Đức tin của Mary
Luca 1.26-38
Ý chính
Phim Câu chuyện Giáng Sinh đã được quảng cáo vào đầu tháng 11. Làm ơn kiểm tra lại rồi download để xem. Cảm ơn! Xin tha lỗi vì những thiếu sót.
Đức tin của Mary đã được tỏ ra trong câu chuyện Giáng sinh.
· Mary là một tín đồ trong lứa tuổi thanh niên
· Mary là một tín đồ tin kính
· Mary là một tín đồ có lòng can đảm
Mary dạy chúng ta rằng chúng ta cũng có thể được Đức Chúa Trời đại dụng để làm thay đổi thế giới. Chúng ta học biết từ nàng rằng . . .
· Đức tin không tùy thuộc vào tuổi tác.
· Đức tin khiến chúng ta trở thành chi tiết trong biến cố quan trọng nhất của lịch sử nhân loại. Đức tin có nghĩa là làm theo những gì Đức Chúa Trời phán bất chấp giá phải trả.
PHẦN GIỚI THIỆU
Jessica · Kelly· Beyonce
Nếu bạn công nhận mấy cái tên đó thì y như rằng bạn đang có ai đó khoảng trên 13 tuổi hay một thanh thiếu niên ở trong gia đình mình. Có những người nổi tiếng thích ứng với phạm trù “tôi muốn được như cô ấy!” Họ thật là xinh đẹp. Họ rất thành công. Họ đã nổi tiếng. Hết thảy chúng ta đều đồng ý, ai không muốn được nên giống như họ chứ?
Nhưng hãy quan sát danh sách ấy, bạn sẽ nhận thấy qua đêm thôi, thì danh sách đó đà thay đổi. Những cái tên đến rồi đi một cách mau chóng, nó sẽ làm cho bạn phải đau đầu đấy. Trong khi một vài ngôi sao vẫn còn nắm lấy quyền lực, một cô gái nào được tiếng hôm nay sẽ bị quên lãng ở ngày mai.
Tôi muốn nói cho bạn biết về một thiếu nữ không bao giờ bị quên lãng. Nàng rất được lòng người với từng thế hệ và từng nền văn hoá, đâu đâu người ta cũng đều biết đến nàng. Tên của nàng là Mary, và nàng có khuynh hướng thu hút nhiều phương tiện truyền thông mỗi năm quanh thời điểm Lễ Giáng Sinh.
Trong hầu hết các phương thức, Mary không thích ứng với tiêu chuẩn bình thường chúng ta đang sử dụng để quy cho ai đó những hình tượng nổi tiếng. Chúng ta biết rằng nàng không giàu có. Chúng ta không biết Mary có sức lôi cuốn như thế nào!?! Và nàng đang sống ở bên ngoài thị trấn quê hương không có gì nổi tiếng của nàng. Nhưng có đôi điều về Mary đang bắt lấy sự chú ý và tình cảm của chúng ta. Nàng có một vẽ đẹp bề trong gây ấn tượng cho cả chính Đức Chúa Trời! Vẽ đẹp bề trong của nàng có quyền lực đến nỗi nàng đã được chọn để trở thành mẹ của nhân vật nổi tiếng quan trọng nhất của mọi thời đại. Chúa Jêsus, Vua của các vua.
Một cách thức mô tả vẽ đẹp bề trong của Mary là nói đến đức tin của nàng, vì chính đức tin của nàng đã làm cho Mary đứng vững trước tất cả những đối thủ trong bối cảnh lịch sử để được chọn làm mẹ của Nhà Vua. Khi chúng ta đọc phần đầu tiên của câu chuyện nói về nàng, chúng ta khám phá ra:
· Mary là một tín đồ trong lứa tuổi thanh niên
· Mary là một tín đồ tin kính
· Mary là một tín đồ có lòng can đảm
Mary dạy chúng ta rằng chúng ta cũng có thể được Đức Chúa Trời đại dụng để làm thay đổi thế giới. Chúng ta học biết từ nàng rằng . . .
· Đức tin không tùy thuộc vào tuổi tác.
· Đức tin khiến chúng ta trở thành chi tiết trong biến cố quan trọng nhất của lịch sử nhân loại. Đức tin có nghĩa là làm theo những gì Đức Chúa Trời phán bất chấp giá phải trả.
1. MARY LÀ MỘT TÍN ĐỒ TRONG LỨA TUỔI THANH NIÊN (Đức tin không tùy thuộc vào lứa tuổi)
Luca 1.26: “Đến tháng thứ sáu, Đức Chúa Trời sai thiên sứ Gáp-ri-ên đến thành Na-xa- rét, xứ Ga-li-lê, tới cùng một người nữ đồng trinh tên là Ma-ri, đã hứa gả cho một người nam tên là Giô-sép, về dòng vua Đa-vít”.
Mary có đức tin trưởng thành dù là một thanh thiếu niên!
Khi chúng ta đọc câu chuyện nầy, chúng ta thấy có ấn tượng ở chỗ đức tin của Mary rất trưởng thành với một độ tuổi sớm sủa như thế. Mary là một thanh thiếu niên khi thiên sứ hiện ra cùng nàng, có lẽ giữa độ tuổi 13 và 15. Sứ điệp Ngài mang đến làm thay đổi đời sống nàng theo một phương thức rất triệt để, nhưng nàng đã đáp ứng với đức tin mạnh mẽ đến nỗi chúng ta phải kết luận nàng đã trau dồi đức tin ấy trong một thời gian khá dài.
Phần nhiều các vị anh hùng đức tin trong Kinh thánh đều có một đức tin mạnh mẽ nơi Đức Chúa Trời ở một độ tuổi rất sớm. Hãy suy nghĩ về . . .
· Samuên. Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông khi ông chỉ là một thiếu niên và ông đã đáp ứng với đức tin như một con trẻ.
· David. Là một thiếu niên, ông đã thắng hơn sư tử và gấu. Ông đã đánh bại Gôliát, thay vì mắt ông ngó về tên giềng giàng nầy, ông đã nhìn thấy thực tại lớn lao hơn về sự hiện diện của Đức Giêhôva là Quan Tướng Đạo Binh ở trên trời và Israel.
· Đaniên. Có lẽ chỉ mới 16 tuổi khi ông cùng mấy người bạn của mình bị bắt làm phu tù. Tuy nhiên, dù trẻ tuổi, họ đã có đức tin sâu sắc trong Chúa, họ đã bằng lòng đối diện với sự chết thay vì thờ lạy những tà thần.
Đức tin không tùy thuộc vào lứa tuổi! Bạn không phải chờ đợi cho tới chừng nào bạn có tuổi mới trở thành anh hùng của đức tin. Thực vậy, tuổi tác không bảo đảm một điều gì đâu. Nhiều người trẻ tuổi còn thuộc linh hơn, chín chắn hơn những người lớn hơn họ nhiều thập niên. Sách Truyền đạo giục giã chúng ta hãy khởi sự theo Chúa khi chúng ta còn trẻ tuổi (12.1)!
Mary tin nơi Đức Chúa Trời của Israel theo cách riêng!
Câu chìa khoá tôi muốn nhấn mạnh ở đây là: Chúa ở cùng ngươi. Đức tin của Mary không phải đặt trong một tín điều hay nơi một tôn giáo. Nàng đã tin nơi Giêhôva Đức Chúa Trời của Israel. Buồn thay, không thể nói như thế với hầu hết các cấp lãnh đạo tôn giáo trong thời đó. Họ vốn có một mối quan hệ với tôn giáo của họ thay vì mối tương giao với Đức Giêhôva.
Một mối tương giao riêng với Giêhôva Đức Chúa Trời là phải đặt đức tin theo Kinh thánh riêng ra đối với các tôn giáo trên thế gian. Tác giả sách Hêbơrơ, khi mô tả đức tin đã nói:
Hêbơrơ 11.6: “Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài”.
Đức Chúa Trời là một Thân Vị (Ngài có thể đẹp lòng) và đức tin khởi sự khi chúng ta tin rằng Ngài đang tồn tại và định hướng cơ bản của Ngài đối cùng chúng ta là muốn ban thưởng cho chúng ta, chớ không phải trừng phạt chúng ta. Hãy nghe lại xem: ban thưởng cho chúng ta, chớ không phải trừng phạt chúng ta. Đức Chúa Trời là sự yêu thương, và mạng lịnh trọng tâm của Kinh thánh, ấy là đổi lại chúng ta phải kính mến Ngài.
Rõ ràng là Mary đã đáp ứng với tình yêu của Ngài và đã tin theo Đức Chúa Trời.
Hôm nay, chúng ta làm chính việc ấy khi chúng ta tin theo Đức Chúa Jêsus Christ. Khi sứ điệp nầy dạy cho chúng ta biết Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời, Ngài đã trở thành một con người. Kinh thánh giải thích rằng Ngài đã làm thế để gánh lấy án phạt tội lỗi của chúng ta và để hiến cho chúng ta sự sống đời đời. Chính Chúa Jêsus đã phán:
Giăng 3.16-18: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu. Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời”.
Là khâm sai của Chúa Jêsus, tôi khuyên bạn nên tin theo Ngài ngay lúc bây giờ! Bạn không phải thay đổi cuộc sống mình trước hết đâu. Bạn không phải chờ đợi cho tới chừng bạn có tuổi hơn. Thực vậy, hãy noi theo gương của Mary – nàng vốn có đức tin chín chắn dù là một thiếu nữ.
Bây giờ, để tán thưởng sức mạnh đức tin của nàng, chúng ta phải quan sát Mary là một nữ đồng trinh khi thiên sứ đến thăm viếng nàng.
Mary là một nữ đồng trinh!
Thiếu nữ mà thiên sứ đến thăm viếng là một nữ đồng trinh – một thiếu nữ chưa có một quan hệ nào về tình dục. Từ ngữ Hy lạp (parthenos) có thể được dịch là “cô gái” hay “nữ đồng trinh”, nhưng trong phạm trù nầy nữ đồng trinh là phần dịch thuật chính xác vì trong câu 34 cho thấy rằng Mary chưa có một quan hệ tình dục nào cả. Sứ điệp của thiên sứ cho biết Mary sắp sửa mang thai bởi các phương tiện siêu nhiên, chớ không phải tự nhiên.
Sự ra đời bởi nữ đồng trinh không phải là một sự kiện tình cờ về Chúa Jêsus – sự thực cho thấy rằng ngay khi ra đời Ngài vừa là Đức Chúa Trời vừa là Người!
Chỉ là Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus mới có thể tỏ bày Đức Chúa Trời ra cho chúng ta thấy (Hêbơrơ 1)
Chỉ là Đức Chúa Trời, Ngài mới có thể gánh lấy tội lỗi của cả thế gian trên chính mình Ngài
Chỉ là Đức Chúa Trời, Ngài mới có thể đồng hoá với con người chúng ta, yếu đuối và thử thách (Hêbơrơ 2.18)
Chỉ là Đức Chúa Trời và là Người, Ngài mới có thể đứng làm trạng sư biện hộ của chúng ta ở trước ngai của Đức Chúa Trời (Hêbơrơ 4.14 - 5.3)
Mary đã đính hôn
Mary đã đính hôn phải lấy một người có tên là Giô-sép làm chồng.
Đính hôn thường diễn ra sau tuổi dậy thì, Mary đã bước vào tuổi dậy thì.
CẢNH PHIM 18
Cảnh phim 18 cho thấy Mary đang bước ngang qua mặt Giô-sép cùng những thợ gặt trong cánh đồng.
Tôi rất ngạc nhiên khi nghe một bài hát xưa đang phát trên đài phát thanh chương trình thanh thiếu niên vào ngày kia. Đó là bài: “Như vậy chẳng đẹp sao?” gồm có câu: “Chúng ta có thể thành hôn . . . rồi chúng ta sẽ sống hạnh phúc”. Dường như thế hệ thiếu niên sau cùng rất giống với những người đi trước họ, và hầu hết chúng ta đều bắt đầu tưởng tượng mình sẽ cưới khi chúng ta còn trong tuổi thiếu niên.
Đây sẽ là thời kỳ tuyệt vời nhất trong cuộc đời đối với Mary, khi đang lo sửa soạn đủ thứ cho ngày cưới của nàng. Nhưng lời loan báo của thiên sứ đã ném chương trình cưới hỏi của nàng vào trong cảnh hỗn loạn.
Theo luật pháp của người Do thái lễ đính hôn thiết lập mối quan hệ hợp pháp giữa người nam và người nữ, kết hiệp hai họ với nhau (Phục truyền luật lệ ký 20.7; 22.23-27). Đính hôn diễn ra sau phần kết thúc sự thoả thuận cưới xin giữa cha mẹ hai bên, và được thực thi bởi sự trao đổi điều chi có giá trị nhất định giữa hai họ. Khoảng thời gian giữa đính hôn và đám cưới thường là một năm, trong thời gian ấy người nữ và tài sản của nàng về mặt pháp lý đã thuộc về người chồng tương lai của nàng rồi, và tình trạng không chung thủy nơi phần của nàng bị coi là tội tà dâm.
Theo luật pháp Cựu ước, hình phạt dành cho tội tà dâm là bị ném đá cho đến chết! Tuy nhiên, vì Israel đương ở trong thời kỳ thuộc quyền thống trị của người La mã, người Do thái không có quyền thực thi hình phạt chết người. Vì vậy Mary không đối mặt với cái chết, nhưng nàng đã đối mặt với ly dị, vì ly dị là kết thúc sự đính ước cưới xin. Nàng cũng đối diện với nỗi xấu hổ trong xã hội vì đã có chữa hoang khi chưa về nhà chồng.
Giô-sép là dòng dõi của Vua David. Đối với lỗ tai của người Do thái, đây là một việc rất quan trọng, vì Đức Chúa Trời đã hứa rằng Vua được hứa cho của Ngài sẽ chào đời trong gia phổ của Vua David (II Samuên 7.11-16). Mặc dù Giô-sép không phải là cha theo phần xác của Chúa Jêsus, Chúa Jêsus vẫn có một đòi hỏi hợp pháp đối với ngôi của David do quyền làm con nuôi.
2. MARY LÀ MỘT TÍN ĐỒ TIN KÍNH
Luca 1.28: “Thiên sứ vào chỗ người nữ ở, nói rằng: Hỡi người được ơn, mừng cho ngươi; Chúa ở cùng ngươi”.
Thiên sứ công bố rằng Mary được ưu đãi rất cao
Thiên sứ công bố rằng được ưu đãi rất cao, một lời tuyên bố đã được lặp đi lặp lại trong câu 30: “ngươi đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời”. Từ ngữ “ơn” ra từ chữ gốc là ân điển. Mary không được ban thưởng vì việc làm mà nàng đã làm mà là ở sự được chọn bởi Đức Chúa Trời vì một mục đích và phước hạnh rất đặc biệt. Thiên sứ sẽ giải thích sự mang thai siêu nhiên của nàng chính là đặc ân lớn lao mà Đức Chúa Trời đã cho nàng.
Trong khi Mary chưa tìm được quyền được chọn cho sự vinh hiển nầy, thì chẳng có gì phải nghi ngại cả, Đức Chúa Trời đã chọn Mary vì cớ những điều thuộc về bổn tánh, Ngài nhìn thấy nàng và vì đức tin của nàng ở trong Ngài.
Thiên sứ công bố rằng Đức Chúa Trời đã ở cùng Mary.
Thiên sứ nói rằng Chúa đã ở với Mary. Điều nầy tái khẳng định với nàng rằng nàng sẽ không phải một mình đãm nhận lấy công việc đó. Thiên sứ của Đức Giêhôva đã bảo Ghi-đê-ôn Chúa sẽ ở cùng ông khi ông được sai đi giải cứu Israel ra khỏi tay người Ma-đi-an (Các Quan Xét 6.12). Cũng một việc ấy đã được nói về David khi Thánh Linh Đức Chúa Trời đáp đậu trên ông và mặc lấy quyền phép cho ông để lãnh đạo dân Israel.
Là một người mẹ chưa có chồng, Mary đã đối mặt với khả năng bị Giô-sép, gia đình và cộng đồng của nàng chối bỏ. Nhưng nàng chưa hề sống cô độc, vì Đức Giêhôva đã ở cùng nàng.
Cũng một thể ấy, những ai tin theo Chúa Jêsus không bao giờ sống một mình đâu. Đức Chúa Trời không hề sai bạn làm một việc trong sự phục vụ Ngài mà không tiếp trợ những tài nguyên và giúp đỡ mà bạn đang có cần. Khi Ngài ủy thác chúng ta phải môn đồ hoá muôn dân, Chúa Jêsus tái khẳng định với chúng ta rằng Ngài sẽ ở cùng chúng ta cho đến tận thế (Mathiơ 28.16-20). Phaolô viết rằng không một điều gì có thể phân rẽ chúng ta ra khỏi tình yêu thương của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ (Rôma 8.31-39).
Ứng dụng
Chỉ có một người được chọn để cưu mang một con trẻ, và con trẻ ấy sẽ là Vua. Nhưng hễ ai tin nơi Chúa Jêsus đều trở thành chi thể trong công tác đáng kinh ngạc nhất của Đức Chúa Trời trong toàn bộ lịch sử nhân loại – ấy là mang những tín tức nói về Chúa Jêsus cho mọi người trên thế gian.
3. MARY LÀ MỘT TÍN ĐỒ CÓ LÒNG CAN ĐẢM
Luca 1.29: “Ma-ri nghe nói thì bối rối, tự hỏi rằng lời chào ấy có nghĩa gì. Thiên-sứ bèn nói rằng: Hỡi Ma-ri, đừng sợ, vì ngươi đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời. Nầy, ngươi sẽ chịu thai và sanh một con trai mà đặt tên là Jêsus. Con trai ấy sẽ nên tôn trọng, được xưng là Con của Đấng Rất Cao; và Chúa, là Đức Chúa Trời, sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít là tổ phụ Ngài. Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp, nước Ngài vô cùng. Ma-ri bèn thưa rằng: Tôi chẳng hề nhận biết người nam nào, thì làm sao có được sự đó?”
Khía cạnh thứ ba nơi đức tin của Mary, nàng thật can đảm khi vâng theo Đức Chúa Trời. Hãy thử tưởng tượng những gì Mary đã kinh nghiệm. Thế giới của nàng như sắp bị tan rãi ra.
Nàng phải đối mặt với hôn phu, gia đình, hàng xóm của mình với những tin tức nàng đã có thai – những tin tức có ý nói nàng sẽ bị bém đá vì tội tà dâm.
Nhưng khi nàng tìm cách giải thích cho họ biết Đức Chúa Trời là Cha của đứa trẻ, nàng có thể bị ném đá về tội phạm thượng!
Mary đã hoảng hốt
Mary bối rối lắm, lúng túng trước lời nói của thiên sứ và đã hoang mang, điều nầy có thể thông cảm được. Chúng ta không biết hình dong của thiên sứ khi Ngài hiện ra cùng Mary, nhưng khi Xachari, chồng người bà con của Mary, thiên sứ đến thăm ông và ông “bối rối sợ hãi” (Luca 1.12).
Thiên sứ bảo Mary đừng sợ và tái bảo đảm với nàng rằng nàng đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời. Tiếp đến Ngài đưa ra lời loan báo đáng kinh ngạc.
Thiên sứ loan báo Lời của Đức Chúa Trời cho Mary
Hãy lắng nghe lời lẽ của Ngài khi Mary lần đầu tiên nghe những lời ấy.
Ngươi sẽ mang thai và sanh một trai. Đối với hầu hết chúng ta, đây là giây phút vui mừng khi chúng ta hay tin mình có thai. Và ngày nay, chúng ta có thể nhận ra rất sớm con trẻ một là trai hay là gái. Nhưng Mary nhận biết mình sẽ sanh con trai trước khi mình có thai!
Ngươi phải đặt tên là Jêsus. Mary phải đặt tên cho con mình một cái tên rất phổ thông giữa vòng người Do thái. Trong tiếng Hêbơrơ, tên nầy có hình thức của Jeshua, Joshua hay Jehoshua. Tên nầy là một dạng rút gọn của hai chữ “Yahweh” và “shua” có ý nói: “Yahweh saves” [Đức Giêhôva giải cứu] hay “Đức Giêhôva là Cứu Chúa”. Giô-sép đã được dặn dò trong một giấc chiêm bao rằng con trẻ cần phải đặt tên là Jêsus “vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội” (Mathiơ 1.21).
Giờ đây thiên sứ loan báo rằng con trẻ nầy hoàn toàn rất thiêng liêng! Ngài sẽ được gọi là lớn và sẽ được gọi là Con của Đấng Chí Cao. “Đấng Chí Cao” là Đức Chúa Trời, như câu 35 nói rõ ràng khi thiên sứ phán Ngài sẽ được gọi là Con của Đức Chúa Trời! Là “con của” ai đó có nghĩa là bạn đã dự phần vào huyết thống của người ấy, hay như giờ đây chúng ta biết, DNA của họ. Tất nhiên, trong khi Đức Chúa Trời chẳng có huyết thống gì cả, câu nói có nghĩa là Chúa Jêsus đã dự vào chính bổn tánh thuộc linh giống như Đức Chúa Trời. Ngài có DNA của Đức Chúa Trời!
Và Ngài sẽ làm ứng nghiệm lời hứa của Đức Chúa Trời khi sai đến Israel một Đấng Mêsi, là Đấng sẽ chiếm lấy chức vụ Vua Israel cho đến đời đời. Giêhôva Đức Chúa Trời sẽ ban cho Ngài ngôi của David tổ phụ Ngài, và Ngài sẽ trị vì nhà Gia-cốp cho đến đời đời; nước Ngài sẽ không hề dứt. Mỗi người nam người nữ Do thái đều đã công nhận những lời nầy như đề cập tới Đấng Mêsi đã được hứa cho (II Samuên 7; Thi thiên 2).
Mary chưa thể hiểu hết được những điều đã được truyền cho mình. Đứa con trai của nàng rất thiêng liêng và sẽ phục vụ trong vai trò làm Vua trên một Nước không hề dứt. Luca cho chúng ta biết khi Mary biết được đôi điều về Chúa Jêsus, nàng đã ấp ủ những điều mình đã nghe thấy và suy gẫm ở trong lòng (Luca 2.19).
Nhưng trước hết, nàng muốn hiểu nàng sẽ mang thai như thế nào!?!
Mary yêu cầu một lời giải thích cho biết nàng sẽ mang thai bằng cách nào
Luca 1.34: “Ma-ri bèn thưa rằng: Tôi chẳng hề nhận biết người nam nào, thì làm sao có được sự đó? Thiên sứ truyền rằng: Đức Thánh Linh sẽ đến trên ngươi, và quyền phép Đấng Rất Cao sẽ che phủ ngươi dưới bóng mình, cho nên con thánh sanh ra, phải xưng là Con Đức Chúa Trời. Kìa, Ê-li-sa-bét, bà con ngươi, cũng đã chịu thai một trai trong lúc già nua; người ấy vốn có tiếng là son, mà nay cưu mang được sáu tháng rồi. Bởi vì không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được”.
Tất cả những điều nầy đều là những tin tức đáng kinh ngạc. Mary được truyền cho biết nàng sẽ thọ thai và sanh một con trai, là con có thần tính trong huyết thống và một ngày kia sẽ làm Vua Israel. Mary hỏi thiên sứ làm sao điều nầy xảy ra cho được, một khi nàng là nữ đồng trinh. Đúng ra, câu nói của nàng là: “tôi chưa hề biết một người nam nào” hay “từ khi tôi chưa có một quan hệ tình dục với một người nam nào?”
Câu hỏi của Mary không phải là một câu nói của sự vô tín đâu! Nàng đã tin theo những điều đã được truyền cho mình. Thậm chí nàng không yêu cầu một loại khẳng định nào, giống như Xachari đã yêu cầu. Nàng chỉ không hiểu nàng sẽ mang thai bằng cách nào mà thôi. Nàng không bật cười, giống như Sara đã bật cười khi bà nghe nói mình sẽ có một con trai. Nàng đã không bàn qua loa lời lẽ của thiên sứ. Nàng chỉ hỏi để có thể hiểu được sự việc mà nàng đã tin sẽ xảy ra mà thôi.
Thắc mắc dấy lên, tại sao Mary lại hỏi chặn trước việc có thai, trước khi nàng có những quan hệ về tình dục? Tại sao nàng nàng không nghĩ rằng thiên sứ nói nàng sẽ có con sau khi nàng và Giô-sép lấy nhau? Khi ấy, không chắc chắn nàng đã có Êsai 7.14 ở trong trí, trong câu nói ấy Đức Chúa Trời phán một nữ đồng trinh sẽ chịu thai sanh một con trai và được gọi là Emmanuên. Nhưng có đôi điều trong âm điệu sứ điệp của thiên sứ làm cho nàng phải hiểu rằng nàng sẽ chịu thai ngay tức khắc, trước khi nàng thành hôn.
Thiên sứ đáp trả câu hỏi của Mary bằng ácch giải thích rằng . . .
Mary sẽ chịu thai qua phép lạ – quyền phép của Đức Thánh Linh
Đức Thánh Linh đáp đậu trên Mary và tạo ra con trẻ trong lòng nàng. Đấy là lý do tại sao con trẻ sẽ là Đấng Thánh, được gọi là Con Đức Chúa Trời.
Hình ảnh của Đấng Chí Cao phủ bóng trên Mary nhắc cho chúng ta nhớ đến Thần của Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước trong sự sáng tạo (Sáng thế ký 1.2). Chúng ta cũng được nhắc nhớ đến trụ mây vinh hiển của Đức Giêhôva giáng lâm trong đền tạm (Xuất Êdíptô ký 40.34-35).
Mặc dầu Mary không cầu xin một dấu lạ nào, thiên sứ ban ra sự minh chứng cho Mary về quyền phép của Đức Chúa Trời bằng cách chỉ ra rằng . . .
Sự Elizabeth có thai là minh chứng về quyền phép của Đức Chúa Trời
Gáp-ri-ên nói cho Mary biết người bà con của nàng là Êlisabết đã có thai cho thấy rằng chẳng có gì mà Đức Chúa Trời không làm được. Êlisabết chưa hề có con và bà đã quá tuổi để có con khi thiên sứ hiện ra với Xachari và bảo Êlisabết sẽ sanh một con trai (Luca 1.19).
Lần thăm viếng của thiên sứ đối với Mary đã diễn ra vào tháng thứ sáu khi người bà con của Mary là Êlisabết đang mang thai. Ý nghĩa của điều nầy, ấy là sau khi thiên sứ viếng Mary, nàng có thể đến thăm Êlisabết và nhìn thấy phép lạ khác – một người đàn bà quá tuổi mang thai đã có thai. Trong khi không phải là một hiện tượng phép lạ đã diễn ra nơi Mary, tuy nhiên điều nầy đã khẳng định sứ điệp của thiên sứ.
Với đức tin trầm tỉnh, Mary đã chấp nhận sự giải thích của thiên sứ và đem lòng phục theo Chúa.
Mary vâng theo Đức Giêhôva
Luca 1.38: “Ma-ri thưa rằng: Tôi đây là tôi tớ Chúa; xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền! Đoạn thiên sứ lìa khỏi Ma-ri”.
Sau khi biết cái giá to lớn mà nàng phải trả, trước tiên Mary đem lòng đầu phục Chúa và tiếp đến phục theo chương trình của Ngài. Hãy chú ý là mặc dầu chúng ta thấy cái giá mà Mary phải trả rất là lớn, nàng đã không nói một lời về việc ấy!
Nàng đáp: “Tôi đây là tôi tớ Chúa”. Có một khía cạnh như con trẻ rất tuyệt vời trong đức tin của nàng. Với lòng tin cậy tuyệt đối, Mary cúi mình xuống trước ý muốn của Đức Chúa Trời rồi tuyên bố nàng là tôi tớ của Ngài. Lời lẽ của nàng đã đem lại sự vui mừng rất lớn cho tấm lòng của Đức Chúa Trời. Ngài luôn luôn ao ước dân sự Ngài phải dâng chính mình họ cho Ngài.
Mary cũng đem lòng phục theo chương trình của Chúa cho đời sống nàng, dầu là rất đắt giá. “Xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền”.
Phaolô ngợi khen các Hội thánh ở xứ Ma-xê-đoan vì đã làm theo chính trình tự ấy khi họ dâng hiến tận tụy để giúp đỡ cho nhu cần của các Cơ đốc nhân khác.
II Côrinhtô 8.5: “Họ lại làm quá lòng trông cậy của chúng tôi, vì trước hết đã dâng chính mình cho Chúa, và sau lại cho chúng tôi, theo ý muốn Đức Chúa Trời”.
Trước tiên họ đã dâng chính mình cho Chúa, rồi họ đã dâng tiền bạc của họ. Đức Chúa Trời muốn chúng ta trước tiên dâng mình cho Ngài và sau đó dâng cho Ngài sự vâng phục của chúng ta.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong toàn bộ lịch sử chỉ có một người mang lấy vinh dự là người đầu tiên đi bộ trên mặt trăng. Thực vậy, ông là người duy nhứt từng đi bộ trên một thiên thể khác hơn là trái đất. Không một ai khác dám đòi lấy tước hiệu đó, và không một ai khác dàm đòi như vậy. Tước hiệu đặc biệt nầy trong toàn bộ lịch sử nhân loại duy nhứt thuộc về Neil Armstrong.
Trong toàn bộ lịch sử chỉ có một người phụ nữ được chọn cho vinh dự cưu mang Vua của các vua. Trong khi các thế hệ phụ nữ ao ước được vinh dự ấy, nó chỉ đáng được cho một người nữ mà thôi. Tước hiệu đặc biệt nầy trong toàn bộ lịch sử nhân loại chỉ thuộc về Mary. Nhưng chúng ta có thể dự vào phép lạ thai dựng Chúa Jêsus cho cả thế giới.
Chúng ta hãy ôn lại những gì chúng ta đã tiếp thu từ Mary. Đức tin của Mary đã . . .
· Bắt đầu trong nàng khi còn là một thiếu nữ
· Dựa vào Lời của Đức Chúa Trời
· Cúi mình xuống trước Ý Muốn của Đức Chúa Trời
Lời của Đức Chúa Trời đã được ấn định để dẫn chúng ta vào mối tương giao sâu sắc với Đức Chúa Trời. Vì vậy, chúng ta hãy bước theo các dấu chơn đức tin của Mary.
Bạn đã bắt đầu tin theo Đức Chúa Trời chưa?
Đức tin dựa theo thực tại của lịch sử – Đức Chúa Trời đã bước vào lịch sử nhân loại trong thân vị của Chúa Jêsus, một con trẻ sanh cho cha mẹ loài người nhưng mang DNA của Đức Chúa Trời. Theo phần còn lại của Tân ước giải thích, Người/Trời nầy đã chịu chết trên thập tự giá và đã sống lại từ kẻ chết. Người nào tin theo Ngài được ban cho đặc ân sự sống đời đời và được danh phận con cái của Đức Chúa Trời. Trong sự kêu gọi chúng ta tin theo Ngài, Tân ước làm cho chúng ta phải đối mặt với sự kiện lịch sử nầy và kêu gọi chúng ta phải đưa ra quyết định về Chúa Jêsus. Nó không khởi sự với những nhu cầu cảm xúc của chúng ta, nó bắt đầu với các sự kiện! Cơ đốc giáo không được xây dựng trên những quan điểm thần học mà trên thực tại của lịch sử!
Thắc mắc là: bạn quyết định như thế nào về Chúa Jêsus? Tôi khuyên bạn nên tin theo Chúa Jêsus và bắt đầu sự sống đời đời của bạn ngay lúc bây giờ!
Có phải đức tin của bạn dựa theo Lời của Đức Chúa Trời không?
Trong câu chuyện nầy chúng ta thấy nguyên tắc, ấy là đức tin luôn luôn dựa theo Lời của Đức Chúa Trời. Đức tin theo Kinh thánh luôn luôn có một đối tượng, đây không phải là một hiện tượng trôi nổi bềnh bồng. Đức tin là một đáp ứng trước lời công bố bởi Đức Chúa Trời hay về Đức Chúa Trời.
Đối với Cơ đốc nhân, đức tin không hề là một cú nhảy mù quáng đâu! Đức tin luôn luôn là bước tin cậy sau khi đã thấm nhuần. Đức tin luôn luôn có một nền tảng chắc chắn – đức tin luôn luôn dựa trên Lời của Đức Chúa Trời! Hãy đọc cẩn thận phần mô tả đức tin ở Hêbơrơ 11.
Hêbơrơ 11.1-3: “Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy. Ấy là nhờ đức tin mà các đấng thuở xưa đã được lời chứng tốt. Bởi đức tin, chúng ta biết rằng thế gian đã làm nên bởi lời của Đức Chúa Trời, đến nỗi những vật bày ra đó đều chẳng phải từ vật thấy được mà đến”.
Nguồn của những gì chúng ta trông cậy và những gì chúng ta không thấy cũng chính là nguồn nói cho chúng ta biết vũ trụ đã được hình thành tùy vào mạng lịnh của Đức Chúa Trời, là Lời của Đức Chúa Trời! Đức tin là một sự lựa chọn chúng ta đưa ra để tin và vâng theo điều Đức Chúa Trời đã phán.
Nếu Đức Chúa Trời có phán điều đó – bạn nên tin theo! Nhưng có phải bạn biết rõ những gì Đức Chúa Trời đã phán không? Hãy đến với nguồn để tìm ra chính mình bằng cách đọc Kinh thánh mỗi ngày.
Có phải bạn cúi mình xuống trước ý muốn của Đức Chúa Trời không?
Nếu Đức Chúa Trời phán dạy bạn làm một việc gì đó – bạn nên làm theo điều đó! Chúa Jêsus bảo chúng ta rằng không có Ngài chúng ta chẳng thể làm chi được nhưng nếu chúng ta kết hiệp với Ngài theo cách nhánh kết hiệp với gốc nho, thì với Ngài chẳng có một điều chi là khó cả.
Nếu Đức Chúa Trời bảo bạn làm một việc gì đó – hãy làm việc ấy ngay bây giờ!
CẢNH PHIM 33
Mở cảnh phim 33, ở phần cuối bài giảng như phần ôn kết thúc. Phim Câu chuyện Giáng Sinh sẽ được quảng cáo vào đầu tháng 11. Làm ơn kiểm tra, download xuống để xem. Cảm ơn! Xin lỗi vì có những thiếu sót.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét