Thứ Ba, 19 tháng 1, 2010

PHƯỚC CHO NHÂN LOẠI



PHƯỚC CHO NHÂN LOẠI

THI THIÊN 98
Daniel Parks
Chú giải bởi Mục sư DANIEL E. PARKSvề bài thánh ca có đề tựa trên
bởi Isaac Watts (1719)PHƯỚC CHO NHÂN LOẠI
Isaac Watts (1674-1748) là "Tổ Phụ của Thánh Ca Anh Quốc". Bài thánh ca Phước Cho Nhân Loại của ông là một lời diễn giải về Thi thiên 98. Bài hát nầy là một trong những Thi thiên của David sáng tác được ghi lại theo ngôn ngữ của Tân ước, rồi được đưa vào hát thờ phượng vào năm 1719. Điều khiến cho ông phải đau buồn khi biết rằng việc hát bài thánh ca vinh hiển nầy đã bị cấm đoán trong mùa lễ Giáng Sinh.
“Phước Cho Nhân Loại” đã được hát theo thể điệu "Antioch" bởi George Frederick Handel (1685-1759). Ông là một tín đồ thuộc hệ phái Luther tin kính, ông kháng cự mọi nổ lực từ Rôma và Luân đôn muốn làm thay đổi đức tin của ông.
Phần nội dung của bài thánh ca ở đây với những ghi chú lý giải.
Joy to world!1 the Lord is come!2 / Let earth receive her King;3Phước cho nhân loại!1 Chúa ta ra đời2 / Trần gian nghinh Vua vô đối;3
Let every heart prepare Him room,4 / And heaven and nature sing.5
Kíp mở cửa lòng, tiếp rước Con Trời,4 / Bầu trời vạn vật hoà thinh.5
Joy to the earth! the Savior reigns!6 / Let men their songs employ;7Phước cho nhân loại! Chúa nay cai trị!6 / Muôn dân âu ca hoan hỉ;7
While fields and floods, rocks, hills, and plains, / Repeat the sounding joy.8
Hải đảo sơn hà, trổi bản ca thi. Đồng hoà vận điệu mừng vui.8
No more let sins and sorrows grow, / Nor thorns infest the ground;9Chúa đến tiêu diệt ác khiên bịnh tật. Tật lê không sanh trên đất;9
He comes to make His blessings flow / Far as the curse is found.10
Chúa đến đem lại suối phước chân thật. Tràn ngập vận điệu mừng vui.10
He rules the world with truth and grace,11 / And makes the nations proveLẽ chánh ơn lành Chúa đem cai trị11, Làm cho muôn dân khai sáng
The glories of His righteousness, / And wonders of His love.12
Thấy rõ vinh quang chính nghĩa trị vị. Lòng đại từ Ngài lạ thay.12

1. "Phước cho nhân loại!" Những người thờ phượng Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật là hạng người vui vẻ (câu 1) trong mọi thời điểm và trong mọi sự (I Têsalônica 5.16-18; đối chiếu Thi thiên 100). Họ không phải "âu sầu và bất hạnh" và "gắt gỏng và nghiệt ngã".
2. "Chúa [Lord] ta ra đời!" Đây là lý do chính cho sự vui mừng của chúng ta. Đức Giêhôva đã đến thăm viếng con người. Sự đến của Ngài đã được nói trước trong Êsai 40.1-3 (đối chiếu Malachi 3.1), và đã ứng nghiệm trong sự hoá thân thành nhục thể của Con Đức Chúa Trời – Đức Giêhôva Đức Chúa Jêsus Christ (Giăng 1.19-34).
3. "Trần gian nghinh Vua vô đối". Đấng Christ đã đến làm Vua! Trong sự hoá thân thành nục thể của Ngài, Ngài được tôn làm Vua (Luca 1.26-33; ứng nghiệm II Samuên 7.12…), được tìm kiếm và thờ lạy như Vua (Mathiơ 2.1…,11), được tỏ ra là Vua (Mathiơ 12.28…; đối chiếu Khải huyền 20.1-3), được giới thiệu là Vua (Mathiơ 21.1-5; ứng nghiệm Xachari 9.9), và mặc lấy quyền phép làm Vua (Mathiơ 28.18). Và trong sự tôn vinh Ngài, Ngài được tôn lên làm Vua trên ngôi của David tổ phụ Ngài (Công vụ các Sứ đồ 2.29-36). Vì lẽ đó, quả là cấp thiết cho Ngài phải được tiếp nhận là Vua, hay phải gánh chịu mọi hậu quả của sự loạn nghịch.
4. "Kíp mở cửa lòng, tiếp rước Con Trời". Những kẻ hay chết công nhận Đức Chúa Jêsus Christ là Vua bằng cách tiếp nhận Ngài vào lòng của họ, sau khi quét sạch khỏi đó mọi hình tượng, và sau khi tin cậy Ngài, xưng nhận một mình Ngài là Chúa và Cứu Chúa của họ (Rôma 10.9).
5. "Bầu trời vạn vật hoà thinh". Bầu trời và vạn vật đều công nhận Đấng Christ là Vua bằng cách ca hát ngợi khen Ngài. Các thiên sứ ở trên trời đã ca tụng trong đêm Ngài giáng sinh (Luca 2.8-14). Những hòn đá dưới đất sẽ ca tụng nếu những người hay chết kia không tụng ca Ngài (Luca 19.37-40).
6. "Phước cho nhân loại! Chúa [Savior] nay cai trị!" (1) "Chúa [Savior] nay cai trị!" Đức Chúa Jêsus Christ đặc biệt là Đấng Trung Bảo (đứng giữa Đức Chúa Trời và loài người [I Timôthê 2.5]) là Thầy tế Lễ và là Vua. Cả hai: "Chúa và Cứu Chúa" (Luca 2.11), "Vua và Cứu Chúa" (Công vụ các Sứ đồ 5.31), "Thầy Tế Lễ ngồi trên ngai" (Xachari 6.13; Hêbơrơ 8.1). Ngược lại với tín điều, Satan, ma quỉ, không phải là nhân vật cai trị thế gian nầy. Đức Chúa Jêsus Christ đã làm hai việc: "trói ma quỉ lại” và "quăng nó vào hố sâu không đáy" (Khải huyền 20.1-3; cũng Mathiơ 12.22-29, Giăng 12.31, Luca 10.18). (2) "Chúa [Savior] nay cai trị!" -- "Ngài đang cai trị thế gian!" Một bạn học ở đại học trở về từ một dịp Giáng sinh rồi nói với Mục sư chủ toạ của mình và ngăn cấm không cho hát bài thánh ca nầy. Ông tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ phải ngưng việc thiết lập Vương quốc của Ngài lại cho tới chừng kỷ nguyên ngàn năm trong tương lai vì người Do thái đã chối bỏ Ngài. Kinh thánh dứt khoát từ chối ý tưởng ấy. Đấng Christ đang cai trị trong hiện tại và cho đến đời đời! Ngài không bị đày về trời cho tới chừng nào loài người cho phép Ngài nắm quyền cai trị. Vì vậy, Khải huyền 20.1-3 ghi lại một sự kiện lịch sử (đối chiếu Mathiơ 12.28…), và Khải huyền 20.4-6 mô tả một sự thực có trong hiện tại (đối chiếu Côlôse 1.13).
7. "Muôn dân âu ca hoan hỉ". Những thần dân của nhà Vua sẽ ca hát ngợi khen Vua của họ (các câu 4-6; đối chiếu Thi thiên 97.1; 99.1-3; 100). Chúng ta ca hát, đúng là một lẽ đạo!
8. "Hải đảo sơn hà, trổi bản ca thi, Đồng hoà vận điều mừng vui". Các thành phần trong thiên nhiên sẽ vang dội những tiếng ca ngợi nhà Vua (các câu 7…).
9. “Chúa đến tiêu diệt ác khiên bịnh tật. Tật lê không sanh trên đất”. Sự đến của Đấng Christ, là Vua đã đặt dấu chấm hết đối với các tác dụng rủa sả trong sự sa ngã của Ađam (Sáng thế ký 3.17-19).
10. “Chúa đến đem lại suối phước chân thật. Tràn ngập vận điệu mừng vui”. Sự đến của Đấng Christ là Vua, đã đem lại những phước hạnh trong ơn cứu rỗi của Ngài cho các đầu cùng đất (các câu 1-3). Bất cứ đâu sự rủa sả của Ađam được tìm thấy, ơn phước của Đấng Christ họ sẽ nhận được.
11. “Lẽ chánh ơn lành Chúa đem cai tri”. Ngài là Đấng "Chủ tể hạnh phước và có một đến kỳ sẽ tỏ ra, là Vua của mọi vua, Chúa của mọi chúa" (I Timôthê 6.15) có thể cai trị theo ý Ngài muốn. Ngài vui lòng cai trị trong lẽ chánh và ơn lành (các câu 2, 9).
12. “Thấy rõ vinh quang chính nghĩa trị vị. Lòng đại từ Ngài lạ thay". Phần tham khảo ở đây có ý nói đến tư thế trong đó Đức Chúa Jêsus Christ đã sử dụng các nước để truyền giáo cho thế giới. Dân Do thái trước tiên đã chối bỏ Ngài. Đấng Christ đã hạ thấp kẻ phản kháng xuất sắc nhất của họ, Saulơ người Tạt-sơ, rồi lập ông là giáo sĩ lỗi lạc nhất trong hàng giáo sĩ. Các dân Ngoại rất giỏi trong việc bất chấp Ngài. Đấng Christ đã soi sáng họ rồi khiến họ chiếu sáng trên nhiều người khác. Tất cả họ đều công bố: "vinh quang chính nghĩa của Ngài". Vinh quang chính nghĩa đủ để được gọi là "sự công bình của Đức Chúa Trời", và vinh quang chính nghĩa đủ để được nhận lãnh chỉ qua đức tin bởi tất cả những ai tin cậy Ngài, và vinh quang chính nghĩa đủ để xưng công bình trước mặt Đức Chúa Trời hết thảy những ai nhận lãnh sự công bình đó (Rôma 3.21-26). Và họ đã công bố: "Lòng đại từ Ngài lạ thay". Tình yêu diệu kỳ đủ để không bao giờ cho phép những ai tin cậy nơi Ngài phải tẻ tách ra khỏi Ngài nữa (Rôma 8.35-39). Đức Chúa Jêsus Christ đã đến thế gian để bày tỏ ra sự công bình và sự yêu thương nầy, và để hiến tình yêu ấy cho tất cả những ai chịu tiếp nhận Ngài. Vì lẽ đó, các giáo sĩ trong các nước đã đi ra lo công bố Tin lành nầy,
Phước cho nhân loại! Chúa ta ra đời Trần gian nghinh Vua vô đối;
Kíp mở cửa lòng, tiếp rước Con Trời, Bầu trời vạn vật hoà thinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét