Thứ Hai, 18 tháng 1, 2010

"Ân điển của Đức Chúa Trời"



Kìa, Đức Chúa Trời ngươi
"Ân điển của Đức Chúa Trời"
Mục sư David Legge
"Tôi dám chắc khi nói rằng không có một từ nào khác trong Anh ngữ mô tả tâm ý của Đức Chúa Trời, và chỉ ra mọi tư tưởng của Ngài đối cùng chúng ta, lớn lao hơn từ “ân điển” nầy.

Êphêsô chương 1 là phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta cho buổi sáng hôm nay. Nếu quí vị cùng mở ra với chúng tôi, đây là bài nghiên cứu [thứ 9] của chúng ta trong những sáng Chúa nhựt về các thuộc tánh của Đức Chúa Trời – chúng tôi đặt đề tựa cho loạt bài nầy là 'Kìa, Đức Chúa Trời ngươi' – tra xét các thuộc tánh của Ngài, và là Đức Chúa Trời thì có ý nghĩa như thế nào!?! Bài nghiên cứu vừa qua của chúng ta là 'Sự Nhân Từ Của Đức Chúa Trời', còn đây là bài kế có đề tựa là 'Ân Điển Của Đức Chúa Trời' – là ơn có quan hệ với sự nhân từ Ngài.

Chúng ta đang xem ở Êphêsô chương 1, và chúng ta đã nghiên cứu qua mấy câu nầy với chiều sâu đáng kể trong phần đọc Kinh Thánh của chúng ta, nhưng chúng ta chỉ xét qua một yếu tố đặc biệt trong mấy câu ấy sáng nay. Êphêsô 1 câu 5 bắt đầu với - câu 4 chép: "Trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ, đặng làm nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời, bởi sự thương yêu của Ngài đã định trước cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài bởi Đức Chúa Jêsus Christ, theo ý tốt của Ngài". Cụm từ 'đã định trước' trong câu 5 luôn luôn nói tới những gì chúng ta phải trở thành trong Đức Chúa Jêsus Christ. Câu nầy không nói nhiều tới một nơi phải đến, dù là thiên đàng hay địa ngục, mà nói đến ý định cho rằng chúng ta sẽ có một ngày chúng ta được nên giống như Đức Chúa Jêsus Christ – và vì chúng ta đã được cứu bởi ân điển của Ngài chính là chương trình đã được bày ra có thứ tự rồi.

Thế rồi qua câu 6 Phaolô đổi thành bài thánh ca ngợi khen rất hay, bài ca nầy đã được lặp đi lặp lại xuyên suốt thư tín nầy: "Để khen ngợi sự vinh hiển của ân điển Ngài đã ban cho chúng ta cách nhưng không trong Con yêu dấu của Ngài! Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài".

Tôi buộc phải nói rằng chẳng có một từ nào khác trong Anh ngữ mô tả tâm ý của Đức Chúa Trời, và phơi bày mọi tư tưởng của Ngài cho chúng ta, lớn lao hơn chữ nầy: 'ân điển'. Thực vậy, bản thân chữ nầy là một từ ngữ rất đẹp. Nó được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau trong Anh ngữ để mô tả ân điển và vẻ đẹp, nhưng ngay cả trong tiếng Hy lạp, từ nầy được gọi là 'karos' - đây là từ Hy lạp nói tới ân điển – thậm chí âm vang của nó cũng rất là đẹp tai nữa. Nhưng còn đẹp hơn cả chính từ ngữ đó, là lẽ đạo nằm ở đàng sau nó và sự định nghĩa nó mà chúng ta đang có trong Lời của Đức Chúa Trời. Có gì đáng kinh ngạc khi Philip Doddridge viết:

'Ân điển là một từ rất quyến rũ,
Rất hợp với lỗ tai.
Thiên đàng với những âm vang dội lại,
Và cả đất đều sẽ nghe thấy.
Được cứu duy bởi ân điển của Ngài,
Mọi lời nài xin của tôi chỉ có từng ấy.
Chúa Jêsus đã chịu chết thay cho cả nhân loại,
Và Chúa Jêsus đã chịu chết thay cho tôi'.

Chúng ta có thể xác định ân điển thật đơn giản như thế nầy: ân điển của Đức Chúa Trời chính là Ngài đang gánh lấy trách nhiệm cho tình trạng của chúng ta. Đây là một thuộc tánh của Đức Chúa Trời, và chúng ta đang xem xét các thuộc tánh của Đức Chúa Trời, nhưng đây là một sự khác biệt nhỏ trong đó thuộc tánh nầy là tuỳ ý, thuộc tánh ấy là sự tình nguyện. Thuộc tánh nầy nói về ân điển của Đức Chúa Trời đang nằm bên trong quyền tể trị tối cao của Ngài – và cái điều tôi muốn nói là đây: Đức Chúa Trời không buộc phải tỏ ra ân điển đối cùng tạo vật của Ngài. Ngài là Đức Chúa Trời của ân điển, nhưng Ngài không chịu một sự bắt buộc nào để lãng phí ân điển của Ngài trên chúng ta theo phương thức mà Ngài đã tỏ ra, đã thể hiện ra trong Lời của Đức Chúa Trời. Nhưng phép lạ của ân điển là đây: Ngài đã hạ mình từ những đỉnh cao oai nghi của Ngài xuống tới những chỗ cùng tột đau khổ của chúng ta – và ân điển chỉ có một hướng đi: từ trên giáng xuống.

"Quí vị không thể kiếm được ân điển của Đức Chúa Trời, quí vị không thể lao động để có được ân điển đó, đó là ơn mà Đức Chúa Trời lưu xuất ra từ ý muốn tự do, tối cao của Ngài - Đức Chúa Trời theo cách tự do, tình nguyện ban ra ân điển của Ngài cho chúng ta, đấy là lý do tại sao ân điển là một âm thanh hấp dẫn!"
Chúng ta đã nghiên cứu trong mấy tuần qua rằng Đức Chúa Trời là siêu việt, rằng Đức Chúa Trời là cao cả hơn muôn vật và trong mọi sự Ngài là siêu việt – chúng ta không thể với tới Ngài được. Vì vậy thật là hợp lý khi nhận biết rằng nếu Đức Chúa Trời rất giàu ơn cho ai đó, Ngài rất giàu ơn theo ý nghĩa từ trên giáng xuống. Ân điển thường được định nghĩa là ơn của Đức Chúa Trời không ai đáng nhận được, và đấy chính xác là ân điển. Ơn ấy không đáng được và ơn ấy không ai đáng được, quí vị không thể kiếm được ân điển của Đức Chúa Trời, quí vị không thể lao động để có được ơn ấy hay phấn đấu mà được ơn ấy đâu, đây là ơn mà Đức Chúa Trời lưu xuất ra từ ý chỉ tự do, tối cao của Ngài - Đức Chúa Trời theo cách tự do, tình nguyện ban ra ân điển của Ngài cho chúng ta, đấy là lý do tại sao ân điển là một âm thanh hấp dẫn! Đấy là lý do tại sao âm vang của nó rất là đẹp tai, đấy là lý do tại sao trời và đất vang dội và phản hồi, và ai nấy đều nghe thấy!

Chúng ta đã nghiên cứu mấy tuần qua về sự công bình thiêng liêng của Đức Chúa Trời, và chúng ta đã nhìn thấy tiền công của tội lỗi là sự chết, và trong sự thánh khiết, công bình của Đức Chúa Trời Ngài đòi hỏi cái chết của tội nhân. Đó là sự công bình, đó là sự thánh khiết mà Ngài làm vậy. Thế nhưng ân điển thiêng liêng, ấy là thuộc tánh của Đức Chúa Trời bởi đó Ngài cầu thay, Ngài bước vào với lòng thương xót, Ngài cầm giữ bàn tay thạnh nộ và sự công bình của Ngài và Đức Chúa Trời cao cả đang buông tha cho hạng tội nhân! Đúng là một lẽ đạo thật kỳ diệu! Tôi rất vui sướng hôm nay vì đây là lẽ đạo mà chúng ta đang liên tục nghiên cứu khi chúng ta đến với bàn tiệc của Chúa, khi chúng ta hát lên những lời ngợi khen Đức Chúa Jêsus Christ – nhận biết rằng chúng ta đang thờ lạy một Đức Chúa Trời giàu ơn! Chúng ta đã xem xét mấy tuần qua thể nào lòng thương xót của Đức Chúa Trời thì sâu sắc hơn cơn thạnh nộ của Ngài, chúng ta có thể nói như thế về ân điển của Đức Chúa Trời, tình yêu thương, sự nhơn từ, sự tử tế của Ngài còn mãi cho đến đời đời!

Chúng ta có thể xác định lòng thương xót của Đức Chúa Trời, như chúng ta đã xác định, khi Đức Chúa Trời cầm giữ lại những gì chúng ta đáng phải chịu – chúng ta đáng phải chịu lấy địa ngục; chúng ta đáng phải chịu lấy sự công bình của Đức Chúa Trời vô chừng vô đổi; chúng ta thậm chí không đáng được sống trên đất nầy, không được ban cho quyền quản trị và điều khiển đất; chúng ta đáng phải đi thẳng vào một địa ngục đời đời – thế nhưng lòng thương xót của Đức Chúa Trời là Ngài đang cầm giữ lại những gì mà chỉ có chúng ta đáng phải chịu. Nếu đó là lòng thương xót của Đức Chúa Trời, ân điển của Đức Chúa Trời là sự Ngài ban cho những gì chúng ta không đáng được. Lòng thương xót của Ngài đang cầm giữ lại những gì đáng thuộc về chúng ta, ân điển của Ngài là ban cho chúng ta những gì chúng ta không đáng được. Thực thế, J.M. Darby đã nói như vầy: 'Ân điển là lớn lao nơi phần của Đấng ban nó ra, và thương xót là lớn lao nơi phần của kẻ nhận lãnh ơn ấy' – và nầy, ơn ấy là lớn lao, có phải không!?! Lòng thương xót rời rộng! Ân điển lớn lao của Đức Chúa Trời chúng ta!

Quí vị sẽ lấy làm ngạc nhiên tại sao cả thế giới lại chối bỏ ân điển ấy. Thực thế, là những người tin Chúa, khi chúng ta bước đi trong chuyến lữ hành của mình trên đất, có nhiều lúc rất khó cho chúng ta phải chấp nhận ân điển của Đức Chúa Trời cùng mọi sự ơn ấy tỏ ra. Nếu tôi có thể phác hoạ ra ơn ấy cho quí vị theo cách nầy: nếu quí vị tưởng tượng quí vị bị Nữ Hoàng oai nghi kia mời đến cung điện. Bà ấy đưa quí vị vào trong cung điện dự một bữa tiệc lớn, và quí vị được ngồi ở một cái bàn đầy dẫy với khô lân chả phụng. Bà ấy, cùng cung điện, tôi tớ của bà ấy, đã thực hiện mọi nổ lực để cho quí vị tận hưởng thì giờ đó trước sự hiện diện của bà ta. Quí vị có một khoảng thời gian thật là tuyệt vời, và khi quí vị rời khỏi cung điện, Nữ Hoàng ra đứng nơi cửa để chào tạm biệt quí vị – và quí vị phải làm gì đây? Quí vị tra tay mình vài túi rồi moi hết trong đó ra, rồi khi quí vị đi ngang qua bà ấy, quí vị ấn vào lòng bàn tay bà ấy một đồng tiền – và quí vị nghe câu nói: 'Bây giờ cảm ơn bệ hạ rất nhiều vì sự tử tế của bệ hạ, tôi đã vui hưởng sự tử tế ấy và tôi biết bệ hạ phải tốn kém rất nhiều qua những việc làm ở đây, và tôi muốn giúp bệ hạ một ít vì sự tử tế mà bệ hạ đã đối cùng tôi'. Bây giờ, phải nói sao về việc nầy? Tôi nghĩ theo nghi thức hoàng gia thì đây là một sự nhục mạ với cấp độ rất cao! 'Ân điển của Bệ hạ', nếu quí vị thích, đưa một trong số thần dân bước vào sự hiện diện của bà, ân điển lưu xuất ra trên họ, và rồi họ cảm thấy buộc phải trả lại cho bà – đây là một sự nhục mạ đối với người ban cho!

Đây là nan đề mà nhiều người nam người nữ trên thế giới của chúng ta ngày nay, và thậm chí những người ở trong Hội Thánh nữa, đều có với ân điển của Đức Chúa Trời – thật là khó cho chúng ta nắm bắt và tiếp nhận ân điển ấy, tại sao? Vì bà lão kiêu ngạo đang ở trong hết thảy chúng ta! Tội lỗi, bà mẹ của mọi tội lỗi là sự kiêu ngạo, và chúng ta cảm nhận rằng chúng ta có việc phải làm với nó, chúng ta phải có một phần hành, chúng ta muốn góp phần – nhưng khi Đức Chúa Trời đến với chúng ta và Ngài kềm giữ cơn thạnh nộ bằng sự thương xót, và Ngài ban ra ân điển Ngài trong sự giàu ơn của Ngài, chúng ta thấy khó mà nắm bắt được, có phải không?

Tôi muốn trình bày về ân điển cho quí vị thấy từ 3 bối cảnh. Thứ nhứt là ân điển trong quá khứ, thứ hai là ân điển trong hiện tại, và thứ ba là ân điển trong tương lai. Chúng ta hãy xét qua phần thứ nhứt: ân điển trong quá khứ. Thư tín Êphêsô xử lý hoàn toàn cá biệt với đề tài cứu rỗi, có phải không? Và chúng ta thấy, ngay phần đầu của sách nầy, ơn cứu ấy là ơn cứu của ân điển. Ơn ấy khởi sự với ân điển – tại sao vậy? Vì ơn cứu rỗi khởi sự với Đức Chúa Trời – ơn ấy rất quan trọng cho chúng ta phải để ý tới trong thời buổi và kỷ nguyên nầy mà chúng ta đang sống trong đó, ở đó con người hầu như được ban cho mọi quyền hạn về chính linh hồn mình. I Phierơ 5 cho chúng ta biết: 'Đức Chúa Trời ban mọi ơn' – ơn cứu rỗi thuộc về Đức Giêhôva, rồi vì lẽ đó ơn cứu rỗi thuộc về Chúa của mọi ơn. Ngay cả Ngài phán về chính mình Ngài: 'Ta rất giàu ơn, Ta sẽ rất giàu ơn'.

Một trong những lý do tại sao con người ngày nay thấy khó nắm bắt được sự giàu ơn của Đức Chúa Trời là vì họ không tìm được những lẽ thật nhất định mà họ cần phải tìm làm nền tảng để thưởng thức ân điển của Đức Chúa Trời. Điểm thứ nhứt là đây: tình trạng đạo đức của con người. Con người ngày nay thấy khó chấp nhận từ ngữ “Đức Chúa Trời”, hết thảy mọi người đều đã phạm tội và thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, chẳng có điều chi khác biệt hết, chẳng có một điều nào hết, rằng mọi người không làm chi được dưới tội lỗi. Vì cớ đó, con người – và ngay cả một số tín đồ – tìm cách bù đắp, che đậy những sự bất toàn của họ và sự hụt mất ân điển của Đức Chúa Trời. Quí vị thấy đấy, quí vị phải nhìn nhận rằng quí vị là một tội nhân đáng chết, đáng hư mất là dường nào.

"Con người ngày nay thấy chấp nhận Lời của Đức Chúa Trời là một việc rất khó, rằng mọi người đều đã phạm tội và thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, rằng chẳng có một khác biệt nào hết, chẳng một điều nào hết, hết thảy đều ngã chết dưới tội lỗi ".
Việc thứ hai ra từ trạng huống đó chính là hậu quả của tội lỗi: vì tiền công của tội lỗi là sự chết. Thế nhưng cuộc sống hôm nay, nói chung trên khắp thế giới của chúng ta và đặc biệt là ở phương Tây, đã mất đi quan niệm về sự công bình. Họ đã đánh mất ý niệm về sự hình phạt, mà hình phạt là rất cần thiết – thậm chí trong gia đình, chúng ta đã nhìn thấy trong thời buổi gần đây thôi, kỷ luật đã bị bỏ lơ! Vì lẽ đó, khi phải đến với Đức Chúa Trời, chẳng thấy cần thiết gì để cho Đức Chúa Trời hình phạt tội lỗi và Đức Chúa Trời sẽ trục xuất tội lỗi ra khỏi Ngài. Nhưng Lời Đức Chúa Trời dạy chúng ta rằng Đức Chúa Trời thăm viếng tội lỗi đối với kẻ bứt phá luật pháp, và Đức Chúa Trời đến với người đó với cơn thạnh nộ của Ngài vì cớ tội lỗi của người.

Vì vậy, có tình trạng đạo đức của con người, có hậu quả của tội lỗi, nhưng thứ ba, có sự bất lực của con người về mặt thuộc linh. Hầu như con người – và tôi nói con người hầu như – có khả năng làm bất cứ gì trong kỷ nguyên chúng ta đang sinh sống đây! Vì lẽ đó con người cứ say sưa bởi tầm quan trọng của họ, và tôi tin với nhiều ước muốn con người cảm thấy rằng mình có thể với tới Đức Chúa Trời theo ý riêng mình, người ta có thể lấp lỗ hỗng giữa Đức Chúa Trời và con người đã được hình thành bởi tội lỗi của con người. Thế nhưng sự thực của vấn đề là đây: không một người nào có thể vá víu được mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời – và không bao lâu nữa người nam người nữ, và người tin Chúa, nhận ra tình trạng đạo đức của họ trước mặt một Đức Chúa Trời thánh khiết, nhận ra hậu quả của địa vị tội nhân của họ, và cũng nhận ra rằng họ bất lực không vá được lỗ hỗng bắc ngang giữa họ và Đức Chúa Trời, khi ấy họ mới ở trên bước thứ nhứt đến với ân điển của Đức Chúa Trời! Toplady đã đúng khi ông nói:

'Mọi việc làm của tay tôi
Không thể phu phỉ mọi đòi hỏi của luật pháp Ngài.
Lòng sốt sắng của tôi không thể ngăn được,
Những giọt lệ thôi tuôn tràn,
Vì tội lỗi không thể chuộc được -
Ngài phải ra tay cứu và chỉ một mình Ngài thôi!'

Chúng ta đã học biết rằng Đức Chúa Trời không những tha tội – điều đó làm cho một số người quen biết quí vị phải lấy làm kinh ngạc, vì Đức Chúa Trời là Đấng cao cả không chỉ quét sạch tội lỗi thôi đâu. Hôm nay tôi nói điều nầy cho quí vị, khi chúng ta nhìn xem ân điển của Đức Chúa Trời, dù ân điển Đức Chúa Trời không những quét sạch vầng mây xám tội lỗi! Vì ân điển của Đức Chúa Trời không thể tách rời ra khỏi sự công bình của Ngài – và hãy lắng nghe điều nầy – ân điển của Đức Chúa Trời không thể tách rời ra khỏi thập tự giá của Ngài! Tội lỗi phải bị hình phạt, và cái điều kỳ diệu - Halêlugia vì cớ Chiên Con! – ấy là Chiên Con của Đức Chúa Trời cất bỏ tội lỗi của thế gian đi, sự công bình của Đức Chúa Trời có thể đặt trên Chiên Con của Đức Chúa Trời, và sự công bình của Đức Chúa Trời có thể được đặt trên con cái của Đức Chúa Trời! Cái giá của ân điển Đức Chúa Trời là cho chính mình Đức Chúa Trời. Ân điển đến, phải đến từ những chỗ sâu thẳm của mọi thuộc tính thiêng liêng và sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta đừng bao giờ quên rằng ống dẫn của ân điển Ngài tuôn tràn ra nơi Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, và Chúa đã sống lại!

Ồ, há đấy chẳng phải là lẽ đạo có trong bài giảng của Phaolô xuyên suốt các thơ tín của Ngài, như chúng ta đã đọc ở Êphêsô 1: 'Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo' – theo cái gì cơ chứ? - 'sự dư dật của ân điển Ngài!' Quí vị có thể tách ân điển của Đức Chúa Trời ra khỏi Đấng bị đóng đinh trên thập tự giá của Đức Chúa Trời, và đấy là những gì thế gian đang nổ lực làm ngày hôm nay, có phải không? 'Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời yêu thương. Đức Chúa Trời sẽ không để cho ai phải đi địa ngục – nếu quí vị thờ lạy Đức Chúa Trời, và quí vị nhìn xem Ngài, và sống một đời sống đạo đức' - Không! Đức Chúa Trời không thể bị tách ra khỏi Đấng Christ của Đồi Gôgôtha! Trong Giăng 1 và câu 17 chúng ta đọc: 'Vì luật pháp đã ban cho Môi-se, còn ơn và lẽ thật bởi Đức Chúa Jêsus Christ mà đến'. Tít nói: 'Vả, ân điển Đức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi' - halêlugia vì cớ Đức Chúa Jêsus Christ, là ân điển của Đức Chúa Trời!

Quí vị có thể nhìn thấy Ngài trong Cựu Ước – há chẳng kỳ diệu sao khi suy nghĩ; phải, Cựu Ước là một sách luật, tất nhiên là như thế rồi - nhưng Cựu Ước cũng là một cánh cửa của ân điển nữa. Quí vị có thể nhìn thấy ân điển ấy trong đời sống của Nôê, Nôê đã tìm được ân điển nơi ánh mắt của Đức Giêhôva. Kinh Thánh nói về Môise: 'Ngươi được ơn trước mặt ta' - Đức Chúa Trời luôn luôn là một Đức Chúa Trời giàu ơn, Đức Chúa Trời không thể hiện hữu mà thiếu mất ân điển Ngài, giống như mặt trời phải chiếu sáng ra, Đức Chúa Trời phải tỏ ra ân điển bất cứ lúc nào. Nếu không có ân điển trong Cựu Ước quí vị sẽ không có Ápraham, là bạn hữu của Đức Chúa Trời. Quí vị sẽ không có David, người vừa lòng Đức Chúa Trời. Quí vị sẽ không có Samuên, là người có thể nghe được tiếng phán của Đức Chúa Trời; Êsai, là người nhìn thấy Chúa ở trên cao; và Đaniên, là người hướng mặt mình nhìn về Đức Chúa Trời ba lần một ngày. Nếu quí vị không có ân điển của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước, Hêbơrơ 11 sẽ thành ra trống không! Nhưng halêlugia, chẳng có một người nào đã hay sẽ được cứu mà chẳng có ân điển của Đức Chúa Trời. Từ Abên cho tới bây giờ, bất cứ lúc nào ân điển được thấy có nơi bất kỳ con người nào, ấy là bởi Đức Chúa Jêsus Christ mà thôi – tất nhiên, ân điển và lẽ thật đều đến bởi Chúa Jêsus, ấy là do Ngài là chiên con đã bị giết từ khi sáng thế. Những ai đã thờ lạy trong xã hội xưa qua các lời hứa, qua những sự dạy khuôn mẫu và qua các hình ảnh có tính tiên tri cùng mọi của lễ hy sinh mà họ đã dâng hiến – lẽ nào các sự ấy không chỉ về Đấng Christ của Đồi Gôgôtha sao? Bộ họ chẳng nhìn về phía Ngài sao? Và người nào đến với Ngài đều đã được cứu, họ đang nhìn lại thập tự giá, nhưng cả thảy họ đều đã được cứu bởi ân điển Ngài! Mọi sự đã có, đều có qua ân điển ấy.
"Trong một thế giới mà mọi sự đều có những mấu chốt và các quy định, chúng ta truy tìm phiên bản nhỏ – và bất cứ điều chi nghe giống như ân điển của Đức Chúa Trời miễn phí, không đáng được', chúng ta nói: Phải có một mấu chốt trong đó! Không thể thật như thế đâu!"
Thật là khó chấp nhận cho chúng ta, thậm chí khi là một người tin Chúa – nếu tôi có thể làm sáng tỏ vấn đề nầy cho quí vị theo một cách khác. Tôi nhớ cùng đi với Barbara vào một nhà hàng ngày nọ. Có thể điều nầy đã xảy ra cho quí vị: quí vị đang ngồi ở đó và nhìn thấy ai đó mà quí vị quen biết đi ngang qua phòng, và quí vị vẫy tay chào họ. Điều nầy đã xảy ra, rồi sau khi dùng bữa xong, họ đến bên chúng tôi rồi nói ba điều bốn chuyện, rồi họ trở về nhà và chúng tôi chẳng nghĩ ngợi gì thêm nữa. Sau khi ăn xong, chúng tôi đi trả tiền, và cô ngồi sau quầy nói: 'Hoá đơn đã có người trả rồi' – giờ đây có thể sự việc nầy không xảy ra cho quí vị, nhưng nó đã xảy ra cho tôi bây giờ và một lần nữa! Hoá đơn đã có người trả rồi! Giờ đây, có một hỗn hợp cảm xúc, có phải không? Quí vị cảm thấy: 'Nầy, việc kỳ diệu quá há!', nhưng đối với nhiều người trong số quí vị – và quí vị biết rõ tôi đang nói cái gì – sâu lắng bên trong quí vị, quí vị đang suy nghĩ: 'Hoá đơn đã được trả rồi à? Thôi được, tôi không thể để tiền boa sao?'. Khi ấy quí vị cảm thấy mình đang đi về nhà, gọi điện cho người ấy rồi nói: 'Nầy, ông không cần biết cái gì khác hết, việc hay quá há' – nhưng quí vị biết đấy, chúng ta cảm thấy mình phải làm một việc gì đó. Và khi chúng ta vắt óc suy nghĩ về chúng ta phải hồi trả lại như thế nào đây, chúng ta phải mua một tấm thiệp, hay gửi cho ông ấy một món quà hay cái gì đó tương tự – và chúng ta thấy thật khó phải làm một việc gì đối với điều mà chúng ta đã nhận lãnh!

Làm như thế há chẳng phải lẽ sao? Trong một thế giới mà mọi sự đều có mấu chốt và quy định, chúng ta tìm kiếm một phiên bản nhỏ – và bất cứ điều chi nghe giống như 'ân điển của Đức Chúa Trời là miễn phí, dành cho người không đáng được', chúng ta nói: 'Phải có một mấu chốt trong đó! Không thể thật như thế đâu! Không đơn giản như thế được, phải có cái gì đó chứ'. Còn Phaolô, ông nói: 'Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời - Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình'. Giống như dầu và nước không trộn lẫn với nhau được, đức tin và việc làm cũng y như vậy. Thật khó chấp nhận được, còn khó hơn nữa là chấp nhận Đức Chúa Trời là đời đời, Đức Chúa Trời là vô hạn, ân điển của Đức Chúa Trời là đời đời, ân điển Ngài là vô hạn – quí vị không thể lường được ân điển của Ngài, quí vị không thể giới hạn được ân điển của Ngài, quí vị không thể được ân điển ấy. Làm cách nào quí vị hiểu được? Quí vị không thể hiểu được một ân điển bao la như đại dương – không thể hiểu được! Phương thức duy nhứt chúng ta có được một cú nắm bắt ân điển nầy quả thực giống với cái gì, ấy là sánh ân điển của Đức Chúa Trời với nhu cần lớn lao của chúng ta. Đấy là lý do tại sao tôi đi qua ba điểm nầy: về tình trạng đạo đức của con người, về các hậu quả của tội lỗi chúng ta, về tình trạng bất lực về mặt thuộc linh của con người – vì nếu như quí vị không hiểu được nhu cần lớn lao của mình, quí vị sẽ không bao giờ kinh nghiệm được sự tán thưởng ân điển cao trọng của Đức Chúa Trời.

Chắc chắn chúng ta không nắm bắt được tầm cở gian ác của tội lỗi chúng ta, chúng ta không thể dò được chúng ta thuộc hạng tội nhân tồi tệ như thế nào – nhưng đúng là một phép lạ chúng ta có thể biết được: ở đâu tội lỗi gia thêm thì ân điển càng dư dật nhiều hơn! Giờ đây hãy suy nghĩ về điều nầy trong một phút: cho tới ngày quí vị qua đời, hoặc Chúa Jêsus tái lâm hay kêu gọi chúng ta, chúng ta sẽ phạm vào một số tội lỗi nào đó. Bây giờ, quí vị hay tôi không thể nghĩ tới con số đó được – có thể đó là một con số lớn lao hơn chúng ta có thể đếm được nữa – nhưng chắc chắn đó là con số tội lỗi mà chúng ta đã phạm, nó không thể dò được, thực sự chúng ta không thể hiểu nổi. Nếu quí vị muốn, đấy là cách tội lỗi ràng rịt trong đời sống chúng ta. Còn ân điển của Đức Chúa Trời không thể dò lường được, ân điển của Đức Chúa Trời hiện hữu đời đời vì Đức Chúa Trời là đời đời – sẽ không có số lần Đức Chúa Trời ban ơn điển rời rộng cho quí vị đâu, và đó chính là ý nghĩa của câu mói: 'nhưng nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa'!

Ân điển là một cái giá rất lớn...vì chúng ta thấy Chúa Jêsus, bởi ân điển Đức Chúa Trời đã nếm sự chết cho mỗi một con người. Quí vị có nhớ Manase không? Quí vị có nhớ ông ta không? Quí vị đã đọc về ông ta rồi, nếu quí vị chưa đọc về ông ta, trong Cựu Ước – ông ta là một con quái vật! Những việc mà ông ta đã làm, sự thô bỉ mà ông ta đã bày ra cho chính con cái của ông ta – ông ta đã đưa, đã dâng chúng cho lửa! Kinh thánh chép ông ta đã làm cho thành Jerusalem đầy dẫy với huyết vô tội, ông ta đã làm cho toàn bộ xã hội khi ấy thành một nơi rất tồi tệ - Đức Chúa Trời phán – thậm chí còn hơn cả các nước theo tà giáo xung quanh chưa từng nhìn biết Đức Chúa Trời. Dù vậy, khi quí vị đọc câu chuyện nói về Manase, quí vị thấy rằng ở cuối cuộc đời sa đoạ của ông ta Đức Chúa Trời đã tỏ ra ân điển!

Phaolô. Một kẻ giết người, một tay phạm thượng, đã đi theo đường riêng mình, thở ra những hơi đe doạ và giết chóc, ông ta đến thành Đamách để đóng đinh những Cơ đốc nhân trên cây thập tự – hãy hình dung điều nầy xem! Từ những chỗ sâu thẳm, Chúa phán, bởi sự đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra – và miệng ông nói ra điều gì? Những lời phạm thượng, những lời lẽ giết người, đe doạ – thế mà Đức Chúa Trời, ồ, ân điển của Đức Chúa Trời - Đức Chúa Trời có thể gặp gỡ một con người thế ấy, và Đức Chúa Trời có thể xây ông ta một vòng bởi ân điển của Ngài, và ông ta có thể trở thành nhà tuận đạo cao thượng nhất và là vị sứ đồ hiển hách nhất từng sinh sống.

Còn về người thành Côrinhtô thì sao? Chắc chắn 'Côrinhtô' là một tục ngữ, chữ nầy giống như một câu châm ngôn vậy, một cái tên riêng nói tới từng loại sa đoạ, phi đạo đức. Họ đã dầm mình trong tội ác gớm ghiếc và sự bất công quá đỗi – thế mà Phaolô nói về họ trong sách Côrinhtô: 'Trước kia anh em ít nữa cũng có một đôi người như thế…thì anh em được rửa sạch, được nên thánh, được xưng công bình rồi'! Ồ, đó là ân điển của Đức Chúa Trời – quí vị có biết lý do tại sao không? Vì ân điển của Đức Chúa Trời khởi sự với Đức Chúa Trời – cái gì là bất khả thi đối với loài người là khả thi đối với Đức Chúa Trời, và khả thi đối với ân điển của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Đấng khởi xướng, Đức Chúa Trời là Đấng không nương theo chúng ta, Đức Chúa Trời là Đấng – ở trong vườn, trong ân điển của Ngài – đã ngăn trở Ađam và Êva không được ăn trái của cây sự sống, e họ sẽ sống đời đời dưới sự chết và sự phán xét tội lỗi. Ân điển của Đức Chúa Trời đã giết một con thú rồi che phủ sự trần truồng của họ ở trong vườn bằng cách đổ huyết ra. Ân điển của Đức Chúa Trời ở trong Sáng thế ký 3 đã hứa với họ một Đấng Cứu Tinh, một Đấng Cứu Chuộc, và một Đấng Cứu Thế.

"Hỡi Cơ đốc nhân, nếu quí vị chưa cảm thấy mình đã nên thánh hôm nay, nơi tội lỗi gia thêm trong đời sống quí vị, ân điển sẽ dư dật hôm nay. Ân điển của Đức Chúa Trời có thể thắng hơn tội lỗi của quí vị, ân điển có thể thắng hơn mọi tái phạm của quí vị, ân điển có thể làm cho quí vị được nên thánh ở chỗ đầy dẫy nhất".
Ồ, đúng là ân điển – và quả có một sự rủa sả giáng trên những kẻ nào không rao giảng tin lành nói về ân điển mà chúng ta đã thấy được viết ra trong sách Galati. Nhưng rất ngạc nhiên khi biết được rằng, vì cớ sự chết chuộc tội ở Đồi Gôgôtha – hãy suy nghĩ về sự chết ấy xem – bây giờ chúng ta có thể tiếp cận ngôi vườn mà chúng ta từng bị trục xuất ra khỏi đó, không có có gươm lưỡi chói loà nữa, người con hoang đàng có thể trở về nhà như một người con của ân điển – để được cứu, từ khởi hành đến đích, mọi sự đều thuộc về ân điển tất. Đúng là một sứ điệp quan trọng cần phải được rao giảng sáng hôm nay!

Đó là ân điển trong quá khứ, và tôi tin rằng quí vị đã nhận biết ân điển ấy – và nếu quí vị chưa nhìn biết, quí vị cần phải nhìn biết ân điển ấy trong lúc bây giờ! Thứ hai, có ân điển trong hiện tại, vì ơn cứu rỗi không ngăn chận ngày và giờ quí vị được cứu. Ơn cứu rỗi cứ tiếp tục trong ân điển. Giacơ nói cho chúng ta biết, chương 4 và [câu] 6: 'nhưng Ngài [Đức Chúa Trời] lại ban cho ta ơn lớn hơn nữa. Vì vậy, Kinh Thánh chép rằng: Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường' – giờ đây nói như thế không có nghĩa là Đức Chúa Trời ban thêm ân điển cho một số tội nhân hơn những người khác hầu cho họ được cứu đâu. Đây không phải là ý của câu nói đó, mà câu nói đó có ý nói rằng Đức Chúa Trời ban ân điển cho hết thảy con cái của Ngài, Ngài cung ứng ân điển mà họ đang có cần. Tôi đang nói về cái gì thế? Tôi không nói về ân điển cứu rỗi đâu, tôi đang nói về ân điển làm nên thánh và ân điển đủ cho sự chịu khổ của chúng ta. Quí vị có thể tóm tắt bằng từ ngữ 'làm cho vững vàng' – ân điển làm cho vững vàng. Tôi có thể yêu cầu quí vị sáng nay, hỡi người tin Chúa, quí vị có biết điều gì về ân điển làm nên thánh nầy chăng? Tất nhiên là quí vị biết rồi – nhưng có phải quí vị bước đi trong sự hiểu biết ân điển ấy mọi ngày trong đời sống của quí vị không?

Khi chúng ta xem qua Êphêsô 1, chúng ta thấy ở đó về sự định trước đối với sự nên thánh, có phải không? Đấy là lý do Đức Chúa Trời cứu chúng ta, không những cứu chúng ta ra khỏi địa ngục, mà còn làm cho chúng ta nên thánh nữa, làm cho chúng ta ra giống như Con thiêng liêng của Ngài – để chúng ta được biến đổi ra giống theo ảnh tượng Ngài. Ngài cứu chúng ta để Ngài có thể khởi sự công việc đó, trừ phi Ngài dư dật ân điển trên chúng ta, mỗi ngày ở đây, hầu cho chúng ta trở nên giống như Ngài. Thật là tuyệt vời khi biết rằng ân điển của Đức Chúa Trời có thể cứu chúng ta có thể giữ gìn chúng ta, có phải không? Thật là quan trọng cho tôi khi thức dậy vào buổi sáng rồi biết rằng số phận của mình ở trên trời chẳng có gì phải lo làm với chỗ tôi sống tốt như thế nào hôm nay. Như thế há chẳng kỳ diệu sao? Nhận biết rằng ân điển của Đức Chúa Trời không những có quyền giữ tôi không phạm tội, làm nên thánh tôi về mặt địa vị, mà còn khiến cho tôi biết sẵn sàng cho thiên đàng hết ngày nầy sang ngày khác, giống như Ngài thay đổi tôi ra giống theo ảnh tượng của Con Ngài vậy – có phải Ngài đang gìn giữ quí vị không? Tất nhiên là thế rồi – nhưng quí vị có biết rõ như thế không? Có phải quí vị biết rõ về sự bảo đảm rằng Chúa Jêsus đang vận hành trong quí vị từng ngày một không, Ngài đang thay đổi quí vị đấy! Phaolô đã nói trong thơ Côrinhtô: 'Đức Chúa Trời có quyền ban cho anh em đủ mọi thứ ơn đầy dẫy, hầu cho anh em hằng đủ điều cần dùng trong mọi sự, lại còn có rời rộng nữa để làm các thứ việc lành'. Có phải quí vị rời rộng trong các việc lành không? Những việc lành không cứu quí vị đâu, nhưng nếu quí vị không có những việc lành làm những cơ hội quí vị không được cứu đâu! Vì đức tin không có việc lành là đức tin chết! Nhưng kỳ diệu thay khi biết Đức Chúa Trời không lìa bỏ chúng ta và phán: 'Ngươi được cứu ngay bây giờ, ngươi cứ tiến lên phía trước và thử hết sức mình làm việc lành đi' - Đức Chúa Trời cứu chúng ta bởi ân điển, Ngài gìn giữ chúng ta bởi ân điển, Ngài ban cho chúng ta đủ mọi thứ ơn đầy dẫy, trong mọi sự, để chúng ta có thể rời rộng nữa!

Ở đâu tội lỗi gia thêm, ở đó ân điển dư dật. Hỡi Cơ đốc nhân, nếu quí vị chưa cảm thấy mình được nên thánh hôm nay, ở đâu tội lỗi gia thêm trong đời sống của quí vị, ân điển có thể dư dật hôm nay. Ân điển của Đức Chúa Trời có thể thắng hơn tội lỗi của quí vị, ân điển có thể thắng hơn mọi tái phạm của quí vị, ân điển có thể làm nên thánh quí vị với đủ mọi thứ ơn. Đấy là lý do tại sao Phierơ nói rằng chúng ta cần phải tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa chúng ta là Đức Chúa Giêxu Christ – có phải quí vị đang tấn tới không? Có phải thế không? Quí vị đang tấn tới trong ân điển làm nên thánh, có phải không?

Ân điển ấy cũng đủ cho sự chịu khổ nữa. Chúng ta không đủ thời gian để đọc hết, nhưng trong 2 Côrinhtô chương 12 các câu 7 đến 9, Phaolô nói cho chúng ta biết rằng vì cớ nhiều sự khải thị mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông, Đức Chúa Trời cũng cho phép ông bị một cái dằm xóc trong xác thịt. Phaolô cho chúng ta biết rằng ba lần ông cầu nguyện với Chúa xin Ngài cất nó đi, nhưng Chúa lại nói với ông như vầy: 'Ân điển ta đủ cho ngươi rồi'. Giờ đây chúng ta có thể thốt ra câu nói đó – vì câu nói ấy rất nổi tiếng – mà chẳng cần phải nhìn biết ý nghĩa của nó. Đức Chúa Trời đang phán: 'Có một ân điển đủ cho ngươi, trong sự ngươi chịu khổ, để làm cho ngươi vững vàng vì gánh nặng của cuộc sống'. Gánh nặng của quí vị là gì? Đó là gánh nặng lớn hơn quí vị từng nhìn biết nữa – quí vị tưởng gánh nặng nầy sẽ không xảy đến cho quí vị. Quí vị tưởng những điều quí vị đang nếm trải sẽ xảy ra cho ai đó kìa, nó đã được ghi ra trong sổ nhật ký của quí vị rồi, không phải cho quí vị – mà cơn ác mộng của quí vị đã xảy ra! Phải chăng ân điển của Đức Chúa Trời chưa đủ cho quí vị sao? Tôi không đánh giá thấp mọi điều quí vị đang nếm trải, nhưng liệu Đức Chúa Trời chưa nói rằng ân điển Ngài đã đủ rồi chăng? Phải chăng Đức Chúa Trời chưa nói cho chúng ta biết bằng lời đáng tin của Ngài, rằng Ngài sẽ ban cho chúng ta những gì chúng ta cần trong lúc chúng ta đang có cần? Khi công việc của chúng ta là khó nhọc, khi chúng ta đang gánh chịu đau khổ, khi chúng ta đang ở trong chiến trận thuộc linh với tất cả bè lũ của địa ngục, kẻ thù, khi chúng ta nếm trải mọi thử thách của cuộc sống và trong tình trạng yếu đuối cả về xác thể lẫn tâm linh - liệu Đức Chúa Trời chưa nói ân điển là đủ rồi hay sao? Phải chăng Đức Chúa Trời chưa nói: 'Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối' sao?

Có một bài thơ mà tôi rất thích, do Annie Johnson-Flint viết, và bài thơ ấy tự luận như sau, hãy lắng nghe:

'Ngài ban ra ân điển dư dật
khi gánh nặng càng tăng thêm,
Ngài cung ứng cho sức lực khi việc làm gia tăng.
Ngài thêm ơn thương xót khi khổ đau chồng chất,
Thử thách thêm lên, sự bình an Ngài cũng dồi dào.
Khi chúng ta dùng hết kho nhịn nhục của mình,
Khi sức lực chúng ta dùng hết
khi mới chỉ có nửa ngày,
[Khi chúng ta đến chỗ tận cùng năng lực
mà chúng ta chất chứa],
Cha chúng ta sẽ ban cho đầy đủ như mới bắt đầu,
Tình yêu Ngài không có giới hạn,
ân sũng Ngài không thể đo được,
Người ta không biết được giới hạn
của quyền phép Ngài,
Lưu xuất ra từ sự giàu có vô hạn của Ngài
trong Chúa Jêsus,
Ngài ban cho, ban cho, và ban cho mãi'.

Sau cùng, có ân điển trong tương lai nữa. Đó là ân điển hoàn tất mọi sự, tráng lớp kem lên chiếc bánh ngọt. Quí vị có biết mình đang sở hữu sự sống đời đời không? Người ta nghĩ rằng quí vị chưa nhận lãnh sự sống đời đời cho tới chừng quí vị qua đời, và quí vị đến tại hai cánh cỗng rồi có ai đó trao cho quí vị một cái túi, và nói: 'Bây giờ, hãy khoác cái túi lên đi, đó là sự sống đời đời' – chúng ta hiện đang có sự sống đời đời! Chúa Jêsus phán: 'Ta ban cho chiên ta sự sống đời đời, nó chẳng hư mất bao giờ, chẳng ai có thể cướp nó khỏi tay ta'. Chúng ta đã được bảo đảm, nhà thơ nói:

'Chạm trên bảng đồng đời đời,
lời hứa toàn năng rực sáng,
Quyền lực của sự tối tăm
không thể xoá đi những dòng chữ đời đời đó'.

Chúng ta đã được cứu và được cứu cho đến đời đời! Hỡi người tin Chúa, đây là câu hỏi tôi dành cho quí vị: sau khi xem xét ân điển trong quá khứ của Đức Chúa Trời đã cứu quí vị, ân điển trong hiện tại của Đức Chúa Trời đang gìn giữ quí vị, và ân điển trong tương lai của Đức Chúa Trời sẽ đưa quí vị đến với sự vinh hiển – có phải quí vị đang nương trên ân điển ấy không? Có phải quí vị đang sống trong ân điển của Đức Chúa Trời? Hay có phải quí vị đang phấn đấu, có phải quí vị đang gắng sức theo xác thịt hay theo các việc lành riêng của mình, để sống đời sống Cơ đốc? Tôi tin là có nhiều người đang sống như thế, họ đang gắng sức để sống, họ đang nổ lực để cầu nguyện, họ đang ra sức làm chứng, gắng sức để hiểu biết Lời của Đức Chúa Trời – và họ đã được cứu bởi ân điển, nhưng giờ đây họ đang cố gắng bởi việc làm để sống đời sống Cơ đốc! Và bất cứ khi nào quí vị nghe thấy từ 'gắng sức', hãy tỉnh thức! Quí vị thấy đấy, đó là cái bẫy mà người thành Galati đã sa vào và Phaolô đã phải dùng lời lẽ mạnh mẽ nói với họ: 'Hỡi người Ga-la-ti ngu muội kia, ai bùa ếm anh em là người mà trước mắt đã được rõ bày ra Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên thập tự giá? Tôi chỉ hỏi anh em một câu nầy: Ay là cậy các việc luật pháp hay là bởi nghe và tin mà anh em đã nhận được Đức Thánh Linh? Sao anh em ngu muội dường ấy? Sau khi đã khởi sự nhờ Đức Thánh Linh, nay sao lại cậy xác thịt mà làm cho trọn?'. Quí vị có biết ông đang nói gì không? 'Quí vị đã được cứu bởi Thánh Linh, quí vị có nghĩ quí vị đang sống đời sống Cơ đốc nầy bằng xác thịt không?' – không được đâu, đời sống ấy không thể sống bởi xác thịt được đâu. Quí vị có biết đời sống ấy sống như thế nào không? Bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Đấy là lý do tại sao ông nói với họ, chương 5 và [câu] 1: 'Đấng Christ đã buông tha chúng ta cho được tự do; vậy hãy đứng vững, chớ lại để mình dưới ách tôi mọi nữa'. Như Newton đã nói: 'Đây là ân điển sẽ dẫn quí vị về tới quê hương an toàn'.

"Đó là ân điển của Đức Chúa Trời...ân điển của Đức Chúa Trời có thể nâng đỡ hạng tội nhân đáng chết, đáng ghét và nói: Tội lỗi ngươi đã được tha rồi'".
Chúng ta đang ở trong đền của David, ông và gia đình của mình vầy chung quanh ông sửa soạn dùng bữa tối. Các bức tường láng bóng với gỗ và đồng. Ông nhìn Ápsalôm với cái nhìn trìu mến, Tama với vẻ xinh đẹp của nàng, ông nhìn quanh họ cả thảy để biết chắc rằng họ đang có mặt đầy đủ ở đó – nhưng có sót một người. Thình lình sau tấm màn có tiếng 'cụp cụp, cụp cụp' - Mêphibôsết đang bước qua cánh cửa, ngồi xuống vào chỗ của mình, chiếc khăn ăn quàng ngang qua chân của anh ta. Đấy đúng là ân sũng của Đức Chúa Trời.

Xin phép được nói với quí vị, khi chúng ta kết thúc: có ân điển dành cho quí vị hôm nay mà chẳng có một ngọn núi nào cao hơn được. Có ân điển dành cho quí vị hôm nay mà chẳng có một vực sâu nào dò tới được. Có ân điển có thể phá vỡ vòng nô lệ lớn lao nhất mà con người từng quen biết, khi chẳng có một thứ gì có thể phá vỡ được trước đó – giống như con ngựa hoang đang chạy dọc theo bờ biển Ả rập, có ân điển có thể bẻ gãy cái lưng của một con thú hoang như thế trong đời sống của quí vị. Hãy suy nghĩ tới điều đó xem! Chẳng có điều chi quá khó cho Chúa mà ân điển không thể thuần hoá – ân điển của Đức Chúa Trời có thể trục xuất ma quỉ ra khỏi tấm lòng của quí vị, ân điển của Đức Chúa Trời có thể nói: 'Phải có sự sáng!'. Ân điển của Đức Chúa Trời có thể nhấc kẻ say xỉn ra khỏi chỗ cặn bã của xã hội, ân điển của Đức Chúa Trời có thể tước khẩu súng ra khỏi tay của kẻ giết người, ân điển của Đức Chúa Trời có thể biến người nữ của bóng đêm được thanh sạch và tẩy rửa hết mọi tội lỗi của nàng, rồi đóng đinh sự ô uế của nàng trên thập tự giá ở Đồi Gôgôtha và khiến nàng trở thành một nữ đồng trinh trong Chúa! Đó là ân điển của Đức Chúa Trời...ân điển của Đức Chúa Trời có thể nhấc bỗng tội nhân đáng chết, đáng ghét kia lên rồi nói: 'tội lỗi ngươi đã được tha rồi'.

Quí vị đang nói:
'Lạy Chúa, con cảm thấy
khuynh hướng xa cách Chúa.
Con ưa thích khuynh hướng lìa bỏ Đức Chúa Trời.
Ôi, xin bắt lấy tấm lòng con,
giữ lấy rồi đóng ấn trên nó,
Từ ngai của Ngài ở trên cao, hãy đóng ấn nó.
Ô, ân điển lớn lao dường bao cho một kẻ mắc nợ' – chẳng lẽ ngươi không phải là kẻ mắc nợ sao?
Con là kẻ mắc nợ
'Con sống gượng ép mỗi ngày' – mỗi ngày
'Nguyện sự nhơn từ Ngài, giống như gông xiềng,
Trói buộc tấm lòng lang thang của con vào Ngài'.

Chúng ta đã nghiên cứu qua ân điển trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Chúng ta hãy cúi đầu xuống, và chúng ta hết thảy đang có cần ân điển của Đức Chúa Trời, vì vậy lời kêu gọi nầy tôi đưa ra cho hết thảy quí vị. Có một sự lớn lao trong ơn thương xót của Đức Chúa Trời, giống như sự bao la của đại dương vậy – và nếu quí vị chỉ nhúng cái xô đức tin của mình vào múc trong đó, sẽ có dư dật để làm thoả mãn nhu cần của quí vị. Dư dật! Dù quí vị được cứu hay chưa được cứu, Đức Chúa Trời có thể làm thoả mãn nhu cần của quí vị ngay hôm nay – sao không cầu hỏi Ngài, bởi đức tin hãy tin cậy Ngài, vì Ngài có quyền.

Lạy Cha, chúng con cảm tạ Ngài vì Ngài là Đức Chúa Trời của ân điển, Đức Chúa Trời của lòng thương xót và tình yêu diệu kỳ. Lạy Chúa, chúng con chúc phước cho Ngài vì ân điển ấy đã cứu chúng con, ân điển sẽ đưa chúng con về quê hương, ân điển đang gìn giữ chúng con ngay trong giờ phút nầy – và cho tới ngày ấy khi chúng con nhìn xem mặt Ngài, chúng con sẽ kể lại câu chuyện: 'được cứu bởi ân điển'. Lạy Chúa, nguyện chúng con chạm đến ân điển đang sẵn có cho chúng con, và giờ đây chúng con dạn dĩ đến gần ngôi ơn phước để thấy rằng ân điển là thứ mà chúng con đang có cần trong lúc nầy. Hãy rãi ra ân điển Ngài trên hết thảy những cái đầu đã cúi xuống trong chốn nầy, và những kẻ chưa được cứu bởi ân điển – ấy là nhờ đức tin họ sẽ nhận lãnh từ nơi Chúa ngay hôm nay. Giờ đây, nguyện ân điển của Chúa đồng đi với chúng con, Amen.

***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét