hãy xem Giôsia! Khi Israel nổi loạn ông còn là một đứa trẻ, đích thân Giôsia đã phá hủy các bàn thờ của Baanh và thiêu đốt hài cốt của những thầy tế lễ nó. Đaniên chỉ là một thanh niên khi ông đứng vững vì sự thánh sạch và vì Đức Chúa Trời. Đức Giêhôva hôm nay có — tôi không biết ở đâu — một cậu Luther còn đang được bồng bế trên đầu gối của mẹ mình, một cậu Calvin đang còn ngồi học ở lớp Trường Chúa Nhật, một Zwingle non trẻ đang hát một bài ca thánh dâng lên Chúa Jêsus. Độ tuổi nầy có thể lớn lên ngày càng tệ hại thêm; đôi khi tôi nghĩ như thế, vì có nhiều dấu hiệu cho thấy như vậy; thế nhưng Chúa đang sửa soạn cho điều đó. Những ngày là tối tăm và có điềm xấu; và buổi xế chiều nầy có thể càng tối tăm hơn, nó biến thành một đêm tối đen hơn nữa mà người ta từng nhìn biết; nhưng lý tưởng của Chúa vẫn an ninh ở trong hai bàn tay của Đức Chúa Trời. Công việc của Ngài không chậm trễ vì thiếu người đâu. Đừng lấy bàn tay của Uxa mà vịn hòm giao ước của Đức Giêhôva để làm cho chắc; nó sẽ đi an toàn trên con đường đã định trước của Đức Chúa Trời. Đấng Christ sẽ không thất bại cũng không nãn lòng đâu. Đức Chúa Trời đang che giấu những nhân sự của Ngài, nhưng công việc của Ngài vẫn đang tiếp tục. Nếu chẳng có một vị vua ở trong đền để tôn cao Đức Chúa Trời, thì sẽ thấy ở đó một viên quan gia tể biết kính sợ Chúa từ khi còn thơ ấu, là người lo chăm sóc các vị tiên tri của Đức Giêhôva, che giấu họ cho tới những ngày tháng hanh thông hầu đến. Vì thế hãy vững lòng,và trông đợi những thì giờ tốt lành hơn. Không một giá trị chơn thật nào nằm trong cảnh hiểm nguy một khi Đức Giêhôva còn đang ngự trên ngôi. Sự gìn giữ của Đức Giêhôva đang tới đến, và tiếng trống của chúng đang dội lên sự đắc thắng.
Về Ápđia, tôi ao ước muốn giảng cho quí vị nghe sáng nay. Thái độ mộ đạo của ông ấy là đề tài của bài giảng, và chúng ta ao ước muốn sử dụng thái độ ấy để khích lệ lòng sốt sắng của những ai đang lo việc dạy dỗ cho con trẻ.
I. Thứ nhứt, chúng ta sẽ lưu ý Ápđia đã có LÒNG MỘ ĐẠO RẤT SỚM SỦA — "Vả, kẻ tôi tớ ông kính sợ Đức Giê-hô-va từ khi thơ ấu". Ô, nguyện hết thảy con trẻ của chúng ta chúng sẽ lớn lên thành người nam người nữ trưởng thành có thể nói ra cùng một câu như thế. Phước thay cho người nào ở trong một tình huống như vậy!
Ápđia đã đạt tới chỗ kính sợ Đức Giêhôva như thế nào lúc thơ ấu thì chúng ta không thể nói được. Vị giáo sư nào bởi người mà Ápđia được dẫn dắt đến với đức tin nơi Đức Giêhôva thì không thấy nhắc tới. Tuy nhiên, chúng ta có thể kết luận hợp lý rằng bố mẹ ông là hạng người có đức tin. Cái nền dường như quá mong manh, tôi nghĩ chắc là như thế, khi tôi nhắc cho quí vị nhớ đến tên của ông. Tên nầy đã được bố hay mẹ ông đặt cho thật tự nhiên, và tên ấy có nghĩa là "tôi tớ của Đức Giêhôva". Tôi nghĩ cái tên ấy đã chỉ ra tấm lòng mộ đạo của bố mẹ ông. Vào thời buổi khi có nhiều sự bắt bớ khắp mọi nơi nghịch lại hạng người trung tín, và danh xưng Đức Giêhôva đang nằm ở chỗ bị xem khinh vì những con bò con của Bêtên và các hình tượng thần Baanh đã được dựng lên ở khắp chốn, tôi không nghĩ rằng bố mẹ không có lòng tin kính sẽ đặt tên cho đứa con của mình cái tên mang ý nghĩa "Tôi tớ của Đức Giêhôva" nếu bản thân họ chưa cảm thấy một chút tin kính đối với Chúa. Họ không phải là lôi cuốn vu vơ mọi sự chú ý của mấy người hàng xóm đâu, và thái độ thù địch của người cầm quyền. Trong thời buổi cái tên nói ra một việc quan trọng, họ sẽ gọi ông là "Con cái của Baanh" hoặc “tôi tớ của Kêmốt", hoặc một danh xưng nào đó tỏ ra thái độ tôn kính đối với các thần của họ, nếu sự kính sợ Đức Giêhôva chưa hiện hữu ở trước mắt họ. Việc lựa chọn một cái tên như thế tiết lộ ra cho tôi thấy ao ước khẩn thiết nhất của họ, ấy là con trai họ sẽ lớn lên biết phục sự Đức Giêhôva, và chẳng hề quì gối xuống trước mặt các thần tượng đáng gớm ghiếc của Nữ Hoàng người Siđôn. Dù có phải là như vậy hay không, sự việc cho thấy hàng ngàn người tín đồ thông sáng nhất đã có được xu hướng đầu tiên của họ đối cùng sự tin kính trong quần thể ngọt ngào của gia đình. Có bao nhiêu người trong chúng ta đã ra đời với một cái tên giống như cái tên của Ápđia; vì không bao lâu nữa chúng ta sẽ thấy sáng láng hơn, bố mẹ chúng ta đã tìm cách soi sáng cho chúng ta bằng lẽ thật. Chúng ta sẽ dâng mình cho sự hầu việc Đức Chúa Trời trước khi chúng ta biết rằng đã có một Đức Chúa Trời. Phần nhiều một giọt nước mắt của sự cầu nguyện khẫn thiết rơi trên đường chân mày con trẻ của chúng ta và nó đã đấu cho chúng ta quay về lại thiên đàng; chúng ta được trưởng dưỡng trong bầu không khí tin kính; hiếm có một ngày trong đó chúng ta không bị thúc giục phải trở thành hạng tôi tớ trung thành của Đức Chúa Trời, rồi khẫn khoản đang khi chúng ta còn là hạng người trẻ tuổi phải tìm kiếm Chúa Jêsus và dâng tấm lòng mình cho Ngài. Ồ, chúng ta mắc nợ đối với ý Chúa khi đã ưng ban cho chúng ta một bậc phụ huynh và sự khôn ngoan đã cung ứng cho chúng ta một dòng dõi phước hạnh như thế! Phước thay là Đức Chúa Trời vì cớ lòng thương xót lớn lao cho con cái Ngài tuỳ theo sự lựa chọn của Ngài!
Nếu ông không có bậc cha mẹ đạo đức, tôi không dám nói làm sao Ápđia trở thành một người tin theo Đức Giêhôva trong thời buổi đáng buồn đó, trừ phi ông thụ huấn với một vị giáo sư nhân ái, được nuôi dưỡng trong sự dịu dàng, hay có lẽ tiếp xúc với tôi tớ nhơn đức ở trong nhà cha của mình, hoặc gần gũi với người hàng xóm tin kính, là những người dám tập trung mấy đứa trẻ lại quanh mình rồi làm chứng về Giêhôva Đức Chúa Trời của Israel. Một người phụ nữ tin kính đã truyền luật pháp của Đức Giêhôva vào tâm trí còn non nớt của ông trước khi các thầy tế lễ Baanh có thể đầu độc ông với sự tà đạo của họ. Khi Kinh Thánh chẳng nhắc tới bất kỳ một người nào gắn bó với sự biến đổi của nhân vật nầy trong thời thơ ấu thì chẳng phải là vấn đề, có phải không? Quí vị và tôi không muốn được nhắc tới nếu chúng ta là hạng tôi tớ hết lòng vì Đức Chúa Trời. Ngay cả sự vinh hiển cũng thế, nó không thuộc về chúng ta. Nếu có nhiều linh hồn được cứu, Đức Chúa Trời được tôn cao trong sự cứu đó. Ngài biết rõ Ngài đã sử dụng công cụ nào, và giống như Ápđia biết như thế, bấy nhiêu là đủ rồi. Đặc ân của Đức Chúa Trời là tiếng đồn đủ cho một người tin Chúa. Mọi luồng hơi của cây kèn đồng tiếng tăm chỉ là gió bay đi khi đem sánh với một câu nói ra từ miệng của Đức Chúa Trời: "được lắm, hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia". Hỡi quí vị giáo viên yêu dấu, hãy tiếp tục nhé. Khi quí vị được kêu gọi vào chức vụ thánh lo dạy dỗ lớp người trẻ, đừng lấy làm mệt về chức vụ ấy. Hãy bước tới, dù chẳng có ai biết đến quí vị, vì hột giống của quí vị đã gieo ra trong chỗ tối tăm sẽ được gặt hái trong chỗ sáng láng. Có thể quí vị đang dạy dỗ một Ápđia, tên tuổi của người ấy sẽ được mọi người biết đến trong nhiều năm tháng trong tương lai; quí vị đang cung ứng một giáo phụ cho Hội Thánh, và một ân nhân cho thế giới. Mặc dù tên tuổi của quí vị không ai biết tới, việc làm của quí vị cũng thế. Khi cái ngày vinh quang kia ló dạng, đem sánh với mọi ngày mờ tối khác, khi kẻ vô danh sẽ được phổ biến cho khắp cả vũ trụ nhận biết, những gì quí vị đã nói ra trong bóng tối tăm sẽ được trình ra trong ánh sáng.
Nếu đây không phải là phương thức mà Ápđia được dẫn tới chỗ biết kính sợ Chúa trong lúc còn thơ ấu, chúng ta có thể nghĩ tới các phương pháp mà Chúa đã dựng nên để đem lại sự Ngài mong muốn. Sau nầy tôi mới thấy, khi tôi nhìn xem các phóng sự, trao đổi với một vài thanh niên xuất thân từ những gia đình rặc thế gian. Tôi hỏi họ: "Có phải cha của bạn là một thuộc viên của Hội Thánh Cơ đốc không?" Câu trả lời là một cái lắc đầu. "Có phải ông ấy đến nhóm ở một nơi thờ phượng không?" "Thưa ông, không ạ, tôi chưa hề biết ông ấy đến nhóm một nơi nào như vậy cả". "Còn mẹ của anh?" "Mẹ tôi chẳng quan tâm gì đến tôn giáo hết". "Anh có anh chị em nào có tâm tình giống như anh không?" "Không, thưa ông". "Anh có người thân nào nhận biết Chúa không?" "Không, thưa ông". "Có ai hướng dẫn anh đến nhóm, họ là phương tiện của ân điển và thúc giục anh nên tin theo Chúa Jêsus không?" "Không, thưa ông, và dù vậy, từ thuở nhỏ tôi luôn luôn có một ao ước muốn nhìn biết Chúa". Sự thể như thế nầy, có gây ấn tượng không? Đúng là một minh chứng tuyệt vời cho sự lựa chọn của ân điển! Đây là một người được chọn lấy từ một gia đình trong khi nhiều người khác bị bỏ lại; quí vị nói sao về sự việc nầy? Đây là một người được kêu gọi từ thuở còn ấu thơ và được giục giã bởi những tiếng thì thầm kín nhiệm của Thánh Linh Đức Chúa Trời muốn tìm kiếm Chúa đang khi phần còn lại của gia đình đang say ngủ trong bóng tối lúc nửa đêm. Nếu đấy là trường hợp của quí vị, hỡi quí bạn yêu dấu ơi, hãy tôn cao quyền tể trị của Đức Chúa Trời và kính mến Ngài bao lâu quí vị còn sống, vì "Ngài sẽ thương xót kẻ mà Ngài thương xót".
Tôi lấy chỗ những kẻ đến với sự nhận biết Chúa vào thời thơ ấu của họ làm phần chính, họ là những người có ưu thế trở nên bậc phụ huynh tin kính và có sự dạy thánh khiết. Chúng ta hãy nhẫn nại trong cách sử dụng các phương tiện mà Chúa thường hay sử dụng, vì đây là đường lối của sự khôn ngoan và là bổn phận.
Thái độ mộ đạo sớm sủa của Ápđia như thế nầy có những dấu hiệu chơn thật đặc biệt. Đối với tôi, cách thức ông được mô tả có tính dạy dỗ trong đó: "Vả, kẻ tôi tớ ông kính sợ Đức Giê-hô-va từ khi thơ ấu". Trong cuộc đời của tôi, khó mà nhớ từng nghe nói tới thái độ mộ đạo của các em thiếu nhi được mô tả theo cách nói bình thường bằng từ ngữ nầy, mặc dù đây là từ ngữ rất thông thường trong Kinh Thánh. Chúng ta nói: "Con cái yêu dấu yêu mến Đức Chúa Trời". Chúng ta nói tới "sự được phước" của chúng, và còn hơn thế nữa, và tôi không thắc mắc về tính đúng đắn của ngôn ngữ; Đức Thánh Linh vẫn còn phán "sự kính sợ Đức Giêhôva là khởi đầu sự khôn ngoan"; và David nói: "Hỡi các con, hãy đến nghe ta; Ta sẽ dạy các con sự kính sợ Đức Giê-hô-va". Trẻ con sẽ tiếp nhận sự vui mừng lớn qua đức tin nơi Chúa Jêsus; thế nhưng sự vui mừng đó, nếu là thực, vẫn chưa đủ sự tôn trọng và kính sợ dành cho Chúa đâu! Vui mừng có thể là trái ngọt của Đức Thánh Linh, nhưng nó cũng có thể là một sự kích thích của xác thịt; vì quí vị nên nhớ rằng chúng đang ở trên cái nền bằng đá, chưa bắt rễ sâu trong đất, chúng đã tiếp nhận đạo với sự vui mừng, và hột giống đã bén ngay tức khắc; thế nhưng khi chúng không có rễ, chúng liền khô héo khi mặt trời mọc lên với hơi nóng thiêu đốt. Chúng ta không thể xem xét trạng thái vui mừng mà với nó nhiều tấm lòng tiếp nhận sự mới lạ của tin lành là một dấu tốt nhất và chắc chắn nhất của ân điển. Một lần nữa, chúng ta lấy làm vui lòng với con cái khi chúng ta nhìn thấy nơi chúng nhiều tri thức về các vụ việc của Đức Chúa Trời, vì trong bất kỳ trường hợp nào nguồn tri thức đó là đáng mong ước nhất; tuy nhiên, đây chưa phải là bằng chứng đáng kể về sự biến đổi. Tất nhiên, nguồn tri thức ấy có thể là trái thuộc linh; nếu chúng được dạy dỗ về Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Nhưng bản thân chúng ta phải nhận biết Kinh Thánh và hiểu rõ toàn bộ thần học tin lành và dù thế vẫn chưa được cứu, cũng một thể ấy trong trường hợp của con cái quí vị. Sự kính sợ Đức Chúa Trời thường bị chễnh mãng, đây là một trong những bằng chứng tốt nhứt về thái độ mộ đạo chơn thật. Chúng ta cần phải thể hiện ra sự cứu rỗi của chính mình với thái độ sợ hãi và run rẩy, vì Đức Chúa Trời đang vận hành trong chúng ta. Khi con trẻ hay người lớn có lòng kính sợ Chúa ở trước mắt Ngài, đây là ngón tay của Đức Chúa Trời. Bởi điều nầy chúng ta không có ý nói tới thái độ kính sợ của hạng người nô lệ, nó tạo ra sự kinh hãi và bó buộc, nhưng sự sợ hãi thánh khiết tỏ ra lòng tôn kính ở trước vẻ oai nghi của Đấng Chí Cao, và có một sự tôn cao mọi việc thiêng liêng, vì Đức Chúa Trời là cao cả, và cao cả đáng được sự khen ngợi. Trên hết mọi sự lớp người trẻ cần một sự kinh hãi khi phạm sai lầm, sự mềm mại của lương tâm, và tinh thần lo âu muốn làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Một nguyên tắc như thế chính là công tác của ân điển, và là một minh chứng chắc chắn về công tác của Đức Thánh Linh hơn mọi sự vui mừng mà đứa trẻ có thể cảm nhận, hay mọi tri thức mà nó kiếm được. Tôi đòi hỏi các vị giáo viên dạy thiếu niên phải quan sát kỹ vấn đề nầy. Có một sự thay đổi ngày càng tăng về tôn giáo trong thời hiện tại khiến cho tôi phải run sợ. Tôi không thể dung chịu thứ tôn giáo chỉ bơi lội trong chỗ nước ấm và chỉ hít thở trong bầu không khí ấm áp. Đối với tôi tiếng thì thầm của Đức Thánh Linh chẳng có một quan hệ nào với một lũ trơ tráo; cũng vậy, sự tin kính dành cho Đức Chúa Trời và Cứu Chúa chí cao chẳng là gì cả ở chỗ rối loạn bất kỉnh. Sự kính sợ Chúa sâu sắc ở trong lòng là thứ được cần tới, dù là già hay trẻ. Thật lấy làm tốt khi biết run sợ nơi Lời của Chúa, và cúi mình xuống trước vẽ oai nghi vô hạn của tình yêu thiêng liêng, hơn là cứ la hét cho khan tiếng. Như vậy chúng ta còn có sự công bình nghiêm ngặt hơn cả tín đồ Thanh giáo hay những tín đồ đời xưa nữa. Ngày nay người ta mang lấy đôi giày của họ vào, ra vẻ nầy nọ, và ít người cảm thấy quyền phép của mạng lịnh mà cụ Môise ngày xưa đã đưa ra: "Hãy cỡi giày ngươi ta, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh". Lẽ thật của Đức Chúa Trời không có ý làm cho chúng ta phải tự mãn, mà làm cho chúng ta khiêm nhường ở trước ngôi. Ápđia đã có lòng mộ đạo rất phải lẽ từ thuở ấu thơ.
Hỡi quí vị yêu dấu, quí vị không cần phải tự mãn như thế, ở điểm nầy tôi muốn nói cho quí vị biết những lợi thế của lòng mộ đạo từ thuở ấu thơ. Vì lẽ đó, tôi sẽ tóm tắt các lợi thế đó trong mấy câu mà thôi. Một người tin Chúa từ thuở ấu thơ trong cuộc sống là người được cứu khỏi cả ngàn tiếc nuối. Một người như thế không bao giờ nói mình mang lấy trong xương cốt những tội lỗi của thời niên thiếu. Lòng mộ đạo thuở thơ ấu giúp chúng ta hình thành những mối giao hảo cho phần còn lại của cuộc đời, những mối giao hảo ấy rất có ích, và nó cứu chúng ta ra khỏi những điều gây thiệt hại. Con người trẻ Cơ đốc sẽ không rơi vào những tội lỗi thông thường của giới trẻ, và không làm tổn thương thể chất của người do quá trớn. Người sẽ muốn cưới một người nữ Cơ đốc, và nhờ đó có một người bạn thánh khiết trong chiến trận hướng tới thiên đàng. Người sẽ chọn bạn, những kẻ sẽ trở thành bạn của người ở trong Hội Thánh chớ không ở trong quán rượu; những kẻ phụ giúp người có đạo đức, chớ không phải những kẻ cám dỗ người phạm tội. Nương vào sự lựa chọn đó, một sự lựa chọn đáng phải có nơi người chúng ta lựa chọn làm bạn đồng hành khi chúng ta bắt đầu cuộc sống. Nếu chúng ta khởi sự với bạn bè xấu, thật là khó gỡ ra khỏi đó. Người nào đến với Đấng Christ từ thuở ấu thơ đều có lợi ích sâu xa nầy, người được trợ giúp để hình thành những thói quen thánh khiết, và người được cứu không còn làm nô lệ cho những điều trái ngược. Không bao lâu sau đó những thói quen trở thành bổn tánh thứ hai; hình thành những bổn tánh mới là công việc rất khó nhọc; nhưng điều chi được hình thành trong lúc tuổi trẻ sẽ cứ còn mãi ở tuổi già. Có điều rất quan trọng trong câu nói đó, —
"'Quả là việc dễ dàng hơn
một khi chúng ta bắt đầuhầu việc Chúa từ thuở thơ ấuCòn tội nhân nào lớn lên trong tội lỗihọ chai lì trong tội ác của họ".
Tôi dám chắc là như thế đấy. Hơn nữa, tôi lưu ý rằng, thường thì người nào đến với Đấng Christ khi còn thơ ấu, họ tấn tới trong ân điển nhanh chóng và sẵn sàng hơn những người khác. Họ chẳng có gì nhiều phải lo từ bỏ, và họ chẳng phải cưu mang một gánh nặng ký ức xưa cũ. Các vết sẹo cùng những sự nhức nhối rỉ máu đã mang lấy trong nhiều năm tháng trong sự phục vụ cho ma quỉ đã bị quên lãng bởi những kẻ mà Chúa đưa vào trong Hội Thánh của Ngài trước khi họ lưu lạc sâu vào trong thế gian.
Tôi không đánh giá cao sự gán cho người khác việc mộ đạo từ thuở ấu thơ. Sự ấy hấp dẫn là dường nào! Ân điển trông rất đẹp đẽ lúc tuổi thanh thiếu niên. Ân điển khó nhìn thấy ở nơi người lớn, người quan sát vô tư nhất ngay lập tức có thể nhìn thấy khi quan sát một đứa trẻ. Ân điển nơi một đứa trẻ có một sức thuyết phục, kẻ vô thần buông vũ khí xuống và ngắm nhìn cách vui thích. Một lời nói ra bởi một đứa trẻ cứ còn mãi trong ký ức, và những âm điệu chất phác của nó chạm đến tấm lòng. Ở chỗ bài giảng của vị Mục sư thất bại, lời cầu nguyện của đứa trẻ sẽ tìm được sự đắc thắng. Hơn nữa, tôn giáo nơi trẻ con đem lại sự khích lệ cho những năm tháng chín muồi kia; vì nhiều người sẽ nhìn thấy đứa nhỏ được cứu mà nhũ lòng: "Sao chúng ta không tìm kiếm Chúa?" Bằng một quyền lực kín nhiệm, câu nói ấy mở ra những cánh cửa từng đóng kín, và xoay chiếc chìa nơi ổ khoá vô tín. Ở nơi mà chẳng một điều chi khác có thể mở được một con đường cho lẽ thật, tình yêu thương của một đứa trẻ đã làm việc ấy. Điều nầy vẫn còn là sự thực: "Nhân vì các cừu địch Chúa, Chúa do miệng trẻ thơ và những con đang bú, mà lập nên năng lực Ngài, đặng làm cho người thù nghịch và kẻ báo thù phải nín lặng". Hãy bước tới, hãy tiếp tục, hỡi quí giáo viên yêu dấu, hãy thúc đẩy điều quí báu nhất trong mọi sự ở dưới trời, là tôn giáo thật ở trong lòng — đặc biệt trong tấm lòng của lớp người trẻ.
Có lẽ tôi đã dành quá nhiều thời gian về sự mộ đạo từ thuở ấu thơ nầy, tôi sẽ gợi ra trong phần kế tiếp, đến những kết quả của thái độ mộ đạo đó.
II. Lòng mộ đạo từ thuở ấu thơ dẫn tới sự MỘ ĐẠO BỀN BĨ. Ápđia nói: "Vả, kẻ tôi tớ ông kính sợ Đức Giê-hô-va từ khi thơ ấu". Thời gian đã không làm cho ông phải thay đổi, bất luận tuổi tác ông bao nhiêu, tôn giáo của ông không hề phôi pha. Hết thảy chúng ta có xu hướng về điều mới lạ, và tôi đã biết có một số người phạm sai lầm đối với một sự thay đổi. Ấy không hẳn lòng nhiệt thành phải chết trong sự tuận đạo là một việc khó, bị nướng trên một ngọn lửa cháy từ từ là một bài thử nghiệm kinh khủng hơn về thái độ kiên quyết. Cứ tiếp tục tử tế trong một đời sống thử thách lâu dài mới đúng là tử tế. Vì ân điển của Đức Chúa Trời làm biến đổi một người giống như Phaolô, là người đầy dẫy những sự đe doạ nghịch lại các thánh đồ, quả là một điều kỳ diệu, còn ân điển của Đức Chúa Trời lo bảo tồn một tín hữu trong 10, 20, 40, 50 năm, hoàn toàn là một phép lạ lớn lao, và xứng đáng cho nhiều sự ngợi khen của chúng ta hơn hết. Ápđia không bị sự trôi nổi của thời gian tác động; người ta thấy ông vẫn y như nguyên cũ lúc tuổi già cũng như khi còn trẻ tuổi.
Ông cũng không dời đổi bởi thói phong lưu đài các của thời thế gian ác kia. Là một tôi tớ của Đức Giêhôva hay bị xem là một thứ kém cõi, lỗi thời, không biết gì hết; một thứ thuộc về quá khứ; sự thờ lạy thần Baanh là “mốt thời thượng” của thời đại. Hết thảy triều đình đều bước theo thần của Siđôn, và hết thảy triều thần đều bước theo cùng một hướng đó. Chủ của tôi đã thờ lạy Baanh, vợ tôi đã thờ lạy thần Baanh, vì Hoàng hậu đã thờ lạy thần Baanh; còn Ápđia thì nói: "Vả, kẻ tôi tớ ông kính sợ Đức Giê-hô-va từ khi thơ ấu". Phước cho người nào không màng đến kiểu cách, vì nó sẽ qua đi. Nếu người thế gian xu hướng về tội ác, người tin Chúa phải làm gì để cứ vững vàng không chao đảo? Ápđia không bị lay động trước sự vắng mặt của phương tiện ân điển. Thầy tế lễ và người Lêvi đã trốn sang xứ Giuđa, còn các tiên tri đã bị giết hay đã bỏ trốn, và chẳng có sự thờ phượng công khai dành cho Đức Giêhôva trong xứ Israel. Đền thờ thì ở tại thành Jerusalem xa xôi lắm; vì thế ông chẳng còn có cơ hội để nghe bất cứ điều chi có thể làm cho ông vững vàng hay kích thích ông nữa; tuy nhiên ông cứ giữ theo đường lối của mình. Tôi lấy làm lạ không biết các vị giáo sư có khư khư giữ lấy công việc của mình nếu không có một chỗ nào cho sự thờ phượng, không có một hội Cơ đốc nào cả, không một tác động nào của đạo hết!?! Nhưng thái độ kính sợ Chúa của nhân vật nầy lại sâu sắc đến nỗi cảnh thiếu vắng mọi sự làm bổ dưỡng cho linh hồn không khiến cho ông phải lui bước.
Nguyện quí vị và tôi cứ nương theo Chúa Jêsus trong chỗ kín nhiệm của linh hồn chúng ta, hầu cho chúng ta sẽ được thịnh vượng mặc dù chúng ta bị dời khỏi chức vụ. Nguyện Đức Thánh Linh khiến cho chúng ta bền đỗ, không dời đổi cho đến đời đời.
Thêm vào mọi sự nầy, đã có nhiều khó khăn trong chỗ đứng của ông. Ông là quan gia tể của nhà vua. Nếu ông làm đẹp lòng Giêsabên và thờ lạy thần Baanh, ông sẽ được dễ dàng hơn trong hoàn cảnh của mình, vì ông sẽ hưởng được sự bảo trợ vương giả của bà ta; nhưng ở đó ông là quan gia tể cho nhà Aháp, mà vẫn kính sợ Đức Giêhôva. Ông phải ăn ở thật là tế nhị, canh giữ từng lời nói cách cẩn thận. Tôi không lấy làm lạ khi thấy ông là một nhân vật rất cẩn trọng, và có đôi chút sợ hãi đối với Êli, e rằng ông ta sẽ ban cho ông một sứ mệnh, sứ mệnh nầy sẽ dẫn ông tới chỗ chết. Ông đã đạt tới mức phải thật khôn khéo, trông chừng mọi thứ chung quanh mình, cũng không đem lương tâm ra mà thoả hiệp, cũng không gây nguy hiểm cho địa vị của mình. Một con người khôn ngoan phi thường cần phải làm như thế, nhưng ông là người có thể làm được việc, đáng được khen ngợi. Ông không rời bỏ chức vụ của mình, tôn giáo trong ông cũng chẳng lui đi. Nếu ông bị buộc phải phạm sai lầm, tôi dám chắc ông sẽ bắt chước các thầy tế lễ và người Lêvi mà bỏ trốn sang xứ Giuđa, ở đó sự thờ lạy Đức Giêhôva còn tiếp diễn; nhưng ông cảm thấy rằng không phục theo sự thờ lạy hình tượng, ông có thể làm một việc chi đó khả thi cho Đức Chúa Trời ở địa vị có nhiều ưu thế của ông, rồi vì cớ đó ông đã quyết định dừng lại không tranh chiến nữa. Khi không còn có hy vọng gì để đắc thắng, quí vị có thể lui về nghỉ; nhưng ông là con người can đảm khi có âm thanh của tiếng tù và lui đi thổi lên, ông không nghe theo nó, ông đã đặt con mắt mù của mình vào chiếc viễn vọng kính, không nhìn thấy dấu hiệu của ngọn lửa rút quân, mà chỉ nắm chặt chỗ đứng của mình chống lại mọi sự chênh lệch, và làm ra mọi sự gây hại mà ông có thể làm cho kẻ thù. Ápđia là một nhân vật đã ở trong lẽ thật "giữ lấy đồn lũy", vì ông cảm thấy rằng khi hết thảy các vị tiên tri đều bị Giêsabên kết tội, thì vai trò của ông là phải ở lại gần con cọp cái và giải cứu nhiều sinh mạng, ít nhất là hàng trăm tôi tớ của Đức Chúa Trời khỏi quyền lực gian ác của bà ta. Nếu ông không thể làm nhiều hơn nữa, ông đã không sống trong nhưng không nếu ông đã hoàn tất được nhiều việc. Tôi ngợi khen con người nầy, quyết định của ông là tương đương với tính cẩn trọng của ông, mặc dù tôi rất sợ phải nắm giữ một địa vị nguy hiểm như thế. Đường lối của ông là đường lối giống như bước đi trên dây thừng với Blondin. Tôi không thích tự mình thử bước đi trên đó, tôi cũng không tiến cử bất kỳ ai trong quí vị nên thử một chuyến khó khăn đó. Vai trò của Êli thì có nhiều an ninh và to tát hơn. Đường lối của vị tiên tri cũng đủ bằng phẳng rồi; ông không cần phải làm đẹp lòng ai hết, mà chỉ có quở trách Aháp thôi; ông không cần phải đề phòng chi cả, mà chỉ hành động trong tư thế nói năng dũng cảm cho Đức Chúa Trời của Israel. Dường như ông là người quan trọng hơn khi cả hai ông đứng trong bối cảnh đặt trước mặt chúng ta. Ápđia sấp mình xuống đất và gọi ông "Êli Chúa tôi"; và ông đã gọi đúng như thế, vì về mặt đạo đức ông là người thấp kém hơn. Tuy nhiên, tôi không phải sấp mình xuống trước mặt Êli e rằng tôi khó mà dám ngước lên. Đây là một việc lớn cho Ápđia vì ông phải quản lý nhà của Aháp với Giêsabên ở trong đó, dù vậy, ông đã kiếm được sự khen ngợi từ Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì ông đã kính sợ Đức Giêhôva nhiều lắm.
Ông đã kiên nhẫn, dù ông rất thành công trong cuộc sống; và tôi nhắm nhiều vào lòng tin của ông. Không có một điều gì nguy hiểm cho một người hơn là thịnh vượng trong đời nầy, trở nên giàu có và được kính trọng. Tất nhiên là chúng ta ao ước điều đó, mong đạt được nó, phấn đấu vì nó; nhưng có bao nhiêu người đạt được nó đã mất hết mọi sự, như sự giàu có về mặt thuộc linh! Người thường yêu mến dân sự của Đức Chúa Trời, và giờ đây người nói: "họ thuộc về lớp người thiếu tế nhị". Bao lâu người nghe giảng tin lành người chẳng để ý tới cấu trúc của ngôi nhà, nhưng giờ đây người có óc thẩm mỹ, và phải có cấu trúc kiểu gothic, xoắn ốc, một toà giảng bằng đá cẩm thạch, kiểu trang phục của thầy tế lễ, một nhà kính trồng cây đặt trong nhà thờ, cùng mọi thứ tốt đẹp khác. Khi túi người đầy ắp, thì đầu óc người trống rỗng, và đặc biệt tấm lòng người cũng rỗng tuếch. Người đứng xa lẽ thật và phép tắc với sự tương ứng khi người thăng tiến đến địa vị người mong muốn. Đây là một phương tiện của công việc làm ăn, lúc nào đó người sẽ ở vị trí đầu hết đặng xét đoán. Không có một tinh thần thượng võ nào trong cách tiến thân như vậy; ở mức kém cõi sau cùng quả là đê tiện lắm. Đức Chúa Trời cứu chúng ta ra khỏi việc nầy; thế nhưng có nhiều người chưa được cứu ra khỏi đó. Tôn giáo của họ không phải là vấn đề của phép tắc, mà là vấn đề của sự thích thú. Đây không phải là sự theo đuổi lẽ thật, mà là một sự tham muốn về mặt xã hội, bất luận là bằng phương tiện gì; chủ đích của họ không phải là làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời, mà là tìm kiếm những người chồng giàu có cho con gái của họ. Đây không phải là lương tâm dẫn dắt họ, mà là lòng trông mong muốn được mời Sir John đến ăn tối với họ, và đổi lại họ sẽ được mời dùng bữa tối tại thánh đường. Đừng nghĩ tôi là kẻ hay mỉa mai nhé! Tôi nói tới tình trạng đáng buồn của mọi sự làm cho người ta phải xấu hổ. Tôi nghe nói về họ mỗi ngày, dù họ không ảnh hưởng đến tôi hay Hội Thánh nầy theo cách riêng. Đây là thời thế của tình trạng bần tiện đội lốt dưới khái niệm đáng kính trọng. Đức Chúa Trời gửi tới chúng ta hạng người thuộc quặng thượng phẩm giống như John Knox, hay nếu quí vị thích, thuộc loại kim quí giá như Êli, và nếu mấy người nầy tỏ ra quá cứng rắn và nghiêm ngặt, chúng ta có thể hài lòng với hạng người giống như Ápđia. Có lẽ người sau cùng nầy sẽ còn khó mà kết quả hơn cả Êli, với Đức Chúa Trời mọi sự đều khả thi.
III. Ápđia với ân ban từ thuở ấu thơ và quyết định bền đỗ đã trở thành một con người MỘ ĐẠO LỖI LẠC, và đây là phần xem xét đáng nhớ nhất ông đã làm gì và ông đã ở đâu. Lòng mộ đạo lỗi lạc nơi vị quan gia tể trong triều đình của Aháp! Đây quả là ân tứ kỳ diệu. Tôn giáo của con người nầy có cường độ rất lớn ở trong ông. Nếu ông không sử dụng công khai cái điều mà Êli đã sử dụng, ông không được kêu gọi đến với một cơ nghiệp như thế đâu; nhưng nó nằm sâu trong linh hồn ông và nhiều người khác nhìn biết điều đó. Giêsabên đã nhận biết sự ấy, không nghi ngờ chi hết, tôi nói quả quyết như thế. Bà ta không ưa thích ông, nhưng bà ta phải chịu đựng ông, bà ta nhìn ông với vẻ nghi ngờ, nhưng bà ta không thể trục xuất ông được. Aháp đã học biết tin cậy ông và không thể làm việc mà không có ông, vì có lẽ ông đã trang bị cho Aháp với một ít sức mạnh của lý trí. Có thể Aháp thích giữ ông lại để cho Giêsabên thấy rằng ông có tánh ngang bướng nếu ông thích và ông vẫn là một con người. Tôi lưu ý rằng những người chồng mềm dẻo nhất thích chiều theo một tư tưởng cho rằng họ không hoàn toàn bị người bạn đời của họ điều khiển, và có thể trong câu chuyện nầy Aháp đã lưu Ápđia lại trong địa vị đó. Ở bất kỳ cấp độ nào, ông đã có mặt ở đó, và ông không hề chiều theo tội lỗi của Aháp, cũng không tán thành sự thờ lạy hình tượng của Aháp nữa. Có thể quí vị cũng ở trong trường hợp đó, đây là bối cảnh giữa sự loạn nghịch chống lại Đức Chúa Trời đã có một người mà lòng tin kính của người ấy đối với Đức Chúa Trời có cường độ rất lớn và rất đáng chú ý. Thật là kinh khủng khi thấy có một Giuđa ở giữa vòng các vị sứ đồ, cho nên thật là quan trọng khi khám phá ra một Ápđia ở giữa các triều thần của Aháp. Đúng là ân điển đã vận hành để duy trì một ngọn lửa như thế ở giữa cả đại dương, sự tin kính như thế ở giữa tội lỗi bẩn thỉu nhất!
Và lòng mộ đạo từ thuở ấu thơ của ông là rất thực tế; vì khi Giêsabên lo giết chóc các vị tiên tri thì ông đem giấu họ ở cách xa bà ta — một trăm người trong số họ. Tôi không biết có bao nhiêu tôi tớ của Đức Giêhôva mà bất kỳ ai trong số quí vị đang giúp đỡ cho, nhưng tôi không có đặc ân nhận biết bất kỳ một người cao thượng nào đang trợ giúp cho cả trăm vị Mục sư; thái độ rời rộng của người nầy nằm ở một cấp độ rất lớn lao. Ông đã nuôi họ với phần tốt nhứt mà ông có thể tìm được để giúp cho họ, và đã liều mạng sống mình vì họ bằng cách che giấu họ trong các hang động không bị bà Hoàng hậu truy tìm. Không những ông đã sử dụng hầu bao của mình, mà còn liều cả mạng sống của mình khi cái giá đã bị đặt trên đầu của những người nầy. Có bao nhiêu người giữa vòng chúng ta sẽ tra mạng sống mình vào chỗ nguy hiểm vì một trong số các tôi tớ của Đức Chúa Trời? Với bất kỳ giá nào, sự kính sợ Chúa của Ápđia đã kết quả thật quí báu, và tự minh chứng là một nguyên tắc hành động rất có quyền năng.
Lòng tin kính của ông cũng đã được các tín hữu thời ấy công nhận. Tôi dám chắc như thế, vì Ápđia đã nói với Êli: "người ta há không có thuật điều đó cho chúa tôi hay sao?" Giờ đây, Êli là cái đầu và là nhà lãnh đạo của các môn đồ Đức Giêhôva ai cũng biết trên khắp xứ sở đó, và Ápđia đã ngạc nhiên không ít vì chưa có ai thuật lại cho vị đại tiên tri biết về việc làm của ông; cho dù hành động rời rộng của ông có thể được giấu kín khỏi Giêsabên và những người theo tà thần Baanh, điều nầy giữa vòng các tôi tớ của Đức Chúa Trời hằng sống thì ai cũng biết hết. Người ta nhắc tới ông giữa vòng những người được cho là có giá trị nhất; điều nầy đã được thì thầm giữa vòng họ, nghĩa là họ có một thiết hữu ở trong cung vua, rằng quan gia tể của triều đình đứng về phía họ. Nếu có ai dám cứu một vị tiên tri giống như ông, rồi các vị tiên tri của Đức Chúa Trời cảm thấy an ninh khi họ được đưa đến cho ông chăm sóc; họ biết rằng ông sẽ không phản bội họ trước Giêsabên khát máu. Sự họ đến với ông và cả tin nơi ông cho thấy rằng sự trung tín của ông ai cũng biết và được đánh giá cao. Cho nên ông mạnh mẽ đủ trong ân điển để trở thành một vị lãnh tụ được công nhận bởi phe tin kính.
Bản thân ông rõ ràng đã nhìn biết Êli, mà không có tỏ thái độ xem thường, ngay tức khắc đã dành cho Êli một sự tôn trọng hoàn toàn. Vị tiên tri của Đức Chúa Trời, ngay giờ phút bị mọi người thù ghét vì cớ sự xét đoán đã được giáng ra bởi ông là phương tiện, và là đối tượng đặc biệt mà bọn do thám đang theo đuổi, lại được con người giàu ơn nầy tôn cao. Lòng mộ đạo từ thuở ấu thơ đã trở thành lòng mộ đạo lỗi lạc; người nào biết kính sợ Đức Chúa Trời là người hầu việc Đức Chúa Trời một cách sớm sủa. Quí vị biết câu Châm ngôn xưa: "Người nào làm ăn phát đạt thức dậy từ lúc 5 giờ sáng". Câu nầy cũng có thể áp dụng cho tôn giáo, cho bất kỳ ngành nghề nào khác. Người nào muốn thịnh vượng với Đức Chúa Trời sẽ ở với Đức Chúa Trời một cách sớm sủa trong cuộc đời của mình. Người nào muốn mở ra một dự án quan trọng trên cuộc đua lên thiên đàng sẽ không để mất đi một phút đồng hồ. Cho phép tôi thúc giục lớp người trẻ phải suy nghĩ tới điều nầy, và dâng tấm lòng của họ cho Đức Chúa Trời ngay bây giờ.
Hỡi quí vị giáo viên lớp Trường Chúa Nhật, hôm nay quí vị đã đào tạo những con người sẽ gìn giữ lẽ thật sống động trên đất nước nầy trong nhiều năm tháng hầu đến, những người sẽ biết lo chăm sóc cho các tôi tớ của Đức Chúa Trời và là đồng minh tốt nhứt của họ, những người nam người nữ sẽ đem lại nhiều linh hồn cho Đấng Christ. Quí vị hãy bước tới với công tác thánh của mình. Quí vị không biết mình sẽ dạy dỗ ai đâu. Quí vị nên bắt chước vị gia sư chuyên giữ hộ nón cho các em thiếu nhi trong trường của mình vì ông không biết chúng sẽ trở nên như thế nào!?! Hãy đánh giá thật cao về lớp học của mình, quí vị không thể nói ai đang có mặt ở đó, nhưng chắc chắn quí vị đã có giữa vòng chúng những kẻ sẽ là cột trụ ở trong nhà của Đức Chúa Trời trong những năm tháng hầu đến.
IV. Tôn giáo thời ấu thơ của Ápđia đã trở thành LÒNG MỘ ĐẠO RẤT ẤM CÚNG cho ông sau nầy. Khi ông nghĩ Êli sắp sửa tỏ ra cho ông thấy mối nguy hiểm lớn lao, ông đã biện hộ cho sự phục vụ lâu dài của ông đối với Đức Chúa Trời, ông nói: "Vả, kẻ tôi tớ ông kính sợ Đức Giê-hô-va từ khi thơ ấu"; giống như David, khi ông trở về già, ông nói: "Hỡi Đức Chúa Trời, Chúa đã dạy tôi từ buổi thơ ấu; Cho đến bây giờ tôi đã rao truyền các công việc lạ lùng của Chúa; Hỡi Đức Chúa Trời, dầu khi tôi đã già và tóc bạc rồi, xin chớ bỏ tôi". Đây sẽ là nguồn yên ủi lớn lao cho quí vị, hỡi lớp người trẻ, khi quí vị trở về già quay nhìn lại một đời sống tận tuỵ trong sự hầu việc Đức Chúa Trời. Quí vị sẽ chẳng tin tưởng về sự hầu việc đó, quí vị sẽ không nghĩ rằng có công trạng chi ở sự hầu việc đó, thế nhưng quí vị sẽ chúc phước Đức Chúa Trời vì sự hầu việc ấy. Một tôi tớ, là người đã ở với thầy mình từ thuở ấu thơ sẽ không sống lang bạt khi người trở về già. Một người thầy có tâm trí đúng đắn kính trọng người đã phục vụ đúng đắn và lâu dài cho mình. Thiết nghĩ quí vị đã sinh sống trong gia đình một người y tá già đã dưỡng dục quí vị khi quí vị còn là một đứa trẻ, và đã sống để bồng bế con cái của quí vị, lẽ nào quí vị đẩy bà ấy ra đường khi bà đã thôi việc rồi? Không, quí vị sẽ làm hết sức mình vì bà ấy; nếu quí vị có quyền, quí vị đừng để cho bà ấy làm công việc nội trợ nữa. Bây giờ, Chúa còn tử tế và giàu ơn hơn chúng ta nhiều, và Ngài không hề gạt bỏ những tôi tớ già nua của Ngài. Đôi khi tôi đã khóc —
"Đừng gạt tôi ra khi sự phục vụ Ngài, lạy Chúa,Nhưng hãy dạy dỗ tôi theo ý chỉ của Ngài;Đối với tôi,
ở trong những công trường quá rộng lớn,Một số bổn phận phải chu toàn;Và tôi sẽ không xin phần thưởng nào hết,Mà chỉ muốn hầu việc Ngài mà thôi".
Tôi đoán trước thời điểm khi tôi không thể làm được mọi chuyện tôi đang làm lúc bây giờ. Quí vị và tôi có thể nhắm tới đàng trước một ít ở khoảng thời gian gần gũi, khi chúng ta sẽ trải qua tuổi trung niên đến những năm tháng tàn tạ, và chúng ta dám chắc rằng Chúa chúng ta sẽ chăm sóc chúng ta cho đến cuối cùng. Chúng ta hãy sử dụng tính cần cù của mình vào sự hầu việc Ngài đang khi chúng ta còn sức khỏe và năng lực, và chúng ta sẽ dám chắc rằng Ngài sẽ chẳng bất công mà quên đi công việc đức tin và tình yêu thương của chúng ta. Đây không phải là đường lối của Ngài. "Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng". Câu nầy nói về Con Ngài, và câu nầy cũng nói tới Đức Chúa Cha nữa. Ô, hãy tin tôi, không có một điểm tựa nào tốt hơn để một người già có thể dựa vào đó hơn là tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho người khi người còn trẻ. Quí vị không thể có cái nhìn nào rõ hơn qua cánh cửa sổ khi ánh mắt của quí vị bắt đầu yếu dần để nhớ thể nào quí vị đã đi theo Chúa trong những ngày niên thiếu của mình, và dâng sức khoẻ mình cho sự hầu việc Ngài.
Hỡi lớp người trẻ yêu dấu, nếu có ai trong quí vị đang sống trong tội lỗi, tôi nài xin quí vị nên nhớ lại rằng nếu quí vị đang tìm kiếm những khoái lạc của đời nầy hôm nay, quí vị sẽ lần hồi trả giá vì sự tìm kiếm đó. Hãy vui mừng trong buổi thiếu niên, khá đem lòng hớn hở trong khi còn thơ ấu, nhưng phải biết rằng vì mọi việc ấy, Đức Chúa Trời sẽ đòi quí vị đến mà đoán xét. Nếu thời niên thiếu của quí vị là hư không, và tuổi thanh niên của quí vị là gian ác, ngày sau của quí vị sẽ là buồn rầu. Ô, quí vị phải khôn ngoan và dâng cho Đấng Christ bó hoa của quí vị cùng mọi vẽ đẹp của nó. Quí vị không thể nên thánh liền được, vì quí vị không thể sống vui sướng ngay được. Một đời sống vui vẻ thực sự bắt đầu ở trong nhà Đức Chúa Cha cao cả.
Và quí vị, những giáo viên, cứ tiếp tục dạy dỗ con trẻ những đường lối của Đức Chúa Trời. Trong thời buổi nầy, xứ sở đang dành cho chúng sự dạy dỗ theo đời nầy suốt cả ngày, sáu ngày trong một tuần lễ; và sự dạy tôn giáo thực sự có cần để làm cân đối đời sống đó, hoặc chúng ta không bao lâu nữa sẽ trở thành một xứ vô đạo. Sự dạy theo đời nầy dường như rất tốt đẹp; chúng ta không bao giờ đứng trên đường với bất kỳ ánh sáng nào, nhưng sự dạy phi tôn giáo làm cho người ta quái gỡ hơn là họ sống mà không có nó. Một kẻ trộm với dụng cụ cạy cửa là đủ xấu rồi, nhưng kẻ trộm với cây viết và một bộ sổ sách cướp đi của người khác nhiều lắm. Với những chương trình hiện tại của chúng ta, trẻ con sẽ lớn lên với khả năng phá phách lớn lao hơn, nếu sự kính sợ Chúa không đặt ở trước mặt chúng, và chúng đã được dạy dỗ theo Kinh Thánh và theo tin lành của Chúa Jêsus Chúa chúng ta. Thay vì nới lỏng các nổ lực của Trường Chúa Nhật, chúng ta cần phải khôn ngoan gia tăng thêm các nổ lực đó.
Khi quí vị càng lớn lên trong tội lỗi, tôi không thể nói với quí vị về lòng mộ đạo từ thuở ấu thơ; nhưng có một phân đoạn Kinh Thánh cung ứng cho quí vị niềm hy vọng lớn lao. Hãy nhớ thể nào người chủ nhà đã đi ra ở giờ thứ ba, thứ sáu, thứ chín và sau cùng là giờ thứ mười một, rồi thấy một số người vẫn còn đang đứng nhàn rỗi trong khu chợ. Quá trễ rồi, phải không? Rất trễ. Nhưng, phước hạnh thay là Đức Chúa Trời, không quá trễ đâu. Họ còn một giờ nữa, nhưng người chủ nhà nói: "Các ngươi hãy đi vào vườn nho ta, và ta sẽ trả tiền công phải cho". Giờ đây, quí vị, những con người của giờ thứ mười một, quí vị, những người sáu mươi, sáu mươi lăm, bảy mươi, bảy mươi lăm, tám mươi tuổi — tôi sẽ tiếp tục đếm tới 100 nếu tôi nghĩ quí vị có mặt ở đây vào độ tuổi đó — quí vị vẫn còn đến và đăng ký vào sự phục vụ Đức Giêhôva giàu ơn, Ngài sẽ ban cho quí vị đồng đơniê vào lúc cuối ngày y như Ngài sẽ trả cho số nhân công còn lại. Đức Giêhôva sẽ đem quí vị đến tại chơn Ngài bởi đức tin nơi Đấng Christ. Amen.
PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH ĐỌC
TRƯỚC KHI NGHE BÀI GIẢNG —
I Các Vua 18.1-16; Thi thiên 71.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét