Thứ Hai, 18 tháng 1, 2010

Cách thức đọc Kinh Thánh



Cách thức đọc Kinh Thánh
Bài giảng của Mục sư C. H. SPURGEON,Tại Giảng đường Metropolitan Tabernacle, Newington
Phân đoạn Kinh Thánh đọc trước khi giảng — Thi thiên 119.97-112.
"Các ngươi chưa đọc đến sao? ...Các ngươi chưa đọc đến sao?...Phải chi các ngươi hiểu nghĩa câu nầy" — Mathiơ 12.3-7.
THẦY THÔNG GIÁO VÀ NGƯỜI DÒNG PHARISI là hạng độc giả luật pháp rất năng nổ. Họ đã nghiên cứu các sách thánh một cách liên tục, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ một. Họ lưu ý những chỗ ít quan trọng nhất, song vẫn chú ý rất tỉ mỉ — như với câu đứng giữa của toàn bộ kinh Cựu Ước, câu nầy nằm ngay chính giữa, có bao nhiêu lần một từ đã xảy ra, thậm chí có bao nhiêu lần một âm đã xảy ra, và chiều kích của chữ, cùng vị thế đặc biệt của nó. Họ đã để lại cho chúng ta hàng đống chú thích rất hay trên chỉ những câu nói hay có của Kinh Thánh. Họ đã làm cùng một việc trên sách khác về vấn đề đó, và phần thông tin sẽ được xem là quan trọng y như các sự kiện mà họ đã tuyển chọn về từ ngữ trong Cựu Ước. Tuy nhiên, họ là hạng độc giả luật pháp rất sâu sắc. Họ đưa ra một sự tranh cãi với Cứu Chúa về một vấn đề đụng đến luật pháp nầy, vì họ chỉ tay mình vào đó, và sẵn sàng sử dụng nó như một con chim mồi đang dùng móng vuốt của nó để cào cấu vậy. Các môn đồ của Chúa chúng ta đã nhổ một vài bông lúa mì, rồi chà xát giữa hai bàn tay. Theo cách lý giải của người dòng Pharisi, chà xát một bông lúa mì giữa hai bàn tay là một kiểu của sự đạp lúa, và, đạp lúa trong ngày Sabát là một việc rất sai lầm, vì thế chà xát bông lúa mì giữa hai bàn tay khi quí vị đói bụng vào buổi sáng ngày Sabát là việc hoàn toàn sai. Đấy là lối nói của họ, và họ đã đến với Cứu Chúa về việc nầy, kèm theo với bản luật pháp ngày Sabát nữa. Đấng Cứu Thế đã đưa chiến tranh vào trong trại quân của kẻ thù, và Ngài đã làm thế ngay chính dịp tiện nầy. Ngài đã đối mặt với họ trên chính sân của họ, và Ngài phán với họ như sau: "Các ngươi chưa đọc đến sao?” — một câu hỏi rất sắc bén dành cho mấy thầy thông giáo và người dòng Pharisi, mặc dù chẳng thấy gì là căng thẳng lắm về việc nầy. Đây đúng là một câu hỏi rất thích ứng và rất hay dành cho họ; nhưng chỉ suy nghĩ đến việc phải đưa câu hỏi ấy ra cho họ xem. "Các ngươi chưa đọc đến sao?” "Đọc!" có thể họ đáp: "Sao chứ, chúng tôi đã đọc cả sách nầy rất nhiều lần rồi. Chúng tôi luôn đọc đấy mà. Chẳng có một phân đoạn nào thoát khỏi được cặp mắt tinh vi của chúng tôi". Tuy nhiên, Chúa chúng ta lại đưa câu hỏi ấy ra lần thứ hai — "Các ngươi chưa đọc đến sao?” giống như thể họ chưa đọc gì cả vậy, mặc dù họ là hạng độc giả trường kỳ nhất của sách luật để mà sống theo. Ngài nói xa nói gần - là họ chưa đọc gì cả; và kế đó Ngài cố ý đưa ra cho họ thấy lý do tại sao Ngài đã hỏi họ giống như họ chưa đọc gì cả vậy. Ngài phán: “Phải chi các ngươi hiểu nghĩa câu nầy"" giống như nói: "Các ngươi đã đọc đâu, vì các ngươi không hiểu". Hai con mắt các ngươi lướt trên từng dòng chữ, các ngươi đã đếm xem có bao nhiêu chữ, các ngươi đã đánh dấu vị thế của từng câu, từng chữ, các ngươi đã nói mình tiếp thu được nhiều điều về toàn bộ quyển sách, thế mà các ngươi chẳng phải là hạng độc giả của quyển sách thiêng liêng nầy, vì các ngươi chẳng tiếp thu được nghệ thuật thật của việc đọc sách; các ngươi không hiểu, và vì lẽ đó các ngươi thật chưa đọc sách ấy. Các ngươi chỉ là hạng người chuyên đọc lướt qua Ngôi Lời mà thôi: các ngươi chưa đọc quyển sách ấy, vì các ngươi không hiểu được sách ấy.
I. Đây là đề tài cho bài giảng của chúng ta, hoặc ít nhất, luận điểm đầu tiên của bài giảng, TRÌNH TỰ CHO VIỆC THỰC SỰ ĐỌC KINH THÁNH, PHẢI CÓ MỘT SỰ HIỂU BIẾT VỀ KINH THÁNH.Tôi ít khi cần tới lời đề tựa cho phần lưu ý nầy bằng cách nói rằng chúng ta phải đọc Kinh Thánh. Quí vị biết đọc Kinh Thánh là cần thiết dường nào rồi, vì chúng ta sẽ được trưởng dưỡng nhờ vào lẽ thật của Kinh Thánh. Tôi há có cần phải đưa ra câu hỏi là quí vị có đọc Kinh Thánh hay không sao? Tôi e rằng đây là một kỷ nguyên chuyên đọc tạp chí, một kỷ nguyên chuyên đọc báo, một kỷ nguyên chuyên đọc tạp chí xuất bản từng kỳ, nhưng không phải kỷ nguyên đọc Kinh Thánh nhiều như đáng phải có. Trong thời kỳ của hệ phái Thanh Giáo xưa kia, người ta không có nguồn cung cấp sách báo nào khác, thế nhưng họ tìm thấy cả một thư viện chỉ trong một Quyển Sách, là quyển Kinh Thánh. Và họ đã đọc Kinh Thánh như thế nào!?! Dường như trong các bài giảng ngày nay có ít tham khảo Kinh Thánh khi đem sánh với các bài giảng của các bậc thầy thần học thuộc hệ phái Thanh Giáo xưa kia! Gần như từng câu nói của họ chiếu sáng ra một câu gốc Kinh Thánh; không những là bài giảng mà họ đang giảng, mà nhiều bài giảng khác cũng nêu ra một ánh sáng mới luôn vậy. Họ trình bày các thứ ánh sáng đã được pha trộn từ các phân đoạn Kinh Thánh khác, làm thế họ đang khích lệ độc giả của họ phải ví sánh những việc thuộc linh với sự thuộc linh. Tôi muốn Đức Chúa Trời nhìn thấy rằng chúng tôi những vị Mục sư đã giữ được sự mật thiết với Quyển Sách vĩ đại cũ kỹ kia. Chúng ta đáng phải là hạng truyền đạo đã được đào tạo đúng mức một khi chúng ta làm như thế, dù chúng ta thiếu hiểu biết về "tư tưởng hiện đại", và chẳng "sánh ngang với thời đại". Tôi bảo đảm với quí vị, chúng ta sẽ là những đồng minh chạy trước thời đại của chúng ta một khi chúng ta giữ sự mật thiết đối với Lời của Đức Chúa Trời. Đối với quí vị, hỡi các anh chị em của tôi, anh chị em không phải nói, thức ăn ngon lành nhất cho quí vị chính là Lời của Đức Chúa Trời. Những bài giảng và sách báo có đủ rồi, nhưng có những dòng suối đang tuôn chảy trong một khoảng xa xa trên đất dần dần gom lại số đất cát nơi chúng đã chảy qua, rồi chúng mất đi sự tươi mới mát mẻ giống như lúc chúng bắt đầu tuôn chảy. Lẽ thật rất là ngọt ngào khi nó thoát ra từ Vầng Đá kia, vì ở lần phun trào đầu tiên, nó chẳng mất đi chút siêu phàm và quan trọng nào cả. Luôn luôn là tốt nhứt khi uống nước lấy lên từ giếng chớ không phải uống từ bình chứa. Quí vị sẽ thấy rằng việc đọc Lời của Đức Chúa Trời cho bản thân mình, đọc Lời ấy thay vì chỉ có chú thích trên đó, là phương thức chắc chắn nhất để tấn tới trong ân điển. Hãy uống sữa thuần khiết Lời Đức Chúa Trời, và đừng uống váng của sữa, hay sữa và nước trộn lộn bởi lời nói của con người. Nhưng bây giờ, hỡi anh chị em yêu dấu, mục đích của chúng ta, ấy là đọc Kinh Thánh nhiều chưa hẳn là đọc Kinh Thánh đâu. Những câu nói chạy ngang qua ánh mắt, và nhiều câu thấp thoáng qua trong trí, nhưng chẳng phải thật là đọc đâu. Một nhà truyền đạo xưa thường hay nói, Ngôi Lời có dòng chảy tự do rất mạnh giữa vòng nhiều người trong thời buổi nầy, vì nó xâm nhập vào lỗ tai ở bên nầy rồi thoát ra từ lỗ tai bên kia; và dường như vậy đối với một số độc giả — họ có thể đọc rất cần cù, nhưng họ chẳng đọc được điều gì. Con mắt thì đưa qua đưa lại, còn lý trí thì chẳng hề yên nghỉ. Linh hồn không chiếu theo lẽ thật rồi trụ lại đó. Nó bềnh bồng trôi qua bối cảnh giống như một con chim bay là là vậy, nó chẳng xây một cái tổ nào ở đó hết, và chẳng tìm được một chỗ để đậu chơn. Đọc như thế thì chẳng phải là đọc đâu. Hiểu được dụng cụ đo đạt là cốt lõi của việc đọc thực sự. Hãy đọc phần nhân của nó, còn phần vỏ có ít giá trị hơn. Trong sự cầu nguyện có một việc giống như cầu nguyện trong sự cầu nguyện — một sự cầu nguyện nằm trong bộ đồ lòng của sự cầu nguyện. Cũng vậy, trong sự ngợi khen có một sự khen ngợi trong bài ca, một ngọn lửa tin kính bên trong là sự sống của bài hát halêlugia. Cũng như thế khi kiêng ăn: có một sự kiêng ăn mà chẳng phải là kiêng ăn, và có một sự kiêng ăn bên trong, một sự kiêng ăn của linh hồn, ấy là linh hồn đang kiêng ăn. Cũng một thể ấy với việc đọc Kinh Thánh. Có việc đọc ở bên trong, một việc đọc từ trong cốt lõi — một việc đọc Ngôi Lời rất thực và sống động. Đây là linh hồn đang đọc; và, nếu linh hồn không có mặt ở đó, việc đọc ấy chỉ là một bài tập máy móc, và chẳng ích lợi chi hết. Giờ đây, hỡi anh chị em yêu dấu, trừ phi chúng ta hiểu những điều chúng ta đang đọc, chúng ta chẳng đọc gì hết; trọng tâm của việc đọc đi vắng rồi. Chúng ta thường hay xét đoán người theo đạo Công giáo về việc tuân giữ buổi thờ phượng hàng ngày theo lối La tinh; tuy nhiên người ta sẽ chẳng hiểu gì hết nếu dùng lối nói khác không phải là lối La tinh. Có người tự yên ủi họ với ý tưởng là họ đã làm một hành động tốt khi họ đọc một chương, đang khi họ chẳng bước vào ý nghĩa thật của chương ấy; nhưng chẳng chịu xem đấy là một sự dị đoan? Nếu quí vị để quyển sách xuống, rồi dùng chính thì giờ đó xem xét các nhân vật thôi, quí vị sẽ kiếm được nhiều điều hay còn hơn là quí vị cứ đọc đều đặn mà chẳng hiểu gì hết. Nếu quí vị có một quyển Tân Ước tiếng Hy lạp, một số người trong quí vị sẽ sống rất Hy lạp, quí vị sẽ giống người Anh nhiều khi đọc Tân Ước tiếng Anh nếu như quí vị đọc với tấm lòng hiểu biết. Văn tự không cứu được linh hồn đâu; văn tự giết chết nhiều ý nghĩa, và nó không hề ban ra sự sống bao giờ. Nếu quí vị cứ nhai đi nhai lại chỉ văn tự thôi, quí vị sẽ bị cám dỗ mà sử dụng nó giống như một thứ vũ khí chống lại lẽ thật, giống như người Pharisi đã làm khi xưa, và tri thức của quí vị về văn tự sẽ làm bật ra sự kiêu ngạo trong quí vị rồi dẫn quí vị đến chỗ hủy diệt. Chính ý nghĩa thực sự bề trong, là thứ được hấp thụ vào trong linh hồn, bởi đó chúng ta được phước và được nên thánh. Chúng ta được dầm thắm với Lời của Đức Chúa Trời, giống như lớp lông chiên của Ghi-đê-ôn, nó bị ướt đẫm với sương trời; và điều nầy chỉ có thể có được bởi việc hấp thụ sương ấy vào trong tâm trí của chúng ta, tiếp nhận nó như lẽ thật của Đức Chúa Trời, và hiểu biết sâu xa Lời ấy, vui thích về Lời ấy. Tiếp đến, chúng ta phải hiểu Lời đó, bằng không chúng ta chẳng đọc Lời ấy chi hết. Chắc chắn, lợi ích của việc đọc phải đến với linh hồn qua phương thức hiểu biết. Khi thầy tế lễ thượng phẩm bước vào nơi thánh, ông ấy luôn luôn thắp ngọn đèn bằng vàng lên trước khi ông ấy dâng hương lên bàn thờ bằng đồng, làm vậy như tỏ ra rằng tâm trí phải được soi sáng trước khi tình cảm có thể dậy lên trước đối tượng thiêng liêng của họ. Phải có sự hiểu biết về Đức Chúa Trời trước khi có thể kính mến Chúa: phải có sự hiểu biết về những vụ việc thiêng liêng, như chúng đã được tỏ ra, trước khi có một sự thưởng thức chúng. Chúng ta phải thể hiện ra, sâu xa y như lý trí hữu hạn của chúng ta có thể nắm bắt lấy, Đức Chúa Trời muốn nói gì qua điều nầy và Ngài muốn gì bởi điều kia; nói cách khác, chúng ta có thể hôn quyển sách mà chẳng ưa thích nội dung của nó, có thể chúng ta tôn kính văn tự và rồi chẳng có chút tin kính nào đối với Chúa là Đấng phán cùng chúng ta qua những lời nầy. Hỡi anh chị em yêu dấu, quí vị sẽ không thấy yên ủi gì cho linh hồn quí vị qua những điều quí vị không hiểu, quí vị cũng không thấy phần hướng dẫn nào cho cuộc sống từ những điều mà quí vị không hiểu; không một điều thực tiễn nào quí vị tiếp thu được qua những điều quí vị không thấu hiểu. Bây giờ, nếu chúng ta hiểu rõ những gì chúng ta đang đọc hoặc giả chúng ta sẽ đọc trong hư không, điều nầy cho chúng ta thấy rằng khi chúng ta đến với sự nghiên cứu Kinh Thánh chúng ta sẽ làm cho lý trí mình phải tỉnh thức đối với Kinh Thánh. Đối với tôi, chúng ta không luôn luôn xứng đáng với việc đọc Kinh Thánh. Có nhiều khi chúng ta dừng lại trước khi chúng ta mở quyển sách ra nữa là. "Hãy cởi giày ngươi ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh". Quí vị vừa mới cẩn thận nhập tâm rồi vừa lo âu về công việc làm ăn đời thường của mình, và quí vị không thể vừa cầm lấy quyển sách rồi bước vào những chỗ mầu nhiệm thiên thượng của nó được. Giống như quí vị cầu xin được phước cho miếng thịt của mình trước khi quí vị dùng nó, cũng một thể ấy điều nầy sẽ trở thành một điều luật tốt cho quí vị khi cầu xin được phước về câu Kinh Thánh trước khi quí vị dự vào thức ăn thiên thượng của câu nói đó. Hãy cầu xin Chúa làm cho đôi mắt của quí vị được sáng sủa trước khi quí vị dám nhìn vào ánh sáng đời đời của Kinh Thánh. Giống như các thầy tế lễ rửa chơn tại cái chậu trước khi bước vào công việc thánh của họ, cũng một thể ấy cần phải rửa đôi mắt của linh hồn mà với chúng quí vị nhìn xem Lời của Đức Chúa Trời, thậm chí rửa cả mấy ngón tay, một khi tôi muốn nói — mấy ngón tay lý trí mà với chúng quí vị sẽ lật từ trang nầy sang trang khác — với một quyển sách thánh quí vị cần phải xử lý theo một phong cách thánh. Hãy nói với linh hồn mình — "Linh hồn ơi, hãy đến, hãy tỉnh thức đi: giờ đây ngươi không phải đọc báo đâu; ngươi không phải đọc lướt những trang giấy của một thi sĩ con người để bị quáng mắt bởi dòng thơ sặc sỡ của ông ta; ngươi đang đến rất gần với Đức Chúa Trời, Ngài đang ngự trong Ngôi Lời giống như một quân vương đang đội mão triều ngự trong cung điện mình vậy. Hãy tỉnh thức đi, sự vinh hiển của ta; hãy tỉnh thức đi, mọi sự đang ở trong ta. Dù lúc bây giờ ta chưa ngợi khen và tôn vinh hiển cho Đức Chúa Trời, ta sắp sửa xem thấy những điều dẫn ta đến chỗ đấy, và vì thế đây là một hành động tin kính. Vậy nên, hỡi linh hồn ta, hãy khuấy động luôn, và quì gối xuống, đừng ngủ nghỉ ở trước ngai đáng sợ của Đấng Đời Đời kia". Đọc Kinh Thánh là thời gian dùng bữa thuộc linh của chúng ta. Hãy khua cồng lên rồi với từng khả năng hãy kêu cầu nơi bàn của Chúa mà dự tiệc với món thịt quí báu sắp sửa được dọn lên; hay, thay vì thế, hãy rung chuông nhà thờ lên để báo cho biết có sự thờ phượng, để báo cho biết việc nghiên cứu, học hỏi Kinh Thánh là một việc làm rất quan trọng giống như khi chúng ta cất cao Thi thiên lên vào ngày Sabát trong hành lang của nhà Chúa. Nếu những điều nầy được thực thi y như vậy, ngay lập tức quí vị sẽ thấy ngay, hỡi quí bạn yêu dấu, nếu quí vị cần hiểu rõ những điều quí vị đang đọc, quí vị cần phải suy gẫm điều đó. Một số phân đoạn Kinh Thánh đang hiển hiện ở trước mặt chúng ta —những đồng trũng phước hạnh mà bầy chiên sẽ phải băng ngang qua đó; nhưng có những dốc sâu mà lý trí của chúng ta sẽ phải dầm thắm trong đó với khoái lạc, nếu đến tại đó mà không có sự dè chừng. Có những câu Kinh Thánh đã được cấu trúc với mục đích buộc chúng ta phải suy nghĩ. Theo cách làm nầy, Cha thiên thượng của chúng ta muốn vạch lại nguồn gốc của chúng ta về thiên đàng — bằng cách buộc chúng ta phải suy nghĩ đến lối bước vào những điều kín nhiệm thiêng liêng. Vì thế Ngài đã đặt văn tự theo một hình thức buộc chúng ta phải suy gẫm nó trước khi chúng ta đạt tới sự ngọt ngào của văn tự đó. Quí vị biết đấy, Ngài sẽ giải thích điều đó cho chúng ta hầu cho chúng ta có thể nắm bắt luồng tư tưởng trong một phút, nhưng Ngài không thích làm thế trong mỗi trường hợp. Phần nhiều các bức màn phủ lên Kinh Thánh không có ý đồ che giấu ý nghĩa đối với người siêng năng, cần cù; nhưng buộc lý trí phải thật năng động, vì thường thì sự siêng năng của tấm lòng trong việc tìm kiếm để nhìn biết tâm ý của Chúa làm cho tấm lòng ra tốt hơn là chính sự hiểu biết. Suy gẫm và dồi mài tư tưởng luyện tập chúng ta và làm cho chúng ta được vững vàng vì sự tiếp thu được nhiều lẽ thật cao thượng. Tôi có nghe nói rằng những bà mẹ sống trên quần đảo Balearic, thời xa xưa, họ muốn dạy cho con trai của họ thành những tay ném trành thật giỏi, nên họ đặt những bữa ăn tối của chúng trên cao, chúng có thể nhận lấy bữa ăn một khi chúng ném một hòn đá trúng bẫy làm cho thức ăn phải hạ xuống: Chúa chúng ta muốn chúng ta phải trở nên những tay ném trành thật giỏi, và Ngài đặt một số lẽ thật quí báu trên cao, ở đó chúng ta không thể hạ nó xuống trừ phi ném hòn đá trúng mối bẫy; và sau cùng, chúng ta đánh trúng mối đó và tìm được thức ăn cho linh hồn mình. Khi ấy chúng ta có được lợi ích gấp bằng hai khi tiếp thu nghệ thuật suy gẫm và dự phần vào lẽ thật ngọt ngào lúc lẽ thật ấy được đưa vào tầm với của chúng ta. Hỡi anh chị em, chúng ta phải suy gẫm. Những chùm nho nầy sẽ không chiết ra rượu cho tới chừng nào chúng ta đạp lên chúng. Những trái ôlive nầy phải đem đặt dưới cái bánh xe, rồi ép nhiều lần, để dầu có thể tuôn tràn ra từ đó. Trong cái đĩa đựng quả hạch, quí vị biết rõ nên ăn quả nào, vì có cái lỗ nhỏ mà côn trùng đã khoét từ phía ngoài vỏ — chỉ một cái lỗ nhỏ thôi, và ở bên trong có một vật sống đang ăn phần ruột kìa. Phải, còn đây là một việc lớn khi khoan lớp vỏ cứng của văn tự, và rồi sống ở bên trong ăn lấy ăn để phần ruột đó. Tôi ao ước mình sẽ nên giống như con sâu nhỏ kia, sống ở bên trong và bên trên Lời của Đức Chúa Trời, đã khoan được lối của mình qua cái vỏ, và đến tận phần mầu nhiệm ở bên trong của Tin Lành hạnh phước. Lời của Đức Chúa Trời luôn luôn là quí báu cho người nào sống theo Lời ấy. Lúc cuối năm, tôi ngồi dưới bóng thật to của cây sồi, tôi quan sát những điều quen thuộc cây sồi có mà không cây nào khác có. Tôi lấy làm lạ và ngưỡng mộ cây sồi, nhưng tôi suy nghĩ ở trong lòng, tôi chưa suy nghĩ được phân nửa về cây sồi nầy giống như con sóc kia kìa. Tôi thấy nó nhảy từ cành nầy sang cành khác, và tôi dám chắc rằng nó quen thuộc cây sồi già đó, vì nó có tổ riêng đâu đó ở trong cây, những nhánh cây nầy là nơi trú ẩn của nó, và quả trên cây là thức ăn của nó. Nó sống ở trên cây. Đây là thế giới, sân chơi, kho thóc, tổ của nó; thực vậy, cây ấy là mọi sự cho nó, và đối với tôi thì không được như thế, vì tôi tìm chỗ nghỉ ngơi và thức ăn ở nơi khác. Với Lời của Đức Chúa Trời, chúng ta cần phải sống giống như mấy con sóc kia, sống trong và sống trên Lời ấy. Chúng ta hãy luyện tập tâm trí mình bằng cách nhảy từ cành nầy sang cành khác trong Lời ấy, hãy tìm chỗ nghỉ ngơi và thức ăn trong Lời đó, và khiến Lời ấy thành mọi sự trong mọi sự của chúng ta. Chúng ta sẽ trở thành hạng người rút tỉa ích lợi ra từ Lời ấy nếu chúng ta biến Lời ấy thành đồ ăn, thuốc men, của cải, khí giáp, nơi nương náu, sự vui thích của chúng ta. Nguyện Đức Thánh Linh hướng dẫn chúng ta làm theo điều nầy và làm cho Ngôi Lời ra quí báu cho linh hồn của chúng ta. Hỡi anh chị em yêu dấu, kế tiếp đây tôi muốn nhắc cho quí vị nhớ rằng vì cứu cánh nầy chúng ta buộc phải cầu nguyện. Suy gẫm là một việc lớn, cầu nguyện là một việc lớn hơn cũng cần phải suy nghĩ đó. Tôi không dám nói tới một số người trong quí vị, là những kẻ không đọc Lời của Đức Chúa Trời, và tôi không nói tới phần nhiều người đang đọc Lời ấy, song không đọc Lời ấy với quyết tâm mạnh mẽ để họ sẽ hiểu được Lời ấy? Tôi biết Lời ấy là thể nào! Quí vị có muốn bắt đầu để trở thành hạng độc giả chơn thực không? Quí vị có muốn làm việc để hiểu biết không? Thế thì quí vị nên vận dụng hai đầu gối của mình. Quí vị phải kêu cầu với Đức Chúa Trời để xin hướng dẫn. Ai hiểu rõ quyển sách nhất? Tác giả của nó. Nếu tôi muốn biết chắc ý nghĩa thực của một câu nói hơi lòng vòng, và tác giả đang sống ở gần tôi, và tôi có thể gọi ông ấy, tôi sẽ rung chuông cửa nhà ông ấy rồi nói: "Ông làm ơn nói cho tôi biết ông muốn nói gì qua câu nầy không? Không có gì phải nghi ngờ, câu nói ấy sẽ được thông hiểu rõ ràng cho xem, nhưng tôi là kẻ kém thông minh, tôi không thể tường tận được. Tôi không có tri thức và không nắm bắt được đề tài mà ông có, vì thế những điều ông ám chỉ, mô tả đang vượt quá sự hiểu biết của tôi. Sự việc hoàn toàn nằm trong trình độ của ông, và là tầm thường đối với ông, nhưng lại rất khó đối với tôi. Ông làm ơn giải thích ý nghĩa ấy dùm tôi nhé?" Một người đàng hoàng sẽ rất vui khi được yêu cầu như thế, và chắc sẽ chìu theo mà giải thích cho rõ ràng thôi. Chắc chắn là tôi sẽ nhận được ý nghĩa chính xác, vì tôi sẽ lên tận thượng nguồn của dòng suối khi tôi tham vấn chính tác giả. Cũng một thể ấy, hỡi anh chị em yêu dấu, Đức Thánh Linh đang ở với chúng ta, khi chúng ta cầm lấy quyển sách của Ngài rồi bắt đầu đọc, và mong muốn tìm biết sách ấy nói cái gì, chúng ta phải cầu hỏi Đức Thánh Linh bày tỏ ra ý nghĩa. Ngài sẽ không làm ra phép lạ, nhưng Ngài sẽ nâng cao lý trí của chúng ta lên, Ngài sẽ cung ứng cho chúng ta những tư tưởng, những điều dẫn chúng ta từ giềng nầy sang mối khác, cho tới lúc sau cùng chúng ta đạt tới phần chính của sự dạy thiêng liêng của Ngài. Khi ấy hãy khẩn thiết tìm kiếm sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, vì nếu trọng tâm của việc đọc là hiểu biết những điều chúng ta đang đọc, chúng ta phải bước vào sự cầu nguyện xin Đức Thánh Linh mở ra những điều kín nhiệm của Lời được cảm thúc kia. Nếu chúng ta cầu xin sự hướng dẫn và dạy dỗ của Đức Thánh Linh, quí bạn tôi ơi, sự hướng dẫn ấy sẽ tuôn tràn ra đến nỗi chúng ta sẽ sẵn sàng sử dụng mọi phương tiện mà hướng tới sự hiểu biết Kinh Thánh. Khi Philíp hỏi thăm hoạn quan Ê-thi-ô-pi rằng ông có hiểu lời tiên tri của Êsai hay không, ông ta đáp: "Nếu chẳng ai dạy cho tôi, thể nào tôi hiểu được?" Khi đó Philíp mới bước tới rồi mở Lời Chúa ra cho ông ta thấy. Có người cứ giả vờ là được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dạy dỗ, song lại từ chối không chịu dạy dỗ bởi tài liệu hay bởi những người năng động kia. Điều nầy chẳng làm vinh hiển gì cho Thánh Linh của Đức Chúa Trời; đây là sự bất kỉnh đối với Ngài, vì nếu Ngài ban cho một số tôi tớ Ngài được sáng láng hơn nhiều người khác — và rõ ràng là Ngài đang làm vậy — thì họ được dự định cho phải cung ứng sự sáng láng đó cho nhiều người khác, và sử dụng sự sáng ấy mà làm ích cho Hội Thánh. Còn nếu phần khác của Hội Thánh từ chối không chịu nhận lấy sự sáng ấy, thì Thánh Linh Đức Chúa Trời cung ứng sự sáng đó vì cứu cánh gì? Điều nầy ám chỉ rằng có sai sót đâu đó trong hệ thống hoạt động của ân tứ và ân điển, Đức Thánh Linh đang quản lý hệ thống nầy. Sự việc không thể chấp nhận được. Đức Chúa Jêsus Christ đẹp lòng ban thêm tri thức trong Lời của Ngài và nhiều sự thông sáng trong đó cho một số tôi tớ Ngài hơn nhiều người khác, chúng ta phải vui mừng tiếp thu lấy tri thức mà Ngài ban cho trong những phương thức theo như Ngài chọn cung ứng nó. Đúng là gian ác khi chúng ta nói: "Chúng tôi không có của cải thiên thượng chứa trong mấy cái bình bằng đất. Nếu Đức Chúa Trời cung ứng cho chúng tôi của cải thiên thượng ra từ chính tay Ngài, song không qua cái bình bằng đất, chúng tôi sẽ nhận lấy nó; nhưng chúng tôi nghĩ chúng tôi rất khôn ngoan, có tâm ý hướng thượng, rất thuộc linh cùng nhau chăm sóc các thứ trang sức khi chúng được đặt trong mấy cái bình bằng đất. Chúng tôi sẽ không nghe theo người khác, và chúng tôi sẽ không đọc bất cứ tài liệu nào trừ ra chính quyển sách, chúng tôi sẽ không nhận lấy bất cứ ánh sáng nào, trừ phi ánh sáng ấy đến từ kẻ hở của chính mái nhà chúng tôi. Chúng tôi sẽ không nhìn theo ngọn đèn của ai khác, chúng tôi sẽ cứ ở mãi trong bóng tối nầy". Hỡi quí anh chị em, chúng ta đừng rơi vào sự dại dột nầy nghe. Nguyện sự sáng đến từ Đức Chúa Trời, và dù một con trẻ sẽ mang nó đến, chúng ta sẽ vui mừng đón nhận lấy. Nếu bất kỳ tôi tớ nào, dù là Phaolô hay Abôlô hoặc Sêpha, họ đã được sáng láng từ nơi Ngài, nầy: "Hết thảy mọi sự đều thuộc về anh em, anh em thuộc về Đấng Christ, Đấng Christ thuộc về Đức Chúa Trời", và vì thế, hãy nhận lấy sự sáng mà Đức Chúa Trời đã nhen lên, và hãy cầu xin để được ơn đến nỗi quí vị có thể hấp thụ sự sáng đó trên văn tự hầu cho khi quí vị đọc quí vị có thể hiểu được văn tự ấy. Tôi không muốn nói nhiều về điều nầy, nhưng tôi thích đưa điều nầy về đến tận nhà của quí vị. Quí vị có nhiều quyển Kinh Thánh trong gia đình, tôi biết; quí vị không thể sống nếu không có Kinh Thánh, quí vị nghĩ mình sẽ là người tà giáo nếu quí vị không có một quyển Kinh Thánh nào hết. Quí vị có chúng rất gần với mình, và trông chúng giống như những quyển sách rất là đẹp: chưa lật nhiều, chưa sờn gáy, thật thế đấy, vì chúng chỉ ra khỏi nhà vào những ngày Chúa nhựt cho một sự phô trương, và chúng nằm trong lớp bao da với chiếc khăn tay được ướp mùi hương thơm ngát trong suốt những ngày còn lại trong tuần lễ. Quí vị không đọc Lời Chúa, quí vị không tìm kiếm Lời ấy, và làm sao quí vị mong mình nhận được phước hạnh thiêng liêng cho được chứ? Nếu vàng thiên thượng không được đào bới đúng mức, thì rất vô giá trị cho quí vị nào không muốn khám phá nó. Tôi thường hay nói với quí vị rằng sự tìm kiếm Kinh Thánh không phải là phương thức cứu rỗi. Lời Chúa đã phán: "Hãy tin Đức Chúa Jêsus Christ, thì ngươi sẽ được cứu". Nhưng, việc đọc Ngôi Lời, giống như nghe giảng Lời ấy, vẫn dẫn tới đức tin, và đức tin dẫn tới sự cứu rỗi; vì đức tin đến bởi sự nghe, và đọc là một hình thức nghe. Trong khi quí vị tìm cách để hiểu biết Tin lành là gì, sự tìm kiếm đó có thể đẹp lòng Đức Chúa Trời chúc phước cho linh hồn quí vị. Nhưng việc đọc nghèo nàn mà một số quí vị có đối với Kinh Thánh. Tôi không muốn nói điều chi quá nghiệt ngã vì thật — hãy để cho lương tâm quí vị nói đi, nhưng tôi vẫn phải nói — Có phải phần nhiều người trong quí vị đọc Kinh Thánh với một tư thế vội vã — chỉ một ít thôi, rồi quí vị bỏ Kinh Thánh xuống mà đi? Có phải quí vị mau quên những gì mình mới đọc, và đánh mất một ít tác dụng mà việc đọc ấy có? Một số ít người trong quí vị hạ quyết tâm tiếp thu cốt lõi, bông trái, sự sống, trọng tâm và uống lấy ý nghĩa của nó. Phải, nếu quí vị không làm như thế, tôi nói cho quí vị biết một lần nữa việc đọc của quí vị là rất tội nghiệp, việc đọc ấy là chết, đọc chẳng có ích chi hết; đọc như thế thì chẳng phải là đọc gì cả, danh nghĩa cũng chẳng đúng nữa. Nguyện Đức Thánh Linh hạnh phước ban cho quí vị biết ăn năn chạm đến sự việc nầy.
II. Nhưng bây giờ, thứ hai, và rất ngắn gọn, chúng ta hãy chú ý: TRONG KHI ĐỌC, CHÚNG TA PHẢI TÌM CHO RA SỰ DẠY THUỘC LINH CỦA NGÔI LỜI. Tôi nghĩ điều đó nằm trong câu gốc, vì Chúa chúng ta phán: "Các ngươi chưa đọc đến sao?” Rồi một lần nữa: "Các ngươi chưa đọc đến sao?” và tiếp đến, Ngài phán: “Phải chi các ngươi hiểu nghĩa câu nầy" — và ý nghĩa là một việc rất thuộc linh. Câu gốc Ngài đã trưng dẫn là: "Ta muốn lòng nhơn từ, không muốn của tế lễ" — một câu nói ra từ tiên tri Ô-sê. Giờ đây, các thầy thông giáo và người dòng Pharisi hết thảy đều vì văn tự — của tế lễ, giết con bò đực, và cứ thế. Họ đã bỏ sót ý nghĩa thuộc linh của câu Kinh Thánh: "Ta muốn lòng nhơn từ, không muốn của tế lễ" — nghĩa là, Đức Chúa Trời ưa thích chúng ta biết chăm sóc cho đồng loại của mình hơn là chúng ta chú vào bất cứ một nghi thức nào trong luật pháp của Ngài, chỉ để khiến cho đói khát rồi chết, cho bất cứ tạo vật nào mà tay Ngài đã dựng nên. Họ nên bỏ qua cái bề ngoài mà bước vào chỗ thuộc linh, và mọi việc đọc của chúng ta cũng cần phải làm giống như vậy.
Hãy chú ý đây, đây phải là trường hợp khi chúng ta đọc các phân đoạn Kinh Thánh thuộc lịch sử. "Chuyện vua Đa-vít đã làm trong khi vua với kẻ đi theo bị đói, các ngươi há chưa đọc đến sao? tức là vua vào đền Đức Chúa Trời, ăn bánh bày ra, là bánh mà vua và kẻ đi theo không có phép ăn, chỉ để riêng cho các thầy tế lễ". Đây là một mãng lịch sử, và họ cần phải đọc nó y như đã tìm thấy sự dạy thuộc linh ở trong đó. Tôi có nghe hạng người rất dốt nói: "Được thôi, tôi chẳng quan tâm gì khi đọc các phần lịch sử của Kinh Thánh". Hỡi quí bạn yêu dấu ơi, quí vị không biết mình đang nói gì khi thố lộ như vậy. Bây giờ, tôi nói với quí vị bằng kinh nghiệm mà tôi đôi lúc đã tìm được chỗ thuộc linh sâu sắc trong các phần lịch sử hơn tôi đã tìm gặp trong các Thi thiên. Quí vị sẽ nói: "Thế là thế nào?" Tôi quyết rằng khi quí vị với tới ý nghĩa bề trong và thuộc linh của một lịch sử, quí vị thường lấy làm lạ nơi sự sáng tỏ thật là kỳ diệu đó — sức mạnh thực tế — với sức mạnh đó sự dạy theo linh hồn quí vị về đến tận nhà đấy. Một trong những điều kín nhiệm lạ lùng của sự khải thị sẽ được hiểu rõ khi đặt trước mắt chúng ta các phần lịch sử hơn là chỉ nói miệng về chúng. Khi chúng ta có câu nói giải thích phần minh hoạ, phần minh hoạ mở rộng ra và truyền sức sống cho câu nói. Thí dụ, khi chính Chúa chúng ta muốn giải thích cho chúng ta biết đức tin là gì, Ngài đưa chúng ta đến với phần lịch sử nói tới con rắn bằng đồng; và ai từng đọc câu chuyện nói tới con rắn bằng đồng đều không cảm thấy Ngài đã có một ý hay hơn về đức tin qua hình ảnh của những người chết do rắn cắn đang nhìn xem con rắn bằng đồng và lại sống, hơn bất cứ phần mô tả nào mà Phaolô đã cung ứng cho chúng ta, Ngài đã xác định và mô tả thật là hay. Tôi khuyên quí vị, đừng bao giờ đánh giá thấp các phân đoạn lịch sử trong Lời của Đức Chúa Trời, nhưng khi quí vị không thể rút tỉa điều chi tốt từ nơi chúng, hãy nói: "Đấy là cái đầu ngu dốt và tấm lòng trì trệ của con. Lạy Chúa, làm ơn tẩy rửa đầu óc con và làm sạch linh hồn con". Khi Ngài đáp trả cho lời cầu nguyện ấy, quí vị sẽ cảm thấy mỗi phần trong Lời của Ngài đều được cung ứng cho bởi sự cảm thúc, và đang và sẽ có ích lợi cho quí vị. Hãy kêu la: "Xin mở mắt con, để con thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Ngài".
Cũng thực như thế khi chú vào các luật nghi thức, vì Cứu Chúa tiếp tục phán: "Hay là các ngươi không đọc trong sách luật, đến ngày Sa-bát, các thầy tế lễ trong đền thờ phạm luật ngày đó, mà không phải tội sao?" Chẳng có một luật đơn giãn nào trong bộ luật xưa, nhưng có một nhận thức và ý nghĩa ở bên trong; vì thế đừng xây khỏi sách Lê vi ký, hay nói: "Tôi không thể đọc các chương nầy trong sách Xuất Êdíptô ký và Dân số ký. Hết thảy chúng đều đang nói về các chi phái và mọi tiêu chuẩn của họ, các trạm nơi đồng vắng cùng những chỗ dừng chân của cuộc hành trình, đền tạm và thiết bị, hoặc cái chân, cái thân, cái đài, cái bầu bằng vàng đánh giát của ngọn đèn, các thứ đá quí, và chỉ tím, đỏ điều, đỏ sặm". Không, nhưng hãy tìm kiếm ý nghĩa bề trong đi. Hãy mở cuộc tìm kiếm đi; giống như trong kho tàng của một vì vua thứ nào đã được gói ghém cất kỹ và khó đến gần nhất là thứ trang sức chọn lọc nhất trong kho tàng, cũng một thể ấy với Kinh Thánh. Quí vị có từng bước vào Thư Viện Bảo Tàng của Nước Anh chưa? Có nhiều sách tham khảo ở đó mà độc giả được phép đem xuống đọc. Có những quyển sách khác thì độc giả phải viết đơn xin, và người không thể lấy chúng xuống khỏi kệ mà không được phép; nhưng chắc chắn họ có những quyển sách chọn lọc mà quí vị sẽ không được xem nếu không có phép đặc biệt, và rồi có những cánh cửa mở ra, và nhiều trường hợp được mở ra, và có một người canh chừng với quí vị khi quí vị xem những quyển sách đó. Hiếm khi quí vị được phép tra mắt mình vào một bản thảo, vì sợ quí vị làm bẩn một từ khi liếc nhìn vào đó; sách ấy là một của báu; không có một bản nào khác về bản thảo ấy trên khắp thế giới, và vì thế quí vị không thể dễ dàng cầm lấy quyển sách đó. Cũng vậy, có những lẽ đạo chọn lọc và quí báu trong Lời của Đức Chúa Trời đã được giấu kín trong những trường hợp như sách Lê vi ký hay Nhã ca của Vua Solomon, và quí vị không thể tiếp thu được từ chúng mà thiếu đi cánh cửa mở và chính Đức Thánh Linh phải ở với quí vị, hoặc giả quí vị sẽ không bao giờ đến gần được của báu vô giá ấy. Những lẽ thật cao hơn đã được giấu kín theo cách chọn lọc y như y phục quí báu của các Hoàng tử; vì thế, hãy tìm kiếm đang khi đọc. Đừng lấy làm thoả mãn với một luật nghi thức cho tới chừng quí vị đạt tới ý nghĩa thuộc linh của nó, vì đấy là việc đọc rất thực. Quí vị đã không đọc cho tới chừng nào quí vị hiểu rõ tinh thần của vấn đề.
Cũng y như thế với những câu nói về lẽ đạo trong Lời của Đức Chúa Trời. Tôi rất buồn khi quan sát thấy một số người, họ rất chính thống, và họ có thể lặp đi lặp lại tín điều của họ rất tinh thông, thế mà phần hữu dụng chính mà họ thực thi về tính chính thống của họ là ngồi và quan sát nhà truyền đạo với nhận định rồi hình thành một bản án nghịch lại ông ta. Ông ấy đã thốt ra một câu nói đơn sơ, câu nói đó bị xét đoán với tiêu chuẩn thấp bằng phân nửa bề rộng của sợi tóc! "Ông nầy giảng không hay đâu. Ông ta nói ra một số việc tốt đấy, song chẳng có giá trị bao nhiêu đâu, tôi dám chắc đấy. Ông ta đã sử dụng một lối nói cân không được 100 gram". 100gram không đủ cho người anh em yêu dấu nầy, họ phải có cái gì đó hơn và trên một siếc lơ trong nơi thánh. Tri thức của họ được sử dụng như một kính hiển vi để khuếch đại, phóng to lên những dị biệt nhỏ nhặt. Tôi không ngần ngại mà nói rằng mình đã gặp hạng người "dám phân biệt" trong các vấn đề thiêng liêng, nhưng họ chẳng biết gì về những vụ việc của Đức Chúa Trời theo ý nghĩa thực của chúng. Họ chẳng hề uống chúng trong linh hồn họ, mà chỉ ngậm trong miệng mình rồi lại phun ra trên người khác. Lẽ đạo về sự lựa chọn là một việc, nhưng biết rõ Đức Chúa Trời đã định trước mình, và biết rõ bông trái của những việc lành mà mình được ấn định cho, là một việc hoàn toàn khác. Khi nói về tình yêu thương của Đấng Christ, khi nói về thiên đàng đã được cung ứng cho dân sự của Ngài, cùng những việc giống như thế — mọi sự nầy đều rất tốt đẹp; nhưng mọi sự nầy đã được thực thi mà chẳng có một sự quen biết tư riêng nào với chúng cả. Vì thế, hỡi anh chị em yêu dấu, đừng lấy làm thoả lòng với một tín điều nghe rất kêu, mà hãy ao ước điều đó đã được ghi trên bảng lòng của quí vị. Các lẽ đạo nói về ân điển là rất tốt, nhưng ân điển trong các lẽ đạo vẫn im lặng. Hãy xem khi quí vị có ân điển ấy, và đừng thoả lòng với ý tưởng cho rằng quí vị đã được dạy dỗ cho tới chừng nào quí vị hiểu rõ lẽ đạo mà quí vị đã cảm nhận được quyền phép của nó.
Điều nầy khiến cho chúng ta cảm thấy rằng, để đạt tới mức độ nầy, chúng ta cần phải cảm thấy Chúa Jêsus đang hiện diện với chúng ta bất cứ lúc nào chúng ta đọc Ngôi Lời. Hãy đánh dấu câu thứ năm, là câu mà tôi đem đến trước mặt quí vị như một phần trong câu gốc của tôi mà tôi còn chừa lại: "Hay là các ngươi không đọc trong sách luật, đến ngày Sa-bát, các thầy tế lễ trong đền thờ phạm luật ngày đó, mà không phải tội sao? Vả lại, ta phán cùng các ngươi, tại chỗ nầy có một đấng tôn trọng hơn đền thờ". Nầy, họ đã suy nghĩ nhiều về văn tự của Ngôi Lời, nhưng họ không biết rằng Ngài đã có mặt ở đó, Ngài là chủ của ngày Sa-bát — Chúa của con người và Chúa của ngày Sa-bát, và là Chúa của muôn vật. Ồ, khi quí vị nắm lấy một tín điều, hay một lịnh lạc nào đó, hoặc bất cứ điều chi ở bề ngoài của văn tự, hãy cầu xin Chúa làm cho quí vị cảm thấy rằng có điều chi đó còn lớn lao hơn quyển sách đã được in ấn đàng hoàng kia, và điều chi đó còn hay hơn lớp vỏ của bản tín điều. Có một nhân vật lớn hơn hết thảy họ, và chúng ta đáng phải kêu cầu đối với Ngài, vì Ngài từng ở với chúng ta: “Ôi Đấng Christ hằng sống, xin làm cho câu nầy ra sống động dùm con. Lời Ngài là sự sống, nhưng không phải thế nếu không có Đức Thánh Linh. Con biết rõ quyển sách nầy của Ngài từ đầu cho đến cuối, và nhắc lại nó cả thảy từ Sáng thế ký cho đến Khải huyền, thế mà nó là một quyển sách chết, và con là một linh hồn chết. Nhưng lạy Chúa, làm ơn hiện diện ở đây; thế rồi con sẽ nhìn lên từ quyển sách đến với Chúa; từ điều luật đến với Ngài là Đấng làm phu phỉ điều luật đó; từ luật pháp đến với Ngài là Đấng làm vinh hiển luật pháp ấy; từ chỗ đe doạ đến với Ngài là Đấng đã sanh luật pháp ấy ra cho con, và từ lời hứa đến với Ngài trong Ngài mà ai nấy đều nói "Vâng và amen". A, thế rồi chúng ta sẽ đọc quyển sách theo cách cẩn trọng. Ngài hiện diện ở đây với tôi trong gian phòng nầy: Tôi không còn xem thường nữa. Ngài nghiêng người qua tôi, Ngài tra ngón tay Ngài theo từng dòng chữ, tôi có thể nhìn thấy bàn thay bị đâm thủng của Ngài: tôi sẽ đọc giống như đọc trong sự hiện diện của Ngài vậy. Tôi sẽ đọc quyển sách ấy, với sự nhận biết rằng Ngài là cốt lõi của nó — Ngài là minh chứng của quyển sách nầy cũng như là tác giả viết ra nó; Ngài là toàn bộ của quyển Kinh Thánh nầy cũng như là tác giả của nó. Đấy là phương thức dành cho các học viên được trở nên khôn ngoan! Quí vị sẽ tiếp lấy linh hồn của Kinh Thánh khi quí vị có thể giữ Chúa Jêsus với quí vị khi quí vị đang đọc Kinh Thánh. Quí vị đừng bao giờ nghe một bài giảng nào mà quí vị cảm thấy rằng nếu Chúa Jêsus đã bước vào toà giảng trong khi con người đang đọc bài diễn văn long trọng của mình, Ngài sẽ phán: "Thôi xuống đi, xuống đi; ngươi đang làm ăn gì ở đây vậy? Ta sai ngươi đến rao giảng về ta, và ngươi đang giảng về hàng tá vụ việc khác. Hãy trở về nhà rồi học hỏi về ta, và rồi hãy đến mà rao giảng". Bài giảng ấy không dẫn tới Đấng Christ, hoặc trong đó Đức Chúa Jêsus Christ không ở trên đỉnh cao mà ở dưới đáy, là loại bài giảng sẽ làm cho ma quỉ ở trong địa ngục phải bật cười, nhưng thiên sứ của Đức Chúa Trời sẽ phải bật khóc, nếu họ có khả năng cảm thụ như thế. Quí vị có còn nhớ câu chuyện mà tôi kể lại cho quí vị nghe về người ở xứ Wales, họ nghe một thanh niên đến giảng một bài rất hay — một bài giảng long trọng, một bài giảng như chim ưng xoè cánh bay vút trên cao; và khi anh ta giảng xong, anh ta hỏi người xứ Wales xem họ nghĩ gì về bài giảng ấy. Người xứ ấy đáp rằng họ chẳng nghĩ gì về bài giảng đó. "Và tại sao không chứ?" "Vì không có Đức Chúa Jêsus Christ ở trong đó". Anh ta nói: "Được rồi, nhưng câu gốc của tôi dường như không nhắc tới sự ấy". Người xứ Wales đáp: "Đừng lo, bài giảng của anh cần phải nhắc tới sự ấy". Chàng thanh niên kia đáp: "Tuy nhiên, tôi không nhìn thấy sự ấy”. Người kia nói: "Không, anh không thấy nên không biết phải giảng như thế nào. Đây là phương thức để rao giảng. Từ từng ngôi làng nhỏ trong nước Anh — bất luận là ở đâu —chắc chắn có một con đường dẫn tới Luân đôn. Mặc dù không có một con đường dẫn tới những địa điểm khác, chắc chắn có một con đường dẫn tới Luân đôn. Giờ đây, từ từng câu gốc trong Kinh Thánh có một con đường dẫn tới Đức Chúa Jêsus Christ, và phương thức rao giảng là chỉ cần nói: 'Làm sao tôi rút tỉa từ câu gốc nầy mà đến với Đức Chúa Jêsus Christ?' và rồi hãy đi giảng bất cứ đâu với phương thức ấy". Chàng thanh niên đáp: "Được rồi, nhưng giả sử tôi tìm một câu gốc không tiếp xúc với con đường dẫn tới Đức Chúa Jêsus Christ". Ông cụ kia đáp: "Tôi đã rao giảng trong bốn mươi năm, và tôi chưa hề thấy một câu Kinh Thánh nào như vậy hết, nhưng nếu tôi tìm được một câu, tôi sẽ chịu thua trừ ra những gì tôi đã nhận từ Ngài, vì tôi chưa hề xong việc mà chẳng chỉ ra Chúa của tôi". Có lẽ quí vị sẽ nghĩ rằng tôi sẽ chịu thua tối nay, nhưng tôi dám chắc rằng tôi không chịu thua vì câu thứ 6 có ở đây, câu ấy đưa Chúa chúng ta vào thật là ngọt ngào, đặt Ngài ngay ở trước mặt độc giả Kinh Thánh, hầu cho quí vị không nghĩ tới việc đọc mà chẳng cảm nhận rằng Ngài hiện diện ở đó, Ngài là Chúa và là Chủ của muôn vật mà quí vị đang đọc đấy, và Ngài sẽ khiến cho những việc nầy ra quí báu đối với quí vị một khi quí vị nhận biết Ngài trong đó. Nếu quí vị không tìm gặp Chúa Jêsus trong các phân đoạn Kinh Thánh, chúng sẽ trở nên vô ích cho quí vị, vì chính mình Chúa chúng ta đã nói gì nào? "Các ngươi dò xem Kinh Thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: ấy là Kinh Thánh làm chứng về ta vậy. Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống!" và vì thế sự tìm kiếm của quí vị sẽ ra hư không; quí vị chẳng tìm thấy sự sống, và còn chết ở trong tội lỗi của mình. Nguyện điều nầy không có nơi chúng ta.
III. Sau cùng, ĐỌC KINH THÁNH, phải hiểu biết Kinh Thánh và tìm lối vào ý nghĩa thuộc linh của nó, và sự khám phá Thân Vị thiêng liêng, Ngài là ý nghĩa thuộc linh, LÀ PHƯỚC HẠNH, vì ở đây Chúa chúng ta phán: "Phải chi các ngươi hiểu nghĩa câu nầy: Ta muốn lòng nhân từ, không muốn của tế lễ, thì các ngươi không trách những người vô tội”. Hiểu biết ấy giải cứu chúng ta không phạm phải nhiều sai lầm nếu chúng ta hiểu biết Lời của Đức Chúa Trời, và ở giữa những việc lành khác, chúng ta sẽ không trách cứ những người vô tội.
Tôi không có thì giờ để cơi rộng các ơn phước nầy, nhưng tôi muốn nói, tóm lại, sự đọc cẩn thận Lời của Đức Chúa Trời với quyết tâm mạnh mẽ hầu tiếp thu ý nghĩa của nó thường sanh ra sự sống thuộc linh. Chúng ta được sanh ra bởi Lời của Đức Chúa Trời: đây là phương tiện, công cụ của sự tái sanh. Vì lẽ đó, hãy yêu mến quyển Kinh Thánh của quí vị. Hãy ở gần luôn với quyển Kinh Thánh ấy. Quí vị, hạng tội nhân đang tìm kiếm, quí vị là những người đang tìm kiếm Chúa, việc đầu tiên của quí vị là tin theo Đức Chúa Jêsus Christ; nhưng trong khi quí vị còn ở trong bóng tối tăm, ồ, hãy yêu mến quyển Kinh Thánh của quí vị và hãy nghiên cứu quyển sách ấy! Hãy đem quyển sách ấy vào giường với mình, và khi quí vị thức dậy vào buổi sáng, nếu trời còn sớm chưa vội xuống cầu thang và quấy rối cả nhà, hãy dành ra nửa tiếng đồng hồ để đọc Kinh Thánh. Hãy nói: "Lạy Chúa, xin dẫn dắt con đến với câu gốc nào có phước cho con. Xin giúp con hiểu con là một tội nhân đáng thương, làm thể nào để phục hoà lại với Ngài". Tôi nhớ lại, lúc tôi tìm kiếm Chúa, tôi đến với quyển Kinh Thánh của mình và quyển "Kêu gọi kẻ chưa trở lại đạo" của Baxter và quyển "Báo động" của Alleine và quyển "Hãy dấy lên" của Doddridge, vì tôi nhũ thầm rằng: "Tôi sợ rằng tôi sẽ bị hư mất, nhưng tôi biết lý do tại sao? Tôi sợ tôi sẽ chẳng bao giờ tìm được Đấng Christ, nhưng lại không muốn tìm kiếm Ngài". Nỗi sợ ấy thường ám ảnh tôi, nhưng tôi nói: "Tôi sẽ tìm kiếm Ngài nếu Ngài cần phải tìm. Tôi sẽ đọc. Tôi sẽ suy gẫm". Chưa hề có một linh hồn thành thực tìm kiếm Chúa Jêsus trong Ngôi Lời, mà lát nữa đây người ấy vấp phải lẽ thật quí báu chỉ ra Đấng Christ đã ở gần và không muốn ai tìm kiếm; Ngài thực sự đã có mặt ở đấy, chỉ có họ là những tạo vật mù loà đã ở trong mê lộ đến nỗi không thể nhìn thấy được Ngài. Ồ, quí vị ơi, hãy bám lấy Kinh Thánh. Kinh Thánh không phải là Đấng Christ, nhưng đấy là manh mối, nó sẽ dẫn quí vị đến với Ngài. Hãy bước theo những sự dẫn dắt của nó cách trung tín.
Khi quí vị đã nhận lãnh sự tái sanh và một đời mới, hãy giữ việc đọc luôn, vì nó sẽ yên ủi quí vị. Quí vị sẽ thấy được nhiều điều mà Chúa đã làm cho quí vị. Quí vị sẽ học biết mình đã được chuộc, được làm con nuôi, được cứu, được nên thánh. Phân nửa những sai lầm trong thế gian là do hạng người không đọc đến Kinh Thánh. Có ai nghĩ rằng Chúa sẽ để cho một trong số con cái yêu dấu của Ngài phải hư mất, nếu người ấy đọc thấy một câu như thế nầy: — "Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta"? Khi tôi đọc câu đó, tôi dám chắc về sự bền chí cho đến cuối cùng của các thánh đồ. Cho nên, hãy đọc Ngôi Lời và Ngôi Lời sẽ trở thành nguồn yên ủi cho quí vị.
Ngôi Lời cũng sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng cho quí vị nữa. Ngôi Lời là thức ăn cũng như là sự sống của quí vị. Hãy nghiên cứu Ngôi Lời và quí vị sẽ tấn tới mạnh mẽ trong Chúa, trong quyền phép của năng lực Ngài.
Ngôi Lời cũng sẽ trở thành nguồn hướng dẫn cho quí vị nữa. Tôi dám chắc người nào luôn gần gũi với quyển sách sẽ bước đi cách ngay thẳng. Thường thì khi quí vị không biết phải làm gì, quí vị sẽ thấy một câu ghi ở ngoài quyển sách, câu ấy nói: "Hãy theo Ta". Tôi đã thấy một lời hứa có lúc thấp thoáng trước mắt tôi, giống như hàng chữ chạy bằng đèn trên bức tường của toà nhà cao tầng. Một câu nói, hay một bảng hiệu nhấp nháy ở trạm xăng. Tôi đã thấy một câu Kinh Thánh nhấp nháy theo cách ấy trong linh hồn tôi; tôi đã biết rõ đấy là Lời của Đức Chúa Trời dành cho tôi, và tôi đã đi đường mình với sự vui mừng.
Và nầy, quí vị sẽ rút tỉa được hàng ngàn sự giúp đỡ ra từ quyển sách kỳ diệu đó nếu quí vị chỉ đọc nó; vì, thêm lên sự hiểu biết Ngôi Lời, quí vị sẽ đánh giá cao thêm quyển sách ấy, và, khi quí vị già dặn hơn, quyển sách sẽ tấn tới cùng với sự tấn tới của quí vị, rồi trở thành quyển kinh nhật tụng cho ông già giống như quyển sách truyện thần kỳ của một đứa trẻ vậy. Phải, Kinh Thánh luôn luôn là một quyển sách tươi mới — giống như quyển Kinh Thánh mới vừa in hôm qua, và chưa có ai từng nhìn qua một chữ nào trong đó cho tới bây giờ; và quyển sách đó luôn luôn quí báu cho chúng ta. Khi chúng ta lật từng trang của nó, chúng ta nhớ lại những phân đoạn thật ngọt ngào, chúng ta sẽ không bao giờ quên được cho đến đời đời, nhưng sẽ đứng đời đời đan dệt với các lời hứa quí giá. Hỡi anh chị em yêu dấu ơi, Chúa dạy chúng ta phải đọc quyển sách sự sống của Ngài mà Ngài đã mở ra trước mặt chúng ta ở đây. Nguyện Chúa ở với quí vị, và chúc phước cho quí vị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét