Thứ Ba, 19 tháng 1, 2010

PHƯỚC CHO NHÂN LOẠI!



PHƯỚC CHO NHÂN LOẠI!
Luca 2:9-10: “Một thiên sứ của Chúa đến gần họ, và sự vinh hiển của Chúa chói lòa xung quanh, họ rất sợ hãi. Thiên sứ bèn phán rằng: Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một Tin Lành, sẽ làm một sự vui mừng lớn cho muôn dân”.
Chúc mọi người một Lễ Giáng Sinh vui vẻ!
Chúa nhựt vừa qua, trong giờ thông báo, Glenna đã cho biết chúng ta sẽ kỷ niệm Lễ Giáng Sinh vào ngày Chúa nhựt tuần nầy. Cô ấy nói thêm rằng: “Anh Dan sẽ là Santa Claus. Trông anh ấy rất giống với Santa Claus!” Sau giờ nhóm, bé Gabby đến tìm tôi đòi ẳm và vòi vỉnh. Khi tôi ẳm nó lên, nó hỏi: “Có phải bố sẽ là Santa Claus vào tuần tới không?” Tôi nghĩ nó đã có danh sách quà Giáng Sinh rồi!
Vào dịp Giáng Sinh đầu tiên đó, một thiên sứ đến công bố: “Ta có những tin tức tốt lành về sự vui mừng lớn lao cho tất cả mọi người!” Mary và Giô-sép chắc chắn đã kinh nghiệm được sự vui mừng ấy trong đêm đó. Cái điều mà bậc phụ huynh mới mẻ kia không có, ấy là con trẻ mà họ phải ẳm lấy trong vòng tay của mình. Nhưng Mary và Giô-sép đã kinh nghiệm niềm vui mừng ấy, khi biết được rằng Con Trẻ mà họ sẽ ẳm bồng quả thực là Con của Đức Chúa Trời. Họ biết rõ con trẻ Jêsus đã được thai dựng cách kỳ diệu bởi Đức Thánh Linh. Họ biết rõ các lần viếng thăm của thiên sứ. Đối với Mary, sự ra đời của Chúa Jêsus còn hơn cả việc cho ra đời một đứa con. Đó là sự ra đời của Cứu Chúa của nàng. Sự đến của Đấng Mêsi đã đem lại sự vui mừng cho nàng. Nàng công bố: “Ôi, tôi ngợi khen Chúa là dường nào, TÔI VUI MỪNG trong Đức Chúa Trời Cứu Chúa tôi là ngần nào”.
Xuyên suốt đời sống của Chúa Jêsus, Mary đã kinh nghiệm những niềm vui của chức năng làm mẹ. Giống như bất cứ người mẹ nào, nàng đã nhìn thấy con của mình học đi học nói. Nhưng sau đó, Mary còn nhìn thấy con trai mình đi dọc theo bờ biển Ga-li-lê, khi Ngài dạy dỗ về Đức Chúa Trời. Nghe Chúa Jêsus giảng dạy và nhìn thấy các phép lạ của Ngài há chẳng quan trọng sao? Nhưng chẳng vui mừng sao được khi người giảng dạy và làm ra những phép lạ là chính con ruột của mình? Tôi tin rằng những ký ức của đêm Giáng Sinh đầu tiên đó đã tồn động lại nơi 33 năm sau, khi Mary nhìn xem Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá. Tôi tin Mary đã kinh nghiệm niềm vui mừng của đêm Giáng Sinh đầu tiên đó, khi Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết ba ngày sau. Thể nào Mary đã vui mừng khi bà trông thấy Cứu Chúa phục sinh con trai của bà. Mary biết rõ bà cũng cần một Cứu Chúa nữa.
Mấy gã chăn chiên cũng đã kinh nghiệm niềm vui mừng lớn vào đêm Giáng Sinh đầu tiên ấy. Hãy tưởng tượng việc chăn bầy ở giữa sa mạc tối tăm xem. Đây là một công việc rất cô độc. Việc nầy thường là một việc chẳng có gì là quan trọng cả. Trừ phi có một con gấu hay sư tử thỉnh thoảng tìm cách cướp phá bầy, không có gì quan trọng xảy ra hết. Hãy suy nghĩ xem, bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu bạn đang chăn bầy chiên trong sự cô độc tối tăm thì thình lình một thiên sứ đến loan báo: “Ta có những tin tức tốt lành về sự vui mừng lớn đây!” Thiên sứ trình bày những tin tức cho mấy gã chăn chiên về Đấng Christ đã được mong đợi lâu nay. Mấy gã chăn chiên thấp hèn nầy là những người đầu tiên nghe thấy những tin tức tốt lành nói tới sự ra đời của Ngài. Thật là những tin tức rất thú vị! Rồi kế đó, Kinh thánh cho chúng ta biết rằng thiên sứ đã hiệp với một đoàn đông VÔ SỐ các đạo binh thiên sứ! Bản Kinh thánh The New Living Version nói: “Các đạo quân của thiên sứ” đã xuất hiện, ca hát và ngợi khen Đức Chúa Trời. Những tin tức nói tới sự ra đời của Chúa Jêsus đã mang lại sự vui mừng ở trên trời và dưới đất. Chính thiên đàng đã vui mừng khi hay tin Cứu Chúa của nhân loại. Hãy tưởng tượng việc mình có mặt ở đó với mấy gã chăn chiên xem – nghe ca đoàn Thiên sứ cất tiếng hát ngợi khen Đức Chúa Trời. Quang cảnh ấy thực đáng sợ thay! Mấy gã chăn chiên đã chẳng phí chút thì giờ nào cả”. “Chúng ta hãy đi — chúng ta hãy đi đặng xem việc kỳ diệu nầy!” Họ rời khỏi cánh đồng và hướng thẳng về Bết-lê-hem. Tôi tin họ chạy thẳng, không quay sang bên tả hay bên hữu, tìm cách nói với nhau về các tin tức tức lớn lao kỳ diệu và lạ lùng mà họ đã nhận được. Và khi họ nhìn thấy Chúa Jêsus Niềm Vui Mừng — Niềm Vui lớn lao. Họ biết rõ con trẻ đang nằm trong máng cỏ là Đấng Mêsi, Cứu Chúa của họ. Đời sống của họ không còn như trước nữa. Họ trở về với đồng áng, với bầy chiên – với kế sinh nhai của họ. Nhưng Kinh thánh cho chúng ta biết rằng họ đã trở về LÀM SỰ VINH HIỂN, và NGỢI KHEN ĐỨC CHÚA TRỜI vì họ đã kinh nghiệm được Cứu Chúa. Tôi dám chắc rằng trong phần đời còn lại của họ, trong khi họ còn sống trong những cánh đồng đó, lo chăn bầy mình lúc ban đêm, niềm vui lớn lao đã từng đầy dẫy tấm lòng của họ khiến cho họ suy nghĩ đến đêm thánh ấy và Con Trẻ nằm trong máng cỏ.
Tôi nghĩ đến hai người mà những tin tức nói đến sự giáng sinh của Chúa Jêsus đã mang lại sự vui mừng lớn trong đêm Giáng Sinh đầu tiên đó. Simêôn là một người rất tin kính. Ông cũng ước ao muốn nhìn thấy sự đến của Đấng Mêsi. Nhưng ao ước của Simêôn mãnh liệt đến nỗi Đức Chúa Trời đã hứa với Simêôn rằng ông sẽ không chết cho tới khi nào ông đã trông thấy Đấng Mêsi. Khi Mary và Giô-sép đưa con trẻ lên đền thờ để làm lễ dâng con, Đức Thánh Linh đã tỏ ra cho Simêôn biết lời hứa của Đức Chúa Trời đã trở nên hiện thực. Khi Simêôn ẳm Con Trẻ trên vòng tay của mình, ông đã được đầy dẫy với niềm vui mừng lớn. Ông nói: “Giờ đây tôi đã có mọi sự mà tôi cần có”.
Max Lucado viết về một người có tên là Robert Reed: “Tôi có mọi sự mà tôi cần có để được vui mừng!” Max viết: “Hai bàn tay của anh ta bị cong xoắn lại, hai bàn chân của anh ta thì vô dụng. Anh ta không thể tắm cho mình được. Anh ta không thể nuôi thân được. Anh ta không thể đánh răng được, hay chải tóc mình hoặc mặc quần áo lót được. Velcro đã xếp gấp hết áo sơ mi của anh ta. Robert đã bị chứng liệt não. Chứng bịnh khiến cho anh ta không thể làm được một việc gì cả … Nhưng chứng bịnh của Robert không ngăn được anh ta không trở thành giáo sĩ trong xứ Bồ đào Nha. Anh ta chuyển sang Luân đôn, một mình, vào năm 1972. Ở đó anh ta thuê một phòng ở khách sạn rồi bắt đầu học tiếng Bồ đào nha …Anh ta mỗi ngày được đưa vào trong công viên, ở đó anh ta phân phối những chứng đạo đơn nói về Đấng Christ”. Robert Reed tìm được niềm vui trong Chúa, anh nói: “Tôi có mọi sự tôi cần có để được vui mừng”. Max viết: “Những chiếc áo sơ mi của anh được Velcro xếp lại, nhưng đời sống của anh đã được xếp lại bằng sự vui mừng”. Simêôn đã tìm được chính sự vui mừng đó. “Tôi đã sẵn sàng chết trong sự bình an vì tôi đã nhìn thấy Cứu Chúa”.
An-ne cũng là một người rất tin kính. Bà đã ở trong đền thờ cầu nguyện trong ngày Mary và Giô-sép đưa Chúa Jêsus vào trong đền thờ để làm lẽ dâng con. Khi An-ne nhìn thấy Chúa Jêsus, bà bắt đầu ngợi khen Đức Chúa Trời. Kinh thánh cho chúng ta biết An-ne đã được đầy dẫy với niềm vui mừng lớn vì Đấng Mêsi đã ngự đến, bà nói với mọi người về Ngài. Luca 2.38: “bà nói chuyện về con trẻ với mọi người”.
Thiên sứ đã công bố: “Ta có những tin tức tốt lành”. Những tin tức tốt lành là tin gì vậy? Những tin tức tốt lành là sứ điệp tin lành: “Tôi là tội nhân. Tôi cần một Cứu Chúa. Chúa Jêsus là Cứu Chúa”. Thiên sứ loan báo: “Ta có những tin tức tốt lành nói tới niềm vui mừng lớn”.
Niềm vui mừng lớn đến với sự thực: trong chính cái thế giới bẩn thỉu bất toàn nầy, chúng ta có thể có hy vọng, sự bình an & sự thoả lòng. Chúng ta có sự trông cậy đời đời vì cớ Đức Chúa Jêsus Christ Cứu Chúa của chúng ta.
Một vị Mục sư đang sửa soạn sứ điệp Giáng Sinh. Ông thấy buồn ngủ khi đang nghiên cứu tại nhà thờ. Ông mơ thấy ông đang ở trong một thế giới trong đó Chúa Jêsus chưa hề đến đó. Trong chiêm bao, ông đang bước đi trên các đường phố, nhưng chẳng có cái tháp nhà thờ nào chỉa thẳng lên trời cả. Có một đứa trẻ đang khóc lóc đòi ông đến thăm mẹ nó đang hấp hối, nhưng khi đến nơi thì nhận ra rằng quyển Kinh thánh của ông kết thúc bằng Cựu ước. Tân ước với mọi lời hứa của nó về thiên đàng đã biến mất khỏi quyển Kinh thánh của ông. Vị Mục sư mới cúi đầu xuống, bật khóc trong thất vọng cay đắng, vì chẳng thể dành một sự hy vọng gì ở bên kia mồ mả hết. Thình lình vị Mục sư bị đánh thức bởi ca đoàn đang tập hát những bài ca Giáng Sinh quen thuộc.
Sự Vui Mừng Lớn đầy dẫy linh hồn ông, khi ông chưa hề nhận ra lý do tại sao chúng ta cứ hát bài "Phước Cho Nhân Loại, Chúa ta ra đời!" (Our daily Bread, Dec 20, 1992)
Thiên sứ công bố: “Ta có những tin tức tốt lành về sự vui mừng lớn sẽ là sự vui mừng cho muôn dân”. Ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho mọi người. Không một người nào nằm ngoài tầm với của ân điển Đức Chúa Trời. Tôi rất biết ơn vì trong số đó có tôi! Tôi không đáng được đặc ân cứu rỗi kỳ diệu của Đức Chúa Trời, nhưng không cứ cách nào đó Ngài đã sai Chúa Jêsus đến chịu chết vì tôi. Chúng ta có đặc ân trong ơn cứu rỗi đáng kinh ngạc nầy. Trong II Côrinhtô 9.15 Phaolô tuyên bố: “Tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sự ban cho của Ngài không xiết kể!” Chúng ta thường cho ơn cứu rỗi là hiển nhiên. Suy gẫm về một ơn như vậy sẽ cung ứng cho chúng ta SỰ VUI MỪNG LỚN. Có phải như vậy không? Sự ngợi khen luôn ở trên môi miệng chúng ta với sự đắc thắng chúng ta có nơi Đấng Christ Đấng Cứu Chuộc, là Cứu Chúa của chúng ta. Có sự ngợi khen trên môi miệng của bạn không? Vì mấy gã chăn chiên đã kinh nghiệm Cứu Chúa, đời sống của họ đã được đầy dẫy với việc LÀM VINH HIỂN & NGỢI KHEN ĐỨC CHÚA TRỜI. Có phải đời sống của bạn đã được đầy dẫy với việc làm vinh hiển và ngợi khen Đức Chúa Trời không? An-ne cũng đã được đầy dẫy với sự vui mừng về Cứu Chúa của bà đến nỗi Kinh thánh nói bà trò chuyện về Chúa Jêsus với mọi người. Bạn đã nói với ai chưa? Trong đêm Giáng Sinh đầu tiên ấy, những tin tức nói tới một Đấng Cứu Thế ra đời đã đem lại sự vui mừng lớn. Khi Mary nghe được các tin tức nói tới ơn cứu rỗi, nàng đã ngợi khen và thờ lạy Đức Chúa Trời. Có phải lời cầu nguyện của nàng cũng chính là lời cầu nguyện trên môi miệng và trong tấm lòng của bạn hôm nay không: “Ồ, tôi ngợi khen Chúa dường bao, TÔI VUI MỪNG trong Đức Chúa Trời Cứu Chúa tôi là dường nào”.
Lời cầu nguyện:
Nguyện chúng ta hãy vui mừng trong Cứu Chúa của chúng ta hôm nay. Hãy đứng lên và hát hết bài “Phước Cho Nhân Loại”.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét