Như lằn lửa bay chớp lên không - Phần 7
"Tình trạng kiệt sức của Êli"
Mục sư David Legge
"Quí vị có nhìn thấy con người hốc hác kia, ông từng là một nhân vật cao trọng, dưới sự yễm trợ của bầu trời ban đêm, dưới sự yễm trợ của những đám mây, đã ra lịnh cho cơn mưa phước hạnh ra từ Đức Chúa Trời, quí vị có thấy ông đang hối hả chạy trước cơn mưa giống như một con thú bị kẻ thù của nó săn đuổi ngang qua vùng đồi núi xứ Samaria không?"
Tối nay chúng ta đọc Kinh Thánh từ sách I Các Vua chương 19, I Các Vua 19, và chúng ta bắt đầu đọc từ câu 1 đến câu 18. Bây giờ cho phép tôi nói rằng chúng ta đang nói tới đề tài tối nay: 'Tình trạng kiệt sức của Êli', và một số thanh niên vừa nhóm lại tối nay đã có mặt vào buổi nhóm có chủ đề: “Đời sống Thanh Niên” , trong buổi nhóm đó tôi đã chia sẻ nhân vật Êli. Khung bố cục quí vị đang có trong tay trước khi bắt đầu phần nghiên cứu, tôi dám chắc là nội dung có thay đổi chút ít. Vì vậy, quí vị đừng nghĩ là mình sẽ nghe lại phần chia sẻ đó – mặc dù các mục đích hoàn toàn giống nhau, tôi hy vọng và tin chắc rằng có một số tư tưởng mới mẻ cho quí vị ở đây tối nay.
Bắt đầu ở câu 1: "A-háp thuật lại cho Giê-sa-bên mọi điều Ê-li đã làm, và người đã dùng gươm giết hết thảy tiên tri Ba-anh làm sao. Giê-sa-bên sai một sứ giả đến Ê-li mà nói rằng: Nếu ngày mai trong giờ này, ta không xử mạng sống ngươi như mạng sống của một người trong chúng nó, nguyện các thần đãi ta cách nặng nề. Vì vậy, Ê-li sợ hãi, đứng dậy chạy đi đặng cứu mạng sống mình. Đến tại Bê-e-Sê-ba, thuộc về Giu-đa, người để tôi tớ mình lại đó. Còn người vào đồng vắng, đường đi ước một ngày, đến ngồi dưới cây giếng giêng, xin chết mà rằng: Ôi Đức GIÊHÔVA! đã đủ rồi. Hãy cất lấy mạng sống tôi, vì tôi không hơn gì các tổ phụ tôi. Đoạn, người nằm ngủ dưới cây giếng giêng. Có một thiên sứ đụng đến người và nói rằng: Hãy chổi dậy và ăn. Người nhìn thấy nơi đầu mình một cái bánh nhỏ nướng trên than, và một bình nước. Người ăn uống, rồi lại nằm. Thiên sứ của Đức GIÊHÔVA đến lần thứ nhì, đụng người và nói rằng: Hãy chổi dậy và ăn, vì đường xa quá cho ngươi. Vậy người chổi dậy, ăn và uống, rồi nhờ sức của lương thực ấy, người đi bốn mươi ngày và bốn mươi đêm cho đến Hô-rếp, là núi của Đức Chúa Trời. Đến nơi, người đi vào trong hang đá, ngủ đêm ở đó. Và kìa, có lời của Đức GIÊHÔVA phán với người rằng: Hỡi Ê-li, ngươi ở đây làm chi? Người thưa rằng: Tôi đã rất nóng nảy sốt sắng vì GIÊHÔVA Đức Chúa Trời vạn quân; vì dân Y-sơ-ra-ên đã bội giao ước Ngài, phá hủy các bàn thờ Ngài, dùng gươm giết những tiên tri Ngài; chỉ một mình tôi còn lại, và họ cũng kiếm thế cất mạng sống tôi. Đức Chúa Trời phán với người rằng: Hãy đi ra, đứng tại trên núi trước mặt Đức GIÊHÔVA. Nầy Đức GIÊHÔVA đi ngang qua, có một ngọn gió mạnh thổi dữ tợn trước mặt Ngài, xé núi ra, và làm tan nát các hòn đá; nhưng không có Đức GIÊHÔVA trong trận gió. Sau trận gió có cơn động đất; nhưng không có Đức GIÊHÔVA trong cơn động đất. Sau cơn động đất có đám lửa; nhưng không có Đức GIÊHÔVA trong đám lửa. Sau đám lửa, có một tiếng êm dịu nhỏ nhẹ. Khi Ê-li vừa nghe tiếng đó, thì lấy áo tơi bao phủ mặt mình, đi ra đứng tại nơi miệng hang; này có một tiếng phán với người rằng: Hỡi Ê-li, ngươi làm chi đây? Người thưa rằng: Tôi rất nóng nảy sốt sắng vì GIÊHÔVA Đức Chúa Trời vạn quân, vì dân Y-sơ-ra-ên đã bội giao ước của Ngài, phá hủy các bàn thờ Ngài, dùng gươm giết những tiên tri Ngài; chỉ một mình tôi còn lại, và họ cũng tìm cách cất mạng sống tôi. Nhưng Đức GIÊHÔVA đáp với người rằng: Hãy bắt con đường đồng vắng đi đến Đa-mách. Khi đến rồi, ngươi sẽ xức dầu cho Ha-xa-ên làm vua Sy-ri; ngươi cũng sẽ xức dầu cho Giê-hu, con trai của Nim-si, làm vua Y-sơ-ra-ên; và ngươi sẽ xức dầu cho Ê-li-sê, con trai Sa-phát, ở A-bên-Mê-hô-la, làm tiên tri thế cho ngươi. Ai thoát khỏi gươm của Ha-xa-ên sẽ bị Giê-hu giết; ai thoát khỏi gươm của Giê-hu sẽ bị Ê-li-sê giết. Nhưng ta đã để dành lại cho ta trong Y-sơ-ra-ên bảy ngàn người không có quì gối xuống trước mặt Ba-anh, và môi họ chưa hôn nó ".
Nếu quí vị quá quen thuộc với hai chương 18 và 19 trong sách I Các Vua, quí vị sẽ nhìn biết chương 18 từ câu 1 đến câu 40, quí vị có sự thách thức của Êli đối với những thầy tế lễ và các tiên tri của thần Baal. Quí vị sẽ nhìn biết rằng đã có một sự hưng thịnh của tục thờ lạy thần Baal trong xứ Canaan và giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, họ đang chạy theo các tà thần, họ đang thực hành các nghi thức giả dối, dâng những của lễ giả gối, và họ đang thờ lạy tà thần Baal nầy. Tất nhiên là Vua Aháp và Giêsabên đang khích lệ sự thờ lạy thần Baal. Nhưng mọi sự ấy đã lên tới một đỉnh cao, hay một cuộc tranh chấp nếu quí vị thích, trên Núi Cạtmên, ở đó Êli, vị tiên tri của Đức Chúa Trời, đã đối mặt với nhiều tiên tri của thần Baal và Êli đã so găng thách thức họ: ai là Đức Chúa Trời chơn thật của các từng trời, là Đấng đáp lời bằng lửa? Thần Baal có trả lời bằng lửa không? Nói cách khác, có phải thần Baal là thần chơn thật hằng sống, hay có phải GIÊHÔVA Đức Chúa Trời? Có phải GIÊHÔVA Đức Chúa Trời là Đấng trả lời bằng lữa không?
“Êli đã so găng thách thức họ: ai là Đức Chúa Trời chơn thật của các từng trời, là Đấng đáp lời bằng lửa?”
Tất nhiên là quí vị biết rõ câu chuyện rồi, rằng các tiên tri của thần Baal đã dựng lên một bàn thờ, rồi họ kêu cầu thần của họ, là Baal. Họ tự cắt xẻo da thịt mình, họ đã xé áo xống, họ đã kêu thét, la hét giống như những người điên vậy, và họ đã kêu cầu với thần của họ – song chẳng có một lời đáp nào hết. Khi quí vị đọc đến cuối chương 18 quí vị thấy Êli đã chế nhạo họ. Ông chất vấn họ: “Khá la lớn lên đi, vì người là thần; hoặc người đang suy gẫm, hoặc ở đâu xa, hoặc đang đi đường; hay là có lẽ người ngủ?” – và trong lời chế nhạo ấy, ông chọc tức họ với sự thật là thần của họ không phải là Đức Chúa Trời hằng sống và chơn thật, thần của họ không thật có. Thế rồi sau cuộc tranh chấp ấy, Êli bước đến, ông đào một đường mương chạy chung quanh bàn thờ, ông cho đổ nước vào mương, ba lần ông cho đổ nước trên con sinh tế – nếu tôi có thể phát biểu, tôi có thể nói sở dĩ ông làm như thế là vì ông muốn cho các tiên tri Baal thấy rằng, trong con mắt của họ thật là khó cho Đức Chúa Trời đáp trả bằng lửa tại một bàn thờ có quá nhiều nước như thế. Ông đã cầu nguyện và đã kêu cầu với Đức Chúa Trời mình, và Đức Chúa Trời sẽ đáp trả bằng lửa đã đáp lời bằng lửa, và thiêu rụi toàn bộ con sinh. Êli đã sửa lại cái bàn thờ của Đức GIÊHÔVA, Đức Chúa của các từng trời đã đáp lời bằng lửa, và dân sự Israel đã nghe thấy tiếng kêu la trên núi Cạtmên: “GIÊHÔVA, Ngài là Đức Chúa Trời! GIÊHÔVA, Ngài là Đức Chúa Trời! GIÊHÔVA, Ngài là Đức Chúa Trời!'. Đúng là một tiếng kêu đắc thắng!
Nếu như thế vẫn chưa đủ, chúng ta tiếp tục lần theo sự thách thức đối với các thầy tế lễ của thần Baal, và chúng ta thấy trong các câu 41 đến 45 ông đã đến gặp Aháp, ông bảo Aháp đến dự một bữa ăn vì Đức Chúa Trời sẽ đến, đáp lời cầu nguyện và ban một cơn mưa lớn – nạn đói kém đã bị phá vỡ, nạn đói kém trên khắp xứ vì cớ sự thờ lạy hình tượng, và sự thờ lạy thần Baal của họ sẽ chấm dứt. Vì vậy Aháp đã trở lên đặng ăn uống, và Êli leo lên núi, cúi xuống đất và úp mặt mình giữa hai đầu gối, ông kêu cầu với Đức Chúa Trời 7 lần xin cho cơn mưa mau đến, và lần thứ bảy tôi tớ của ông nhìn thấy một đám mây nhỏ trên bầu trời có kích cở bằng chừng lòng bàn tay. Và Êli nói: 'Có tiếng mưa lớn'. Các từng trời đã mở ra, rồi cơn mưa đổ xuống, và ơn phước lại đến với xứ một lần nữa. Đấy là lý do tại sao trong sách Giacơ chúng ta đọc thấy Êli đã sống giống như chúng ta – nhưng ông đã cầu xin cho có mưa và Đức Chúa Trời đã đáp lời ông, và lời cầu nguyện bền đỗ của một người công bình có nhiều linh nghiệm.
Êli đúng là một nhân vật đáng trọng, và trong một mình chương 18, chúng ta thấy sự đắc thắng của Êli, con người của quyền phép, Êli nhân vật của sự cầu nguyện. Chúng ta thấy ông đã lui lại khỏi sự đắc thắng lớn lao của mình cùng với tên đầy tớ khi cơn mưa ụp xuống, lúc cơn giông thổi tạt vào mặt ông, và Êli trở về với ngôi nhà khiêm nhường của mình, còn Aháp thì trở lại với cung điện lộng lẫy kia. Suốt cả ngày, tôi hình dung trong con mắt lòng của mình, Giêsabên đang ngó ngang qua song cửa của cung điện lấy làm lạ không biết cuộc tranh chấp đang diễn ra như thế nào, trận đánh lớn lao của các lực lượng thiêng liêng đang diễn ra ở tầm cở nào!?! Tôi ngạc nhiên khi bà ta nhìn thấy những đám mây giông tăm tối đang ụp xuống cả xứ, có lẽ bà ta nghĩ rằng thần Baal cùng các tiên tri của bà ta đã chiến thắng trong ngày đó. Quí vị có thể hình dung ra Aháp đang bước vào trong cung điện sau chiến trận lớn lao kia, quí vị có thể hình dung Giêsabên đang chất vấn ông ta sự thể hôm ấy như thế nào!?! F. B. Meyer, trong quyển nghiên cứu các nhân vật, ông đã viết như sau: "Bà ta hỏi Aháp: 'Mọi việc hôm nay diễn tiến như thế nào rồi? Không có gì phải nghi ngờ, trận mưa nầy đã chặn trước lời đáp của bệ hạ rồi, có phải không?'. Aháp đáp: 'Ta không có gì để nói cho khanh vui sướng cho được'. Bà ta hỏi: 'Sao vậy? Chuyện tệ hại gì đã xảy ra thế?'. 'Chuyện tệ hại gì đã xảy ra, ý bệ hạ muốn nói gì vậy? Mấy thầy tế lễ của thần đâu rồi?'. Aháp đáp: 'Khanh sẽ không còn nhìn thấy họ nữa, tất cả họ đã chết hết rồi! Lúc nầy đây, thi hài của họ đang trôi nổi như ở ngoài biển kia kìa'. Bà ta nói: 'Ai dám làm điều nầy chứ, họ chẳng tự bảo vệ mình sao? Bệ hạ không giang tay ra bảo vệ họ sao? Họ chết như thế nào vậy? '. Và khi ấy Aháp mới nói cho bà ta biết: 'GIÊHÔVA, Đức Chúa Trời đã đáp lời bằng lửa'".
"Giêsabên muốn loại bỏ ảnh hưởng thánh khiết của ông ra khỏi xứ hầu cho khuynh hướng trở lại với Đức Chúa Trời sẽ không còn có nữa".
Lời lẽ của Shakespeare đã nhắc nhớ chúng ta khi chúng ta nhìn thấy phản ứng của Giêsabên: 'Địa ngục chẳng có cơn thạnh nộ nào giống với một người đờn bà bị khinh bĩ hết'. Aháp là một người thiên về lý trí, chúng ta phải nhớ rằng, Kinh Thánh dạy chúng ta biết ông ta là người có khuynh hướng duy vật cách cực kỳ và ông ta đã quá lo về ăn uống, bầy ngựa và bầy lừa của ông ta, ông ta theo đuổi sự giàu có, và thực sự miệt mài vào đấy, ông ta thực sự chẳng quan tâm gì đến ai là thần linh của xứ sở hết – hoặc họ sẽ phải theo thần nào. Đối với ông ta chẳng nhằm nhò gì hết một khi đó là thần Baal, hay thần ấy là Đức GIÊHÔVA – mà chỉ là ai sẽ làm cho túi tiền ông ta được đầy ắp mà thôi. Còn Giêsabên là một nhân vật hoàn toàn khác, Giêsabên là một môn đồ vốn thiết tha với thần Baal. Không bao lâu sau khi bà ta nghe được các tin tức cho hay hết thảy các tiên tri thần Baal đã bị tay Êli giết chết, tôi tin sâu lắng trong tấm lòng của bà ta, bà ta đã sợ rằng sẽ có một cuộc cải chánh to lớn, một cơn phấn hưng vĩ đại, một sự xoay chiều quan trọng trở lại với Đức GIÊHÔVA ở trong xứ. Giống như Nữ Hoàng Mary e sợ những lời cầu nguyện của John Knox hơn Armada người Tây Ban Nha, Hoàng hậu Giêsabên đã e sợ những lời cầu nguyện và sự rao giảng của Êli còn hơn bất kỳ một dân tộc nào đang sống trên bề mặt quả địa cầu nầy của Đức Chúa Trời. Đấy là lý do tại sao trong câu 2 của chương 19 Kinh thánh chép rằng bà ta đã sai một sứ giả đến gặp ông, rồi nói với Êli: 'Nếu ngày mai trong giờ này, ta không xử mạng sống ngươi như mạng sống của một người trong chúng nó, nguyện các thần đãi ta cách nặng nề'. ‘Nguyện các thần trên trời đãi ta theo cách ngươi đã xử với những tiên tri của ta, nếu ta không đãi ngươi theo cách ngươi xử với họ ngày mai trong giờ nầy'.
Tôi không dám chắc thực sự bà ta muốn lấy huyết của ông, nhưng việc mà tôi dám chắc là việc nầy đây: bà ta muốn ông cút ra khỏi xứ. Bà ta muốn ảnh hưởng thánh khiết của ông phải cút ra khỏi xứ hầu cho việc xoay chiều trở lại với Đức Chúa Trời như thế nầy sẽ kết thúc. Tôi hình dung ra sự việc nầy có lẽ là theo vận mệnh, nếu quí vị thích theo lời lẽ trong sách Êxơtê, Êli đã lộ diện với vương quốc trong một thời điểm như thế nầy. Nếu có một thời điểm nào trong đời sống của Êli khi người ta cần đến ông trong xứ, người ta đã cần tới ông ngay lúc nầy đây. Xu hướng đang thay đổi từ thần Baal sang Đức GIÊHÔVA. Từ những gì chúng ta biết về Êli và mọi sự đắc thắng to lớn trong đức tin của ông, những sự đắc thắng lớn lao trong sự cầu nguyện, những lần đắc thắng vĩ đại của ông về quyền phép – quí vị đọc mấy câu nầy và quí vị hồi hộp trông đợi thành tích siêu nhiên lớn lao khác của chủ nghĩa anh hùng thuộc linh, nhưng chúng ta đã bị hẫng! Chúng ta lấy làm khó chịu! Chúng ta thất vọng và ngã lòng khi chúng ta nhìn thấy những gì đang xảy ra. Vì khi sứ điệp nầy thốt ra từ Giêsabên, chúng ta thấy trong câu 3 là khi Êli nhìn thấy sự việc nầy, ông 'đứng dậy chạy đi đặng cứu mạng sống mình. Đến tại Bê-e-Sê-ba, thuộc về Giu-đa, người để tôi tớ mình lại đó'. Ông đã trốn ra khỏi nước Israel và đi xuống xứ Giuđa.
Quí vị có nhìn thấy con người hốc hác kia, ông từng là một nhân vật cao trọng, dưới sự yễm trợ của bầu trời ban đêm, dưới sự yễm trợ của những đám mây, đã ra lịnh cho cơn mưa phước hạnh ra từ Đức Chúa Trời, quí vị có thấy ông đang hối hả chạy trước cơn mưa giống như một con thú bị kẻ thù của nó săn đuổi ngang qua vùng đồi núi xứ Samaria không? Ông xuống tận Bêe-Sêba, ông để tôi tớ mình ở lại đó; ông vẫn chưa cảm thấy an toàn đủ và vì vậy ông đã chạy một mạch vào đồng vắng sa mạc xuôi về phía Nam Núi Sinai. Ông muốn chạy cho xa, tránh xa mụ Hoàng hậu gian ác kia càng xa càng tốt. Quí vị có nhìn thấy ông khi mặt trời mọc vào buổi sáng và ông đang bước đi qua vùng cát nóng hổi kia không? Ông đã bị mất nước, ông rất mệt mỏi, ông kiệt sức rồi – cho tới khi ông mệt đừ không đi nổi nữa, ông đã nhào đại vào bóng của cây giếng giêng kia, rồi kêu la trong nỗi tuyệt vọng: 'Ôi Đức GIÊHÔVA! Đã đủ rồi. Hãy cất lấy mạng sống tôi!'.
Đối với chúng ta, dường như giờ đây ông đã đổi tánh rồi vậy, có phải không? Thực ra đây là sự cùng kiệt của chính Êli. Một số học giả tin, tôi không biết phải tin như thế nào đây, thế nhưng một số người trong họ tin rằng nếu nhân vật cao trọng nầy không lui đi ngay tại điểm nầy, một cơn phấn hưng và một sự cải chánh rất lớn sẽ đến trên xứ, rồi sẽ chẳng có một sự phân tán nào hết – sự phân tán đó sẽ bị ngăn chận. Nhưng há không thú vị sao, khi chúng ta đang lần qua phần nghiên cứu nầy 'Như Lằn Lửa Bay Chớp Lên Không' mà nhìn vào những nhân vật như Ápraham, và như Giacốp, Giôsép, Môise, và bây giờ là đại tiên tri Êli – thể nào các nhân vật cao trọng nầy trong Kinh Thánh thường sa ngã ở chỗ hầu hết chúng ta đều trông mong họ phải đứng vững vàng! Quí vị có nhớ Ápraham không, và chúng ta đã thấy ai cũng biết ông là tổ phụ của đức tin, thế mà chúng ta thấy ông đang đi xuống Ai cập rồi nói dối với Pharaôn. Ông không có đức tin đủ nơi Đức Chúa Trời để tin rằng Pharaôn sẽ không đụng đến vợ của mình, vì vậy ông đã nói bà là em gái của ông.
"Tôi không biết gì về quí vị hết, nhưng đối với tôi quả là một ơn phước và là một sự khích lệ khi nhìn biết các nhân vật như Êli, Ápraham, Môise, Ysác và Giacốp đều là hạng tội nhân bằng thịt và huyết giống như quí vị và tôi. Họ không phải là hạng thánh đồ không tì vít!"
Quí vị có nhớ Môise không? Chúng ta đã hoàn tất xong về ông trong tuần qua trong phần nghiên cứu của chúng ta, và chúng ta nhìn thấy thể nào ông đã trở thành người yếu đuối nhất trong mọi người từng bước đi trên bề mặt của đất – tuy nhiên, khi chúng ta đọc tới phần cuối của sách Ngũ Kinh, ông đã không được vào Đất Hứa vì ông đã nói năng khinh suất nơi môi miệng của mình. Sức lực của ông là sự yếu đuối của ông, và ở ngay thời điểm mà chúng ta nghĩ ông phải thành công lại là điểm mà ông đã vấp ngã ở đó. Chúng ta thấy họ không che giấu những khuyết điểm, có phải không? Thật bất ngờ, có người cho rằng đây là một minh chứng rất tinh tế cho thấy rằng quyển Kinh Thánh mà chúng ta đang cầm trong tay thực sự chính là Lời của Đức Chúa Trời. Không có một sự thêm thắt nào cho các thánh đồ của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh – Kinh Thánh đưa ra phương diện tối tăm lẫn phương diện sáng láng của họ. Kinh Thánh tô điểm bức tranh chỉ ra phần tiểu sử của họ như Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời chí thánh của các từng trời, trông thấy họ – mọi sự có ở đó là để dành cho chúng ta!
Tôi không biết gì về quí vị hết, nhưng đối với tôi quả là một ơn phước và là một sự khích lệ khi nhìn biết các nhân vật như Êli, Ápraham, Môise, Ysác và Giacốp đều là hạng tội nhân bằng thịt và huyết giống như quí vị và tôi. Họ không phải là hạng thánh đồ không tì vít! Thật là an ủi cho chúng ta, đặc biệt là nhân vật Êli nầy đã được mô tả là một nhân vật vốn yếu đuối như chúng ta. Nếu quí vị quen thuộc với lịch sử và tiểu sử Cơ đốc, quí vị sẽ nhìn biết một số người nam người nữ của Đức Chúa Trời và hạng thánh đồ trong lịch sử đã chịu đựng đúng y những cảm xúc giống như đại tiên tri Êli đã gánh chịu vậy. Tôi đang nói về sự ngã lòng, tôi đang nói tới sự chán nản và sự thất bại – đây quả là một từ bẩn thỉu nhất trong vòng quay Cơ đốc. Người ta nói Cơ đốc nhân không bao giờ bị nãn lòng, không hề nãn chí – và Cơ đốc nhân lý tưởng, chân thật không nên nãn lòng, nhưng không một ai trong chúng ta là Cơ đốc nhân lý tưởng đâu, hết thảy chúng ta đều là hạng tội nhân đã được cứu bởi ân điển mà thôi.
Thậm chí người cao trọng nhất trong chúng ta đã sa vào trũng sâu nãn lòng giống như Êli. Hãy lắng nghe Spurgeon, trong quyển 'Bài học cho sinh viên', là quyển sách mà ông đã viết cho lứa tuổi thanh niên, là những người sắp sửa bước vào chức vụ, trong chương có đề tựa là 'Những cơn choáng váng của Mục sư' ông tự nhận rằng ông đã có những lần ngã lòng trầm trọng trong chính cuộc đời của ông – ông đã có “những cơn choáng” riêng tư. Ông kể chúng thường đến trước những lần thành công to lớn, và có khi sau những lần thành công to lớn ấy nữa – và nếu quí vị nhìn vào đời sống của Êli, thì đúng là những điều đang xảy ra cho ông ấy. Sau lần đắc thắng lớn ở Núi Cạt mên, ông đi xuống đồng trũng phía sau ngọn núi, và chúng ta thấy sau đó – trong chương 20 – ông đã trèo lên núi trở lại một lần nữa. Trước một lần thành công, sau một lần thành công, điều nầy không trở thành vấn đề – hết thảy chúng ta đều có xu hướng mắc phải những lần nãn chí như thế nầy. Ông nói rằng thường thì ông không thể lý giải được chúng, nhưng hãy lắng nghe những điều mà ông cho biết – tôi trưng dẫn: 'Cơn choáng nãn lòng đáp trên hết thảy chúng ta. Thường thì chúng ta rất vui mừng phấn khởi, vào những lúc ngừng nghỉ chúng ta lại lọt vào tình trạng chán nãn. Kẻ mạnh sức không luôn luôn đầy sinh khí đâu, người khôn ngoan không luôn luôn sẵn sàng đâu, người dũng cảm không luôn luôn can đảm đâu, và kẻ vui mừng không luôn luôn sung mãn đâu! Đó đây có thể có hạng người sắt thép – song chắc chắn tình trạng rỉ sét đang ăn mòn hạng người nầy. Chắc chắn rỉ sét đang ăn mòn chất sắt thép nhất của con người đó'.
Thậm chí các cấp lãnh đạo Cơ đốc lỗi lạc trong xứ sở đều có xu hướng ấy – không một ai khác hơn, có lẽ là vị Tổng Thống Nước Mỹ, Abraham Lincoln, ông là một con cái của Đức Chúa Trời. Hãy lắng nghe câu nói của ông: 'Bây giờ tôi là người đau khổ nhất đang còn sống đây. Nếu những gì tôi cảm nhận được bổ đều cho từng gia đình nhân loại, thì sẽ chẳng có một linh hồn nào vui vẻ ở trên đất hết! Cho nên biết chịu đựng như tôi, lại là một việc rất khó, tôi phải chết đi để được sống tốt hơn!' Quí vị có bao giờ cảm nhận giống như thế chưa? Nguyện quí vị sẽ cảm nhận y như thế, vì quí vị là một trong những con người sắt thép nhất, nhưng quí vị có mặt ở đây tối nay ơi, rỉ sét đang ăn mòn, gậm nhấm bổn tánh và thậm chí cả cơ nghiệp thuộc linh của quí vị nữa đấy. Có lẽ quí vị cảm nhận giống như Abraham Lincoln, rằng quí vị không thể thoát ra khỏi nan đề của mình được, và quí vị phải chết đi để nhận được nhiều việc tốt hơn. Giờ đây, xin cho phép tôi nói ra điều nầy: hãy dọn lòng tối nay, vì Êli là một con người cũng yếu đuối giống như quí vị mà thôi!
“Có lẽ quí vị cảm nhận giống như Abraham Lincoln, rằng quí vị không thể thoát ra khỏi nan đề của mình được, và quí vị phải chết đi để nhận được nhiều việc tốt hơn. Giờ đây, xin cho phép tôi nói ra điều nầy: hãy dọn lòng tối nay, vì Êli là một con người cũng yếu đuối giống như quí vị mà thôi!”
Bây giờ, nếu chúng ta cần phải xem xét cách thức Êli thoát ra khỏi tình trạng cùng kiệt của mình, chúng ta cần phải làm hai việc: chúng ta cần phải định vị các nan đề của ông, và chúng ta cần phải nhìn vào các giải pháp mà Đức Chúa Trời cung ứng để giải quyết mọi nan đề của ông. Tôi muốn chúng ta trước tiên hãy nhìn vào các nan đề ngoại tại mà Êli đã đối diện với – có những nan đề ngoại tại và nội tại, nhưng chúng ta trước tiên hãy nhìn vào các nan đề ngoại tại. Nan đề đầu tiên là các bối cảnh mà Êli đã đối diện với. Nếu quí vị nhớ, thì đã có một cơn đói kém ở trong xứ. Nạn đói có mặt ở đó vì cớ sự bất tuân và sự thờ lạy hình tượng của dân Israel, nhưng đầu hết trong mọi vụ việc của xã hội đã có một sự thoả hiệp giữa tôn giáo và chính trị, đã có sự bội đạo giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời. Đã có mặt ở đây, đối diện với Êli, vị tiên tri của Đức Chúa Trời, nếu quí vị thích Êli là đại biểu của Đức Chúa Trời ở trên đất ngay chính thời điểm đặc biệt nầy, sự kết hợp một số các hoàn cảnh bất lợi đã khởi sự tác động vào chính nhân vật sắt thép nầy của Đức Chúa Trời. Cơn mưa thực sự đã đổ xuống, nhưng ông còn quan tâm sâu xa hơn là trời đổ mưa và trời trút nước – và quí vị đã kinh nghiệm điều đó, khi trời không mưa mà là trút nước. Quí vị nhũ thầm: 'Tôi có thể xử lý với một trong hai nan đề nầy, nhưng tại sao hai thứ mưa ấy cứ đổ xuống như là liên miên bất tận vậy?'. Ở một thời điểm nhất định nào đó trong cuộc đời quí vị, mọi sự dường như tan vỡ và quí vị không thể đối phó chi được và quí vị suy sụp dưới gánh nặng của nó.
Cho phép tôi nói qua: đấy là lý do tại sao là quan trọng, khi mọi sự thuận tiện, quí vị giữ mối thông công ngắn ngủi với Đức Chúa Trời, và quí vị có một sự phục vụ đều đặn trong sự thờ phượng và tương giao trước mặt Chúa – còn khi thời điểm bất lợi đến, và có lẽ ngay cả mối tương giao kia bị cắt đứt tức khắc do sự bắt buộc, quí vị có một nguồn dự trữ thuộc linh trong quá khứ mà quí vị đã khắc ghi trong đời sống mình để quí vị có thể rút tỉa ra từ nguồn dự trữ ấy. Một việc tôi muốn quí vị phải lưu ý là việc mà chúng ta đã tiếp thu rồi trong đời sống của Môise – hãy nhớ chúng ta đã nhìn thấy Môise, sách Hêbơrơ nói cho chúng ta biết, đã thấy Ngài như thấy Đấng không thấy được, có phải không? Bởi đức tin, ông đã chối bỏ sự giàu có, vẻ huy hoàng cùng địa vị cao trọng của xứ Ai cập, sách Hêbơrơ cho biết, thế mà chúng ta đọc trong sách Xuất Êdíptô ký thì thấy rằng bởi sự sợ hãi ông đã bỏ chạy để tránh xa Pharaôn – chúng ta đã xem xét sự mâu thuẫn hiển nhiên ấy trong tuần qua. Chúng ta đã nhìn thấy thể nào đã xảy đến một thời điểm trong cuộc đời của Môise, tại đó những gì đã bắt đầu bằng đức tin, ông đã ra sức làm lấy bằng xác thịt. Ông đã bắt đầu bước đi bởi mắt thấy chớ không bởi đức tin, ông đã nhìn vào những gì dân sự suy tưởng về ông khi ông sử dụng bàn tay quyền lực của mình trong việc giết chết người Ai cập. Khi Pharaôn hay được mọi điều Môise đã làm trong việc giết chết người Ai cập đó, ông ta đã tìm cách thủ tiêu Môise, nhưng Môise đã bỏ trốn trong sợ hãi – và quí vị đang có đúng nỗi sợ ấy ở đây trong câu 3.
Hãy xem câu Kinh Thánh ấy, khi Êli trông thấy sứ giả của Giêsabên đương nói – khi ông nhìn thấy, chớ không phải khi ông đã nghe xong, khi ông nhìn thấy [bản Kinh Thánh tiếng Việt không dịch mấy chữ nầy “when he saw” (trong bản Kinh thánh Anh ngữ) mà chỉ dịch “vì vậy”] – ông đã bỏ chạy đi! Ông đã làm gì vậy? Nhân vật cao trọng có đức tin đã bắt đầu bước đi bởi mắt thấy chớ không bởi đức tin nữa. Mọi hoàn cảnh nhảy vào và đức tin biến đi mất. Nan đề ngoại tại thứ hai ông đã đối diện với là một số nhân vật. Đôi khi chúng ta có thể khai triển về mặt lý thuyết và thần học hoá các truyện tích Kinh Thánh nầy nhiều đến nỗi chúng ta quên phứt họ là hạng người bằng da bằng thịt và có máu đỏ trong kinh nghiệm cuộc sống mỗi ngày. Hai nhân vật nầy đã làm cho Êli phải trốn tránh – hai người, họ là hai con người: ấy là Giêsabên và Aháp. Phần nhiều các nan đề chúng ta chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống thường là nan đề về mặt con người – các nan đề đến với chúng ta qua con người. Có thể đó là những thành viên trong gia đình chưa trở lại đạo; đó có thể là bạn bè trong cuộc sống – có thể người hàng xóm hay bạn đồng sự – có thể đó là bạn bè trong trường học, họ chẳng tử tế và hay bắt nạt chúng ta; có thể đó là một số người trong nhà thờ, và mọi nan đề trong nhà thờ, và quan điểm chính trị trong nhà thờ. Có thể đó là nhiều thứ lắm, thậm chí có thể là những Cơ đốc nhân mà chúng ta vở mộng với họ. Chúng ta nhìn thấy họ đang sống động, làm việc, nói năng nhiều thứ mà họ không nên làm trong vai trò Cơ đốc nhân, và chúng ta trở nên nãn lòng, chúng ta trở nên nãn chí và thất vọng. Thậm chí những người thân cận nhất của chúng ta cũng có thể khiến cho chúng ta phải thất vọng nữa.
Vì cớ tôi muốn làm cho sáng tỏ điều nầy bằng một câu chuyện trong Kinh Thánh, xin quí vị hãy cùng tôi mở Kinh thánh ra ở Xuất Êdíptô ký chương 4. Đây là một bối cảnh khác, một viên đá đã được chạm trổ trong đời sống của Môise mà chúng ta chưa có thì giờ để xử lý với – tôi muốn xử lý câu chuyện này, nhưng chúng ta không có thời gian để xử lý với câu chuyện ấy, vì vậy tôi đưa vấn đề nầy ra ở đây tối nay, và câu chuyện nầy rất thích ứng với vấn đề mà chúng ta đang bàn bạc tại đây. Câu 24 của chương 4 sách Xuất Êdíptô ký, Môise đã được kêu gọi, Môise giờ đây đang trên đường đến tại Ai cập để giải phóng dân sự ra khỏi Ai cập mà vào trong Đất Hứa, câu 24 chép: 'Vả, đang khi đi đường, Đức Giê-hô-va hiện ra trước mặt Môi-se nơi nhà quán, và kiếm thế giết người đi'. Bây giờ hãy lau nước mắt của quí vị đi, vì quí vị đang đọc đúng phần nầy: Đức GIÊHÔVA kiếm thế giết người đi. Đây chính là Môise mà Ngài đã bảo hộ thoát khỏi Pharaôn, ông đã trôi nổi trên dòng sông, ông đã lớn lên 40 năm trong xứ Ai cập, ông đã học hỏi mọi sự khôn ngoan của Ai cập – ông là một chính khách và là một chiến binh. Đây chính là Môise đã vào trong đồng vắng Mađian và đã phục vụ 40 năm khác cho tới khi được 80 tuổi, đây chính là Môise mà Ngài đã hiện ra trong bụi gai cháy và truyền lịnh cho. Đây chính là Môise mà chúng ta đã nghe ông đưa ra những câu xin miễn trừ vào tuần qua, là những điều quí vị và tôi không dám nói. Tuy nhiên ở đây, sau hết mọi điều nầy, Ngài đang kiếm thế giết chết nhân vật Môise nầy!
“Thậm chí những người thân cận nhất của chúng ta cũng có thể khiến cho chúng ta phải thất vọng nữa”.
Câu 25: 'Sê-phô-ra lấy con dao bằng đá, cắt dương bì của con mình, và quăng dưới chân Môi-se, mà nói rằng: Thật, chàng là huyết lang cho tôi. Đức Giê-hô-va tha chồng', Đức Chúa Trời buông tha cho Môise, 'nàng bèn nói rằng: Huyết lang! là vì cớ phép cắt bì'. Cách giải thích hợp lý đơn giãn nhất sự việc đặc biệt nầy trong đời sống của Môise là như vầy: Sêphôra, vợ của Môise, không phải là người Do thái, bà đã phản đối không làm phép cắt bì cho Ghẹtsôn con trai của bà – rồi khi họ đang trên đường đến tại Ai cập để giải phóng dân sự của Đức Chúa Trời, và một ngày kia không lâu sau đó khi Môise tiếp nhận Luật pháp của Đức Chúa Trời từ trên Núi Sinai, và khi ông dạy dân sự của Đức Chúa Trời phải làm phép cắt bì cho con cái của họ theo như Ápraham đã dạy trong giao ước – ông được buông tha, tuy nhiên con trai ông chưa chịu phép cắt bì có lẽ là do ảnh hưởng của Sêphôra. Làm sao tôi biết việc ấy? Phải, tôi không biết phải xác định việc ấy như thế nào cho rõ ràng, nhưng mọi sự dường như chỉ ra rằng – vì bà cứu mạng của Môise bằng cách lấy con dao bằng đá, cắt bì cho con trẻ, quăng miếng da ấy dưới chân Môise, rồi nói với Môise: 'Thật chàng là huyết lang cho tôi, huyết lang!' Quí vị có thấy như thế không?
Đấy chẳng phải là điều mà tôi muốn quí vị xem xét đâu, vấn đề tôi muốn quí vị xem xét là điều nầy đây: có phải người thân cận nhất, yêu dấu nhất của chúng ta có thể gây ra nhiều nan đề chết chóc cho chúng ta không!?! Tôi tin rằng có lẽ tại điểm nầy mà Môise đã đưa Sêphôra, Ghẹtsôn cùng cả gia đình mình quay trở lại với Giêtrô, cha vợ của ông – tại sao vậy? Bởi vì họ là một ngăn trở đối với ông, họ là một gánh nặng chất trên ông trong cuộc đua của Đức Chúa Trời, một tội lỗi dễ dàng làm cho ông phải chao đảo. Làm thế nào ông dạy dân Israel phải làm phép cắt bì cho con cái của họ một khi ông chưa thực thi phép ấy cho chính mình? Như Phaolô đã nói, ông đã nói với lòng mình: 'song tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng'.
Có một câu chuyện khá thú vị về đời sống của John Wesley. Câu chuyện nầy liên quan tới vợ của ông – có thể quí vị không biết John Wesley đã lập gia đình, là nhà sáng lập hệ phái Giám Lý. Nhưng hãy lắng nghe câu chuyện nầy, J.C. Ryle nói trong quyển “Cấp Lãnh Đạo Cơ Đốc trong Thế Kỷ Thứ 18” – ông đề cập tới những người như Whitefield và Wesley, và nhiều người lỗi lạc khác của Đức Chúa Trời – ông nói về vợ của Wesley: Wesley từng thành hôn ở tuổi 48. Ông cưới một bà goá có tên là Vazeille, cùng tuổi và có cơ nghiệp độc lập lo liệu riêng cho bản thân bà. Cuộc chung sống không hạnh phúc. Cho dù Bà Wesley đã có một số đức tính tốt, họ đã che giấu và lấp liếm đi trong tình cảnh ghen tuông dữ lắm. Một trong những đoạn hồi ký của ông có chỗ chép: 'Lẽ nào ông đã tìm được cả một vương quốc mà ông lại không thể tìm được một người đờn bà xứng đáng với ông trong mọi phương diện quan trọng sao? Sau khi biến đức lang quân của bà thành một người khó chịu như có thể được trong 20 năm trời bằng cách công khai các bức thư của ông, trao giấy tờ của ông vào tay các kẻ thù nghịch ông với hy vọng hão huyền muốn phá tán nhân cách của ông, và thậm chí còn tra tay bạo lực trên ông nữa, Bà Wesley đã ra khỏi ngôi nhà của bà, để lại lời nhắn là bà không có ý định quay trở lại'. Còn đây là một câu nói rất mạnh mẽ, hãy lắng nghe: 'Wesley chỉ nói ra sự thật trong tập san của mình rằng ông không rõ nguyên nhân, rồi nói thêm: ‘Tôi không bỏ, tôi không xua đuổi, tôi không gọi bà ấy về''. John Wesley, nhà phục hưng vĩ đại – vậy mà người thân cận, người yêu dấu nhất của ông lại trở làm một nan đề về con người cho ông.
Hoàn cảnh, con người – và kế đó có những nan đề nội tại của ông nữa. Chúng ta hãy xem qua chúng một cách mau chóng trong phần thời gian còn lại. Những nan đề nội tại của ông – thứ nhứt là các nhận thức tội lỗi. Ông đương ở trong tình trạng rối loạn, sở dĩ như thế là vì ông đã bước theo Đức Chúa Trời. Trong I Các Vua 18.17-18 Aháp nói ông là ‘kẻ gây rối của Israel', khi chính Aháp – theo Êli nói – mới là kẻ gây rối của Israel. Chính vì sự thờ lạy hình tượng và tội lỗi của Aháp mà nạn đói đã xảy đến, thế mà Êli lại bị gắn cho cái nhãn là kẻ gây rối – như Cơ đốc nhân chúng ta ngày nay vậy. Trong các câu 10 - 14 của chương 19 Êli phản kháng: 'Chỉ một mình tôi còn lại' – Chỉ một mình tôi còn lại! - 'Tôi đã sốt sắng làm việc cho Đức GIÊHÔVA, và hãy xem coi tôi được gì so với mọi việc mà tôi đã làm'. Nhưng Êli đã nói đúng, quí vị có thấy như thế không? Do đứng bênh vực các nguyên tắc của Ngài, ông đã chịu khổ vì các tín điều của mình, vì các tín điều và sự tin quyết của quí vị, quí vị rất khó mà chịu khổ lắm – nhưng nếu quí vị có những niềm tin nào xứng đáng phải chịu khổ vì chúng, và quí vị sẽ được kêu gọi để chịu khổ vì chúng.
"Con đường dẫn tới sự cao trọng tin kính thường là một con đường cô độc, và nó khiến cho nhiều người phải lui đi, và nó gần như đã khiến cho Êli phải lui đi trong trường hợp đặc biệt nầy".
Con đường dẫn tới sự cao trọng tin kính thường là một con đường cô độc, và nó khiến cho nhiều người phải lui đi, và nó gần như đã khiến cho Êli phải lui đi trong trường hợp đặc biệt nầy. Những điều tin quyết, rồi kế đó là sợ hãi và cảm xúc trong chỗ thứ hai. Cần phải nói thẳng ra rằng người tốt nhứt trong loài người là hạng người duy nhất ở chỗ tốt nhất. Trong câu 4 ông đang làm gì vậy? Ông đến ngồi dưới cây giếng giêng, ông nói: 'Thôi đủ rồi, tôi đã có đủ rồi, tôi không thể tiếp tục được nữa! Lạy Chúa, xin cất lấy mạng sống tôi!'. Quí vị có bao giờ thốt ra như thế chưa? Đó là nhân vật, quí vị biết đấy, đã thốt ra câu - 'tôi không thể tiếp tục được nữa!'. Quí vị có nhớ Giôna không? Thật là khôi hài khi quí vị nhìn thấy Giôna đang ngồi dưới dây dưa leo, rồi trông đợi mong nhìn thấy Đức Chúa Trời sẽ thiêu cháy toàn bộ dân nầy, là dân thành Ninive, và con trẻ nữa, thật họ đáng bị như thế! Ông ngồi ở đó, tôi có thể hình dung ra, với một gói bắp rang đủ cho bữa trưa, trông đợi – chỉ ưa thích như thế thôi! Với lòng mong muốn hết thảy họ sẽ bị phán xét vì cớ tội lỗi của họ, thế nhưng đường lối của ông không phải là đường lối của Đức Chúa Trời! Khi ông ngồi ở đó, quí vị có nhớ điều chi đã xảy ra không? Đức Chúa Trời đã khiến cho dây dưa bị một con sâu chích vào, và kế đó là mặt trời lên cao và nung đốt trên đầu ông – và ông kêu la với Đức Chúa Trời với sự thất vọng vì Ngài không làm đúng theo đường lối của ông, và ông nói: 'Đối với tôi chết còn xứng đáng hơn là sống!'.
Quí vị có nhớ Giăng Báptít, vị tiên tri lỗi lạc nhất từng được người nữ sinh ra không? Ông đã sai các môn đồ của mình đến với Chúa khi ông còn ngồi trong tù, và ông nói: 'Có phải Ngài là Đấng phải đến, hay chúng tôi phải đợi Đấng khác?'. Giờ đây, tôi biết có nhiều người tin rằng Giăng Báp tít không có lòng hồ nghi, nhưng tôi nhắc cho quí vị làm ơn nhớ rằng kiểu cách của ông trong Cựu Ước là ai? Đó là Êli! Và bây giờ Êli đang ở đâu? Giăng Báptít chỉ là một người giống như bất kỳ ai trong số họ, là đối tượng cho mọi cảm xúc, đối tượng cho sợ hãi và tình cảm – và tôi muốn khích lệ quí vị, nếu quí vị làm bất cứ việc gì với sợ hãi và cảm xúc, đừng nghe theo chúng! Xúc cảm phải do chúng ta lèo lái, chúng không có quyền lèo lái chúng ta. Nếu chúng ta không cẩn thận, cảm xúc của chúng ta sẽ nắm lấy quyền chủ động, nó khai thác, và được các thế lực gian ác và chính ma quỉ sẽ tận dụng. Quí vị làm chủ mọi cảm xúc của mình, giống như Tác giả Thi thiên khi ông nói: 'Hỡi linh hồn ta, sao ngươi sờn ngã trong mình ta?' – ông đang nói tới ai vậy? Ông đang nói với chính bản thân mình. Tại sao chứ? Ông đang đưa ra một câu hỏi cho bản thân mình: 'Sao ngươi sờn ngã chứ? Sao ngươi buông xuôi hết vậy? Ngươi hãy hy vọng nơi Đức Chúa Trời'. Cần phải làm chủ mọi cảm tính của mình, chớ đừng để cảm tính làm chủ quí vị.
Thứ ba, tình trạng thuộc thể và lý trí của ông là một và là nhiều nan đề nội tại của ông. Tôi muốn quí vị nên hình dung ra sự việc nầy, sức mạnh thể chất và năng lực thần kinh của ông hoàn toàn quá tải rồi. Hãy nhớ những gì ông đã trải qua: đỉnh cao quyền phép thuộc linh khi xung đột mạnh trên Núi Cạtmên với các tiên tri thần Baal – hãy nhớ chính bàn tay của ông, ông đã giết hết thảy các tiên tri đó! Ông đã giết hết thảy họ trong trận chiến! Rồi ông ra đi và thiết tha cầu xin cho có mưa xuống, rồi ông đi tới 18 dặm đường – thực ra ông không đi khoảng cách ấy đâu, ông đã chạy nước rút 18 dặm trước cả xe ngựa của Aháp nữa. Tiếp đến, khi ông nghe nói về mọi điều mà Giêsabên sẽ lo đối phó với ông, ông bỏ chạy tránh xa bà ta mà chẳng phải dừng bước nghỉ, cho tới chừng sau cùng ông suy sụp trong một đống tuyệt vọng, trong sự kiệt sức và thất vọng, ông kêu la: 'Thôi đã đủ rồi!'.
Tôi mong quí vị nhìn biết, chúng ta không đủ thì giờ nói tới điều nầy tối nay, song tôi hy vọng quí vị biết rằng thân, hồn và thần của quí vị là những gì đã dựng nên quí vị. Quí vị là một hữu thể gồm có ba phần, thân thể của quí vị là ý thức nhận biết được – quí vị đụng chạm với thế gian, quí vị ý thức mọi việc với thân thể của quí vị. Linh hồn của quí vị là phần lương tâm, là nhân cách, linh hồn của quí vị là trí khôn, ý muốn và cảm xúc của quí vị. Tâm thần của quí vị là lương tâm Đức Chúa Trời, là phần để cho quí vị tương thông với Đức Chúa Trời. Mặc dù chúng là những phần chức năng phân biệt với ý thức, chúng có chức năng chéo với nhau và chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Điều mà tôi muốn nói tới là điều nầy: nếu quí vị mệt mỏi, yếu đuối theo phần xác, nó sẽ có một tác dụng trên đời sống thuộc linh của quí vị, và quí vị phải nhớ như thế! Nếu quí vị đau bịnh mà không phạm tội vì quí vị không thể quì gối xuống và cầu nguyện vì đầu gối của quí vị đã bị gãy nát! Quí vị nhìn biết tôi muốn nói gì rồi – tôi còn muốn nói tới cái gì khác nữa? Tôi đang nói tới công việc của Chúa mỗi tối trong tuần lễ, mỗi khi quí vị bị kiệt sức do gặp gỡ một sự thách thức về mặt thuộc linh.
"Quí vị cần phải nghỉ ngơi nếu quí vị lo làm công việc của Đức Chúa Trời và hoàn tất mỹ mãn công việc ấy!"
Khi chúng ta kết thúc, chúng ta hãy xem xét các giải pháp của ông một cách mau chóng. Có ba việc, đó là một loại kiểm tra về mặt thuộc linh. Trước hết là việc nầy: cần phải có một sự nghỉ ngơi đúng đắn. Như thế có quá xác thịt không? Cần phải có một sự nghỉ ngơi đúng đắn ư? Phải, đấy đúng là việc trước hết mà Đức Chúa Trời đã thực thi với Êli. Chúng ta đọc trong các câu 5 - 9 rằng Ngài đã cho ông ăn, và Ngài đã cho ông uống, và Ngài đã chạm đến ông và Êli đã nằm xuống ngủ ngon lành. Đôi khi đấy là điều chúng ta đang có cần, và đấy là những gì Chúa đã dạy cho các môn đồ Ngài: 'Hãy đến đây, nghỉ ngơi trong một chút'. Chúng ta không nên nghĩ đấy là tội lỗi – tôi không nói về sự biếng nhác ở đây, tôi đang nói tới nguyên tắc ngày sabát. Không phải ngày Sabát, mà là nguyên tắc Sabát xuyên suốt khắp Kinh Thánh, đó là một nguyên tắc cho sự yên nghỉ – một sự yên nghỉ có cần. Quí vị cần một sự nghỉ ngơi nếu quí vị đang lo làm công việc của Đức Chúa Trời và hoàn tất mỹ mãn công việc ấy! Richard Baxter, một người theo Thanh giáo, đã nói với các vị Mục sư của mình, rằng ông đã dạy một câu nói xưa về sự mài sắc: 'Sự tiêu khiển cho một vị Mục sư phải giống như sự kích hoạt một cái máy xén cỏ vậy'. Nói cách khác, cái máy phải được sử dụng đúng lúc cần thiết cho công việc làm của nó. Quí vị mài sắc cái máy xén cỏ của quí vị để nó sẽ cắt cỏ cho ngọt, và quí vị yên nghỉ tốt để quí vị có thể làm tốt công việc cho Chúa – và đây là lúc phải nghỉ ngơi nếu quí vị thấy bản thân mình bị sa vào chỗ lầy lội thất vọng!
Hai, bản thân quí vị phải biết nắm thật chặt. Nói như thế có khó nghe không? Phải, Đức Chúa Trời đã phán với Êli trong câu 18: 'Nhưng ta đã để dành lại cho ta trong Y-sơ-ra-ên bảy ngàn người không có quì gối xuống trước mặt Ba-anh, và môi họ chưa hôn nó'. Quí vị có biết thực sự Ngài đã phán gì với ông chăng? Là điều nầy đây: 'Ngươi không phải là người duy nhất trong tình trạng nầy đâu – hỡi Êli hãy nắm chặt lấy bản thân mình đi!'. Quí vị biết đấy, cần phải lắng nghe một số người nói tới những kinh nghiệm mà họ nếm trải – và tôi không cố gắng thu nhỏ chúng lại đâu – nhưng quí vị nên nghĩ họ là hạng người duy nhất từng nếm trải qua việc đó. Hãy thực nghỉ ngơi đi, hãy nắm bắt lòng mình, quí vị không phải là người đầu tiên đã nếm trải việc ấy và quí vị không phải là người sau cùng đâu.
Thứ ba, và rất là quan trọng, hãy có một cái nhìn tươi mới về Đức Chúa Trời. Trong câu 11 chúng ta đọc thấy rằng Đức Chúa Trời phán: 'Hãy đi ra, đứng tại trên núi trước mặt Đức Giê-hô-va. Nầy Đức Giê-hô-va đi ngang qua'. Êli lên trên Núi Hôrếp, và tình cờ tôi không nghĩ ông đã lên trên núi ấy với ý thức biết có ai đó phán dạy – một thiên sứ với tấm biển chỉ đường thật là lớn: 'Bây giờ là lúc phải lên trên Núi Hôrếp'. Quí vị có biết lý do tại sao ông đã leo lên Núi Hôrếp không? Núi Hôrếp chính là Núi Sinai, đấy là cùng một ngọn núi – và về mặt lịch sử Êli vốn biết rõ, tôi tin, rằng đấy là địa điểm ở trên đất, nơi sự hiện diện của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra. Môise đã nhìn thấy bụi gai cháy, Môise đã được ban cho Luật pháp ở đây, Môise đã ở 40 ngày đêm với Đức Chúa Trời tại đó, và Êli biết rõ đấy là địa điểm mà ông phải đi tới. Như một ngươi da đen xưa kia đã nói rất thuộc linh: 'Tôi có thể tìm đâu, tôi có thể tìm đâu ra một nơi nương náu cho linh hồn?' – và ông đã đi vào hang đá, và ông không phải chờ đợi lâu. Câu 9 chép: 'Và kìa, có lời của Đức GIÊHÔVA phán với người rằng'.
Hãy lắng nghe câu nói của F. B. Meyer: 'Chẳng có một nơi nào trên đất cô độc đến như thế, không một hang đá nào sâu kín và tăm tối như thế, đến nỗi Lời của Chúa không thể khám phá ra chúng ta và không thể đến với chúng ta'. Giọng nói của Đức Chúa Trời không có trong cơn động đất làm nứt nẻ vầng đá, giọng nói ấy không có trong ngọn gió thổi tung các tảng đá nằm ngang hòn núi ấy, giọng nói ấy không có trong ngọn lửa hừng thiêu đốt mọi cây cối cùng ngàn cỏ trên núi – Đức GIÊHÔVA không có mặt trong đó. Quí vị thấy đấy, tôi tin Êli đang trông Đức Chúa Trời đáp lời như Ngài luôn luôn làm vậy: theo một đường lối siêu nhiên trong một biến động địa chấn lớn – và đấy là đường lối mà chúng ta tìm kiếm Đức Chúa Trời đáp lời và can thiệp vào đời sống của chúng ta, nhưng không đâu! Tiếng nói của Đức Chúa Trời có trong một giọng êm dịu nhỏ nhẹ. Quí vị có biết Ngài đang phán gì với Êli không? 'Ta đang làm một việc trong đời của ngươi, hỡi Êli, và ngươi không biết đâu. Nếu ngươi biết việc ấy, ngươi sẽ không tin đâu. Bảy ngàn tiên tri kia, là những người chưa hề quì gối xuống trước thần Baal, ta đã làm việc ấy qua giọng nói êm dịu nhỏ nhẹ và ngươi vốn chẳng biết việc đó'.
“Tôi tin Êli đang trông Đức Chúa Trời đáp lời như Ngài luôn luôn làm vậy: theo một đường lối siêu nhiên trong một biến động địa chấn lớn – và đấy là đường lối mà chúng ta tìm kiếm Đức Chúa Trời đáp lời và can thiệp vào đời sống của chúng ta, nhưng không đâu! Tiếng nói của Đức Chúa Trời có trong một giọng êm dịu nhỏ nhẹ”.
Khi tôi kết thúc tối nay, quí vị có biết điều chi đã nhắc nhớ cho tôi không? Tôi sẽ nói cho quí vị biết: 30 năm trong thị trấn nhỏ Nazarét kia, Con của Đức Chúa Trời hằng sống đang lớn lên và chẳng có một linh hồn nào biết việc ấy. Một giọng nói êm dịu nhỏ nhẹ, và thậm chí khi Ngài bước vào chức vụ, giọng nói ấy nói gì về Ngài? Ngài không phấn đấu, không kêu la, không nhướng mắt lên, không khiến cho người ta nghe thấy tiếng của mình trên đường phố; nhưng Ngài đã đến như mưa nhuần gội cỏ trên đất, Ngài đã đến như một Chiên Con, Chiên Con của Đức Chúa Trời – và Thánh Linh Ngài đã đáp xuống đậu như chim bò câu. Chúng ta còn phải làm việc lớn gì trong sự cùng kiệt của chúng ta? Đó là điều nầy: hãy đi tới miệng hang, lấy áo che mặt lại, rồi lắng nghe khi các từng trời mở ra và Đức Chúa Trời phán: 'Nầy, Con yêu dấu của Ta, hãy nghe Ngài'.
Lạy Cha, chúng con cảm tạ Ngài tối nay vì một Đấng Cứu Thế Diệu Kỳ. Ngài không làm dập cây sậy, cũng không dập tắt ngọn lửa. Chúng con cảm tạ Ngài vì Ngài đã đến như một tôi tớ, và Ngài đã tự hạ mình xuống, và Ngài có thể nói: 'Hãy để cho con trẻ đến cùng ta'. Lạy Cha, chúng con cảm tạ Ngài vì chẳng có một lời quở trách nghiêm khắc nào đối với Êli hết, mà chỉ có một giọng nói êm dịu nhỏ nhẹ – và đối với những ai bị kiệt sức tối nay trong nỗi thất vọng của họ, chúng con cảm tạ Ngài vì chẳng có một giọng nói khắt khe nào hết, mà một Đấng Cứu thế yêu thương Ngài đến với sự đồng cảm, cứu giúp, và Ngài bởi nhân tính thần tính của Ngài đã chạm đến những chỗ sâu thẳm yếu đuối của chúng con. Chúng con khen ngợi Ngài, vì cớ Ngài, và chúng con cầu nguyện rằng chúng con sẽ tìm thấy mọi sự mà chúng con có cần ở trong Ngài, và chúng con cầu nguện trong danh của Ngài, Amen.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét