Như lằn lửa bay chớp lên không – Phần 8
"Giêrêmi, Vị Tiên Tri Buồn Rầu"
Mục sư David Legge
+++
"Điều chi có thể làm cho một người của Đức Chúa Trời phải buồn rầu như thế chứ? Những lằn lửa hoạn nạn nào đã bay chớp vào đời sống của nhân vật nầy và thổi tung mọi hy vọng của ông đi, đến nổi ông đã thốt ra lời lẽ như thế nầy?"
Tôi muốn quí vị cùng mở Kinh Thánh ra với tôi ở Giêrêmi 20, sách Giêrêmi chương 20, và chúng ta sẽ gặp gỡ vị đại tiên tri nầy cùng lời tiên tri của ông tối nay – vì chúng ta không mong lãnh hội hết những gì chứa trong quyển sách vĩ đại nầy, dài những hơn 50 chương. Đề tựa cho loạt bài của chúng ta, trải hết tuần lễ nầy sang tuần lễ khác và chúng ta đang ở phần nghiên cứu thứ 8 vào tối nay, là 'Như Lằn Lửa Bay Chớp Lên Không'. Tôi đã giảng cho quí vị hết tuần nầy đến tuần khác, và tôi không muốn gắng sức, song tối nay thì công việc rao giảng thật là thích nghi, câu Kinh Thánh gốc cung ứng đề tựa cho loạt bài nầy của chúng ta đã được rút ra từ sách Gióp. Nếu quí vị quá quen thuộc với sách Gióp, quí vị đã biết những nổi khổ sâu sắc mà người của Đức Chúa Trời như Gióp đã nếm trải trong suốt cuộc đời của ông. Trong hồi ký của Gióp và các bạn hữu của ông, có câu Kinh Thánh nầy dốc đổ trên chúng ta, và thực sự chạm đến chúng ta trong chỗ sâu thẳm của kinh nghiệm làm người của chúng ta. Nói cách đơn giản, con người ra đời để gặp rắc rối giống như những lằn lửa bay chớp lên không. Câu Kinh Thánh nầy, và đúng như đề tựa loạt bài nghiên cứu của chúng ta, ám chỉ tình trạng thực không thể biết trước được về cuộc sống và đúng là những nan đề bước vào đời sống chúng ta từ ngày nầy sang ngày khác, và thậm chí cả toàn bộ kinh nghiệm của chúng ta nữa. Chúng ta thấy nhân vật cung ứng cho chúng ta đề tựa của loạt bài học quả là nhân vật vốn buồn rầu cực độ. Trong Gióp chương 3, đặc biệt chúng ta thấy Gióp sa vào tình trạng buồn thảm tới một cấp độ mà ông rất muốn tự tử qua những lần biện bác mà ông đã đưa ra. Ông đã rủa sả ngày sanh ra ông, ông ước gì đã chết từ lúc mới chào đời, ông ước rằng giá mà ông được chết ngay lúc bây giờ – và có lẽ chính trong cảm xúc đó mà vợ ông đã nói: 'Hãy rủa sả Đức Chúa Trời rồi chết đi', còn gì nữa đâu, hãy rủa sả Ngài đi!
Thật là thú vị khi chúng ta xem xét nhân vật ấy vào buổi tối hôm nay, Giêrêmi, ông cũng đang có những cảm xúc muốn tự tử. Nếu quí vị nhìn xem chương 20 sách Giêrêmi và câu 14, chúng ta đọc một vài câu quan trọng từ vị tiên tri của Đức Chúa Trời, ông nói: “Đáng rủa cho cái ngày mà tôi đã sinh! Nguyền cho cái ngày mà mẹ tôi đẻ tôi ra đừng được phước! Đáng rủa thay là người đem tin cho cha tôi rằng: Ngươi đã sanh con trai! làm cho cha tôi đầy sự vui mừng. Nguyền cho người đó cũng như các thành mà Đức Giêhôva đã phá đổ chẳng phàn nàn! Nguyền cho nó vừa lúc ban mai nghe kêu la, đến trưa nghe kêu lớn tiếng; vì đã chẳng giết tôi từ trong lòng mẹ; thì mẹ tôi đã làm mồ mả tôi, và thai lớn luôn luôn. Sao tôi đã ra khỏi thai để chịu cực khổ lo buồn, cả đời mang sỉ nhục?”
Khi chúng ta đọc mấy câu nầy, tôi không biết chi về quí vị, nhưng tôi buộc phải đưa ra thắc mắc nầy: 'Điều chi khiến cho người của Đức Chúa Trời, và là tiên tri của Đức Chúa Trời, người của Đức Chúa Trời trong một thời điểm khá đặc biệt, phải thốt ra những lời lẽ ngã lòng, buồn thảm và phá tán như vậy chứ? Điều chi đã làm cho người của Đức Chúa Trời phải thất vọng như vậy chứ? Những lằn lửa buồn thảm nào đã bay chớp vào đời sống của người nầy, thổi tung hết mọi sự người trông cậy, đến nỗi người đã thốt ra mấy lời thê thảm như thế?’ Quí vị sẽ tưởng tượng ra sao nếu tôi, là nhà truyền đạo tối nay, đã thốt ra những câu nói giống như vậy? Quí vị sẽ đạp tôi xuống rồi nói: `Ông không thể nói như vậy được!' Điều chi đã khiến cho một tiên tri của Đức Chúa Trời cảm nhận như thế?
Phải, chúng tôi sẽ dành cho quí vị một phần lịch sử sách Giêrêmi, và cả nhân vật Giêrêmi nữa, để cho chúng ta hiểu rõ vị tiên tri đến từ đâu khi ông thốt ra những xúc cảm nầy. Nếu thời thế của David và Solomon có thể đem sánh với thời điểm mùa xuân và mùa hè trong lịch sử Vương quốc Israel, trời đã cuối thu khi Giêrêmi xuất hiện trên bối cảnh. Khi Giêrêmi xuất hiện công khai, trời gần vào đông trong lịch sử mối quan hệ của Israel với Đức Chúa Trời, và có sự suy đồi trong dân tộc, có sự bội đạo về chính trị và tôn giáo. Giờ đây chúng ta nhận biết từ bản tường trình của lịch sử là đã có cơn phấn hưng thuộc linh dưới thời Vua Êxêchia và dưới thời tiên tri Êsai. Trong một thời gian ngắn cơn phấn hưng đó đã có một ảnh hưởng và một tác dụng thực sự, nhưng ảnh hưởng của cơn phấn hưng ấy đã khởi sự suy giảm và đã qua đi lâu rồi khi chúng ta gặp Giêrêmi trong phân đoạn nầy mà chúng ta đã đọc buổi tối nay. Thậm chí trong cuộc đời của Giêrêmi, những cải cách của Vua Giôsia cũng không thực sự tạo ra được một cái chạm nào trên dân sự, chúng chỉ là những thứ mỹ phẩm trang điểm trên bề mặt mà thôi – nhưng những cải cách, và có người cho rằng sự cải cách thay vì cơn phấn hưng của Vua Giôsia, chỉ sâu tới lớp da mà thôi, nó không thực nhập vào tấm lòng và vào những cá tánh của các người nam người nữ trong xứ. Nó chẳng làm thay đổi đời sống của họ, nó chỉ thay đổi thói tật của họ mà thôi.
"Trong lịch sử cho thấy, khi có những việc đâm ra tồi tệ như thế nầy, giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời và xứ sở của Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời phải can thiệp".
Một tác giả cũng có nói y như vậy: 'Vào thời điểm đặc biệt nầy Vua và triều thần, hoàng thân và dân chúng, tiên tri và thầy tế lễ, đều bị nhiễm các thói hư tật xấu thật đáng gớm ghiếc'. Bây giờ hãy hình dung điều nầy xem, đây là tuyển dân của Đức Chúa Trời, đây là vùng đất mà Đức Chúa Trời chọn lựa, thế mà đất đai của Israel thì đầy dẫy với các đền thờ tà thần như Baal và Asherah. Có nhiều hình tượng dâm dục phủ đầy mấy đền thờ nầy cùng các trung tâm thờ phượng. Trên từng đồi cao, dưới bóng tàng cây là chỗ kín đáo thờ lạy tà thần dâm dục. Còn ở tại thành Jerusalem, có một sự bội đạo cao độ, là sự suy đồi và tái phạm của dân sự Đức Chúa Trời, ở đó quí vị có thể nhìn thấy những bà mẹ sai con cái mình ra rừng lượm củi để nhóm lửa, để hấp bánh. Quí vị có thể nhìn thấy những người nữ đang nhào bột, đặt chúng trên chảo, rồi đem hấp thành bánh – Giêrêmi nói – để dâng cho nữ vương trên trời.
Trong lịch sử cho thấy, khi có những việc đâm ra tồi tệ như thế nầy, giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời và xứ sở của Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời phải can thiệp. Đức Chúa Trời buộc phải, cho phép tôi nói như thế, làm một việc gì đó, để xen vào. Sự công bình của Ngài đòi hỏi sự phán xét dành cho tội lỗi, sự ngay thẳng và sự công bình đòi hỏi sự vô tư. Ở mặt nầy chúng ta có sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, sự công bình của Đức Chúa Trời, quyền bính của Đức Chúa Trời, Ngài phải đưa ra các mệnh lệnh của Ngài ở tại đó, Lời của Ngài, và người ta nhìn biết ý chỉ của Ngài – còn ở mặt kia của đồng tiền, chúng ta có một Đức Chúa Trời giàu lòng thương xót, một Đức Chúa Trời yêu thương, một Đức Chúa Trời biết cảm động, và một Đức Chúa Trời giàu ơn, là Đấng tìm cách cảnh cáo dân sự phải tránh thoát cơn thạnh nộ hầu đến. Ngài muốn ban cho dân sự cơ hội để ăn năn, thậm chí trước khi Ngài phải làm ra những điều Ngài phải làm trong khi phán xét.
Cho nên, khi cảnh cáo con người, khi Ngài cần phải sửa đổi toàn bộ lịch sử Kinh Thánh, Đức Chúa Trời cần tới một tiếng nói. Đây không phải là cách xử lý bình thường của Đức Chúa Trời khi phán qua những đám mây như Ngài vốn thường làm khi Ngài phán về Chúa chúng ta: 'Nầy là Con yêu dấu của Ta' – đấy không phải là cách xử lý bình thường của Ngài, khi phán qua đám mây – nhưng Ngài đã sử dụng hạng người lập dị, thậm chí kỳ cục nữa, được gọi là tiên tri để nói ra Lời của Đức Chúa Trời, trở thành tiếng nói của Đức Chúa Trời. Ngài cần một con người thánh khiết – và quí vị hãy nhớ đấy, khi chúng ta nhìn xem tiên tri Êxêchiên, Đức Chúa Trời đã tẩy rửa cả đất, và khi Ngài bảo tiên tri Êxêchiên phải giữ im lặng thì ông không được phép nói tiên tri nữa, Ngài phán rằng trên khắp đất Ngài không tìm được một người để đứng nơi lỗ hổng – Ngài không thể tìm được một người để làm tiên tri cho Ngài, và để làm đại biểu cho Ngài.
Tiên tri là hạng người có lòng quan tâm, họ phải là hạng người thánh khiết, cần phải có tiếng nói của người thánh để trình bày Lời của Đức Chúa Trời. Người phải có tấm lòng vừa lòng Đức Chúa Trời, người phải cảm xúc giống như Đức Chúa Trời cảm xúc, người phải có gánh nặng mà Đức Chúa Trời đang có, người phải biểu lộ và biết rõ cơn giận mà Đức Chúa Trời biểu lộ đối với tội lỗi và sự bất công, và người phải bị đau khổ cùng những cảm xúc chạm đến y như Đức Chúa Trời bị chạm đến do sự bất tuân của loài thọ tạo và dân giao ước của Ngài. Đấy là một mặt của vị tiên tri, nhưng cái điều trớ trêu của vị tiên tri, ấy là mặt kia của bổn tánh ông thì giống như mặt kia của Đức Chúa Trời. Không những ông phải là một người thánh, một người biết giận dữ, một người không hề khiếp sợ, mà ông còn là một người biết yêu thương, một người có lòng thương xót, một người biết cảm động, một người tử tế nhún nhường, bằng lòng đến biện hộ cho dân sự, là những kẻ mà Đức Chúa Trời đang cưu giận, biện hộ cho dân sự là những người mà sự phán xét của Đức Chúa Trời sẽ giáng trên họ, nài xin họ hãy ăn năn và biện hộ với chính mình Đức Chúa Trời trong sự cầu thay cho dân sự – hầu cho Đức Chúa Trời sẽ tỏ ra lòng thương xót và tình yêu thương đối cùng họ.
Giêrêmi chính là con người đó. Như một trước giả đã nói: Giêrêmi là vị tiên tri trong giờ nửa đêm của xứ Giuđa. Ông là một người biết cảm thông với một sứ điệp rất nghiêm khắc. Giêrêmi là người được chọn của Đức Chúa Trời, và tôi muốn chúng ta nên nhìn xem ông đã được chọn như thế nào vào buổi tối nay, và quả thực tại sao Đức Chúa Trời lại chọn ông cao hơn những người khác.
“Bây giờ, đâu là những lý do cho sự việc nầy? Phải, quí vị có thể tiếp tục và chúng ta thực sự để ra cả buổi tối với chương 1 sách Giêrêmi, nhưng tôi muốn chia chương ấy ra làm hai: ấy là ông cảm thấy chưa đủ tư cách cho việc bước theo Đức Chúa Trời và làm theo ý chỉ của Ngài”.
Vấn đề dường như thật kỳ lạ khi chúng ta bước vào chương 1 của sách Giêrêmi, nếu quí vị muốn xây sang sách ấy tối hôm nay, tại sao Đức Chúa Trời lại chọn con người nầy. Không những vì cớ thiếu các đức tính mà ông cần có, mà còn bởi sự thật là ông cảm thấy thiếu các đức tính mà ông vốn cần có. Điều nầy cung ứng cho chúng ta quan điểm đầu tiên buổi tối hôm nay: ông cảm thấy mình chưa được trang bị cho sự kêu gọi nầy. Bây giờ, đâu là những lý do cho sự việc nầy? Phải, quí vị có thể tiếp tục và chúng ta thực sự để ra cả buổi tối với chương 1 sách Giêrêmi, nhưng tôi muốn chia chương ấy ra làm hai: ấy là ông cảm thấy chưa đủ tư cách cho việc bước theo Đức Chúa Trời và làm theo ý chỉ của Ngài.
Việc đầu tiên chúng ta thấy được trong phân đoạn nầy là: ông cảm thấy mình còn quá trẻ. Giờ đây chúng ta không biết Giêrêmi bao nhiêu tuổi trong thời điểm sự nghiệp nầy của ông, nhưng chúng ta biết ông hãy còn trẻ đủ để sử dụng tuổi trẻ của mình là một cách bào chữa cho sự không hầu việc Chúa. Trong câu 6 của phân đoạn mà quí vị đọc thấy khi Đức Chúa Trời kêu gọi, yêu cầu ông phải ra đi phục vụ Ngài, ông nói: 'Tôi thưa rằng: Ôi! hỡi Chúa Giê-hô-va, nầy tôi chẳng biết nói chi, vì tôi là con trẻ'. Tôi muốn chúng ta nên dừng lại trong giây lát tối nay, vì khi chúng ta quan sát qua các nhân vật trong Kinh Thánh – và chỉ trong Cựu Ước mà thôi – chúng ta thấy xuyên suốt lịch sử của Kinh Thánh, Đức Chúa Trời có tiếng chọn những người nam người nữ còn trẻ để phục vụ Ngài. Sở dĩ thường có như vậy, và trong trường hợp nầy, là vì những người lớn tuổi hơn trong xứ quá nghiêm ngặt theo cái tôi của họ, và quá quắt trong tội lỗi của họ, vì Đức Chúa Trời cần phải phán dạy họ. Quí vị hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời đã phán dạy chàng trai trẻ Samuên. Hêli không nghe thấy tiếng phán của Ngài, còn Samuên thì nghe thấy tiếng phán của Ngài trong ban đêm – và tôi tin Hêli không nghe thấy tiếng phán của Ngài vì Hêli không thể nghe được tiếng phán của Ngài! Quí vị có thể nhìn vào Samuên; quí vị có thể mở Tân ước ra và nhìn xem Timôthê; hãy mở Cựu Ước ra một lần nữa thì quí vị nhìn thấy Giôsép, một chàng trai trẻ mà Đức Chúa Trời đã dấy lên; quí vị thấy David đang trông chừng bầy chiên – và không phải người anh cả, không phải người đẹp trai, không phải người cao lớn nhất, không phải người dũng cảm nhất, mà là David, là người được chọn của Đức Chúa Trời. Giăng Báptít, đầy dẫy với Đức Thánh Linh từ trong lòng mẹ – và chúng ta có thể tiếp tục, tiếp tục nữa, rồi qua cả Kinh Thánh, chúng ta nhìn thấy thể nào Đức Chúa Trời tạo ra tiền lệ nầy cho chính mình Ngài, và Ngài tạo ra một danh tiếng ngay chỗ ai cũng biết Ngài đang lựa chọn lớp người trẻ trung.
Giờ đây, sự cổ vũ lớn lao đó dành cho bất kỳ thanh niên nào trong nhà thờ ở đây tối nay – và tôi chỉ ước ao rằng chúng ta vốn có nhiều người trẻ ở đây trong nhà thờ tối nay. Để nhận biết Đức Chúa Trời có một vị trí đặc biệt trong lòng Ngài dành cho lớp người trẻ – dĩ nhiên là Ngài có dành cho thiếu nhi: 'Hãy để cho con trẻ đến cùng ta' – nhưng có một khả năng đặc biệt nơi một người trẻ để được Đức Chúa Trời nắn đúc trước khi những khó nhọc của cuộc sống bước vào, ở đó họ có thể làm cho người ta nhìn thấy những điều ưu tiên trước sau của họ, và họ có thể bày tỏ ra một chương trình, họ có thể chọn ai để họ sẽ phục vụ trong cả cuộc đời của họ. Không những lịch sử của Lời Đức Chúa Trời cho chúng ta biết, mà còn lịch sử Hội Thánh, lịch sử Hội Thánh Cơ đốc mà chúng ta đã biết qua, cho chúng ta biết Đức Chúa Trời ngày nay và trong quá khứ cũng có cùng xu hướng ấy. Thật là thú vị đối tới tôi khi thấy John Calvin, nhà cải chánh lỗi lạc, đã viết quyển 'Học Viện Hội Thánh Cơ Đốc' trước lúc ông được 24 tuổi. John Wesley chỉ mới 25 tuổi khi ông mở ra hệ thống cao siêu cho Hội Thánh Giám Lý - 25 tuổi! David Brainerd, nhà truyền giáo lỗi lạc, chỉ ở tuổi đôi mươi khi ông nhìn thấy một cơn phấn hưng giữa vòng các bộ tộc da đỏ, và ông đã qua đời vào cuối những năm hai mươi để lại một di sản cho Đức Chúa Trời và cho thế giới truyền giáo. Robert Murray M'Cheyne ở trong những năm hai mươi tuổi khi ông nhìn thấy xứ Tô cách Lan sáng chói cho Đấng Christ, và ông đề ra cho nhiều người một tấm lòng nóng cháy ngày nay vì sự hầu việc Chúa của ông – tuy nhiên ở cuối những năm hai mươi tuổi của ông, ông đã bị thiêu vì cớ Đức Chúa Trời, và ông đã qua đời trong sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Và chúng ta có thể nói gì về một người có tên là Jim Elliot? Trong những năm tuổi hai mươi của ông, ông đã tuận đạo để vợ con lại, vì cuộc sống trẻ trung của ông đã được kiến thiết trên phương châm nầy: “Người biết bố thí những gì mình không thể giữ, hầu kiếm được những gì mình không thể mất, người thể ấy không phải là dại dột đâu!” Nếu Đức Chúa Giêxu Christ là Đức Chúa Trời, và đã chịu chết vì tôi, thì của lễ nào là lớn quá đến nổi tôi không thể dâng hết cho Ngài? Không có gì là mỉa mai khi chúng ta nhìn thấy hết thảy những người nam người nữ trong Kinh Thánh, họ là lớp người trẻ được Đức Chúa Trời lựa chọn, và xuyên suốt lịch sử của Hội thánh, chẳng có gì mỉa mai khi những kẻ mà có lẽ theo sự khôn ngoan của chúng ta sẽ không chọn lại chính là những người mà trước tiên Đức Chúa Trời lại chọn lấy họ?
"Thật là kỳ diệu khi bất luận thể nào, vô luận quí vị bao nhiêu tuổi, vô luận điều chi quí vị có thể làm hay không có thể làm, vấn đề đáng kể: ấy là Đức Chúa Trời đã kêu gọi quí vị".
Ngài đã chọn lấy những chàng trai giống như Giêrêmi, và Ngài chọn những người lớn tuổi để làm việc như Môise. Tại sao Ngài chọn như thế? Có bao giờ quí vị thắc mắc như thế nầy về Đức Chúa Trời chưa? Đường lối của Ngài không phải là đường lối của chúng ta, và suy tưởng của Ngài không phải là suy tưởng của chúng ta, nhưng quí vị được phép đứng ở đàng sau nhiều lúc với cái miệng yêu thương, và nói: 'Sao Đức Chúa Trời lại làm những việc nầy?' Cho phép tôi nhờ Kinh Thánh, giải bày thắc mắc ấy với quí vị. Nếu quí vị cùng mở với tôi ở I Côrinhtô chương 1 trong một phút thôi, sách I Côrinhtô chương 1 – và quí vị hãy nhớ rằng sự dại dột của thập tự giá, hoặc không hoàn toàn chính xác như vậy, sự dại dột của việc rao giảng về thập tự giá với ý nghĩa là đồ vật được đem ra rao giảng – bản thân thập tự giá là sự dại dột đã được nói ra ở chương 1, không phải là rao giảng, mà ý nói rằng Đấng Mêsi sẽ ngự đến và chịu chết trên một cây thập tự rồi sống lại, đó là sự dại dột tuyệt đối đối với người Hy lạp và là vầng đá vấp chơn đối với người Do thái. Vì vậy, chúng ta hãy bước vào giữa bài giảng, ở chỗ mà Phaolô đang lý giải tại sao Tin Lành là sự rồ dại đối với người Hy Lạp và là vầng đá vấp chơn đối với người Do thái, câu 25, lý do là: ‘Bởi vì sự dồ dại của Đức Chúa Trời là khôn sáng hơn người ta’. Tại sao Đức Chúa Trời lại chọn hạng người mà quí vị và tôi đều không muốn chọn, và Ngài lại chọn họ trước hết? Vì sự rồ dại của Ngài là khôn sáng hơn sự khôn ngoan của quí vị, đấy là lý do tại sao. ‘Vì sự yếu đuối của Đức Chúa Trời là mạnh hơn người ta', lý do là: ‘Hỡi anh em, hãy suy xét rằng ở giữa anh em là kẻ đã được gọi, không có nhiều người khôn ngoan theo xác thịt, chẳng nhiều kẻ quyền thế, chẳng nhiều kẻ sang trọng. Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh; Đức Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian, cùng những sự không có, hầu cho làm những sự có ra không có, để chẳng ai khoe mình trước mặt Đức Chúa Trời”.
Tại sao Đức Chúa Trời lại làm như vậy chứ? Đây là lý do tại sao: để chẳng ai khoe mình trước mặt Đức Chúa Trời, cho nên Ngài có thể biến một kẻ dại thành một hình ảnh thu nhỏ tất cả những gì thế gian nầy thế cho bằng cách sử dụng những việc rồ dại giống như quí vị và tôi để đạp đổ những đồn lũy, những bậc vua chúa và các thế lực, những triết lý và các hệ thống và các vương quốc trần gian nầy. Như thế có kỳ diệu không? Thật là kỳ diệu khi bất luận thể nào, vô luận quí vị bao nhiêu tuổi, vô luận điều chi quí vị có thể làm hay không có thể làm, vấn đề đáng kể: ấy là Đức Chúa Trời đã kêu gọi quí vị. Điều có ý nghĩa: ấy là Ngài đã cứu quí vị, Ngài đã chọn lấy quí vị – và phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta có ý nói rằng hễ ai được Ngài chọn, Ngài cũng trang bị cho họ. Người theo Thanh Giáo xưa đã đúng – và điều nầy vốn sâu lắng vào lòng của từng người tối hôm nay – khi ông ta nói: ‘Đức Chúa Trời không chọn quí vị vì quí vị đã được trang bị, nhưng Ngài trang bị cho quí vị vì quí vị đã được chọn'. Đức Chúa Trời một ngày kia, Ngài không ngó xuống và nói: 'Ồ, có một người quá giỏi, người ấy nói năng hay lắm', hoặc, 'người ấy có tâm trí vững vàng', hay, 'người đó kiếm được bộn tiền', hoặc, 'người ấy có nhiều tài khéo', hay, 'hãy lắng nghe âm điệu trong giọng hát của người ấy', nhưng Đức Chúa Trời chọn kẻ yếu đuối nhất, hèn hạ nhất, những việc xấu xí nhất của thế gian. Phaolô đã nói tới sự bẩn thỉu nhất của muôn vật, nếu tôi có thể phiên dịch thì phải nói như vầy: cặn bã của thế gian! Ngài chọn chúng ta và Ngài biến những vật không ra gì thành ra gì, để chẳng ai khoe mình trước mặt Ngài và mọi sự vinh hiển đều quy về cho Đức Chúa Trời.
Nói như thế dường như Ngài đang nói tới Israel trong Phục truyền luật lệ ký chương 7, có phải không? 'Đức Giê-hô-va tríu mến và chọn lấy các ngươi, chẳng phải vì các ngươi đông hơn mọi dân khác đâu; thật số các ngươi là ít hơn những dân khác. Nhưng ấy vì Đức Giê-hô-va thương yêu các ngươi, và giữ lời thề mà Ngài đã lập cùng tổ phụ các ngươi, là Ápraham'. Đấy là lý do tại sao, vì Ngài chọn lấy quí vị, vì Ngài tríu mến quí vị. Giờ đây, hỡi quí vị trẻ tuổi tối nay, điều tôi muốn nói với quí vị là đây: đừng để một hệ thống nào, dù đó là hệ thống thế gian hoặc một hệ thống bên trong Hội Thánh, hay đừng để cho một người nào dù là trong gia đình hay thân hữu của quí vị, đặt để quí vị vào trong một cái hộp không xứng đáng vì quí vị còn trẻ, vì quí vị yếu đuối. Chắc chắn trong thời buổi nầy lớp người trẻ cần phải kính trọng bậc trưởng lão của họ, và học biết tôn kính họ và học tập tự nơi họ, nhưng tôi có thể khích lệ quí vị, là lớp người trẻ tối nay theo ánh sáng mọi điều chúng ta đang xem xét trong sách Giêrêmi: hãy sốt sắng cho Đức Chúa Trời trong thời buổi nầy, và đừng để bất kỳ ai ngăn trở quí vị, đừng để bất kỳ ai che chắn hoặc dập tắt sự sáng láng của quí vị đi!
"Ông lấy cớ không có khả năng ăn nói vì ông hãy còn quá trẻ, ông cảm thấy mình không có ơn theo cách nầy vì tuổi tác của ông".
Tôi có khuynh hướng đồng ý với Leonard Ravenhill khi ông nói: 'Tôi sẽ hạ sự cuồng nhiệt xuống thấp hơn là tìm cách làm cho một xác chết tỉnh lại'. Nói như thế có đúng không? Nhưng người lớn tuổi có mặt ở đây tối nay thì cũng như vậy, đừng để mọi năng lực của tuổi trẻ khiến cho quí vị cảm thấy thừa thải, hoặc khiến cho quí vị phải lui đi khỏi công việc của Đức Chúa Trời – vì sự khôn ngoan, kinh nghiệm của quí vị vốn rất cần thiết trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Thật là tuyệt vời, trong ánh sáng của những phần nghiên cứu mà chúng ta đã có rồi, nếu Môise được Chúa sai đi gặp Pharaôn ở tuổi 80, tôi dám chắc rằng Đức Chúa Trời vẫn còn có việc gì đó dành cho quí vị để lo làm! Quí vị không nghĩ thế sao?
Ông nói ông còn quá trẻ, nhưng cách thứ hai ông cảm nhận là ông không xứng đáng với sự kêu gọi nầy, nên ông đã nói: 'Tôi chẳng biết nói chi' – Tôi chẳng biết nói chi. Giờ đây ông sử dụng lý do mình không thể nói vì ông hãy còn quá trẻ, ông không thấy mình có ơn theo cách nầy vì cớ tuổi trẻ của ông. Quí vị hãy nhớ lại đây là một trong những lời biện hộ mà Môise đã từng đưa ra, thậm chí ông đã tiếp thu đủ mọi thứ khôn ngoan và cách trí ở Ai cập và ông là một người giỏi giang cả thể hình và trong lời nói. Ông nói: 'Ta không thể làm được việc chi cho Đức Chúa Trời', nếu quí vị thích: 'Ta không phải là nhà truyền đạo'. Ngày nay, có bao nhiêu Cơ đốc nhân nói năng như thế? 'Tôi chưa có ơn giảng dạy, tôi thấy đứng dậy cầu nguyện lớn tiếng đã là đủ khó rồi. Tôi không phải là nhạc công, tôi thấy làm chứng là khó lắm – tôi không thể đi lòng vòng mấy cánh cửa rồi gõ trên chúng và hỏi người ta có được cứu hay chưa?' Cho phép tôi nói nhé, nếu quí vị không có ơn ăn nói, hoặc nếu quí vị không có ơn ca hát, xin tha cho chúng tôi, rồi đừng rao giảng và đừng ca hát nữa!
Sự thật cho thấy rằng Lời của Đức Chúa Trời tối nay đang nói cho chúng ta biết là có một sự đề kháng to lớn mà chúng ta đang sử dụng để không hầu việc Chúa, để đừng dính dáng với công việc của Đức Chúa Trời, chỉ toàn là những lời bào chữa thôi. Giêrêmi đã nói: “Tôi chẳng biết nói chi, tôi còn quá trẻ’, nhưng hãy nhìn xem Đức Chúa Trời nói gì với ông trong chương 1 câu 5 – hãy trở lại với Giêrêmi chương 1 câu 5: '[Giêrêmi] trước khi ngươi sanh ra, ta đã biệt riêng ngươi', hay ta đã 'lập ngươi làm kẻ tiên tri cho các nước’. Trước tiên ông đã nói gì? 'Ôi! hỡi Chúa Giê-hô-va, nầy tôi chẳng biết nói chi' - 'Hỡi Giêrêmi, hãy nghe đây, ta đã dựng nên ngươi. Môi miệng mà ngươi cho là không thể nói, ta đã tạo nên môi miệng, hỡi Giêrêmi! Ta đã làm cho ngươi được thánh, ta đã biệt riêng người cho ta sử dụng, ta đã chỉ định ngươi và đặt ngươi làm tiên tri cho các nước'. “Nhưng Đức Giê-hô-va lại phán: Chớ nói: Tôi là con trẻ; vì ngươi sẽ đi khắp nơi nào ta sai ngươi đi, và sẽ nói mọi điều ta truyền cho nói” - câu 7.
Ông có thể nói, giống như Môise: 'Nhưng tôi sẽ nói ai sẽ sai tôi, và khi họ hỏi danh Đức Chúa Trời ngươi là gì, thì tôi sẽ nói làm sao?' Trong câu 8 Ngài phán: 'Đừng sợ vì cớ chúng nó; vì ta ở với ngươi đặng giải cứu ngươi, Đức Giê-hô-va phán vậy'. 'Ta đã dựng nên người, ta đã làm cho người được nên thánh, ta đã chỉ định ngươi, ta sẽ nói cho ngươi biết những điều phải nói, và ta sẽ ở cùng ngươi'. 'Lạy Chúa, làm sao tôi biết được, làm sao tôi biết được Ngài sẽ ở cùng tôi? Làm sao tôi biết Ngài sẽ bảo tôi biết những điều phải nói?'. Trong câu 9, đây là một câu đáng nhớ đối với tôi: 'Đoạn, Đức Giê-hô-va giang tay rờ miệng tôi. Đức Giê-hô-va lại phán cùng tôi rằng: Nầy, ta đã đặt những lời ta trong miệng ngươi'. Ngài chạm đến ông và Ngài đặt lời của Ngài vào miệng ông! Ngài mặc cho ông bằng quyền phép từ trên cao, một thứ quyền phép y như quyền phép mà các môn đồ đã mặc lấy vào ngày Lễ Ngũ Tuần, để rao giảng và thốt ra lời của Đức Chúa Trời trong quyền phép và sự bày tỏ của Đức Thánh Linh.
Đừng ngã lòng với những thể hiện bên ngoài mà quí vị đang nhìn thấy trong đời sống của mình trước những điều mà Đức Chúa Trời kêu gọi quí vị phải lo làm. Đừng nản lòng, đừng để chúng đánh hạ quí vị và ngăn chặn quí vị không hầu việc Chúa – hãy lắng nghe tối nay: Đức Chúa Trời đã cứu quí vị, Ngài đã chọn quí vị từ chỗ đông đúc người sẽ sa vào sự đọa đày, và Ngài đã mua lấy quí vị bằng huyết quí báu của Chiên Con Đức Chúa Trời tại đồi Gôgôtha, Ngài đã biệt riêng và làm cho quí vị được nên thánh, Ngài đã làm cho quí vị được tiếp nhận trong Đấng Yêu Thương, Ngài đã chọn lấy quí vị trong Đấng Christ trước khi dựng nên thế gian để hầu việc Ngài và để làm ra những kỳ tích lớn lao cho Ngài, Ngài đã sai Ngôi Thứ Ba Đức Chúa Trời bước vào lãnh vực nầy để quí vị được mặc lấy quyền phép, để ra đi và làm công việc của Đức Chúa Trời, và Ngài đã ban cho quí vị Lời của Ngài, những gì cần phải nói ra. Đừng nản lòng, Ngài đã truyền cho quí vị phải ra đi và đồn ra Tin Lành. Nếu quí vị không thể đứng lên rao giảng ở đây, ở chỗ nầy, thì chẳng hề gì đâu, vì Chúa đã phán trước khi Ngài lìa khỏi các môn đồ như sau: 'Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhơn danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi’, và hãy lắng nghe những điều Ngài đã phán với tiên tri Giêrêmi, Ngài cũng phán như thế với chúng ta: ‘Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế. Amen!’
"Chúng ta phải tiến tới trước: ông cảm thấy mình chưa được trang bị cho sự kêu gọi, nhưng khi ông bắt tay vào việc, chúng ta thấy ông đã mang lấy nhiều gánh nặng, và đó là lý do tại sao Giêrêmi được mọi người nhận biết với tước hiệu: 'Vị tiên tri than khóc'".
Ông đã thao thức với một sự lựa chọn trái với tự nhiên, còn chúng ta thì không phải như vậy sao? Đây là ân điển đáng kinh ngạc, nghe tuyệt vời làm sao ấy, ân điển ấy đã cứu một kẻ khốn khổ giống như tôi. Chúng ta phải tiến tới trước: ông cảm thấy mình chưa được trang bị cho sự kêu gọi, nhưng khi ông bắt tay vào việc, chúng ta thấy ông đã mang lấy nhiều gánh nặng, và đó là lý do tại sao Giêrêmi được mọi người nhận biết với tước hiệu: 'Vị tiên tri than khóc'. Ông đã được kêu gọi ở những chỗ 'vị tiên tri có tấm lòng tan vỡ, vị tiên tri có trái tim đổ máu và ý chí sắt thép'. Mọi sự quí vị cần phải làm để nhận biết vị tiên tri nầy là bước sang sách kế tiếp trong Kinh Thánh kể từ sách Giêrêmi, ấy là sách Ca thương, đây mới thực là một quyển sách nói về than khóc và kêu la đối với sự huỷ diệt thành thánh Jerusalem. Đấy là lý do tại sao ai cũng biết ông là vị tiên tri than khóc. Chúng ta buộc phải đưa ra thắc mắc tối nay: điều chi đã gây ra sự tan vỡ nơi ông? Những gánh nặng nầy là gì mà người của Đức Chúa Trời phải mang lấy? Tất nhiên, chúng ta phải nói rằng chính tội lỗi hiện hữu xung quanh ông, sự thờ lạy hình tượng và sự suy đồi về mặt chính trị và tôn giáo của xứ sở. Dĩ nhiên là về mặt chính trị đã có sự liên minh với nước Ai cập để đánh trận với người Babylôn, và không có một sự gắn bó nào với Đức Chúa Trời hết. Chỉ hai việc nầy thôi sẽ trở thành một gánh nặng ghê khiếp lắm đối với một người thánh, và một lần nữa chúng ta nhìn thấy tình trạng khó xử của vị tiên tri – một tấm lòng theo Đức Chúa Trời, một tấm lòng hiệp với sự công bình của Chúa, và mặt khác cũng có một tấm lòng chiều theo dân sự của Đức Chúa Trời, một tình yêu và một lòng thương xót dành cho họ nữa.
Nhưng các gánh nặng của Giêrêmi không phải là loại gánh nặng tôn giáo, mà là một gánh nặng đánh mạnh vào đời sống của Giêrêmi, ấy là gánh nặng cùng những nỗi thống khổ của ông là những điều rất cá nhân. Nếu quí vị nhìn thật kỹ vào sách nầy, quí vị sẽ thấy mặc dù Giêrêmi chịu đứng lên vì Đức Chúa Trời và đứng lên vì xứ sở, dân sự của đất nước, thể chế chính trị và tôn giáo, đã gán và liệt ông là một kẻ phản bội. Hãy đưa lý trí của quí vị trong một phút quay trở lại với sách Êxêchiên xem, và tôi hy vọng nếu quí vị không nhớ chi về Êxêchiên, thì quí vị nên nhớ lại điều nầy đi: đã có một mối đe doạ từ phương Bắc, người Babylôn sẽ đến từ phương Bắc, và cả Êxêchiên và tiên tri Giêrêmi đều nói cho dân Israel biết: 'Đừng đánh trận nghịch cùng người Babylôn, vì Babylôn là công cụ của Ta dùng để sửa phạt ngươi và đưa ngươi xây khỏi sự thờ lạy hình tượng mà về với chính mình Ta. Đừng đánh trận nghịch cùng họ, hãy chịu làm phu tù đi', hãy nhớ ông có nói: ‘Hãy xây nhà các ngươi, hãy trang hoàng nhà cửa, vì các ngươi còn ở lại đây – đừng đánh trận với những gì ta đang làm ra theo ý chỉ tối thượng của Ta'. Giờ đây quí vị có thể tưởng tượng ra khi Giêrêmi ra đi với mọi lời lẽ nầy, và ông đang rao giảng như thế tại thành Jerusalem, họ đã đóng nhãn cho ông là một kẻ phản bội cả về chính trị và về tôn giáo.
Tiếng kêu la của ông không phải là: 'Không đầu hàng', mà là 'Tất cả hãy đầu hàng'. Ông đã khám phá ra, khi ông càng rao giảng và làm chứng, rằng kẻ thù của một nhà truyền đạo không luôn luôn là hạng người mà ông đã rao giảng nghịch lại với xứ sở. Nếu quí vị cùng xem với tôi sách nầy, nếu quí vị trước tiên hướng vào chương 11 của sách Giêrêmi, quí vị sẽ thấy rằng một số kẻ thù đều xuất thân từ quê nhà của ông. Câu 19 của chương 11: “Còn tôi, như chiên con dễ biểu bị dắt đến chỗ giết, tôi chẳng biết họ mưu toan nghịch cùng tôi, mà rằng: Hãy diệt cả cây và trái, dứt khỏi đất người sống, hầu cho danh nó chẳng được nhớ đến nữa. Hỡi Đức Giê-hô-va vạn quân! Ngài đoán xét cách công bình, dò xét lòng và trí, tôi sẽ thấy sự Ngài báo thù họ, vì tôi đã tỏ việc tôi cùng Ngài. Vậy nên Đức Giê-hô-va phán như vầy về người A-na-tốt’', đó là nơi xuất thân của tiên tri Giêrêmi, quê hương cật ruột của ông, 'là kẻ đòi mạng sống ngươi, mà rằng: Nếu ngươi không muốn chết về tay ta, thì chớ nhơn danh Đức Giê-hô-va mà nói tiên tri!'. Dân sự tại quê hương cật ruột của ông đã chống nghịch ông.
Hãy hướng sang chương 12 và câu 6, có lẽ càng đau khổ hơn cho Giêrêmi, sự thật cho thấy rằng những kẻ cùng quê hương với ông đang chống nghịch ông: ‘Chính anh em ngươi và nhà cha ngươi đương phản ngươi, chúng nó cũng kêu tiếng to sau ngươi nữa. Dầu chúng nó nói những lời lành, ngươi chớ nên tin!'. Chương 15, chúng ta không nên mất thì giờ khi đọc câu ấy, nhưng câu 15 đến câu 17 cho chúng ta biết rằng hội chúng, dân sự của Đức Chúa Trời, thể chế tôn giáo, đã xây sang nghịch cùng ông vì sự rao giảng của ông. Nếu quí vị nhìn xem câu 20 của chương 15, và nói chung, tất cả mọi người đều chống nghịch Giêrêmi – giống như Athanasius, ông đã nghịch với thế gian và thế gian đã nghịch với Athanasius. Phải chăng điều nầy nhắc cho quí vị và tôi nhớ tới lời lẽ của Chúa Giêxu khi Ngài phán: 'Đấng tiên tri chỉ bị trong xứ mình và người nhà mình khinh dể mà thôi… và người ta sẽ có kẻ thù nghịch, là người nhà mình?’
"Nếu quí vị muốn trở thành người nam hay người nữ của Đức Chúa Trời, dù quí vị già hay trẻ, trưởng thành hay chưa trưởng thành, có một việc quí vị cần phải nhận biết: ấy là quí vị sẽ trở thành một người nam hay người nữ cô độc! Quí vị sẽ không thể là thiết hữu của mọi người đâu".
Điều nầy nói cho chúng ta biết điều gì? Tôi muốn nói cho quí vị biết điều đó: nếu quí vị mong muốn trở thành một người nam hay một người nữ của Đức Chúa Trời, dù quí vị già hay trẻ, trưởng thành hay chưa trưởng thành, có một việc quí vị cần phải nhận biết: ấy là quí vị sẽ trở thành một người nam hay người nữ cô độc! Quí vị sẽ không thể là thiết hữu của mọi người đâu. Tôi nghĩ John Henry Jowett, một nhà truyền đạo lỗi lạc, đã nói đúng khi ông phát biểu như sau: 'Có thể tránh thoát nhiều rắc rối bằng cách sống một đời sống vô nghĩa'. Quí vị có muốn không gặp rắc rối chăng? Đừng làm chi hết! Hãy sống vô nghĩa đi! Và chắc chắn tôi muốn nói cho quí vị biết, đa số quí vị đã trở lại đạo ở đây tối nay rồi, nếu quí vị muốn không gặp rắc rối hay bất cứ nan đề nào: đừng đi theo Đấng Christ mà chi!
Giêrêmi đã chịu khổ vì sứ điệp của ông. Nếu quí vị xem chương 20 câu 2 một cách mau chóng, quí vị sẽ thấy rằng ông đã bị bỏ vào một xó nào đó ở bên ngoài thành Jerusalem rồi. Có lẽ họ đã ném trái cây thối vào ông, có thể cả ném đá vào ông và không cần biết điều chi khác nữa. Trong chương 38 và câu 6 ông bị ném xuống một cái hố, vào trong một bể chứa nước. Trong chương 40 và câu 1 ông đã bị còng xiềng lại rồi. Trong chương 16 và câu 2 Đức Chúa Trời đã cấm ông không được lấy vợ – ông không được phép lấy bất kỳ ai làm vợ, không cứ cách nào đó ông phải phản hồi lại nỗi đau khổ mà Đức Chúa Trời đã có. Có lẽ tôi nhìn và đọc câu Kinh Thánh đó, giống như vợ của Êxêchiên bị tách ra khỏi ông để làm biểu tượng cho mối hôn nhân bị tan vỡ, nếu quí vị muốn, giữa Đức Giêhôva và dân giao ước, Giêrêmi đã không được phép có một người vợ! Tôi lấy làm lạ không biết lý do tại sao phải như thế? Ông không được phép có con, và mọi nỗi đau buồn nầy cùng hết thảy các gánh nặng sẽ trở thành lý do tại sao ông được gọi là tiên tri than khóc, và là lý do tại sao nhiều học giả gọi ông là Gióp sống giữa vòng các vị tiên tri.
Trong chức vụ, ông phải đối mặt với các tiên tri, các Mục sư và các thầy tế lễ giả. Trong chức vụ của ông, Lời Đức Chúa Trời mà ông đã rao giảng bị cấm đoán, bị thiêu đốt, và bị xem thường - và có gì là lạ lùng không khi thấy một con người tình cảm giống như chúng ta, và hãy nhớ rằng ông chỉ là một con người mà thôi, đã trở thành Giêrêmi người chán nản. Có một sự trùng khớp ngẫu nhiên là trong suốt cuộc đời của ông, hơn bất kỳ một vị tiên tri nào khác, ông đã nhìn thấy thể nào Đức Chúa Trời đã hành động trong sự tan vỡ đó – đấy là điểm thứ ba của quí vị đấy! Vào một ngày nọ, Giêrêmi được dẫn dắt bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời, Giêrêmi đã vượt qua phía bên kia thành Jerusalem đến tại trũng Hinnom. Ở đó trong Trũng Hinnom ông tìm gặp ngôi nhà của người thợ gốm, và ông bước vào trong thì thấy người thợ gốm đang ngồi trên cái bàn xây. Ông ta đập vỡ những tảng đất sét rồi thử nhào nặn nó, khiến cho nó sẵn sàng để được đưa vào khuôn. Ông đặt đất sét lên trên một cái đĩa, và ông đạp hai bàn chân rồi đẩy và bơm, rồi kế đó ông tra mấy ngón tay của mình vòng quanh nó. Với ngón tay của mình, giống như một nghệ sĩ và một nhạc sĩ, từ khối đất sét ấy, ông tạo ra một sản phẩm mà ông muốn nhìn thấy cả bên trong lẫn bên ngoài. Ông nắn đúc theo ý thích của ông. Thế rồi, thình lình có một sự cố nhỏ đã xảy ra, và một miếng đất sét rơi xuống, một miếng đất sét bị bể ra, hoặc nó không nằm trong chỗ mà ông muốn nó phải ở đó – và gần như tôi có thể hình dung Giêrêmi đang nghĩ: 'Người thợ gốm đang làm cái gì vậy? Có phải ông ta cúi xuống và nhặt lấy một mẫu đấy sét khác không?'. Thế nhưng ông ta không làm như thế, ông ấy nhặt lấy mẫu đất bị vỡ kia, mẫu đất không được nắn đúc đúng kiểu ấy, và ông ta đập nát nó ra! Ông ta ấn nó vào, nén nó lại, vắt nó thật chặt, và ông ta nắn đúc mẫu đất đó lại một lần nữa!
Hãy nhìn vào chương 18 trong một phút, câu 3: 'Ta bèn xuống trong nhà thợ gốm, nầy, nó đương nắn đồ trên cái bàn xây. Cái bình đã nắn ra bằng đất sét bị hư trong tay người thợ gốm, thì nó lấy mà nắn cái bình khác, tuỳ ý mình muốn làm. Bấy giờ, có lời Đức Giêhôva phán cùng tôi rằng: Đức Giêhôva phán: Hỡi nhà Israel, ta đối với các ngươi há chẳng làm được như người thợ gốm hay sao? Hỡi nhà Israel, đất sét trong tay thợ gốm thể nào, thì các ngươi cũng ở trong tay ta thể ấy'. Đúng là một bài học cho dân sự của Đức Chúa Trời trong thời của Giêrêmi hầu nhìn biết rằng vô luận điều chi xảy đến trong đời sống của quí vị, cho dù xứ Babylôn có đánh bại, chiếm đoạt, và cướp bóc đất nước và quê hương Jerusalem của quí vị đi nữa, nếu sự ấy đến từ tay ta, thì đấy cũng là vì ích cho quí vị đấy thôi!
Nan đề về điều ác, nan đề về sự chịu khổ là một trong những thắc mắc quan trọng nhất mà mỗi Cơ đốc nhân phải đối mặt với. Khó mà giải thích được nan đề đó, nhưng việc duy nhất có thể lý giải: ấy là bằng chứng của những việc không xem thấy được bằng mắt thường, là điều chúng ta biết là đức tin. Đó là đức tin mà Gióp đã tìm gặp khi ông nói: 'Nhưng Chúa biết con đường tôi đi. Khi Ngài đã thử rèn tôi, tôi sẽ ra như vàng’. Xứ sở sẽ bị tan nát, đất nước sẽ được nắn đúc lại và được tác thành lại, và thắc mắc mà chúng ta cần phải đưa ra một cách cá nhân trong đời sống chúng ta là đây: Chúng ta có tin cậy Đức Chúa Trời Đấng Thợ Gốm không? Trong lòng chúng ta có tin cậy vào tài khéo của Đấng Thợ Gốm và bàn tay của Đấng ấy hay không? Đấng có tư tưởng, Đấng ấy là kiến trúc sư đứng ở đàng sau đời sống của chúng ta, Đấng có cái chạm khéo léo và có quyền phép, khả năng làm thay đổi chúng ta – chúng ta có tin cậy Ngài không? Vì tôi sẽ nói cho quí vị biết tối nay: nếu quí vị tin cậy Ngài quí vị sẽ thấy đây là kinh nghiệm của quí vị, câu 4: 'Ngài sẽ nắn cái bình khác!'
"Tôi nói với quí vị một lần nữa, nếu quí vị không muốn được thay đổi và quí vị đang là một Cơ đốc nhân, quí vị đang sống một đời sống sai lầm rồi!"
Tôi nói với quí vị một lần nữa, nếu quí vị không muốn được thay đổi và quí vị đang là một Cơ đốc nhân, quí vị đang sống một đời sống sai lầm rồi! Còn nếu quí vị muốn được tái tạo lại, và để cho những cơn thử thách, các rắc rối, những nan đề bước vào đời sống của quí vị để thực thi những gì Đức Chúa Trời dự trù cho chúng phải làm, Đức Chúa Trời sẽ biến quí vị thành một cái bình mới. Hãy suy nghĩ tới Giacốp xem, kẻ cong vạy, kẻ chiếm đoạt, tên cướp cạn và là kẻ nói dối, và Đức Chúa Trời biến ông trong một đêm, qua cuộc đấu vật, qua tình trạng tan vỡ, qua bàn tay Đấng Thợ Gốm, thành một hoàng tử với Đức Chúa Trời và với Israel! Hãy suy nghĩ tới Simôn xem, ông rủa sả với những lời thề thốt danh của Đấng Christ, ông chối Ngài ba lần, bước vào bóng tối tăm khóc lóc cay đắng sau khi nhìn tận mặt Cứu Chúa của mình – và điều chi xảy ra cho con người ấy? Từ buổi sáng phục sinh đó kẻ chối bỏ và kẻ phản bội ấy được biến thành Phierơ: 'Ngươi là Phierơ', petros, một viên đá – một con người yếu đuối được biến thành con người cứng như đá!
Tôi có thể hỏi quí vị tối nay: bộ quí vị không nhìn thấy, với nỗi sợ hãi và với vẻ bối rối, rằng Đức Chúa Trời vẫn đang hành động trên quí vị sao? Có một giai điệu của bài hát thiếu nhi mà tôi rất thích, nặng tính thần học – có thể quí vị không nghĩ thế, và tôi không biết các em thiếu nhi có nắm bắt được sự ấy hay không, nhưng giai điệu đó viết như thế nầy đây:
'Ngài vẫn đang hành động trên tôi
Để khiến tôi thành ra điều đáng phải trở thành.
Đối với Ngài chỉ cần đúng một tuần lễ
để làm ra mặt trăng cùng các ngôi sao,
mặt trời và trái đất, sao Hoả và sao Kim.
Ngài đáng yêu và thành tín dường bao,
Vì Ngài vẫn còn hành động trên tôi!'
Tôi biết Ngài có nhiều việc phải làm đối với tôi, nhưng lòng chúng ta có tin vào bàn tay của Đấng Thợ Gốm hay không? Có thể chúng ta không hiểu hết được chương trình của Ngài, có thể chúng ta không hiểu được Ngài sẽ làm gì, nhưng chúng ta có tin cậy bàn tay Ngài không? Thật là khó tin cậy Ngài khi quí vị chứng kiến sự huỷ diệt chưa từng thấy, giống như Giêrêmi đã chứng kiến – điểm thứ tư của quí vị. Giêrêmi thường giục giã hạng người tái phạm của xứ Giuđa nên trở lại với Đức Giêhôva hoặc phải gánh lấy mọi hậu quả, để tránh khỏi cơn thạnh nộ hầu đến, còn nếu họ không tránh khỏi cơn thạnh nộ hầu đến, họ sẽ gánh lấy cơn thạnh nộ phán xét của Đức Chúa Trời – và họ sẽ nếm trải cơn thạnh nộ ấy cho dù Đức Chúa Trời có yêu thương họ và dù Đức Chúa Trời không bằng lòng để cho người nào bị hư mất cả. Khi quí vị biết câu chuyện kinh khủng nói về Giêrêmi, lời kêu gọi cảnh cáo kia đã rơi vào hai lỗ tai điếc, và đấy là lý do tại sao Giêrêmi thay đổi từ việc là một tiên tri chuyên cảnh cáo thành vị tiên tri than khóc. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trên đầu của dân sự vì giọng nói của Giêrêmi đổ vào hai lỗ tai điếc. Sự tàn phá rất rộng lớn, thành Jerusalem bị các lực lượng Babylôn bao vây. Cây cối của thành nầy, lời của Đức Chúa Trời phán, đều được họ sử dụng để chống nghịch nó. Đền thờ bị huỷ diệt, nhiều thi thể của dân Do thái đã được họ đem cho thú hoang ăn. Dân sự nầy đã bị đưa vào cuộc phu tù trong 70 năm tại xứ Babylôn, và họ đã ngồi xuống mà treo đờn cầm của họ bên cây liễu rũ, và họ đã khóc khi họ nhớ tới Siôn. Khủng khiếp thay, có phải không?
"Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trên đầu dân sự vì giọng nói của Giêrêmi đổ vào hai lỗ tai điếc".
Việc đáng ngạc nhiên ra từ mọi việc nầy là đây, và đây là điểm mà tôi muốn đi vào chỗ kết thúc: cho dù ở trong bối cảnh nầy, và thậm chí trong thời đại nầy của Cựu Ước, là thời kỳ trước Đấng Christ, Giêrêmi đã trở nên giống như Đấng Christ qua sự chịu khổ của ông. Giờ đây hãy nhớ rằng đây là vị tiên tri vốn có nhiều điều để khen ngợi ông. Khi quí vị đọc quyển sách nầy, quí vị thấy ngay là ông đã phục vụ dưới 7 vị Vua: Vua Giôsia, Vua Giêhôgiakim, Vua Giêhôgiakin, Vua Sêđêkia, Vua Nêbucátnếtsa của xứ Babylôn, Ghêđalia của Babylôn, Giôhanan. Chúng ta thấy rằng ông đã nói tiên tri nghịch lại 9 quốc gia: Ai cập trong chương 46, Philitin trong chương 47, Môáp trong chương 48, Ammôn, Êđôm, Đamách, Kêđa, Hátso, và Êlam trong chương 49, và Babylôn trong hai chương 50 và 51. Đây quả là một tiên tri rất mạnh mẽ! Thế nhưng trong mọi đức tính và mọi thành tựu của người thuộc về Đức Chúa Trời nầy, chẳng có gì lớn lao hơn Đấng mà quí vị sẽ tìm thấy trong sách Mathiơ chương 16, hãy cùng mở ra với tôi. Mathiơ16 và câu 13: 'Khi Đức Chúa Giêxu đã vào địa phận thành Sêsarê Philíp, bèn hỏi môn đồ, mà rằng: Theo lời người ta nói thì Con Người là ai? Môn đồ thưa rằng: Người nói là Giăng báptít,: kẻ nói là Êli; kẻ khác lại nói là Giêrêmi, hay là một đấng tiên tri nào đó. Ngài phán rằng: Còn các ngươi thì xưng ta là ai? Simôn Phierơ thưa rằng: Chúa là Đấng Christ Con Đức Chúa Trời hằng sống'.
Họ nói: 'Ngài có thể là Êli, Giăng Báptít sống lại từ kẻ chết, hay là Giêrêmi!' Sao lại là Giêrêmi? Vị tiên tri than khóc? Vị tiên tri yếu đuối nầy, dường như vậy, tấm lòng ông tan vỡ – sao lại là Giêrêmi? Vì Giêrêmi là một con người buồn rầu và đã quen với sự đau buồn, người ta che mặt họ lại không nhìn đến ông, ông bị xem khinh và bị người ta chối bỏ. Và quí vị có thể thấy Đức Chúa Giêxu Christ Chúa chúng ta đang đứng nhìn qua thành Jerusalem mà kêu khóc: 'Hỡi Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem, ngươi giết các đấng tiên tri và ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi, bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấy trong cánh, mà các ngươi chẳng khứng!'
Tại sao Giêrêmi lại giống với Đấng Christ chứ? Vì cớ những nỗi đau khổ của ông! Như Phaolô đã nói: 'cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài'. Tại sao Giêrêmi lại giống với Đấng Christ? Cho phép tôi đọc cho Quí vị nghe II Côrinhtô 4 các câu 7 đến 10: 'Nhưng chúng tôi đựng của quí nầy trong chậu bằng đất, hầu cho tỏ quyền phép lớn dường ấy là bởi Đức Chúa Trời mà ra, chớ chẳng phải bởi chúng tôi. Chúng tôi bị ép đủ cách, những không đến cùng; bị túng thế những không ngã lòng; bị bắt bớ, nhưng không đến bỏ; bị đánh đập, nhưng không đến chết mất. Chúng tôi thường mang sự chết của Đức Chúa Jêsus trong thân thể mình, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng tỏ ra trong thân thể chúng tôi”.
Tại sao họ lầm Đấng Christ với Giêrêmi? Cho phép tôi tóm tắt với câu chuyện khi chúng ta đến phần kết thúc. Margaret Sangster-Phippin là con gái của vị truyền đạo tài ba W. E. Sangster của hệ phái Giám Lý. Bà đã viết vào giữa thập niên 1950 về đời sống của cha mình khi ông bắt đầu nhận thấy có vấn đề trong cổ họng và một sự chậm chạp nơi chân của ông. Khi ông đi khám bác sĩ, ông mới nhận ra mình đã mắc phải một chứng bịnh khó chữa, nó gây ra sự teo cơ dần trong thân thể. Đó là chứng suy nhược, và các cơ bắp của ông, bác sĩ nói cho ông biết, sẽ dần dần biến đi hết. Giọng nói của ông sẽ mất đi dần, cổ họng của ông không bao lâu nữa sẽ không ăn nuốt được nữa. Kể từ ngày đó Sangster tự dấn thân vào công việc của Đức Chúa Trời trong Hội Truyền Giáo Tư Gia ở Anh quốc, ông nghĩ rằng ông sẽ viết và ông sẽ tận dụng thì giờ mà ông có khi ông không còn có thể đứng giảng nữa và đến với các buổi nhóm bằng sự cầu nguyện cùng những việc làm khác mà ông muốn làm trong suốt cuộc đời của mình. Ông đã thưa với Chúa như vầy: 'Lạy Chúa, xin cho con ở lại trong cuộc chiến. Con không màng đến việc mình sẽ không còn là Tướng Lãnh nữa, nhưng xin cho con lãnh đạo một Trung đoàn thôi'. Và ông đã làm đúng như thế, ông đã viết thật nhiều bài và ông đã viết ra nhiều sách, và ông đã phụ giúp tổ chức các tổ tế bào cầu nguyện trên khắp cả nước Anh. Ông đã nói với dân chúng ở bất cứ đâu họ nói về những khó nhọc của ông: 'Tôi chỉ ở trong trường mẫu giáo của sự chịu khổ mà thôi'. Dần dần đôi chân của Sangster trở nên hữu dụng trở lại, giọng nói của ông phục hồi hoàn toàn, nhưng ông vẫn giữ lấy cây viết không hề rung động. Vào buổi sáng Lễ Phục Sinh đúng vài tuần lễ trước khi ông qua đời, ông đã viết một bức thư cho con gái mình, trong đó ông nói mấy lời nầy, hãy lắng nghe cho kỹ nhé: 'Thật là khủng khiếp khi thức giấc vào buổi sáng Phục Sinh mà chưa hô to lên: 'Ngài đã sống lại rồi!', nhưng còn khủng khiếp hơn khi có một giọng nói mà không muốn hô to lên câu nói đó'. Quí vị có công nhận như thế không? Thật là kinh khủng khi thức giấc vào buổi sáng Lễ Phục Sinh mà không có giọng nói mà với giọng nói đó hô to lên: ‘Ngài đã sống lại rồi’, còn kinh khủng hơn thế nữa khi có một giọng nói mà không muốn hô to lên câu nói đó. Chúng ta có thể nói:
'Lạy Chúa, nguyện xin bước theo đường Ngài, nguyện xin bước theo đường Ngài.
Ngài là Thợ Gốm, còn con là đất sét.
Xin nắn đúc con và khiến con ra theo ý chỉ Ngài,
Khi con đang đứng đợi, hàng phục và im lặng.
Lạy Chúa, nguyện xin bước theo đường Ngài, nguyện xin bước theo đường Ngài.
Xin nắm chặt lấy đời sống con.
Làm cho đầy dẫy Thánh Linh Ngài,
cho đến chừng ai nấy đều trông thấy
Đấng Christ,
chỉ một mình Ngài đang sống trong con'.
“Lạy Cha, chúng con cảm tạ Ngài vì có một đấng tiên tri cao cả hơn tiên tri Giêrêmi đã đến với chúng con. Chúng con cảm tạ Ngài vì Ngài đã bước đi trên con đường mà nhân loại chúng con đang đi, Ngài bị thử thách trong mọi sự như chúng con, mà không phạm tội. Chúng con cảm tạ Ngài vì chính giây phút nầy Ngài có thể nhìn thấu tấm lòng chúng con, vào tận những chỗ sâu thẳm đó, và Ngài bị chạm đến giống như vị Đại Tiên Tri của chúng con với những cảm xúc yếu đuối của chúng con. Lạy Cha của chúng con, đấy là những gì chúng con có thể nói, nhưng chúng con cảm tạ Ngài vì Chúa Giêxu là Đấng Tác Giả và Thành Toàn của đức tin chúng con. Chúng con cầu nguyện với nhau ở đây tối nay, hầu nhìn biết sự tiếp trợ và sự đồng cảm của Ngài. Amen”.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét