Bài ca của Mary
Luca 1.46-55
1. Cái điều tôi bực bội nhứt trong mùa lễ là khi người ra rút ngắn chữ "Christmas" thành "Xmas". Lễ Giáng Sinh (Christmas) nói tới Đấng Christ, chớ không nói tới "Ông X" đâu! Há chẳng ngạc nhiên sao khi thấy thể nào sự hoá thân thành nhục thể, việc "mặc lấy xác thịt" của Con Đức Chúa Trời, Cứu Chúa của thế gian bị mất đi khi chúng ta kỷ niệm mùa lễ? Sự ra đời của Chúa Jêsus vừa là một câu chuyện lạ lùng vừa là một tấm thảm kịch không thể tả hết được. Steve May mô tả câu chuyện như sau: "Một thiếu nữ chưa thành hôn sắp sinh một đứa con, đứa con ấy được định cho phải lãnh đạo dân tộc của mình… một người chồng vốn yêu thương người hứa gã cho mình và rất tin cậy sự thành tín của Đức Chúa Trời đến nỗi người bất chấp mọi thông tục của xã hội và cứ thành hôn với nàng… có mấy thầy bác sĩ đã tốn nhiều năm trời đi theo một ngôi sao vì họ tin sẽ dẫn họ đến với một Tân Vương …một vị vua bủn xỉn, bất an phạm tội tàn ác giết người trong một ngôi làng để bảo vệ ngai vàng của mình … một nhóm thiếu niên thức đêm chứng kiến một buổi thờ phượng … và em bé, sanh trong chuồng chiên, sẽ làm thay đổi dòng lịch sử. Câu chuyện được kể như Phép Lạ trên đường số 34, có phải không? Câu chuyện khiến cho bạn lấy làm lạ, giống như một vỡ kịch bắt lấy sự hiếu kỳ của chúng ta, khi câu chuyện thực lại hấp dẫn đến như thế. Người ta đáng phải để ý nhiều đến câu chuyện Giáng Sinh hơn những câu chuyện khác".
2. Trước khi thời gian bắt đầu, trước khi có Sáng thế ký 1.1, Đức Chúa Trời toàn tri của chúng ta vốn hiểu rõ tạo vật trọn vẹn của Ngài, con người sẽ phạm tội rồi trở nên gian ác. Ngài biết rõ rồi đây tình cảm của Ngài sẽ dừng lại nơi sự phán xét. Trước khi dựng nên bất cứ điều gì, Đức Chúa Trời yêu thương của chúng ta cưu mang một chương trình qua đó chúng ta sẽ được cứu ra khỏi tình trạng tội lỗi. Khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai "Con độc sanh" của Ngài, Con "một và duy nhứt" của Ngài vào trong thế gian để làm Cứu Chúa của chúng ta. Gal 4.4-5 chép như sau: "Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp, để chuộc những kẻ ở dưới luật pháp, và cho chúng ta được làm con nuôi Ngài".
3. Đúng kỳ, khi "kỳ hạn đã được trọn", Đức Chúa Trời bèn sai thiên sứ Gáp-ri-ên đến thành Nazarét, một thị trấn nhỏ (Trong Giăng 1.46, Nathanaên đã thắc mắc: "Há có vật gì tốt ra từ Na-xa-rét được sao?"). Ngài được sai đến cùng một thiếu nữ người Do thái, một nữ đồng trinh có lẽ đang ở lứa tuổi niên thiếu. Mặc dù Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết, tôi luôn luôn hình dung bối cảnh nầy như đang diễn ra vào buổi tối, có lẽ khi Mary đang thốt ra những lời cầu nguyện của nàng. Chúng ta hãy xem Luca 1.28-38 và đọc những gì thiên sứ đã nói.
4. Trong những câu kế đó, chúng ta học biết rằng Mary đã ra khỏi thị trấn để tránh dị nghị và đến thăm Ê-li-sa-bết người bà con của mình, bà sắp làm mẹ của Giăng Báptít. Khi Mary chào người bà con của mình, con trẻ Giăng "đã nhảy nhót ở trong lòng", được đầy dẫy Đức Thánh Linh, Ê-li-sa-bết đã chúc phước cho người bà con trẻ tuổi của mình. Bà hỏi: "Nhân đâu ta được sự vẻ vang nầy, là mẹ Chúa ta đến thăm ta?" (câu 43).
5. Ở giữa thời khắc đầy phấn khích và sung sướng nầy, Mary bật thốt ra thành bài hát. Nàng đã đưa những câu nói thi ca tuyệt vời nhất trong Tân Ước. Bài ca của nàng thường được gọi là Bài Tụng Ca đúng nghĩa là "tán dương". Mary dâng bài ca nầy cho Chúa trong sự thờ phượng chan chứa tình cảm.
6. Bài ca của Mary còn hơn cả một Thi thiên được khâm phục vì giá trị thi ca của nó; bài ca ấy đầy ý nghĩa phong phú. Bài ca ấy dạy cho chúng ta biết vài lẽ thật về lý do tại sao Chúa Jêsus Giáng Sinh.
I. Chúa Jêsus đã đến vì hạng người khiêm nhường.
A. Đức Chúa Trời đã chọn Mary làm mẹ của Chúa Jêsus.
1. Trong các câu 46-47, điệp khúc mở đầu bài ca của Mary, nàng nói rằng linh hồn nàng "ngợi khen" hay công bố sự cao trọng của Chúa. Nàng nói tâm thần nàng "mừng rỡ" trong Đức Chúa Trời là Cứu Chúa của nàng. Nàng nói cho chúng ta biết lý do tại sao trong câu 48, vì "Ngài đã đoái đến sự hèn hạ của tôi tớ Ngài".
2. Bạn có bao giờ lấy làm lạ không biết tại sao Đức Chúa Trời lại chọn Mary không? Tại sao trong nhiều người nữ của Israel Ngài lại chọn cô thiếu nữ chừng 14 hay 15 tuổi từ một một nơi hẻo lánh giống như thành Nazarét để làm mẹ của Vua các vua?
3. Có lẽ có nhiều lý do lắm, nhưng một lý do dường như rất rõ ràng từ những câu Kinh Thánh trước mặt chúng ta, ấy là Mary rất khiêm nhường hay "hèn hạ". Có lẽ là vì sự khiêm nhường nầy mà nàng đã "được ơn Đức Chúa Trời" y như thiên sứ đã nói (câu 30).
4. Hãy chú ý những điều nàng đã nói trong câu 38: "Tôi đây là tôi tớ Chúa; xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền!" Bản Kinh Thánh NIV dịch câu nói của nàng là: "Tôi là tôi tớ của Chúa! Nguyện sự ấy xảy đến với tôi y như Ngài đã phán vậy". Cho phép tôi đóng ngoặc kép: "Tôi thuộc về Chúa, những gì Ngài muốn là điều tôi mong muốn".
5. Tôi không biết lý do tại sao Đức Chúa Trời lại chọn cô thiếu nữ nông thôn, đơn sơ và khiêm tốn nầy để mang thai Đấng Mêsi, nhưng sự khiêm hạ của nàng đã đóng một vai trò. Có người viết như sau: Khi Đức Chúa Trời chọn bước vào lịch sử của con người, Ngài có thể chọn lấy bất kỳ phương pháp nào để vào đấy. Có thể Ngài loan báo sự đến của Ngài cho các vì vua, nhưng các vì vua sẽ bị đe doạ. Có thể Ngài báo cho các cấp lãnh đạo tôn giáo của thời buổi ấy, nhưng các cấp lãnh đạo tôn giáo không chịu nghe đâu. Có thể Ngài loan báo sự ấy cho kẻ giàu có, nhưng người giàu không thích thú gì nơi những sự việc có tính chất đời đời. Thay vì thế, Ngài đã chọn một thiếu nữ và một người thợ mộc khiêm nhường để nuôi dạy con trẻ, là người sẽ trở thành vua, vương quốc của Ngài sẽ không có tận cùng".
B. Chúa Jêsus đã đến với tư thế thật khiêm nhường.
1. Ở câu 52, Mary nói Đức Chúa Trời "nhắc kẻ khiêm nhượng lên".
2. Hãy suy nghĩ về nơi mà Ngài đã ra đời … không phải trong một cung điện hay thậm chí trong một bịnh viện, mà là trong chuồng chiên. Chúng ta thường nhìn thấy các bức tranh một toà nhà nhỏ với thảm cỏ bằng vàng. Cũng chẳng phải như thế đâu! Hãy suy nghĩ về cái chuồng nhốt gia súc xem! Vào một đêm tăm tối, lạnh lẽo, Vua các vua đã ra đời trong một chuồng chiên, được quấn bằng những miếng vải mà người ta đã vứt đi, rồi được đặt trong cái máng ăn của gia súc! Hãy nói tới những sự khởi đầu thật khiêm nhường.
3. Có ai khác ngoài gia đình nhận được tin trước tiên không? Đó là mấy gã chăn chiên! Hạng người rất, rất khiêm nhường.
4. Mấy gã chăn chiên ở tận cùng đáy của xã hội. Họ sống với bầy chiên bẩn thỉu, hôi hám. Hãy chú ý đây là mấy gã chăn chiên "thức canh lúc ban đêm". Không những họ là người chăn chiên, họ là những người chăn thức suốt đêm, kẻ hèn hạ nhất trong những người hèn hạ.
5. 2.17 chép rằng khi mấy gã chăn chiên tìm gặp Chúa Jêsus, họ "bèn thuật lại những lời thiên sứ nói về con trẻ đó", và người nào nghe đều "lấy làm lạ". Đối với họ, đây là những tin tức quan trọng đã từng được biết? Cho những cư dân của thành Bếtlêhem.
6. Hầu hết chúng ta đều nghĩ tới thành Bếtlêhem là một ngôi làng đẹp đẽ. Không phải như vậy đâu! Nếu bạn đến đó ngày hôm nay, nó sẽ nhắc cho bạn nhớ đến một cộng đồng nghèo nàn trong xứ Mễ Tây Cơ cũ kia. Cách đây 2.000 năm, làng ấy còn tệ hại hơn nữa. Những cư dân của thành Bêtlêhem đều thuộc về giai cấp lao động, chớ không phải hạng người sống xa hoa đâu.
C. Đức Chúa Trời chọn hạng người khiêm nhường.
1. Trong Luca 4.18-19, chúng ta thấy phân đoạn Kinh Thánh nói tới bài giảng công khai đầu tiên của Chúa Jêsus mà Ngài đã giảng tại nhà hội quê hương Ngài tại thành Nazarét. Bài giảng ấy bắt từ Êsai 61. Ở đây chép: "Thần của Chúa Giê-hô-va ngự trên ta; vì Đức Giê-hô-va đã xức dầu cho ta, đặng giảng tin lành cho kẻ khiêm nhường. Ngài đã sai ta đến đặng rịt những kẻ vỡ lòng, đặng rao cho kẻ phu tù được tự do, kẻ bị cầm tù được ra khỏi ngục; đặng rao năm ban ơn của Đức Giê-hô-va".
2. Ở Mathiơ 9, người Pharisi đã hỏi các môn đồ tại sao Chúa Jêsus ngồi ăn với kẻ thâu thuế và hạng tội nhân. Chúa chúng ta nghe họ hỏi rồi đáp trả: "Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội" (câu 13).
3. Hãy cùng tôi mở ra ở I Côrinhtô 1.26-29. Chúng ta học biết ở đây rằng Đức Chúa Trời chủ ý chọn kẻ khiêm ty trong thế gian nầy rồi đặt sự vinh hiển của Ngài trên họ. Đó là những tin tức tốt lành cho chúng ta! Chúa Jêsus đã đến vì những con người giống như bạn và tôi!
4. Chúng ta không thể tốt đủ để làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Rôma 3.10 chép: "Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không". Chúa Jêsus không đến với Mary vì nàng là nhơn đức đâu. Ngài không ngự đến trong đời sống của chúng ta vì chúng ta sống nhơn đức. Ngài đã đến với chúng ta bởi cớ ân điển của Ngài! Cho nên, chỉ có hạng người khiêm nhường mới nhận được ân điển ấy. Bạn có hạ mình xuống trước mặt Ngài không?
II. Chúa Jêsus đã đến vì kẻ nghèo khó.
A. Chúa Jêsus đã đến với một thế giới bất công.
1. Ở câu 53, Mary nói về Chúa: "Ngài đã làm cho kẻ đói được đầy thức ngon".
2. Thế gian trong đó Chúa Jêsus đã ra đời chẳng có một chương trình xã hội nào chăm sóc cho người nghèo khó hết. Không có phúc lợi, không một hành động nào dứt khoát cả, không có tem thực phẩm, không có bữa ăn nào cho người tàn tật, không có an sinh xã hội. Người nghèo sống liên tục trong thất vọng. Kinh Thánh đầy dẫy với những trường hợp như thế.
3. Đế quốc La mã là một xã hội xây dựng trên một hệ thống áp bức, xa hoa, phân biệt chủng tộc bảo đảm cho người giàu cứ giàu thêm và người nghèo cứ nghèo mãi. (Tôi biết, tôi biết: "Chẳng có gì thay đổi cả!")
4. Kẻ dễ bị tấn công nhất là người tàn tật, kẻ bịnh hoạn, người goá bụa và kẻ mồ côi. Chẳng có ai giúp đỡ cho họ cả. Chẳng có ai đoái hoài tới họ hết. Họ không thể lao động và bị buộc phải ăn mày hay trở thành hạng tội phạm bần tiện.
5. Hầu hết những người Mỹ đều chẳng có quan niệm gì về cấp độ nghèo khó. Với mạng lưới lớn lao của những chương trình tài trợ, cấp độ nghèo khó cho một gia đình bốn người trong hầu hết các khu vực thuộc xứ sở chúng ta là 19.000USD một năm (Ở Tây Ấn, chỉ là 600USD/năm). Người nào sống dưới mức nghèo khó trong xứ sở nầy sống không xa xỉ, không có những thứ cần thiết. Phần nhiều tình trạng nghèo khó trong xứ chúng ta là do họ đấy thôi.
6. Bố mẹ của Chúa Jêsus có lẽ sống rất nghèo. May thay, Giô-sép là một tay thợ mộc. Ông có thể lao động kiếm sống. Có lẽ họ thường sử dụng các món quà của mấy thầy bác sĩ.
B. Chúa Jêsus vẫn đồng hoá với hạng người cùng khổ.
1. Tôi hết lòng tin Chúa Jêsus quan tâm đến hàng triệu người nghèo khó và túng ngặt ở khắp nơi trên thế giới. Ngài lắng nghe những lời cầu nguyện của họ rồi làm thoả mãn mọi nhu cần của họ.
2. Thi thiên 68.5 chép: "Đức Chúa Trời ở nơi thánh Ngài, là Cha kẻ mồ côi, và quan xét của người góa bụa". Thi thiên 82.3 cho chúng ta biết phải: "Hãy đoán xét kẻ khốn cùng và người mồ côi; Hãy xử công bình cho người buồn rầu và kẻ túng ngặt".
3. Giacơ 1.27 chép: "Sự tin đạo thanh sạch không vết, trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là thăm viếng kẻ mồ côi, người góa bụa trong cơn khốn khó của họ…".
4. Nếu chúng ta có nhiều người sống giống như Chúa Jêsus và thành thực trả lời câu hỏi: "Chúa Jêsus đã làm gì?", chúng ta cũng phải đồng hoá với hạng người khốn khó nữa.
C. Chúa Jêsus đã đến để làm thoả mãn Nhu Cần Quan Trọng của chúng ta.
Có người đã nói như sau: Nếu nhu cần quan trọng nhất của chúng ta là thông tin, Đức Chúa Trời sẽ sai một nhà giáo dục đến với chúng ta. Nếu nhu cần quan trọng nhất của chúng ta là kỷ thuật, Đức Chúa Trời sẽ sai một nhà khoa học đến cùng chúng ta. Nếu nhu cần quan trọng nhất của chúng ta là tiền bạc, Đức Chúa Trời sẽ sai một nhà kinh tế đến với chúng ta. Nếu nhu cần quan trọng nhất của chúng ta là khoái lạc, Đức Chúa Trời sẽ gửi cho chúng ta một buổi biểu diễn. Vì nhu cần quan trọng nhất của chúng ta là sự tha thứ, Đức Chúa Trời sai một Đấng Cứu Thế đến cùng chúng ta".
1. Chắc chắn vậy, Chúa Jêsus vốn quan tâm đến cái bụng đói meo, nhưng Ngài còn quan tâm đến một tấm lòng đang đói khát nữa. Ngài đã phán trong Mathiơ 5.6: "Phước cho những kẻ đói khát sự công bình, vì sẽ được no đủ!" Chắc thế, Ngài động lòng thương xót đối với kẻ thiếu mặc, nhưng nổi quan tâm sâu sắc nhất của Ngài là mặc lấy cho họ sự công bình.
2. Ngay sau khi Chúa Jêsus cho đoàn dân đông hơn 5.000 người ăn, họ bắt đầu thắc mắc Ngài rồi muốn nhìn thấy nhiều phép lạ hơn. Ngài phán trong Giăng 6.27: "Hãy làm việc, chớ vì đồ ăn hay hư nát, nhưng vì đồ ăn còn lại đến sự sống đời đời". Khi họ so sánh phép lạ của Ngài với mana trong Cựu Ước, Ngài phán rằng Ngài là "bánh từ trên trời xuống, Bởi chưng bánh Đức Chúa Trời là bánh từ trên trời giáng xuống, ban sự sống cho thế gian" (các câu 32-33). Đấy là những gì Lễ Giáng Sinh nói đến! Ngài cũng phán: "Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói, và ai tin ta chẳng hề khát".
3. Quí bạn của tôi ơi, bạn có thể ngồi ở đây hôm nay với cái bao tử no đầy, mặc những bộ quần áo tốt nhứt. Bạn có thể lái xe đi khỏi đây trong một chiếc xe thật lộng lẫy. Bạn có thể ngủ đêm nay trong một ngôi nhà xinh đẹp với máy điều hoà không khí. Có thể không bao giờ bạn biết lạnh lẽo và đói khát có ý nghĩa như thế nào. Có thể bạn nghĩ rằng bạn sẽ không bao giờ là người nghèo thiếu. Tuy nhiên, nhu cần duy nhứt của mọi người là Chúa Jêsus và sự tha thứ mà Ngài mang lại.
III. Chúa Jêsus đã đến vì tội nhân.
A. Mary cần một Cứu Chúa.
1. Thiên sứ Gáp-ri-ên đã phán với Mary: "Hỡi người được ơn, mừng cho ngươi; Chúa ở cùng ngươi!" (Luca 1.28).
2. Thật là quan trọng khi chúng ta nhớ rằng Mary đã "được ơn" và "được phước", nàng vẫn là một người nữ. Nàng không phải là người trọn vẹn. Nàng không phải là người công bình. Nàng là một tội nhân.
3. Nàng không phải là người được người ta thờ lạy như Đức Chúa Trời. Ồ không, Mary là một tội nhân với nhu cần về một Đấng Cứu Thế. Hãy chú ý những gì nàng đã nói trong 1.47: "Tâm thần tôi mừng rỡ trong Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa tôi". Ngài không những là một "Cứu Chúa". Nàng nói Ngài là "Cứu Chúa của tôi".
4. Có một dòng trong bài hát Mary Did You Know? [Mary, nàng có biết không?] ghi như sau: "Nàng có biết không, con trai của nàng đã đến để làm cho nàng thành ra một người mới không? Con Trẻ mà nàng đã sanh, không bao lâu nữa sẽ cứu nàng".
B. Mary tiếp nhận Cứu Chúa của mình.
1. Có nhớ những gì Mary đã nói sau lời loan báo của thiên sứ không? Nàng đã nói: "xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền". Nàng đã tin sứ điệp và đã tiếp nhận công việc của Đức Chúa Trời trong đời sống của mình.
2. Đấng Christ đã ngự vào đời sống của nàng theo một ý nghĩa. Đức Thánh Linh đã thai dựng trong lòng nàng. Theo một ý nghĩa, Đấng Christ đã sống trong nàng.
3. Nếu bạn đáp lại sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đối với tấm lòng của bạn rồi tin theo Chúa Jêsus, bạn cũng sẽ "được ơn" và "được phước" vì Chúa Jêsus sẽ đến sống ở trong bạn.
C. Chúa Jêsus đã đến vì một mục đích – Cứu vớt tội nhân.
1. Khi thiên sứ đưa ra lời loan báo cho Giô-sép, Ngài phán: "Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là JÊSUS ["Đức Giêhôva giải cứu"], vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội" (Mathiơ 1.21).
2. Chúa Jêsus đưa ra "câu nói mục tiêu" trong Luca 19.10: "Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất". Ngài đã phán ở Mác 10.45: "Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người".
3. Lễ Giáng Sinh thực sự không nói về sự ra đời của Đấng Christ, lễ ấy thực sự nói tới sự chết, thập tự giá của Ngài. Chỉ có hai trong bốn sách Tin lành nhắc tới sự ấy. Một con trẻ nằm trong máng cỏ để cho người ta làm tấm thiệp về ngày lễ hay trang trí, nhưng sự chết, sự chôn và sự sống lại là dành cho một Cứu Chúa lạ lùng. Harry Emerson Fosdick kể lại câu chuyện nói tới đứa con của Tướng George Pickett. Chính trong những ngày tàn sát sau cùng của cuộc Nội Chiến khi bên Confederates đang chiếm thế đứng ngoài Richmond. Một đêm kia, hàng ngũ bên Confederates bị chiếu sáng với những ngọn lửa, thì các lính canh của bên Union khám phá ra các đội quân Miền Nam đang tổ chức ăn mừng đứa con của Tướng Pickett mới sanh. Tướng Grant đã cảm động bởi sự kiện trên đến nỗi ông ra lịnh cho bên Union giúp cho bên Confederates tổ chức ăn mừng con của Pickett ra đời bằng cách chiếu sáng bối cảnh với nhiều ngọn lửa nữa. Qua ngày sau, các sĩ quan của Grant đã gửi một bức thư cảm ơn dưới là cờ ngưng bắn. Thế gian phải hướng về Con Trẻ Jêsus. Bạn có hướng về Chúa phục sinh không?
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét