QUYỂN SÁCH QUAN TRỌNG NHẤT CỦA THẾ GIAN
I.- LỊCH SỬ CỦA KINH THÁNH:
Vào hậu bán thế kỷ thứ 18, nhà vô thần người Pháp là Voltaire đã đưa ra một lời tiên đoán rằng trong vòng 100 năm, Kinh thánh và toàn bộ Cơ đốc giáo sẽ hoàn toàn bị quên lảng. Voltaire đã qua đời vào năm 1778. Nhưng kể từ thời điểm đó, thế giới đã tràn ngập với hàng triệu triệu quyển Kinh thánh với đủ loại ngôn ngữ và thổ ngữ.
Nếu người nào có thể giữ cho mặt trời đừng mọc thì mới có thể ngăn chận đường tiến của quyển Kinh thánh. Không một quyển sách nào khác có được ảnh hưởng trên thế giới trải qua nhiều thế kỷ cho bằng Kinh thánh. Và, mặc dù đây là một Quyển Sách rất cổ, Kinh thánh vẫn tươi mới và hoàn toàn thích đáng với chúng ta ngày hôm nay. Bằng cách so sánh, nhiều tác phẩm trước đây, như các tác phẩm trong xứ Babylôn, Batư, Ai cập, và các nền văn minh khác xưa kia, đã được sáng tác trong sự hoàn toàn vô lý, rất dị đoan, và thiếu hiểu biết một cách thô thiển. Chúng đã bị bác bỏ từ lâu và chẳng ai hề xem đến. Còn Kinh thánh đã đứng vững với thử nghiệm của thời gian, và Kinh thánh tồn tại qua sự xét nét của phái phê bình. Đây là Quyển Sách Quan Trọng Nhất Của Thế Gian!
Lý do cho sự cao trọng của Kinh thánh nằm ở địa vị tác giả duy nhất của nó. Chính mình Đức Chúa Trời đã ban lý do nầy cho chúng ta. Đó là Lời của Ngài. (Xem II Timôthê 3.16-17).
“Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn”. Kinh thánh không phải chỉ là một tuyển tập nhiều quyển sách chuyên về tôn giáo. Kinh thánh không phải là những mãng văn chương cổ của người Do thái và Cơ đốc nhân. Dĩ nhiên, Kinh thánh gồm có nhiều tác phẩm do nhiều người khác nhau sống trong nhiều thế đại khác nhau viết ra. Nhưng mỗi tác giả đã viết chỉ khi họ được Đấng Tác Giả Thiêng Liêng cảm thúc, là Đức Thánh Linh. Kinh thánh được xem là Lời không sai trật của Đức Chúa Trời hằng sống! Đây là lý do tại sao Kinh thánh là Quyển Sách Quan Trọng Nhất Của Thế Gian!
Một nghiên cứu về lịch sử sự mặc khải thành văn của Đức Chúa Trời cho con người không những là rất thú vị, mà nghiên cứu ấy còn cung ứng cho chúng ta một sự tán thưởng sâu sắc đối với Kinh thánh, là Quyển Sách riêng biệt đối với và cao cả hơn tất cả các áng văn chương khác. Vì lẽ đó, trong bài giới thiệu nầy, tôi muốn chia sẽ với quí vị một số trường hợp khá lý thú vây quanh bản chính, bản sao, việc in ấn và sự phân phối Kinh thánh.
Tất cả các sách trong Cựu ước đều được viết ra bằng tiếng Hybálai, với ngoại lệ ở một vài phân đoạn đã được viết ra theo tiếng Aram. Các sách Tân ước đều được viết ra bằng tiếng Hylạp. Tuy nhiên, không một phần nguyên bản nào – những cuộn giấy bằng da mà theo đó các trước giả con người sao chép lại sự mặc khải của Đức Chúa Trời – còn tồn tại cho đến ngày nay. Đấy là lý do tại sao Chúa không cho phép các phần nguyên bản trao sang tay chúng ta mà chúng ta không dám chắc. Có người cho rằng nếu chúng ta có các phần nguyên bản ấy, chúng ta sẽ xu hướng vào sự thờ lạy Quyển Sách thay vì thờ lạy Đấng Tác Giả của nó. Ở bất cứ cấp độ nào, vì một lý do tốt lành nào đó các bản chép những sách thuộc Kinh thánh của tác giả đã không chuyển giao đến tận tay chúng ta.
Vì vậy sứ điệp của Lời Đức Chúa Trời quan trọng đến nỗi Chúa đã làm cho việc chuyển dịch của Quyển Sách bị mù mờ đi. Phải, chúng ta dám tin chắc rằng chúng ta đang có những bản sao Kinh thánh đáng tin cậy trong tay chúng ta ngày hôm nay. Chúng truyền đạt cho chúng ta chính xác sứ diệp mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải nhận lãnh.
Trước khi Gutenberg phát minh ra máy in vào năm 1454, Kinh thánh đã được sao chép bằng tay. Chúng ta rất biết ơn vì cớ những người có học, đã được đào tạo kỹ lưỡng, họ được giao phó cho trách nhiệm trọng đại nầy. Một số luật lệ rất chặt chẽ đã được các thầy thông giáo Do thái tuân thủ trong việc tái bản lại Kinh Cựu ước từ thời kỳ trước Đấng Christ. Các vị học giả nầy chính xác đến nỗi trước khi họ khởi sự biên soạn Kinh thánh, trước hết họ đã xem xét từng chữ từng âm vận trong phân đoạn Kinh thánh mà họ đang sao chép. Sau khi công việc đã hoàn chỉnh, từ ngữ và âm tiết được xem xét lại một lần nữa. Nếu tất cả chưa đúng một cách chính xác, toàn bộ văn bản bị huỷ ngay và công tác phải khởi sự lại ngay từ đầu.
Một loại mực in nhất định đã được đem ra sử dụng, và chính văn bản được in đặc biệt trên loại da đã được sửa soạn rất đặc biệt của loài thú thanh sạch được gọi là “giấy da”. Mỗi từ ngữ được vị học giả đọc lên lớn tiếng rồi được xếp in vào trang giấy. Mỗi lần viết tới từ ngữ “Đức Chúa Trời”, bút lông hay cây viết trước hết phải được làm khô và tẩm bằng mực mới thì mới viết ra. Trước khi viết ra danh xưng YAHWEH (Đức Giêhôva), người sao chép phải tắm cho sạch toàn bộ thân thể mình bằng nước. Sau khi phần biên dịch hoàn chỉnh rồi, phần ấy phải được kiểm tra lại cẩn thận. Nếu một lỗi nào được tìm thấy, toàn bộ văn bản sẽ bị huỷ. Các thầy thông giáo Do thái đã sử dụng cách làm đó trong việc sao chép Kinh Cựu ước! Đấy là sự tôn kính mà những người Hybálai xưa đã áp dụng cho Lời của Đức Chúa Trời. Cách thức cẩn trọng đó đã được áp dụng hầu chống lại phần trình bày có sai sót trong Kinh thánh!
CÁC BẢN DỊCH HY LẠP VÀ LA TINH:
Các sách Cựu ước đã được viết ra nguyên bằng tiếng Hybálai, với một vài phân đoạn ngắn được viết bằng tiếng Aram. Sau khi dân Israel bị tan rãi ra khắp các nước, hầu hết họ đều dùng tiếng Aram làm ngôn ngữ chính cho việc đọc Kinh thánh trong các nhà hội của họ. Tuy nhiên, những người đến định cư tại Alexandria, bị mê hoặc với văn chương Hy lạp, và họ đã khởi sự nói tiếng Hy lạp vì đó là thứ ngôn ngữ cho việc học tập, buôn bán và thương mại. Họ đã cho xuất xưởng một bản Cựu ước tiếng Hy lạp, bắt đầu khoảng năm 250TC và hoàn chỉnh bản dịch đó khoảng 100 năm. Bản Kinh thánh nầy được gọi Bản Septuagint (Bản 70) và đã được sử dụng rộng rãi vào thời kỳ Đấng Christ cùng các sứ đồ.
Bản dịch Kinh thánh tiếng Hy lạp rất cần thiết khi Hy lạp là một quyền lực cấp thế giới, cũng một thể ấy khi Đế Quốc La mã bắt đầu lan rộng ảnh hưởng và ngôn ngữ của nó trên khắp thế giới, nhu cần một bản dịch tiếng Latinh đã dấy lên. Vì cớ ấy, một bản Kinh thánh “tiếng Latinh cổ” (cùng với vài bản dịch khác), đã có mặt kể từ năm 250SC. Một sự tu chính bản dịch nầy đã được Jerome hoàn tất vào năm 405SC. Được gọi là bản Kinh thánh Vulgate Latinh, đây là bản dịch Kinh thánh theo ngôn ngữ phổ thông và mang dấu ấn theo thổ âm địa phương của dân chúng. Từ ngữ “Vulgate”, quí vị thấy đấy, xuất thân từ cùng một chữ “vulgar” theo Anh ngữ. Từ ngữ nầy về mặt cơ bản có ý nói tới “phổ thông” hay”công cộng”. Bản Vulgate Latinh nhất định không phải là “vulgar” theo cách nói được sử dụng hôm nay. Mà đúng hơn, bản Kinh thánh nầy được gán cho danh xưng đó vì đây là một bản dịch Kinh thánh viết theo ngôn ngữ phổ thông trong thời đó.
CÁC BẢN DỊCH ANH NGỮ:
Một bản dịch các Thi thiên vào năm 700SC do Alehelm, là một trong những nổ lực đầu tiên để sao dịch Kinh thánh ra Anh ngữ. Cũng khoảng thời gian đó, một phân đoạn sách Tin lành Giăng đã được dịch sang Anh ngữ bởi Venerable Bede, một thiên tài văn chương trong thời của ông. Nhiều người khác cũng thực hiện những đóng góp vào công việc ấy. Tuy nhiên, mọi nổ lực của họ, chỉ là chấp vá mà thôi. Thực ra, nhiều thế kỷ trôi qua trước khi những thành tựu chính được thực thi trong việc trình làng quyển Kinh thánh theo Anh ngữ.
Trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, bản dịch Kinh thánh Anh ngữ hoàn chỉnh sau cùng đã ra đời. Cái tên bất tử John Wycliffe, sử gia nổi tiếng ai cũng biết tới, kèm theo với ân ban cao trọng của Đức Chúa Trời dành cho. Bản Tân ước Anh ngữ đã được soạn rồi vào năm 1380, và bản Cựu ước nối theo 2 năm sau. Nhiều bản sao đã được in (khoảng 170 bản còn lại ngày nay). Nhiều thì giờ và nổ lực được sử dụng trong việc in ấn các quyển Kinh thánh nầy, và chúng rất đắc tiền. Sở dĩ như vậy là vì máy in chưa được sáng chế ra. Cho nên, có ít người đủ khả năng mua cho họ quyển Kinh thánh riêng. Dù vậy, có nhiều Cơ đốc nhân đã bằng lòng trả nhiều số tiền lớn chỉ để đọc từ Kinh thánh trong một hay hai tiếng đồng hồ. Người ta thuật lại rằng có người dành sự chú ý hoặc đọc Kinh thánh trọn cả một ngày. Lời của Đức Chúa Trời quả thực là rất quí báu đối với hạng người nầy.
Wycliffe đã bị chống đối cực kỳ bởi giáo quyền về công việc của ông. Thực ra, sau khi ông qua đời, hài cốt của ông bị đào lên, bị đem thiêu, rồi bị rãi khắp dòng sông chảy ngang qua Lutterworth. Một chiếu chỉ ai cũng biết là “Hiến Chương Oxford”, được soạn ra để ngăn cấm sự phiên dịch hay đọc Kinh thánh mà không có phép của các nhà cầm quyền thích ứng, đã được công bố ra vào năm 1408. Vài năm sau, một điều luật đã được thông qua để ngăn cấm công dân Anh quốc không được đọc Kinh thánh theo ngôn ngữ riêng của họ. Hình phạt dành cho sự bất tuân là tịch thu “đất đai, gia súc, mạng sống và tài sản vĩnh viễn”. Dù đến mức độ đó, điều luật nầy cũng không thể áp chế được tình cảm và lòng khát khao của các Cơ đốc nhân nầy đối với Kinh thánh.
Đến thế kỷ thứ 15, với phát minh của máy in, con đường được mở ra cho sự xúc tiến mạnh việc cung ứng Kinh thánh cho nhiều đoàn dân đông. Gutenberg đã cho in quyển Latin Psalter vào năm 1454. Bản Latin Vulgate, về sau ai cũng biết là quyển Kinh Thánh Gutenberg, đã được tái bản vào năm 1456. Tuy nhiên, chính William Tyndale mới là người cho in ấn vào năm 1525 bản Tân ước trọn bộ đầu tiên theo Anh ngữ. Trong vòng 5 năm, 15.000 quyển đã được cho lưu hành. Nói như thế thì chẳng có gì đáng sánh với các số liệu ngày nay. Nhưng nó tiêu biểu cho một phần công việc đáng ghi nhớ khi quí vị xem lại trang thiết bị mà với chúng Tyndale đã làm việc và sự chống đối lớn lao mà ông đã chịu đựng. Chính Tyndale đã bị trục xuất ra khỏi nước Anh và buộc phải tiếp tục công việc in ấn của mình ở hải ngoại. Tuy nhiên, Lời của Đức Chúa Trời có một phương thức để chiến thắng, và hàng ngàn quyển Tân ước của Tyndale đã tìm được lối của chúng để nhập vào Anh quốc. Chúng được mang lén trong những kiện quần áo, trong mấy bao đựng bột mì, và trong các thứ hàng nhập khẩu khác nữa. Vì thế chúng đã theo con đường của mình mà đến tận tay dân chúng.
Tuy nhiên, sự chống đối của chính quyền và giáo quyền trước mọi nổ lực của Tyndale lớn lao đến nỗi ông bị thắt cổ cho đến chết và thi thể của ông bị thiêu trên giàn hoả. Lời nói sau cùng của ông là: “Lạy Chúa, hãy mở mắt Vua nước Anh”. Lời cầu nguyện nầy của Tyndale đã được nhậm. Trong vòng một năm, quyển Kinh thánh Anh ngữ đã được in ấn và được phân phối – không những với sự cho phép của nhà Vua - mà còn với sự phê chuẩn nữa. Đó là quyển Kinh thánh Anh ngữ đầu tiên được cấp phép.
Đến năm 1537, John Rogers trình làng quyển Kinh thánh khác cũng bằng Anh ngữ, là quyển sách trọn bộ đầu tiên được in ấn và phân phối trong nước Anh. Vì quyển sách được chuyển đi trong một cái giá để giữ cho nó không bị ngã, nên quyển sách được gọi là quyển Chained Bible. Dân chúng đã đứng xếp hàng trong nhiều giờ để mong được đọc những trang giấy của Quyển sách ấy. Không bao lâu sau đó, sự chống đối lại dấy lên và phần nhiều Kinh thánh đã bị tiêu huỷ bởi những kẻ chống đối sự công khai Quyển Sách đó. Chính John Rogers đã bị thiêu sống trên giàn hoả như một vị anh hùng dưới triều đại của Nữ hoàng Mary. Tuy nhiên, Kinh thánh lại được tự do in ấn và không một điều gì ngăn chận được Kinh thánh lan rộng ra khắp thế giới.
Việc in ấn quyển The Great Bible, bắt đầu ở Paris và bị cản trở bởi Toà án của Giáo Hoàng, đã hoàn tất ở nước Anh vào năm 1539; bản Kinh thánh Geneva ra đời năm 1560; quyển Kinh thánh Bishop vào năm 1568; bản Kinh thánh Douay vào năm 1610; và bản King James vào năm 1611. Bản Kinh thánh Revised hoàn tất vào năm 1885, và bản American Standard vào năm 1901. Một số bản dịch hiện đại vào thế kỷ thứ 20, như chúng ta đã biết, cũng đã xuất hiện. Thêm nữa, Kinh thánh, dù từng phần hay toàn phần, đã được dịch sang hơn 1100 ngôn ngữ và thổ ngữ.
Kinh thánh có một lịch sử rất thú vị. Kinh thánh cũng đã có cái chạm mạnh vào chính lịch sử. Thực vậy, Kinh thánh đã làm thay đổi dòng lịch sử. Quí vị thấy đấy, do phát minh máy in và do con người sẵn lòng với Kinh thánh, chúng ta đánh dấu sự tỉnh thức quan trọng từ thế giới thời trung cổ. Nhiều thế kỷ dẫn tới thế kỷ thứ 16 mà các sử gia nói tới như Kỹ Nguyên Tối Tăm, và đúng như vậy. Trong suốt thời gian đó, có rất ít hay chẳng có một sự tiến bộ nào hết. Nhưng Thời Kỳ Phục Hưng và Thời Kỳ Cải Chánh đã đến. Châu Âu nổi bật lên từ bóng tối tăm, từ sự thiếu hiểu biết, và từ sự mê tín của nó. Sự tỉnh thức nầy không phải là do tình cờ đâu, nó trùng khớp với sự phát minh máy in và với việc trao Kinh thánh đến tận tay của dân chúng. Quí vị thấy đấy, ở đâu Kinh thánh bị cấm đoán, hay bị chễnh mãng, ở đó có sự đàn áp tâm linh của con người. Nghèo khổ, dốt nát, và mê tín tràn lan. Dù vậy, ở đâu có một quyển Kinh thánh mở ra, ở đó có sự sáng và tự do. Phải, Kinh thánh là Lời của Đức Chúa Trời hằng sống. Đó là Quyển Sách của những quyển sách. Thực thế đó là Quyển Sách Quan Trọng Nhất Của Thế Gian!
Quí vị có đọc những trang Kinh thánh hôm nay chưa? Trong nhiều thế kỷ qua, nhiều tín đồ đã bằng lòng chịu chết vì sự vâng phục của họ đối với quyển Kinh thánh. Họ chịu đựng đủ thứ bắt bớ vì cớ họ tin theo Kinh thánh. Họ đã chịu hy sinh lớn lao để chia sẽ sứ điệp của Kinh thánh cho nihều người khác. Phần thưởng của họ ở trên trời sẽ là lớn lắm! Nhưng Đức Chúa Trời sẽ làm gì với những người sống trong thế kỷ 20 được đặc ân có riêng một quyển Kinh thánh và hưởng được quyền tự do trọn vẹn để đọc và nghiên cứu Kinh thánh? Họ không phải nếm trải bất kỳ một sự khó nhọc nào vì Kinh thánh. Thậm chí tệ hại nhất, họ đã sống nhiều ngày mà không đọc Quyển Sách ấy.
Vì thế, tôi muốn hỏi, quí vị có chễnh mãng đối với Quyển sách ấy không? Há quí vị chẳng biết tới Kinh thánh sao? Nếu thực thế, hãy quyết định bắt đầu đọc quyển sách ấy một cách trung tín ngay bây giờ!
II.- TÍNH CHÍNH XÁC VỀ MẶT LỊCH SỬ CỦA KINH THÁNH:
Một vị vua nổi tiếng và khôn ngoan đã từng viết:
“…Lại, hỡi con, hãy chịu dạy: người ta chép nhiều sách chẳng cùng; còn học quá thật làm mệt nhọc cho xác thịt”.
Xuyên suốt lịch sử, như Vua Solomon đã khẳng định, và ngày nay người ta vẫn còn chép nhiều sách chẳng cùng.
Trong vô số các sách vỡ trong quá khứ và hiện tại, có một quyển sách đứng riêng biệt, trên hết mọi quyển sách khác – một quyển sách đòi hỏi sự xem xét của chúng ta, xứng đáng với sự tôn kính của chúng ta, và đã được viết ra dưới sự dẫn dắt của chính Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tất nhiên, là tôi muốn nói tới quyển Kinh thánh. Đó là Quyển sách mà chúng ta không thể không biết tới. Đó là Quyển Sách có thể làm thoả mãn mọi nhu cần sâu sắc nhất của chúng ta. Đó là Quyển Sách dẫn chúng ta đến với Đức Chúa Trời và rõ ràng đang bày tỏ ra ý chỉ của Ngài cho nhân loại. Thực vậy, đó là Quyển Sách Quan Trọng Nhất Của Thế Gian!
Quí vị sẽ chẳng lấy làm ngạc nhiên, một khi quí vị quá quen thuộc với chức vụ nầy, là chúng tôi, Hội Truyền Giáo RBC có sự tin cậy trọn vẹn vào Lời thành văn của Đức Chúa Trời. Sứ điệp của Kinh thánh đáng tin cậy, không những trong các vụ việc thuộc linh, mà còn trong các vấn đề có quan hệ tới khoa học và lịch sử nữa. Trong bài học nầy, tôi muốn quí vị nhìn thấy Kinh thánh thật đáng tin theo trong các chi tiết của lịch sử.
Nhiều người có ý kiến cho rằng Kinh thánh là một tuyển tập những huyền thoại cùng các ý tưởng cổ lổ sĩ. Vì lẽ ấy, họ chẳng tìm thấy có một lý do gì để nghiên cứu Kinh thánh hết, trừ phi vì lý do văn chương và các giá trị thi phú. Dù vậy, nếu quí vị muốn yêu cầu họ chỉ ra một vài điều mà họ gọi là huyền thoại, các sai lầm về mặt khoa học, hay những sai sót về mặt lịch sử, quí vị sẽ khám phá ra rằng họ sẽ không thể đưa ra bất kỳ một trường hợp nào. Rồi khi họ trình bày những điều mà họ nghĩ là bằng chứng để mà phê phán, họ thường nhắc tới những khó khăn mà các học giả có lòng tin từ lâu đã đưa ra một câu trả lời hoàn toàn thoả mãn rồi.
Trong nhiều trường hợp, lý do để có một thái độ phê phán đối với Kinh thánh chính là một thành kiến nơi phần của những kẻ hay phê phán Kinh thánh. Vì cớ họ tiếp cận Kinh thánh với triết lý sống theo chủ nghĩa tự nhiên (chủ nghĩa nầy bác bỏ cái siêu tự nhiên và cho rằng các qui luật tự nhiên giải thích tất cả mọi thứ), họ thấy khó mà chấp nhận bất cứ điều chi nói tới lẽ siêu tự nhiên. Nhưng Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng đã khiến cho người đờn bà son sẻ sinh con cái, Ngài phán bằng một giọng nói nghe thấy được, Ngài đã sai phái các thiên sứ, Ngài đã bày tỏ chính mình Ngài trong trụ mây và trụ lửa, Ngài đã làm ra nhiều phép lạ vừa xét đoán kẻ ác vừa vùa giúp dân sự Ngài. Không có gì lạ lùng hết, những kẻ không chấp nhận lẽ siêu tự nhiên đều chối bỏ Kinh thánh. Không có gì phải lạ lùng hết, họ chối bỏ Lời Đức Chúa Trời nói về sự can thiệp lạ lùng của Ngài trong các vụ việc của con người và lịch sử! Hình thái phê phán của họ dựa theo thành kiến. Đó là xu hướng. Nó bắt nguồn từ trong lý trí, chịu tác động của triết lý sống theo suy tưởng của con người, theo chủ nghĩa tự nhiên.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng Kinh thánh rất đáng tin cậy trong phần lịch sử, cũng như phần đạo đức, phần dạy dỗ thuộc linh của nó. Tính chính xác về mặt lịch sử của cả Cựu và Tân ước đều được khoa khảo cổ học khẳng định nhiều lần nhiều cách. Những khám phá ngày nay, kể cả văn tự, bia kỷ niệm, và dữ liệu khác đang soi rọi trở lại vào thế giới thời xa xưa, khiến cho những người không tin phải thẹn đỏ mặt khi họ nhìn thấy các ý tưởng nông cạn của họ bị bài bác bởi những chứng cớ không sao chối cãi được.
LỊCH SỬ CỦA CỰU ƯỚC:
Một trường hợp rất hay có thể thấy được qua những điều Kinh thánh nói tới Ápraham. Có một thời gian được đánh dấu về sự thiếu hiểu biết không tin theo bản chép Kinh thánh. Thực ra, một số người vô tín (họ tự xem mình là chuyên gia trong lãnh vực nầy) khẳng định rằng không một nền văn minh nào tồn tại trong Urơ xứ Canhđê, khi Kinh thánh nói rằng Ápraham đã sinh sống ở đó. Trên cơ sở đó, họ tuyên bố rằng Ápraham chỉ đáng được xem là một nhân vật trong huyền thoại. Tuy nhiên, bằng chứng mới đây từ khoa khảo cổ đã minh chứng trổi hơn bất cứ một thắc mắc nào về sự tồn tại của một nền văn minh tiến bộ ở Urơ xứ Canhđê trong thế kỷ thứ 20 và 21 trước Đấng Christ. Đấy là thời của Ápraham! Rõ ràng kỹ nguyên của ông được đánh dấu bằng những toà nhà, tác phẩm điêu khắc nghệ thuật, và nền kỹ nghệ đương thời. Toán học, luật pháp, và nhà cầm quyền được nghiên cứu cẩn thận và co lại thành một hệ thống. Nghề dệt may, kim loại, chạm khắc trên đá quí đã được thực hành với tài khéo léo. Nghề viết lách cũng rất nổi tiếng, với các bức thư khắc ghi trên các bảng đất sét được tuyển chọn thành áng văn chương. Không một người nào được cung cấp đầy đủ thông tin, biết rõ các sự kiện sẽ bôi nhọ tính cách đáng tin cậy về mặt lịch sử của các phần tham khảo của Kinh thánh nói tới Ápraham và Urơ xứ Canhđê.
Tính lịch sử của Ápraham là một con người thực đã sinh sống khoảng năm 2000 TC cũng được khẳng định bởi các bia tưởng niệm cổ có ghi tên tuổi hầu hết các thành thị được nhắc tới trong chương 12 đến chương 14 trong sách Sáng thế ký. Các khám phá của khoa khảo cổ cũng cho thấy rằng những thành thị đó đã tồn tại cho tới khoảng năm 2000TC – nhưng không còn tồn tại sau đó. Vậy thì, tên tuổi của nhân vật quan trọng được nhắc tới trong câu chuyện Sáng thế ký về đời sống của Ápraham đã xuất hiện trong các cuộc tìm kiếm khác nhau của khoa khảo cổ. Thật là quan trọng khi họ đề ra được niên đại chính thời kỳ Kinh thánh nói tới Ápraham. Vì lẽ đó, ấn tượng chúng ta có về nhân vật nầy là một trưởng tộc giàu có, rất được mọi người kính trọng, và được các vị vua công nhận là con người có đẳng cấp và địa vị cao đã được khẳng định bởi những nguồn ngoài Kinh thánh. Những người theo phái phê phán không còn tố cáo chúng ta là dại dột và ngu xuẩn khi chúng ta tin những gì Kinh thánh nói về Ápraham.
Một trường hợp khác trong đó khoa khảo cổ đã khẳng định bản tường trình của Kinh thánh là câu chuyện nói tới sự đánh chiếm thành Giêricô. Quí vị sẽ nhớ lại, theo Giôsuê 6, quân đội Israel đã đi diễu hành quanh thành Giêricô mỗi ngày một lần trong 6 ngày. Đến ngày thứ bảy, họ đi vòng quanh thành 7 lần. Thế rồi, khi tiếng kèn thổi lên, tất cả mọi người la to lên, thì bức tường bỗng sụp xuống. Lúc đó dân Israel mới tiến vào thành rồi thiêu đốt thành ấy. Đúng thế, ngày nay những sự đổ nát của thành Giêricô đã được khám phá ra, và rõ ràng là các bức tường đã sụp xuống đúng y như Kinh thánh đã mô tả. Những đống đổ nát của thành phố cũng cho thấy rằng nó bị huỷ diệt bằng lửa khoảng 1500 năm trước Đấng Christ – chính thế kỷ mà Lời Đức Chúa Trời nói tới biến cố nầy.
Tính chính xác của Kinh thánh trong khi nhắc tới dân Hêtít cũng đã được khoa khảo cổ tìm ra. Kinh thánh nhắc tới dân Hêtít hơn 50 lần. Tuy nhiên, phái phê bình Kinh thánh thường chế nhạo các phần tham khảo của Kinh thánh nói tới nền văn minh của người Hêtít. Họ cho rằng không có bằng chứng nào được tìm thấy về sự tồn tại của một dân như thế. Các tấm bia tưởng niệm của người Hêtít mới được khám phá ra, và thủ phủ của nó nằm sâu dưới lòng đất. Câu chuyện nói tới nền văn minh của dân nầy giờ đây được nói tới.Thực ra, các khám phá của khoa khảo cổ đã chỉ ra đế quốc Hêtít gần như quan trọng tương đương với đế quốc Ai cập và Asiri.
Sách Đaniên cũng chịu đựng sự công kích của phái phê bình về Kinh thánh. Có người tiến thật xa khi cho rằng thay vì được viết ra vào thế kỷ thứ 5 TC, sách Đaniên lại giả mạo thế kỷ thứ 2 TC. Nếu điều nầy là thực, nó sẽ gây hại cho tính thẳng thắn của Kinh thánh, tầm quan trọng của lời tiên tri có trong sách. Dù vậy, ngày nay tính chính xác của sách Đaniên xuất thân từ thế kỷ thứ 5 TC đã được công nhận. Tính chính xác về mặt lịch sử của sách ấy cũng được quyết chắc. Thí dụ, có thời kỳ phái phê bình khẳng định rằng nhân vật Bênxátsa không hề có. Vì cớ đó, họ cãi rằng việc nhắc tới nhân vật nầy đủ để làm mất uy tín của sách Đaniên. Tuy nhiên, rủi thay cho những kẻ vô tín nầy, tên của Bênxátsa giờ đây đã được tìm thấy trên mấy tấm bảng bằng đất sét. Và không những các khám phá của khoa khảo cổ nầy khẳng định sự tồn tại của ông, mà chúng còn chỉ ra tầm quan trọng của ông nữa. Thực vậy, các học giả giờ đây biết tới tên tuổi của các vị thư ký và mấy người chị em của ông ta. Ông là con trai của Nabonidus, và ông đã cai trị trong một thời gian cùng với cha mình. Không, sách Đaniên không bị gạt ra khỏi suy nghĩ của người ta như một sự lừa dối nữa.
Câu chuyện lịch sử của Cựu ước nói về việc Israel ra khỏi Ai cập cũng được khẳng định qua bằng chứng mới mẻ từ khoa khảo cổ. Kinh thánh cho thấy rằng sự thể nầy đã xảy ra khoảng năm 1440 TC. Tuy nhiên, nhiều người thuộc phái phê bình khẳng định rằng việc xuất Ai cập không diễn ra trước năm 1250 TC. Điểm bất đồng của họ là nền văn hoá ổn định trong khu vực Transjordan sẽ không chạm trán với dân Israel trong thế kỷ 15 TC. Từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 13 trước Đấng Christ, họ lý luận rằng khu vực đã có dân du mục đến sinh sống. Trên cơ sở đó, họ khẳng định rằng các cuộc chinh phục Giêricô, Ahi, và các thành thị khác không thể xảy ra trong thời điểm đó. Dù vậy, không lâu sau đó, tình chính xác của niên đại theo Kinh thánh đã được khẳngđịnh. Những chiếc máy ủi khi dọn dẹp một phi cảng tại Amman, thủ phủ ngày nay của Jordan, đã tình cờ mở ra bằng chứng khảo cổ đáng tin. Khám phá nầy minh chứng không còn nghi ngờ chi nữa, là người ta đã ổn định thành các cộng đồng trong khu vực ấy khoảng năm 1550 TC trở đi. Một lần nữa tính chính xác của lịch sử Kinh thánh đã được công nhận.
LỊCH SỬ CỦA TÂN ƯỚC:
Không những bằng chứng theo khoa khảo cổ khẳng định tính chân thực về lịch sử trong Kinh Cựu ước, mà cũng xác định phần lịch sử của kinh Tân ước nữa. Thí dụ, khi Sir William Ramsey (trước giả của quyển Địa lý và Sử ký của Tiểu Á châu) bắt đầu phần nghiên cứu của mình về sách Công vụ các sứ đồ, ông tuyên bố đó là “một câu chuyện có tính tưởng tượng cao độ và nhiều màu sắc về Cơ đốc giáo nguyên thuỷ”. Thế nhưng ông đã thay đổi ý định của mình! Từ các nguồn ở ngoài Kinh thánh, ông thấy Bác sĩ Luca, tác giả của sách Công vụ các sứ đồ, là chính xác đến từng chi tiết nhỏ. Ramsey đi tới kết luận, một cách hoàn toàn, rằng Luca phải được coi là một trong những sử gia Hy lạp lỗi lạc nhất. Phải, Kinh thánh, là Quyển Sách Quan Trọng Nhất Của Thế Gian, rất đáng tin cậy.
Khi viết quyển Update, một ấn bản của Hội Internaitonal Council Inerrancy, James Montgomery Boice đã chia sẽ đôi lời khi nói chuyện với các sinh viên, đặc biệt là với các chủng sinh. Ông nói với họ:
“Nếu quí vị muốn có được một danh tiếng là rất khôn ngoan ngày nay và bằng lòng liều lĩnh giống như một kẻ dại 20 tuổi từ lúc bây giờ, hãy chỉ ra những “chỗ sai” trong Kinh thánh. Còn nếu, giống như Charles Haddon Spurgeon, quí vị bằng lòng nghĩ mình là một kẻ dại ngay lúc bây giờ, với sự nhận biết rằng trong 20 hay 30 năm địa vị của quí vị sẽ được xác định, khi ấy hãy chiếm lấy chỗ đứng cho sự không sai sót của quyển Kinh thánh nầy”.
Kinh thánh thực sự có một nguồn gốc rất thiêng liêng. Các trước giả của Kinh thánh đều được Đức Chúa Trời cảm thúc. Vì lẽ đó, khi quí vị và tôi cầm lấy quyển Kinh thánh trên tay rồi đọc chúng, chúng ta không đối mặt với một tuyển tập những câu chuyện huyền thoại, tiểu thuyết, hay những sử ký lộn lộn. Mà đúng hơn, chúng ta đang có một Quyển Sách rất đáng tin cậy. Chúng ta có thể tin tưởng những gì Kinh thánh nói. (Hãy xem II Phierơ 1.19-21).
Sứ đồ Phaolô cũng viết:
“Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” (II Timôthê 3.16-17).
Kinh thánh không bắt nguồn từ lý trí của con người. Kinh thánh hiện hữu là do sự cảm thúc thiêng liêng. Vì lẽ ấy, chúng ta có thể tin tưởng hoàn toàn vào Kinh thánh. Chúng ta có thể tin theo Kinh thánh – mọi sự chứa trong đó.
Đức Chúa Trời đã giáng trần để hoàn thành mọi mục đích của Ngài và để cung ứng cho chúng ta sự chuộc tội. Ngài đã làm mọi sự ấy qua các biến cố của lịch sử. Ngài đã phân chia các quốc gia, đã bảo tồn Nôê, đã kêu gọi Ápraham, đã dấy Môise lên, đã rút Israel ra khỏi Ai cập, đã giám sát sự dấy lên quyền lực của dân Ngoại, đã ban Con của Ngài, đã làm cho Ngài từ kẻ chết sống lại, và đã đổ Đức Thánh Linh ra trong ngày Lễ Ngũ Tuần. Tất cả những việc quan trọng nầy của lịch sử đều có quan hệ tới cách ứng xử của Đức Chúa Trời với con người và điều khoản có cần cho sự chuộc tội. Nếu những việc nầy không thực sự diễn ra, thì lòng tin cậy nơi Lời của Đức Chúa Trời và hy vọng sự cứu rỗi của chúng ta sẽ hoàn toàn tan biến đi.
Nầy bạn ơi, sự sống, sự chết, và sự sống lại của Đức Chúa Giêxu Christ đều là các biến cố lịch sử. Sự cứu rỗi và số phận đời đời của chúng ta đều nương vào thực tại của chúng. Nếu bản tường trình là giả dối; nếu Đấng Christ không đến; nếu Chúa Giêxu không chịu chết vì chúng ta; nếu Ngài không sống lại từ kẻ chết; nếu mọi điều nầy không có thực, những sự kiện lịch sử, chúng ta hãy còn ở trong tội lỗi mình, không có sự trông cậy và bị hư mất cho đến đời đời. Thế nhưng tường trình của Kinh thánh là sự thật. Vì vậy hãy tiếp nhận những gì Đức Chúa Trời phán về Con Ngài trong Kinh thánh. Sứ điệp của Chúa đã ban ra qua những người thánh của Đức Chúa Trời trong Kinh thánh là đáng tin cậy giống như thể Đấng Toàn Năng đang phán bằng một giọng nói nghe thấy được. Và quí vị phải tin theo Ngài và theo những gì Ngài phán về Con Ngài để được cứu. Hãy xem các đoạn Kinh thánh nầy:
“Ví bằng chúng ta nhận chứng của loài người, thì chứng của Đức Thánh Linh trọng hơn; vả, chứng của Đức Chúa Trời ấy là chứng mà Ngài làm về Con Ngài. Ai tin đến Con Đức Chúa Trời, thì có chứng ấy trong mình; còn ai không tin Đức Chúa Trời, thì cho Ngài là nói dối, vì chẳng tin đến chứng Đức Chúa Trời đã làm về Con Ngài. Chừng ấy tức là Đức Chúa Trời đã ban sự sống đời đời cho chúng ta, và sự sống ấy ở trong Con Ngài”.
Tại sao ngay bây giờ không cúi đầu của quí vị xuống rồi cầu nguyện một câu như thế nầy: “Lạy Chúa Giêxu, con tiếp nhận những gì Kinh thánh phán về Ngài. Con công nhận rằng Ngài là Đức Chúa Trời, và Ngài đã trở thành người và đã chịu chết trên thập tự giá để trả giá cho tội lỗi của con người. Con tin Ngài đã chịu chết vì tội lỗi của con. Giờ đây con xin tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của con, con tin cậy Ngài và chỉ một mình Ngài là sự cứu rỗi của con. Xin cứu con. Con tin”.
III.- TÍNH CHÍNH XÁC VỀ MẶT KHOA HỌC VÀ VỀ MẶT TIÊN TRI:
Kinh thánh cho chúng ta biết trong Sáng thế ký 1.1 rằng: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất”. Theo Sáng thế ký 2.7: “Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh”.
Người theo thuyết tiến hoá, theo chủ nghĩa tự nhiên, bằng cách đối chiếu, sẽ nói với chúng ta đôi điều như thế nầy: “Ban đầu có một khối tinh vân lớn, rất nóng. Khi nó nguội đi, nó tạo ra một khối vật chất nửa cứng nửa mềm. Do sự tiến hoá rất nhanh của nó, khối vật chất thoát ra từ khối mẹ rồi hình thành nên mặt trời và thế giới và các hành tinh khác. Một số nguội lạnh đi có thể ở được. Những khối khác còn nóng rồi trở thành các ngôi sao và mặt trời. Một khối vật chất chúng ta gọi là địa cầu có chất lỏng bao bọc. Trong chất lỏng đó có vật sống động. Rồi sau cùng, nó phát triển thành vây cá rồi thành cá. Con cá đổi vây của nó thành chân rồi trở thành lớp bò sát. Con bò sát nầy mọc tóc, mọc đuôi thành con khỉ. Con khỉ rụng đuôi khi ở trên cây, té xuống đất, lúc tỉnh dậy thấy mình là một tổ phụ vĩ đại của quí vị”. Tôi phải công nhận rằng tôi đã thổi phồng đôi chút để đưa ra mục tiêu của mình, đây đúng là lý thuyết của thuyết tiến hoá theo chủ nghĩa tự nhiên được rút gọn lại.
Tôi yêu cầu quí vị với mọi sự trang trọng, đâu là phần giải thích hợp lý về nguồn gốc của muôn vật – lý thuyết ngẫu nhiên do con người thêu dệt, hoặc sự công bố của Kinh thánh rằng: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”? Câu trả lời rất đơn giản; ấy là, nếu quí vị công nhận sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, loại bỏ Ngài ra khỏi bức tranh thì quí vị sẽ không có một điều gì hợp lý hết. Quí vị sẽ ở lại với những suy đoán dại dột và những kết luận mù mờ mà thôi.
Tin ngay câu mở đầu của sách Sáng thế ký là điều quan trọng nhất. Thực thế, thái độ của quí vị đối với câu nầy sẽ quyết định phương thức quí vị tiếp nhận phần còn lại của Kinh thánh. Đúng vậy, thắc mắc nơi câu nầy thì quí vị sẽ trở thành đại biểu cho mối hồ nghi mọi sự nối theo sau. Kinh thánh phán: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất”. Kinh thánh không phán: “Ban đầu là một tế bào nguyên thủy” hay “Ban đầu là một khối tinh vân” hay “ban đầu là một ao chất lỏng ấm áp”. Mà đúng hơn, Kinh thánh công bố: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất”. Nếu quí vị có thể chấp nhận câu nói ấy, quí vị sẽ không có một rắc rối nào khi tin theo mọi sự khác mà Kinh thánh nói tới. Còn nếu quí vị chối bỏ câu đầu tiên của sách Sáng thế ký, quí vị sẽ thắc mắc cả bộ Kinh thánh cho xem.
Tôi thích cách cha tôi diễn giải điều nầy trong quyển sách có đề tựa: “Sáng thế ký và Thuyết Tiến Hoá”. Theo cách thức không sao bắt chước được của ông, ông viết như sau:
“Thời xửa thời xưa, khi không có thời gian. Không có một tạo vật nào hết. Từ cõi đời đời không có khởi đầu, một mình Đức Chúa Trời trong cuộc sống yêu thương gia đình trọn vẹn gồm có Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh. Ở đó trong cõi đời đời Ngài đã bàn bạc với chính mình rồi hoạch định tạo ra một tạo vật và một vũ trụ. Ngài chẳng có chi hết để khởi sự trừ ra chính mình Ngài. Tuy nhiên, ngay thời điểm thích ứng, Ngài đã phán và tạo vật bèn khởi sự, vì “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất”. Khi thời điểm đến cho hành động sáng tạo, Ngài chìa bàn tay Toàn năng của Ngài vào cái vực sâu trống không vô hạn kia rồi ném nó vào một nơi kia, thì cái không trở thành cái có. Từ mấy ngón tay Toàn năng của Ngài bật ra vũ trụ cùng với các hành tinh và mặt trời của nó, những hệ thống và những chòm sao của nó, và các dãy thiên hà vô tận của nó. Khi Ngài sai chúng đi, Ngài đã gọi từng tên hết thảy khi Ngài treo chúng với hành tinh quả đất, rồi khiến cho chúng nhảy múa theo điệu nhạc của khí quyển. Nếu tôi có thể tin mọi điều nầy, thì tôi có thể tin Đức Chúa Trời làm ra một con cá để nuốt một con người, rằng Đấng Christ có thể đi bộ trên mặt biển, rằng Đức Chúa Trời khiến cho mặt trời mặt trăng tuân theo mạng lịnh của Ngài và kéo dài ngày của Giôsuê ra. Kế đó tôi có thể tin Ngài chia biển ra làm hai, biến nước thành huyết, và mưa lửa xuống từ trời. Tôi có thể tin Ngài khiến cho con lừa nói được, và mưa bánh xuống từ trời cho con cái Israel. Hết thảy đều nương vào việc quí vị có tin: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất” hay không mà thôi!”
Trong bài học trước, chúng ta đã nhấn mạnh tính cách đáng tin của Kinh thánh trong mọi vấn đề liên quan đến lịch sử. Chúng ta đã xem những câu nói từng bị phái phê bình hiểu sai giờ đây đã được khẳng định là chính xác. Đúng thế, chúng ta có thể tin những gì Kinh thánh nói cho chúng ta biết, thậm chí đến từng chi tiết từng phút một trong lịch sử. Trong phần nghiên cứu nầy, tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta cũng có thể tin cậy Kinh thánh trong các vấn đề thuộc diện khoa học.
TÍNH CHÍNH XÁC VỀ MẶT KHOA HỌC:
Những kẻ vô tín, họ thích cho rằng Kinh thánh là phi khoa học. Họ chỉ ra rằng các nhà thần học và khoa học gia trải qua nhiều thế kỷ đã ở trong sự xung đột với nhau. Không có một lời từ chối hay cố gắng che đậy sự thật mà các cấp lãnh đạo Hội thánh thực sự đã cung ứng rắc rối cho Copernicus, Galileo, cùng nhiều nhà khoa học khác. Tuy nhiên, một nghiên cứu cẩn thận các tình huống đó chỉ ra rằng các nhà thần học đã dựa theo quan điểm của họ về vũ trụ nhắm vào Aristotle, chớ không nhắm vào Kinh thánh. Vì vậy chúng ta phải cẩn trọng không nên đổ thừa vấn đề cho Kinh thánh được.
Khoa học thật và Lời của Đức Chúa Trời luôn luôn ở trong sự hài hoà hoàn toàn. Rắc rối dấy lên khi các nhà khoa học công bố sự suy đoán của họ về nguồn gốc của muôn vật giống như thể chúng là những sự thực đã bày ra vậy, hoặc khi các nhà thần học giải thích sai Kinh thánh trong mối liên hệ với các vấn đề thuộc khoa học. Cho phép tôi nhấn mạnh điểm nầy một lần nữa: Kinh thánh và khoa học thật, chưa bao giờ xung đột với nhau. Thực ra, nhiều nhà khoa học đã tin theo và có lòng tin cậy nơi Kinh thánh. Mấy người nầy rất thành thật trong sự tin quyết của họ, tuy nhiên họ chẳng thấy một xung khắc nào giữa những khám phá của nghề nghiệp họ và lời của Đức Chúa Trời.
Kinh thánh không phải là sổ nhật ký khoa học. Đây không phải là ý định của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, một số câu nói trong Kinh thánh đã được viết ra trước thời kỳ người ta không thể làm gì khác hơn là nhìn thấy bằng chứng của sự khải thị đặc biệt. Thí dụ, có một sự đối chiếu giữa câu chuyện sáng tạo trong Kinh thánh và các câu chuyện sáng tạo trong văn chương đời nầy. Người Ai cập cổ cho rằng quả đất nở ra từ một quả trứng lớn đang bay. Nhiều câu chuyện khác qua nhiều niên đại trong quá khứ tin rằng quả đất là một con thú to lớn sống động, và nó dao động trong đau khổ khi nào con người đào bới bên hông của nó. Theo họ, đây là lý do của những trận động đất và núi lửa bộc phát. Đúng thế, nhìn xem bằng chứng theo ánh sáng của thời hiện tại là việc quá dễ dàng, câu chuyện sáng tạo duy nhất thực sự có ý nghĩa là câu chuyện được tìm thấy trong Kinh thánh. Câu nói mở đầu của sách Sáng thế ký: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất”, đã đề ra bối cảnh. Môise khi ấy tiếp tục thuật lại quá trình bởi đó Đức Giêhôva đưa mọi sự vào hiện thực. Câu chuyện Kinh thánh không những có ý nghĩa, mà tự nó còn có một nét đẹp hoành tráng nữa.
Trong sách Gióp, tác giả đã đưa ra một câu nói liên quan tới khoa học là chẳng có gì phải ngạc nhiên hết:
“Chúa trải bắc cực ra trên vùng trống, Treo trái đất trong khoảng không không” (Gióp 26.7).
Gióp đã sống khoảng năm 2.000 trước Đấng Christ. Lời công bố của ông cho rằng trái đất được treo trong khoảng không không là một ý tưởng rất sâu sắc trong thời của ông. Thực vậy, chẳng có một nhà khoa học nào trong hàng ngàn năm dám nói một câu đại loại như thế. Người Ai cập nói rằng quả đất đứng trên mấy cây trụ. Người Hy lạp nghĩ quả đất đang ở trên lưng của thần Atlas. Dù vậy, Gióp đã đưa ra câu nói cho rằng quả đất được treo trong khoảng không không. Làm sao ông biết được như thế chứ? Không nghi ngờ chi nữa, đó là nhờ sự mặc khải thiêng liêng.
Phần quan sát “khoa học” khác cho thấy các nguồn gốc siêu tự nhiên có thể thấy được trong I Côrinhtô, ở đây sứ đồ Phaolô cho chúng ta biết:
“Mọi xác thịt chẳng phải là đồng một xác thịt; nhưng xác thịt loài người khác, xác thịt loài thú khác, loài chim khác, loài cá khác” (I Côrinhtô 15.39).
Trong nhiều năm trời, câu nói nầy đã bị những người vô tín công kích là phi khoa học. Mọi xác thịt đều được dựng nên từ chất nguyên sinh, họ mang ấn tượng đó trong trí, phái phê bình tin chắc rằng Kinh thánh đã sai ở I Côrinhtô 15. Họ cãi rằng giữa các loài xác thịt khác nhau chẳng có một sự phân biệt nào hết. Tuy nhiên, ngày nay những nhà khoa học đã biết đủ về bộ môn cytoplasm và nhân tế bào bởi đó 4 loại xác thịt có thể được phân biệt. Vì lẽ đó, Phaolô tuyệt đối chính xác trong câu nói của ông. Đức Chúa Trời đã dẫn dắt ông đến nỗi ông rất chính xác về mặt khoa học khi ông viết thư tín gửi cho các tín đồ ở thành Côrinhtô.
Đúng thế, Kinh thánh có nguồn gốc thiêng liêng. Kinh thánh không chứa những lỗi vụn vặt nào về mặt khoa học. Các trước giả Kinh thánh đều được Đức Chúa Trời dẫn dắt khi họ viết lách. Tình trạng gọi là không nhất quán giữa Kinh thánh và khoa học là kết quả của việc giải thích sai Kinh thánh hoặc thiếu chứng cớ thực sự về mặt khoa học. Vì thế, chúng ta tái khẳng định lòng tin cậy của chúng ta nơi Kinh thánh. Là Ngôi Lời được cảm thúc của Đức Chúa Trời hằng sống, Kinh thánh không có sai sót nào hết. Thậm chí trong các vấn đề về mặt khoa học, chúng ta có thể tin cậy nơi sứ điệp của Kinh thánh.
TÍNH CHÍNH XÁC VỀ PHƯƠNG DIỆN TIÊN TRI:
Trước khi kết thúc bài học nầy, tôi muốn nhấn mạnh không những độ tin cậy về mặt khoa học của Kinh thánh mà còn độ tin cậy về phương diện tiên tri của Kinh thánh nữa.
Thí dụ, tôi đang suy gẫm về lời tiên tri của Êxêchiên về thành Tyrơ. Trong chương 26, vị tiên tri nói trước cuộc tấn công của Nêbucátnếtsa vào thành phố nầy, ông công bố Nêbucátnếtsa sẽ huỷ diệt nó. Lời tiên đoán nầy đã được nói ra mấy năm trước. Tuy nhiên một phương diện trong lời tiên tri của Êxêchiên vẫn còn chưa ứng nghiệm. Ông đã nói về thành Tyrơ rằng “chúng nó sẽ…quăng những đá, gỗ, và bụi đất của mầy dưới nước” (Êxêchiên 26.12). Tuy nhiên, đá, gỗ và bụi đất chưa bị các lực lượng của Nêbucátnếtsa quăng xuống nước. Vì lẽ đó, trong một thời gian dài, hiển nhiên là một phần lời tiên tri của Êxêchiên chưa thành hiện thực. Dù vậy, vào năm 344 TC, Alexander Đại Đế đã ra lịnh cho binh lính của ông thu thập những đống đổ nát của thành phố Tyrơ xưa nằm cạnh bờ biển rồi quăng chúng xuống biển. Lính của ông đã quăng đất xuống dốc núi trơ trọi. Họ sử dụng các thứ vật liệu để đắp thành một con đường dốc cao dẫn tới một đảo nhỏ bên bờ biển, một con đường mà các cựu dân cư thành Tyrơ đã vào đấy để trốn tránh ông. Quân đội Hy lạp khi ấy tiến quân qua con đường dốc cao vào đến hòn đảo và bắt làm phu tù những kẻ bị lưu đày. Những điều Êxêchiên đã tiên đoán được ứng nghiệm một cách chính xác.
Tôi cũng có trong trí hơn 300 lời tiên tri về Đức Chúa Giêxu Christ đã sẵn thành hiện thực, dù từng phần hay toàn phần.
Chương thứ 53 của sách Êsai đã được viết ra hơn 500 năm trước Đấng Christ, và chương nầy nói trước nhiều chi tiết về đời sống và chức vụ của Ngài. Chương nầy tuyên bố rằng Ngài sẽ lớn lên ở thành Nazarét, và có nhiều người sẽ không tiếp nhận Ngài. Êsai cũng tiên đoán sự ngược đãi khủng khiếp mà Chúa Giêxu sẽ nhận lãnh, và cách thức Ngài phản ứng lại sự ngược đãi đó. Ông viết:
“Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rễ ra từ đất khô. Người chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ; khi chúng ta thấy người, không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được. Người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì… Người bị hiếp đáp, những khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng” (Êsai 53.2, 3, 7).
Hơn thế nữa, Michê đã tiên đoán sự giáng sinh của Đấng Mêsi tại thành Bếtlêhem (Michê 5.1); Giêrêmi nói trước cuộc tàn sát con trẻ của Vua Hêrốt (Giêrêmi 31.15); Xachari đã mô tả lần vào thành Jerusalem của Chúa (Xachari 9.9; tác giả Thi thiên phác hoạ Chúa Giêxu bị một người bạn phản bội (Thi thiên 41.9); và Xachari chỉ ra 30 miếng bạc được trao cho kẻ phản bội để thưởng cho mưu phản, và tiếp đến số tiền được dùng để mua một đám ruộng (Xachari 11.12-13).
Đây là một vài trường hợp của nhiều lời tiên tri đã thành hiện thực trong đời sống và chức vụ của Đấng Christ. Bất kỳ người nào rộng mở đối với lẽ thật sẽ công nhận và thừa nhận rằng chúng đã được ứng nghiệm theo một phương thức thật đáng nhớ. Kinh thánh thực sự là Quyển Sách Quan Trọng Nhất Của Thế Gian! Đó là một Quyển Sách mà quí vị có thể tin theo. Thực thế, đó là một Quyển Sách mà quí vị phải tin theo!
IV.- TÍNH ĐÁNG TIN CẬY CỦA KINH THÁNH:
Có người nghĩ tôi là một di sản từ thời quá khứ xa xưa vì tôi tin Kinh thánh được ban cho giống như Lời cảm thúc, không hề sai sót của Đức Chúa Trời hằng sống. Thí dụ, có người đến nói với tôi rằng ông ta khó mà tin nơi hai lỗ tai của mình khi ông ta nghe chương trình của chúng tôi. Thế rồi ông ta tiếp tục tố cáo tôi là một Neanderthal (một giống người sống ở châu Âu vào thời đại đồ đá nay đã tuyệt chủng), và là một tên ngốc không có sự trông cậy mới chấp nhận một việc như “chuyện ngồi lê đôi mách” (ông ta cho là như vậy) đã được ghi lại trong Kinh thánh.
Làm ơn đừng hiểu lầm những gì tôi đang nói. Những bản án như thế nầy không làm cho tôi bối rối đâu, Rốt lại, Chúa Giêxu đã phán: “Khốn cho các ngươi, khi mọi người sẽ khen các ngươi, vì tổ phụ họ cũng xử với các tiên tri giả như vậy!” (Luca 6.26). Nhưng tôi nặng gánh với những kẻ đã đưa ra lối nhận định có tính cách vu khống như thế. Sở dĩ như thế là vì họ đang chối bỏ sự mặc khải của Đức Chúa Trời cho con người. Quí vị thấy đấy, chúng ta có thể tin theo Kinh thánh – không những vì Kinh thánh được bảo tồn một cách kỳ diệu cho chúng ta trải qua nhiều thế kỷ. Chắc chắn Kinh thánh là Quyển Sách Quan Trọng Nhất Của Thế Gian! Kinh thánh đáng tin cậy như một kim chỉ nam đáng tin theo cho mọi vấn đề của đức tin và thực tế.
Trong bài học nầy tôi muốn cùng quí vị suy nghĩ về tính đáng tin cậy của quyển Kinh thánh mà chúng ta đang có ở trong tay đây! Kế đó tôi muốn quí vị nhìn thấy thể nào các sách khác nhau trong Kinh thánh được chấp nhận để trở thành kinh điển của Kinh thánh.
BẢN THẢO ĐÁNG TIN CẬY:
Cho phép tôi bắt đầu với câu hỏi nầy: Chúng ta có dám chắc những gì chúng ta đang đọc trong Kinh thánh hôm nay là biểu hiện đáng tin cậy của những điều các trước giả đã viết ra dưới sự cảm thúc của Đức Thánh Linh không? Đấy là một thắc mắc rất hay, vì chúng ta phải công nhận, không một cuộn giấy da nào trên đó Lời Kinh thánh được viết ra trước tiên nằm trong tài sản của chúng ta. Thực vậy, trong nhiều năm trời các bản thảo kinh Cựu ước cổ nhất đã được khám phá ra có niên đại vào khoảng năm 900 TC. Ai cũng biết chúng là bản thảo Masoretic, vì chúng do một nhóm thầy thông giáo Do thái gọi là nhóm Masoretes viết ra. Khi Ngũ Kinh được viết ra vào năm 1.500 TC, một lỗ hỗng 2400 năm phân chia các bản thảo gốc với các bản sao chép cổ nhất mà chúng ta đang có. Với sách Malachi, lỗ hỗng ở khoảng 1400 năm.
Mặc dù lúc ban đầu dường như bị sốc, thực sự chẳng có vấn đề gì quan trọng hết. Thời gian dài giữa các bản thảo gốc và các bản sao chép của chúng không nhất thiết phải làm cho chúng ta bối rối. Tôi nói thế là vì (và vì thế chúng ta phải dâng lời cảm tạ) các thầy thông giáo Do thái đã rất tỉ mỉ trong phương thức họ sao chép các phần Kinh thánh. Như tôi đã chỉ ra trong bài học trước, những người làm công tác sao chép đã rất chính xác trước khi họ bắt đầu sao chép một quyển sách, họ đã đếm từng chữ một và từng âm tiết trong đó. Khi công việc đã hoàn tất, những câu nói và các mẫu âm trong bản sao được đếm lại một lần nữa. Nếu tổng số không đúng, toàn bộ bản thảo sẽ bị huỷ đi và toàn bộ quá trình phải được làm lại. Từng chữ được đọc lên lớn tiếng khi nó được ghi chép ra. Theo cách làm nầy, tính chính xác trong việc sao chép bản thảo Kinh thánh đã được phối kiểm rất tỉ mỉ.
Sự khám phá đáng kinh ngạc của Các cuộn giấy ở Biển Chết vào năm 1947 cung ứng cho chúng ta bằng chứng cho việc sao chép đó. Các cuộn giấy ở Biển Chết chứa các phần của từng sách Cựu ước ngoại trừ sách Êxơtê. Chúng có niên đại vào khoảng năm 125 TC. Như vậy, có nghĩa là chúng đã được biên soạn hơn 100 năm trước Bản Masoretic. Còn đây là điều lý thú: một sự so sánh cẩn thận các cuộn giấy ở Biển Chết với Bản Masoretic cho thấy rằng chẳng có một sự khác biệt nào ảnh hưởng tới bất kỳ một vấn đề giáo lý nào hết! Phải, chúng ta có thể đặt lòng tin cậy nơi sứ điệp của Kinh thánh, cho dù các bản thảo chúng ta đang có đã bước vào sự hiện hữu nhiều năm trời sau các bản gốc.
Tấn sĩ R. Laird Harris, giáo sư bộ môn Cựu ước tại Đại học đường và Thần học viện Covenant, đã đưa ra một câu nói đáng nhớ trong quyển sách do ông viết có đề tựa là “Tôi có thể tin Kinh thánh không” (Can I Trust My Bible?) Ông nói như sau:
“…chúng ta được xưng công bình khi nói về kinh Cựu ước …ngoại trừ những việc tầm thường, không có 1 phần ngàn nào cho sự nghi ngờ, và chúng ta không có một chứng cớ rõ ràng nào để khiến cho chúng ta nghĩ rằng những khác biệt về giáo lý hoặc các nan đề cơ bản liên quan tới toàn bộ quá trình sao chép kinh Cựu ước”.
Những gì tôi đã nói về Kinh Cựu ước cũng là thực đối với kinh Tân ước. Chúng ta không có một cuộn giấy da nào trên đó Mathiơ, Mác, Luca, Giăng, Phaolô, và các trước giả khác của Kinh thánh ghi chép lời nói của họ. Tuy nhiên, không có gì phải lo, vì các học giả Tân ước đã có sẵn hơn 6.000 bản thảo tiếng Hy lạp chứa các phân đoạn của các tác phẩm Tân ước. Đa số trong những bản thảo nầy có niên đại rất sớm; thực ra, một số lớn đã xuất thân từ thế kỷ thứ tư SC. Một nhóm các tư liệu, được gọi là Chester Beaty Papyri có niên đại rất sớm. Thí dụ, ba trong số chúng chứa gần như toàn bộ Tân ước từ năm 200 đến 250 SC. Kế đó, Thư viện John Rylands ở Manchester, Anh quốc, có một phần bản thảo sách tin lành Giăng có niên đại khoảng năm 125 SC. Điều nầy cho thấy rằng một bản sao chép sách tin lành Giăng đã được lưu hành trong vòng 35 đến 40 năm kể từ khi nó được trao tận tay ông. Đúng thế, khi chúng ta thôi không xem xét số lượng bản thảo tiếng Hy lạp chứa các phần của Tân ước, có nhiều bản dịch Tân ước rất sớm, và những trưng dẫn Tân ước trong các tác phẩm của các giáo phụ của Hội thánh đầu tiên, chúng ta phải ngợi khen Đức Chúa Trời vì số lượng tài liệu đang khẳng định lòng tin của chúng ta nơi Lời thành văn của Đức Chúa Trời.
Sir Frederick Kenyon, một chuyên gia về các bản thảo cổ, đã đưa ra lời tuyên xưng quan trọng nầy về Kinh thánh:
“Khoảng cách giữa các niên đại của bản gốc và bằng chứng sớm sủa nhất trở nên nhỏ nhoi không phải lo đến, và cái nền sau cùng cho bất kỳ một sự nghi ngờ nào cho rằng Kinh thánh chuyển đến cho chúng ta đúng như Kinh thánh đã được viết ra giờ đây đã bị cất bỏ đi rồi. Cả uy quyền và tính chân thực của các sách trong Tân ước đã được xem xét và đã được nhất trí rồi”.
Tôi có thể hình dung có người sẽ nói: “Được như thế cũng là tốt rồi, nhưng còn lời xưng nhận có 180.000 cách đọc biến thể trong các bản sao chép của bản thảo đang tồn tại thì sao?” Số lượng biến thể trong các bản thảo dường như là một vấn đề quan trọng, nhưng không phải như vậy đâu! Ngoại trừ khoảng 400 biến thể, không một biến thể nào trong số chúng là một tính chất để rồi ý nghĩa của một phân đoạn sẽ thay đổi. Phần lớn những điểm khác biệt và những biến thể nhỏ trong cách đọc, giống như “honour” (vinh dự) được sánh với “honor” (danh dự) trong tiếng Mỹ vậy. Và trong 400 khác biệt có liên quan tới ý nghĩa của một phân đoạn, không một khác biệt nào trong số đó làm lay chuyển một giáo lý cơ bản trong đức tin Cơ đốc. Không một biến thể nào trong hàng ngàn biến thể kia chối bỏ một lẽ đạo cơ bản của Cơ đốc nhân. Vì vậy, thay vì bị sai lạc khi nói tới những cách đọc khác nhau, chúng ta nên dâng lời cảm tạ vì tỉ lệ phần trăm về sự nhất trí khá cao được thấy có trong hàng ngàn bản thảo. Đây là một sự đáng tin cậy hiển nhiên nơi Lời thành văn của Đức Chúa Trời.
KINH ĐIỂN CỦA KINH THÁNH:
Có nhiều tín đồ, dù họ không hồ nghi gì về tính chân thực của Kinh thánh, có một số thắc mắc về tính kinh điển của Kinh thánh. Bởi điều nầy chúng ta muốn nhắc tới một sự chọn lọc các sách thành ra một Quyển Sách, là Kinh thánh, được hình thành. Cho phép tôi cùng suy nghĩ với quí vị về cách cấu tạo của quyển Kinh thánh. Chúng ta xem xét qua nền tảng trên đó nhiều sách khác nhau được gộp lại thành kinh điển của Kinh thánh.
Trước hết, về kinh Cựu ước thì thế nào? Những người Israel xưa hiển nhiên đã xem những quyển sách là rất thiêng liêng ngay từ đầu. Khi Kinh thánh được viết ra, họ đã chấp nhận là Lời của Đức Chúa Trời. Điều rất thú vị khi để ý thấy rằng 24 sách trong Kinh Cựu ước tiếng Hybálai rất giống với 39 sách trong kinh Cựu ước theo Anh ngữ. Hết thảy chúng đều được công nhận là có đầy đủ thẩm quyền 400 năm trước Đấng Christ. Josephus cho rằng không có một vị tiên tri nào nữa kể từ Malachi, và Kinh thánh tiếng Hybálai không có thêm vào, bớt ra, cũng không thay đổi bất kỳ kiểu dáng nào trong suốt khoảng thời gian đó. Ông cũng chỉ ra rằng nhiều con cái của Đức Chúa Trời đã chịu đựng sự bắt bớ khủng khiếp, thậm chí cả sự chết nữa vì lòng trung thành của họ đối với Kinh thánh.
Quí vị nói: “Nhưng, còn các sách không được thừa nhận thì sao? Chúng có thuộc về Kinh thánh không?” Giáo Hội Nghị Trent vào thế kỷ thứ 16 đã chính thức công nhận hầu hết các sách không thuộc Kinh thánh (Apocrypha). Tuy nhiên, khi nhắc tới hành động đó, Meredith G. Kline phê bình như sau:
“Quyết định đó đã đưa ra rồi, không nhất quán với truyền thống tốt đẹp nhất của Hội thánh Rôma, bởi cách các nhà cải chánh phản ứng, họ được công nhận như Chúa đã cảm thúc họ và, vì lẽ đó, khi luật đức tin và cách hành đạo không dời đổi của họ chỉ căn cứ theo những sách nào là kinh điển của người Do thái… là kinh điển được Đức Chúa Giêxu Christ làm cho nên thánh”.
Chính những người Do thái chưa hề liệt kê ra các sách không được chấp nhận là kinh điển cùng với các sách thánh của họ. Không một sách nào trong số chúng được trưng dẫn trong Tân ước. Jerome, là người hình thành cho chúng ta bản Kinh thánh Latinh Vulgate, đã xếp những sách không nằm trong Kinh thánh là có giá trị – nhưng không được cảm thúc. Và nhiều người ngày nay nằm trong dư luận cho rằng các sách không được gắn vào Kinh thánh có cấp độ thấp về đạo đức, về thuộc linh, về thi phú, và về lịch sử hơn 39 sách phổ thông đã được công nhận là các sách của kinh Cựu ước. Vì lẽ đó, họ không công nhận chúng là một phần của Kinh thánh thiêng liêng.
Giờ đây hãy đến với kinh Tân ước, tôi muốn chỉ ra trước tiên mọi chứng cớ mà một số tác giả bản thân họ đều nhận thức rằng Đức Chúa Trời đã ban cho tác phẩm của họ có uy quyền rất đặc biệt. Thí dụ, tôi nghĩ những gì Phaolô nói trong thư thứ nhì gửi cho các Cơ đốc nhân thành Têsalônica. Ông ra mạng lịnh nầy:
“Ví bằng có ai không tuân theo lời chúng tôi nói trong thơ nầy, thì hãy ghi lấy, chớ giao thông với họ, hầu cho họ nhơn đó biết xấu hổ” (II Têsalônica 3.14).
Quí vị có thể tưởng tượng Phaolô đang nói theo một tư thế đó nếu ông đang viết một lá thư bình thường không?
Rồi kế đó, tôi suy nghĩ tới lời lẽ của Phierơ trong chương 3 thư thứ nhì của ông. Trong khi nhắc tới bức thư của Phaolô, ông đã đồng hoá chúng với các tác phẩm thiêng liêng. Sau khi nhắc tới thư tín của Phaolô, ông nhắc tới “các phần Kinh thánh khác” như sau:
“Lại phải nhìn biết rằng sự nhịn nhục lâu dài của Chúa chúng ta cốt vì cứu chuộc anh em, cũng như Phao lô, anh rất yêu dấu của chúng ta, đã đem sự khôn ngoan được ban cho mình mà viết thơ cho anh em vậy. Ấy là điều người đã viết trong mọi bức thơ, nói về những sự đó, ở trong có mấy khúc khó hiểu, mà những kẻ dốt nát và tin không quyết đem giải sai ý nghĩa, cũng như họ giải sai về các phần Kinh Thánh khác, chuốc lấy sự hư mất riêng về mình” (II Phierơ 3.15-16).
Quí vị để ý thấy chưa? Sau khi nhắc tới các bức thư của Phaolô, Phierơ tiếp tục nói tới “các phần Kinh thánh khác”.
Các tác phẩm của những vị sứ đồ đều được lưu hành qua khắp các Hội thánh, một số thư tín lưu hành trong suốt cuộc đời của họ. Văn học trong thế kỷ đầu tiên cho thấy rằng các tín đồ đầu tiên đều biết rõ các tác phẩm nào đã được cảm thúc. Họ đã đọc trong giờ thờ phượng của họ và đã trưng dẫn giống như loại sách có thẩm quyền mà về sau chúng đã gộp lại thành quyển Tân ước.
Tuy nhiên, một số các tác phẩm khác đã xuất hiện trên bối cảnh, xưng nhận địa vị tác giả là sứ đồ. Mặc dù chúng không được chấp nhận một cách phổ thông, chúng đã tạo nên một số điều sai sót. Để giải quyết vấn đề nầy, một giáo hội nghị đầu tiên đã đề ra một số luật lệ bởi đó các tác phẩm sẽ được cứu xét. Thực ra, có 4 đòi hỏi đặc biệt được đặt ra để cho một sách được công nhận là Kinh thánh. Đó là:
1./ Sách ấy phải được viết ra hay được khẳng định bởi một vị sứ đồ.
2./ Sách ấy phải được chuẩn y từ thời các sứ đồ.
3./ Sách ấy phải được đọc trong tất cả các Hội thánh.
4./ Sách ấy phải được các giáo phụ của Hội thánh công nhận là đã được cảm thúc.
Sau khi xem xét cẩn thận bởi giáo hội nghị, hội nghị quyết định rằng chỉ có 27 sách đã mang lấy con dấu của sự cảm thúc và uy quyền thiêng liêng. Và chúng là 27 sách mà chúng ta đang có trong quyển Tân ước ngày nay.
Tới phần kết thúc, cho phép tôi lặp lại phần tin quyết của mình rằng chúng ta có thể tin theo Kinh thánh. Chúng ta đang có trong hai bàn tay của mình một bản tường trình đáng tin cậy về Lời thành văn của Đức Chúa Trời. Chúa đã bày tỏ chính mình Ngài ra cho chúng ta. Đặc biệt những người được chọn từ xa xưa, họ đã được cảm động và được lèo lái bởi Đức Thánh Linh viết ra sứ điệp của Đức Chúa Trời cho loài người. Khi chúng ta đọc và nghiên cứu Kinh thánh, chúng ta sẽ tìm được sự giúp đỡ và sự dẫn dắt từ nơi Ngài. Mọi sự chúng ta cần để sống và để chết đắc thắng sẽ tìm được trong Kinh thánh. Chúng ta hãy cảm tạ Đức Chúa Trời vì cớ Kinh thánh. Và chúng ta không những đọc Kinh thánh mà còn tin theo, và vâng phục Kinh thánh nữa. Thực vậy, Kinh thánh là Quyển Sách Quan Trọng Nhất Của Thế Gian!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét