Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

Điều khó hiểu của Gióp



Như lằn lửa bay chớp lên không - Phần 10
"Điều khó hiểu của Gióp"
Mục sư David Legge
"Nếu quí vị quen thuộc với Gióp, quí vị sẽ nhận ra rằng đức tính chịu khổ đương ở ngay trọng tâm câu chuyện nói về đời sống của nhân vật nầy".
Sách
Gióp đứng ngay trước sách Thi thiên, vì vậy nếu quí vị có thể tìm ra sách Thi thiên ở đâu đó giữa quyển Kinh Thánh của quí vị, quí vị có thể tìm được sách Gióp. Chúng ta nên dành thì giờ để đọc phân đoạn đầu tiên, nhưng tôi sẽ sàng lọc qua cả quyển sách ấy đến một cấp độ rộng rãi tối nay. Chúng ta sẽ xem tổng quát cả sách hầu tìm cách tiếp thu được bổn tánh và cá tánh của nhân vật Gióp nầy. Chúng ta hãy đọc phân đoạn thứ nhứt để thực sự tiếp thu phần giới thiệu câu chuyện đầy kịch tính nầy trong Kinh Thánh:

"Tại trong xứ Ut-xơ có một người tên là Gióp; người ấy vốn trọn vẹn và ngay thẳng; kính sợ Đức Chúa Trời, và lánh khỏi điều ác. Người sanh được bảy con trai và ba con gái; có bảy ngàn chiên, ba ngàn lạc đà, năm trăm đôi bò, năm trăm lừa cái, và tôi tớ rất nhiều; người ấy lớn hơn hết trong cả dân Đông phương. Các con trai người hay đi dự tiệc, đãi thay phiên nhau trong nhà của mỗi người; và sai mời ba chị em gái mình ăn uống chung với mình. Xảy khi các ngày yến tiệc xong rồi, Gióp sai người đi dọn các con cái mình cho thanh sạch, thức dậy sớm, dâng của lễ thiêu tùy số chúng nó; vì người nói rằng: Dễ thường các con ta có phạm tội, và trong lòng từ chối Đức Chúa Trời chăng. Gióp hằng làm như vậy. Vả, một ngày kia các con trai của Đức Chúa Trời đến ra mắt Đức Giê-hô-va, và Sa-tan cũng đến trong vòng chúng. Đức Giê-hô-va phán hỏi Sa-tan rằng: Ngươi ở đâu đến? Sa-tan thưa với Đức Giê-hô-va rằng: Tôi trải qua đây đó trên đất và dạo chơi tại nơi nó. Đức Giê-hô-va lại hỏi Sa-tan rằng: Ngươi có nhìn thấy Gióp, tôi tớ của ta chăng; nơi thế gian chẳng có người nào giống như nó, vốn trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời, và lánh khỏi điều ác? Sa-tan thưa với Đức Giê-hô-va rằng: Gióp há kính sợ Đức Chúa Trời luống công sao? Chúa há chẳng dựng hàng rào binh vực ở bốn phía người, nhà người, và mọi vật thuộc về người sao? Chúa đã ban phước cho công việc của tay người và làm cho của cải người thêm nhiều trên đất. Nhưng bây giờ hãy giơ tay Chúa ra, đụng đến hại các vật người có, ắt là người sẽ phỉ báng Chúa trước mặt. Đức Giê-hô-va phán với Sa-tan rằng: Nầy, các vật người có đều phó trong tay ngươi; nhưng chớ tra tay vào mình nó. Sa-tan bèn lui ra khỏi mặt Đức Giê-hô-va. Xảy một ngày kia, khi các con trai và con gái người đang ăn và uống rượu trong nhà anh cả chúng nó, một sứ giả đến báo tin cho Gióp rằng: Bò đang cày, lừa đang ăn gần bên cạnh: thì dân Sê-ba xông vào chúng nó, đoạt cướp đi, và lấy lưỡi gươm giết các tôi tớ; chỉ một mình tôi thoát khỏi đặng báo tin cho ông. Người nầy còn đang nói, thì một người khác đến, báo rằng: Lửa của Đức Chúa Trời từ trên trời giáng xuống thiêu đốt các con chiên và tôi tớ, làm cho tiêu hủy chúng nó đi; chỉ một mình tôi thoát khỏi đặng báo tin cho ông. Người nầy còn đang nói, thì một kẻ khác chạy đến, báo rằng: Dân Canh-đê phân làm ba đạo, xông vào lạc đà, cướp đoạt đi, và lấy lưỡi gươm giết các tôi tớ; chỉ một mình tôi thoát khỏi đặng báo tin cho ông. Người nầy còn đang nói, thì một kẻ khác chạy đến, báo rằng: Các con trai và con gái ông đang ăn uống tại nơi nhà anh cả của họ: kìa một ngọn gió lớn từ phía bên kia sa mạc thổi đến, làm cho bốn góc nhà rung rinh, nhà sập xuống đè chết các người trẻ tuổi; chỉ một mình tôi thoát khỏi đặng báo tin cho ông. Gióp bèn chổi dậy, xé áo mình, và cạo đầu, đoạn xấp mình xuống đất mà thờ lạy, và nói rằng: Tôi trần truồng lọt khỏi lòng mẹ, và tôi cũng sẽ trần truồng mà về; Đức Giê-hô-va đã ban cho, Đức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Đức Giê-hô-va! Trong mọi sự ấy, Gióp không phạm tội, và chẳng nói phạm thượng cùng Đức Chúa Trời".

Nếu quí vị quen thuộc với Gióp, quí vị sẽ nhận ra rằng đức tính chịu khổ đương ở ngay trọng tâm câu chuyện nói về đời sống của nhân vật nầy. Kể từ khi tất cả những người nam người nữ sống trên đất đều quen biết với kinh nghiệm chịu khổ ở lần nầy hay lần khác trong suốt cuộc đời của họ, nhân vật Gióp nầy có một sự hấp dẫn rất phổ thông – kinh nghiệm của ông có tính cách xuyên thời gian và văn hoá. Hết thảy chúng ta đều có một sự đồng cảm và hoà đồng với nhân vật Gióp nầy. Tôi đã đặt đề tựa cho sứ điệp tối nay là 'Điều khó hiểu của Gióp', và “khó hiểu” ấy là một điều rất khó xử, hay một sự bí ẩn, hoặc một sự nghịch lý. Cái nghịch lý, bí ẩn và khó xử của Gióp chính là sự thật nhân vật công bình nầy rõ ràng đã chịu khổ vì những việc mà ông chẳng bắt tay làm. Ấy không phải ông đã phạm tội trong cuộc sống, không phải ông đã mở đường cho sự chịu khổ úp đổ trên ông, mà ông buộc phải chịu khổ – như chúng ta lần qua quyển sách, chúng ta thấy rằng ông đã gặp phải những phiền não về đời nầy, song có lẽ nỗi khổ lớn lao nhứt trong mọi nỗi khổ của ông là cách những phiền não đời nầy được xếp thành một chuỗi theo hàng dọc, chúng hình thành trong tâm trí của ông. Thắc mắc gây bối rối nhất mà nhiều người đã đưa ra trong thế giới của chúng ta tối nay, và có lẽ là thắc mắc mà chính quí vị có trong kinh nghiệm sống của mình: 'Sao lại là tôi? Sao điều nầy lại xảy đến cho tôi? Tôi đã làm gì để đáng bị số phận nầy? Tôi đã làm gì để phải gặp cảnh ngộ nầy?'

"Một trong những thắc mắc quan trọng nhất trong hết thảy mọi thắc mắc là đây, xuyên suốt cả quyển sách chính là lẽ đạo nầy: phải chăng mọi đường lối của Đức Chúa Trời đều là công bình? Đức Chúa Trời đang làm gì trong chính thế giới của chúng ta?"
Cá tánh của Gióp, có lẽ so với nhiều người khác trong Kinh Thánh, hay so với bất kỳ người nào khác trong lịch sử đời nầy, là một trong những con người khó hiểu nhất, với những thắc mắc khó xử nhất đối mặt với nhiều người nam người nữ đang sống trong thế giới của chúng ta. Một trong những thắc mắc quan trọng nhất trong hết thảy mọi thắc mắc là đây, xuyên suốt cả quyển sách chính là lẽ đạo nầy: phải chăng mọi đường lối của Đức Chúa Trời đều là công bình? Đức Chúa Trời đang làm gì trong chính thế giới của chúng ta? Các nhà thần học đã đặt một cái tên cho điều khó hiểu nầy, và đó là 'theodicy'. Nếu quí vị tra xét trong quyển Tự điển Anh ngữ Oxford, phần định nghĩa cho từ thần học 'theodicy' là như vầy: một minh chứng đúng về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời khi xét về sự hiện hữu của điều ác – một sự xác quyết thuộc tính khôn ngoan của Đức Chúa Trời khi xét về sự hiện hữu của điều ác. Nói cách khác, các nhà thần học cùng nhiều cá nhân, dù họ biết hay không biết, một Cơ đốc nhân trung bình cao 1m68 đang đi xuống phố hôm nay, anh ta đang vật lộn với thắc mắc: tại sao lại có sự ác hiện diện trong đời sống của tôi và trong thế gian một khi Đức Chúa Trời đang trị vì thế gian? Nếu Đức Chúa Trời là khôn ngoan, nếu Đức Chúa Trời là tối cao, nếu Đức Chúa Trời thực sự đang nắm quyền trị vì, tại sao điều nầy lại xảy ra cho tôi? Tại sao lại có sự đau khổ nầy? Tại sao Đức Chúa Trời lại cho phép nó xảy ra? Tại sao Đức Chúa Trời không bước tới mà ngăn chặn nó?

Trong tuần qua, tôi có nghe một bài phát đi từ Đài phát thanh Ulster thắc mắc với một vị Mục sư mấy câu hỏi quan trọng nầy: tại sao Đức Chúa Trời không tiêu diệt ma quỉ? Tại sao Đức Chúa Trời không ngăn chặn ma quỉ? Tại sao Ngài không cất bỏ đau khổ đi? Nếu Ngài là toàn năng tại sao Ngài lại để cho bịnh tật, nan đề, thử thách, và đủ thứ ngược đãi cứ tiếp diễn mãi vậy? Tại sao Ngài không làm chi hết một khi Ngài có thể? Cho phép tôi nói thẳng ra trong phần nghiên cứu của chúng ta tối nay, và qua các phần nghiên cứu khi chúng ta xem xét nan đề ‘theodicy’ nầy cùng sự chịu khổ: Kinh thánh không né tránh chủ đề nầy! Giờ đây, thật là quan trọng khi tối nay quí vị chú ý rằng Kinh Thánh không phớt lờ sự thật một thắc mắc quan trọng đang đối mặt với nhân loại hôm nay, và thậm chí trong thời của Gióp, ấy là Đức Chúa Trời đang tể trị dù điều ác hiện vẫn tồn tại. Chúng ta biết rằng Kinh Thánh không né tránh thắc mắc ấy do sự thật sách Gióp làm dấy lên thắc mắc đó. Chính Đức Chúa Trời là Đấng nắm lấy phần chủ động, rồi công khai viết ra một quyển sách nói cho chúng ta biết về sự thật nầy – dù Đức Chúa Trời là thực – ấy là chúng ta biết rõ vẫn còn có đau khổ trên thế gian, và để cho chúng ta tìm hiểu điều khó xử của Gióp.

Sự thật nầy chắc thêm phần thú vị cho quí vị: ấy là không những Đức Chúa Trời đã đưa ra thắc mắc trước tiên, mà Gióp còn là quyển sách trước tiên từng được viết ra trong Kinh Thánh – thậm chí trước cả sách Sáng thế ký nữa. Không những Đức Chúa Trời đưa ra nan đề điều ác và sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, mà Đức Chúa Trời còn cảm thúc lẽ đạo trong sách đầu tiên của Cựu Ước nữa. Thật là bất ngờ, tôi nghĩ chúng ta có thể rút ra kết luận rằng, trong một thế giới đầy sự hoài nghi mà chúng ta đang sinh sống trong đó, ngày nay họ đưa ra rất nhiều thắc mắc, ở đó con cái và lớp người trẻ của chúng ta được đi học và được dạy dỗ phải thắc mắc đủ mọi thứ – dù đấy là những niềm tin cơ bản từng được tin dùng trong xã hội, hoặc các nguyên tắc tuyệt đối mà xã hội từng duy trì hay trong thể chế của tôn giáo – chúng ta cần phải nhận biết rằng Kinh Thánh không phớt lờ các vấn đề nầy đâu. Như Phierơ nói cho chúng ta biết, chúng ta cần phải luôn luôn sẵn sàng đưa ra một câu trả lời cho ai đó, khi họ với sự nhẹ nhàng và kính nể đến hỏi han quí vị để biết lý do cho sự trông cậy có trong lòng của quí vị.

"Trong ánh sáng của sách Gióp, chúng ta cần phải biết rõ là Đức Chúa Trời không cung ứng cho chúng ta tất cả câu trả lời! Đức Chúa Trời không cung ứng cho Gióp những giải đáp trong quyển sách nầy - và, trừ phi quí vị tiếp thu một nguồn giải đáp hay hơn Đức Chúa Trời, quí vị cũng sẽ chẳng tìm đâu ra câu trả lời!"
Mặc dù không có gì phải nghi ngờ là sách Gióp, và Kinh Thánh nói chung, đang xử lý và làm dấy lên những thắc mắc thần học sâu sắc nầy về sự chịu khổ; nếu chúng ta muốn thắc mắc về sách Gióp tối nay: 'Phải chăng sách nầy đang trả lời cho thắc mắc? Phải chăng mọi đường lối của Đức Chúa Trời đều là công bình? Tại sao Đức Chúa Trời lại cho phép đau khổ nếu Ngài đang nắm quyền tể trị?', chúng ta phải nói rằng quyển sách đang trả lời cho câu hỏi, song chỉ trong một từ “Đúng” quả quyết mà thôi. Phải chăng mọi đường lối của Đức Chúa Trời đều là công bình? Mọi sự mà sách Gióp cho chúng ta biết là điều nầy: 'Đúng. Mọi đường lối của Đức Chúa Trời đều là công bình cả' – thế nhưng có một sự khựng lại sau câu đáp “đúng” đó. Sách Gióp không tiếp tục tìm cách lý giải mọi đường lối của Đức Chúa Trời, tại sao Đức Chúa Trời làm ra mọi sự; sách ấy chẳng khởi sự xưng công bình cách lý luận của Đức Chúa Trời theo con mắt của loài người hay chết. Trong một thế giới hay nghi ngờ mà chúng ta đang sinh sống trong đó, một thế giới thiên về thuyết tương đối, một thế giới mà những cái tuyệt đối đang mai một hiển nhiên, chúng ta là những Cơ đốc nhân thường cảm thấy mình bị oanh tạc bằng nhiều thắc mắc mà chúng ta đối diện với hết ngày nầy sang ngày khác, với mọi thứ mà chúng ta bị tra hỏi đến nỗi chúng ta không thể đáp trả, và chúng ta không biết các lý do cho sự chịu khổ cứ tiếp diễn trên thế giới của chúng ta. Chúng ta không cần phải cảm nhận theo cách thế đó! Trong ánh sáng của sách Gióp, chúng ta cần phải biết rõ là Đức Chúa Trời không cung ứng cho chúng ta tất cả câu trả lời! Đức Chúa Trời không cung ứng cho Gióp những giải đáp trong quyển sách nầy - và, trừ phi quí vị tiếp thu một nguồn giải đáp hay hơn Đức Chúa Trời, quí vị cũng sẽ chẳng tìm đâu ra câu trả lời!

Chúng ta đang sinh sống trong một thế hệ mà nhiều sự kín nhiệm trong cuộc sống không thể chịu đựng được nữa, chúng phải được lý giải. Chúng ta những Cơ đốc nhân có thể rơi vào cùng một cái bẫy và quên phứt đi có nhiều việc nói về Đức Chúa Trời, thực ra có nhiều việc nói tới Đức Chúa Trời và các đường lối của Ngài, chúng vẫn và luôn luôn là một lẽ mầu nhiệm thiêng liêng. Thậm chí tất cả các năm trọn lành và vinh hiển thiêng liêng của chúng ta trong cõi đời đời, trí hiểu của chúng ta sẽ không bao giờ nắm bắt được một số lẽ thật sâu sắc, thiêng liêng nầy. Như Môise đã nói ngay phần đầu của sách Phục truyền luật lệ ký 29 câu 29: 'Những sự bí mật thuộc về Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta; song những sự bày tỏ thuộc về chúng ta, và con cháu chúng ta đời đời, để chúng ta làm theo mọi lời của luật pháp nầy’. Đức Chúa Trời đã tỏ ra những việc nhất định cho chúng ta thấy, mà còn đa số các mưu luận của Ngài nữa, tôi tin thế; đa số những việc cho thấy Ngài là ai, và bổn tánh Ngài như thế nào, và tại sao Ngài làm mọi sự vì ích cho chúng ta – và chúng đã được làm ra vì một lý do đúng đắn! Sách Gióp có thể không giải đáp thắc mắc tại sao chúng ta chịu khổ, nhưng có một việc mà sách ấy giải đáp, sách ấy dạy chúng ta biết cách chịu khổ, và cách chúng ta chịu khổ với sự nhận biết rằng có một Đức Chúa Trời ở trên trời, là Đấng chỉ có điều ích cho chúng ta trong tâm trí Ngài.

Chính trong cuộc thử thách bằng lửa gắt gao của Gióp mà điều khó hiểu của ông mới được hình thành. Quí vị biết đấy, nếu quí vị theo ngành hoá, thử thách gắt gao là một cái lò luyện kim loại – và quí vị nhớ lại rằng Gióp trong chương 23 và câu 10, ông đã nói: 'Nhưng Chúa biết con đường tôi đi; Khi Ngài đã thử rèn tôi, tôi sẽ ra như vàng'. Ở đó, trong chỗ luyện kim, trong lò thử thách gắt gao, về nổi đau khổ của Gióp, ông đã trải qua một thử nghiệm nghiệt ngã và một cuộc thử thách – rồi cũng chính từ đó, mọi nghịch lý, nan đề, và điều khó xử của ông đã xuất hiện. Trong các chương 1- 3, quí vị quá quen thuộc với chúng, chúng ta đã đọc chương đầu tiên tối nay, sự thử thách bằng lửa gắt gao của Gióp đã được tóm lược lại cho chúng ta. Thật là quan trọng khi phải nói tối nay là Gióp không phải là một nhân vật tưởng tượng đã được dựng lên trong bài thơ nầy, vì trong Êxêchiên 14, Êxêchiên kể tới tên của Gióp như một con người thực; trong Giacơ chương 5 vị sứ đồ cũng nói y như thế. Trong chương 1 và câu 1, Kinh thánh nói rằng Gióp sinh sống trong xứ Út-xơ [Uz] – giờ đây, đó là xứ Uz, không phải xứ Oz! Sự kiện nầy thêm vào câu chuyện nhỏ cho thấy đây là một câu chuyện thần tiên, nếu quí vị cho đấy là xứ 'Oz', song đấy là xứ Uz. Ngày nay chúng ta nghĩ có lẽ đấy là một khu vực nằm ở phía bắc Arabia – và ở phía Bắc Arabia, như chúng ta biết xứ ấy ngày nay, ở đấy có một người sinh sống, Kinh Thánh nói, đó là một nhân vật cao trọng nhất trong mọi người ở Đông phương, người giàu có nhất, nhân vật có địa vị cao trọng nhất.

Theo Gióp 1.1-5, ông được nhắc tới như thế đấy. Ông là người giàu có đủ mọi mặt, và khi chúng ta đọc chương 1, đặc biệt chúng ta thấy rằng ông có bổn tánh rất rời rộng. Đức Chúa Trời phán rằng ông là một người vốn trọn vẹn và ngay thẳng, một người không chê vào đâu được, một người đã tìm cách sống theo mọi đường lối của Đức Chúa Trời. Nói như thế không có nghĩa là ông vô tội đâu, song nói như thế có nghĩa là ông rất thành thật, ông rất vâng phục tới nơi tới chốn đàng hoàng. Ông kính sợ Đức Chúa Trời và ông vốn sợ phạm tội lắm. Chúng ta thấy rằng ông cũng giàu có trong gia đình của mình, chúng ta đọc thấy rằng ông có 7 người con trai và ba cô con gái – và một gia đình đông đúc trong thời buổi ấy đã được xem là rất có thanh thế, và đặc biệt nếu quí vị có nhiều con trai, gia đình đó được đánh giá rất cao ở Đông phương. Ông cũng rất giàu có về mặt thuộc linh, trong chương 1 câu 5, chúng ta đọc thấy rằng ông có lòng quan tâm đến gia đình mình đến nỗi ông đã cầu thay tại bàn thờ cho họ, ông đã dâng lên những của lễ ngay cả trong trường hợp họ vô ý phạm tội nghịch lại Đức Chúa Trời, trong trường hợp họ chẳng có gì nổi bật về mặt thuộc linh. Ông là một người cha tin kính. Ông vốn giàu có nơi cá tánh, gia đình, tình trạng thuộc linh và cũng giàu có về của cải nữa – vì chúng ta đọc thấy ông có một gia đình rất đông đúc, bầy gia súc của ông lên đến hàng ngàn hàng muôn.

"Đây là một nhân vật thành công nhất ở trên đất mà chúng ta nhìn biết, tuy nhiên ông đang thờ lạy Đức Chúa Trời trong sự thịnh vượng và trong mọi sự giàu có của mình!"
Bây giờ, ngay chính phần đầu tiên chúng ta cần phải nhìn thấy tối nay, đây là một người có bổn tánh rời rộng, gia đình sung túc, phong phú về mặt thuộc linh, giàu có về của cải – tuy nhiên ông là con người rất đặc biệt thậm chí trong xã hội của chúng ta ngày nay, thậm chí trong thể chế Cơ đốc, chúng ta thấy hạng người thể ấy có khuynh hướng thờ lạy Đức Chúa Trời, ngợi khen Đức Chúa Trời, và bước theo Đức Chúa Trời khi có những việc đang đi vào chỗ sai lầm, khi có rối rắm trong đời sống của họ, khi họ đâu lưng lại với bức tường, khi họ đương ở trong những chỗ khắt khe của sợ hãi và các cơn giông tố của cuộc sống đang ụp đến – khi ấy họ kêu la với Đức Chúa Trời, ngay cả hạng tội nhân đáng nguyền rủa nhất trên thế gian, khi họ đang chịu khổ từ cảnh tật bịnh, họ đã lên tiếng kêu xin sự cứu giúp từ Đức Chúa Trời. Nhưng đây là một người từng là người thành công nhất trên thế gian mà chúng ta nhìn biết, tuy nhiên ông đang thờ lạy Đức Chúa Trời ngay trong cảnh thịnh vượng và trong mọi sự giàu có của ông!

Chúng ta thấy ngay là nhân vật nầy có đủ mọi sự ấy, song tất nhiên tôi không cần phải tác động quí vị đâu, tôi dám chắc quí vị quá quen thuộc với câu chuyện nói tới Gióp rồi – chính nhân vật nầy có đủ mọi sự hết, rồi mất hết mọi sự. Chúng ta không có thì giờ để đọc hết câu chuyện ấy tối nay, nhưng từ câu 6 của chương 1, cho tới hết chương 3, chúng ta nghe thấy tình trạng rối loạn hãi hùng và sự thử thách mà nhân vật tin kính nầy phải gánh chịu. Tất nhiên là Gióp không biết được các con trai của Đức Chúa Trời đã đến trước mặt Đấng Toàn Năng, đến trước ngôi của Ngài ở trên trời. Hết thảy tấn thảm kịch nầy ở trước ngôi của Đức Chúa Trời, giữa Đức Chúa Trời và Satan thì nhân vật Gióp nầy không sao biết được. Ông biết rất ít về Đức Chúa Trời và Satan đang bàn cãi với nhau về trường hợp của ông, Đức Chúa Trời đang chỉ ra cho Satan thấy sự ngay thẳng của Gióp, tình trạng thánh khiết của ông, thể nào ông là một người trọn vẹn, biết kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác – và hiển nhiên là ông không nghe thấy Satan khi Satan nói: 'Chúa há chẳng dựng hàng rào binh vực ở bốn phía người, nhà người, và mọi vật thuộc về người sao? Chúa đã ban phước cho công việc của tay người và làm cho của cải người thêm nhiều trên đất. Nhưng bây giờ hãy giơ tay Chúa ra, đụng đến hại các vật người có, ắt là người sẽ phỉ báng Chúa trước mặt'.

Tất nhiên, quí vị vốn biết rõ câu chuyện rồi, Satan đã được phép của Đức Chúa Trời - và thực ra, Satan cần có phép của Chúa mới đụng vào con cái của Đức Chúa Trời được – và hắn đã được ban cho phép ấy, rồi hắn ra đi, tấn công vào mọi tài sản của Gióp trong chương 1. Ở cuối chương, chúng ta thấy rằng Gióp không còn gì hết và ông đã đội bao tro, xé áo mình, và nhận biết mình đang bị huỷ diệt. Satan nói bóng gió: 'Bộ ngươi nghĩ rằng ngươi hầu việc Đức Chúa Trời luống công sao? Còn Đức Chúa Trời, bộ Ngài tưởng rằng ngươi ở trước mặt Ngài là tôi tớ của Ngài, rất ngay thẳng, để luống công sao?' Thế nhưng ở cuối chương 1, chúng ta thấy rằng Gióp úp mặt xuống đất, và ông cầu nguyện và khóc than cho người thân đã chết, và ông thờ lạy Đức Chúa Trời, và ông thốt ra những lời nói bất tử không thể tin được như sau: ‘Đức Giê-hô-va đã ban cho, Đức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Đức Giê-hô-va!'.

Bây giờ, quí vị đã mong cái miệng của Satan phải ngậm lại, rồi vì thế hắn phải ném bỏ đi đôi găng tay sắt trong chiến trận. Quí vị những tưởng rằng hắn đã chịu tin rằng Gióp đã không theo Đức Chúa Trời để chẳng lấy một thứ gì, nhưng bấy nhiêu vẫn chưa đủ đâu – sự ngay thẳng ấy chỉ thách thức Satan càng thêm hơn nữa. Hắn còn tâu rỗi với Đức Chúa Trời trong chương 2: 'Cho phép tôi đụng đến thân thể hắn. Tôi đã đụng tới tài sản của hắn, nhưng cho phép tôi đi xa thêm một chút nữa để đụng tới thân thể hắn, sức khoẻ của hắn. Cho phép tôi làm cho hắn phải đau đớn, và rồi Ngài sẽ thấy hắn thực sự sẽ trung tín như thế nào!?!'. Thế là Đức Chúa Trời đã cho phép Satan đụng tới Gióp – và thật vậy, Đức Chúa Trời có thể cho phép Satan đụng tới những người nam người nữ – nhưng Ngài đã bảo hắn: 'Kìa, người ở trong tay ngươi, nhưng chỉ hãy giữ mạng sống người. Ngươi có thể đụng tới người, ngươi có thể làm cho người bất cứ điều ngươi ngươi muốn, nhưng ngươi không được phép cất lấy mạng sống của người'. Thật là ngẫu nhiên, lời sàm tấu đó Satan đã lấy được phép của Đức Chúa Trời, vào nhiều thời điểm hắn được phép để cất đi nhiều sinh mạng của con người.

"Quí vị đã nghĩ rằng Satan vốn tin Gióp không theo Đức Chúa Trời để chẳng được gì, nhưng tin như thế vẫn chưa đủ – sự ngay thẳng đó đã thách thức Satan còn nhiều thêm nữa".
Kinh Thánh nói rằng ông đã bị một bịnh ung độc hành hại từ bàn chơn cho đến chót đầu, có lẽ là một hình thái của bịnh phung hoặc chứng phù voi [elephantiasis], nhưng có là bịnh gì đi nữa thì ông vẫn bị đau đớn trên khắp thân thể của ông. Ông đã bị ghê tởm trước mặt bạn bè và người thân, và thậm chí với vợ của mình nữa – ghê tởm đến một điểm trong mối quan hệ vợ chồng của họ, ở đó vợ ông nói với ông rằng: 'Ủa, ông hãy còn bền đỗ trong sự hoàn toàn mình sao? Hãy phỉ báng Đức Chúa Trời, và chết đi!'. Đây là một con người thật khác thường, vì trong chương 2 và câu 10 ông đáp lại vợ mình bằng lời lẽ nầy: 'Ngươi nói như một người đàn bà ngu muội. Ủa sao! Sự phước mà tay Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao? Trong mọi việc đó, Gióp không phạm tội bởi môi miệng mình'. Người ta thường dùng câu nói nầy để thử minh chứng rằng Đức Chúa Trời là Đấng tạo ra điều ác, vì Gióp nói: 'Sự phước mà tay Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?'. Chữ 'tai hoạ' đáng lẽ phải được dịch là 'nghịch cảnh' – chữ nầy không phải là sự gian ác của tội lỗi, mà đây là nỗi xấu xa của mọi khó khăn, Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời không phải là tác giả của điều ác hay tác giả của tội lỗi. Nhưng một lần nữa chúng ta thấy ở đây: một, Đức Chúa Trời có thể cho phép Satan bước vào đời sống của người tín đồ để thử nghiệm họ. Ngài có thể để cho Satan chạm tới tài sản, đụng tới gia đình họ, thậm chí Ngài cho phép hắn bước vào và đụng tới thân thể của họ - và Gióp ám chỉ ở đây một lần nữa trong chương 2 và câu 10 rằng Đức Chúa Trời cho phép nghịch cảnh bước vào đời sống của người tin Chúa.

Chính tại điểm nầy trong tấn thảm kịch, ba người bạn của Gióp mới bước vào bối cảnh. Chúng ta sẽ bỏ qua một số lý do, nhưng phải nói rằng họ đã hẹn cùng nhau đến, để yên ủi và giúp đỡ Gióp. Chúng ta đọc thấy rằng họ đã ngồi xuống với Gióp – họ đã không nói một lời nào hết trong suốt cả tuần lễ – và họ chỉ có khóc than với ông mà thôi, và họ đã hiệp với mọi sự bẽ bàng của ông: xé áo và hất bụi lên đầu mình, và cứ thế. Thật là ngẫu nhiên, quí vị có thể nhận ra hầu hết Cơ đốc nhân chỉ đọc hai chương đầu và hai chương cuối của sách Gióp, và bất cứ lúc nào sách nầy được rao giảng, quí vị thấy ngay nhà truyền đạo thường làm việc với mấy chương mà tôi vừa nói tới rồi nhảy ngay vào chương cuối, tới chỗ Gióp được phục hồi lại và Đức Chúa Trời ban lại cho ông sự giàu có. Lý do là tất cả các chương ở giữa đều theo thể thơ Hêbơrơ, chúng rất khó hiểu, rất khó phiên dịch sang Anh ngữ, và khó giải thích vì lý do đó. Nói chung, muốn hiểu hết cả sách, đối với chúng ta thì quả là việc khó, quí vị thực sự không cần biết hết những gì có trong các chương ở giữa – thế nhưng những điều có ở giữa quyển sách, và đặc biệt tôi muốn tập trung vào chỗ nầy tối nay, chính là điểm then chốt cho sự hiểu biết của chúng ta về mọi điều mà quyển sách nầy đang nói tới. Tôi tin rằng toàn bộ sứ điệp trong sách Gióp đã được nâng cao lên, và được hiểu một cách trọn vẹn, chỉ khi nào quí vị nắm bắt được cách thức mà mấy người bạn kia đã đến yên ủi Gióp. Quí vị không hiểu Gióp tiếp thu được gì từ các chương 1 và 2 trong sự thịnh vượng và sự thử thách của ông, cho tới chương 42 khi ông được giàu có trở lại, cho tới chừng nào quí vị nhìn biết ông từ đâu đến và làm sao ông đến ở tại nơi đó.

Còn hơn thế nữa, và có nhiều điều ứng dụng cho quí vị và tôi tối nay, chúng ta cũng thấy rằng mấy chương nầy nằm giữa sách lại rất thích ứng với chúng ta ngày nay – cho Hội Thánh và cho từng tín đồ trong thế kỷ thứ 21. Vì vậy, chúng ta hãy nhìn vào đấy tối nay, mấy người bạn đến yên ủi Gióp – các chương từ 4 đến 37. Nếu trước hết quí vị nhìn vào chương 16, quí vị thấy ở câu 2 là Gióp gọi mấy người bạn nầy – hay thường gọi là “bạn yên ủi” Gióp - 'những kẻ yên ủi bực bội'. Họ đã đi ngược lại với sự yên ủi. Thực ra, chúng ta có thể nói rằng khi họ khởi sự mở miệng ra, họ đã trở thành những kẻ yên ủi bực bội, và nếu họ chịu ngồi xuống giống như họ đã ngồi vào lúc đầu trong cả tuần lễ và chỉ đồng cảm với ông và chẳng nói một lời gì, họ đã yên ủi tốt hơn. Như có người đã nói, đồng cảm thì tốt hơn là thuyết giáo. Đấy mới chính xác là những gì những kẻ đến yên ủi Gióp đang làm – họ thất bại không đồng cảm được với Gióp, và họ đang thuyết giáo và lên mặt dạy dời ông.

Chúng ta hãy nhìn vào họ thật chi tiết tối nay. Người yên ủi thứ nhất quí vị vốn rất thân quen với, cùng hết thảy các chi tiết được ghi ra trên sổ tay của quí vị, mọi điều trong tấn thảm kịch đã xảy ra trước mặt chúng ta. Chúng ta không nên liếc qua, quí vị có thể làm thế trong phần học hỏi riêng tư của mình, nhưng người đầu tiên mà chúng ta gặp gỡ với trong tấn thảm kịch nầy là người có tên là Êlipha – Êlipha đến từ Teman. Ông là diễn giả đầu tiên, và dường như là quí vị đọc hết mọi điều ông nói xuyên suốt cả sách Gióp, nhân vật nầy, Êlipha, các ý tưởng của ông đều dựa vào kinh nghiệm thuộc linh – kinh nghiệm thuộc linh riêng tư của ông. Nếu quí vị mở chương 4 ra, quí vị có thể thấy ngay, chương 4 và câu 12. Một tối kia, người nầy, Êlipha đã có một kinh nghiệm thuộc linh rất hấp dẫn, nếu quí vị thích. Ông nói: 'Có một lời mật thấu đến tôi, lỗ tai tôi văng vẳng nghe tiếng ấy, ban đêm đang khi loài người ngủ mê’, ông đã có một giấc chiêm bao, ‘lòng tôi suy tưởng, bèn thấy dị tượng, sự kinh khủng sợ hãi xông hãm tôi, khiến xương cốt tôi run rẩy. Có một thần đi ngang qua trước mặt tôi; các lông tóc của thịt tôi bèn xửng lên. Thần đứng đó, tôi nhìn không biết mặt người; có một hình dạng ở trước mặt tôi. Tôi nghe tiếng thầm thì nho nhỏ, mà rằng...', và còn nữa, còn nữa. Ông bắt đầu dạy dỗ Gióp, bàn bạc từ chỗ kinh nghiệm riêng của mình, rằng Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời công bình và Đức Chúa Trời sẽ làm cho người nam hay người nữ phải chịu khổ nếu có tội lỗi trong đời sống của người ấy. Nhưng cái điều tôi muốn quí vị lưu ý: ấy là Êlipha đang tranh luận từ chỗ kinh nghiệm riêng tư của ông.

"Đây là bài học bất biến về sự chịu khổ mà chúng ta tiếp thu từ nhân vật Êlipha nầy, hết thảy mọi mưu luận và sự yên ủi của ông đều dựa vào chỗ kinh nghiệm riêng tư của ông – hãy nghe đây: kinh nghiệm của mọi người đều khác nhau!"
Quí vị có bao giờ gặp người nào đến với quí vị rồi nói: 'Được lắm, khi tôi ở vào hoàn cảnh của ông, tôi đã làm như vầy. Tôi đã làm như vầy, và tôi đã đối phó với nan đề, và tôi đã chịu đựng nổi bằng cách làm như vầy – và nếu ông làm theo, ông sẽ chịu đựng nổi, và nếu ông không thể đối phó bằng cách làm theo điều nầy, thì có điều chi đó không đúng từ nơi ông rồi đấy. Thực ra, có điều chi đó trong đời sống của ông đã sai lầm rồi đó'. Có ai đến nói với quí vị, và tôi nghĩ hết thảy chúng ta đã phạm phải điều đó: 'Được thôi, từ chỗ kinh nghiệm của tôi, ông đang cần điều nầy'. Nhiều người khác nói: 'Ông đang cần kinh nghiệm nầy. Ông đang cần điều nầy xảy ra trong đời sống của ông'. Người khác nói: 'Được, nếu tôi là ông, tôi sẽ làm như vầy nè'. Còn bây giờ, đây là bài học bất tử về sự chịu khổ mà chúng ta tiếp thu từ nhân vật Êlipha nầy, hết thảy mọi mưu luận và sự yên ủi của ông đều dựa vào chỗ kinh nghiệm riêng tư của ông – hãy nghe đây: kinh nghiệm của mọi người đều khác nhau! Quí vị có thấy như vậy không? Nếu tôi tiếp thu được điều chi từ trường thần học hay trường phổ thông, thì đó là điều nầy: trong chỗ tranh luận, đừng nói với ai hết: 'Tôi biết ông đang chịu nổi mà'. Quí vị biết lý do tại sao không? Vì quí vị không chịu nổi! Quí vị có thể chịu đựng nổi chứng ung thư, nhưng quí vị sẽ không phản ứng theo cách mà người nầy phản ứng, quí vị không chịu đựng nổi chứng bịnh ấy theo cách mà người nầy đã chịu; quí vị sẽ chịu đựng nổi cảnh mất đi một người thân, hoặc điều rắc rối nào đó - 'như lằn lửa bay chớp lên không' chúng ta biết hết thảy chúng ta sanh ra để gặp rắc rối – nhưng mọi người đều khác nhau, và kinh nghiệm của mỗi người đều không giống nhau. Đây là chỗ mà Êlipha đã sa bẫy.

Người yên ủi thứ hai là người có tên là Binhđát. Nếu Êlipha là người có mưu luận dựa theo kinh nghiệm thuộc linh riêng tư, Binhđát là một nhân vật theo truyền thống. Ông là một con người biết nhìn lại quá khứ, một người có mưu luận dựa vào những lời nói khôn ngoan trong lịch sử. Chúng ta đọc trong chương 8, nếu quí vị xem qua chương nầy cách mau chóng, quí vị sẽ thấy rằng ông ta đang kiến thiết phần luận lẽ yên ủi của mình cho Gióp căn cứ vào những lời nói khôn ngoan của các bậc tiền nhân thời xưa từng sống cách đó nhiều năm. Chương 8 và câu 8: 'Xin hãy hỏi dòng dõi đời xưa, khá chăm chỉ theo sự tìm tòi của các tổ tiên: (Vì chúng ta mới có hôm qua, và chẳng biết gì; bởi các ngày chúng ta trên đất khác nào một cái bóng); Chớ thì chúng sẽ chẳng dạy ông, nói chuyện với ông, và do nơi lòng mình mà đem ra những lời lẽ sao? Sậy há mọc ...', và cứ thế. Ông bắt đầu kể ra hết thảy những câu châm ngôn thời xưa và những lời nói khôn ngoan nầy đã có nhiều năm trước đó. Cho nên Binhđát, ông đến và luận lẽ với Gióp không phải từ sự mặc khải, nói cách khác Đức Chúa Trời không ban cho Binhđát một sứ điệp và một sự hiện thấy từ chính mình Ngài, mà Binhđát đang luận lẽ với Gióp bởi những điều mà các tổ phụ, các triết lý khôn ngoan đời xưa đã tin, nếu quí vị thích.

Ông đưa ra những câu châm ngôn nầy hầu bày ra nguyên tắc cơ bản mà hết thảy mấy người đến yên ủi Gióp cùng đem đến cho ông: 'Đức Chúa Trời không bao giờ xét đoán cách bất công. Nếu ông đang chịu khổ, hỡi Gióp, ông đang chịu khổ vì cớ tội lỗi của ông thôi, ông đang chịu khổ vì có gì đó sai trật trong đời sống của ông. Không có khói làm sao có lửa chớ!'. Tôi không biết Binhđát đang nhắc cho quí vị nhớ tới người nào, nhưng tôi biết ông ta nhắc cho tôi nhớ tới ai: những Cơ đốc nhân kia kìa, hầu hết họ đều có câu trả lời. Họ có câu trả lời cho mọi sự, từng nan đề trong quyển sách, từng điều tà giáo, họ đã tiếp thu câu trả lời đúng quy cách. Tôi nghĩ, khi tôi liên tưởng tới Binhđát, về cách nói rập khuôn thuyết giáo, những câu nói ngắn gọn có thể rơi trên môi miếng của quí vị giống như một cách nói năng chúng ta nghĩ là sẽ xoa dịu các nan đề và những thử thách của người nam người nữ nào đang chịu đựng cái địa ngục ở trên đất. Điều nầy làm cho tôi nghĩ đến những người nghĩ không tới, hoặc sinh sống qua nhiều việc mà họ đang dạy dỗ cho người khác.

Quí vị có Êlipha, ông ta bàn bạc từ kinh nghiệm thuộc linh của mình, quí vị có Binhđát, ông ta là một nhà theo truyền thống và tỏ ra mọi lời nói khôn ngoan cùng các lời châm biếm chua cay; và kế đó quí vị có, thứ ba, Xôpha. Khi chúng ta nhìn xem Xôpha – quí vị thấy mọi điều giải luận ở đó, chúng ta không có thì giờ để xem xét hết mọi điều đó – nhưng chúng ta thấy rằng nhân vật nầy, trên cả những người khác, rất độc đoán trong sự bàn luận và trong lời khuyên mà ông ta đã đưa ra cho Gióp. Ông ta đang tự minh chứng mình là người biết rất nhiều về Đức Chúa Trời hơn bất cứ ai khác. Ông ta đã đúng! Ông ta vốn có sự khôn ngoan rất đặc biệt! Ông ta vốn có một kinh nghiệm rất đặc biệt! Điều nầy nhắc cho tôi nhớ tới những người sống trong thời buổi chúng ta, họ nói cho chúng ta biết sự khôn ngoan của họ, và nói cho chúng ta biết tại sao chúng ta phải chịu khổ. Họ có thể là những người thiên về luật pháp, hạng người giáo điều, và họ nói: 'Bây giờ, đây là lý do tại sao điều nầy đã xảy ra cho quí vị, và chẳng có cái gì khác nữa – và đừng tìm cách nói cho tôi biết điều chi khác, tôi không có điều đó đâu!' Rồi khi quí vị phản kháng, và khi quí vị tranh luận với một người thể ấy, họ luôn cho rằng họ nói đúng và quí vị sai. Chúng ta thấy Xôpha quả là người thể ấy. Khi Gióp đứng dậy bênh vực duyên cớ mình, và nói cho biết thể nào ông đã không phạm tội, nói cho biết thể nào ông đã gắng sức sống công bình, nói cho ông ta biết rằng nếu ông có thể tìm được Đức Chúa Trời, ông sẽ đến trước mặt Ngài và bênh vực duyên cớ của mình, nói cho ông ta biết rằng ông không đáng phải chịu khổ – chúng ta thấy rằng Xôpha chuyên xu hướng vào hình thái thiên về với luật pháp và võ đoán của mình mà thôi, và ông ta tin quả quyết mình luôn luôn đúng. Ông ta là người thông thái! Quí vị có quen ai giống như thế chưa? Một người thông thái – nhưng sự thật cho thấy rằng ông chẳng thông thái chi hết. Nếu có điều chi sách Gióp dạy dỗ cho chúng ta, ấy là không có ai - Êlipha, Binhđát, Xôpha – không một ai trong số họ có thể là thông thái.

"Khi quí vị chịu khổ, quí vị không cảm thấy như thế sao? Quí vị muốn có ai đó đến ngồi chỗ quí vị đang ngồi và đổ một giọt nước mắt với quí vị, và không nói cho quí vị biết đâu là đúng và đâu là sai và quí vị nên phải làm việc gì".
Hết thảy ba nhân vật yên ủi nầy, chúng ta thấy, đã phạm cùng những điểm sai lầm. Điểm sai lầm thứ nhứt họ đã phạm phải, ấy là họ thất bại không bước vào nỗi buồn của Gióp, họ thất bại không cảm thông và đồng cảm được với ông. Chúng ta thấy rằng Gióp vốn ao ước có ai đó đến chia sẻ với ông, người ấy phải là người bị chạm đến bởi những cảm xúc yếu đuối giống như ông, người ấy không những nói cho ông biết đâu là đúng và ông đáng phải làm việc gì, mà còn là người sẽ bước vào mọi nổi buồn rầu của ông nữa. Khi quí vị chịu khổ, quí vị không cảm thấy như thế sao? Quí vị muốn có ai đó đến ngồi chỗ quí vị đang ngồi và đổ một giọt nước mắt với quí vị, và không nói cho quí vị biết đâu là đúng và đâu là sai và quí vị nên phải làm việc gì.

Sai lầm thứ hai họ đã phạm phải, ấy là họ đã có một quan niệm cứng ngắt về Đức Chúa Trời và thể nào mọi công việc của Đức Chúa Trời đang xảy ra. Họ đã có quan niệm cứng ngắt về Đức Chúa Trời, quan niệm ấy mất cân đối. Đức Chúa Trời, trong con mắt của họ, rất nặng nề; Đức Chúa Trời cũng là một Đức Chúa Trời thánh khiết chơn thực và chẳng có tình thương gì hết trong Ngài; hoặc giống với một số người ngày nay, Đức Chúa Trời có đủ thứ tình yêu trong Ngài, nhưng Ngài không phải là một Đức Chúa Trời thánh khiết. Vì họ đã tin theo một hướng sai lầm về Đức Chúa Trời, và họ đã xử sự theo một chiều hướng không đúng về Đức Chúa Trời.

Thứ ba, họ quá độc đoán, họ quá kiêu căng; và sự kiêu căng cùng sự độc đoán của họ cho thấy rằng họ chưa thực sự lắng nghe Gióp nói. Quí vị biết đấy, một trong những việc tốt nhất phải làm trong một tình thế bàn bạc với nhau – và tôi không tự xưng mình là hạng chuyên gia đâu, nhưng tôi biết như vầy: có người thì nói quá nhiều và không lắng nghe đủ. Như có người nói, đấy là lý do tại sao chúng ta có hai lỗ tai và một cái miệng – vì chúng ta cần phải lắng nghe nhiều hơn chúng ta phát biểu. Họ không thực sự suy xét lại mọi tín điều của họ, và họ đã tỏ ra bất chấp mọi cảm xúc, mọi nỗi đau và mọi nan đề của Gióp. Quí vị có biết đâu là nan đề to lớn nhất của hết thảy họ không? Họ đã cố trả lời thắc mắc cho rằng Đức Chúa Trời không hề đáp trả. Họ đã cố trả lời tại sao Gióp đang chịu khổ, còn Đức Chúa Trời không từng trả lời lý do tại sao – thực ra, chẳng có ai biết lý do tại sao, chẳng có ai trong cả quyển sách biết tới chương 1 và 2. Chúng ta đã được cung ứng cho phần nầy, Thánh Linh của Đức Chúa Trời nói cho chúng ta biết tấn thảm kịch thiêng liêng đang diễn ra ở trên trời, nhưng chẳng có ai biết về việc nầy hết. Tuy nhiên, họ lại gọi Gióp là một kẻ giả hình, còn Đức Chúa Trời gọi Gióp là một người ngay thẳng và nên thánh, một người thánh khiết. Trong chương 2 và câu 3 Đức Chúa Trời nói rõ ràng rằng Ngài chẳng có cớ chi để hành hại Gióp hết, nghĩa là Gióp không phải là kẻ giả hình, Gióp không phải là một tội nhân. Đây là những lý do tại sao Đức Chúa Trời đã từ chối lối nói của Êlihu và tất cả ba người kia, chúng ta thấy trong chương 38 và 42 – Đức Chúa Trời chối bỏ hết mọi luận điệu của họ, vì không có một lý do đặc biệt nào quí vị có thể chỉ ra đó là tội lỗi hay công bằng tại sao Đức Chúa Trời lại xét đoán Gióp.

Bây giờ, sau khi thưởng thức những điều mấy người bàn luận, điều tôi muốn nói là đây: sẽ là một tai hoạ nếu, trong phần bàn bạc và trong sự khôn khéo mà chúng ta nói ra với người khác, người ta nhận ra chúng ta thiếu hiểu biết trước những gì Đức Chúa Trời thực sự phán dạy, trước những gì Đức Chúa Trời thực sự nghĩ tới. Hãy tưởng tượng xem, nếu chúng ta tư vấn và bàn bạc với người khác, giống như ba người nầy, thì chúng ta đang đi ngược lại với Đức Chúa Trời! Điều đó há chẳng đáng sợ sao? Ở cuối chương 32 đến chương 37 một giọng nói mới đã phát ra, đó là Êihu. Ông ta chờ cho ba người kia nói xong, rồi ông ta mới phát biểu đưa ra mọi nhận định của mình. Ông có những ý tưởng rất khác với ba người kia, và trong chương 32 đến chương 37 nếu quí vị đọc các chương ấy tại nhà, quí vị thấy ngay ông ta đang nói như vầy: 'Đức Chúa Trời cho phép đau khổ để sửa phạt con cái của Ngài, không phải để trừng phạt họ mà là để sửa phạt họ trong sự công bình của Ngài, trong ý chỉ tối thượng của Ngài. Ngài làm vậy vì ích cho họ'. Hãy nhớ lại trong thơ Hêbơrơ, thể nào 'Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, Hễ ai mà Ngài nhận làm con, thì cho roi cho vọt'. Êlihu, là người nổi bật nhất trong số mấy người đến yên ủi Gióp trong nhận thức về Đức Chúa Trời – ông có một nhận định rất cao về Đức Chúa Trời, và mọi lời phát biểu của ông nếu quí vị đọc, chúng đều có những luận điểm rất hay về quyền phép và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Hãy trở về nhà và đặc biệt đọc ở chương 37, đặc biệt, trong phần mô tả và vẽ đẹp của chương ấy nói về mọi đường lối và Lời của Đức Chúa Trời.

Quí vị có biết điều chi đáng sợ nhất, kinh khủng nhất về nhân vật Êlihu nầy không? Mọi sự ông ta phát biểu tuyệt đối là đúng hết! Nhưng Đức Chúa Trời đã quở trách ông ta. Đức Chúa Trời phán cùng ông ta trong chương 38 các câu 1 và 2 rằng ông ta đã đưa ra những luận điểm tối tăm. Ông ta đã yêu cầu Gióp, phải ngay thẳng phục theo Đức Chúa Trời và phải tin cậy nơi Ngài – nhưng ông ta đã phạm điều gì sai? Ông ta vốn có đầy đủ lẽ đạo đúng đắn, ông ta có đủ lời khuyên tốt, ông ta đã đưa ra các nguyên tắc tuyệt đối đúng, nhưng đến chiều tối ông ta đã chỉ trích và xét đoán Gióp – và khi Đức Chúa Trời hiện ra với ông ta, quí vị có biết Đức Chúa Trời phán dạy điều chi không? 'Ngươi đã phù trợ cho Gióp!'. Nếu có bất kỳ một sứ điệp nào dành cho mấy kẻ đến yên ủi nầy trong sách Gióp, đó là sứ điệp của Đức Chúa Trời: 'Ngươi đáng phải yên ủi người!'. Hãy hình dung xem, nếu mọi sự quí vị tin, mọi sự quí vị nói là đúng cả – mọi sự quí vị biết về Đức Chúa Trời – và chẳng ai trong chúng ta dám nói, chỉ vì quí vị không phù trợ cho một người, quí vị đang thất bại rồi đấy.

Hãy hình dung xem, nếu mọi sự quí vị tin, mọi sự quí vị nói là đúng cả – mọi sự quí vị biết về Đức Chúa Trời – và chẳng ai trong chúng ta dám nói, chỉ vì quí vị không phù trợ cho một người, quí vị đang thất bại rồi đấy.
Tất nhiên, chúng ta biết, như quí vị xem thấy trong bài nghiên cứu, rằng Gióp đã nói năng ngược lại với mấy người nầy và chúng ta không có thì giờ để đi sâu vào các chi tiết đấy – nhưng hãy tưởng tượng xem, họ đã đến để yên ủi ông, họ không nên chỉ trích hay phê phán ông. Thực sự mỗi một người trong số họ đều có cùng một luận điệu như nhau trong các chiều hướng khác nhau. Họ đang nói: 'Phải thôi, Đức Chúa Trời đang chúc phước cho ông nếu ông lo làm lành, và Đức Chúa Trời đang rủa sả ông nếu ông làm điều tồi tệ. Đức Chúa Trời đã làm cho Gióp phải đau khổ, và nếu Đức Chúa Trời đã giáng hoạ cho Gióp, thì có nghĩa là Gióp quá tồi tệ rồi. Gióp, ông sẽ lâm vào cảnh khổ nếu ông làm cho mọi sự ra sai quấy'. Tối nay, tôi mong quí vị có thể thấy được mối nguy hiểm khi loài người hay chết đang ra sức thuyết giảng mọi đường lối của Đức Chúa Trời. Tôi hy vọng quí vị có thể nhìn thấy mối nguy hiểm của việc đặt Đức Chúa Trời vào trong cái hộp thần học, vì Đức Thánh Linh của Ysơraên không thích, cũng không muốn mình bị giới hạn! Quí vị phải nói: 'Được thôi, tôi có đọc qua sách Gióp nầy, tôi có nghe về Êlihu và Binhđát, cùng Xô pha và quí vị biết đấy, đôi khi quí vị nhìn biết, rằng tôi đã đọc mấy điều mà họ nói và họ đã nói đúng'. Phải, chúng ta đã nói rồi, nhưng quí vị hãy nghĩ xem: 'Không, nhưng họ đã nói đúng trong những gì họ nói thôi. Quí vị chịu khổ khi quí vị phạm tội, tôi có ý nói về những hậu quả dành cho tội lỗi của quí vị, điều ấy vốn không thực sao?' Tất nhiên đây là sự thực, chúng ta phải nhìn nhận theo Lời của Đức Chúa Trời tối nay là tội lỗi đem lại đau khổ – đường lối kẻ vi phạm thật là gồ ghề không tưởng, và đường lối người công bình đem lại ơn phước. Lời của Đức Chúa Trời xác quyết như thế, trong Phục truyền luật lệ ký 28 khi luật pháp được ban ra cho Israel, họ được báo cho biết là nếu họ vâng theo lời ấy họ sẽ nhận lãnh nhiều phước hạnh, còn nếu họ bất tuân lời ấy, họ sẽ bị rủa sả. Toàn bộ các sách lịch sử trong Cựu Ước cho chúng ta biết từng vị vua, hết vua nầy đến vua khác, đã bị đưa đi lưu đày với dân sự vì họ bât tuân luật pháp của Đức Chúa Trời. Họ đã bị rủa sả, họ lãnh lấy đau khổ vì cớ tội lỗi của họ. Sách Châm ngôn cho chúng ta biết rằng đường lối của người khôn ngoan là phước hạnh, nhưng còn đường lối của kẻ dại là rủa sả.

Quả là tội lỗi đem lại nhiều đau khổ, khó khăn – nhưng quí vị đã nhìn thấy sự khác biệt trong những gì mấy người nầy đã nói ra. Họ đã đi quá những điều ấy, họ đã đạt tới một chỗ, từ chỗ giả định là tội lỗi dẫn tới đau khổ, và họ bắt đầu nói ngược lại: nếu quí vị đau khổ, sở dĩ như thế là vì tội lỗi – quí vị có nhìn thấy sự khác biệt chưa? [Họ nói] rằng đau khổ là dấu hiệu chỉ ra tội lỗi, nếu quí vị đau khổ, sở dĩ như thế là vì quí vị đã phạm tội - và Gióp đang chịu khổ, có nghĩa là ông đã phạm tội. Nếu sách Gióp có truyền đạt điều gì cho chúng ta tối nay, sách ấy đang sửa sai bất kỳ một ý tưởng giả dối cùng cách lý luận không chính xác nào cho rằng lý do tại sao người ta (dù là Cơ đốc nhân) chịu khổ là vì họ đã phạm tội, và nếu họ sống công bình và thánh khiết, họ sẽ không phải chịu khổ. Gióp, vượt hẳn lên trên mọi người khác đã được ghi lại trong Lời của Đức Chúa Trời, tỏ ra cho chúng ta thấy một người đang chịu khổ, và ông không phải chịu khổ vì bất cứ điều chi ông đã phạm đâu.

Hãy cùng tôi mở ra trong một phút, thật nhanh, ở Giăng chương 9 vì tôi muốn hoàn tất phần nghiên cứu nầy tối nay. Giăng chương 9, vì ở đây chúng ta có một sự cố và một minh hoạ cho thấy thể nào một người có thể chịu khổ mà bản thân người chẳng làm chi để đáng phải chịu như vậy – một mẫu người giống như Gióp vậy. Tất nhiên, quí vị biết rằng trong Giăng chương 9 quí vị có một câu chuyện nói tới một người bị mù từ thuở sanh ra, và các môn đồ của Chúa Giêxu đến và hỏi ông ta một câu – đàng sau câu nói ấy chính là ý tưởng của ba người bạn của Gióp – và môn đồ nầy hỏi: 'Thưa thầy ai đã phạm tội, người hay là cha mẹ người, mà người sanh ra thì mù như vậy? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Đó chẳng phải tại người hay tại cha mẹ đã phạm tội; nhưng ấy để cho những việc Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người'. Giờ đây, quí bạn tôi ơi, hãy nghe, nếu quí vị muốn biết điểm then chốt và sứ điệp chính của sách Gióp, thì chẳng có chi khác hơn là điều nầy: Gióp đã chịu khổ, Lời Đức Chúa Trời cung ứng cho chúng ta biết không vì một lý do đặc biệt nào khác hơn là công việc của Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người, và sự vinh hiển được gán cho Đức Chúa Trời. 'Hỡi Satan, ngươi có thấy có ai giống như Gióp tôi tớ ta chăng?'

Sự thật nói về Gióp, và Giăng 9 - 10, ấy là Đức Chúa Trời được vinh hiển qua sự chịu khổ của con cái trung tín của Ngài. Một mặt, sách nầy không đưa ra câu trả lời cho lý do đặc biệt – vì không có một lý do nào khác hơn sự vinh hiển của Đức Chúa Trời! Quí vị có nhận xét gì tối nay, khi quí vị ngồi đây mà không nhận biết lý do tại sao quí vị phải chịu đựng những điều quí vị đang nếm trải; tại sao điều nầy đã xảy ra cho quí vị; tại sao quí vị lại rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nầy; tại sao cuộc hôn nhân của quí vị bị tan vỡ; tại sao con cái của quí vị đã lầm đường lạc lối, tại sao quí vị chưa được biến đổi; tại sao công việc làm ăn của quí vị phải bị thua lỗ; tại sao quí vị phải bị “ế” và quí vị cảm thấy mình sẽ phải sống độc thân trọn đời; tại sao quí vị thi rớt trong mọi kỳ thi và không đạt được những điều quí vị ráng sức làm trong sự nghiệp của mình; tại sao quí vị bị mất mát người thân, người chồng, người vợ, hay đứa con kia? Ở cuối sách Gióp, nếu quí vị đang đi tìm một câu trả lời cho mọi sự đó, quí vị sẽ không nhận được một câu nào vì Gióp không nhận được một câu trả lời nào hết! Nhưng điều đã xảy ra cho Gióp là: ông chẳng nhận được gì từ câu hỏi 'Tại sao?' trước sự tể trị khôn ngoan đầy vinh hiển của Đức Chúa Trời.

"Những gì sách Gióp đang dạy cho quí vị và tôi, ấy là ở giữa nỗi đau khổ, thử thách của chúng ta, chỉ một mình Đức Chúa Trời là nguồn của sự khôn ngoan, và Ngài ban ra sự khôn ngoan, mọi công việc cùng sự tể trị của Ngài khi Ngài thấy thích ứng".
Thế nhưng có điều chi toát ra từ câu hỏi không có sự đáp trả: 'Tại sao có sự đau khổ trong đời sống của Gióp?' đây là một câu hỏi quan trọng hơn, và đây là câu hỏi quan trọng nhất trong toàn bộ sách Gióp – chớ không phải 'Tại sao có sự đau khổ?’ Thắc mắc quan trọng nhất là đây: ai là người khôn ngoan? Đấy mới là câu hỏi quan trọng nhất. Trong khi gần như mọi nhân vật trong sách Gióp đều xưng khôn ngoan và tìm cách đưa ra sự khôn ngoan của họ, thực sự chỉ khi tới phần cuối của quyển sách, chúng ta mới nhận ra đâu là sự khôn ngoan thật – vì Đức Chúa Trời đến với Gióp, và Đức Chúa Trời phán trong cơn gió lốc hầu an định vấn đề một lần đủ cả về ai có sự mưu luận khôn ngoan nhất. Khi Ngài phán dạy, thì chẳng có ai tranh cãi hết, không một người nào có lời xưng nhận đúng đắn về loại khôn ngoan mà Đức Chúa Trời chúng ta vốn có. Những điều sách Gióp dạy cho quí vị và tôi, ấy là ở giữa nỗi đau khổ, thử thách của chúng ta, chỉ một mình Đức Chúa Trời mới là nguồn của sự khôn ngoan, và Ngài ban ra sự khôn ngoan, mọi công việc cùng sự tể trị của Ngài khi Ngài thấy thích ứng.

Đó là cơn khủng hoảng đức tin của Gióp, đó là chỗ mà ông tự cảm thấy trong các chương 38 đến 42, điểm thứ ba của quí vị. Nếu quí vị nhìn vào chương 38, quí vị sẽ thấy thể nào ông đã tới đến tại điểm đó. Câu 3, Đức Chúa Trời phán với ông: 'Khá thắt lưng người như kẻ dõng sĩ’, hãy chổi dậy, ‘Ta sẽ hỏi ngươi, ngươi sẽ chỉ dạy cho ta! Khi ta đặt nền trái đất, thì ngươi ở đâu? Nếu ngươi thông sáng, hãy tỏ bày đi. Ai đã định độ lượng nó, Và giăng dây mực trên nó, ngươi có biết chăng? Nền nó đặt trên chi? Ai có trồng hòn đá góc của nó? Trong khi ấy các sao mai đồng hát hòa nhau, Và các con trai Đức Chúa Trời cất tiếng reo mừng' – ngươi ở đâu!? Câu 12: 'Từ khi ngươi sanh, ngươi há có sai khiến buổi sáng, và phân định chỗ cho hừng đông'. Đáp ứng thích đáng nhất của con người trước mọi thắc mắc của Gióp, trước lời khuyên dạy và sự khôn ngoan của những kẻ đến bàn bạc và yên ủi ông, ấy là khi Đức Chúa Trời đến với ông và bày tỏ chính mình Ngài ra cùng ông, ông đã úp mặt xuống nơi chơn của Đức Chúa Trời. Ông không nhận lãnh câu trả lời, nhưng câu trả lời cho nan đề của ông không phải là lãnh hội những câu trả lời – câu trả lời là úp mặt xuống nơi chơn của Đức Chúa Trời, và ăn năn, đầu phục Đức Chúa Trời.

Đấy là lý do tại sao trong chương 42, nếu quí vị mở chương ấy ra, Gióp nhận biết lý do ấy. Gióp nói: 'Kẻ nầy là ai, không hiểu biết gì, lại dám che ám ý chỉ của Chúa?', Đức Chúa Trời đang làm ra nhiều việc và Ngài không tự mình giải thích, ‘Phải, tôi đã nói những điều tôi không hiểu đến, Tức các sự lạ lùng quá cho tôi, mà tôi chẳng thông biết. Hỡi Chúa, xin hãy nghe, tôi sẽ nói; Tôi sẽ hỏi Chúa, Chúa sẽ chỉ dạy cho tôi. Trước lỗ tai tôi có nghe đồn về Chúa, Nhưng bây giờ, mắt tôi đã thấy Ngài: Vì vậy, tôi lấy làm gớm ghê tôi, và ăn năn trong tro bụi'. Ông đã đạt tới một điểm, khi Đức Chúa Trời tỏ ra sự khôn ngoan tối thượng của Ngài cho ông thấy, ông mới nhận ra rằng ông đã nhận biết Đức Chúa Trời chỉ khi ông nhận ra ông chẳng biết gì về Đức Chúa Trời! Ông nhận ra rằng ông có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời chỉ khi ông nhận biết ông không thể thấy được Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời vốn bất tử, không thấy được bằng mắt thường, Đấng khôn ngoan duy nhất, Đấng mà mọi đường lối của Ngài chúng ta không thể lần theo được, chúng ta không thể hiểu hết hay nhìn thấy được bàn tay của Ngài. Gióp đã đạt tới chỗ phải ăn năn hết lòng về sự mình thiếu kiên nhẫn đối với Đức Chúa Trời, sự hiểu lầm của chính ông. Ông đã hạ mình xuống, và rồi ông được minh chứng ông là một người công bình. Kế đó, trong chương 42, quí vị đều biết ông đã được phục hưng.

Bây giờ hãy nghe đây, khi chúng ta kết thúc tối nay, cho phép tôi lược lại đôi ba điểm trong một phút vì quí vị biết rõ rằng câu chuyện và mối tương quan giữa Đức Chúa Trời và sự chịu khổ không chấm dứt với sách Gióp đâu. Khi chúng ta bước qua Tân Ước, chúng ta tiếp thu một tri thức tốt hơn về các cách xử sự của Đức Chúa Trời và sự chịu khổ. Gióp đã được kể là hạng người buồn rầu trong Cựu Ước, song khi chúng ta qua Tân Ước, chúng ta gặp được Thống Khổ Nhân. Chúng ta thấy thể nào tình yêu thương của Đức Chúa Trời đã nhờ Con Ngài rãi khắp các loài thọ tạo tội lỗi, bằng cách sai phái Ngài đến chịu chết trên thập tự giá, và chúng ta thấy rằng Đức Chúa Giêxu Christ thực là Thống Khổ Nhân vô tội. Ngài là Đấng Duy Nhất sống cách trọn lành không phạm tội, Ngài là Đấng duy nhất đã tình nguyện chịu khổ – Gióp không tình nguyện chịu khổ, ông phải gánh chịu nỗi đau khổ đó. Còn Đấng Christ đã tự phục theo sự chịu khổ vì ích cho những người nam người nữ tội lỗi - và, như học giả Anderson nói, chính mình Chúa đã vòng tay ôm lấy và chịu đựng những hậu quả không đáng có của tội lỗi – đây là giải đáp sau cùng cho sách Gióp và cho nhân tánh của Gióp! Đấng Christ đã hiện đến trong xác thịt để chịu khổ, và nếu câu trả lời cho Gióp có thể tìm được bất cứ đâu trong Kinh Thánh, thì đó là trong Tân Ước nơi lẽ thật Chúa Giêxu – trong thân vị Chúa Giêxu, Đức Chúa Trời bước vào thế giới của loài người chịu khổ trên thập tự giá, và Ngài chịu như thế mà chẳng có một lời ta thán nào!

"Quí bạn tôi ơi, quí vị sẽ chẳng có câu trả lời cho sự quí vị chịu khổ tối nay, vì mọi khổ đau cùng mọi sự mà quí vị đã nếm trải – còn đây là câu trả lời, đây là câu trả lời!"
Thật là thú vị khi thấy rằng cộng đồng Cơ đốc đầu tiên đã nhìn thấy sự gắn bó giữa Gióp và Chúa Giêxu, cho nên người ta thường đọc lớn tiếng sách Gióp trong dịp Lễ Thương Khó. Quí vị có thấy sự phản ảnh của Thống Khổ Nhân nơi Gióp chăng? Thống Khổ Nhân là người rất quen thuộc với đau khổ? Thống Khổ Nhân buồn khổ và đau đớn ụp đến trên Ngài từ mọi hướng, từ kẻ gian ác, họ thù ghét, chối bỏ và đã giết Ngài; những nỗi buồn đau từ dưới sâu, từ địa ngục, như nó đã xông đánh Ngài với mọi sức mạnh và mọi sự ác độc của nó; những nỗi khổ đau giáng xuống từ trên cao, như Êsai 53 nói cho chúng ta biết – rằng Đức Giêhôva đã chất trên Ngài mọi tội lỗi của chúng ta! Gióp vốn quen thuộc với nỗi đau kinh khiếp mà chúng ta chưa hề biết, nhưng bộ mặt của Con Người nầy đã bị trầy xướt nhiều hơn bất cứ con người nào, nhiều hơn các con trai loài người. Ngài không hề sử dụng bất kỳ một thuộc tính thiêng liêng nào để dập tắt nỗi đau khổ ấy, hòng ngăn cản các đợt sóng đau khổ như triều dâng phủ khắp linh hồn Ngài. Quí vị có thấy Ngài trong vườn Ghếtsêmanê không? Hãy cùng đi với tôi chỉ trong một phút tối nay, và thấy Ngài ở tại đó đang quì trên hai đầu gối ở bên ngoài bức tường thành Jerusalem, trong nỗi thống khổ – và cây cối ở đó tĩnh lặng tối nay có thể xác quyết những giọt máu lớn rơi xuống trong vườn, nhưng còn hơn thế nữa: chúng nói cho chúng ta biết rằng khi Thống Khổ Nhân tìm kiếm sự yên ủi và lời cầu nguyện của ba người bạn của mình, Ngài đã chẳng nhận được gì hết! Nhưng chẳng có một ai đến giúp Ngài, thậm chí chẳng có ai muốn giúp Ngài, nhưng Ngài đã một mình bước vào máy ép nho. Ngài tìm kiếm xem ai có lòng thương xót, nhưng chẳng có một ai hết; và tìm kiếm những kẻ biết yên ủi, nhưng Ngài chẳng tìm được một ai.

Chắc chắn Ngài là câu trả lời cho sách Gióp? Chắc chắn đấy là những gì mấy người bạn của Gióp đã không biết? Quí bạn tôi ơi, quí vị sẽ chẳng có một câu trả lời nào cho sự quí vị chịu khổ tối nay, vì mọi nỗi đau và mọi sự mà quí vị đã nếm trải qua – nhưng đây là câu trả lời, đây là câu trả lời! Câu trả lời của Gióp là 'tin cậy và hy vọng'. Một: 'Dù Ngài giết tôi, tôi vẫn tin cậy nơi Ngài'. Hy vọng: 'Tôi biết Đấng Cứu Chuộc tôi vẫn sống' – đấy là sự trông cậy của ông! Đấy là câu trả lời duy nhất! Quả là một sự vui mừng khi nhận biết Chúa của Gióp là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của chúng ta, Ngài cảm thương sự yếu đuối của chúng ta, vì Ngài chịu thử thách trong mọi sự cũng như chúng ta, mà không phạm tội!

Lạy Cha, chúng con cảm tạ Ngài, khi chúng con cất tiếng hát ở đây trong Giảng Đường, nguyện Đấng Christ là câu trả lời cho từng nhu cần của chúng ta. Mặc dù Gióp không hiểu được mưu định thiêng liêng giữa Đức Chúa Trời và Satan ở trên trời, dù ông không biết, mọi nan đề của ông đã được đáp trả khi ông nói: 'Tôi biết Đấng Cứu Chuộc tôi vẫn sống'. Lạy Cha, chúng con cảm tạ Ngài vì sự trông cậy hạnh phước mà chúng con có trong sự hiện ra đầy vinh hiển của Đức Chúa Giêxu Christ, Chúa chúng con. Chúng con cảm tạ Ngài vì chúng con biết, vô luận nan đề của chúng con có là gì mà chẳng được đáp trả tối nay, một ngày kia mọi sự trông cậy cùng mọi nguyện vọng của chúng con đều được thoả ở trong Ngài. Và khi chúng con trông thấy Ngài, chúng con sẽ không nói: 'Lạy Chúa, giờ đây sao lại xảy ra việc nầy?', nhưng chúng con sẽ sấp mình xuống giống như Gióp, và chúng con thờ lạy nơi bệ chơn của Ngài. Nguyện chúng con sẽ được thưởng thức ngày ấy, Amen.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét