Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

ÊVA & RA-HÁP



ÊVA & RA-HÁP
HỌC BIẾT ĐƯA RA NHỮNG SỰ LỰA CHỌN TỐT HƠN

Sáng thế ký 3.6: “Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa”.
Những phụ nữ trong Kinh Thánh dạy cho chúng ta biết rất nhiều về bản thân mình. Mặc dù thời gian có thay đổi, nhưng bản chất con người không thay đổi. Những phụ nữ cá biệt như Êva và Ra-háp vẫn còn giúp chúng ta nhìn thấy thể nào một quyết định chúng ta đưa ra ngày hôm nay sẽ có ảnh hưởng lớn đến đời sống của chúng ta ở ngày mai.
Trong những trang sau đây, tác giả, là giáo sư dạy Kinh Thánh, Bà Alice Mathews chỉ cho chúng ta thấy rằng những phụ nữ như Êva và Ra-háp đặc biệt rất quan trọng vì những gì họ dạy cho chúng ta biết về Đức Chúa Trời. Bà cũng chỉ ra lẽ thật vô hạn cho thấy rằng trong sự khôn ngoan và ân sũng của Đức Chúa Trời không ai trong chúng ta sống cao hơn quyền lực của một quyết định hay vượt khỏi tầm với của Chúa chúng ta.
Martin R. De Haan II Chủ tịch Hội Truyền Giáo RBC
PHẦN GIỚI THIỆU:
Từ lúc khởi đầu của thời gian, nữ giới đã phấn đấu với những sự lựa chọn rất gay go. Họ đã vật vã với nhiều bạn chế ngăn trở không cho họ bước vào. Đôi khi họ phải luồn cúi, rồi có lúc họ đã chống chọi lại kẻ đang cầm quyền trên họ. Họ đã sống cuộc đời lo cân đối sự hiểu biết về ý chỉ của Đức Chúa Trời dành cho họ so với các đòi hỏi mà người khác đã áp đặt trên họ. Có người sống loại đời sống im lặng trong thất vọng. Nhiều người khác đã tìm được sức lực và sự yên ủi trong mối thông công của họ với Đức Chúa Trời hằng sống.
Có người đã đưa ra quyết định rất khôn ngoan. Nhiều người khác đưa ra những sự lựa chọn có tính cách hủy diệt. Êva đã đến với một miếng trái cây – chỉ một miếng trái cây thôi – rồi mang lại cho chính bản thân mình và trên tất cả các chị em của bà kể từ dạo ấy những hậu quả có sức tàn phá của sự Sa Ngã. Ra-háp đã chọn che giấu các thám tử Do thái rồi đã trở thành một tổ mẫu của Đấng Mêsi.
Những sự chọn lựa. Cuộc sống có đầy dẫy các sự lựa chọn đó. Chúng ta phải đưa chúng ra. Vì vậy, chúng ta phải đưa ra những sự lựa chọn như thế nào là tốt đây? Chúng ta có thể xây qua Lời của Đức Chúa Trời, là Kinh Thánh, để tìm sự giúp đỡ khi phải đưa ra những quyết định. Chúng ta có thể tiếp thu ở đó với nhiều tấm gương và tư tưởng.
Trong các trang nối theo sau, chúng ta sẽ quan sát hai người nữ trong Kinh Thánh, họ vật vã với các nan đề đôi khi rất khó đối với chính chúng ta, và có lúc thật là đáng ngạc nhiên trước các nan đề giống như thế mà chúng ta đang đối diện với. Khi chúng ta nhìn thấy những phụ nữ rất thực nầy thất bại hay đắc thắng, chúng ta có thể tìm thấy các nguyên tắc sẽ làm cho những giải đáp mà chúng ta tìm kiếm được rõ ràng hơn.
Muốn đưa ra những sự lựa chọn khôn ngoan, chúng ta phải biết rõ Lời của Đức Chúa Trời rồi áp dụng Lời ấy sao cho mỹ mãn. Khi chúng ta làm được như thế, chúng ta có thể trở thành hạng người có giá trị, khôn ngoan mà Đức Chúa Trời có thể sử dụng.
ÊVA (Phần I)
Làm sao nhìn thấy được các hậu quả lâu dài trong những quyết định nhỏ (Phần I).
Đâu là những quyết định gay go nhất mà quí vị cần phải đưa ra? Đứng sắp hàng tự phục vụ nằm trong những quyết định khó khăn lắm của tôi. Tôi ghét đứng sắp trong hàng ngũ đó, không dám chắc còn mấy bước nữa là đến tại quầy, không biết tôi còn nhớ tới thức ăn nào có ở trước mặt mà mình phải lấy không nữa!?! Tôi phải đi xa thêm một chút nữa để khỏi phải bước vào chỗ tự dọn như thế.
Cách tôi thoái thác với quyết định không bước tới chỗ ăn tự dọn kia không làm rối gì lớn lao đâu. Thức ăn nói chung chẳng có gì đắt đỏ lắm – hay ngon hơn đâu. Vì vậy ai sẽ quan tâm, nếu tôi đưa ra một quyết định tốt hơn? Ngày mai cũng vẫn y như thế thôi!
Có thể quí vị vướng phải khó khăn khi quyết định mang đôi giày mới hoặc thực đơn cho bữa tiệc tối thứ bảy. Bất cứ thứ chi chúng ta ghét về các quyết định, sự thực cho thấy rằng hết thảy chúng ta đều phải đưa, đưa ra, và đưa ra chúng. Cách đây mấy năm, trong phần nghiên cứu của Trường Đại học Minnesota, Tấn sĩ Erich Klinger nhận thấy hết thảy chúng ta đã đưa ra từ 300 đến 1.700 quyết định mỗi ngày trong cuộc sống của mình.
Chúng ta quyết định có nên thức dậy vào buổi sáng hay không!?! Kế đó, chúng ta quyết định phải thức dậy vào lúc nào – sớm, muộn, hay trưa. Tiếp đến, chúng ta phải thức dậy như thế nào – cả nghĩa đen và nghĩa bóng bên nầy hay bên kia của cái giường. Sau đó chúng ta mới thực sự đưa ra quyết định – phải mặc gì, trước tiên phải mặc cái gì, phải đánh răng hay chải tóc trước tiên, phải ăn điểm tâm món gì, phải rửa bát đĩa hay không, và cứ thế mà tiếp tục. Một loạt các quyết định ấy chưa thuộc đẳng cấp cao giống như các sự chọn lựa làm rung động đất. Tuy nhiên, thường thì chúng được thêm vào phần khởi sự tốt hay xấu trong những ngày tháng của chúng ta.
Hãy suy nghĩ đến các quyết định quan trọng nhất mà quí vị đã đưa ra trong suốt cuộc sống của mình xem! Các quyết định ấy là gì? Đối với một số người trong quí vị, việc chọn lấy người bạn đời của mình có lẽ là gần hay ở tại đỉnh của bảng danh sách đó. Bất cứ điều chi quí vị muốn nói ra hay giữ lại không nói ra về cuộc hôn nhân của mình, có lẽ quí vị đưa ra một vài quyết định khác được xếp chung với quyết định làm thay đổi hướng đi cho cuộc sống của mình.
Những quyết định khác mà quí vị đã đưa ra dường như là trọng yếu đối với quí vị vào thời điểm ấy là gì? Có thể quí vị đã phải khổ sở lắm về các quyết định đó! Trước tiên, chắc quí vị đã chọn như sau: Mình phải mặc gì? Có nên đi sắm chiếc áo dài mới không? Quí vị có nên tháo khoán ngân sách dành cho 6 tháng tới trong cột chi tiêu ở bên phải vào ngày giờ nầy không?
Có lẽ quí vị sẽ trang hoàng lại phòng khách và không thể quyết định chiếc màn phải màu trắng hay màu hoa cà cho bộ áo salon!?! Dù là 6 tháng hay 6 năm sau, quí vị thậm chí không thể nhớ được mình đã đưa ra quyết định nào vì chúng không còn là quan trọng, hay cấp thiết nữa.
Có lẽ quí vị đã vật vã có nên lập gia đình hay không – hoặc có nên tái hôn sau một chuyến hôn nhân tồi tệ và một cuộc ly dị nát lòng không!?! Hay có lẽ quí vị đã lập gia đình rồi không thể quyết định nên có con hay không!?! Đây là những quyết định chủ yếu.
Những quyết định. Chúng ta đưa ra chúng. Thế rồi chúng xoay vòng quanh và tác động vào chúng ta. Đôi khi chúng làm cho chúng ta phải tan vỡ nữa.
Khi ấy có những quyết định mà chúng ta đã đưa ra, 6 tháng hay 6 năm sau, làm cho chúng ta phải giật mình bởi tầm quan trọng của chúng khi chúng ta nhìn vào kết quả của những sự chọn lựa đó. Quí vị đã mua ngôi nhà hiện tại vì tất cả các lý do không đúng, nhưng sau khi dọn đến đó quí vị mới khám phá ra người lân cận mới của mình đã làm thay đổi đời sống của quí vị. Có lẽ người hàng xóm của quí vị hiện nay là người bạn thân thiết nhất. Chị ấy đã đem đến cho quí vị một bảng nghiên cứu Kinh Thánh ở chỗ quí vị được làm chứng cho về Đức Chúa Jêsus Christ. Bây giờ quí vị là một con người khác.
Hay có lẽ quí vị gặp chồng của người hàng xóm của mình rồi vướng phải một vụ việc bí mật đã làm thay đổi mọi sự nơi mình – những động lực trong mối hôn nhân của chính quí vị, mối quan hệ của quí vị với người lân cận, và ý thức riêng của quí vị về tính ngay thẳng bên trong. Các quyết định cụ thể đôi khi chuyển thành rất xúc động và làm thay đổi cuộc sống.
Những quyết định. Chúng ta đưa ra chúng. Thế rồi chúng xoay vòng quanh và tác động vào chúng ta. Đôi khi chúng làm cho chúng ta phải tan vỡ nữa. Cho phép tôi trình bày cho quí vị thấy người phụ nữ kia đối diện với một quyết định. Có lẽ đây không phải là một quyết định mà hầu hết chúng ta sẽ đặt vào phạm trù làm thay đổi cuộc sống. Đây là một quyết định rất thực tế về một miếng trái cây. Trái ấy trông ngon lắm. Nó có mùi thơm bổ dưỡng lắm. Có kẻ nói trái ấy sẽ làm cho nàng được khôn ngoan thêm.
Vấn đề quan trọng nằm ở chỗ nào? Lần tới quí vị đứng trong quầy trái cây của mình ở siêu thị rồi chọn một quày chuối thật ngon hoặc một chùm dâu tươi, hãy suy nghĩ về người phụ nữ nầy và quyết định mà nàng đã đưa ra về trái cây ấy.
Tên của phụ nữ đó là Êva. Hiển nhiên, chúng ta không nhận ra cho tới cuối câu chuyện. Trong câu chuyện đó, như chúng ta đã đọc hết trong sách Sáng thế ký, sách thứ nhứt trong Kinh Thánh, nàng được nhắc tới rất đơn giãn là “người nữ”. Nàng chỉ là một người nữ. Nàng chẳng được gọi là cái gì khác khi được chỉ ra giữa đám đông. Nàng đang đứng ở đầu nữ giới trong phân nửa dòng giống con người. Chúng ta có thể tiếp thu nhiều điều từ các quyết định mà nàng đã đưa ra.
Có nhiều điều đã khởi sự với Êva! Nàng được gọi là: “tổ mẫu của người sống”. Nàng cũng được gọi là: “tổ mẫu của người chết”. Hãy nhìn xem nàng trong Sáng thế ký 1.26-28:
“Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất”.
Ở đỉnh cao bài thánh ca huy hoàng của sự sáng tạo, Đức Chúa Trời đã chúc phước cho mọi sự mà Ngài đã làm với phần dựng nên loài người – con người, nam và nữ. Hãy chú ý, người nam và người nữ đầu tiên đã được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời.
Chính trên nền tảng của ảnh tượng nầy, mà Êva và Ađam đã được ban cho quyền quản trị trên sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải người nam và người nữ mạnh sức hơn loài sư tử, loài cọp, và hà mã ở chung quanh họ đâu! Mà vì họ đã đứng giữa Đức Chúa Trời và thế giới mà Ngài đã dựng nên trong vai trò đại biểu cho Ngài. Mang hình ảnh của Đức Chúa Trời trong thế gian, họ đã có trách nhiệm phải chăm sóc mọi sự mà Đức Chúa Trời đã đặt dưới chân họ.
Thêm vào quyền quản trị sự sáng tạo của Đức Chúa Trời, Ađam và Êva cũng được truyền cho phải sanh sản và làm cho đầy dẫy đất. Có con cái. Khi Đức Chúa Trời nhìn thấy mọi sự mà Ngài đã hoàn thành, Ngài phán: “Điều nầy thật rất tốt lành”.
Thật là sâu sắc, thật rất tốt lành. Chúng ta đã nhìn thấy sự sáng tạo từ một khoảng cách xa xôi. Bây giờ chúng ta bước sang Sáng thế ký 2, Đức Chúa Trời đưa chúng ta trở lại với cuộn phim quay chậm những gì đã xảy ra trong Sáng thế ký 1.27. Chúng ta khám phá ra rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên người nam người nữ trong những đường lối thật khác biệt và những sự khác biệt ấy rất quan trọng. Hãy đọc Sáng thế ký 2.7 xem:
“Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh”.
Ađam đã được dựng nên từ bụi đất, giống như tên của ông – Adamah trong tiếng Hy bá lai – có nghĩa là “trạng thái”. Nếu Đức Chúa Trời dựng nên ông ngày hôm nay, Ngài sẽ gọi ông là “Bụi Đất”.
Nếu quí vị đọc hết những câu kế đó trong Sáng thế ký 2, quí vị sẽ khám phá ra rằng Ađam đã có một đời sống thật tuyệt vời trong vườn Êđen. Trong câu 8 chúng ta thấy ông được đặt trong một khu vườn theo ý định của Đức Chúa Trời – chắc chắn có cái gì đó để xem chừng! Trong câu 9 chúng ta học biết rằng ông đã có một nguồn cung cấp thực phẩm không giới hạn có cả hai phần: dinh dưỡng và ưa thích về mặt thẩm mỹ nữa. Trong những câu tiếp theo sau chúng ta đọc thấy những dòng sông kỳ diệu để đánh bắt cá hay bơi lội và về những hòn núi bằng đá quí và bằng vàng tốt nhứt. Trong câu 15, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời đã ban cho ông một việc, khi làm theo sẽ giữ cho ông luôn được năng động và ở trong khuôn mẫu tốt đẹp nhứt. Vậy thì đâu là vấn đề? Hãy đọc câu 18:
“Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó”.
Nan đề của Ađam, ấy là bao lâu ông sống một mình, ông chỉ là phân nửa câu chuyện mà thôi. Ông cần một người khác giống như ông đặng giúp đỡ cho ông. Đức Chúa Trời đã dựng nên ông theo ảnh tượng của chính Ngài. Ađam có thể đi đánh cá với một con tê giác, nhưng ông không thể bàn thảo kế hoạch ngày hôm sau với nó được. Ađam có thể đánh cá với một trong những chú chó cocker mới vừa được dựng nên, nhưng họ không thể cùng nhau thưởng ngoạn cảnh mặt trời lặn cho được. Ađam đã được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời, còn loài thú thì không được dựng nên theo cách ấy. Ba Ngôi Đức Chúa Trời đã dựng nên một nhu cần trong Ađam để tương thông với một tạo vật khác, là kẻ cũng mang lấy chính ảnh tượng nầy. Mọi sự có tính cách dịu dàng trong bổn tánh của Đức Chúa Trời cũng cần có trong hình ảnh của con người nữa.
Êva không phải là lời giải thích đến sau. Nàng là nhân tố không thể thiếu được. Trong lời của Đức Chúa Trời ở câu 18, việc sinh sống của Ađam nếu không có Êva thì là “không tốt”.
Với yếu tố đã được thiết lập, quí vị nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ thẳng tiến với phần việc dựng nên người nữ. Song chẳng phải như vậy đâu! Hãy đọc Sáng thế ký 2.19-20:
“Giê-hô-va Đức Chúa Trời lấy đất nắn nên các loài thú đồng, các loài chim trời, rồi dẫn đến trước mặt A-đam đặng thử xem người đặt tên chúng nó làm sao, hầu cho tên nào A-đam đặt cho mỗi vật sống, đều thành tên riêng cho nó. A-đam đặt tên các loài súc vật, các loài chim trời cùng các loài thú đồng; nhưng về phần A-đam, thì chẳng tìm được một ai giúp đỡ giống như mình hết”.
Êva không phải là lời giải thích đến sau. Nàng là nhân tố không thể thiếu được.
Đức Chúa Trời vốn biết rõ cuộc diễu hành của loài thú kia là một trò chơi đố chữ mà thôi. Khi đưa các loài thú đến với Ađam, Ngài đã chỉ ra một bài học về mục tiêu. Ngài muốn Ađam phải tiếp thu một bài học gì đó. Ngài muốn ông phải học biết rằng ông chưa có người tương nhiệm nào ở trên đất hết. Ađam phải khám phá ra tính cách đặc biệt của mình là một con người sống. Đức Chúa Trời đang chuẩn bị Ađam cho một việc lớn khi Êva được đưa đến cùng ông. Ađam phải hiểu rằng ông và Êva sẽ đứng chung với nhau trong một vòng tròn sáng tạo mà chẳng một loài nào khác trong thế gian có thể lấn chiếm được. Được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời, chỉ có họ mới có thể thưởng thức mối giao thông với nhau và với Đấng Tạo Hoá của họ.
Giờ đây Ađam đã được dự trù cho phần việc đó, Đức Chúa Trời đã vận hành bước kế tiếp của Ngài. Hãy đọc Sáng thế ký 2.21-22:
“Giê-hô-va Đức Chúa Trời làm cho A-đam ngủ mê, bèn lấy một xương sườn, rồi lấy thịt thế vào. Giê-hô-va Đức Chúa Trời dùng xương sườn đã lấy nơi A-đam làm nên một người nữ, đưa đến cùng A-đam”.
Nancy Tischler lưu ý: “Người nam đã ngủ mê khi có sự dựng nên người nữ, và đã bị người nữ làm cho bối rối kể từ đó”.
Có bao giờ quí vị lấy làm ngạc nhiên không biết lý do tại sao Đức Chúa Trời mở ra các phương pháp sáng tạo khi Ngài đã có bằng sáng chế khác rồi? Lên tới điểm nầy, Đức Chúa Trời đã dựng nên các vật sống từ bụi đất. Trong câu 9, Ngài đã khiến cho cây cối mọc lên từ mặt đất. Trong câu 7, Ngài dựng nên người nam từ bụi đất. Trong câu 19, Ngài dựng nên hết thảy các loài thú đồng và chim trời từ đất. Quí vị nghĩ xem, Ngài đã từng có một phương pháp từng làm rồi rất có hiệu quả, Ngài chắc tay với phương pháp ấy mà. Thế nhưng không đâu! Đức Chúa Trời đã trình ra một phương pháp mới, một phương pháp sẽ cất bỏ hết mọi bóng nghi ngờ cho rằng người nam và người nữ đều có chung một sự đồng nhất về bản chất.
Ađam không hề nói: “Êva, em được dựng nên cùng một thứ quặng giống như anh, nhưng các loài thú đồng thì có đấy. Có thể em thích chúng hơn là em thích anh”. Không, Ađam và Êva đều có cùng một bản chất. Cả hai người đều được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Cả hai người đều có quyền quản trị. Cả hai người đều dự phần vào việc làm cho đầy dẫy đất.
Trong Sáng thế ký 2.23, chúng ta đọc thấy Ađam công nhận điều nầy:
“A-đam nói rằng: Người nầy là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra. Người nầy sẽ được gọi là người nữ, vì nó do nơi người nam mà có”.
Ông biết rõ nàng là ai. Nàng “do nơi người nam mà có”, là một phần sự sống của chính ông.
Nhưng người nữ Êva nầy là ai? Nàng là người nữ không vết trong một thế giới không vết với một mối giao thông không vết với Đấng Tạo Hoá và với chồng của nàng. Trong nàng, chúng ta thấy người phụ nữ rất trọn vẹn. Nàng sống làm người rất tự do, và tự do sống đến nỗi bất cứ một người phụ nữ nào cũng ao ước cả. Êva cho chúng ta thấy con người sinh ra phải sống như thế nào!?!
NGHIÊN CỨU 1
Làm sao nhìn thấy được các hậu quả lâu dài trong những quyết định nhỏ (Phần I).
Sáng thế ký 2.18: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó”.
Chủ đề: Nhìn thấy phần khởi đầu của đời sống nhân loại và sự lựa chọn của con người.
Học thuộc lòng: Sáng thế ký 2.18
Đọc: Làm sao nhìn thấy được các hậu quả lâu dài trong những quyết định nhỏ (Phần I).
Ôn tập:
Đâu là những quyết định khó khăn nhất mà quí vị phải đưa ra trong cuộc sống của mình? Đâu là những quyết định khó khăn nhất mà quí vị đang đối mặt với? Điều chi khiến chúng ra khó khăn như vậy?
Suy gẫm:
Hãy xem phần trưng dẫn: “Những quyết định. Chúng ta đưa ra chúng. Thế rồi chúng xoay vòng quanh và tác động vào chúng ta. Đôi khi chúng làm cho chúng ta phải tan vỡ nữa”. Nói như thế có nghĩa gì? Điều nầy thật sự như thế nào đối với quí vị? Một số quyết định nào có thể được xem là “làm thay đổi đời sống”?
Những quyết định “cụ thể” nào của quí vị có thế tác động và làm thay đổi đời sống? Nếu có, thì là những quyết định nào?
Ađam và Êva được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Điều nầy có ý nghĩa gì đối với họ? Điều nầy có ý nghĩa gì với chúng ta? Trong Sáng thế ký 2.18, Đức Chúa Trời phán Ađam sống một mình thì “không tốt”. Tại sao Ngài nói như thế chứ?
Đào sâu:
Câu gốc: Sáng thế ký 2.19-23: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời lấy đất nắn nên các loài thú đồng, các loài chim trời, rồi dẫn đến trước mặt A-đam đặng thử xem người đặt tên chúng nó làm sao, hầu cho tên nào A-đam đặt cho mỗi vật sống, đều thành tên riêng cho nó. A-đam đặt tên các loài súc vật, các loài chim trời cùng các loài thú đồng; nhưng về phần A-đam, thì chẳng tìm được một ai giúp đỡ giống như mình hết. Giê-hô-va Đức Chúa Trời làm cho A-đam ngủ mê, bèn lấy một xương sường, rồi lấp thịt thế vào. Giê-hô-va Đức Chúa Trời dùng xương sường đã lấy nơi A-đam làm nên một người nữ, đưa đến cùng A-đam. A-đam nói rằng: Người nầy là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra. Người nầy sẽ được gọi là người nữ, vì nó do nơi người nam mà có” (Sáng thế ký 2.19-23)”.
Đức Chúa Trời dự trù cho Ađam phải có loại giao thông nào với thế giới loài vật? Sự Ađam đặt tên cho các loài thú có cổ vũ cho mối giao thông nầy không?
Phương pháp của Đức Chúa Trời khi dựng nên người nữ khác biệt như thế nào đối với sự sáng tạo người nam hay sự sáng tạo của các loài thú đồng. Phương pháp nầy có ý nghĩa ra sao?
Đâu là tầm quan trọng trong lời bình của Ađam về Êva khi cho rằng nàng là “xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra”? Tên của nàng là gì, Người Nữ, chỉ ra điều gì về sự kêu gọi và vai trò của nàng trong cuộc sống?
Đào sâu hơn:
Tham khảo:
Đức Chúa Trời đã sử dụng nhiều phương án khác nhau để dựng nên người nam và người nữ. Khi so sánh Sáng thế ký 2.7 với 2.21, đâu là những khác biệt và tại sao chúng quan trọng chứ?
Suy gẫm:
Nếu quí vị có quyền dựng nên con người, sau khi biết rõ hạng người thể ấy có khuynh hướng bất tuân, quí vị sẽ để cho Ađam và Êva có quyền tự do chọn lựa không? Tại sao cho hay tại sao không?
Quí vị có nghĩ rằng chúng ta bị hư hỏng do có quá nhiều quyền lựa chọn không? Phải chăng có quá nhiều sự lựa chọn một việc tốt hay xấu? Tại sao? Cuộc sống sẽ ra thế nào đối với quí vị nếu quí vị không có quyền tự do lựa chọn?
ÊVA (Phần II)
Làm sao nhìn thấy được các hậu quả lâu dài trong những quyết định nhỏ (Phần II).
Êva cũng tỏ ra cho chúng ta thấy bản chất con người qua sự lựa chọn. Tiếp tục câu chuyện trong Sáng thế ký 3. Ở đó chúng ta thấy một con rắn đang lần theo Êva, khởi sự một cuộc trao đổi kết thúc trong trong tai vạ. Nhưng trước khi chúng ta lắng nghe hai nhân vật nầy trao đổi với nhau, chúng ta cần phải đưa ra một chi tiết từ Sáng thế ký 2.16-17:
“Rồi, Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán dạy rằng: Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn chắc sẽ chết”.
Ở giữa sự phong phú của vườn Êđen là một cây mà trái của nó Đức Chúa Trời đã bảo cho Ađam và Êva biết là họ không nên ăn. Phải chăng Đức Chúa Trời đang bày ra một loại trò chơi với họ? Phải chăng Ngài đã nhử họ, cám dỗ họ vượt quá khả năng đứng vững của họ?
Để hiểu rõ cây ấy, chúng ta phải hiểu biết thêm một điều liên quan tới việc chúng ta được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Ở trọng tâm của vũ trụ, các ngôi sao chuyển động theo đúng chu kỳ của chúng. Mùa gieo giống và mùa gặt đã cố định trong dòng chạy của thiên nhiên đối với muôn vật. Mọi sự trong tự nhiên đã được lập trình, chúng phải đáp ứng theo như Đức Chúa Trời đã ấn định. Con chim phải bay. Con cá phải lội. Con nai phải chạy.
Nhưng ở giữa mọi loài thọ tạo, một người nam và một người nữ đã được dựng nên với một sự khác biệt. Họ có thể lựa chọn. Họ có thể chọn yêu mến Đức Chúa Trời và vâng theo Ngài. Hoặc họ có thể chọn xây lưng họ về phía Đức Chúa Trời rồi bước theo con đường độc lập của riêng họ. Họ là yếu tố chưa được lập trình trong vũ trụ.
Đức Chúa Trời định vị sự lựa chọn, và Ngài đã thông qua ảnh tượng của Ngài trong chúng ta bằng cách ban cho chúng ta quyền lựa chọn. Cây có mặt ở đó để Ađam và Êva có thể tình nguyện chọn giữ mình trong mối giao thông với Đức Chúa Trời.
Mọi tình cảm của chúng ta đều được gói gọn trong sự lựa chọn. Không có quyền lựa chọn, phải nói rằng chúng ta yêu chẳng có ý nghĩa gì cả. Chúng ta có thể đòi hỏi sự vâng phục. Chúng ta không thể đòi hỏi tình yêu. Cây cung ứng cho Êva và Ađam cơ hội kính mến Đức Chúa Trời theo cách có ý nghĩa. Cây, qua sự hiện diện của nó, là một sự nhắc nhở mà mắt thường trông thấy được cho người nam người nữ nhớ rằng họ là loài thọ tạo, nương cậy vào Đấng Tạo Hoá của họ.
Với điều nầy trong trí, bây giờ hãy quay trở lại với phần trao đổi trong Sáng thế ký 3.1-7:
“Vả, trong các loài thú đồng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã làm nên, có con rắn là giống quỉ quyệt hơn hết. Rắn nói cùng người nữ rằng: Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao? Người nữ đáp rằng: Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn, song về phần trái của cây mọc giữa vườn, Đức Chúa Trời có phán rằng: Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đá-động đến, e khi hai ngươi phải chết chăng. Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác. Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa. Đoạn, mắt hai người đều mỡ ra, biết rằng mình lỏa lồ, bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân”.
Những sự lựa chọn. Đâu là sự lựa chọn mà Êva đã đưa ra? Đây đúng là một sự lựa chọn về trái cây kia. Có phải không? Ở đàng sau các quyết định nhỏ nhoi của chúng ta thường lẫn vào đấy những quyết định lớn. Đối với Êva, đây thực sự là một quyết định có ý nghi ngờ sự nhơn từ của Đức Chúa Trời. Đây là cách nói cho rằng Đức Chúa Trời đã tự xuyên tạc chính mình Ngài, rằng sự ưa thích họ thực sự không có ở trong lòng Ngài.
Êva đã chọn nghe theo lời nói dối của Satan. Nàng đã chọn tin rằng Đức Chúa Trời đã nói dối vì Ngài không muốn loài thọ tạo của Ngài trở nên giống như chính mình Ngài. Sự lựa chọn của nàng – và sự chọn lựa của Ađam, khi ông nhận lấy trái cây kia từ tay của nàng và đã ăn nó – chứng tỏ sự nghịch lý trong việc được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời: Chúng ta được tự do đặt ý chí của mình lên trên ý chỉ của Đức Chúa Trời. Chúng ta được tự do bất chấp Đấng Tạo Hoá của mình. Mọi sự quanh chúng ta là con người – có lẽ trong các gia đình và trong vòng bạn bè của chúng ta – họ đã quyết định rằng họ có thể sống không có Đức Chúa Trời và không cần đến Lời và ý chỉ của Ngài.
Xuất phát từ sự lựa chọn do người nữ và người nam đầu tiên đã thể hiện tuôn tràn ra ba hậu quả mà quí vị và tôi phải sống theo với ngày hôm nay. Hậu quả thứ nhứt chúng ta đã nhìn thấy rồi trong Sáng thế ký 3.7. Mắt của họ được mở ra và họ biết mình trần truồng. Sự việc rất rõ ràng: Họ nhìn biết họ đã làm gì. Họ cảm thấy tội lỗi trong sự bất tuân Đức Chúa Trời. Trong mấy câu sau đây, chúng ta thấy họ đối mặt với Đấng mà họ đang tìm cách trốn tránh Ngài:
“Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Giê-hô-va Đức Chúa Trời kêu A-đam mà phán hỏi rằng: Ngươi ở đâu? A-đam thưa rằng: Tôi có nghe tiếng Chúa trong vườn, bèn sợ, bởi vì tôi lỏa lồ, nên đi ẩn mình. Đức Chúa Trời phán hỏi: Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng mình lỏa lồ? Ngươi có ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn đó chăng? Thưa rằng: Người nữ mà Chúa đã để gần bên tôi cho tôi trái cây đó và tôi đã ăn rồi. Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán hỏi người nữ rằng: Người có làm điều chi vậy? Người nữ thưa rằng: Con rắn dỗ dành tôi và tôi đã ăn rồi” (3.8-13).
Sự nghịch lý của việc được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời, ấy là chúng ta được dự to đặt ý chí của mình lên trên ý chỉ của Đức Chúa Trời.
Mối giao thông với Đức Chúa Trời đã bị hủy diệt. Ađam và Êva đã đi trốn. Mối bất hoà đầu tiên mà Ađam và Êva đã kinh nghiệm là mối bất hoà đối với Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hoá của họ.
Không những mối giao thông hàng dọc đã tan vỡ. Hãy chú ý đáp ứng của Ađam trước câu hỏi của Đức Chúa Trời: Ông nhất mực đổ thừa cho Êva. Khi Đức Chúa Trời quay sang hỏi Êva, nàng đã một mạch đổ thừa cho con rắn.
Đổ thừa đã thế chỗ cho tin cậy và yêu thương. Dòng giống con người giờ đây đã phân rẽ. Mối bất hoà đã trú ẩn ngay gốc rễ của từng mối quan hệ. Các nhà tâm lý học và các nhà vật lý học lúc nào cũng bận rộn bởi một xã hội đang tìm cách xử lý với tình trạng đổ thừa, tội lỗi, sự tố cáo lẫn nhau đang phân rẽ chúng ta với nhau. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy dẫy với nhiều nan đề phát sinh ra từ mối bất hoà hàng ngang. Những phiên toà ly dị của chúng ta đang làm chứng cho điều đó. Các tổ chức của chúng ta giúp đỡ cho kẻ bị lạm dụng và sự lạm dụng đang làm chứng cho điều đó. Có nhiều phụ nữ đang đối diện với nhiều nan đề khủng khiếp trong và ngoài hôn nhân, trong và ngoài sở làm, vì đổ thừa và tội lỗi đã thế chỗ cho tình yêu thương và sự tin cậy.
Sự bất tuân đối với Đức Chúa Trời đã phá vỡ mối giao thông hàng dọc giữa con người và Đức Chúa Trời. Nó cũng phá vỡ những mối quan hệ hàng ngang giữa người nam và người nữ, giữa bố mẹ và con cái, giữa con người với nhau trong từng loại quan hệ của họ.
Thứ ba, nó phá vỡ mối quan hệ hài hoà mà Đức Chúa Trời đã dựng nên giữa thiên nhiên và người nam người nữ đầu tiên. Người nữ sẽ chu toàn bổn phận của mình trong việc sanh con cái, nhưng nàng giờ đây sẽ sanh con với nhiều đau đớn. Người nam sẽ tiếp tục làm người giữ vườn, nhưng người sẽ phải tranh đấu với một đất bị rủa sả, đất sẽ sanh ra tật lê và gai góc. Mối giao thông của chúng ta với Đức Chúa Trời, mối giao thông của chúng ta với nhau, và mối quan hệ của chúng ta với thế giới được dựng nên kia quanh chúng ta hết thảy đã bị phá vỡ bởi một tinh thần độc lập.
Hãy chú ý người nữ và người nam không bị rủa sả. Con rắn đã bị rủa sả và đất đã bị rủa sả. Đến với người nam người nữ là mọi hậu quả tự nhiên của việc sống trong một thế giới đã sa ngã và phải lo toan với thiên nhiên trong trạng thái thù nghịch.
Cũng hãy chú ý là các lời tiên tri mà Đức Chúa Trời đã lập về Êva và Ađam là một phương thức làm đảo lộn lại tình trạng nguyên thủy của họ. Êva, bình đẳng trong vườn Êđen, sẽ bị chồng mình cai trị. Ađam, ra từ đất rồi được giao cho quyền quản trị đất, giờ đây sẽ phải đổ mồ hôi trán mới vật đất sinh ra để mà ăn cho gia đình mình. Đến cuối đời, Ađam sẽ phải trở lại với đất, “vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi” (3.19).
Khi chúng ta bước theo người nam người nữ ra khỏi vườn, chúng ta gặp Êva chỉ có hai lần. Trong chương 4, chúng ta đọc thấy nàng đã sanh Cain, rồi tới Abên, rồi trong câu 25, nàng đã sanh một con trai đặt tên là Sết. Hết thảy con cái khác của nàng đã ở trong tình trạng vô danh, và cái chết của nàng đã qua đi không được nhắc tới. Hết năm buồn chán nầy đến năm buồn chán khác nối theo sau cho người nữ nầy. Nàng đã sanh hai con trai, sự đối ngược của họ đã kết thúc trong giết chóc và lưu đày.
Phải, nàng đã thâu lượm được những gì nàng đã được hứa cho: một tri thức cả tốt và xấu. Nàng biết rõ đối kháng, đau khổ, mất mát và sự chết. Nhiều phụ nữ đã sống loại đời sống đầy dẫy tai vạ. Nhưng không một phụ nữ nào khác từng nhìn biết nỗi đau đớn mà Êva đã nhìn biết khi nàng dời từ Êđen sang mối bất hoà với Đức Chúa Trời – bất hoà với Đức Chúa Trời, với chồng nàng, và với một môi trường rộng lớn hơn. Muốn biết rõ điều thiện giống như nàng đã biết thì phải làm cho điều ác lộ hẳn ra thật nhiều trong sự kinh khủng của nó.
Đối với Êva, nàng vẫn còn phản ảnh ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Đây là một hình ảnh đã bị hư hoại, nhưng đó chính là hình ảnh của Đức Chúa Trời. Nàng đã bị cắt đứt ra khỏi mối giao thông với Đấng mà nàng đã được định cho phải liên hệ với. Nàng biết rõ sự trống vắng, nỗi khổ của việc nhớ lại điều mình đã được ấn định cho, thế mà không đạt tới điều đó.
Trong đoạn kết của câu chuyện nầy, một tia hy vọng nhỏ nhoi đã loè ra cho Êva. Tia hy vọng nầy đã trở thành một tia hy vọng làm thay đổi đời sống cho chúng ta ngày hôm nay. Chôn vùi trong lời rủa sả giáng trên con rắn là Lời của Đức Chúa Trời cho biết rằng Ngài sẽ “làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ dày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người” (3.15).
Ngay ở giữa lời tuyên bố án phạt và những lời tiên tri dành cho tội lỗi của Ađam và Êva, Đức Chúa Trời nhắm vào sự thiết lập một mối tương giao với những kẻ đang mang lấy ảnh tượng của Ngài. Ngài cảnh cáo Satan rằng chiến thắng của hắn không phải là đời đời đâu. Ngày sẽ đến khi người được sanh ra từ dòng dõi của người nữ – một câu nói bất thường khi “dòng dõi” hay tinh dịch luôn luôn đến từ người nam – người nầy sẽ chà nát đầu của con rắn.
Đây là lời hứa đầu tiên, lời nói bóng gió đầu tiên về một đấng cứu tinh trong tương lai không có tội lỗi. Các tin tức xấu đã chứa đựng những tin tức tốt lành. Đức Chúa Trời không đề án tử loài thọ tạo của Ngài. Vở kịch chưa kết thúc. Bức màn chưa kéo xuống cho màn cuối cùng.
Nếu quí vị hồi tưởng lại các lớp thời trung đại học, quí vị có thể nhớ đã đọc các vở kịch của Shakerspeare cùng những tác giả khác. Một số vở được gọi là hài kịch. Nhiều vở khác được gọi là bi kịch. Đối với nhiều người trong chúng ta, một vở hài kịch là một vở kịch vui với nhiều lời nói bông đùa rất hay. Tuy nhiên, vở hài kịch rất khác với vở bi kịch. Cả bi và hài kịch đều diễn theo cùng một kịch bản.
Ở màn đầu tiên, tác giả đưa người nữ tới gần một cây kia. Ở màn thứ hai, một con gấu đứng ngay gốc cây đang rú lên những tiếng hú. Ở màn thứ ba – đây là chỗ chúng ta nhìn thấy vở kịch nầy là hài hay bi kịch. Điểm khác biệt nằm ở phần cuối. Trong vở bi kịch, kịch bản trải ra không có hy vọng. Khi mở đầu vở kịch, các quyết định sai dẫn tới những kết cuộc không đúng. Mặt khác, một vở hài kịch cũng gồm có các quyết định tồi bởi những diễn viên. Nhưng không cứ cách nào đó, các cơn khủng hoảng và đau thương xoay chuyển trở lại, và đến phần cuối mọi sự bày ra ở chỗ tốt đẹp nhất.
Đức Chúa Trời không viết ra những bi kịch. Câu chuyện Êva là câu chuyện bi ai – không những dành cho nàng mà còn cho cả dòng giống nhân loại nữa. Cho quí vị. Cho tôi. Nàng từng đưa ra quyết định về việc ăn một miếng trái cấm, nàng không thể thay đổi phần kết của cuộc đời mình, cho Ađam, cho Cain và Abên, hay cho bất kỳ ai thuộc dòng dõi của nàng.
Nhưng Đấng Tác Giả có thể bước vào trong câu chuyện rồi thay đổi phần kết cuộc. Đức Chúa Trời có thể lấy mọi quyết định tồi tệ cùng đau khổ, buồn rầu, Ngài sử dụng chúng để tạo ra một kết cuộc phước hạnh. Ngài ban cho lời nói bóng gió đầu tiên về phước hạnh ấy ở Sáng thế ký 3.15. Ngài hứa rằng một dòng dõi của người nữ sẽ đánh bại Satan cùng quyền lực của hắn.
Quí vị và tôi không sống giống như Êva đã sống, chờ đợi sự ứng nghiệm của lời hứa đó. Quí vị và tôi sống với lời hứa đã ứng nghiệm trong đời sống chúng ta. Đức Chúa Jêsus Christ đã đến, và nhờ Ngài quí vị và tôi có thể có một mối tương giao với Đức Chúa Trời.
Sứ đồ Phaolô biết rõ việc đã tạo ra một sự khác biệt trong đời sống của những người Hy lạp đã sống tại thành Côrinhtô trong thế kỷ đầu tiên. Ông viết cho họ như sau: “Như trong A-đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại” (I Côrinhtô 15.22).
Trong Đấng Christ tôi sẽ được làm cho sống động. Trong Đấng Christ quí vị sẽ được làm cho sống động. Trong Ngài chúng ta sẽ kinh nghiệm một mối tương giao hàng dọc với Đấng Tạo Hoá của mình, một mối tương giao mà Êva và Ađam đã ném bỏ khi nếm trái cấm mà tưởng mình sẽ ra giống như Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể chọn để cho Ngài thiết lập một mối tương giao không bị phá vỡ bởi tình trạng độc lập cùng những sự lựa chọn tồi tệ của chúng ta. Kế đó, chúng ta có thể nhìn thấy Ngài chữa lành cho các mối quan hệ của con người từng đè nặng trên chúng ta.
Chúng ta có thể lựa chọn. Nếu quí vị chưa sẵn sàng đưa ra sự lựa chọn đó, bây giờ là thì thuận tiện để chọn lấy mối tương giao hàng dọc với Đức Chúa Trời nhờ vào Đức Chúa Jêsus Christ.
NGHIÊN CỨU 2
Làm sao nhìn thấy được các hậu quả lâu dài trong những quyết định nhỏ (Phần II).
“Như trong A-đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại” (I Côrinhtô 15.22).
Chủ đề: Nhìn thấy mọi hậu quả của sự bất tuân.
Học thuộc lòng: I Côrinhtô 15.22
Đọc: Làm sao nhìn thấy được các hậu quả lâu dài trong những quyết định nhỏ (Phần II).
Ôn tập:
Quí vị có những quyết định nào phải đưa ra trong năm qua? Điều chi làm cho nó ra khó khăn? Quyết định ấy có đúng đắn không? Tại sao? Quí vị gặp phải những hậu quả tốt và xấu nào sau khi đưa ra quyết định?
Suy gẫm:
Việc được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời tác động thế nào vào sự đưa ra lựa chọn của chúng ta? Những sự chọn lựa của chúng ta tác động thế nào vào việc ban cho, nhận lãnh, và ý nghĩa của tình yêu thương?
Ba hậu quả nào mà Ađam và Êva đã kinh nghiệm như một kết quả của sự chọn lựa tồi tệ của họ? Các mối giao thông của họ bị ảnh hưởng như thế nào? Với Đức Chúa Trời? Với nhau? Với thiên nhiên?
Những công bố hy vọng của Đức Chúa Trời trong Sáng thế ký 3.15 là gì? Lời công bố nầy khác biệt ra sao đối với Êva và đối với chúng ta?
Đào sâu:
Câu gốc: Sáng thế ký 3.8 -13: “Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Giê-hô-va Đức Chúa Trời kêu A-đam mà phán hỏi rằng: Ngươi ở đâu? A-đam thưa rằng: Tôi có nghe tiếng Chúa trong vườn, bèn sợ, bởi vì tôi lỏa lồ, nên đi ẩn mình. Đức Chúa Trời phán hỏi: Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng mình lỏa lồ? Ngươi có ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn đó chăng? Thưa rằng: Người nữ mà Chúa đã để gần bên tôi cho tôi trái cây đó và tôi đã ăn rồi. Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán hỏi người nữ rằng: Người có làm điều chi vậy? Người nữ thưa rằng: Con rắn dỗ dành tôi và tôi đã ăn rồi”.
Con rắn đã dùng “tác động” nào để thuyết phục Êva đưa ra quyết định của nàng? Loại quyết định nào Êva đã đưa ra? Còn Ađam thì sao? Những lựa chọn của ông giống hay khác với chọn lựa của Êva như thế nào?
Những hậu quả nào đã kết quả cho con rắn (các câu 14.15) và cho Ađam và Êva? (các câu 16-21). Tại sao những án phạt nầy rất nghiệt ngã?
Đức Chúa Trời đã làm gì để đảo lộn mọi hậu quả của sự họ lựa chọn sai lầm và để giải cứu cho nhân loại? (các câu 15, 21).
Đào sâu hơn:
Tham khảo:
Đọc Rôma 5.18-19. Sự vi phạm của một người đem lại cho cả nhân loại điều gì? Sự công bình của một người đem lại điều gì cho cả nhân loại? Đâu là kết quả dành cho từng người có lòng tin?
Suy gẫm:
Khi đối diện với một quyết định đúng đắn, đâu là một số việc quan trọng cần phải xem xét hầu giúp cho quí vị đến với một quyết định tốt hơn?
Trong khi chúng ta được tự do chọn lựa trong các quyết định của mình, chúng ta không luôn luôn chọn lấy những hậu quả của sự chúng ta chọn lựa. Tại sao?

RAHÁP (Phần I)
Làm sao chọn đứng về phía Đức Chúa Trời trong xã hội của quí vị (Phần I)
Hãy tưởng tượng quí vị đang lái xe ra siêu thị và quí vị đang tới gần một ngã tư có đèn báo giao thông. Khi còn cách ngã tư độ 50m, đèn báo bật sang màu vàng. Khi ấy quí vị sẽ đưa ra quyết định nào?
Có lẽ quí vị sẽ tăng tốc độ lên rồi vọt qua luôn, khi ấy có thể là đèn vàng hay đèn đỏ? Hoặc quí vị sẽ đạp thắng và không còn có cơ hội nào nữa?
Quyết định quí vị đưa ra trong giây kế đó sẽ nương vào một số yếu tố. Một là, kế hoạch của quí vị sẽ có một cú chạm vào quyết định của quí vị. Có phải quí vị đang chạy ở đàng sau xe khác hay có phải quí vị đều rãnh rỗi vào buổi sáng để đi mua sắm ngoài siêu thị?
Có một việc khác đang tác động vào quyết định của quí vị: quí vị cảm nhận về việc tuân theo luật pháp ra sao vào bất cứ giờ phút nào! Một số người trong chúng ta có khuynh hướng bắt buộc sự tuân thủ ấy. Đối với nhiều người khác nữa, tăng tốc độ phá luật là một thách thức rất sôi nổi.
Yếu tố thứ ba là phương thức quí vị cảm nhận về việc cầm lấy vé phạt, phải giải thích vấn đề đó với gia đình, hoặc phải tốn thì giờ trao đổi với cảnh sát công lộ.
Tất nhiên, tư cách của quí vị sẽ tác động vào quyết định mà quí vị phải đưa ra. Nếu quí vị là người thuộc Loại A, là người không thể đứng chờ khi gặp đèn đỏ, có lẽ quí vị sẽ nhấn ga tăng tốc độ vọt qua ngã tư.
Quí vị từng đưa ra quyết định đó, quí vị sẽ có thêm nhiều quyết định ở trước mặt nữa. Giả sử quí vị đã lựa xong các thứ cần phải mua sắm và bây giờ quí vị đang đứng ở quầy thu ngân. Nhân viên bán hàng thối lại cho quí vị 10$UD thay vì 5$US mà quí vị sẽ nhận lại. Quí vị sẽ đưa ra quyết định nào ngay thời điểm đó? Chắc quí vị sẽ nhắc cô ấy về lỗi thối tiền hay quí vị sẽ đút vào túi tờ 10$US mà chẳng thèm nói một câu nào hết?
Một lần nữa, quyết định của quí vị ngay thời điểm ấy sẽ nương vào một số yếu tố. Có thể quí vị nhớ lại, có nhiều lúc quí vị mua hàng tại cửa hàng đó và đồ ăn bị hư thối ở bên trong: Rau diếp đã bị héo, quả dưa hấu chẳng ngọt, hay mấy quả táo đã bị dập. Hoặc có lẽ lần cuối cùng quí vị đã mua phó mát ở đó, quí vị phải liệng đi vì nó đã bị chua rồi. Trong thời điểm đó quí vị có thể quyết định rằng quí vị tự bồi thường cho mình đối với những lần cửa hàng đã lừa bịp quí vị với các thứ có chất lượng tồi.
Liệu nàng sẽ chơi trò yêu nước
rồi giao mấy thám tử cho nhà vua chăng?
Những gì quí vị tin nơi cửa hàng và những gì quí vị tin về sự thành thực và công bình sẽ quyết định điều quí vị làm khi quí vị phải đưa ra quyết định ngay thời điểm về sự đổi chác sai trái trong khi nhận tiền thối.
Đây chẳng phải là một vấn đề gì mới mẻ đâu. Con người đã đối mặt với những sự lựa chọn giống như vầy trong hàng ngàn năm qua. Kể từ khi Êva đưa ra quyết định về một miếng trái cấm trong khu vườn xưa kia, con người đã phải đưa ra nhiều quyết định mau mắn trong cuộc sống. Các quyết định đó thường được đưa ra trên cơ sở niềm tin của chúng ta về cái tôi của mình, về xã hội của chúng ta, và về vũ trụ. Có một Đức Chúa Trời không? Nếu có, làm thế nào Ngài xen vào mọi điều mà tôi chọn bắt tay làm? Tôi tin gì về Ngài đến nỗi ảnh hưởng vào các quyết định mà tôi đưa ra mỗi ngày?
Khi chúng ta quay sang Giô-suê 2, chúng ta thấy một người nữ đã đưa ra quyết định đúng vào giây phút kịp thời đã làm thay đổi đời sống của nàng từ tận cùng bằng số cho tới đỉnh cao chót vót kia. Tên của nàng là Ra-háp. Nàng đã làm một cái nghề xưa nhất trên trái đất, kỵ nữ. Nàng đã đưa ra một số quyết định đúng đắn về giá trị của thân thể nàng và giá trị của linh hồn nàng. Trong phân đoạn nầy, chúng ta gặp gỡ nàng khi nàng đối mặt với một quyết định khác.
Tuy nhiên, để hiểu rõ quyết định đó, chúng ta cần phải quay trở lại 40 năm rồi đề ra bối cảnh cho quyết định mau mắn của Ra-háp. Dân sự của Đức Chúa Trời, 12 chi phái Israel, đã làm phu tù trong xứ Ai cập. Dưới quyền lãnh đạo của một bộ ba trong gia đình khác thường – Môise, Arôn và Miriam – Đức Chúa Trời đã giải cứu tuyển dân của Ngài. Khi còn trong sự vô tín, số dân nầy đã từ chối không chịu bước vào Đất Hứa, họ đã phiêu bạt trong 40 năm ở đồng vắng Sinai. Trong suốt thời gian đó, toàn bộ một thế hệ đã ngã chết, và bối cảnh của chúng ta mở ra với 12 chi phái giờ đây đến đóng trại ở sườn phía Đông của sông Giô-đanh, sẵn sàng bắt đầu cuộc chinh phục xứ Canaan dưới quyền lãnh đạo của vị Tân Tướng Lãnh của họ, là Giô-suê.
Thành phố đầu tiên dân Israel cần phải đánh chiếm là Giê-ri-cô, là Thành Cây Chà Là. Thành nầy cai quản một đồng trũng xanh tươi rất phì nhiêu. Đức Chúa Trời đã hứa với dân sự Ngài một đất đượm đầy sửa và mật, và thành phố đầu tiên trên con đường tiến của họ là thành phố đầy dẫy với phần mô tả trọn vẹn đó.
Đồng trũng rất phì nhiêu và có nguồn tưới, dư dật với những vụ mùa thật trúng và trái cây rất ngon ngọt. Bản thân thành phố là thành kiên cố nhất trong các thành có phòng thủ rất mạnh mẽ trong xứ Canaan. Các bức tường đắp bằng bùn, khoảng 20 feet bề cao, vững chắc lắm, khó mà đánh chiếm được. Các nhà khảo cổ cho chúng ta biết là có hai bức tường với khoảng trống ở giữa chúng rộng bằng một gian phòng. Nếu kẻ thù thành công trong việc phá thủng bức tường thứ nhứt, hắn sẽ bị bẫy trong một đất không người, một mục tiêu dễ dàng cho các cung thủ. Giê-ri-cô đã được bảo vệ rất nghiêm ngặt.
Trên các lỗ hỗng trong mấy bức tường nầy là nhà cửa làm cách khoảng ở chung quanh thành phố. Gỗ cứng dùng để xây dựng nâng đỡ các toà nhà nầy bắc ngang qua lỗ hỗng giữa hai đầu bức tường. Chính trong một ngôi nhà dựng trên bức tường nầy mà Ra-háp đã sinh sống.
Câu chuyện của chúng ta bắt đầu ở Giô-suê 2.1: “Giô-suê, con trai của Nun, từ Si-tim mật sai hai người do thám mà rằng: Hãy đi do thám xứ, nhất là Giê-ri-cô. Vậy, hai người ấy đi đến nhà của một kỵ nữ tên là Ra-háp, và ngụ tại đó”.
Đấy là bối cảnh: Những sự chuẩn bị của dân Israel cho cuộc chiến, thám tử, và những thắc mắc về lòng trung thành và yêu nước. Các thám tử đã đến tại Giê-ri-cô. Họ ngụ lại ở đâu? Làm sao họ tiếp thu được những gì họ cần phải biết? Có chỗ nào tốt hơn phải đến thay vì phải vào một ổ điếm không? Các tay buôn qua đường thường hay hỏi phương hướng ở những chỗ như vậy đấy. Chúng ta không nên quá ngạc nhiên khi hai thám tử đến từ dân Israel phải tới ngụ tại nhà của Ra-háp trên bức tường kia.
Nhưng các thám tử có thành công trong việc gạt bỏ sự hồ nghi hay không? Hãy đọc Giô-suê 2.2-7.
“Người ta bèn tâu cùng vua Giê-ri-cô rằng: Kìa, đêm nay có người trong dân Y-sơ-ra-ên đã đến do thám xứ. Vua Giê-ri-cô sai nói cùng Ra-háp rằng: Hãy đuổi hai người đã đến vào nhà ngươi; vì họ đến đặng do thám cả xứ. Nhưng người đờn bà đem giấu hai người này, rồi đáp rằng: Quả thật họ đã tới nhà tôi nhưng chẳng biết ở đâu đến. Song vào buổi tối cửa thành hầu đóng, hai người ấy đi ra tôi không biết đi đâu; hãy mau đuổi theo, vì các ngươi theo kịp được. Vả, nàng có biểu hai người leo lên mái nhà, giấu dưới cộng gai mà nàng rải ở trên mái. Những người của vua đuổi theo họ về hướng sông Giô-đanh, cho đến chỗ cạn; vừa khi những người đuổi theo đó ra khỏi thành, thì người ta đóng cửa thành”.
Rõ ràng, các thám tử đã làm gợi ra nhiều sự nghi ngờ giữa vòng dân cư thành Giê-ri-cô và không lâu sau đó nhà vua đã hay được tin tức về họ. Ông ta đã sai khâm sai đến tại nhà Ra-háp để yêu cầu rằng các thám tử cần phải được giao cho lực lượng cảnh vệ của thành Giê-ri-cô. Ra-háp đã đối mặt với việc phải đưa ra một quyết định kịp thời ngay tức khắc.
Liệu nàng sẽ chơi trò yêu nước rồi giao mấy thám tử cho nhà vua chăng? Hay nàng sẽ nói dối rồi trở thành kẻ phản bội bằng cách đem giấu các kẻ thù của dân tộc nàng?
Đấy là một quyết định lớn phải đưa ra đối với bất kỳ ai. Và Ra-háp không có một vài tiếng đồng hồ hay một vài ngày để suy nghĩ hoặc để tham vấn với những người mà nàng tin tưởng. Nàng phải đưa ra quyết định đó một cách mau mắn. Quí vị biết rõ từ phân đoạn Kinh Thánh gốc nàng đã đưa ra quyết định như thế nào rồi. Ít nhất là trong một phút, hai thám tử kia đã được an ninh ở dưới những cộng gai mà nàng đã rãi ra ở trên mái nhà nàng. Mấy tên lính đến tại cửa nhà nàng, họ đã tin câu chuyện của nàng rồi ra đi truy tìm các thám tử đang trên đường trở lại những chỗ cạn của sông Giô-đanh.
Hãy suy nghĩ về quyết định của Ra-háp. Điều chi ở trên đất đã thuyết phục nàng thà là phản bội dân tộc và liều mạng sống mình chỉ để cứu mạng của hai người mà nàng chưa hề gặp trước đây bao giờ và không biết có còn gặp lại nữa hay không!?!
Giống như những quyết định trong một giây tức khắc mà chúng ta phải đưa ra, quyết định của Ra-háp ra từ chỗ nàng là ai, nàng đã tin gì về cái tôi của mình, về thế giới của mình, và về Đức Chúa Trời. Những điều nàng đã tin cung ứng cho nàng lòng can đảm dám đi ngược lại với dân tộc mình và triều đình khi nàng phải đối mặt với quyết định trong một giây tức khắc đó.
Hãy đi với tôi vào sự tưởng tượng của quí vị tới cái mái nhà trên bức tường thành Giê-ri-cô kia. Hãy lắng nghe mọi điều Ra-háp đã nói với các thám tử sau khi mấy tên lính nọ rời khỏi đấy lao vào cuộc truy đuổi hư không của chúng. Hãy cùng tôi ngồi xuống dưới bầu trời đầy sao khi nàng trao đổi với hai người đến từ Isarel. Hãy cảm nhận cơn gió nhẹ mùa xuân ấm áp kia. Hãy ngửi thấy khung cảnh đầy hoa sặc sở của bầu không khí ban đêm. Hãy nhìn xem dòng sông đang lấp lánh dưới ánh trăng phương Đông cùng đồi núi chập chùng về hướng Tây. Hãy đọc những gì Ra-háp đã nói với hai chàng trai trẻ kia ở Giô-suê 2.8-13:
“Trước khi hai người do thám chưa nằm ngủ, nàng leo lên mái nhà, mà nói rằng: Tôi biết rằng Đức Giê-hô-va đã ban cho các ông xứ này, sự kinh khủng vì cớ các ông đã bắt lấy chúng tôi, và cả dân của xứ đều sờn lòng trước mặt các ông. Vì chúng tôi có hay khi các ông ra khỏi xứ Ê-díp-tô, thì Đức Giê-hô-va đã khiến nước Biển đỏ bày khô trước mặt các ông, và điều các ông đã làm cho Si-hôn và Óc, hai vua dân A-mô-rít, ở bên kia sông Giô-đanh, mà các ông đã diệt đi. Chúng tôi có hay điều đó, lòng bèn tan ra, chẳng ai trong chúng tôi còn can đảm trước mặt các ông nữa; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ông là Đức Chúa Trời ở trên trời cao kia, và ở dưới đất thấp này. Vậy bây giờ, vì tôi đã làm nhơn cho hai ông, thì hai ông cũng phải làm nhơn lại cho nhà cha tôi; hãy chỉ Đức Giê-hô-va mà thề cùng tôi, và cho một dấu quả quyết rằng các ông sẽ để cha mẹ, anh em, chị em tôi, và hết thảy người bà con của họ đều còn sống, cùng cứu chúng tôi khỏi chết”.
Phải chăng niềm tin cơ bản ấy đã khiến cho Ra-háp phải đưa ra quyết định che giấu hai thám tử và phản bội lại thành phố của nàng? Ra-háp đã quyết đặt cược sinh mạng và tương lai của nàng vào tay Đức Chúa Trời của Israel. Nàng đã có lòng tin, theo như nàng đã nói với hai thám tử, rằng Đức Chúa Trời của họ là “Đức Chúa Trời ở trên trời cao kia, và ở dưới đất thấp nầy’.
Và đấy là phương thức duy nhứt quí vị và tôi có thể đương diện với xã hội của mình hoặc đi ngược lại với xu thế của xã hội ở chung quanh chúng ta. Chúng ta tìm được lòng can đảm để đối mặt như thế chỉ khi nào chúng ta dám tin quyết rằng: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời [của chúng ta ] là Đức Chúa Trời ở trên trời cao kia, và ở dưới đất thấp này”.
Có phải tôi thực sự tin rằng Đức Chúa Trời là tối thượng không những ở trên trời cao kia, mà cũng là ở dưới đất thấp nầy? Có phải tôi tin chắc rằng: “kỳ mạng tôi ở nơi tay Chúa [Đức Chúa Trời]?” [Thi thiên 31.15], và thực sự Đức Chúa Trời đang có: “cả thế gian ở trong tay Ngài?” Tôi có dám chắc hai bàn tay của Ngài là hai bàn tay nhơn lành và Ngài sẽ khiến sự công bình phải thắng hơn và điều thiện sẽ chiến thắng cho đến cuối cùng không?
Thi sĩ người Mỹ là James Russell Lowell đã viết:
Chân lý đứng đời đời trên táng trụ
Sai trái ngồi trên ngôi cho đến đời đời –
Táng trụ kia đang thống trị tương lai
Và đàng sau bóng tối vô danh ấy
Đức Chúa Trời đang đứng trong chỗ mờ ảo kia
Cứ canh chừng những ai thuộc về Ngài.
“Chân lý đứng đời đời trên táng trụ. Sai lầm ngồi trên ngôi cho đến đời đời”. Có đôi khi dường như thế, có phải không? Chúng ta nhìn vào thế giới của mình quanh chúng ta và chúng ta nhìn thấy sự bất công đang thắng hơn. Chúng ta nhìn thấy hạng người nhơn đức đang thua thiệt và những kẻ xấu xa đang thắng hơn. Chúng ta nhìn thấy người bạn thân đang đối phó với cuộc hôn nhân tan vỡ, không phải vì nàng là một người vợ đáng thương, mà vì chồng nàng không kham nổi trước những quyến rũ của người phụ nữ khác. Chúng ta nhìn thấy một người chồng lương thiện mất việc làm cùng lúc với một bạn đồng sự bất lương được thăng cấp. Giống như Đức Chúa Trời không nắm lấy quyền tể trị ở dưới đất thấp nầy vậy. Chúng ta không có nhiều thời gian để tiếp tục tin rằng Ngài đang nắm quyền tể trị ở trên trời cao kia. Phải chăng Đức Chúa Trời thực sự đang đứng: “canh chừng những ai thuộc về Ngài?”.
Quí vị tin Lowell đúng hay sai phải nương vào chỗ quí vị nhìn biết Đức Chúa Trời như thế nào!?!
NGHIÊN CỨU 3
Làm sao chọn đứng về phía Đức Chúa Trời trong xã hội của quí vị (Phần I)
“Kỳ mạng tôi ở nơi tay Chúa; Xin giải cứu tôi khỏi tay kẻ thù nghịch, và khỏi tay kẻ bắt bớ tôi” (Thi thiên 31.15).
Chủ đề: Nhìn thấy cái chạm nhận định của chúng ta về Đức Chúa Trời trên những sự lựa chọn.
Học thuộc lòng: Thi thiên 31.15
Đọc: Làm sao chọn đứng về phía Đức Chúa Trời trong xã hội của quí vị (Phần I)
Ôn tập:
Ở nơi quầy thu ngân trong chợ, nếu quí vị được thối lại 5$US thay vì 1$US, quí vị sẽ làm sao? Có khác biệt thế nào trong sự lựa chọn của quí vị nếu người ta thối cho quí vị 100$US thay vì 10$US?
Suy gẫm:
Thành Giê-ri-cô là thành phố thuộc loại nào? Thành phố ấy nằm ở đâu? Nó được bảo vệ tránh mọi kẻ thù như thế nào? Kế hoạch của các thám tử như thế nào?
Chúng ta đọc: “Liệu nàng sẽ chơi trò yêu nước rồi giao mấy thám tử cho nhà vua chăng? Hay nàng sẽ nói dối rồi trở thành kẻ phản bội bằng cách đem giấu các kẻ thù của dân tộc nàng?” Nàng có phải là kẻ phản bội không? Là kẻ chẳng yêu nước sao? Ra-háp phải bào chữa như thế nào?
Alice Mathews viết: “Giống như những quyết định trong một giây tức khắc mà chúng ta phải đưa ra, quyết định của Ra-háp ra từ chỗ nàng là ai, nàng đã tin gì về cái tôi của mình, về thế giới của mình, và về Đức Chúa Trời”. Điều nầy có nghĩa gì? Tại sao quí vị đồng ý/không đồng ý phương thức chúng ta quyết định được nắn đúc bởi niềm tin của chúng ta?
Đào sâu:
Câu gốc: Giô-suê 2.8-13: “Trước khi hai người do thám chưa nằm ngủ, nàng leo lên mái nhà, mà nói rằng: Tôi biết rằng Đức Giê-hô-va đã ban cho các ông xứ này, sự kinh khủng vì cớ các ông đã bắt lấy chúng tôi, và cả dân của xứ đều sờn lòng trước mặt các ông. Vì chúng tôi có hay khi các ông ra khỏi xứ Ê-díp-tô, thì Đức Giê-hô-va đã khiến nước Biển đỏ bày khô trước mặt các ông, và điều các ông đã làm cho Si-hôn và Óc, hai vua dân A-mô-rít, ở bên kia sông Giô-đanh, mà các ông đã diệt đi. Chúng tôi có hay điều đó, lòng bèn tan ra, chẳng ai trong chúng tôi còn can đảm trước mặt các ông nữa; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ông là Đức Chúa Trời ở trên trời cao kia, và ở dưới đất thấp này. Vậy bây giờ, vì tôi đã làm nhơn cho hai ông, thì hai ông cũng phải làm nhơn lại cho nhà cha tôi; hãy chỉ Đức Giê-hô-va mà thề cùng tôi, và cho một dấu quả quyết rằng các ông sẽ để cha mẹ, anh em, chị em tôi, và hết thảy người bà con của họ đều còn sống, cùng cứu chúng tôi khỏi chết”.
Bằng cách nào Ra-háp biết Đức Giêhôva đã ban đất đai cho dân Israel? Tại sao hết thảy cư dân trong xứ sờn lòng vì cớ họ?
Đâu là những dấu hiệu không lầm lẫn cho thấy bàn tay của Đức Giêhôva đã ở trên dân Israel? Dân Isarel đã làm gì cho hai vua A-mô-rít trong Dân số ký 21.21-35?
Lời thỉnh cầu của Ra-háp khi đổi lại với việc bảo vệ hai thám tử Israel tránh khỏi vua thành Giê-ri-cô là gì?
Đào sâu hơn:
Tham khảo:
Hãy so sánh nhận định về Đức Chúa Trời của Ra-háp? (câu 11b) với nhận định về Đức Chúa Trời của mấy người dân Ngoại khác từ thời Cựu Ước: Mên-chi-xê-đéc (Sáng thế ký 14.18-20), Na-a-man (II Các Vua 5.15), Nê-bu-cát-nết-sa (Đaniên 4.34-37), và Đa-ri-út (Đaniên 6.25-27). Nhận định của họ về Đức Chúa Trời đã nắn đúc phương thức họ sống đời sống của họ như thế nào?
Suy gẫm:
Có phải quí vị nghĩ thật lấy làm phải khi phá vỡ luật pháp trong xứ để làm điều chi là đúng trước mặt Đức Chúa Trời không? Hãy giải thích xem!
Hãy chia sẻ một tình huống khi quí vị phải làm điều chi đó quí vị thường xem là sai để thắng hơn, để chỉnh đốn hay để tránh việc gì đó tồi tệ hơn. Điều chi về Đức Chúa Trời đã tác động hay ảnh hưởng vào quyết định và các hành động của quí vị?
RA-HÁP (Phần II)
Làm sao chọn đứng về phía Đức Chúa Trời trong xã hội của quí vị (Phần II)
Ra-háp vốn biết đủ về Đức Chúa Trời nên mới tin Ngài sẽ sử dụng quyền năng cả thể của Ngài làm ích cho những kẻ thuộc về Ngài. Nàng bằng lòng đặt cược sinh mạng mình vào cái biết đó. Nàng biết rõ các bức tường thành Giê-ri-cô dày như thế nào rồi. Nàng đã sống trên đó. Nàng biết rõ binh lính của thành Giê-ri-cô hung hãn là dường nào! Là một kỵ nữ, có lẽ nàng đã nghe thấy đủ về họ đang khoe khoang khoác lác về sức mạnh và sự thuần thục của họ khi họ đến viếng nàng. Nàng có thể nhìn thấy thành Giê-ri-cô không thể bị tấn công được đối với bất kỳ một kẻ xâm lược nào! Thế nhưng cho dù có như thế đi nữa, nàng đã đạt tới mức tin chắc rằng Đức Chúa Trời của Israel sẽ thắng hơn, và dân Israel đã có mặt bên cạnh Đức Chúa Trời. Nàng đã tin trọn vẹn đến nỗi nàng sẵn sàng đặt cược sinh mạng của mình trên thực tại ấy. Ra-háp đã dám đứng một mình nghịch lại xã hội vì nàng vốn có đức tin mạnh mẽ đặt nơi Đức Chúa Trời của Israel.
Chúng ta tiếp thu một việc quan trọng về đức tin của Ra-háp khi chúng ta bước sang Tân Ước. Trước sự ngạc nhiên của chúng ta, chúng ta thấy nàng kỵ nữ nầy đã nêu đức tin mình như một tấm gương cho nhiều người khác. Trước tiên hãy nhìn vào Hêbơrơ 11.31:
“Bởi đức tin, kỵ nữ Ra-háp không chết với kẻ chẳng tin, vì nàng đã lấy ý tốt tiếp rước các kẻ do thám”.
Ở đây trong sảnh đường Danh Tiếng dành cho bậc anh hùng đức tin chúng ta thấy chỉ có hai người nữ – Sara, vợ của Ápraham, và kỵ nữ Ra-háp. Thật đáng nể! Nhưng tác giả của thư tín nầy viết cho người Hêbơrơ không phải là người duy nhứt đã sử dụng đức tin của Ra-háp như một tấm gương. Cũng hãy nhìn vào Giacơ 2.25-26:
“Đồng một thể ấy, kỵ nữ Ra-háp tiếp rước các sứ giả và khiến họ noi đường khác mà đi, người há chẳng phải cậy việc làm mà được xưng công bình sao? Vả, xác chẳng có hồn thì chết, đức tin không có việc làm cũng chết như vậy”.
Đức tin của Ra-háp không những dẫn tới một phát biểu mạnh mẽ về Đức Chúa Trời của Israel: “Đức Chúa Trời các ông là Đức Chúa Trời ở trên trời cao kia, và ở dưới đất thấp này”. Đức tin ấy cũng dẫn tới một hành động bất khuất cho dân sự của Đức Chúa Trời. Có người nói rằng: “đức tin còn là một bước đi, chớ không phải chỉ là một câu nói”.
Điều chi đã bày tỏ ra đức tin của Ra-háp? Tác giả thơ Hêbơrơ nói rằng nàng đã tiếp đón các thám tử đã chứng kiến đức tin của nàng. Giacơ chỉ ngón tay ông vào cùng một sự việc: “kỵ nữ Ra-háp tiếp rước các sứ giả và khiến họ noi đường khác mà đi” – tránh khỏi binh lính thành Giê-ri-cô. Đức tin của Ra-háp dẫn nàng tới hành động. Quyết định của nàng dẫn tới hành động biểu lộ ra đức tin của nàng.
Và điều gì đã dẫn tới đức tin đó? Trong khi đặt cược sinh mạng mình trên thực tại và việc làm của Đức Chúa Trời của Israel, có phải Ra-háp đã chọn đúng không? Nếu quí vị lớn lên trong Trường Chúa Nhật, quí vị biết rõ câu chuyện hơn là tôi có thể thuật lại câu chuyện ấy.
Đức tin của Ra-háp dẫn tới hành động
Quyết định của nàng
dẫn tới hành động biểu lộ ra đức tin của nàng.
Sau khi nói cho các binh lính Giê-ri-cô ra đi theo đuổi bầy ngỗng hoang, nàng đã có cuộc trao đổi thật tuyệt vời với hai thám tử ở trên mái nhà dưới bầu trời trải đầy sao ban đêm. Nàng đã xưng ra đức tin của mình đặt nơi Đức Chúa Trời của Israel. Và nàng đã làm thêm một việc nữa. Nàng đã yêu cầu như thế, đổi lại với việc cứu lấy sinh mạng của các thám tử, mạng sống của cha mẹ, anh chị em của nàng sẽ được buông tha khi Đức Chúa Trời ban thành Giê-ri-cô cho những kẻ đến bao vây nầy.
“Mạng chúng ta sẽ đền cho mạng nàng”, các thám tử quyết chắc với nàng. Trong hai điều kiện: Nàng không được nói cho ai biết sứ mệnh của họ với nhà cầm quyền tại thành Giê-ri-cô, và nàng phải treo sợi chỉ màu đỏ điều trên bức tường thành. Chỉ có những kẻ nào ở trong nhà lúc thành bị chiếm lấy thì họ sẽ được cứu. Mọi người khác sẽ bị hủy diệt hết.
Hết thảy họ đều đã đồng ý về các điều kiện. Nàng dòng họ xuống khỏi tường thành bằng một sợi dây thừng rồi bảo họ hãy ẩn trong núi cho tới khi thấy toán truy tìm đã trở về lại thành Giê-ri-cô với hai bàn tay trắng. Nàng đã cột sợi chỉ điều trên cánh cửa sổ. Và nàng chờ đợi.
Trong Giô-suê 3, 4 và 5 chúng ta đọc câu chuyện kể về một đoàn dân đông sắp băng ngang sông và về những việc đã xảy ra khi họ đến đóng trại đối ngang thành Giê-ri-cô. Đồng thời, Ra-háp đã chờ đợi. Câu chuyện của chúng ta tóm tắt lại ở Giô-suê 6.1:
“Vả, Giê-ri-cô đã đóng cửa mình cách nghiêm nhặt trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, không người nào vào ra”.
Và với sự ấy, Đức Chúa Trời đã ban cho Giô-suê một trong những kế hoạch đánh giặc lạ lùng nhất đã từng được ghi lại. Ở đàng đầu, một số binh lính vũ trang có 7 thầy tế lễ theo sau mang những công cụ làm bằng sừng chiên đực. Kế đó, có thêm một số thầy tế lễ khiêng lấy hòm giao ước, theo sau là nhiều lính tráng có vũ trang khác nữa. Bảy thầy tế lễ đã thổi kèn suốt con đường đi vòng quanh thành phố, nhưng dân Israel nối nhau diễu hành trên con đường rất yên tỉnh kia. Cuộc diễu hành đã kết thúc, ai nấy trở về trại Israel vào buổi tối. Dân sự đã nhóm lại, diễu hành đi một vòng. Một vòng nữa vào ngày thứ hai. Ngày thứ ba. Ngày thứ tư. Ngày thứ năm. Một vòng nữa vào ngày thứ sáu.
“Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài” (Philíp 2.13).
Điều chi quí vị nghĩ sẽ tiếp diễn trong thế gian, nếu quí vị là công dân của thành Giê-ri-cô đang đứng trên bức tường và quan sát họ từng ngày? Hết ngày nầy sang ngày khác? Quí vị có lấy làm ngạc nhiên không biết Đức Chúa Trời thuộc loại gì khi ban ra các huấn thị như thế cho dân nầy?
Hoặc giả khi xem thấy như thế quí vị sẽ bị lên thần kinh đôi chút, không biết rồi đây chuyện gì sẽ xảy ra?
Qua ngày thứ bảy, cuộc diễu hành bắt đầu như thường lệ. Dân Israel gồm toàn binh lính có vũ trang, các thầy tế lễ với kèn trong tay, và các thầy tế lễ mang theo Hòm Giao Ước với đội hình như thường lệ. Ai nấy đều im lặng. Nhiệm vụ của họ là phải có mặt. Nhưng tôi nghĩ rằng cho dù không có lịnh lạc gì từ Giô-suê, đa số trong vòng họ không cứ cách nào khác đều phải im lặng. Đây là phần thử nghiệm rất lớn. Liệu Đức Chúa Trời có đi lại ở giữa họ, hay họ sẽ kết thúc trông dại dột chẳng khác gì cả tuần lễ qua?
Một vòng, hai vòng, ba vòng, bốn vòng, năm vòng, sáu vòng, bảy vòng. Rồi thình lình Giô-suê đưa ra dấu hiệu. Những tiếng kèn trỗi lên. Dân sự la lớn lên. Và, y như bài hát đã viết: “Bức tường bèn sụp xuống”. Các bức tường to lớn kia – 20 feet bề dày – đã sụp xuống. Binh lính Israel có vũ trang có thể chạy ùa qua đống gạch vụn rồi giao chiến với dân quân thành Giê-ri-cô. Sự hủy diệt thành Giê-ri-cô là sự hủy diệt hoàn toàn. Hay gần như hoàn toàn. Còn lại đứng sừng sửng một ngôi nhà nằm trên một phần của bức tường thành. Từ cánh cửa sổ của ngôi nhà ấy đã thòng xuống một sợi chỉ điều. Có một số người đã nhóm lại chung quanh cánh cửa sổ bên trong ngôi nhà đó, họ quan sát mọi chuyện đang diễn ra với nỗi kinh ngạc.
Giô-suê gọi hai thám tử đến, rồi ban cho họ một lịnh lạc thật rất tốt lành: Hãy đi tới nhà của Ra-háp, đem mọi người ra khỏi đó và giữ họ trong sự an ninh. Ở Giô-suê 6.23 chúng ta đọc:
“Vậy, hai người trai trẻ đã đi do thám xứ, bèn vào biểu Ra-háp, cha mẹ nàng, anh em, và mọi vật chi thuộc về nàng đi ra; hai người đem hết thảy gia quyến nàng ra, và để ở ngoài trại quân Y-sơ-ra-ên”.
An toàn! Ra-háp đã đặt cược sinh mạng của nàng nơi Đức Chúa Trời của Israel. Đức Chúa Trời đã vượt qua nàng và qua hết thảy những ai đến ngụ bên trong ngôi nhà đó trên bức tường thành Giê-ri-cô.
Còn nữa trong câu chuyện đó. Ở Giô-suê 6.25, tác giả cho chúng ta biết rằng Ra-háp đã sống giữa vòng dân Israel cho tới ngày sách Giô-suê được viết ra. Nàng đã trở thành một với dân sự của Đức Chúa Trời. Sự thực cho thấy rằng nàng là một kỵ nữ không còn thích đáng nữa. Bởi đức tin, nàng đã hiệp với cộng đồng của Đức Chúa Trời rồi.
Một trong những việc rất đáng nhớ mà chúng ta nhìn thấy khi chúng ta nhìn vào các lần tiếp xúc của Chúa Jêsus với mấy người đờn bà trong bốn sách Tin lành, ấy là Ngài thường hạ thấp rồi nhấc lên “những phụ nữ sa ngã”. Hãy nhớ người đờn bà với bình dầu thơm đắt tiền ở Luca 7 và người đờn bà bị bắt quả tang phạm tội tà dâm ở Giăng 8. Thật nhiều lần, chúng ta nhìn thấy lòng thương xót mà Chúa Jêsus đã chìa ra cho những người đờn bà đã phá vỡ luật lệ và đã sống những đời sống mà hạng người “kỉnh kiền” không dám ngó tới.
Ra-háp nhắc cho chúng ta nhớ rằng việc hiệp với gia đình của Đức Chúa Trời không có gì phải làm với sự nhơn đức của chúng ta. Việc ấy có mọi sự phải làm với ân điển của Đức Chúa Trời. Qua một kỵ nữ, Đức Chúa Trời dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta đã được cứu bởi ân điển, chớ không phải bởi làm lành.
Nhưng câu chuyện của chúng ta vẫn chưa hết đâu. Hãy mở ra ở Mathiơ 1 – bảng gia phổ khô khan kia – rồi nhìn vào câu 5 xem: “Sanh-môn bởi Ra-háp sanh Bô-ô”.
Ra-háp là mẹ của Bôô? Điều nầy có ý nói nàng là tổ mẫu của David, vì vua vĩ đại nhất của Israel. Còn ngạc nhiên hơn nữa, nàng là một tổ mẫu trong bảng gia phổ của Chúa Jêsus, Chúa vinh hiển, là Người-Trời, là Cứu Chúa của thế gian.
Ra-háp, kỵ nữ. Há quí vị chẳng nghĩ rằng Đức Chúa Trời có một ít kén chọn về gia phổ của Con Ngài sao? Đối với kẻ xem dòng dõi là mọi sự, há Đức Chúa Trời chẳng lấy những cân nhắc của họ đưa vào tra xét rồi chọn một dòng dõi trong sạch hơn dành cho Đấng Mêsi sao? Rõ ràng là Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải tiếp thu một việc khác khi chúng ta chú vào Ra-háp.
Ra-háp đứng như một sự chỉ bảo cho những tiềm năng ở bên trong mỗi một người chúng ta.
Ra-háp đứng như một sự chỉ bảo cho những tiềm năng ở bên trong mỗi một người chúng ta. Đức Chúa Trời đã nhìn thấy nơi nàng tiềm năng của một đức tin năng động và sôi nổi. Đừng phiền vì nàng đã hành nghề gì. Ngài đã nhìn thấy con người mà nàng sẽ phải trở thành.
Cũng một thể ấy cho chúng ta. Quá khứ của chúng ta là chẳng tốt lành gì cả. Chỉ có tương lai của chúng ta mới là vấn đề với Đức Chúa Trời. Đức tin có thể nở ra trong bất kỳ môi trường nào. Hoa hồng có thể mọc trong bụi gai. Bất cứ điều chi nằm ở sau lưng chúng ta không phải quan trọng như những gì đang có ở trước mặt chúng ta. Những sự lựa chọn mà chúng ta đã đưa ra trong quá khứ đã đưa chúng ta đến tại chỗ nầy ngày hôm nay. Các sự chọn lựa chúng ta đưa ra ngày hôm nay, ngày mai, tuần tới, hay năm tới sẽ quyết định số phận của chúng ta.
Một số những sự lựa chọn sẽ là những quyết định trong một giây tức khắc. Chúng sẽ chỉ ra chúng ta là ai và chúng ta tin gì về bản ngã của mình, về thế giới của chúng ta, và về Đức Chúa Trời. Những quyết định đó sẽ quyết định những hành động nào chúng ta phải nắm lấy.
Ra-háp đã nghe nói về Đức Chúa Trời của Israel. Nàng đã đáp ứng với những gì nàng đã nghe thấy bởi đức tin. Nàng đã đưa ra quyết định trong một giây tức khắc phải đi với Đức Chúa Trời bằng cách giải cứu hai thám tử. Đức tin của nàng đã kiếm được sinh mạng của nàng ở giữa sự hủy diệt. Đức tin ấy đã kiếm được sự cứu rỗi cho cả gia đình nàng nữa. Đức tin ấy đã kiếm được cho nàng một chỗ trong Israel và thành hôn với Sanh-môn, truyền khẩu cho chúng ta biết ông là một trong hai vị thám tử. Đức tin ấy cũng kiếm được cho nàng một chỗ trong bảng gia phổ của vì vua vĩ đại nhất của Israel và một chỗ trong bảng gia phổ của Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của chúng ta.
Những gì nàng đã sinh sống không còn thích nghi nữa. Nàng trở thành người như thế nào qua đức tin năng động kia mới là vấn đề.
Quí vị sẽ ngã lưng vào nguồn tài lực nào khi quí vị phải đưa ra quyết định trong một giây tức khắc của cuộc đời mình? Có phải các quyết định của quí vị lập nền trên đức tin đặt nơi một Đức Chúa Trời yêu thương, hay động lòng thương xót, bàn tay của Ngài đang làm ích cho quí vị không? Có phải mọi hành động của quí vị tỏ ra đức tin của quí vị khi quí vị đồng đi với Đức Chúa Trời và với dân sự của Ngài không? Hãy nhìn xem Ra-háp kìa. Hãy nhìn vào cô kỵ nữ nầy, nàng đã nêu gương đức tin thật mạnh mẽ cho dân Israel và cho chúng ta ngày hôm nay.
NGHIÊN CỨU 4
Làm sao chọn đứng về phía Đức Chúa Trời trong xã hội của quí vị (Phần II)
Giacơ 2.26: “Vả, xác chẳng có hồn thì chết, đức tin không có việc làm cũng chết như vậy”.
Chủ đề: Nhìn thấy cái chạm của đức tin trên những sự lựa chọn mà chúng ta đưa ra.
Học thuộc lòng: Giacơ 2.26
Đọc: Làm sao chọn đứng về phía Đức Chúa Trời trong xã hội của quí vị (Phần II)


Ôn tập:
Có phải quí vị nghĩ thật là dễ dàng bước theo tiêu chuẩn của xã hội chúng ta đang sinh sống hơn là vâng theo Đức Chúa Trời? Tại sao được và tại sao không? Điều chi khiến cho Cơ đốc nhân đứng một mình chống lại những tiêu chuẩn và cách sống trong xã hội chúng ta?
Suy gẫm:
Tác giả có ý nói gì qua câu nói: “Đức tin là một bước đi, chớ không phải chỉ là lời phát biểu đâu?”
“Qua một kỵ nữ, Đức Chúa Trời dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta đã được cứu bởi ân điển, chớ không phải bởi làm lành”. Ân điển của Đức Chúa Trời bày tỏ ra như thế nào nơi Ra-háp?
Tác giả thơ Hêbơrơ nói rằng niềm tin của Ra-háp đã cứu nàng (11.31). Niềm tin nào trong đức tin của Ra-háp đã cứu nàng?
Đào sâu:
Câu gốc: Giacơ 2.20-26: “Nhưng, hỡi người vô tri kia, ngươi muốn biết chắc rằng đức tin không có việc làm là vô ích chăng? Áp-ra-ham, tổ phụ chúng ta, khi dâng con mình là Y-sác trên bàn thờ, há chẳng từng cậy việc làm được xưng công bình hay sao? Thế thì, ngươi thấy đức tin đồng công với việc làm, và nhờ việc làm mà đức tin được trọn vẹn. Vậy được ứng nghiệm lời Kinh Thánh rằng: Ap-ra-ham tin Đức Chúa Trời, và điều đó kể là công bình cho người; và người được gọi là bạn Đức Chúa Trời. Nhân đó anh em biết người ta cậy việc làm được xưng công bình, chớ chẳng những là cậy đức tin mà thôi. Đồng một thể ấy, kỵ nữ Ra-háp tiếp rước các sứ giả và khiến họ noi đường khác mà đi, người há chẳng phải cậy việc làm mà được xưng công bình sao? Vả, xác chẳng có hồn thì chết, đức tin không có việc làm cũng chết như vậy”.
Có phải Ra-háp được cứu bởi các việc lành của nàng không? Giacơ có ý nói gì khi ông nói rằng Ra-háp đã “được xưng công bình bởi đức tin mình” (7.25). Quí vị sẽ điều hoà các câu 24-25 với Êphêsô 2.8-9 như thế nào?
Tại sao đức tin không có việc làm thì “chết”? (câu 26). Theo Giacơ, mối quan hệ giữa đức tin và việc làm là gì?
Ra-háp đã lấy hành động nào chứng tỏ ra nàng tin theo Đức Chúa Trời? (câu 25).
Đào sâu hơn:
Tham khảo:
Hãy đọc Philíp 2.13: “Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài”. Đức Chúa Trời đang tác động ra sao trong đời sống quí vị để hoàn thành ý chỉ của Ngài?
Suy gẫm:
Hãy ôn lại bốn bài học về Êva và Ra-háp rồi tóm tắt lại các nguyên tắc chính quí vị đã tiếp thu được về việc đưa ra quyết định.
Những quyết định quan trọng nào quí vị phải đưa ra trong các tuần lễ hay những tháng tới đây? Bài học nầy ảnh hưởng sâu nặng ra sao khi quí vị chọn lựa những vấn đề nầy?





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét